Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

BÁO cáo THỰC tập QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG hóa tại CÔNG TY THỰC PHẨM CJ cầu TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.54 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH XUẤT KHẨU
NGÀNH HÀNG THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CJ CẦU TRE

Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN XUÂN QUYẾT
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN GIA KHƯƠNG
MSSV: 2013150015

Lớp: 06DHQT3

- TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2019 -

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH XUẤT KHẨU
NGÀNH HÀNG THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CJ CẦU TRE

Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN XUÂN QUYẾT
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN GIA KHƯƠNG


MSSV: 2013150015

Lớp: 06DHQT3

- TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2019 -

1


THÔNG TIN THỰC TẬP
1.

Đơn vị thực tập: Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre.

2.

Bộ phận thực tập: Kinh doanh quốc tế.

3.

Nhiệm vụ thực tập: Tìm hiểu hoạt động xuất khẩu thực phẩm đông lạnh tại

Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre.
4.

Thời gian thực tập: 06/12/2018 – 06/03/2019.

2



LỜI CAM ĐOAN
Tôi người thực hiện đề tài xin cam đoan:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài báo cáo này là hoàn toàn trung thực. Ngoài
ra trong bài báo cáo còn sử dụng một số thông tin được lấy từ các nguồn khác nhau, và
đều có ghi trích dẫn và chú thích nguồn gốc rõ ràng. Tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm
về sự cam đoan này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019

NGUYỄN GIA KHƯƠNG

3


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ tình cảm của mình đối với Công ty Cổ phần Thực phẩm
CJ Cầu Tre, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh và Quý
Thầy/Cô trong Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm
Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt, diễn giải nhiều kiến thức hết sức bổ ích trong
suốt quá trình học tập. Với việc tận dụng tối đa kiến thức của nhiều môn học mà tôi đã
tích lũy được cùng với đó là sự chỉ bảo tận tâm, đóng góp nhiệt tình và tích cực đã tạo
động lực cho tôi có thể hoàn thành đồ án này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn đến thầy TS. Nguyễn Xuân Quyết là giảng viên
hướng dẫn trực tiếp đã chỉ bảo tận tình và giúp tôi tiến bộ từng ngày, qua đó có thể
hoàn thành báo cáo thực tập theo đúng tiến độ đề ra.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến Quý Công ty, nhà trường và Quý
Thầy/Cô, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Dù đã cố gắng hoàn thành đề tài
với tất cả sự nổ lực nhưng không tránh khỏi những sai sót, để bài viết thêm phần hoàn
thiện, tôi rất mong nhận sự đóng góp ý kiến quý giá của Quý Thầy/Cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2019

NGUYỄN GIA KHƯƠNG

4


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Xác nhận của đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

5

năm 2019


ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Thái độ, ý thức trong thời gian thực tập-----------------------------(2,0 điểm)
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
2. Nhận xét báo cáo thực tập
− Mở đầu ----------------------------------------------------------------(1,0 điểm)
................................................................................................................... .
..................................................................................................................
− Chương 1: Cơ sở lý thuyết-----------------------------------------(2,0 điểm)
................................................................................................................... .
................................................................................................................... .
− Chương 2: Thực trạng quy trình hoạt động xuất khẩu ngành hàng thực
phẩm đông lạnh tại Công ty cổ phần thực phẩm CJ Cầu Tre (3,0 điểm)
................................................................................................................... .
................................................................................................................... .
− Chương 3: Kết luận và kiến ---------------------------------------(2,0 điểm)
................................................................................................................... .
..................................................................................................................
3. Đánh giá chung kết quả thực tập (Tổng điểm của sinh viên)
.........................................................................................................................
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng


Giáo viên hướng dẫn
(Ký tên)

6

năm 2019


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Từ

Chữ viết

CHXNCN

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa

C/O

Certificate of origin

B/L
L/C
THC
HBL
MBL
ETD
ETA

FWD
CQ
CA
TSCĐ
TSLĐ
BH&CCDV

Bill of lading
Letter of Credit
Terminal handling charge
House Bill of Lading
House Bill of Lading
Estimated time of departure
Estimated time of arrival
Forwarder
Certificate of Quality
Certificate of analysis
Tài sản cố định
Tài sản lưu động
Bán hàng và cung cấp dịch vụ

