Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng cho công ty trách nhiệm hữu hạn hạnh hường trên nền tảng winform

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ

H

uế

----------

nh

tế

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ki

XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG

c

CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

Đ

ại

họ

HẠNH HƯỜNG TRÊN NỀN TẢNG WINFORM



SVTH

:Hoàng Phẩm Cương

Lớp

: K47 Tin Học Kinh Tế

Niên khoá: 2013-2017

Huế, 05 / 2017

Giáo viên hướng dẫn
TS. Nguyễn Thanh Tuấn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................8
2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................10
5. Dự kiến kết quả đạt được của đề tài ..................................................................10
6. Kết cấu của đề tài .................................................................................................10

uế

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÍ


H

BÁN HÀNG ..................................................................................................................12
1.1 Tổng quan về hệ thống thông tin quản lý ........................................................12

tế

1.1.1 Khái niệm về hệ thống thông tin quản lý .............................................................12

nh

1.1.1.1 Hệ thống và hệ thống quản lý.................................................................12

Ki

1.1.1.2 Hệ thống thông tin quản lý .....................................................................12
1.1.1.3. Hệ thống thông tin quản lý bán hàng ....................................................12

c

1.1.1.4. Các loại thông tin quản lý .....................................................................13

họ

1.1.2 Các bước phát triển hệ thống thông tin ................................................................13

ại

1.1.2.1 Khái niệm quy trình phát triển hệ thống thông tin .................................13


Đ

1.1.2.2. Giới thiệu về mô hình thác nước ...........................................................13
1.2. Tổng quan về nền tảng lập trình .Net Framework ........................................16
1.3.Tổng quan về môi trường phát triển tích hợp Microsoft Visual Studio và
ngôn ngữ lập trình C Sharp (C#) ...........................................................................17
1.3.1 Môi trường phát triển tích hợp Microsoft Visual Studio......................................17
1.3.2. Ngôn ngữ lập trình C Sharp(C#) .........................................................................19
1.4. Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS SQLServer ...............................21
1.4.1. Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu có cấu trúc (SQL - Structure Query Language) .......21
1.4.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server .................................................................22
1.5 Giới thiệu về mô hình ba lớp ............................................................................24
1


CHƯƠNG 2: BÀI TOÁN VỀ QUẢN LÝ BÁN HÀNG CHO CÔNG TY TNHH
HẠNH HƯỜNG........................................................................................................... 27
2.1 Khảo sát hiện trạng và lập dự án ..................................................................... 27
2.2 Giới thiệu chung Công ty TNHH Hạnh Hường và quy trình bán hàng của
công ty ....................................................................................................................... 27
2.3. Công tác quản lý bán hàng của Công ty và mô tả bài toán- ......................... 30
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG CHO CÔNG
TY TNHH HẠNH HƯỜNG ....................................................................................... 33

uế

3.1. Phân tích hệ thống quản lý bán hàng cho Công ty TNHH Hạnh Hường ... 33
3.1.1. Phân tích các nghiệp vụ trong hệ thống .............................................................. 33

H


3.1.1.1. Quản lý bán hàng .................................................................................. 33

tế

3.1.1.2. Quản lý thông tin nhập hàng................................................................. 34

nh

3.1.1.3. Quản lý thanh toán ........................................................................................... 34
3.1.1.4. Quản lý kho hàng ............................................................................................. 34

Ki

3.1.1.5. Quản lý về mặt thống kê báo cáo. .................................................................... 34

họ

c

3.1.2 Sơ đồ chức năng ( BFD – Business Function Diargam) ...................................... 35
3.1.3. Sơ đồ luồng thông tin của hệ thống..................................................................... 35

ại

3.1.4. Sơ đồ luồng dữ liệu ( DFD- Data Flow Datagram )............................................ 36

Đ

3.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu ....................................................................................... 44

3.2.1.Thiết kế cơ sở dữ liệu logic .................................................................................. 45
3.2.1.1. Sơ đồ quan hệ thực thể ( ERD- Entity Relationship Diagram) ............ 45
3.3.3.Các thuật toán cơ bản của chương trình ............................................................... 53
3.3.3.1. Thuật toán đăng nhập chương trình ..................................................... 54
3.3.3.2. Thuật toán lập hóa đơn bán hàng ......................................................... 55
3.3.3.3. Thuật toán sửa thông tin ....................................................................... 56
3.3.4. Sơ đồ chức năng hệ thống ........................................................................ 58
3.3.5. Sơ đồ quan hệ của cơ sở dữ liệu .......................... Error! Bookmark not defined.
3.4 Thiết kế giao diện .................................................................................................... 59
2


KẾT LUẬN ..................................................................................................................63
1.Kết quả đạt được của đề tài .................................................................................63
2.Hạn chế của đề tài .................................................................................................63

Đ

ại

họ

c

Ki

nh

tế


H

uế

3.Hướng phát triển...................................................................................................63

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

1

ADO .NET

2

BFD

Business Function Diagram ( Sơ đồ chức năng )

3

BLL

Business Logic Layers (Lớp logic nghiệp vụ)


4

CD

Context Diagram (Sơ đồ ngữ cảnh)

5

CLR

Common Language Runtime (Thời gian chạy ngôn ngữ
chung)

6

CSDL

Cơ sở dữ liệu

7

DAL

Data Access Layers (Lớp truy cập dữ liệu)

8

DFD

Data Flow Diagram (Sơ đồ luồng dữ liệu)


9

DTS

Data Transformation Service (Công cụ chuyển đổi dữ
liệu)

10

GUI

Graphical User Interface (Giao diện người dùng đồ họa)

11

IDE

Integrate Development Environment (Môi trường tích
hợp phát triển)

12

IFD

Information Flow Diagrama ( Sơ đồ luồng thông tin )

13

MSIL


14

NT

Network Technology (Công nghê mạng)

PL

Presentation Layers (Lớp trình bày)

họ

c

Ki

nh

tế

H

uế

Microsoft ActiveX Data Objects.NET

MicroSoft Intermediate Language (Ngôn ngữ trung gian)

