Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Quy trình vận hành Máy cắt hợp bộ 22kv VD4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.48 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Trang

Chương I.
1.1.
1.2.

Giới thiệu máy cắt

1

Đặc điểm kỹ thuật
Số liệu kỹ thuật

1
2

Chương II: Các quy tắc an toàn khi lắp đặt

4

vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng máy cắt
Chương III: Vận hành máy cắt

5

3.1. Trước khi đưa máy cắt vào vận hành
3.2. Trong vận hành
Chương IV: Bảo dưỡng và thí nghiệm máy cắt

7



4.1. Thời hạn và khối lượng công việc bảo dưỡng sửa chữa máy cắt
4.2. Thí nghiệm máy cắt
Chương V: Tủ hợp bộ Uni Gear ZS1

11

Chương VI: Cầu dao phụ tải NAL-F

13

Phụ lục 1: Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy cắt

16

và bộ truyền động
Phụ lục 2: Vận chuyển bảo quản tủ

Chương I.

21

GIỚI THIỆU MÁY CẮT
1


1.1. Đặc điểm kỹ thuật:
1. Máy cắt hợp bộ loại VD4/P do hãng ABB Malaysia sản xuất, đặt trong
nhà theo tiêu chuẩn IEC 62271-100, sản xuất năm 2005. Điện áp định mức
24kV.

2. Máy cắt cách điện chân không:
- BTĐ lò xo loại EL, BTĐ đã được lắp ráp và hiệu chỉnh toàn bộ ở nhà
chế tạo cùng với các trụ cực.
- Máy cắt có thể tích năng tự động bằng động cơ hoặc tích năng bằng tay
nhờ cần tích năng.
3. Tất cả các chi tiết trong trụ cực đã được lắp ráp, hiệu chỉnh, thí nghiệm
xuất xưởng và hút chân không trụ cực.
4. Máy cắt có 1 mạch đóng, 1 mạch cắt.
5. Máy cắt có mạch chống đóng lại nhiều lần: Tránh cho máy cắt đóng lại
khi đóng vào điểm sự cố hoặc vận hành không đúng ( Máy cắt cắt do bảo vệ
mà lệnh đóng vẫn duy trì).
6. Tủ hợp bộ máy cắt có 3 phần chính: Ngăn hạ áp( mạch điều khiển bảo
vệ, rơle, công tơ đo lường, khóa thao tác… ), ngăn chứa máy cắt, ngăn cao áp
(đầu cáp vào, dao tiếp địa).
7. Tủ hợp bộ máy cắt được trang bị rơle bảo vệ và các đèn led báo tín hiệu
(hư hỏng liên động, hư hỏng đường truyền thông tin, trạng thái của khối bảo
vệ, led dòng tải 3 pha so với dòng tải định mức), các khóa chế độ.
8. Điều kiện môi trường làm việc của máy cắt: Máy cắt được chế tạo làm
việc ở nhiệt độ môi trường -5 ÷ 400c.

2


1.2.

Số liệu kỹ thuật:

STT Các thông số kỹ thuật
1
Điện áp định mức

Điện áp chịu được ở tần số 50Hz trong thời gian
2
1 phút
3
Điện áp chịu được do xung thao tác, xung sét
4
Dòng định mức
Dòng ngắn mạch đối xứng định mức( Độ bền
5
nhiệt)
6
Thời gian chịu được dòng ngắn mạch định mức
7
Dòng đóng vào điểm sự cố (Độ bền cơ)

Đơn vị
kV

24

kV

50

kV
A

125
630(2000)


kA

25

s
kA

3(1)

