Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Bài 38, 39, 40 tích họp ANQP địa lí 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.41 KB, 25 trang )

Tuần:
Tiết:
Bài 38: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được các bộ phận của vùng biển nước ta.
- Biết được các đảo và quần đảo lớn của nước ta.
- Chứng minh phát triển kinh tế biển gắn với nhiệm vụ quốc phòng và an ninh biển
- Trình bày được các hoạt động khai thác thác tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng
hợp kinh tế biển (lồng ghép chứng minh phát triển kinh tế biển phải gắn với nhiệm vụ QPAN biển).
- Biết được tài nguyên biển đảo nước ta phong phú và đa dạng
- Biết được đặc điểm của các ngành kinh tế biển: Khai thác, nuôi trồng và chế biến
hải sản ; du lịch biển đảo.
* Tích hợp chủ quyền biển đảo:
- Biết được cơ sở để khẳng định chủ quyền biển đảo đặc biệt là chủ quyền ở 2 quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
+ Dựa vào Công ước LHQ về luật biển 1982
+ VN là quốc gia chiếm hữu 2 quần đảo này khi nó còn là vô chủ. Bằng chứng là từ
tk XVII VN đã thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo này một cách liên tục va hòa bình.
Các bản đồ cổ của Việt Nam và Trung Quốc cho thấy HS và TS thuộc chủ quyền của nước
ta từ xưa.
+ Về mặt địa chất, Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận gắn liền với lãnh thổ nước ta.
2. Kĩ năng
* Kĩ năng bộ môn
- Xác định được vị trí, phạm vi vùng biển Việt Nam trên bản đồ.
- Kể tên và xác định được trên bản đồ vị trí một số đảo và quần đảo lớn.
- Phân tích được mối quan hệ giữa kinh tế biển với việc bảo vệ tài nguyên và môi
trường biển.
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng phân tích và xử lí vấn đề, khai thác kiến thức từ tranh ảnh, thuyết trình…


3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc và ý thức chủ quyền biển đảo.
- Có lòng yêu nước, yêu quê hương và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
4. Năng lực
- Năng lực chung:


+ Năng lực thuyết trình
+ Năng lực làm việc nhóm
+ Năng lực tính toán
+ Năng lực sáng tạo
+ Năng lực tự học, đọc hiểu VB
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thồ
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng sơ đồ, tranh ảnh..
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp:
- Trò chơi, thảo luận, đàm thoại, diễn giảng..
- Giải quyết vấn đề thực tiễn
- Thảo luận, thuyết trình
2. Phương tiện
- Bản tương tác
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5P)
1. Mục tiêu
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: trò chơi
- Kĩ thuật: viết tích cực

3. Tiến trình dạy học
Bước 1: Giáo viên tổ chức cho HS tham gia trò chơi
- GV yêu cầu HS chia lớp thành 2 đội và chia bảng thành 2 cột. Trong 2 phút 2 đội liệt kê những
hiểu biết của các em về biển đảo Việt Nam.
Đội A

Đội B

- GV thống kê các đáp án của 2 đội. Từ đó GV dẫn dắt vào bài mới.
Bước 2: GV giới thiệu sơ lược về vùng biển Việt Nam (sử dụng bảng tương tác và clip ngắn hỗ
trợ cho hoạt động)
2. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VÙNG BIỂN NƯỚC TA (10P)
1. Mục tiêu
- Biết được các bộ phận của vùng biển nước ta.
- Xác định được vị trí, phạm vi vùng biển Việt Nam trên bản đồ.
2. Phương pháp và kĩ thuật
- Phương pháp: Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề thực tiễn.


- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi
3. Tiến trình dạy học
Bước 1: Yêu cầu HS nêu diện tích, chiều dài đường bờ biển và số tỉnh/TP giáp biển của nước
ta.
Bước 2: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam (trình chiếu) và nêu giới
hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta.

- GV mở rộng: Nêu đặc điểm và chức năng của từng bộ phận. (Dựa vào Công ước của LHQ về luật
biển 1982)
Bước 3: Vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn.

Ngày 2/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 tới vị trí cách đảo Lý
Sơn (đường cơ sở) khoảng 119 hải lý về phía đông để thăm dò dầu mỏ. Em hãy cho biết với vị trí đó
Trung Quốc có được phép đưa giàn khoan đến hay không? Vì sao?

(Vị trí giàn khoan Hải Dương 981 của TQ vào năm 2014 trong vùng biển Việt Nam)
(Không. Vì vị trí đó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta nên TQ
không có quyền đưa giàn khoan vào thăm dò dầu khí.)
NỘI DUNG HỌC TẬP
I. Biển đảo Việt Nam