ại


Đ

15

Diễn giải

16

SQL

17

TNHH

18

XAML

19

XML

Structure Query Language ( Cấu trúc ngôn ngữ truy vấn)
Trách nhiệm hữu hạn
Extensible Application Markup Language (Ứng dụng của
ngôn ngữ đánh dấu mở rộng)
Extensible Markup Language (Ngôn ngữ đánh dấu mở
rộng)


4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Cấu trúc bảng “DANH MỤC KHÁCH HÀNG”……………………….. ... 46
Bảng 3.2: Cấu trúc bảng “DANH MỤC HÀNG HÓA”…………………………… .. 46
Bảng 3.3: Cấu trúc bảng “CHI TIẾT HÓA ĐƠN BÁN HÀNG”………………….. .. 47
Bảng 3.4: Cấu trúc bảng “HÓA ĐƠN BÁN HÀNG”……………………………… .. 47

uế

Bảng 3.5: Cấu trúc bảng “NHÂN VIÊN BÁN HÀNG”…………………………… .. 47

H

Bảng 3.6: Cấu trúc bảng “NHÀ CUNG CẤP”…………………………………….. .. 48

tế

Bảng 3.7: Cấu trúc bảng “CHI TIẾT ĐƠN HÀNG”……………………………….... 49

nh

Bảng 3.8: Cấu trúc bảng “PHIẾU NHẬP HÀNG”………………………………… .. 48

Ki

Bảng 3.9: Cấu trúc bảng “CHI TIẾT PHIẾU NHẬN HÀNG”……………… ........ …49


họ

c

Bảng 3.10 : Cấu trúc bảng "CHI TIẾT PHIẾU ĐẶT HÀNG"………………… .. …...50
Bảng 3.11: Cấu trúc bảng "TỒN KHO"………………………………… .. …….…….51

Đ

ại

Bảng 3.12: Cấu trúc bảng"THÔNG TIN HÀNG"……………………… .. ……..……52

5


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1.1 Mô hình thác nước ......................................................................................... 14
Hình 1.2: Các thành phần của SQL Server ................................................................... 23
Hình 1.3: Kiến trúc mô hình 3 lớp ................................................................................ 25
Hình 2.1 Sơ đồ phân phôi bán hàng của Công ty TNHH Hạnh Hường........................ 27

Đ

ại

họ

c


Ki

nh

tế

H

uế

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức của quản lý bán hàng trong Công ty ....................................... 30
Hình 3.1. Sơ đồ chức năng của HTTT quản lí bán hàng tại Công ty TNHH Hạnh
Hường ............................................................................................................................ 35
Hình 3.2 Sơ đồ luồng thông tin của HTTT quản lí bán hàng tại Công ty TNHH Hạnh
Hường ............................................................................................................................ 36
Hình 3.3. Sơ đồ ngữ cảnh của HTTT quản lý bán hàng tại Công ty TNHH Hạnh
Hường ............................................................................................................................ 38
Hình 3.4. Sơ đồ DFD mức 0 – HTTT quản lí bán hàng tại Công ty TNHH Hạnh
Hường ............................................................................................................................ 39
Hình 3.5 Sơ đồ DFD mức 1 của tiến trình bán hàng ..................................................... 40
Hình 3.6 Sơ đồ DFD mức 1 của tiến trình nhập hàng ................................................... 41
Hình 3.7 Sơ đồ DFD mức 1 của tiến trình xử lý thanh toán ......................................... 42
Hình 3.8 Sơ đồ DFD mức 1 của tiến trình xử lý kho hàng ........................................... 43
Hình 3.9 Sơ đồ DFD mức 1 của tiến trình lập báo cáo. ................................................ 44
....................................................................................................................................... 46
Hình 3.10. Sơ đồ quan hệ thực thể HTTT quản lí bán hàng tại Công ty TNHH Hạnh
Hường ............................................................................................................................ 46
Hình 3.11. Sơ đồ cấu trúc dữ liệu HTTT quản lí bán hàng tại Công ty TNHH Hạnh
Hường ............................................................................................................................ 47

Hình 3.12. Sơ đồ quan hệ của cơ sở dữ liệu................................................................. 53
Hình 3.13 Thuật toán đăng nhập chương trình. ............................................................ 54
Hình 3.14. Thuật toán lập hóa đơn bán hàng. .............................................................. 55
Hình 3.16. Thuật toán xóa dữ liệu. ............................................................................... 57
Hình 3.17. Sơ đồ chức năng của hệ thống thông tin quản lý bán hàng........................ 58
Hình 3.18 Giao diện Đăng nhập .................................................................................. 59
Hình 3.19
Hình 3.20
Hình 3.21
Hình 3.22
Hình 3.23

Giao diện trang chính .................................................................................. 59
Giao diện quản lý nhân viên........................................................................ 60
Giao diện quản lý khách hàng ..................................................................... 60
Giao diện Hóa đơn bán hàng ....................................................................... 61
Giao diện nhà cung cấp ............................................................................... 61

6


Đ

ại

họ

c

Ki


nh

tế

H

uế

Hình 3.24 Giao diện thông tin hàng ............................................................................. 62
Hình 3.25 Giao diện báo cáo đặt hàng ......................................................................... 62

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ kinh tế phát triển như hiện nay thì việc mua bán và trao đổi diễn ra
bằng nhiều hình thức mà hình thức chủ yếu là xây dựng một của hàng để thực hiện việc
trao đổi mua bán, để thực hiện quá trình mua bán giữa người mua và cửa hàng, giữa cửa
hàng với nhà cung cấp thì chúng ta phải có công tác quản lý tốt, để đáp ứng được các
yêu cầu đó thì rất cần những ứng dụng tin học đặc biệt là các phần mềm quản lý bán
hàng.

uế

Trong thời đại hiện nay công nghệ thông tin có mặt trong hầu hết các lĩnh vực cuộc
sống, sự ra đời của công nghệ thông tin là thành quả vĩ đại nhất của con người và đặc

H


biệt nó là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý trong kinh doanh hay các

tế

lĩnh vực khác như y học, giáo dục...

Việc quản lý thông tin của từng công ty, từng tổ chức đang là nhu cầu cấp thiết

nh

đảm bảo việc các phản hồi của các thông tin là chính xác và nhanh chóng phục vụ tốt

Ki

cho công tác quản lý.