8

Chu trình đóng cắt

s

9
10
11
12
13

Thời gian cắt
Thời gian dập hồ quang
Thời gian đóng
Điện áp mạch điều khiển bảo vệ
Điện áp động cơ tích năng

ms
ms
ms

VDC
VDC
3

Giá trị

O-3s-CO-15sCO
40÷60
10÷15
60÷80
220
220


CHƯƠNG II: CÁC QUY TẮC AN TOÀN KHI LẮP ĐẶT VẬN HÀNH,
SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG MÁY CẮT.
Điều 1: Các nhân viên vận hành, lắp đặt và bảo dưỡng MC phải nắm vững
quy trình này, hiểu rõ những nguy hiểm có thể xảy ra khi lắp ráp, vận hành và
sửa chữa cạnh MC.
Điều 2: Các dụng cụ an toàn phải để ở nơi cố định thuận tiện sử dụng và
được kiểm tra chất lượng thường xuyên.
Điều 3: Kiểm tra phòng lắp đặt (nhiệt độ, môi trường…) thích hợp theo
tiêu chuẩn vận hành.
Điều 4: Kiểm tra tất cả lắp đặt, đưa vào vận hành hay bảo dưỡng phải có
biên bản thí nghiệm của bộ phận chức năng.
Điều 5: Dán nhãn mác thông tin thiết bị theo đúng tài liệu hướng dẫn đi
kèm.
Điều 6: Kiểm tra hiệu suất, thông số thiết bị không vượt quá trong quá
trình vận hành.
Điều 7: Kiểm tra nhân viên vận hành có đủ tài liệu cấu tạo thiết bị cũng

như thông tin cần thiết để can thiệp kịp thời trong vận hành.
Điểu 8: MC phải được vận hành ở lưới điện đúng thông số kỹ thuật quy
định.
Điều 9: Sử dụng loại cẩu, mác cẩu và dây cẩu phù hợp với tải trọng của
MC.
Điều 10: Không đứng dưới tải trọng khi đang cẩu.
Điểu 11: Không dùng dụng cụ gõ vào sứ, không gây rung động va đập vào
sứ.
Điều 12: Các dụng cụ thiết bị dùng cho lắp đặt, bảo dưỡng MC phải đúng
loại, kích cỡ.
Điều 13: Các chi tiết để thay thế sử dụng khi bảo dưỡng và loại mỡ bôi
trơn phải đúng như nhà chế tạo cấp.
Điều 14: Lưu ý đặc biệt đến những chỉ dẫn, thông báo được ghi chú trong
tài liệu hay được dán ở ngoài với biểu tượng

4


Chương III: VẬN HÀNH MÁY CẮT
3.1. Trước khi đưa máy cắt vào vận hành:
Chú ý: Trước khi đưa máy cắt vào vận hành phải có chứng nhận kỹ thuật
của đơn vị cấp hàng, trung tâm thí nghiệm, hiểu biết sâu sắc về thiết bị và lắp
đặt. Không được cưỡng bức liên động cơ khí và kiểm tra chu trình đóng cắt
đúng theo tiêu chuẩn thông số vận hành.
- Kiểm tra chắc chắn đấu nối giữa đầu cáp vào và cực của máy cắt.
- Kiểm tra nguồn điều khiển bảo vệ nhị thứ 85% ÷ 110% Uđm
- Kiểm tra không có vật lạ, dụng cụ bảo dưỡng lắp đặt ở trong tủ hợp bộ.
- Kiểm tra sự trao đổi không khí, môi trường phòng lắp đặt để tránh quá
nhiệt, giảm cách điện…
- Ngoài ra kiểm tra theo các mục sau:

STT

Mục kiểm tra

Thủ tục kiểm tra
Mạch nhị thứ: Dùng
megôm kế loại 500V. Đo
điện trở cách điện giữa
các pha. Cách điện giữa
các bộ phận trong mạch.
Kiểm tra các kết nối
trong mạch điều khiển
đúng, tiến hành với
mạch nguồn liên quan.
Thực hiện một vài chu
trình đóng cắt (chú ý
cung cấp nguồn giải trừ
liên động khóa truyền
động đóng)

1

Điện trở cách
điện

2

Mạch nhị thứ

3


Đóng cắt bằng
tay

4

- Cung cấp nguồn cho
động cơ tích năng.
- Thực hiện một vài lần
Vận hành bằng
chu trình đóng cắt (chú ý
động cơ
cung cấp nguồn giải trừ
liên động khóa truyền
động đóng)