7


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Những cột mốc phát triển quan trọng của CJ Cầu Tre.................................25
Bảng 2.2: Bảng kê phân tích quy mô tài sản Công ty CJ Cầu Tre................................31
Bảng 2.3: Bảng kê phân tích quy mô vốn Công ty CJ Cầu Tre....................................33
Bảng 2.4: Bảng kê phân tích kết quả kinh doanh Công ty CJ Cầu Tre.........................34

Bảng 2.5: Bảng mô tả công việc được giao..................................................................41
Bảng 2.6: Bảng mô tả quy trình thực hiện công việc được giao...................................42

8


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển...........................................10
Hình 1.2: Sơ đồ kỹ thuật kiểm tra hàng xuất................................................................13
Hình 1.3: Quy trình đóng hàng lên container xuất khẩu...............................................14
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty CJ Cầu Tre.......................................................27
Hình 2.2: Kết quả kinh doanh của Cầu Tre 2013-2018................................................35
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức – Phòng Kinh doanh quốc tế................................................37
Sơ đồ 2.2: Quy trình phối hợp bộ phận Kinh doanh quốc tế với bộ phận khác............39

9


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUY TRÌNH XUẤT
KHẨU................................................................................................................................ 5
1.1 Khái niệm, các hình thức xuất khẩu, đặc điểm và vai trò của xuất khẩu hàng hóa
trong nền kinh tế thị trường.........................................................................................5
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu.......................................................................................5
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng hóa.................................................................6
1.1.3 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu.................................................................6
1.1.4 Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường.........................7

1.2 Quy trình hoạt động xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển.................................10
1.2.1 Xin giấy phép xuất khẩu...............................................................................12
1.2.2 Đàm phán và ký kết hợp đồng.......................................................................12
1.2.3 Chuẩn bị hàng xuất và kiểm tra hàng xuất...................................................14
1.2.4 Book tàu và lấy container rỗng.....................................................................15
1.2.5 Làm các chứng từ xuất khẩu có liên quan....................................................16
1.2.6 Làm thủ tục hải quan xuất khẩu....................................................................17
1.2.7 Lấy vận đơn hãng tàu...................................................................................20
1.2.8 Lập chứng từ thanh toán...............................................................................20
1.2.9 Lưu chứng từ tại doanh nghiệp.....................................................................21
Kết luận chương 1.....................................................................................................23

10


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
NGÀNH HÀNG THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC
PHẨM CJ CẦU TRE......................................................................................................24
2.1 Tổng quan Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre..........................................24
2.1.1 Thông tin chung............................................................................................24
2.1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Công ty...............................25
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty..........................................................................27
2.1.4 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp năm 2016 và năm 2017..................30
2.2 Thực trạng quy trình hoạt động xuất khẩu ngành hàng thực phẩm đông lạnh tại
Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre..................................................................37
2.2.1 Tổng quan về bộ phận Kinh doanh quốc tế...................................................37
2.2.2 Quy trình phối hợp bộ phận Kinh doanh quốc tế với bộ phận khác..............39
2.2.3 Thực trạng công việc sinh viên được giao....................................................40
Kết luận chương 2.....................................................................................................44
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................45

3.1 Kết luận...............................................................................................................45
3.1.1 Nhận xét chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp..........45
3.1.2 Nhận xét chung về bộ phận kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp..............46
3.1.3 Nhận xét về thực trạng công việc được giao.................................................47
3.2 Kiến nghị............................................................................................................. 48
Kết luận chương 3.....................................................................................................48
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 49

11


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh
chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ở cả cấp độ khu vực và thế giới, với sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại và kinh tế
giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc. Trong cơ chế thị trường với nền kinh tế mở và
đang từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vốn đã
có vai trò thiết thực thì nay nó càng có một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là hoạt động
kinh doanh mang tính quốc tế làm cầu nối giữa kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới,
góp phần đắc lực thúc đẩy tăng nhanh năng suất lao động xã hội và tăng thu nhập quốc
dân nhờ tranh thủ được lợi thế so sánh trong trao đổi với nước ngoài. Nhập khẩu để bù
đắp những mặt hàng còn thiếu mà nền sản xuất trong nước chưa sản xuất được hoặc
sản xuất nhưng không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước – thực phẩm là một mặt hàng
như thế.
Bên cạnh đó, với mức độ đặc sắc và đa dạng của món ăn Việt cũng như nền ẩm
thực Châu Á ngày càng được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới khiến việc xuất khẩu
thực phẩm càng lúc càng phát triển hơn. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu thực phẩm
không chỉ giữ vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển
thông qua việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nguyên vật liệu tại nội địa, góp phần phát triển