Trong việc quản trị bán hàng, hệ thống thông tin quản lý sẽ giúp đạt được sự

họ

c

thông hiểu nội bộ, thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt được lợi
thế cạnh tranh. Với bên ngoài, hệ thống thông tin quản lý giúp nắm bắt được nhiều

ại

thông tin về khách hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tạo đà cho


Đ

sự phát triển. Đặt biệt với các hệ thống tổ chức phức tạp thì hệ thống thông tin quản lý
là tất yếu và nếu thực hiện tốt sẽ mang lại lợi ích to lớn.
Công ty TNHH Hạnh Hường là một Công tychuyên phân phối sỉ lẻ các mặt
hàng nước giải khát , doanh thu hằng năm là 2 - 3 tỷ đồng và là một Công tysố 1 ở
huyện Nam Đông hiện tại.
Tuy nhiên việc quản lý hoạt động kinh doanh như hoạt động quản lý khách
hàng, quản lý các nhà cung cấp, quản lý xuất kho, nhập kho... của Công tyhiện đang
gặp rất nhiều khó khăn do quản lý hoàn toàn bằng công cụ Microsoft Office Excel nên
sự liên kết giữa các hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp và các nhà cung cấp chưa
thống nhất và tốn kém rất nhiều thời gian và công sức. Từ đó đặt ra vấn đề là cần thiết
8


phải có một hệ thống quản lý hoạt động bán hàng cho các đại lý, bổ sung các thiếu sót,
cải thiện các điểm bất cập còn tồn tại và nâng cao hơn hiệu quả quản lý, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của đại lý gặp nhiều thuận lợi.
Từ những lí do trên tôi chọn xây dựng: “Phần mềm quản lí bán hàng trên nền
tảng ngôn ngữ C#, Windown Form” cho chuyên đề cuối khoá của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
*Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở tìm hiểu quy trình quản lý bán hàng ở Công ty TNHH Hạnh Hường
trên địa bàn huyện Nam Đông cũng như qui trình xây dựng phần mềm đã tham khảo

uế

trong quá trình khảo sát thực tế tôi tiến hành xây dựng phần mềm quản lí bán hàng cho

H


Công ty TNHH Hạnh Hường.

tế

*Mục tiêu cụ thể:

- Nghiên cứu và nắm bắt các qui trình nhập hàng và xuất hàng cũng như hàng

nh

tồn kho của Công tyđối với nhà cung cấp và ngược lại.

Ki

- Nghiên cứu các nền tảng lập trình được sử dụng trong quá trình xây dựng hệ

c

thống: SQL Server , Visua Studio C#, Crystal Report.

họ

- Hiểu và nắm rõ qui trình xây dựng, phát triển hệ thống thông tin quản lý .
- Xây dựng phần mềm quản lí bán hàng cho Công ty TNHH Hạnh Hường.

ại

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đ

* Đối tượng nghiên cứu:
- Các hoạt động trao đổi mua bán, nghiệp vụ lưu trữ, nghiệp vụ quản lí bán
hàng của Công ty TNHH Hạnh Hường.
- Các qui trình bán hàng của nhân viên trong thực tế
- Nền tảng lập trình phần mềm quản lí: SQL Server, Visua Studio C#,Crystal
Report.
- Các quy trình xây dựng, phát triển hệ thống thông tin quản lý.
* Phạm vi nghiên cứu

9


- Không gian: Phần mềm xây dựng dựa trên quá trình khảo sát các qui trình
nghiệp vụ của Công ty TNHH Hạnh Hường.
- Thời gian: Từ ngày 6-2-2017 đến ngày 30-4-2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để xây dựng phần mềm quản lí bán hàng cho Công ty TNHH Hạnh Hường tôi
đã sử dụng các phương pháp sau:
-Phương pháp thu thập thông tin:
+ Quan sát: trực tiếp quan sát các qui trình nghiệp vụ của nhân viên tại Công ty
TNHH Hạnh Hường

uế

+ Thu thập tài liệu: thông qua quá trình tìm hiểu qua các phương tiện truyền

H


thông, báo đài đặc biệt là Internet. Giúp có cái nhìn tổng quát giúp cho việc xây dựng

tế

phần mềm có tính thiết thực hơn.

+ Phỏng vấn: trực tiếp hỏi những nghiệp vụ cũng như các qui trình từ nhân viên

nh

và ban lãnh đạo của Công tyđể nắm được tâm tư mong muốn của công ty, từ đó đưa ra
Phương pháp xây dựng phát triển hệ thống thông tin:

c

Dựa vào những thông tin và các qui trình nghiệp vụ đã thu thập được tiến hành phân

họ

tích, đánh giá rồi tiến hành thiết kế xây dựng phần mềm chuẩn hóa dữ liệu và cài đặt

ại

hệ thống.

5. Dự kiến kết quả đạt được của đề tài

Đ

-


Ki

được hướng đi mang lại tính hiệu quả cao cho công ty.

- Nắm vững các qui trình nghiệp vụ quản lí bán hàng.
- Nắm vững các công cụ nền tảng hỗ trợ trong quá trình xây dựng phần mềm
quản lí bán hàng.
- Hiểu và vận dụng thành thạo quá trình xây dựng và phát triển hệ thống thông
tin quản lý.
- Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng cho Công ty TNHH Hạnh Hường.
6. Kết cấu của đề tài

10


Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được xây dựng qua 3
chương.
Chương 1: Cở sở lý luận về phát triển hệ thống thông tin quản lí bán hàng
Chương 2: Bài toán về quản lí bán hàng Công ty TNHH Hạnh Hường.
Chương 3: Xây dựng phần mềm quản lí bán hàng cho Công ty TNHH Hạnh

Đ

ại

họ

c


Ki

nh

tế

H

uế

Hường

11


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG
PHẦN MỀM QUẢN LÍ BÁN HÀNG
1.1 Tổng quan về hệ thống thông tin quản lý
1.1.1 Khái niệm về hệ thống thông tin quản lý
1.1.1.1 Hệ thống và hệ thống quản lý
Hệ thống là tập hợp các phần tử tương tác được tổ chức nhằm thực hiện một
mục đích xác định. Các phần tử ở đây là tập hợp các phương tiện vật chất và nhân lực.
Tổ chức tạo thành một hệ thống mở, nghĩa là liên hệ với một môi trường. Một

H

Đặc điểm cơ bản của hệ thống là tính tự động.

uế


số phần tử của hệ thống có sự tương tác với bên ngoài (cung ứng, thương mại, v.v…).

tế

Hệ thống quản lý là một hệ thống có một mục đích mang lại lợi nhuận hoặc lợi
ích nào đó. Đặc điểm của hệ thống là có sự tham gia của con người và có trao đổi

Ki

1.1.1.2 Hệ thống thông tin quản lý

nh

thông tin.

c

Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống cung cấp thông tin cho công tác quản lý

họ

của tổ chức. Hệ thống bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích,
đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho những người

ại

soạn thảo các quyết định trong tổ chức.

