Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài 8 - sinh 11 (tích hợp GD môi trường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.55 KB, 6 trang )

Ngày soạn: 07/08/2009 - Tiết 08 -
Bài 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT (Sinh học 11)
I. Mục tiêu bài dạy:
Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải:
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm quang hợp và vai trò của quang hợp ở thực vật.
- Trình bày được cấu tạo (đặc điểm về hình thái & giải phẫu) của lá thích nghi với chức năng
quang hợp.
- Liệt kê được các sắc tố quang hợp, nơi phân bố trong lá và nêu chức năng chủ yếu của các sắc
tố quang hợp.
2. Về kĩ năng: Biết phân tích tranh vẽ, sơ đồ để tìm ra kiến thức.
3. Về thái độ: Vận dụng kiến thức vào việc giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường & sức
khỏe con người.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Học sinh: Đọc và nghiên cứu kĩ nội dung bài 8/SGK
Chuẩn bị các cành cây của một số loài cây phổ biến có lá xanh, lá tím hay đỏ
Chuẩn bị một giò phong lan tươi tốt có bộ rễ um tùm
2. Giáo viên: Chuẩn bị các hình vẽ (Sơ đồ quang hợp ở cây xanh, Cấu tạo của lá cây, Cấu tạo của
lục lạp), bút chỉ bảng.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
A. Ổn định tổ chức - kiểm tra sĩ số
B. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra - tiết trước thực hành.
Kiểm tra sự chuẩn bị các nội dung, vật liệu của học sinh
C. Các hoạt động dạy - học
Đặt vấn đề: Ở lớp 10, các em đã được nghiên cứu về phương trình tổng quát của quá trình quang
hợp, các pha của quang hợp. Tuy nhiên quá trình này diễn ra ở lá như thế nào? Lá cây có cấu tạo
như thế nào để phù hợp với chức năng quang hợp? Quang hợp ở cây có ý nghĩa như thế nào với
trường sống? Bài học này sẽ giúp các em làm rõ các vấn đề đó.
Nội dung giảng dạy Hoạt động của giáo viên và học sinh
I.
Khái quát về quang hợp ở thực vật


1. Quang hợp là gì?
- Khái niệm: Quang hợp là quá trình
trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời
được diệp lục hấp thụ để tạo ra
cacbohiđrat và ôxi từ CO
2
và nước.
Hoạt đông 1: Tìm hiểu về quá trình quang hợp và vai
trò của nó.
GV sử dụng tranh phóng to Sơ đồ quang hợp ở cây
xanh và yêu cầu học sinh nghiên cứu, trả lời lệnh ở SGK:
Quan sát hình 8.1 và cho biết quang hợp là gì?
HS dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10 kết hợp với kênh
hình để trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, GV tổng
hợp kiến thức.
- Từ hình vẽ trên, em hãy cho biết các mũi tên trên hình
thể hiện điều gì?
- Phương trình tổng quát của quang hợp:
- Từ khái niệm về quang hợp, em hãy cho biết để tổng hợp
nên cacbohiđrat và giải phóng O
2
cần phải đảm bảo
những điều kiện gì?
HS thảo luận và trả lời câu hỏi, GV nhận xét và nêu điều
kiện cụ thể:
+ xảy ra ngoài sáng
+ có diệp lục và hệ enzim quang hợp
+ có nguyên liệu: H
2
O (từ rễ hút) & CO

2
(từ không khí)
GV: Từ các vấn đề đã nêu trên, em hãy viết phương
trình tổng quát của quá trình quang hợp.
HS lên bảng viết, các HS khác bổ sung & giáo viên đưa
ra kết luận.

ánh sáng mặt trời
6CO
2
+12H
2
O C
6
H
12
O
6
+ 6O
2
Diệp lục
+ 6H
2
O
2. Vai trò của quang hợp
- Quang hợp giải phóng O
2
, hấp thụ CO
2
có tác dụng điều hòa không khí, ngăn