kinh doanh thương mại mà còn đem lại lợi nhuận rất cao. Theo Cục Chế biến và Phát
triển thị trường Nông sản thì kim ngạch xuất khẩu rau quả tháng 6/2018 ước đạt 340
triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ 2017. Đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả 6 tháng
đầu năm ước đạt 2 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái (Cục Chế biến và
Phát triển thị trường Nông sản, 2018). Thị trường thực phẩm hiện nay rất sôi động và
kinh doanh mặt hàng này đang là nguồn lợi cho nhiều Công ty.
Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng tham gia
vào thị trường đó và hoạt động liên tục có lãi trong nhiều năm qua. Công ty có chức
năng chính là kinh doanh và xuất khẩu mặt hàng thực phẩm đông lạnh. Qua thời gian
thực tập tại Công ty, cùng với kiến thức được trang bị tại nhà trường, với mục đích tìm
1


hiểu thêm về hoạt động xuất khẩu thực phẩm đông lạnh tại Công ty, tôi đã chọn đề tài:
“Thực trạng quy trình hoạt động xuất khẩu ngành hàng thực phẩm đông lạnh tại
Công ty cổ phần thực phẩm CJ Cầu Tre“ cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung: Đề tài nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan
đến hoạt động xuất khẩu và tìm hiểu thực trạng quy trình xuất khẩu hàng hóa tại Công
ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu này rất thiết thực giúp
tôi cảm nhận được thực tế, tìm ra khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, từ đó nhận
biết được những điểm không hợp lý để rút kinh nghiệm sau này.
Mục tiêu cụ thể:
-

Hệ thống hóa các lý thuyết về hoạt động xuất khẩu.

-

Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu

Tre.

-

Từ việc phân tích, tôi rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế trong quá trình
hoạt động xuất khẩu của một ngành hàng cụ thể.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quy trình xuất khẩu hàng hóa và thực trạng hoạt động xuất khẩu thực
phẩm đông lạnh tại Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi không gian
Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.2 Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu từ 06/12/2018 – 03/2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
-

Về quan điểm nghiên cứu:
2


o Quan điểm cụ thể: phân tích sự việc dựa trên cơ sở thực tế cụ thể.
o Quan điểm toàn diện: các mối tương quan có tác động ảnh hưởng đến đối
tượng nghiên cứu.
o Quan điểm phát triển: mở rộng vấn đề, đề xuất giải pháp.
-

Dựa vào cơ sở nghiên cứu:

o Dùng những tư liệu, kinh nghiệm thực tiễn từ một đơn vụ cụ thể, mang
tính chất tiêu biểu trên nhiều phương tiện: công nghệ, phương pháp quản
trị…
o Dùng tư duy khoa học biện chứng và các quy luật của sự phát triển để
phân tích và đưa ra những giải pháp tổng quát, cụ thể.
o Bên cạnh đó còn sử dụng các phương pháp khác như: phân tích và tổng
hợp, thu thập thống kê số liệu, so sánh...

5. Ý nghĩa của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề về lý thuyết liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng
hóa trong doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu thực phẩm đông lạnh từ đó rút ra những
vấn đề còn tồn tại trong công tác hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Thực phẩm
CJ Cầu Tre.
- Đề xuất kiến nghị liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại Công ty Cổ
phần Thực phẩm CJ Cầu Tre.
6. Kết cấu của đồ án: gồm 3 chương
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề
tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quy trình xuất khẩu
Chương 2: Thực trạng quy trình hoạt động xuất khẩu ngành hàng thực phẩm đông
lạnh tại Công ty Cổ phần Thực phẩm CJ Cầu Tre
3


Chương 3: Kết luận và kiến nghị

4



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU
1.1 Khái niệm, các hình thức xuất khẩu, đặc điểm và vai trò của xuất khẩu hàng
hóa trong nền kinh tế thị trường
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu
Khái niệm
Thực ra, xuất khẩu là cụm từ đã khá quen thuộc với mọi người, thậm chí cả những
người không thuộc ngành kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách đầy đủ
khái niệm xuất khẩu là gì. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về xuất khẩu, tôi xin được
liệt kê vài khái niệm như sau:
-

“Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng
hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế
theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài” (1).