Đ


Hệ thống thông tin quản lý cũng là tên gọi của một chuyên ngành khoa học.
Ngành khoa học này thường được xem là một phân ngành của khoa học quản lý và
quản trị kinh doanh. Ngoài ra, do ngày nay việc xử lý dữ liệu thành thông tin và quản
lý thông tin liên quan đến công nghệ thông tin, nó cũng được coi là một phân ngành
trong toán học, nghiên cứu việc tích hợp hệ thống máy tính vào mục đích tổ chức.
1.1.1.3. Hệ thống thông tin quản lý bán hàng
Hệ thống thông tin quản lý bán hàng một hệ thống tổ chức khoa học được sử
dụng để quản lí quy trình bán hàng của một Công tyhay doanh nghiệp được hiệu quả
hơn thông qua việc công nghệ thông tin hóa nghiệp vụ, tạo cho Công tycó được môi

12


trường hiện đại đáp ứng nhanh các nhu cầu cấp thiết của xã hội, tiết kiệm được thời
gian cũng như chi phí cho công ty.
1.1.1.4. Các loại thông tin trong quản lý
Thông tin quản lý là những dữ liệu được xử lý và sẵn sàng phục vụ công tác
quản lý tổ chức. Có 3 loại thông tin quản lý trong một tổ chức, đó là thông tin chiến
lược, thông tin chiến thuật, và thông tin điều hành.
* Thông tin chiến lược:
Là thông tin sử dụng cho chính sách dài hạn của tổ chức, chủ yếu phục vụ cho
các nhà quản lý cao cấp khi dự đoán tương lai.

uế

* Thông tin chiến thuật:

H

Là thông tin sử dụng cho chính sách ngắn hạn, chủ yếu phục vụ cho các nhà


tế

quản lý phòng ban trong tổ chức.

nh

* Thông tin điều hành:

Sử dụng cho công tác điều hành tổ chức hằng ngày và chủ yếu phụ vụ cho

Ki

người giám sát hoạt động tác nghiệp của tổ chức.

c

1.1.2 Các bước phát triển hệ thống thông tin

họ

1.1.2.1 Khái niệm quy trình phát triển hệ thống thông tin

ại

Quy trình phát triển hệ thống thông tin là một tập hợp các hoặt động phương

Đ

pháp, thực nghiệm, nghiên cứu, kết quả và các công cụ tự động hóa mà các nhân sự sử

dụng để phát triển và cải thiện không ngừng hệ thống thông tin và phần mềm
Một quy trình phù hợp để phát triển hệ thống thông tin phải đảm bảo :
- Hiệu quả để cho phép nhà quản lý điều chuyển nguồn lực giữa các dự án.
- Tài liệu nhất quán nhằm giảm chi phí thời gian sống để bảo trì hệ thống (bởi
các đội phát triển khác) về sau.
- Chất lượng nhất quán xuyên suốt các dự án.
1.1.2.2. Giới thiệu về mô hình thác nước
Để xây dựng phần mềm, tác giả lựa chọn áp dụng mô hình thác nước. Mô hình thác
nước (waterfall model) là một mô hình của quy trình phát triển phần mềm, trong đó
13


quy trình phát triển giống như một dòng chảy, với các pha được thực hiện theo trật tự

nh

tế

H

uế

nghiêm ngặt và không có sự nhảy vượt.

Ki

Hình 1.1 Mô hình thác nước

họ


c

Nguồn: “Mô hình thác nước (Waterfall model) ”
Mô hình thác nước có ưu điểm dễ quản lý. Thời gian hoàn thành dự án thường

ại

được dự báo với độ chính xác hơn. Các tài liệu đầu ra của từng giai đoạn cũng được

Đ

xây dựng đầy đủ và hệ thống hơn là: phân tích yêu cầu, thiết kế triển khai thực hiện,
kiểm thử, liên kết và bảo trì. Mô hình thác nước có ưu điểm dễ quản lý. Dựa vào mô
hình thác nước trên ta sẽ có 6 bước để xây dựng 1 phần mềm:
Bước 1: Khảo sát tìm hiểu yêu cầu
Mô tả trừu tượng các dịch vụ mà hệ thống được mong đợi phải cung cấp và các
ràng buộc mà hệ thống phải tuân thủ khi vận hành. Nó chỉ có các đặc tả phẩm hạnh
bên ngoài của hệ thống mà không liên quan đến các đặc tính thiết kế. Nó phải được
viết sao cho người ta có thể hiểu được mà không cần một kiến thức chuyên môn đặc
biệt nào.