5

Cuộn cắt

6

Cuộn đóng

Đóng máy cắt và cấp
nguồn cho cuộn cắt
Cắt máy cắt và cấp
nguồn cho cuộn đóng
5


Tín hiệu đúng
Điện trở cách điện
khoảng vài MΩ. Với một
vài lần đo.
Quá trình và tín hiệu
bình thường
Thời gian, tín hiệu vận
hành đúng và bình
thường
- Lò xo được tích năng
bình thường, tín hiệu chỉ
thị đúng. Lò xo đã được
tích năng và động cơ
dừng lại.
- Động cơ tích năng cho
lò xo sau mỗi quá trình
đóng.
Máy cắt cắt tốt và các tín
hiệu chỉ thị đúng
Máy cắt đóng tốt và các
tín hiệu chỉ thị đúng


7

Nam châm
điện khóa bộ
truyền động
RL1


8

Tiếp điểm phụ
của bộ truyền
động

9

Nam châm
điện khóa xe
nâng máy cắt

- Khi máy cắt cắt, lò xo
đóng được tích năng.
- Không cung cấp nguồn
cho RL1.
- Tiến hành đóng cả bằng
tay và bằng điện
Đặt tiếp điểm phụ đúng
với trạng thái hiện tại
của máy cắt và tiến hành
một vài chu trình đóng
cắt
- Với máy cắt cắt, đưa
máy cắt ra vị trí thí
nghiệm và cắt nguồn
cung cấp cho RL2
- Đưa máy cắt vào vị trí
vận hành
- Cấp nguồn cho RL2 và

đưa máy cắt vào vị trí
vận hành

Quá trình đóng không
thể thực hiện được

Tín hiệu thay đổi đúng
với trạng thái của máy
cắt

- Không thể đưa vào vị
trí vận hành
- Đưa được máy cắt vào
vị trí vận hành.

3.2. Trong vận hành:
3.2.1. Kiểm tra máy cắt trong vận hành:
Kiểm tra phòng đặt tủ hợp bộ 22kV: Các điều hoà làm việc tốt, nhiệt độ
đặt 280C. Các máy hút ẩm hai đầu mương cáp lực làm việc tốt.
Độ ẩm trong phòng không vượt quá 95%.
Không có tiếng phóng điện, hay mùi khét cháy trong từng ngăn tủ. Nếu
có phải tiến hành kiểm tra xác minh và báo cáo.
Nguồn dòng nguồn áp cấp vào công tơ bảo vệ đúng, không có tín hiệu
bất thường.
Trạng thái máy cắt đúng với sơ đồ vận hành, các đèn led chỉ thị đúng.
Thanh đèn led dòng tải trong giới hạn màu xanh, nếu có led màu đỏ sáng
thì phải báo cáo và theo dõi.
Các đèn led trên rơle không có tín hiệu bất thường (xem quy trình
REF542 PLUS).
3.2.2. Xử lý sự cố khi xảy ra đối với máy cắt 22kV:

Điều 1: Khi máy cắt của đường cáp nhảy, nhân viên vận hành của cơ cở
phải ghi nhận và báo cáo điều độ cấp trên trực tiếp:
1. Tên máy cắt nhảy, số lần nhảy, tình trạng của máy cắt.

6


2. Rơle bảo vệ nào tác động, bộ từ động nào làm việc, các tín hiệu nào đã
chỉ thị, ghi nhận sự cố trong chức năng ghi sự cố của rơle được trang bị hoặc
các thiết bị chuyên dụng khác.
3. Các thông số liên quan đến cáp nếu có( áp lực dầu hoặc khí… ).
4. Tình trạng làm việc của các thiết bị khác liên quan tại cơ sở.
Điều 2: Đóng điện lại đường cáp sau khi xảy ra sự cố:
1. Khi máy cắt của đường cáp nhảy do bảo vệ tác động, không cho phép
đóng lại đường cáp này. Cấp điều độ điều khiển phải giao cho đơn vị quản lý
vận hành đường cáp tiến hành thí nghiệm, kiểm tra cách điện của đường cáp
này. Chỉ sau khi đơn vị quản lý xác nhận đường cáp đủ tiêu chuẩn vận hành
hoặc đường cáp nhảy là do bảo vệ rơle tác động nhầm, cấp điều độ điều khiển
mới được phép đóng lại đường cáp này.
2. Đối với trường hợp đường cáp chỉ là đoạn ngắn của của đường dây
trên không, nếu không có quy định riêng thì chỉ cho phép đóng lại 1 lần (kể cả
lần tự đóng lại không thành công). Nếu đóng lại không thành công, nhân viên
vận hành phải tiến hành phân đoạn (nếu có phân đoạn) để đóng lại đường dây
trên không theo quy định và thực hiện thí nghiệm kiểm tra cách điện đoạn cáp
của đường dây này.
Điều 3: Trong trường hợp sự cố, đối với đường cáp có cấp điện áp < 35kV có
thể cho phép vận hành quá tải, thời gian và dòng quá tải cho phép phụ thuộc
vào tải của đường cáp này trước đó theo quy định của nhà chế tạo hoặc quy
định riêng của đơn vị quản lý. Đối với đường cáp có cấp điện áp ≥ 35kV
không cho phép vận hành quá tải nếu không có quy định về quá tải của nhà