-

"Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc
đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật." (Quốc Hội, 2005).

-

“Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động đưa hàng hóa ra khỏi một nước (từ quốc gia
này sang quốc gia khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán
hoặc trao đổi lấy một hàng hóa khác có giá trị tương đương. Nói một cách khái
quát, xuất khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị
sử dụng và giá trị của hàng.” (Nguyễn Thị Đường, 2012).


Như vậy, xuất khẩu hàng hóa nói một cách đơn giản nhất là hoạt động kinh doanh
ngoại thương mà hàng hoá dịch vụ của quốc gia này bán cho quốc gia khác.
Mục đích
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong
phân công lao động quốc tế.
1 Bách Khoa Toàn Thư mở (2018) Xuất khẩu. Nguồn />Truy cập lúc 8:33 A.M, 09/01/2019.

5


1.1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu hàng hoá thường diễn ra dưới các hình thức sau:
-

Hàng hoá nước ta bán ra nước ngoài theo hợp đồng thương mại được ký kết của
các thành phần kinh tế của nước ta với các thành phần kinh tế ở nước ngoài
không thường trú trên lãnh thổ Việt Nam.

-

Hàng hoá mà các đơn vị, dân cư nước ta bán cho nước ngoài qua các đường
biên giới, trên bộ, trên biển, ở hải đảo và trên tuyến hàng không.

-

Hàng gia công chuyển tiếp.

-

Hàng gia công để xuất khẩu thông qua một cơ sở ký hợp đồng gia công trực tiếp

với nước ngoài.

-

Hàng hoá do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bán cho người mua
nước ngoài nhưng giao hàng tại Việt Nam.

-

Hàng hoá do các chuyên gia, người lao động, học sinh, người du lịch mang ra
khỏi nước ta.

-

Những hàng hoá là quà biếu, đồ dùng khác của dân cư thường trú nước ta gửi
cho thân nhân, các tổ chức, hoặc người nước ngoài khác.

-

Những hàng hoá là viện trợ, giúp đỡ của chính phủ, các tổ chức và dân cư
thường trú nước ta gửi cho chính phủ, các tổ chức, dân cư nước ngoài.

1.1.3 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu có các đặc điểm sau:
-

Thời gian lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu: Thời gian lưu chuyển hàng hoá trong
hoạt động kinh doanh xuất khẩu bao giờ cũng dài hơn so với thời gian lưu
chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh doanh nội địa do khoảng cách địa lý cũng
như các thủ tục phức tạp để xuất khẩu hàng hoá. Do đó, để xác định kết quả hoạt

động kinh doanh xuất khẩu, người ta chỉ xác định khi hàng hoá đã luân chuyển
được một vòng hay khi đã thực hiện xong một thương vụ ngoại thương.
6


-

Hàng hoá kinh doanh xuất khẩu: Hàng hoá kinh doanh xuất khẩu bao gồm nhiều
loại, trong đó xuất khẩu chủ yếu những mặt hàng thuộc thế mạnh trong nước
như: rau quả tươi, hàng mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ …

-

Thời điểm giao, nhận hàng và thời điểm thanh toán: Thời điểm xuất khẩu hàng
hoá và thời điểm thanh toán tiền hàng không trùng nhau mà có khoảng cách dài.

-

Phương thức thanh toán: Trong xuất khẩu hàng hoá, có nhiều phương thức thanh
toán có thể áp dụng được tuy nhiên phương thức thanh toán chủ yếu được sử
dụng là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. Đây là phương thức thanh
toán đảm bảo được quyền lợi của nhà xuất khẩu.