14


Bước 2: Phân tích các yêu cầu
Bước này là bước rất quan trọng vì nó là bước đầu tiên để hình thành nên 1 phần
mềm. Với sản phẩm phần mềm được xây dựng, việc hiểu đầy đủ các đặc điểm của nó
là điều không dễ. Quá trình xác định các chức năng và các ràng buộc của hệ thống gọi
là tìm hiểu và xác định yêu cầu. Để có được điều này thì cần phải trả lời câu hỏi "cái
gì-what" chứ không phải là "như thế nào-how". Tìm hiểu, xác định và phân tích yêu

cầu là bước hình thành bài toán, do vậy các yêu cầu của bài toán cần phải được tìm
hiểu và phân tích theo chiều rộng (ngang) và theo chiều sâu. Vì vậy ta cần phải tìm
hiểu và phân tích đầy đủ các tất cả các yêu cầu một cách tối ưu nhất để dễ dàng tiến

uế

hành các bước tiếp theo.
Bước 3: Thiết kế phần mềm và hệ thống

H

Xây dựng ứng dụng phần mềm là một dây chuyền các chuyển đổi, mà ở đó

tế

phân tích nhằm xác định ứng dụng sẽ thực hiện cái gì (what) còn thiết kế nhằm để trả

nh

lời câu hỏi phần mềm cụ thể sẽ như thế nào (how)? Tức là xác định cách thức thực
hiện những gì đã được đặt ra ở phần phân tích. Trong ba giai đoạn: thiết kế, cài đặt và

Ki

bảo trì thì thiết kế là giai đoạn quan trọng nhất, chịu trách nhiệm đến 80% đối với sự

c

thành công của một sản phẩm. Quá trình thiết kế tốt là cơ sở để quản lý và giảm chi


họ

phí cho công việc bảo trì phần mềm sau này.
Bước 4: Cài đặt và thử nghiệm đơn thể phần mềm

ại

Cài đặt là việc thực thi những gì đã thiết kế. Nếu trong quá trình cài đặt có xuất

Đ

hiện vấn đề thì phải quay lại sửa bản thiết kế. Cài đặt là một công đoạn trong việc phát
triển phần mềm và nó được xem là một hệ quả tất yếu của thiết kế. Tuy vậy, phong
cách lập trình và các đặc trưng của ngôn ngữ lập trình có ảnh hưởng lớn đến chất
lượng của phần mềm. Một chương trình được cài đặt tốt đem lại cho ta thuận lợi trong
việc bảo trì sau này.
Bước 5: Thử nghiệm tổng quát phần mềm
Sản phẩm phần mềm được gọi là đúng nếu nó thực hiện được chính xác những
tiêu chuẩn mà người thiết kế đã đặt ra. Để có một đánh giá chính xác về cấp độ đúng
của phần mềm, ta phải kiểm tra chất lượng phần mềm. Như thế, kiểm tra là quá trình
tìm lỗi và nó là một đánh giá cuối cùng về các đặc tả, thiết kế và mã hoá. Mục đích của
15


kiểm tra là đảm bảo rằng tất cả các thành phần của ứng dụng ăn khớp, vận hành như
mong đợi và phù hợp các tiêu chuẩn thiết kế.
Bước 6: Bảo trì và phát triển phần mềm
Bảo trì là giai đoạn cuối cùng của một chu trình phát triển phần mềm. Các
chương trình máy tính luôn thay đổi - phải mở rộng, sửa lỗi, tối ưu hoá...và theo thống
kê thì bảo trì chiếm đến 70% toàn bộ công sức bỏ ra cho một dự án phần mềm. Do

vậy, bảo trì là một hoạt động phức tạp nhưng nó lại là vô cùng cần thiết trong chu trình
sống của sản phẩm phần mềm để đảm bảo cho phần mềm phù hợp với người sử dụng
1.2. Tổng quan về nền tảng lập trình .NET Framework

uế

NET Framework là một tập những giao diện lập trình và tâm điểm của nền tảng

H

.NET. Nó cung cấp cơ sở hạ tầng để xây dựng và chạy các dịch vụ web hoặc lập trình
Winform. C# là một trong rất nhiều ngôn ngữ lập trình được hổ trợ bởi .NET

tế

Framework. Có thể hiểu đơn giản đây là một trung tâm biên dịch trong đó tất cả các

nh

ngôn ngữ được hỗ trợ bởi .NET Framework sẽ được chuyển đổi ra Microsoft
Intermediate Language (MSIL) rồi từ đây mới được biên dịch tức thời thành các file

Ki

thực thi như exe. Một thành tố quan trọng nữa trong kiến trúc .NET Framework chính

c

là Common Language Runtime (CLR), khối chức năng cung cấp tất cả các dịch vụ mà


họ

chương trình cần giao tiếp với phâng cứng, với hệ điều hành.
* Các thành phần của . NET Framework:

ại

- Thời gian chạy ngôn ngữ chung (Common Language Runtime - CLR): là

Đ

trung tâm điểm của . NET Framework. Đây là một hầm máy để chạy các tình năng của
.NET. Trong .NET, tất cả mọi ngôn ngữ lập trình đều được biên dịch ra MSIL. Do bắt
buộc mọi ngôn ngũ đều phải dùng các loại kiểu dữ liệu nên CLR có thể kiểm soát mọi
giao diện, gọi giữa các thành phần và cho phép các ngôn ngữ có thể tích hợp với nhau
một cách thống suốt.
- Các lớp cơ sở (The Base Classes): Cho chúng ta những đặc tính của runtime
và cung cấp những dịch vụ cấp cao khác mà những người lập trình đòi hỏi thông qua
namespace. Namespace là một cách đặt tên để giúp sắp đặt các lớp ta dung trong
chương trình một cách thứ tự để dễ tìm kiếm chúng. Tất cả các mã trong .NET bằng
C# hay một ngôn ngữ nào khác đều được chứa trong một namespace.
16


- ASP .NET: Là một khung lập trình được xây dựng trên bộ thực thi ngôn ngữ
chung (CLR) và được sử dụng trên một máy chủ phục vụ để tạo ra các ứng dụng web
mạnh. Webform của ASP .NET cho phép xây dựng các giao diện người dung web
động một cách hiệu quả. Các dịch vụ của ASP .NET cung cấp những khối hợp nhất
cho việc xây dựng các ứng dụng trên nền web phân tán. Những dịch vụ web dựa trên
các chuẩn Internet mở. Bộ thực thi ngôn ngữ chung CLR cung cấp sữ hỗ trợ dựng sẵn

để tạo và đưa ra những dịch vụ web thông qua việc sử dụng một khái niệm trừa tượng
hóa lập trình phù hợp và thân thiện với nhà phát triển cho cả webform và visual basic.
- Microsoft ActiveX Data Objects.NET (ADO .NET) và ngôn ngữ đánh dấu

uế

mở rộng (Extensible Markup Language - XML ): Bộ thư viện này gồm các lớp dùng
để xử lý dữ liệu. ADO.NET thay thế ADO để trong việc thao tác với các dữ liệu thông

