Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Phân công và hiệp tác lao động tại công ty Canon Quế Võ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.83 KB, 23 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh thì vấn đề phân công và hợp tác lao
động là một trong những công việc cực kì quan trọng trong quá trình quản lý, điều
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh .Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng
gay gắt hiện nay thì đây là mục tiêu và là yếu tố quan trọng nhất đối với các doanh
nghiệp. Việc phân công và hợp tác lao động phù hợp góp phần không nhỏ trong
việc tăng năng xuất lao động và đem đến hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Phân công và hiệp tác lao động trong một tổ chức là vấn đề hết sức quan trọng,
các tổ chức là vấn đề hết sức quan trọng, các tổ chức đứng vững muốn khẳng định
trong giai đoạn hiện nay, ngoài các công tác hoạt động khác như về tài chính,
marketing…thì vấn đề phân công lao động và hiệp tác lao động luôn giữ vai trò hết
sức quan trọng và đặt trên hàng đầu.Nói về phân công lao động và hiệp tác lao
động là nội dung có bản chất nhất của tổ chức lao động, nó chi phối toàn bộ nội
dung còn lại của tổ chức lao động
Do phân công lao động mà tất cả các cơ cấu lao động trong xí nghiệp được hình
thành tạo nên bộ máy vì tất cả các bộ phận, chức năng cần thiết, với những tỷ lệ
tương ứng và theo yêu cầu sản xuất. Hiệp tác lao động là sự vận hành của cơ cấu
lao động ấy trong không gian và thời gian. Phân công lao động và hiệp tác lao
động hợp lý là cơ sở, điều kiện để nâng cao năng suất và hiệu quả lao động.
Mặt khác trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận và vị thế cạnh tranh trên thị
trường lợi nhuận và vị thế cạnh tranh trên thị trường là mục tiêu của hầu hết các
doanh nghiệp luôn phải tìm mọi biện pháp để giảm giá thành sản phẩm và mở rộng
thị trường của mình. Phân công và hiệp tác lao động hợp lý sẽ góp phần làm nâng
cao chất lượng lao động, không những thế còn giúp giảm giá thành sản phẩm.
Vì vậy trong những năm gần đây, công tác phân công và hợp tác lao động ngày
càng được quan tâm nhiều hơn, không chỉ trong doanh nghiệp hoạt động sản xuất
kinh doanh mà còn trong mọi tổ chức thương mại và phi thương mại
Xuất phát từ thực tế trên, qua thời gian nghiên cứu tại công ty Canon Quế Võ,
nhóm 1 quyết định tìm hiểu về đề tài : “Phân công và hiệp tác lao động tại công
ty Canon Quế Võ”.



BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM I – TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
Địa điểm: Sân thư viện
Thời gian: 19/03/2018, 26/03/2018
Thành viên có mặt:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Vũ Thị Hồng Ánh
Phạm Thị Bích
Lý Thị Cấp
Nguyễn Thị Ngọc Châm
Ngô Vũ Mai Chi
Đặng Thị Thủy Chung
Ngô Thành Đạt
Nguyễn Đông Dương
Phạm Tuyết Mai

Nội dung đề tài:
-

Nghiên cứu đề tài
Chọn đề tài

Lập dàn ý cho bài thảo luận
Phân công nhiệm vụ cho các thành viên

Nhiệm vụ cho các thành viên:
-

Mở đầu, Kết luận
Cơ sở lý thuyết
Thực trạng phân công lao động hiệp tác lao động ở Canon Quế Võ
Tổng quan về tập đoàn Canon
Giới thiệu về Canon Việt Nam chi nhánh Quế Võ
Phương hướng hoàn thiện phân công lao động, hiệp tác lao động của Canon
Quế Võ
Làm slide
Thuyết trình
Tổng hợp word, làm biên bản họp nhóm
Nhóm Trưởng
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Thư kí


STT

Họ và tên

1

Vũ Thị Hồng Ánh


2

Phạm Thị Bích

3

Lý Thị Cấp

4

Nguyễn Thị Ngọc Châm

5

Ngô Vũ Mai Chi

6

Đặng Thị Thủy Chung

7

Ngô Thành Đạt

8

Nguyễn Đông Dương

9


Phạm Tuyết Mai

Mã sv

Nhiệm vụ

Đánh giá

Ký tên


I.CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG VÀ HIỆP TÁC
LAO ĐỘNG:
1. Phân công lao động:
1.1. Khái niệm, đặc điểm:
1.1.1. Khái niệm:
Phân công lao động là sự chia nhỏ các công việc để giao cho từng người hay
khoán người lao động thực hiện phù hợp với khả năng của họ (kiến thức, kĩ năng,
phẩm chất nghề nghiệp).
1.1.2. Đặc điểm:







Tách biệt, cô lập các chức năng lao động.
Tạo nên những quá trình lao động độc lập.
Gắn các quá trình lao động hoặc nhóm người lao động cụ thể.

