Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM tìm một THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT của PHÉP TÍNH toán 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.73 KB, 17 trang )

PHÒNG
GD
PHỐVIỆT
VIỆT
PHÒNG
GD&&ĐT
ĐTTHÀNH
THÀNH PHỐ
TRÌTRÌ
TRƯỜNG
TIÊNCÁT
CÁT
TRƯỜNGTIỂU
TIỂU HỌC
HỌC TIÊN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC TRONG DẠY TOÁN LỚP 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÌM MỘT THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT CỦA PHÉP TÍNH

Gi¸o viªn: Phan ThÞ Lan
§¬n vÞ: TRƯỜNG TIỂU HỌC TIÊN CÁT
VIỆT TRÌ - PHÚ THỌ

Người thực hiện : Phan Thị Lan
Chức vụ: Giáo viên
Chuyên môn: Cao đẳng sư phạm


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát
triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam.
Trong các môn học ở tiểu học, môn Toán có vị trí rất quan trọng .
Các kiến thức, kĩ năng của môn toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng
trong đời sống, rất cần thiết để học các môn học khác và học tiếp lên bậc Trung
học.
Môn toán giúp HS có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới
xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống.
Khi học toán còn góp phần trong việc rèn luyện phương pháp suy
nghĩ, suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, đồng thời góp phần phát triển trí
thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Ngoài ra còn rèn cho HS
đức tính cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp
và tác phong khoa học.
Chính vì những tầm quan trong đó, là một giáo viên tiểu học tôi luôn
đầu tư nghiên cứu để phát triển sự nghiệp của mình, nhất là trong dạy học Toán tôi
luôn tìm những phương pháp tốt nhất, dễ hiểu nhất để giúp các em học tốt môn học
này.


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận: Cũng như các môn học khác, môn Toán có vai trò rất quan
trọng. Nội dung môn học ở đây là những kiến thức mở đầu của Toán học. Tuy sơ
giản nhưng lại là những kiến thức cơ bản và nền tảng cho quá trính học tập tiếp tục
sau này đối với mỗi học sinh Tiểu học. Để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo
nhằm đạt mục tiêu “Thầy dạy tốt trò học tốt” thì việc sử dụng phương pháp dạy
học phát huy hoạt động tích cực của học sinh là mối quan tâm lớn của người thầy

có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Kinh nghiệm dạy học luôn giúp ta khẳng định
rằng việc học tập toán ở tiểu học sẽ thực sự hứng thú và đạt kết quả cao, khi ng ười
học được hướng dẫn các kĩ năng làm tính giúp người học hiểu sâu và nhớ lâu để
vận dụng thành thạo vào những trường hợp cụ thể.
- Để đạt được điều đó còn có nhiều vấn đề nan giải đặt ra đòi hỏi người giáo
viên cần phải quan tâm nghiên cứu để vạch ra hướng đi thích hợp, lựa chọn bài tập
tiêu biểu, chọn phương pháp tối ưu nhằm đạt được kết quả chất lượng cao.
2. Thực trạng của vấn đề: Qua một thời gian giảng dạy ở lớp 3 với một thực
trạng học sinh thường gặp khó khăn khi “Tìm một thành phần chưa biết của
phép tính.” với số có nhiều chữ số. Mặc dù những khái niệm và quy tắc đó các em
đã được học ở những lớp dưới rồi nhưng đa số các em lại không biết vận dụng
những lý thuyết đó vào bài thực hành nên khi thực hiện những bài tập có dạng
“Tìm x” hoặc “Điền số thích hợp vào ô trống” thì các em hay làm sai. Vì vậy là
giáo viên dạy lớp tôi không khỏi trăn trở trước thực trạng đó nên tôi đã nghiên cứu
tìm cách sắp xếp lại hệ thống bài tập chỉ ra cho HS những phương pháp giải toán
chủ yếu. Tạo hứng thú học tập cho học sinh và dần dần hình thành kĩ năng “Tìm
một thành phần chưa biết của phép tính.” với số có nhiều chữ số.
- Từ những kinh nghiệm đã đạt được trong quá trình giảng dạy, tôi mạnh dạn
chọn SKKN “Hướng dẫn tìm một thành phần chưa biết của phép tính.” với
mong muốn đóng góp được một chút kinh nghiệm nhỏ trong việc dạy học toán lớp
3 cũng như giúp các em thích thú hơn, tự tin hơn khi học Toán tiểu học.