-

Tập quán, pháp luật: Hai bên mua, bán có quốc tịch khác nhau, pháp luật khác
nhau, tập quán kinh doanh khác nhau, do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh cũng
như tập quán kinh doanh của từng nước và luật thương mại quốc tế.
(Nguyễn Đăng - Đại học Kinh tế Quốc dân, 2013)


1.1.4 Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nó
không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán
trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm,
hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, qua đó có thể đẩy mạnh sản
xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng cao mức
sống nhân dân. Do vậy, xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại để đem lại những hiệu
quả đột biến cao hoặc có thể gây thiệt hại vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế
khác từ bên ngoài mà chủ thể trong nước tham gia xuất khẩu không dễ dàng khống chế
được (Nguyễn Đăng - Đại học Kinh tế Quốc dân, 2013).
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một
quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước
này với nước khác. Nền sản xuất xã hội phát triển như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào
hoạt động kinh doanh này.

7


Đối với nước ta, nền kinh tế đang bước đầu phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật còn
thấp kém, không đồng bộ, dân số phát triển nhanh nên việc đẩy mạnh xuất khẩu thu
ngoại tệ cải thiện đời sống và phát triển kinh tế là cực kỳ quan trọng. Đảng và Nhà
nước ta chủ trương phát triển quan hệ đối ngoại và kinh tế đối ngoại đặc biệt hướng
mạnh vào xuất khẩu hàng hoá là một chủ chương đúng đắn phù hợp với quy luật kinh
tế khách quan. Hơn bao giờ hết, xuất khẩu hàng hoá thực sự có vai trò quan trọng, cụ
thể là:
Thứ nhất: Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ quan trọng để đảm bảo
nhu cầu nhập khẩu.
Trong kinh doanh quốc tế, xuất khẩu không phải là chỉ để thu ngoại tệ về, mà là với
mục đích đảm bảo cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá dịch vụ khác nhằm thoả mãn nhu
cầu tiêu dùng, tăng trưởng nền kinh tế và tiến tới xuất siêu (xuất khẩu > nhập khẩu),

tích luỹ ngoại tệ (thực chất là đảm bảo chắc chắn hơn nhu cầu nhập khẩu trong tương
lai).
Thứ hai: Hoạt động xuất khẩu phát huy được các lợi thế của đất nước.
Để xuất khẩu được, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải lựa chọn được
những ngành nghề, mặt hàng có tổng chi phí (chi phí sản xuất và chi phí xuất khẩu)
nhỏ hơn giá trị trung bình trên thị trường thế giới. Họ phải dựa vào những ngành hàng,
những mặt hàng khai thác được các lợi thế của đất nước cả về tương đối và tuyệt đối.
Ví dụ như trong các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của ta thì dầu mỏ, thuỷ sản, gạo,
than đá là những mặt hàng khai thác lợi thế tuyệt đối nhiều hơn (vì chỉ một số nước có
điều kiện để sản xuất các mặt hàng này). Còn hàng may mặc khai thác chủ yếu lợi thế
so sánh về giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, phân biệt lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh chỉ
mang ý nghĩa tương đối.
Hoạt động xuất khẩu vừa thúc đẩy thai thác các lợi thế của đất nước vừa làm cho
việc khai thác đó có hiệu quả hơn vì khi xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
có ngoại tệ để nhập máy móc, thiết bị tiên tiến đưa năng suất lao động lên cao. Các lợi
thế cần khai thác ở nước ta là nguồn lao động dồi dào, cần cù, giá thuê rẻ, nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú và địa thế địa lý đẹp.
8


Thứ ba: Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, định
hướng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chúng ta biết rằng có hai xu hướng xuất khẩu: xuất khẩu đa dạng và xuất khẩu mũi
nhọn.
Xuất khẩu đa dạng là có mặt hàng nào xuất khẩu được thì xuất khẩu nhằm thu được
nhiều ngoại tệ nhất, nhưng với mỗi mặt hàng thì lại nhỏ bé về quy mô, chất lượng thấp
(vì không được tập trung đầu tư) nên không hiệu quả.
Xuất khẩu hàng mũi nhọn: Tuân theo quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo tức
là tập trung vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà mình có điều kiện nhất, có
lợi thế so sánh hay chính là việc thực hiện chuyên môn hoá và phân công lao động