H

thường. Các lớp đối tượng XML được cung cấp để bạn xử lý các dữ liệu theo định

nh

DataSet, XMLReader, XMLWriter, …

tế

dạng mới: XML. Các ví dụ cho bộ thư viện này là SqlDataAdapter, SqlCommand,
- Dịch vụ web (web services): Là các dịch vụ được cung cấp qua web (hay

Ki

Internet). Dịch vụ được coi là web service không nhằm vào người dùng mà nhằm vào

họ

chức năng tính toán.


c

người xây dựng phần mềm. Web services có thể dùng để cung cấp các dữ liệu hay một
- Windows form: Bộ thư viện về windows form gồm các lớp đối tượng dành

ại

cho việc xây dựng các ứng dụng windows based. Việc xây dựng ứng dụng loại này

Đ

vẫn được hỗ trợ tốt từ trước đến nay bởi các công cụ và ngôn ngữ lập trình của
Microsoft. Giờ đây, ứng dụng chỉ chạy trên Windows sẽ có thể làm việc với ứng dụng
web dựa vào web service. Ví dụ về các lớp trong thư viện này là Form, UserControl,

1.3.Tổng quan về môi trường phát triển tích hợp Microsoft Visual Studio và ngôn
ngữ lập trình C Sharp (C#)
1.3.1 Môi trường phát triển tích hợp Microsoft Visual Studio
Microsoft Visual Studio là môi trường phát triển tích hợp (Integrate
Development Environment - IDE) được phát triển từ Microsoft, là một loại phần mềm

17


máy tính có công dụng giúp đỡ các lập trình viên trong việc phát triển phần mềm, cung
cấp một môi trường phát triển hợp nhất nhiều ngôn ngữ.
Microsoft Visual Studio được dùng để phát triển console (thiết bị đầu cuối –
bàn giao tiếp người máy) và giao diện người dùng đồ họa (Graphical User Interface GUI) cùng với các trình ứng dụng như windows forms, các web sites, cũng như ứng
dụng, dịch vụ wed (web applications, and web services). Chúng được phát triển dựa
trên một mã ngôn ngữ gốc (native code ) cũng như mã được quản lý (managed code)

cho các nền tảng được được hỗ trợ Microsoft windows, windows mobile, .NET
Framework, .NET Compact Framework và Microsoft Silverlight. Visual Studio hỗ trợ

uế

rất nhiều ngôn ngữ lập trình, có thể kể tên như sau: C/C++ ( Visual C++), VB.NET

H

(Visual Basic .NET), và C# (Visual C#)… cũng như hỗ trợ các ngôn ngữ khác như F#,
Python, và Ruby, ngoài ra còn hỗ trợ cả XML/XSLT, HTML/XHTML, JavaScript và

tế

CSS…Microsoft Visual Studio có những chức năng cơ bản sau: soạn thảo mã (code

nh

editor), trình gỡ lỗi (debugger), và thiết kế (designer) mà trong đó một số công cụ quan
trọng của chức năng Designer được xem là một trong những điểm nhấn của Microsoft

Ki

Visual Studio.

c

- WinForms Designer: đây là công cụ tạo giao diện đồ họa dùng WinForms.

họ


Điểm đặc biệt ở đây là giao diện với người dùng sinh động, dễ nắm bắt. Nó bao gồm
các phím bấm, thanh tác vụ, hay các box đa dạng (textbox, list box, grid view…).

ại

Người lập trình có thể di chuyển, kéo ra, nhúng thả chúng một cách dễ dàng.

Đ

- WPF Designer: Còn có tên mã là Cider, được hỗ trợ trong Visual Studio 2008.
Nó tạo các mã dạng ngôn ngữ khai báo (Extensible Application Markup Language –
XAML) cho giao diện người sử dụng (UI), mã này tích hợp với trình ứng dụng
Microsoft Expression Design.
- Web designer: Visual Studio cũng hỗ trợ công cụ thiết kế trang web, trong đó
cho phép các công cụ thiết kế trang web được kéo, thả, rê, nhúng một cách dễ
dàng…Công cụ này dùng để phát triển trình ứng dụng ASP.NET và hỗ trợ HTML,
CSS and JavaScript.
- Class designer: Đây là công cụ dùng để thực thi và chỉnh sửa lớp. Nó có thể
dùng mã C# và VB.NET …
18


-Data designer: Đây là công cụ dùng để chỉnh sửa một cách sinh động, linh hoạt
các lược đồ dữ liệu, bao gồm nhiều loại lược đồ, liên kết trong và ngoài.
-Mapping designer: Đây là công cụ tạo các mối liên hệ giữa sơ đồ dữ liệu và các lớp
để quản lý dữ liệu một cách hiệu quả hơn.
* Các phiên bản của Visual Studio:
- Phiên bản Express: đây là phiên bản miễn phí và phù hợp với các cá nhân, tổ
chức sử dụng với mục đích nghiên cứu.

- Phiên bản Standard: phiên bản này có nhiều tính năng hơn so với phiên bản
Express và với giá thành thấp, phù hợp với các tổ chức nhỏ.

uế

- Phiên bản Professional: phiên bản này có đầy đủ tất cả các tính năng tuy nhiên
hỗ trợ số lượng người dùng hạn chế phù hợp với các tổ chức vừa.

H

- Phiên bản Ultimate: phiên bản này có gần như là đầy đủ tất cả các tính năng

tế

tuy nhiên hỗ trợ số lượng người dùng hạn chế phù hợp với các cá nhân, tổ chức phục

nh

vụ cho mục đích nghiên cứu.