3. Các biện pháp mới đã thực hiện để giải quyết vấn đề
3.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KHI THỰC HIỆN
- Năm học 2013-2014 Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3A học 2 buổi/ngày.
Gồm 43 học sinh trong đó có 21 em nữ. Vào đầu năm học tôi nhận thấy lớp 3A có
những thuận lợi và những khó khăn như sau:
3.1.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo của BGH nhà trường. Cơ sở vật chất

tương đối đầy đủ, phòng học thoáng mát sạch sẽ. Học sinh đến lớp được trang bị
đầy đủ sách vở đồ dùng học tập.
- Lớp học 2 buổi/ngày nên có nhiều thời gian cho việc luyện tập môn toán. Đa
số học sinh trong lớp đều thích học môn toán. Bản thân giáo viên thích nghiên cứu
sâu để dạy môn toán có hiệu quả.
3.1.2. Khó khăn:
- Trình độ tiếp thu của các em chưa đều, phụ huynh chưa thật sự quan tâm
nhắc nhở các em việc chuẩn bị bài ở nhà. Một số em chưa nắm vững các phép tính
(cộng , trừ , nhân, chia ), một số học sinh chưa thuộc bảng nhân, chia.
- Các em thường xuyên gặp khó khăn và lúng túng khi “ Tìm một thành phần
chưa biết của phép tính.” với số có nhiều chữ số.
3.2. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
3.2.1.Đối với giáo viên:
- Ngay từ khi chọn sáng kiến kinh nghiệm tôi đã chuẩn bị và tiến hành các
công việc sau:
a/ Chuẩn bị:
- Nắm vững chương trình nội dung toán lớp 3.
- Nghiên cứu kĩ những dạng toán tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
b/ Tiến hành:
- Nghiên cứu để tìm hiểu chương trỉnh, sách giáo khoa, sách giáo viên và các
tài liệu tham khảo khác.


- Khảo sát trình độ học sinh về 4 phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia ) và phân
loại đối tượng ngay từ đầu năm để có biện pháp giảng dạy thích hợp.
- Lập kế hoạch bài học trước khi tiến hành giảng dạy.
- Thực hiện tốt việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tiến hành
bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém.
- Vận dụng tốt các phương pháp phát huy hoạt động tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh vào trong quá trình giảng dạy.

- Giáo viên sử dụng phương pháp tạo tình huống có vấn đề và tổ chức cho học
sinh thảo luận hợp tác trong nhóm để tìm ra quy tắc tìm một thành phần chưa biết
của phép tính đối với số có nhiều chữ số. Sử dụng phương pháp phân tích, tổng
hợp. Phương pháp luyện tập, thực hành.
- Thường xuyên ôn tập, kiểm tra lại những kiến thức mà học sinh chưa nắm
vững.
Với kết quả nghiên cứu về những dạng toán tìm thành phần chưa biết của phép
tính tôi đã chọn cách hệ thống các dạng tiêu biểu như:
+ Tìm một số hạng chưa biết của tổng hai số
+ Tìm số bị trừ chưa biết của hiệu hai số.
+ Tìm số trừ chưa biết của hiệu hai số.
+ Tìm một thừa số chưa biết của tích hai số.
+ Tìm số bị chia chưa biết của thương hai số.
+ Tìm số chia chưa biết của thương hai số.
3.2.2. Đối với học sinh:
- Các em phải học thuộc lòng bảng nhân, chia và có kĩ năng cộng, trừ, nhân,
chia thành thạo theo nội dung kiến thức ở các lớp dưới và nội dung đã tiếp thu ở
chương trình toán lớp 3.
- Học thuộc tên gọi các thành phần của phép tính; nhớ cách tìm thành phần
chưa biết của phép tính.


3.3. HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN KHI “TÌM MỘT THÀNH
PHẦN CHƯA BIẾT CỦA PHÉP TÍNH”.
Biện pháp sử dụng là giáo viên hướng dẫn học sinh tự đưa ra một ví dụ đơn
giản với những số tự nhiên trong phạm vi 10 (có thể thực hiện được) mà phép
tính đó phải tương tự phép tính đã cho. Từ đó học sinh dễ dàng nhận ra quy tắc
thực hiện đúng và đạt kết quả cao.
3.3.1. Tìm một số hạng chưa biết của tổng hai số.
Phép cộng gồm có 3 thành phần đó là: Số hạng, Số hạng, Tổng

Ví dụ 1:

X
Số hạng

+

1536
Số hạng

=

6924
Tổng

X chính là thành phần chưa biết, x là số hạng thứ nhất.
Quy tắc: Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia. Đây là những
kiến thức học sinh đã được học từ năm lớp 2. Nhưng khi thực hiện các em lại
không thể nhớ và vận dụng vào bài tập được nên thường thực hiện sai vì thế tôi đã
hướng dẫn các em tự đưa ra một ví dụ đơn giản nhất với một phép tính gồm những
số tự nhiên trong phạm vi 10 (có thể thực hiện được). Từ đó tự các em sẽ tìm ra
cách giải quyết đúng.
Chẳng hạn: X + 3 = 5.
Mấy cộng 3 bằng 5? (2 + 3 = 5)
Học sinh sẽ dễ dàng tính nhẩm được x = 2.
Vậy để tìm được x = 2 ta phải làm gì? (2 = 5 – 3).
 Khi đó các em sẽ tự rút ra được một kết luận là: Muốn tìm số hạng chưa
biết (x) ta lấy tổng (5) trừ đi số hạng đã biết (3).
Vận dụng ngay kiến thức đó vào bài làm của mình:
X + 1536 = 6924

X

= 6924 – 1536

X

= 5388


Ví dụ 2:

1999 +
Số hạng

x

=

2005

Số hạng

Tổng

X chính là thành phần chưa biết, x là số hạng thứ hai.
Nếu các em đang lúng túng không biết nên làm thế nào thì hãy tự đưa ra một
ví dụ đơn giản nhất với một phép tính gồm những số tự nhiên trong phạm vi 10 (có
thể thực hiện được) và tương tự phép tính đã cho. Sau khi thực hiện xong ví dụ HS
sẽ tự tìm ra cách thực hiện đúng bài tập đã cho.
Chẳng hạn: 2 + X = 7.

2 cộng mấy bằng 7? (2 + 5 = 7)
HS sẽ dễ dàng tính nhẩm được x = 5.
Vậy để tìm được x = 5 ta phải làm gì? (5 = 7 – 2).
 Khi đó các em sẽ tự rút ra được một kết luận là: Muốn tìm số hạng chưa
biết (x) ta lấy tổng (7) trừ đi số hạng đã biết (2).
Vận dụng ngay kiến thức đó vào bài làm của mình:
1999 + X = 2005
X = 2005 – 1999
X=6
3.3.2. Tìm số bị trừ chưa biết của hiệu hai số.
Phép trừ gồm ba thành phần đó là: số bị trừ, số trừ, hiệu.
Ví dụ :

X
Số bị trừ



586

=

Số trừ

3705
Hiệu

X chính là thành phần chưa biết, x là số bị trừ.
HS đang phân vân không biết phải thực hiện thế nào. Thì hãy tự đưa ra một
ví dụ đơn giản nhất với một phép tính gồm những số tự nhiên trong phạm vi 10 (có

thể thực hiện được) và tương tự phép tính đã cho. Sau khi thực hiện xong ví dụ HS
sẽ tự tìm ra cách thực hiện đúng bài tập đã cho.


Chẳng hạn: X – 2 = 3.
Mấy trừ 2 bằng 3? (5 – 2 = 3)
Hs sẽ dễ dàng tính nhẩm được x =5
Vậy để tìm được x = 5 ta phải làm gì? (5 = 3 + 2).
 Khi đó các em sẽ tự rút ra được một kết luận là: Muốn tìm số bị trừ (x) ta
lấy hiệu (3) cộng với số trừ (2).
Vận dụng ngay kiến thức đó vào bài làm của mình:
X – 586 = 3705
X

= 3705 + 586

X

= 4291

3.3.3. Tìm số trừ chưa biết của hiệu hai số.
Ví dụ :

8462
Số bị trừ



X


Số trừ

=

762
Hiệu

X chính là thành phần chưa biết, x là số trừ.
Tự đưa ra một ví dụ đơn giản nhất với một phép tính gồm những số tự nhiên
trong phạm vi 10 (có thể thực hiện được) và tương tự phép tính đã cho. Sau khi
thực hiện xong ví dụ HS sẽ tự tìm ra cách thực hiện đúng bài tập đã cho.
Chẳng hạn: 5 – X = 2.
5 trừ mấy bằng 2? (5 – 3 = 2).
Hs sẽ dễ dàng tính nhẩm được x =3
Vậy để tìm được x = 3 ta phải làm gì? (3 = 5 – 2).
 Khi đó các em sẽ tự rút ra được một kết luận là: Muốn tìm số trừ (x) ta lấy
số bị trừ (5) trừ cho hiệu (2).
Vận dụng ngay kiến thức đó vào bài làm của mình:
8462 – X = 762
X = 8462 – 762
X = 7700