1. Vùng biển nước ta
- Diện tích: Khoảng 1 triệu km2
- Đường bờ biển dài 3260km
- 28 tỉnh (tp) giáp biển.
- Gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa
Bước 4: Chuyển ý: Cho HS xem một số clip về các đảo và quần đảo
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ CÁC ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO NƯỚC TA (10P)
1. Mục tiêu
- Biết được các đảo và quần đảo lớn của nước ta.
- Kể tên và xác định được trên bản đồ vị trí một số đảo và quần đảo lớn
* Tích hợp chủ quyền biển đảo:
- Biết được cơ sở để khẳng định chủ quyền biển đảo đặc biệt là chủ quyền ở 2 quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa.
+ Dựa vào Công ước LHQ về luật biển 1982
+ VN là quốc gia chiếm hữu 2 quần đảo này khi nó còn là vô chủ. Bằng chứng là từ tk XVII
VN đã thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo này một cách liên tục va hòa bình. Các bản đồ cổ của
Việt Nam và Trung Quốc cho thấy HS và TS thuộc chủ quyền của nước ta từ xưa.
+ Về mặt địa chất, Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận gắn liền với lãnh thổ nước ta.
2. Phương pháp và kĩ thuật

- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, giải quyết vấn đề, thảo luận
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
3. Tiến trình dạy học
Bước 1: Yêu cầu HS nêu số lượng và sự phân bố tập trung của các đảo và quần đảo.


Bước 2: yêu cầu HS xác định các đảo và quần đảo của nước ta trên bản đồ


Bước 3: Tích hợp chủ quyền biển đảo:
- Biết được cơ sở để khẳng định chủ quyền biển đảo đặc biệt là chủ quyền ở 2 quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa.
+ Dựa vào Công ước LHQ về luật biển 1982
+ VN là quốc gia chiếm hữu 2 quần đảo này khi nó còn là vô chủ. Bằng chứng là từ tk XVII
VN đã thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo này một cách liên tục va hòa bình. Các bản đồ cổ của
Việt Nam và Trung Quốc cho thấy HS và TS thuộc chủ quyền của nước ta từ xưa.
+ Về mặt địa chất, Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận gắn liền với lãnh thổ nước ta.
Bước 4: Thảo luận theo cặp: Ý nghĩa của vùng biển nước ta trong phát triển kinh tế và ANQP
- Vùng biển có nhiều tìm năng phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Có nhiều lợi thế trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới
- Tuy nhiên tiếp giáp với nhiều quốc gia nên việc bảo vệ luôn là một trong những vấn đề quan trọng
hàng đầu.
NỘI DUNG HỌC TẬP
2. Các đảo và quần đảo
- Nước ta có khoảng 4000 đảo nhưng chủ yếu là đảo gần bờ ven vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng,
Khánh Hòa, Kiên Giang.
- Các đảo gần bờ: Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Phú Quý…
- Các đảo xa bờ: Bạch Long Vỹ, QĐ Hoàng Sa và Trường Sa
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN (15p)
1. Mục tiêu



- Biết được tài ngun biển đảo nước ta phong phú và đa dạng
- Biết được đặc điểm của các ngành kinh tế biển: Khai thác, ni trồng và chế biến hải sản ; du lịch
biển đảo.
2. Phương pháp và kĩ thuật
- Phương pháp: sử dụng phương tiện trực quan, vấn đáp, thảo luận, thuyết trình…
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, thảo luận nhóm,..
3. Tiến trình dạy học
Bước 1: Xác định các ngành kinh tế biển của nước ta
Dựa vào H38.3 và kiến thức đã học, hãy nêu những điều kiện
thuâïn lợi và khó khăn để phát triển các ngành kinh tế biển ở
nước ta.
Bước 2: Thảo luận nhóm (5p)
- Chia lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu về tình hình phát triển (thuận lợi, khó khăn, phương hướng) của ngành khai
thác, ni trồng và chế biến hải sản.
+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu về tình hình phát triển (thuận lợi, khó khăn, phương hướng) của ngành du
lịch biển đảo. Ngồi tắm biển, chúng ta còn có khả năng phát triển các hoạt động du lịch biển nào
khác?
Bước 3: Các nhóm báo cáo và GV chuẩn kiến thức
Bước 4: Lồng ghép GD QPAN
- Tại sao cần ưu tiên đánh bắt xa bờ?
(Nguồn lợi thuỷ sản gần bờ đang bị cạn kiệt, nguồn lợi thuỷ hải sản xa bờ giàu có mang lại giá trị
kinh tế cao, khẳng định chủ quyền và bảo vệ an ninh vùng biển.)

Đánh bắt xa bờ và thế trận bảo vệ chủ quyền biển đảo

- Hãy nêu một số giải pháp đảm bảo phát triển du lịch biển đảo gắn với việc bảo vệ mơi trường và
QPAN biển.