- Phiên bản Team System: đây là phiên bản có đầy đủ tính năng nhất và hỗ trợ

Ki

tối đa cho việc phát triển ứng dụng nhóm, có giá thành cao nhất.

c

1.3.2. Ngôn ngữ lập trình C Sharp (C#)


họ

Ngôn ngữ C Sharp (C#) được xây dựng và kiến trúc bởi Anders Hejlsberg,
người đã viết nên trình biên dịch Pascal và có nhiều đóng góp cho Delphi cũng như

ại

Java. C# là một trong rất nhiều ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ bởi .NET Framework

Đ

(như C++, Java…). Có thể hiểu đơn giản đây là một trung tâm biên dịch trong đó tất
cả các ngôn ngữ được hỗ trợ bởi .NET Framework sẽ được chuyển đổi ra MSIL (một
dạng mã trung gian) rồi từ đấy mới được biên dịch tức thời (Just in time Compiler –
JIT Compiler) thành các file thực thi như exe. Một thành tố quan trong nữa trong kiến
trúc .NET Framework chính là CLR (.NET Common Language Runtime), khối chức
năng cung cấp tất cả các dịch vụ mà chương trình cần giao tiếp với phần cứng, với hệ
điều hành.
* Các tính năng cơ bản của ngôn ngữ lập trình C#:
Ngôn ngữ C# là một ngôn ngữ được dẫn xuất từ Java, VB, C và C++, nhưng nó
được tạo từ nền tảng phát triển hơn. Microsoft bắt đầu với công việc trong C và C++
19


và thêm vào những đặc tính mới để làm cho ngôn ngữ này dễ sử dụng hơn. Nhiều
trong số những đặc tính này khá giống với những đặc tính có trong ngôn ngữ Java.
Không dừng lại ở đó, Microsoft đưa ra một số mục đích khi xây dựng ngôn ngữ này.
Những mục đích này được được tóm tắt như sau:
- C# là ngôn ngữ đơn giản và hiện đại
- C# là ngôn ngữ hướng đối tượng

- C# là ngôn ngữ mạnh mẽ và mềm dẻo
- C# là ngôn ngữ có ít từ khóa
- C# là ngôn ngữ hướng module

uế

- C# loại bỏ một vài sự phức tạp của những ngôn ngữ như Java và C++, bao

H

gồm việc loại bỏ những macro, những template, đa kế thừa, và lớp cơ sở ảo (virtual
base class). Chúng là những nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn hay dẫn đến những vấn

tế

đề cho các người phát triển C++.

nh

- Ngôn ngữ C# đơn giản vì nó dựa trên nền tảng C và C++. Diện mạo, cú pháp,
biểu thức, toán tử và những chức năng khác được lấy trực tiếp từ ngôn ngữ C và C++,

c

* Các ứng dụng của C#:

Ki

nhưng nó đã được cải tiến để làm cho ngôn ngữ đơn giản hơn.


- Các ứng game.

họ

- C# có thể sử dụng để viết các kiểu ứng dụng khác nhau:

ại

- Các ứng dụng cho công ty.

Đ

- Các ứng dụng cho thiết bị di động: PC Pocket, PDA, cell phone.
- Các ứng dụng quản lý đơn giản.
- Các ứng dụng phân tán phức tạp trải rộng qua nhiều thành phố, đất nước.
* Các lợi ích của C#:
- Cross Language Support: hỗ trợ khả năng chuyển đổi dễ dàng giữa các ngôn
ngữ.
- Hỗ trợ các giao thức Internet chung.
- Triển khai đơn giản.

20


- Hỗ trợ tài liệu XML: các chú thích XML có thể được thêm vào các đoạn code
và sau đó có thể được chiết xuất để làm tài liệu cho các đoạn code để cho phép các lập
trình viên khi sử dụng biết được ý nghĩa của các đoạn code đã viết.
1.4. Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS SQLServer
1.4.1. Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu có cấu trúc (SQL - Structure Query Language)
* Khái niệm về SQL:

QL (Structure Query Language) là một công cụ quản lý dữ liệu được sử dụng
phổ biển ở nhiều lĩnh vực và nó bao gồm tập các câu lệnh sử dụng để tương tác với cơ
sở dữ liệu quan hệ. Hầu hết các ngôn ngữ bậc cao đều có trình hỗ trợ SQL như Visual

uế

Basic, Oracle, C++, C#,...

H

SQL được sử dụng để điều khiển tất cả các chức năng mà một hệ quản trị cơ sở

tế

dữ liệu cung cấp cho người dùng bao gồm: định nghĩa dữ liệu, truy xuất và thao tác dữ
liệu, điều khiển và truy cập.

nh

SQL là một ngôn ngữ hoàn thiện được sử dụng trong các hệ thống cơ sở dữ liệu

c

* Đặc điểm của SQL:

Ki

và là một thành phần không thể thiếu trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

họ


- SQL là ngôn ngữ tựa tiếng Anh.
- SQL là ngôn ngữ phi thủ tục, nó không yêu cầu cách thức truy nhập cơ sở dữ liệu

ại

như thế nào, tất cả các thông báo của SQL đều rất dễ sử dụng và ít khả năng mắc lỗi.

Đ

- SQL cung cấp tập lệnh phong phú cho các công việc hỏi đáp dữ liệu.
- Chèn, cập nhật, xóa các hàng trong một quan hệ.
- Tạo, sửa đổi, thêm và xóa các đối tượng của cơ sở dữ liệu
- Điều khiển việc truy nhập tới cơ sở dữ liệu và các đối tượng của cơ sở dữ liệu
để đảm bảo tính bảo mật của cơ sở dữ liệu.
- Đảm bảo tính nhất quán và sự ràng buộc của cơ sở dữ liệu.
- SQL sử dụng các kiểu dữ liệu cơ bản: Integer, Number(n,p), char(n),
varchar(n), nvarchar(n), data,…

21


* Vai trò của SQL:
- SQL là một phần của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, nó xuất hiện trong các hệ quản
trị cơ sở dữ liệu với vai trò ngôn ngữ và là công cụ giao tiếp giữa người sử dụng và hệ
quản trị cơ sở dữ liệu. SQL có vai trò như sau:
- SQL là ngôn ngữ hỏi có tính tương tác: Người sử dụng có thể dễ dàng thông
qua các trình tiện ích để gửi các yêu cầu dưới dạng các câu lệnh SQL đến cơ sở dữ liệu
và nhận kết quả trả về từ cơ sở dữ liệu.
- SQL là ngôn ngữ lập trình cơ sở dữ liệu: Các lập trình viên có thể nhúng các

câu lệnh SQL vào trong các ngôn ngữ lập trình để xây dựng nên các chương trình ứng

uế

dụng giao tiếp với cơ sở dữ liệu.