3.3.4. Tìm một thừa số chưa biết của tích hai số.
Phép nhân gồm có ba thành phần đó là: Thừa số, Thừa số, Tích.
Ví dụ 1:

X

x


Thừa số

9

=

Thừa số

2763
Tích

X chính là thành phần chưa biết, x là thừa số thứ nhất.
Tự đưa ra một ví dụ đơn giản nhất với một phép tính gồm những số tự nhiên
trong phạm vi 10 (có thể thực hiện được) và tương tự phép tính đã cho. Sau khi
thực hiện xong ví dụ HS sẽ tự tìm ra cách thực hiện đúng bài tập đã cho.
Chẳng hạn: X x 4 = 8.
Mấy nhân 4 bằng 8? ( 2 x 4 = 8).
Hs sẽ dễ dàng tính nhẩm được x =2
Vậy để tìm được x = 2 ta phải làm gì? (2 = 8 : 4).
 Khi đó các em sẽ tự rút ra được một kết luận là: Muốn tìm thừa (x) ta lấy
tích (8) chia cho thừa số đã biết (4).
Vận dụng ngay kiến thức đó vào bài làm của mình:
X x 9 = 2763
X

= 2763 : 9
X

Ví dụ 2:


8
Thừa số

= 307
x

X
Thừa số

=

1640
Tích

X chính là thành phần chưa biết, x là thừa số thứ hai.
Tự đưa ra một ví dụ đơn giản nhất với một phép tính gồm những số tự nhiên
trong phạm vi 10 (có thể thực hiện được) và tương tự phép tính đã cho. Sau khi
thực hiện xong ví dụ HS sẽ tự tìm ra cách thực hiện đúng bài tập đã cho.
Chẳng hạn: 2 x X = 6.
2 nhân mấy bằng 6? (2 x 3 = 6).


Hs sẽ dễ dàng nhẩm được x =3
Vậy để tìm được x = 3 ta phải làm gì? (3 = 6 : 2).
 Khi đó các em sẽ tự rút ra được một kết luận là: Muốn tìm thừa (x) ta lấy
tích (6) chia cho thừa số đã biết (2).
Vận dụng ngay kiến thức đó vào bài làm của mình:
8 x X = 1640
X = 1640 : 8

X = 205
3.3.5. Tìm số bị chia chưa biết của thương hai số.
Phép chia gồm có ba thành phần đó là: Số bị chia, Số chia, Thương.
Ví dụ :

X

:

Số bị chia

4

=

Số chia

1823
Thương

X chính là thành phần chưa biết, x là số bị chia.
Tự đưa ra một ví dụ đơn giản nhất với một phép tính gồm những số tự nhiên
trong phạm vi 10 (có thể thực hiện được) và tương tự phép tính đã cho. Sau khi
thực hiện xong ví dụ HS sẽ tự tìm ra cách thực hiện đúng bài tập đã cho.
Chẳng hạn: X : 2 = 3
Mấy chia 2 bằng 3? (6 : 2 = 3)
Hs sẽ dễ dàng nhẩm được x =6
Vậy dể tìm được x = 6 ta phải làm gì? (6 = 3 x 2).
 Khi đó các em sẽ tự rút ra được một kết luận là: Muốn tìm số bị chia (x) ta
lấy thương (3) nhân với số chia (2)

Vận dụng ngay kiến thức đó vào bài làm của mình:
X : 4 = 1823
X

= 1823 x 4

X

= 7292

3.3.6. Tìm số chia chưa biết của phép trừ hai số.


Ví dụ :

72

:

Số bị chia

X

=

Số chia

9
Thương


X chính là thành phần chưa biết, x là số chia.
Tự đưa ra một ví dụ đơn giản nhất với một phép tính gồm những số tự nhiên
trong phạm vi 10 (có thể thực hiện được) và tương tự phép tính đã cho. Sau khi
thực hiện xong ví dụ HS sẽ tự tìm ra cách thực hiện đúng bài tập đã cho.
Chẳng hạn: 10 : X = 2
10 chia mấy bằng 2? (10 : 5 = 2).
Hs sẽ dễ dàng tính nhẩm được x =5
Vậy để tìm được x = 5 ta phải làm gì? (5 = 10 : 2).
 Khi đó các em sẽ tự rút ra được một kết luận là: Muốn tìm số chia (x) ta lấy
số bị chia (10) đem chia cho thương (2)
Vận dụng ngay kiến thức đó vào bài làm của mình:
72 : X = 9
X = 72 : 9
X=8
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng SKKN. Tôi nhận thấy các em có sự
chuyển biến rõ rệt về môn toán nói chung và đặc biệt là đối với các dạng toán tìm
một thành phần chưa biết của phép tính. Các em thích thú và cảm thấy nhẹ nhàng
hơn khi học toán.
- Đa số học sinh đã nắm rõ các thành phần của phép tính.
- Biết cách tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Biết tự đưa ra một ví dụ đơn giản (thực hiện đựơc) tương tự phép tính đã
cho.