(Áo thun có đường lưỡi bò và bản đồ du lịch Đà Nẵng có hình bản đồ Việt Nam khơng Hồng Sa - Trường Sa của du
khách Trung Quốc khi đến Việt Nam)

(Khơng xả rác, lưu ý các đồ lưu niệm có in bản đồ vi phạm chủ quyền biển đảo, trao dồi kiến thức
về chủ quyền biển đảo Việt Nam,….
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản:
- Tiềm năng:
+ Bờ biển dài, vùng biển rộng.
+ Trử lượng thủy sản lớn
+ Nhiều loại hải sản có giá trò kinh tế cao
+ Hạn chế: Đánh bắt xa bờ chưa tương xứng với tiềm năng, hải sản
nuôi trồng còn chiếm tỉ lệ thấp.
+ Phương hướng: ưu tiên phát triển đánh bắt xa bờ, nay mạnh nuôi
trồng hải sản, phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chê
biến.
2. Du lòch biển đảo:
- Tiềm năng:
+ Tìm năng phát triển du lịch phong phú
+ Bờ biển dài, có nhiều bãi cát dài, bãi tắm đẹp.
+ Nhiều đảo ven bờ phong cảnh kỹ thú
- Thực trạng
+ Ơ nhiễm vùng biển
+ Hạn chế: Chủ yếu khai thác hoạt động tắm biển, các hoạt động
du lòch biển khác còn ít được khai thác, mặc dù có tiềm năng lớn
(ít loại hình du lịch biển)
+ Phương hường: khai thác đồng bộ, đa dạng các hoạt động du lòch
biển



3. HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ (4P)
1. Nối cột A với cột B
Cột A
1. Nội thủy
2. Lãnh hải
3. Tiếp giáp lãnh hải
4. Vùng đặc quyền kinh tế
5. Thềm lục địa

Cột B
a. Từ đường cơ sở ra 200 hải lí
b. Từ mép ngoài của lãnh hải ra 12 hải lí
c. Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biên.
d. Từ bờ biển ra đến đường cơ sở.
e. Từ đường cơ sở ra 12 hải lí

Hoàn thành sơ đồ tư duy sau:

4. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1p)
- Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản biển.
- Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động giao thông vận tải biển.
- Tranh ảnh về ô nhiễm môi trường biển.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường biển của nước ta.
Những hiểu biết của HS về chủ quyền biển đảo
GV phát vấn, học sinh trả lời. Sau đó dẫn vào bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu vùng biển nước ta.
Hình thức: Cá nhân
Phương pháp: Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề thực tiễn

Thời gian: 15 phút
Mục tiêu:
- Biết được các bộ phận của vùng biển nước ta.
- Xác định được vị trí, phạm vi vùng biển Việt Nam trên bản đồ.
Hoạt động

Nội dung


GV: Xác định diện tích, chiều dài đường bờ
biển và các tỉnh (tp) giáp biển của nước ta.
HS: Trả lời
GV: Để xác định vùng biển của quốc gia chúng
ta dựa vào cơ sở nào?
HS: Theo công ước của Liên hợp quốc về Luật
Biển 1982.
GV: Dựa vào sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt
Nam hãy trình bày giới hạn của các bộ phận
vùng biển nước ta.
HS: Gồm 5 bộ phận:
- Nội thủy: Vùng nước từ đường cơ sở trở vào.
- Lãnh hải: tính từ đường cơ sở ra 12 hải lí
- Tiếp giáp lãnh hải: tính từ mép ngoài lãnh hải
ra 12 hải lí.
- Vùng đặc quyền kinh tế: Tính từ đường cơ sở
ra 200 hải lí.
- Thềm lục địa: Là phần đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển. Nếu thềm lục địa ngắn hơn 200
hải lí thì được tính đến 200 hải lí. Nếu thềm lục
địa dài hơn 200 hải lí thì thềm lục địa có thể

được tính dài hơn nhưng không quá 350 hải lí.
GV: Nhấn mạnh các bộ phận của vùng biển
nước ta và lồng ghép chủ quyển 2 quần đảo
Hoàng Sa và Trường sa. Đưa ra những cơ sở để
khẳng định chủ quyền.
+ Dựa vào luật biển 1982
+ Dựa vào lịch sử, các bản đồ cổ của
Việt Nam và Trung Quốc cho thấy HS và TS
thuộc chủ quyền của nước ta từ xưa.
+ Về mặt địa chất, HS và TS là bộ phận
gắn liền với lãnh thổ nước ta.
* Vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn.
Ngày 2/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên kéo
giàn khoan Hải Dương 981 tới vị trí cách đảo
Lý Sơn (đường cơ sở) khoảng 120 hải lý về
phía đông để thăm dò dầu mỏ. Em hãy cho biết
với vị trí đó Trung Quốc có được phép đưa giàn

I. Biển đảo Việt Nam
1. Vùng biển nước ta
- Diện tích: Khoảng 1 triệu km2
- Đường bờ biển dài 3260km
- 28 tỉnh(tp) giáp biển.
- Gồm 5 bộ phận:
+ Nội thủy
+ Lãnh hải
+ Tiếp giáp lãnh hải
+ Vùng đặc quyền kinh tế
+ Thềm lục địa



khoan đến hay không? Vì sao?
Trả lời: Không. Vì vị trí đó nằm trong vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta
nên TQ không có quyền đưa giàn khoan vào
thăm dò dầu khí.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các đảo và quần đảo của nước ta
Hình thức: Cặp đôi
Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình
Thời gian: 8 phút
Mục tiêu:
- Biết được các đảo và quần đảo lớn của nước ta.
- Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh
quốc phòng.
Hoạt động
Bước 1: Phân công nhiệm vụ
Các cặp thảo luận và xác định:
- Vùng biển những tỉnh nào có nhiều đảo.
- Xác định các đảo và quần đảo lớn trên
bản đồ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Trình bày kết quả
- HS lên chỉ trên bản đồ
Bước 4: Chốt kiến thức