chặn hiệu ứng nhà kính.
- Sản phẩm của quang hợp là nguồn chất
hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật và là
nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, dược
liệu chữa bệnh cho con người.
- Quang năng được chuyển hóa thành hóa
năng trong các liên kết hóa học của sản
phẩm quang hợp. Đây là nguồn năng
lượng duy trì hoạt động sống của sinh
giới, góp phần giữ cân bằng sinh thái.
- Từ khái niệm và PTTQ của quang hợp, em hãy khái quát
những vai trò cơ bản của quang hợp. Hoạt động quang
hợp ở cây xanh có ý nghĩa gì với trường sống?
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận và đại diện HS trả lời câu
hỏi, giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Do vai trò to lớn của quang hợp nêu trên, do đó cần
phải làm gì để bảo vệ rừng, bảo vệ cây xanh?
- Việc khai thác tài nguyên rừng không hợp lí có thể gây
nên các hậu quả gì?
- HS thảo luận và nêu các vấn đề liên quan, GV cho một
số HS nhận xét và nhấn mạnh vấn đề: Cần phải giáo dục
ý thức bảo vệ rừng và khai thác tài nguyên rừng hợp lí,
tránh nguy cơ cạn kiệt tài nguyên rừng và ảnh hưởng đến
môi sinh.
GV sử dụng các cành cây để làm đồ dùng trực quan, để
HS quan sát và trả lời, GV nhận xét và bổ sung:
→ Quang hợp diễn ra chủ yếu ở lá xanh, vì lá xanh là
cơ quan chuyên trách quang hợp. Ngoài ra các phần có
màu xanh khác của cây (vỏ thân, đài hoa, quả xanh, ...
cũng có thể thực hiện quang hợp)

Nếu HS chuẩn bị được giò phong lan có rễ, có thể quan
sát được màu xanh của rễ phong lan thì GV có thể nhấn
mạnh ở phong lan rễ cũng có thể thực hiện quang hợp
ngoài chức năng chính là hút nước và ion khoáng.
GV giới thiệu sang hoạt động tiếp theo
II. Lá là cơ quan quang hợp
1. Hình thái, giải phẫu của lá thích
nghi với chức năng quang hợp
- Đặc điểm giải phẫu, hình thái ngoài:
Diện tích bề mặt lớn giúp lá hấp thụ được
nhiều tia sáng, trong lớp biểu bì có các tế
bào khí khổng giúp CO
2
khuếch tán vào
bên trong lá đến lục lạp.
- Đặc điểm giải phẫu, hình thái bên trong:
tế bào mô dậu (chứa nhiều diệp lục) nằm
dưới lớp biểu bì trên, chúng xếp sít vào
nhau giúp hấp thụ trực tiếp ánh sáng chiếu
vào lá. Các tế bào mô xốp phân bố cách
nhau tạo nên các khoảng trống cho sự trao
đổi khí. Mặt dưới có nhiều khí khổng giúp
CO
2
khuếch tán vào cung cấp cho quang
hợp.
- Hệ gân lá có mạch dẫn gồm mạch gỗ và
mạch rây, xuất phát từ bó mạch ở cuống
lá, đi đến từng tế bào nhu mô của lá 
giúp cho nước và ion khoáng đến được

từng tế bào cũng như vận chuyển các sản
phẩm quang hợp ra khỏi lá.
Hoạt đông 2: Tìm hiểu về cơ quan quang hợp
GV sử dụng một số loại lá cây, cho HS quan sát và hỏi:
- Em hãy quan sát đặc điểm hình thái một số loại lá và
cho biết đặc điểm nào của lá phù hợp với chức năng
quang hợp?
GV sử dụng tranh phóng to Cấu tạo của lá cây, HS
quan sát tranh, sự phân bố của từng loại tế bào và trả lời
lệnh trong mục II.1: Quan sát hình 8.2, nêu đặc điểm phân
bố và sắp xếp của các tế bào chứa diệp lục trong lá và
cho biết điều đó có tác dụng gì đối với quang hợp?
HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung kiến thức:
Các tế bào chứa diệp lục phân bó trong mô dậu và mô
xốp của phiến lá. Mô dậu nằm ngay dưới lớp biểu bì mặt
trên của lá, chúng có nhiều diệp lục và các tế bào xếp sít
nhau, song song với nhau → giúp các phân tử sắc tố hấp
thụ trực tiếp ánh sáng chiếu vào lá. Các tế bào mô xốp (mô
khuyết) gần mặt dưới của lá, chúng phân bố cách xa nhau
tạo nên các khoảng rỗng tạo điều kiện thuận lợi cho sự
trao đổi khí trong quang hợp. Mặt dưới của lá có nhiều khí
khổng là nơi để khí CO
2
khuếch tán vào lá cung cấp cho
bào quan quang hợp.
- Hệ gân lá có cấu tạo và chức năng như thế nào?
GV cho HS quan sát tranh vẽ Cấu tạo của lục lạp
2. Lục lạp là bào quan quang hợp
- Màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố
quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng.

- Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng
quang phân li nước và quá trình tổng hợp
ATP trong quang hợp.
- Chất nền (strôma) là nơi diễn ra các
phản ứng tối của quang hợp
3. Hệ sắc tố quang hợp
* Hệ sắc tố quang hợp gồm:
- Diệp lục (chlorophyll):
+ Diệp lục a: tham gia chuyển hóa trực
tiếp NLAS thành năng lượng của các liên
kết hóa học trong ATP và NADPH
+ Diệp lục b: truyền năng lượng ánh sáng
- Carôtenôit gồm Carôten và xantôphyl có
chức năng truyền NLAS tới diệp lục a.
* Sơ đồ truyền và chuyển hóa năng lượng
ánh sáng:
▼ Quan sát hình 8.3 và dựa vào kiến thức về lục lạp trong
Sinh học 10, hãy nêu những đặc điểm cấu tạo của lục lạp
thích nghi với chức năng quang hợp
HS thảo luận, trả lời về cấu tạo của lục lạp đã học ở lớp
10: lục lạp có 2 lớp màng bao bọc, bên trong chứa chất
nền (strôma) cùng hệ thống các túi dẹt tilacôit, các tilacôit
xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc grana. Các grana
nối với nhau bằng hệ thống màng. Trên màng của tilacôit
chứa nhiều hạt diệp lục và hệ enzim quang hợp.
Sau đó GV yêu cầu HS tìm hiểu về sự phù hợp về cấu
tạo và chức năng của diệp lục
- Sản phẩm của quang hợp là gì? Được tồn tại ở những
dạng nào?
- GV kiểm tra lại kiến thức của HS bằng câu hỏi: Tại sao

lá cây có màu xanh lục? Màu xanh của lá có liên quan
đến chức năng quang hợp hay không?
- HS nghiên cứu SGK và trả lời, GV nhận xét, bổ sung.
- Trong tự nhiên, lá cây có nhiều màu sắc khác nhau, đó
là do có các sắc tố quang hợp, vậy có những loại sắc tố
quang hợp nào?
- Có những loại diệp lục nào? Nêu chức năng của mỗi
loại.
- Ngoài chức năng là sắc tố phụ có vai trò trong quang
hợp, Carôtenôit còn có vai trò gì ở thực vật?
- Một số loại cây, lá có màu đỏ, tía, ... các lá như vậy có
thực hiện quá trình quang hợp không?
- GV: Em hãy vẽ sơ đồ quá trình truyền và chuyển hóa
năng lượng ánh sáng trong lá cây.
GV gọi một HS lên bảng viết sơ đồ, HS khác nhận xét,
GV đưa ra kết luận cuối cùng.
NLAS Carôtenôit diệp lục b diệp lục a ở trung tâm phản ứng ATP & NADPH
D. Củng cố
- Giáo viên gọi HS đọc phần tóm tắt để tổng kết bài.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi, bài tập 1, 2, 3, 4/SGK – tr.39
- Hãy tìm một phương án đúng A, B, C hoặc D cho mỗi câu trắc nghiệm sau:
1. Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản
phẩm quang hợp ở cây xanh?
A. Diệp lục a B. Diệp lục b C. Diệp lục a, b D. Diệp lục a, b và Carôtenôit
2. Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp thụ được
nhiều ánh sáng?
A. Có cuống lá B. Có diện tích bề mặt lớn C. Phiến lá mỏng
D. Các khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng
- Có ý kiến cho rằng: “Nhờ quá trình quang hợp, cây xanh hút khí CO
2

, chuyển hóa CO
2

thành O
2
giúp cho không khí trong lành”. Câu nói đó đúng hay sai? Tại sao?
- TRÒ CHƠI Ô CHỮ: Tìm các khái niệm đúng điền vào các dòng của ô chữ sau:
Dòng 1: Đây là cơ quan có chức năng vận chuyển các chất trong cây.
Dòng 2: Là cơ quan thoát hơi nước, đồng thời là nơi khí CO
2
khuếch tán vào để thực hiện
quá trình quang hợp.
Dòng 3: Đây là lớp tế bào ngoài cùng của lá cây.
Dòng 4: Rừng được coi là ...................................... của Trái Đất
Dòng 5: Đây là tên của loại bào quan thực hiện chức năng chuyển hóa năng lượng ánh
sáng thành năng lượng trong các hợp chất hữu cơ.
Dòng 6: Nhờ có quá trình này mà năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng
lượng trong các hợp chất hữu cơ.
Dòng 7: Quang hợp tạo ra nguồn ................................... cung cấp cho các sinh vật khác.
Cột 5: Một loại sắc tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 M Ạ C H D Ẫ N
2 K H I K H Ổ N G
3 B I Ê U B I
4 L Á P H Ổ I X A N H
5 L Ụ C L Ạ P
6 Q U A N G H Ợ P
7 T H Ứ C Ă N
E. Hướng dẫn về nhà
- Học sinh hoàn thiện các câu hỏi, bài tập trang 39/SGK vào vở bài tập

- Đọc thêm mục: “Em có biết?” – trang 39/SGK
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài 9/SGK để chuẩn bị cho bài học tiếp theo.
Người thực hiện: Đỗ Văn Mười – Trường THPT Nam Sách II – Nam Sách – Hải Dương
Website: - Email: – ĐT: 0983.795.384

×