chế tạo.

Chương IV: BẢO TRÌ VÀ THÍ NGHIỆM MÁY CẮT
4.1. Lưu ý chung:
Đây là loại máy cắt chân không có cấu tạo đơn giản và chắc chắn với
thời gian vận hành lâu dài.
- Bộ truyền động và khối cắt chân không, không phải bảo trì trong suốt
thời gian vận hành mà chỉ yêu cầu kiểm tra giám sát. Quá trình bảo trì theo
quy trình riêng.

7


- Trước khi thực hiện quá trình bảo trì và kiểm tra: Máy cắt phải được cắt
ra, lò xo tích năng phải được giải trừ. Cắt nguồn cung cấp nhị thứ và sấy.
4.2. Kiểm tra và thử nghiệm các chức năng chủ yếu bằng mắt và thao
tác đơn giản:
4.2.1. Kiểm tra chung thiết bị đóng cắt:
Kiểm tra trước tiên là bằng mắt: Nhiễm bẩn, han gỉ, ăn mòn. Hoặc hiện
tượng không tích năng được bằng điện.
Kiểm tra điều kiện của các thiết bị đóng cắt: Độ chính xác, đều đặn, ổn
định…
Tiến hành kiểm tra thường xuyên hơn khi có điều kiện vận hành không
bình thường (bao gồm cả điều kiện về khí hậu) hay môi trường nhiễm bẩn
nặng, ăn mòn…
Kiểm tra bằng mắt tiếp điểm phân chia. Bề mặt của tiếp điểm phải sạch,
tránh tiếp xúc không tốt gây phát nhiệt.
Trong trường hợp xảy ra bất thường thì phải tiến hành đo đạc đại tu.
4.2.2. Cơ cấu tích năng của bộ truyền động:
Tiến hành kiểm tra thử nghiệm các chức năng của bộ truyền động sau

5000 lần đóng cắt hoặc sau 4 năm vận hành. Trước khi tiến hành thử nghiệm
phải cắt máy cắt và thực hiện: Đưa máy cắt ra vị trí thí nghiệm, cắt nguồn
cung cấp nhị thứ và sấy.
Kiểm tra thử nghiệm chức năng sau:
Với ngăn lộ chưa có tải: Tiến hành đóng cắt thử vài lần.
Cắt nguồn cấp động cơ tích năng. Giải trừ lo xo tích năng bằng cách
dùng nút ấn đóng và cắt máy cắt.
Kiểm tra bằng mắt sự bôi trơn tiếp điểm phân chia, bề mặt trượt của nó.
Kiểm tra sự làm việc chính xác của thiết bị điện và cơ khí. Chú ý đặc
biệt đến liên động.
Vặn xiết chặt bulông và ốc vít theo màu đánh dấu của nhà sản xuất.