Nội dung
2. Các đảo và quần đảo
- Nước ta có khoảng 4000 đảo nhưng chủ
yếu là đảo gần bờ ven vùng biển Quảng

Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
- Các đảo gần bờ: Phú Quốc, Cát Bà, Cái
Bầu, Phú Quý…
- Các đảo xa bờ: Bạch Long Vỹ, QĐ Hoàng
Sa và Trường Sa

Hoạt động 3: Tìm hiểu các ngành kinh tế biển
Hình thức: Nhóm
Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình
Thời gian: 15 phút
Mục tiêu:
Trình bày được các hoạt động khai thác thác tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng
hợp kinh tế biển.
Hoạt động
Nội dung
GV: Vùng biển nước ta có thể phát triển ngành II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
kinh tế nào?


HS: 4 ngành:
- Đánh bắt nuôi trồng và chế biến hải sản.
- Du lịch biển đảo
- Khai thác và chế biến khoáng sản biển
- Giao thông vận tải biển
GV: Trong tiết này chúng ta chỉ tìm hiểu 2 ngành
là: Khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản và
du lịch biển-đảo.
Hoạt động nhóm:
Bước 1: phân công nhiệm vụ
- Chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm 5 học sinh.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tiềm năng, hiện trạng và
phương hướng ngành khai thác nuôi trồng và
chế biến hải sản.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tiềm năng, hiện trạng và
phương hướng ngành du lịch biển đảo.
-Thời gian thảo luận: 3 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS trong nhóm thảo luận thư kí ghi nội dung
lên bảng phụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày kết quả thảo
luận.
- Nhóm còn lại nhận xét bổ sung.
Bước 4: Củng cố đánh giá
- GV chốt lại kiến thức và nhận xét hoạt động
của các nhóm.


4. Củng cố (4 phút)
1. Nối cột A với cột B
Cột A
Cột B
1. Nội thủy
a. Từ đường cơ sở ra 200 hải lí
2. Lãnh hải
b. Từ mép ngoài của lãnh hải ra 12 hải lí
3. Tiếp giáp lãnh hải
c. Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biên.
4. Vùng đặc quyền kinh tế
d. Từ bờ biển ra đến đường cơ sở.

5. Thềm lục địa
e. Từ đường cơ sở ra 12 hải lí
2. Vùng biển nước ta có diện tích khoảng bao nhiêu?
A. Khoảng 1 triệu km2
B. Khoảng 3,5 triệu km2
C. Khoảng 1 triệu m2
D. Khoảng 3,5 triệu m2
3. Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu?
A. 2360km
B. 3260km
C. 4600 km
D. 3143 km
4. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về các đảo và quần đảo nước ta
A. Nước ta có khoảng 4000 đảo lớn nhỏ
B. Các đảo chủ yếu phân bố ở xa bờ
C. Các đảo phân bố nhiều ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
D. Các đảo chủ yếu phân bố ở gần bờ
5. Đảo có diện tích lớn nhất của nước ta là đảo nào?
A. Cát Bà
B. Cái Bầu
C. Phú Quốc
D. Côn Đảo
5. Hoạt động nối tiếp
- Tìm các huyện đảo của nước ta.
- Tìm hiểu các ngành GTVT biển và khai thác tài nguyên khoáng sản biển
V. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………



Tuần: 30; Tiết: 46
Bài 39: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ
VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN – ĐẢO (tt)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
*Học sinh cần:
- Biết nước ta có đường bờ biển dài, vùng biển rộng lớn, có nhiều đảo và quần đảo,
có nhiều điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
- Nắm vững, phân tích ý nghĩa kinh tế của biển - đảo đối với việc phát triển kinh
tế, an ninh - quốc phòng.
- Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển- đảo và phát triển tổng hợp kinh
tế biển phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo nhằm phát triển bền
vững.
- Biết được phát triển kinh tế biển phải gắn với nhiệm vụ quốc phòng và an ninh
biển.
- Biết thực trạng giảm sút của tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển - đảo, nguyên
nhân và hậu quả của nó; Biết một số phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi
trường biển, đảo.
2. Kỹ năng:
*Học sinh cần:
- Phân tích sơ đồ, biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê để nhận biết tiềm năng kinh
tế biển- đảo của Việt Nam.
- Kí năng thuyết trình, phân tích, đánh giá, khai thác thông tin từ tranh ảnh, xử lí thông tin,..
3. Thái độ:
*Học sinh cần có:
- Lòng yêu quê hương, đất nước; có ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo.
- Niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển ở nước ta.
- Ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo.