quốc tế. Khi đó, nước ta có khả năng chiếm lĩnh thị trường, trở thành "độc quyền" mặt
hàng đó và thu lợi nhuận siêu ngạch. Xuất khẩu mũi nhọn có tác dụng như đầu của một
con tàu, tuy nhỏ bé nhưng nó có động cơ, do đó nó có thể kéo cả đoàn tàu tiến lên.
Hiện nay, đây là hướng xuất khẩu chủ yếu của nước ta, có kết hợp với xuất khẩu đa
dạng để tăng thu ngoại tệ.
Và khi mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn đem lại hiệu quả cao thì các doanh nghiệp sẽ
tập trung đầu tư để phát triển ngành hàng đó, dẫn đến phát triển các ngành hàng có liên
quan. Ví dụ: Khi ngành may xuất khẩu phát triển làm cho ngành dệt cũng phát triển để
cung cấp nguyên vật liệu cho ngành may dẫn đến ngành trồng bông cũng phát triển để
cung cấp nguyên vật liệu cho ngành dệt.
Hơn nữa, xu hướng xuất khẩu là mũi nhọn làm thay đổi cơ cấu các ngành sản xuất
trong nền kinh tế vì cơ cấu một nền kinh tế chính là số lượng các ngành sản xuất và tỷ
trọng của chúng so với tổng thể.
Rõ ràng, tỷ trọng ngành hàng mũi nhọn là tăng lên và tăng mạnh còn trong nội bộ
ngành đó thì những khâu, những loại sản phẩm ưa chuộng trên thị trường thế giới cũng
sẽ phát triển hơn. Tức là xuất khẩu hàng mũi nhọn làm thay đổi cơ cấu ngành và cả cơ
cấu trong nội bộ một ngành theo hướng khai thác tối ưu lợi thế so sánh của đất nước.

9


Mặt khác, trên thị trường thế giới yêu cầu về hàng hoá dịch vụ ở mức chất lượng
cao, cạnh tranh gay gắt. Chỉ có các doanh nghiệp đủ mạnh ở mỗi nước mới tham gia thị
trường thế giới. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải nâng cao
chất lượng sản phẩm, giảm chi phí để tồn tại và phát triển.
Toàn bộ các tác động trên làm cho nền kinh tế phát triển tăng trưởng theo hướng
tích cực. Đó là ý nghĩa kinh tế của hoạt động xuất khẩu.
Thứ tư: Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo thu nhập và tăng
mức sống.
Về ngắn hạn, để tập trung phát triển các ngành hàng xuất khẩu thì phải cần thêm lao

động, còn để xuất khẩu có hiệu quả thì phải tận dụng được lợi thế lao động nhiều, giá
rẻ ở nước ta. Chính vì thế mà chúng ta chủ trương phát triển ngành nghề cần nhiều lao
động như ngành may mặc. Với một đất nước hơn 90 triệu dân, tỷ lệ thất nghiệp tương
đối cao thì đây là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn trong điều kiện nước ta hiện nay.
Thứ năm: Hoạt động xuất khẩu nâng cao uy tín nước ta trên thị trường thế
giới tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại.
Hoạt động xuất khẩu đem lại ngoại tệ, góp phần làm cân bằng cán cân thanh toán,
là một trong bốn điều kiện đánh giá nền kinh tế của một nước: GDP, lạm pháp, thất
nghiệp và cán cân thanh toán. Cao hơn nữa là xuất siêu, tăng tích luỹ ngoại tệ, luôn
đảm bảo khả năng thanh toán với đối tác, tăng được tín nhiệm. Qua hoạt động xuất
khẩu, hàng hoá Việt Nam được bầy bán trên thị trường thế giới, khuếch trương được
tiếng vang và sự hiểu biết.
Hoạt động xuất khẩu làm cho các quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn, làm tiền đề thúc
đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như dịch vụ du lịch, ngân hàng, đầu tư, hợp
tác, liên doanh ....
( Nguyễn Đăng - Đại học Kinh tế Quốc dân, 2013)
1.2 Quy trình hoạt động xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển

10


Quy trình làm lô hàng xuất khẩu container (FCL) và xuất khẩu hàng lẻ (LCL) bằng
đường biển (Sea) thường bao gồm các bước sau đây:
-

Xin giấy phép xuất khẩu.

-

Đàm phán và ký kết hợp đồng.


-

Kiểm tra L/C (nếu có).

-

Chuẩn bị hàng xuất và kiểm tra hàng xuất.

-

Book tàu, mua bảo hiểm (nếu có), và lấy container rỗng.

-

Làm các chứng từ xuất khẩu có liên quan.