8


Kiểm tra bulông và ốc vít theo mômen vặn
-

Kiểm tra bôi trơn tay đòn, ổ trục và bạc

Bôi trơn bạc, trục

9


Bôi trơn bạc bên phải (nhìn máy cắt từ phía trước)

Bôi trơn bạc bên trái (nhìn máy cắt từ phía trước)

10



Chương V: TỦ HỢP BỘ ZS1
1. Giới thiệu tủ hợp bộ:
Máy cắt VD4, dao phụ tải NAL-F được đặt trong tủ hợp bộ UniGear ZS1
1. Ngăn hạ áp (thiết bị điều
khiển bảo vệ)
2. Thông khí
3. Nắp đậy
4. Ngăn máy cắt VD4
5. Ngăn cáp xuất tuyến
6. Phía ghép nối tủ bên cạnh
7. Thanh cái

Hình 1: Các ngăn của tủ hợp bộ
2. Liên động và bảo vệ để tránh thao tác không đúng:
2.1 Liên động bên trong tủ:
Nhằm ngăn chặn trường hợp vận hành thao tác nhầm, không đúng và
những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra cho người và thiết bị, vì thế nội bộ
tủ được thiết kế một loạt các liên động.
- Các bộ phận kéo ra được chỉ có thể di chuyển từ vị trí thử nghiệm hoặc
cách ly và trở lại khi máy cắt và dao tiếp địa đã cắt.
- Máy cắt chỉ có thể đóng được khi nó đã ở vị trí thử nghiệm hoặc vận
hành.
11


- Tủ được trang bị hợp bộ điều khiển bảo vệ REF542 plus ngăn chặn,
bảo vệ khỏi những trục trặc có thể xảy ra đối với thiết bị đóng cắt.
- Ở vị trí vận hành hoặc thử nghiệm, máy cắt có thể được cắt bằng tay

khi không có nguồn điều khiển (liên động điện từ).
- Việc cắm và tháo giắc điều khiển (nối giữa máy cắt và ngăn hạ áp điều
khiển) chỉ được thực hiện khi máy cắt ở vị trí thử nghiệm hoặc cách ly.
- Dao tiếp địa chỉ có thể đóng được nếu máy cắt ở vị trí thử nghiệm/ cách
ly hoặc ở ngoài tủ hợp bộ (liên động cơ khí).
- Nếu dao tiếp địa ở vị trí đóng, máy cắt không thể chuyển dịch từ các vị
trí (thử nghiệm, cách ly) vào vị trí làm việc (do liên động cơ khí).
2.2 Liên động cửa tủ:
- Các thiết bị (máy cắt, khởi động từ) không thể đưa vào vị trí vận hành
nếu cửa của các bộ phận đang mở.
- Cửa của các thiết bị (máy cắt, khởi động từ) không thể mở được nếu
các thiết bị đang ở vị trí vận hành hoặc vị trí không xác định.
- Dao tiếp địa không thể thao tác được nếu cửa ngăn cáp xuất tuyến mở.
- Cửa của ngăn cáp xuất tuyến không thể mở được nếu dao tiếp địa cắt.
Chú ý:
2.3 Liên động giữa các tủ:
- Tiếp địa thanh cái chỉ đóng được khi tất cả các thiết bị liên quan đến
thanh cái đó được kéo ra ở vị trí thử nghiệm hoặc cách ly (liên động điện).
- Khi tiếp địa thanh cái đóng, các thiết bị liên quan đến thanh cái đó
không thể đưa từ vị trí thử nghiệm hoặc cách ly vào vị trí vận hành (liên động
cơ khí).
2.4 Thiết bị khóa:
- Các màn chắn độc lập an toàn khóa cho mỗi tủ khi bộ phận máy cắt
được kéo di chuyển ra.
- Lối vào trụ thao tác của dao tiếp đất có thể cấm bằng khóa.
- Lối vào khe trượt giá đỡ của máy cắt có thể cấm bằng khóa.
- Lối vào bộ phận máy cắt và bộ phận đấu cáp có thể cấm bằng khóa.
2.5 Liên động trong tủ của dao phụ tải:
- Dao tiếp địa chỉ có thể đóng được khi dao phụ tải cắt và lò xo của dao
phụ tải đã được tích năng. Dao tiếp địa và dao phụ tải có liên động cơ khí qua

lại với nhau.
- Cửa của ngăn cao áp chỉ có thể mở được nếu tiếp địa đóng. Trong quá
trình đóng tiếp địa, tấm chắn cách điện tự động chèn vào tạo khoảng cách với
dao phụ tải để tăng độ an toàn. Tấm chắn này tự động trở về vị trí đầu trong
quá trình cắt dao tiếp địa.
Chương VI: CẦU DAO PHỤ TẢI NAL-F
12