4. Về năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết các vấn đề và năng lực sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn; năng lực sử
dụng các công cụ Địa Lí thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với lược đồ, tranh
ảnh,..
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm, quan sát,...
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:


 SGK Địa lí 9.
 Tập bản đồ Địa Lí.
 Phương tiện dạy học:
- Bản đồ kinh tế chung Việt Nam.
- Tranh ảnh, phim, tư liệu về biển, đảo và các ngành kinh tế biển nước ta.
2. Học sinh:
 SGK và Tập bản đồ Địa Lí.
- Dụng cụ học tập.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
- Hát, kiểm tra sĩ số/ vệ sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Câu 1:Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
 Câu 2: Công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển sẽ tác động như thế nào đối với
ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
3. Bài mới: (33’)
3.1. Giới thiệu bài mới: (1’)
Khai thác chế biến khoáng sản biển và giao thông vận tải biển cũng là những ngành

kinh tế biển quan trọng ở nước ta. Để phát triển bền vững kinh tế biển cần khai thác tổng
hợp và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển- đảo. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu qua
nội dung bài học mới hôm nay.
3. 2. Tiến trình dạy học: (32’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG 1:Tìm hiểu về phát triển tổng hợp
kinh tế biển (tiếp theo).
- Mục tiêu:
3.Khai thác và chế biến khoáng
+ Biết nước ta có đường bờ biển dài, vùng biển rộng sản biển:
lớn, có nhiều đảo và quần đảo, có nhiều điều kiện để phát
triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
+Nắm vững, phân tích ý nghĩa kinh tế của biển - đảo
đối với việc phát triển kinh tế, an ninh - quốc phòng.
+Biết được phát triển kinh tế biển phải gắn với nhiệm
vụ quốc phòng và an ninh biển.
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Đàm thoại - gợi mở,
giải quyết vấn đề, động não; Tập bản đồ Địa lí, tranh ảnh,
phim, tư liệu về các ngành kinh tế biển Việt Nam.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp/ theo nhóm.


-Bước 1: Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm trong
thời gian 4 phút hoàn thành phiếu học tập sau:
- Nguồn muối vô tận tập trung ở
+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu về tìm năng và tình hình phát ven biển Nam Trung Bộ: Sa Huỳnh
triển ngành khai thác chế biến khoáng sản biển.
(Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).
+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu về khó khăn và phương hướng

- Dọc bờ biển có nhiều bãi cát
phát triển ngành khai thác chế biến khoáng sản biển.
chứa oxit titan có giá trị xuất khẩu,
cát trắng làm phalê, thuỷ tinh.
Tiềm
Tình
Khó
Phươn
năng

hình phát khăn
triển

g hướng

-Bước 2: Hết thời gian các nhóm báo cáo nhận xét, bổ
sung. GV nhận xét, chốt ý.

Lược đồ các bể dầu trầm tích của
Việt Nam

- Quan sát các lược đồ trên và kết hợp Tập bản đồ Địa lí
9 trang 30,31 cho biết:
? Xác định các bể trầm tích dầu khí, các mỏ dầu khí của
nước ta phân bố chủ yếu ở đâu? Các mỏ đầu khí nằm
trong bộ phận nào của vùng biển nước ta?
- HS: trả lời
? Kể tên các mỏ dầu, mỏ khí ở nước ta?
- HS: (Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Lan
Đỏ, Lan Tây.)

- Dầu mỏ là tài nguyên quan
*Tích hợp an ninh quốc phòng:
trọng nhất.
? Vì sao các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí hay
đặt giàn khoan của các nước khác trên vùng thềm lục
địa nước ta được coi là xâm phạm chủ quyền lãnh thổ ?
- HS trả lời
-GV chốt ý: Các mỏ dầu khí nằm trong vùng đặc quyền


kinh tế của nước ta. Vì vậy, mọi hoạt động thăm dò khai
thác và đặc giàn khoan của các nước khác được coi là trái
phép và đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của nước ta.
* Tích hợp an ninh quốc phòng: -Vùng đặc quyền kinh
tế:là vùng biển nằm ở ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh
hải, có phạm vi rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ
đường cơ sở. Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng đặc thù
trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt
của mình nhằm mục đích kinh tế được Công ước LHQ về
Luật biển 1982 quy định.
"Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển
có: Các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò và khai thác,
bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật
hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động
khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích
kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và
gió."
=>Nhà nước Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về
việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài

nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng
nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của
vùng đặc quyền về kinh tế Việt Nam.
- GV liên hệ: Cho HS xem đoạn video ngắn trên bản tin
của VTV, sự kiện đặt giàn khoan Hải Dương 981 của
Trung Quốc vào năm 2014 là trái phép.
Chuyển ý: Không những chỉ ngành khai thác chế
biến khoáng sản biển có vai trò quan trọng mà giao
thông vận tải biển cũng là ngành kinh tế quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế đất nước. Để hiểu rõ hơn chúng
ta cùng tìm hiểu tiếp ở nội dung mục 4. Phát triển tổng
hợp giao thông vận tải biển.
- Mục tiêu:
+ Biết nước ta có đường bờ biển dài, vùng biển rộng
lớn, có nhiều đảo và quần đảo, có nhiều điều kiện để phát
triển GTVT biển.
+Nắm vững, phân tích ý nghĩa kinh tế của biển - đảo
đối với việc phát triển kinh tế, an ninh - quốc phòng.