-

Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

-

Lấy vận đơn hãng tàu.

-

Lập bộ chứng từ thanh toán.

-


Lưu chứng từ tại doanh nghiệp.

Hình 1.1: Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển
11


(Nguồn: Vinalines, 2018)

1.2.1 Xin giấy phép xuất khẩu
Căn cứ Điều 13 của Nghị định số 200-CP ngày 25-5-1981 của Hội đồng Chính phủ
về chế độ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, bản quy định đã ghi rõ trong
điều 1 và điều 2 như sau: "Mọi việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá ở nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu. Cơ quan duy
nhất có thẩm quyền cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá là Bộ Ngoại thương"
(Chính phủ, 1981). Theo quy định này, mọi loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu dưới
bất kỳ hình thức nào, đều do Bộ Ngoại thương thống nhất quản lý và cấp giấy phép
xuất khẩu, nhập khẩu.
Quy trình xin giấy phép xuất nhập khẩu
Đối với mỗi loại hàng hóa riêng biệt, thuộc quyền quản lý của các bộ khác nhau
(Bộ y tế, Bộ công thương, Bộ thông tin và truyền thông, Bộ văn hóa thể thao và du
lịch, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ giao
thông vận tải) thì sẽ có những quy định khác biệt về thủ tục và quy trình xin giấy phép
(2).
Tuy nhiên, nhìn chung doanh nghiệp phải trải qua 2 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký giấy phép xuất nhập khẩu đầy đủ
hợp lệ theo quy định cho loại hàng hóa của mình và gửi cho bộ, ngành liên quan hoặc
cơ quan đại diện của bộ đó
Bước 2: Hồ sơ của doanh nghiệp sau khi được tiếp nhận sẽ được xem xét và cấp
giấy phép xuất, nhập khẩu nếu đáp ứng được các điều kiện trong thời gian quy định.

1.2.2 Đàm phán và ký kết hợp đồng
Sau khi chào giá, nếu khách hàng chấp nhận mức giá đã đưa ra thì hai bên sẽ kí hợp
đồng dịch vụ, ủy thác cho Công ty giao nhận giao hàng và làm các thủ tục có liên quan
đến lô hàng xuất khẩu.

2 Vinalines (2018). Xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển, Nguồn: truy cập lúc 5:58 P.M, 09/01/2019)

12


Nội dung hợp đồng ngoại thương gồm:
-

Các bên tham gia hợp đồng (Bên A: người bán, bên B: người mua), người đại
diện, địa chỉ và thông tin liên lạc.

-

Điều khoản 1: Định nghĩa các từ ngữ dùng trong hợp đồng.

-

Điều khoản 2: Phạm vi hợp đồng. Trong mục này ghi rõ trách nhiệm của bên
bán và trách nhiệm của bên mua.

-

Điều khoản 3: Giá trị hợp đồng. Ghi rõ lô hàng xuất theo điều kiện nào theo như
các điều kiện incoterms, FOB hay CIF.


-

Điều khoản 4: Điều kiện giao hàng, cảng load hàng, cảng chuyển tải, cảng dỡ
hàng...

-

Điều khoản 5: Phương thức thanh toán.

-

Điều khoản 6: Thuê tàu container hay tàu hàng lẻ.

-

Điều khoản 7: Mua bảo hiểm.

-

Điều khoản 8: Kiểm tra hang.

-

Điều khoản 9: Thời gian bảo hành, điều kiện bảo hành hàng hóa.

-

Điều khoản 10: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Ngân hàng bảo lãnh hợp đồng và
điều kiện bồi thường hợp đồng nếu làm không đúng.


-

Điều khoản 11: Chấm dứt hợp đồng. Chấm dứt hợp đồng không có nghĩa là một
trong 2 bên vi phạm hợp đồng. Hợp đồng chấm dứt có thể đã hoàn thành công
việc.

-

Điều khoản 12: Trách nhiệm pháp lý các bên, phạt giao hàng chậm…

-

Điều khoản 13: Trường hợp bất khả kháng mà 2 bên không thể thực hiện hợp
đồng.

-

Điều khoản 14: Sửa đổi hợp đồng. Bất kỳ hợp đồng nào sửa chữa hay bổ sung
đều do người đại diện có pháp lý ký kết.
13


×