1. Giới thiệu cầu dao phụ tải 24kV:
Cầu dao phụ tải được lắp đặt cho các ngăn lộ phụ tải có công suất nhỏ
không có điện dung lớn (ví dụ: cấp cho MBA tự dùng, động cơ… )
Ký hiệu chung cầu dao phụ tải NAL-F-24-X1-X2-X3-X4-X5
NAL
F
24
X1
X2
X3
X4
X5

Cầu dao phụ tải
Cầu chì
Điện áp định mức 24kV
Giá trị dòng định mức (400, 630, 1250 A)
Kiểu loại tích năng lượng (K: Cơ cấu trượt, A: Năng lượng lò
xo tích năng, KS: Cơ cấu tác động trượt chốt)
Khoảng cách trụ cực (235 mm hoặc 275mm)
R: thao tác phía tay phải, L thao tác phía tay trái

E: thiết bị nối đất

Trạm 220kV Đình Vũ sử dụng cầu dao phụ tải loại: NAL-F-24-4-A-275R theo tiêu chuẩn IEC 62271-200. Do ABB Malaysia sản xuất năm 2005.
2. Các đặc tính kỹ thuật:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Thông số kỹ thuật
Điện áp định mức
Điện áp định mức của hệ thống
Dòng định mức dao phụ tải
Dòng định mức cầu chì
Dòng định mức thanh cái
Dòng ngắn mạch định mức (Độ bền
nhiệt)
Thời gian chịu được dòng ngắn mạch
định mức
Dòng xung định mức chịu được (Độ
bền cơ)
Cấp cách điện định mức
Tần số định mức của hệ thống


3. Cấu tạo chung:

13

Đơn vị
kV
kV
A
A
A

Giá trị
24
23
400
16
2500

kA

25

s

3

kA

63


kV
Hz

50/125
50


1 Ngăn hạ áp
2. Ngăn dao phụ tải
3. Ngăn cáp đầu vào
4. Dao tiếp địa
5. Sứ cách điện.
6. Cầu chì
8. Cầu chì
Hình 3.1: Tủ hợp bộ dao phụ tải
4. Thao tác dao phụ tải:
4.1. Điều kiện thao tác:
- Điều kiện thao tác dao phụ tải:

STT
Điều kiện thao tác
1
Áptomát cấp nguồn liên động tại các
tủ L01(tủ dao phụ tải), (tủ máy biến
14

Ghi chú
Đóng



điện áp thanh cái)
2

Lò xo dao phụ tải phải được tích năng

3

Xác định chỉ thị trạng thái của dao

4

Tiếp địa thanh cái đã cắt. Cuộn dây
K501 tại tủ TU được cấp nguồn

5

Nam châm điện từ Y1 hút chốt, nắp
đậy hốc thao tác có thể mở ra được.

6

Tiếp địa của dao phụ tải đã cắt

Kiểm tra trạng thái lò
xo đã tích năng
Chỉ đóng được khi dao
phụ tải đã cắt.
Chỉ cắt được khi dao
phụ tải đã đóng.

Kiểm tra trạng thái tiếp
địa thanh cái xác định đã cắt.
Có thể mở nắp đậy và
đưa cần thao tác dao phụ tải
vào.
Liên động cơ khí giữa
dao phụ tải và tiếp địa.

- Điều kiện thao tác tiếp địa của dao phụ tải:
STT
1
2
3

Điều kiện thao tác
Lò xo dao phụ tải đã được
tích năng
Xác định trạng thái của dao
tiếp địa
Dao phụ tải đã cắt

Ghi chú
Kiểm tra trạng thái tích năng đầy đủ
của lò xo.
Chỉ thị trạng thái dao tiếp địa tương
ứng với trạng thái thực.
Kiểm tra xác định trạng thái dao phụ tải
đã cắt.