4.Phát triển tổng hợp giao thông
vận tải biển:
- Giao thông vận tải biển đang phát
triển mạnh cùng với quá trình nước
ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới.


+Biết được phát triển kinh tế biển phải gắn với nhiệm
vụ quốc phòng và an ninh biển.
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Đàm thoại - gợi mở,
giải quyết vấn đề; Tập bản đồ Địa lí, tranh ảnh, GTVT

biển.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp/ theo nhóm.
? Trình bày những tiềm năng và sự phát triển giao thông
vận tải biển ở nước ta (gần tuyến đường quốc tế, địa hình
ven biển, xây dựng cảng…).
? Quan sát Tập bản đồ Địa lí 9 Giao thông trang 15 và
kinh tế biển, đảo trang 30,31 cho biết:.
? Nước ta có bao nhiêu cảng biển, kể tên những cảng
lớn miền Bắc, miền Trung, miền Nam?
(Cảng Hải Phòng, Cam Ranh, Vũng Áng, Dung Quất,
Sài Gòn,…)
? Nước ta hệ thống giao thông biển phát triển như thế
nào?
(Hệ thống cảng, đội tàu biển, dịch vụ hàng hải).
? Phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn
như thế nào đối với ngoại thương nước ta?
- HS trả lời

Tranh ảnh : Giao thông vận tải đường biển

? Quan sát tranh cho biết phát triển giao thông vân
tải biển có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động quốc
phòng an ninh?
* Tích hợp an ninh quốc phòng: Phát triển GTVT
đường biển gắn liền với việc xác định phạm vi lãnh thổ,
khẳng định chủ quyền biển đảo quê hương.
GV:Để phát triển bền vững kinh tế biển cần khai
thác tổng hợp và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển-



đảo.Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu tiếp ở nội
dung mục III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển-đảo.
HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu về bảo vệ tài nguyên và
bảo vệ môi trường biển đảo.
- Mục tiêu:
+ Biết được tài nguyên biển của nước ta rất phong phú
và đa dạng.
+ Trình bày được những ảnh hưởng của biển đến sự
phát triển kinh tế xã hội ở nước ta và sự cần thiết phải bảo
vệ môi trường.
+Biết thực trạng giảm sút của tài nguyên, ô nhiễm môi
trường biển - đảo, nguyên nhân và hậu quả của nó; Biết
một số phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi
trường biển, đảo.

III. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG BIỂN-ĐẢO:
1.Sự giảm sút tài nguyên và ô
nhiễm môi trường biển-đảo:
- Diện tích rừng ngập mặn giảm.
- Nguồn lợi hải sản giảm, một số
loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- Ô nhiễm môi trường có xu
hướng gia tăng.
2.Các phương hướng chính để bảo
vệ tài nguyên và môi truờng:
- Điều tra, đánh giá tiềm năng
sinh vật.
- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Đàm thoại - gợi
- Bảo vệ rừng ngập mặn.

mở, giải quyết vấn đề; tranh ảnh, phim, tư liệu về các bảo
- Bảo vệ phát triển nguồn lợi
vệ tài nguyên và môi trường biển Việt Nam, kỹ thuật dạy thuỷ sản.
học "3 nhân 3"',..
- Bảo vệ san hô.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp/ theo nhóm.
- Chống ô nhiễm biển.
 Thực trạng tài nguyên biển, đảo ở nước ta.
 Nêu một số ngành dẫn đến giảm sút tài nguyên và ô
nhiễm môi trường biển - đảo? Hậu quả.
 Dựa vào nội dung SGK và sự hiểu biết của bản thân
em hãy cho biết Chính phủ nước ta đã đưa ra những
phương hướng chính nào trong bảo vệ tài nguyên và môi
trường biển đảo? Thảo luận nhóm (3’).
 Bản thân em cần có những hành động gì cụ thể trong
bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo?
4. Đánh giá: (5’)
* Tự luận:
Câu 1: Tại sao nước ta phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
Câu 2: Hoàn chỉnh sơ đồ sau:


Phát triển tổng
hợp Kinh tế biển

Khai thác tổng hợp thế
mạnh về tài nguyên biển

Khai thác thế mạnh về cơ
sở vật chất, kỹ thuật, vốn

(a)
…………………………
5. Hoạt động nối tiếp: (1’)
…..
- Học bài.
- Xem, trả lời các câu hỏi và bài tập SGK trang 144.
- Tìm hiểu, chuẩn bị trước bài tiếp theo:

Phát triển
(b)

Bảo vệ

……………
……………
……………
……………
……………
……………
……………
.

(c)
…………
…………
…………
…………
…………
…………
…………

……..