- SQL là ngôn ngữ quản trị cơ sở dữ liệu: Thông qua SQL, người quản trị cơ sở

H

dữ liệu có thể quản lý được cơ sở dữ liệu, định nghĩa các cấu trúc lưu trữ dữ liệu, điều

tế

khiển truy cập cơ sở dữ liệu.

nh

- SQL là ngôn ngữ truy cập dữ liệu trên Internet: SQL với vai trò là ngôn ngữ
để tương tác với dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu trên Internet.

Ki

- SQL là ngôn ngữ cơ sở dữ liệu phân tán: Đối với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu

c

phân tán, mỗi hệ thống sử dụng SQL để giao tiếp với các hệ thống khác trên mạng, gửi

họ


và nhận các yêu cầu truy xuất dữ liệu với nhau.
- SQL là ngôn ngữ sử dụng cho các cổng giao tiếp cơ sở dữ liệu: SQL thường

ại

được dùng như là một chuẩn ngôn ngữ để giao tiếp giữa các hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Đ

khi hệ thống máy tính có nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau.
1.4.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server
SQL Server là một hệ thống quản trị CSDL quan hệ nhiều người dùng hoạt
động theo mô hình Client/Server. Hệ quản trị CSDL này được sử dụng ở hầu hết các
ứng dụng lớn hiện nay.
Trong mô hình Client/Server, phần Server chứa CSDL, cung cấp các chức năng
phục vụ cho việc tổ chức và quản lý CSDL, cho phép nhiều người sử dụng cùng lúc
truy cập dữ liệu. Điều này không chỉ tiết kiệm mà còn thể hiện tính nhất quán về mặt
dữ liệu. Tất cả dữ liệu đều được truy xuất thông qua Server, không được truy xuất trực
tiếp. Do đó, có độ bảo mật cao, chịu lỗi tốt hơn, dễ dàng sao lưu dữ liệu. Phần Client là
22


các phần mềm chạy trên máy trạm hay máy chủ Web không chứa CSDL, cho phép
người sử dụng giao tiếp với CSDL trên Server.
*Các đặc tính của SQL Server:
Cho phép quản trị một hệ CSDL lớn (lên đến vài tega byte), có tốc độ xử lý dữ
liệu nhanh đáp ứng yêu cầu về thời gian.
Cho phép nhiều người cùng khai thác trong một thời điểm đối với một CSDL
và toàn bộ quản trị CSDL (lên đến vài chục ngày user).

Có hệ thống phân quyền bảo mật tương thích với hệ thống bảo mật của công
nghệ NT (Network Technology), tích hợp với hệ thống bảo mật của Windows NT

uế

hoặc sử dụng hệ thống bảo về độc lập của SQL Server.

H

Hỗ trợ trong việc triển khai CSDL phân tán và phát triển ứng dụng trên Internet.
Cho phép lập trình kết nối với nhiều ngôn ngữ lập trình khác dùng xây dựng các

tế

ứng dụng đặc thù (Visual Basic, C, C++, ASP...).
là SQL, trong Oracle là PL/SQL).

nh

Sử dụng câu lệnh truy vấn dữ liệu Transaction – SQL (ví dụ như trong Access

Ki

*Các thành phần của SQL Server

c

SQL Server được cấu thành bởi nhiều thành phần khác nhau, các thành phần

họ


này có mối quan hệ trong một hệ thống, phối hợp với nhau tạo thành một giải pháp
hoàn chỉnh, nâng cáo hiệu quả quản trị, phân tích, lưu trữ dữ liệu. Mô hình các thành

Đ

ại

phần của SQL Server được thể hiện như sau:

Hình 1.2: Các thành phần của SQL Server
Nguồn: />
23


Công cụ nhân bản dữ liệu (Replication): Là công cụ mà người dùng có thể tạo
một máy chủ khác với bộ dữ liệu giống bộ dữ liệu trên máy chủ chính. Công cụ tạo cơ
chế tự đồng bộ dữ liệu giữa máy chủ chính và máy chủ nhân bản. Mục đích của việc
tạo máy chủ nhân bản là giảm tải cho máy chủ chính, nâng cao hiệu quả phục vụ với
số lượng người, phiên giao dịch lớn.
Công cụ chuyển đổi dữ liệu (Data Transformation Service – DTS): Là công cụ
giúp người dùng chuyển dữ liệu giữa các máy chủ quản trị CSDL khác nhau, DTS có
thể chuyển dữ liệu từ SQL Server sang Oracle, Access, DB,... trước khi chuyển dữ liệu
DTS định dạng kiểu dữ liệu để chuyển sang hệ quản trị CSDL khác.

uế

Công cụ phân tích dữ liệu (Analysis service): Là công cụ giúp khai thác phân

H


tích dữ liệu, hay khai phá dữ liệu theo phương thức đa chiều. Từ một tập dữ liệu sẵn
có, người dùng có thể khai phá rồi từ đó đưa ra những nhận định, phân tích, đánh giá

tế

và dự đoán theo lĩnh vực nào đó, mỗi chiều trong ngữ cảnh này được coi là một tiêu

nh

chí xem xét của dữ liệu.

Công cụ truy vấn tiếng anh (English query): Là công cụ tra cứu dữ liệu bằng

Ki

tiếng Anh, cú pháp có thể sử dụng theo văn phạm tiếng Anh thông thường.

họ

c

Bộ công cụ cung cấp giao diện cho người quản trị (SQL Server tools):
Enterprise manager, Query Analyzer,...

ại

1.5 Giới thiệu về mô hình ba lớp

Đ


Mô hình 3 lớp được cấu thành từ: Lớp giao diện (Presentation Layers - PL), lớp
logic nghiệp vụ (Business Logic Layers - BLL), và lớp truy cập dữ liệu (Data Access
Layers - DAL). Các lớp này sẽ giao tiếp với nhau thông qua các dịch vụ (services) mà
mỗi lớp cu

ng cấp để tạo nên ứng dụng, lớp này cũng không cần biết bên trong lớp

kia làm gì mà chỉ cần biết lớp kia cung cấp dịch vụ gì cho người dùng và sử dụng nó mà
thôi.

24


×