4.2. Thao tác dao phụ tải:

4.2.1. Thao tác đóng dao phụ tải:
Bước 1: Kiểm tra điều kiện liên động đóng dao phụ tải đã thỏa mãn.
Bước 2: Trạng thái dao phụ tải đang cắt.
Bước 3: Tích năng lò xo cho dao phụ tải.
Bước 4: Xoay cần thao tác theo chiều kim đồng hồ 1 góc 45 độ
4.2.2. Thao tác cắt dao phụ tải:
Bước 1: Kiểm tra dao phụ tải đang đóng.
Bước 2: Xoay nhẹ cần thao tác theo chiều ngược kim đồng hồ
4.2.3. Thao tác dao tiếp địa:
Bước 1: Kiểm tra dao phụ tải đã cắt.
Bước 2: Kiểm tra lò xo tích năng dao phụ tải đã tích năng.
Bước 3: Xoay cần thao tác theo chiều đóng (cắt).

Phụ lục 1: Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy cắt và bộ truyền động
1. Cấu tạo chung:
15


1. Tay đòn tích năng lò xo
đóng( chế độ tích năng bằng
tay)
2. Chỉ thị trạng thái của máy cắt
3. Bảng thông số định mức
4. Nút cắt
5. Nút đóng
6. Chỉ thị lò xo đóng đã tích
năng/không được tích năng
7. Bộ đếm số lần đóng cắt
8. Tiếp điểm phân chia


16

9 Ray trượt
10.Xe nâng
11.Khóa chốt định vị xe nâng
12. Giải trừ khóa kém áp
13.Kẹp khóa socket tiếp điểm
14.Bộ kết nối
15.Đầu nối cáp
16.Tay quay đưa máy cắt vào ra
17.Tay kéo


Hình 1.1 Hình khối máy cắt

A. A. Tiếp điểm phụ
trạng thái của MC
B. Cơ cấu động cơ
tích năng
C. Tay đòn tích năng
D. Chỉ thị trạng thái
MC
E.Đếm số lần đóng
cắt
F. Đầu nối
G. Chỉ thị trạng thái
tích năng lò xo
H. Bộ giải phóng
MC khỏi chế độ
vận hành

I. Nút đóng
L.Nút cắt
M. Nam châm điện
từ khóa BTĐ
N. Điện trở cuộn cắt
O. Tiếp điểm
chuyển tiếp
P. Tiếp điểm trạng
thái tích năng lò
xo
Hình 1.2: Cấu tạo bộ truyền động
2. Nguyên lý làm việc:
2.1 Nguyên lý dập hồ quang:
17


1.
2.
3.
4.

Đầu dẫn dòng phía trên
Khối cắt chân không
Vỏ epoxy
Ống chân không của tiếp
điểm động
5. Đầu dẫn dòng phía dưới
6. Bộ nối mềm
7. Chạc lò xo giằng
8. Thanh giằng

9. Trụ định vị, gia cố
10.Nối với BTĐ

Hình 2.1a: Khối cắt chân không được đặt trong trụ cực epoxy
1. Ống chân không đầu nối
2. Vòng xoắn bảo vệ
3. Hộp xếp dưới
4. Buồng cắt
5. Hộp ngăn hồ quang
6. Sứ cách điện
7. Vỏ chắn
8. Tiếp điểm
9. Đầu nối
10.Buồng cắt

Hình 2.1b: Cấu tạo buồng cắt chân không

18


Hồ quang phân tán

Hồ quang tập trung trên Hồ quang tập trung trên
anode
anode và cathode
Hình 2.1c: Sơ đồ minh họa quá trình hồ quang phân tán đến hồ quang tập
trung