Tuần:
Tiết:
Bài 40: THỰC HÀNH ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA CÁC ĐẢO VEN
BỜ & TÌM HIỂU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần đạt được:
- Chứng minh phát triển kinh tế biển phải gắn với nhiệm vụ quốc phòng và an ninh biển
(lồng ghép quốc phòng an ninh)
- Đánh giá được tiềm năng kinh tế các đảo ven bờ. Hiểu được các đảo có điều kiện phát
triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. Khả năng phát triển ngành công nghiệp dầu khí của
nước ta.
-Về kĩ năng: Rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức. So sánh, phân tích biểu đồ.
Xác định được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý.
- Về thái độ: Thấy được tiềm năng to lớn của các đảo và ngành công nghiệp dầu khí của
nước ta. Có ý thức bảo vệ môi trường biển, đảo Việt Nam.
- Về năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng
lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng bản đồ, năng lực sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng hình ảnh,
năng lực tư duy tổng hợp lãnh thổ
+ Năng lực giải thích các hiện tượng Địa Lí.
+ Năng lực sử dụng các công cụ Địa Lí thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với
lược đồ, tranh ảnh.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
II.PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
Thảo luận theo nhóm nhỏ, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở, động não

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG : KHỞI ĐỘNG ( 5p)
1.Mục tiêu:
Tạo hứng thú học tập cho HS.
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan, vấn
đáp, thảo luận nhóm, trò chơi...
- Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm .
3. Tiến trình dạy học:
Bước 1: GV tổ chức cho hs tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”


GV yêu cầu hs chia lớp thành 2 đội và chia bảng thành 2 cột. Trong 2 phút 2 đội liệt kê tên
các đảo và quần đảo của Việt Nam mà em biết?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
* HOẠT ĐỘNG 1: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ 20 phút
Mục tiêu:
* Biết được các đảo và quần đảo lớn (tên, vị trí) Các đảo lớn.
- Xác định được trên sơ đồ, bản đồ vị trí giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước
ta, một số đảo, quần đảo lớn của nước ta. Những thuận lợi, khó khăn khi phát triển
kinh tế.
* Tài nguyên biển – đảo phong phú và đa dạng để phát triển các ngành kinh tế
biển.
* Đánh giá tiềm năng kinh tế biển.
- Các phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, trực quan, nêu vấn đề.
- Phương tiện dạy học: Tập bản đồ địa lí 9, hình 40.1 (phóng to)
- Hình thức họat động: nhóm
Bài tập 1: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ.
- GV chia nhóm thảo luận các đối tượng:
- Đại diện nhóm trình bày nhận xét, các nhóm bổ sung.

- GV gợi ý và chuẩn xác kiến thức:
? Dựa vào bảng 40.1, hãy cho biết những đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng
hợp các ngành kinh tế biển
? Dựa vào bản đồ kinh tế Việt Nam và lược đồ 39,2 nêu những điều kiện phát triển tổng hợp
kinh tế biển của từng đảo.( Phiếu học tập)
*Tình hình phát triển một số hoạt động tiêu biểu của các đảo ven bờ:
ĐẢO

Cát Bà
Lý Sơn
Côn Đảo
Phú Quốc
Phú Quý
Cô Tô
Cái Bầu
Cù Lao Chàm
Hòn khoai
Thổ Chu
Hòn Rái
Các đảo v. Hạ Long

Nông –
Lâm
Nghiệp
x
x
x
x
x


Ngư ngiệp

Du lịch

Dịch vụ
biển

x
x
x
x
x
x

X

x

X
X

x
x
x

x
x
x
x
X



Các đảo biển Nha
Trang
Trà Bản

X
x

Kết luận: (Các đảo: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc có điều kiện phát triển tổng hợp các ngành
kinh tế biển, gồm phát triển các ngành: Nông-lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển)
GV cho HS xem một số hình ảnh các đảo: Phú Quốc, Nha Trang, Cát Bà…
*GV lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng an ninh:
Qua các bài đã học 38.39 và nội dung Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ:
Thảo luận
? Biển đảo nước ta có ý nghĩa như thế nào trong phát triển kinh tế và bảo đảm quốc
phòng an ninh.
- HS thảo luận và phát biểu.
- Các hs khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức.
• Ý nghĩa về phát triển kinh tế
-

Biển đảo nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển tổng hợp các ngành KT biển ( HS
dẫn chứng từ nội dung bài 38 và 39).
- Có nhiều lợi thế trong hội nhập KT, ANQP với các nước trong khu vực ĐNÁ và thế
giới.
• Ý nghĩa về mặt quốc phòng an ninh:
-


Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu để bảo vệ vùng biển chủ quyền và
phần đất liền ( kết hợp xác định các đảo và quần đảo quan trọng trên bản đồ).
- Là nơi để các tàu thuyền khai thác xa bờ tránh bão.
 Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo là cơ sở để
khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
GV giới thiệu hình ảnh: Phú Quốc là đảo lớn nhất (diện tích gần 600 km2) và đông dân nhất
nước ta, nằm giữa ngư trường lớn của vùng biển Tây Nam, có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng
với hồ tiêu và nước mắm, nuôi cấy ngọc trai…là đảo có điều kiện thích hợp hơn cả để phát
triển nông - lâm - ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển.
* HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu và nhận xét về tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô,
nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta. Nhận xét biểu đồ 20 phút
- Mục tiêu:
* Đánh giá tiềm năng kinh tế các đảo ven bờ và tìm hiểu ngành công nghiệp dầu
khí.
* Phân tích được ý nghĩa phát triển kinh tế của biển, đảo phải gắn với nhiệm vụ
quốc phòng an ninh biển.


- Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học: trực quan, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
- Phương tiện dạy học: Tập bản đồ địa lí 9, Biểu đồ hình 40.1( phóng to)
- Hình thức họat động: nhóm
Bài tập 2: Quan sát hình 40.1, nhận xét về tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô,
nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta.
GV Chia nhóm thảo luận các đối tượng: Dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu, xăng dầu
nhập khẩu.
- GV hướng dẫn HS cách phân tích biểu đồ để rút ra kết luận:
+ Phân tích diễn biến của từng đối tượng qua các năm.
+ Phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng.
- Đại diện nhóm trình bày nhận xét, các nhóm bổ sung.
- GV gợi ý và chuẩn xác kiến thức:

Nhóm1, 2: Nhận xét tình hình khai thác - xuất khẩu dầu thô ở nước ta
Nhóm 3, 4: Nhận xét tình hình nhập khẩu dầu ở nước ta.
Nhóm 5, 6: Nhận xét tình hình chế biến dầu khí ở nước ta.
- HS thảo luận và trình bày.
- GV gợi ý và chuẩn xác kiến thức:
+ Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn và dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ
lực trong những năm qua. Sản lượng dầu mỏ khai thác không ngừng tăng.
+ Hầu như toàn bộ lượng dầu khai thác được xuất khẩu dưới dạng thô. Điều này cho thấy
công nghiệp chế biến dầu khí chưa phát triển. Đây là điểm yếu của ngành công nghiệp dầu
khí của nước ta.
+ Trong khi xuất khẩu dầu thô thì nước ta vẫn phải nhập lượng xăng dầu đã chế biến ngày
càng lớn. Lưu ý: Dù lượng dầu thô xuất khẩu hằng năm lớn gấp hai lần lượng xăng dầu
nhập khẩu nhưng giá xăng dầu đã chế biến lớn hơn nhiều so với giá dầu thô.
? Lợi ích của ngành chế biến sản phẩm dầu khí so với xuất khẩu dầu thô.
- Từ dầu thô các trung tâm lọc dầu sẽ lọc ra 4 sản phẩm: nhiên liệu - hoá chất – hạt, sợi tổng
hợp và phân bón.
- Hiện nay ngành công nghiệp dầu khí ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn: xây
dựng tổ hợp công nghiệp Phú Mỹ, Cà Mau về dầu khí: “khí – điện – đạm”, đặc biệt xây
dựng thành công nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất (Quảng Ngãi), nhà máy lọc dầu Nghi
Sơn ( Thanh Hóa),…
* Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường ( lồng ghép an ninh phi truyền thống)
? Sự cố tràn dầu làm ảnh hưởng xấu đến môi trường biển nước ta.
Cho HS phát biểu ý kiến.


GV chuẩn xác kiến thức :
- Làm chết các sinh vật biển khi bị tràn dầu.
- Gây ô nhiễm nặng nề môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái.
- Gây thiệt hại nhiều ngân sách của nhà nước để khắc phục nơi bị tràn dầu.
- Khai thác nhiều dẫn đến cạn kiệt tài nguyên dầu khí ở nước ta.

Liên hệ bản thân: Những hành động nào ở lứa tuổi của các em thể hiện tinh thần yêu nước,
bảo vệ chủ quyền biển – đảo của người dân Việt Nam. Em hãy liên hệ bản thân.
4. Đánh giá.
? Dựa vào TBĐ trang 30 và 31, em hãy ghi tên các đảo thuộc tỉnh, thành phố … cho phù
hợp.
Đảo
1- Cát Bà.
2- Côn Đảo.
3- Lý Sơn.
4- Phú Quốc.
5- Phú Quý.
6- Thổ Chu.
7- Qđ. Trường Sa.
8- Qđ. Hoàng Sa.

Tỉnh
a- Đà Nẵng
b- Kiên Giang.
c- Quảng Ninh.
d- Quảng Ngãi.
e- Bình Thuận.
f- Hải Phòng.
g- Khánh Hòa.
h-. Bà Rịa-Vũng
Tàu.

Đáp án
1 - ……
2 - ……
3 - ……

4 - ……
5 - ……
6 - ……
7 - ……
8 - ……

- Dựa vào biểu đồ 40.1, hãy chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong
nhận xét sau:
Trong giai đoạn 1999-2002, sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và
xăng dầu nhập khẩu………(a)……………Tuy nhiên sản lượng dầu thô khai thác và
xuất khẩu chỉ tăng khoảng………(b)………., còn xăng dầu nhập khẩu tăng tới……..
(c)……… Hầu như toàn bộ dầu thô khai thác đều được xuất khẩu dưới dạng thô,
điều này cho thấy ngành công nghiệp………..(d)……….chưa phát triển.
(a) tăng nhanh, (b) 3,15%/năm, (c) 8,8% /năm, (d) chế biến dầu
khí.
5. Hoạt động nối tiếp.
- Ôn tập bài 38, 39, 40.
- Tìm một số tư liệu về TP. Cần Thơ.


×