- Thực hiện tốt các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. ( Tuy nhiên vẫn còn một số
em thực hiện chậm và hay sai do chưa thuộc bản cửu chương)
- Giữa học kì I: 88,3% học sinh thực hiện đúng cách tìm một thành phần chưa
biết của số có nhiều chữ số. (còn 11,6% thực hiện chậm và hay sai).
- Cuối học kì I: 97,1% học sinh thực hiện đúng cách tìm một thành phần chưa

biết của số có nhiều chữ số. (còn 2,3% thực hiện chậm).
- Sau đây là bảng thống kê chi tiết

Lớp 3A
SS: 43
Tỉ lệ: %

Giỏi
15

Giữa học kì I
Khá
TB
13
10

Yếu
5

34,8

23,4

11,6

30,2

Giỏi
25


Cuối học kì I
Khá
TB
13
4

Yếu
1

58,1

23,4

2,3

PHẦN III: KẾT LUẬN

9,3


1. Kết luận
Trên đây là những kinh nghiệm nho nhỏ để nâng cao chất lượng giáo dục môn
Toán nói chung và cách tìm một thành phần chưa biết của phép tính trong chương
trình toán lớp 3 nói riêng. Kính mong các anh (chị) đồng nghiệp và các cấp lãnh
đạo đóng góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được ngày càng hoàn thiện
hơn và có tác dụng tích cực đến việc dạy và học “Tìm một thành phần chưa biết
của phép tính”.
2. Kiến nghị
* Đối với giáo viên:
Từ những kết quả đạt được như trên. Tôi thấy mình cần phải cố gắng hơn

nữa, không ngừng học tập để nâng cao trình độ, luôn lắng nghe và học tập những
kinh nghiệm từ đồng nghiệp hay những ý kiến đóng góp của Ban lãnh đạo.
- Cần phối hợp, vận dụng hợp lý các phương pháp dạy học nhằm đạt được
mục đích, yêu cầu của từng tiết dạy. Không có phương pháp nào là “vạn năng” là
“tuyệt đối” đúng. Ở từng loại bài, ở từng lớp, từng giai đoạn, từng đối tượng học
sinh…đều có những đặc điểm riêng. Vì vậy việc lựa chọn, phối hợp, vận dụng hợp
lí các phương pháp không thể áp dụng một cách máy móc, đồng loạt.
- Không ngừng nghiên cứu đổi mới bằng nhiều hình thức để tạo cho học sinh
hứng thú khi học toán.
- Cần cô đọng những kiến thức trong từng bài học.
- Uốn nắn sửa chữa những sai sót kịp thời.
- Phát huy tối đa khả năng sáng tạo vốn hiểu biết của học sinh
- Khi hướng dẫn HS làm bài tôi không chỉ giúp HS tìm cách thực hiện các bài
toán đó mà còn rút ra được phương pháp chung để làm dạng toán đó. Chính vì thế
mà HS hiểu sâu, nhớ lâu, linh động và sáng tạo trong quá trình thực hiện.
* Đối với học sinh:


- Nắm vững nội dung phương pháp khi thực hiện tìm một thành phần chưa biết
của phép tính.
- Tự đưa ra một ví dụ đơn giản (thực hiện đựơc) tương tự phép tính đã cho.
- Tích cực chủ động trong học tập, có nề nếp thói quen tốt khi làm bài.
- Không bi quan, chán nản hoặc không tự thoả mãn với kết quả đạt được.
- Có thể áp dụng cách tìm một thành phần chưa biết của phép tính khi học môn
toán ở những lớp học trên.
Việt Trì, ngày 10 tháng 02 năm 2014
Người viết

Phan Thị lan



TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Sách giáo khoa: Nhà xuất bản Giáo Dục
 Sách giáo viên: Nhà xuất bản Giáo Dục


Phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học:Nhà xuất bản Giáo Dục


MỤC LỤC


I/ ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................Trang 1
Lý do chọn đề tài
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Cơ sở lí luận........................................................................Trang 2
2/ Thực trạng của vấn đề........................................................Trang 2
3/ Những biện pháp thực hiện...............................................Trang 3
4/ Hiệu quả Trang 10
III/ KẾT LUẬN ....................................................................Trang 12
1/ Kết luận…………………………….…....................……. Trang 12
2/ Kiến nghị……………………………… ................... … Trang 12
Tài liệu ..............................................................................

Trang 14





×