Hình 2.1d: Thay đổi dòng và áp trong quá trình dập hồ quang
Trong buồng cắt chân không: Hồ quang điện bắt đầu khi tiếp điểm tách

ra và được duy trì cho đến khi dòng qua điểm 0, và bị ảnh hưởng bởi từ
trường.
Hồ quang chân không phân tán, hoặc tập trung: Khi tiếp điểm tách ra, bề
mặt cathode đạt tới nhiệt độ nóng chảy, các ion kim loại được sinh ra và hồ
quang phát sinh. Hồ quang mở rộng toàn bộ bề mặt tiếp điểm và phân tán bởi
áp lực do nhiệt độ tăng cao.
Khi dòng đạt giá trị định mức thì hồ quang điện luôn là loại phân tán. Sự
ăn mòn tiếp điểm là rất ít.
Khi giá trị dòng cắt tăng vượt quá giá trị định mức thì hồ quang điện
phân tán chuyển thành hồ quang điện tập trung. Nhờ hiệu ứng Hall.
Để tránh quá nhiệt hoặc ăn mòn tiếp điểm, hồ quang được giữ xoáy cùng
tiếp điểm động bởi từ trường quay như hình vẽ.
Nhờ cắt dán đoạn trạng thái hồ quang nén xuống áp lực thấp 10 -4 ÷10-8
mbar, duy nhất chỉ cần một khe hở tiếp xúc nhỏ vừa đủ để tạo ra độ bền điện
môi để dập tắt hồ quang.
19


2.2 Rơle chống giã dò:
Bộ truyền động EL của VD4 được trang bị rơle chống giã dò để tránh
máy cắt đóng lại do tín hiệu đóng còn duy trì.
Khi ta đưa đồng thời lệnh đóng (duy trì) và 1 lệnh cắt theo nguyên lý thì
máy cắt sẽ cắt và tiếp theo là đóng. Rơle chống giã dò làm việc và không cho
quá trình này xảy ra. Rơle đảm bảo mỗi quá trình đóng, tiếp theo là 1 quá
trình cắt duy nhất. Và không có quá trình đóng nào tiếp theo.
Để thực hiện quá trình đóng khác: Lệnh đóng trước đó phải được giải trừ
và thực hiện thao tác đóng mới.
Rơ le chống giã dò chỉ cho phép thực hiện đóng khi các điều kiện sau
đồng thời thảo mãn: Lò xo được tích năng đủ, nút cắt hoặc cuộn cắt không
khởi động, máy cắt đang ở trạng thái cắt.

Dao tiếp địa chỉ có thể thao tác được nếu cửa của ngăn cáp đầu vào
đóng.

Phụ lục 2: Vận chuyển bảo quản tủ hợp bộ
1. Kiểm tra khi nhận hàng:
Các tủ được đóng gói khi vận chuyển (có bọc kín bằng Polythen, có các
túi hút ẩm bên trong).
Trước khi đóng gói vận chuyển các phụ kiện bên trong tủ như ( thanh
cái, vật liệu, phụ kiện…) được đóng gói riêng.
20


Các lỗ hổng ở vị trí thanh cái tháo ra của các tủ được niêm phong kín
tạm thời nhằm chống xâm nhập của độ ẩm trong thời gian vận chuyển.
Trong các tủ khi vận chuyển đều có gắn kèm các hạt chống ẩm, khi thấy
màu sắc các hạt trong túi chuyển sang màu hồng 40% phải thay túi mới.
Khi vận chuyển phải theo phương thẳng đứng, có biện pháp ngăn gây hư
hại cho thiết bị và con người (trường hợp đặc biệt có thể vận chuyển theo
phương nằm ngang ).
Số kiện và khối lượng các thùng hàng được nêu trong bảng liệt kê vận
chuyển đi kèm theo.
Khi nhận hàng, phải kiểm tra tất cả các thùng hàng đã đến (xem trong
bảng liệt kê vận chuyển) xem có bị hư hại không. Nếu có bất kỳ hư hỏng nào
thì thông báo cho đại diện ABB nơi gần nhất.
2. Lưu giữ:
Các tủ có đóng gói hoặc không đóng gói.
Phòng lưu giữ phải khô ráo và điều kiện thông gió tốt, nhiệt độ trong
phòng không được thấp dưới -50C, không quá 400C. Không bị ảnh hưởng tác
động của môi trường và tác động cơ khí vào tủ. Thường xuyên kiểm tra định
kỳ các tủ nhằm phát hiện các ảnh hưởng xấu đến thiết bị và có biện pháp xử

lý kịp thời.

21



×