Phân công lao động xã hội: chia nền sản xuất thành các ngành, các lĩnh vực.
Phân công lao động trong nội bộ nghành: chia nền sản xuất thành các ngành,
các lĩnh vực.
Phân công lao động trong doanh nghiệp: tách riêng các hoạt động lao động
trong doanh nghiệp.

1.2. Ý nghĩa của phân công lao động:







Do phân công lao động hình thành sự chuyên môn hóa tạo điều kiện cho
người lao động dễ thành thạo các kỹ năng, kỹ xảo người lao động không tốn
nhiều thời gian vào việc thy dụng cụ, điều chỉnh thiết bị để làm những công
việc khác nhau.
Giảm thời gian bước chuyển tiếp, tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo đồng
thời thúc đẩy tăng năng suất lao động.
Nhờ có phân công lao động dẫn tới chuyên môn hóa công cụ sản xuất, dẫn
đến xuất hiện lợi ích doanh nghiệp có thể tiến hành cơ giới hóa và hiện đại
hóa sản xuất.
Bố trí được công việc phù hợp với khả năng, sở trường, tận dụng khả năng
riêng từng người.

1.3.Các hình thức của phân công lao động:
-Phân công lao động theo chức năng:



Là hình thức phân công lo động theo nhóm công các công việc, nhiệm vụ nhằm
hoàn thành một chức năng nhất định.
-Phân công lao động theo công nghệ:
Là phân công lao động theo các loại công viejc có tính chất, quy trình công nghệ
thực hiện.
-Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc;
Là phân công lao động theo tính chất phức tạp của công việc.
2. Hiệp tác lao động:
2.1. Khái niệm:
Hiệp tác lao động là một đại lượng quan trọng của lao động tập thể, có kế hoạch do
tác đọng của phân công lao động chuyên môn hó qua đó tạo ra một sức mạnh tổng
hợp, khai thac tối đa tiềm năng của người lao động.
2.2. Ý nghĩa:



Đem lại năng suất và hiệu quả cao hơn trong công việc nhiều so với lao
động có tính chất cá nhân
Làm tăng tính trách nhiệm, sự ghanh đua (cạnh tranh) trong quá trình lao
động.

2.3. Các hình thức của hiệp tác lao động:
- Hiệp tác các mặt không gian:
Gồm hình thức hiệp tác giữa các nhóm/ bộ phận chuyên môn hóa trong một tổ
chức, doanh nghiệp.
-Hiệp tác về mặt thời gian:
Là tổ chức các cá nhân làm việc từng ngày, tận dụng năng lực của thiế bị và điều
kiện thể lực, tâm lý người lao động.
3. Mối quan hệ giữa phân công lao động và hiệp tác lao động:
Phân công và hiệp tác lao động là nội dung quan trọng của tổ chức lao động.



Qua phân công lao động các cơ câu về lao động trong tổ chứ, doanh nghiệp
được hình thành tạo ra bộ máy với các bộ phận cùng với các chức năng, nhiệm vụ
của mỗi bộ phận đảm bảo thực hiện mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp.
Hiệp tác lao động là sự liên kết, phối hợp, tương tác lẫn nhau giữa các cá nhận,
bộ phận của tổ chức doanh nghiệp trong quá trình hoạt động nhằm hướng đến mục
tiêu chung của tổ chức, doanh nghiệp và mục tiêu riêng của mỗi cá nhân, bộ phận
được ấn định bởi chức năng, nhiệm vụ được tổ chức giao phó.
II. Thực trạng phân công lao động và hiệp tác lao động ở Canon Quế Võ
1.

Tổng quan về tập đoàn Canon

Canon Inc. (Kyanon Kabushiki Gaisha) là một tập đoàn đa quốc gia của Nhật
Bản, một công ty trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm về hình ảnh và quang học,
bao gồm máy camera, photocopy và máy in. Trụ sở chính của tập đoàn đặt ở Ota,
Tokyo. Trụ sở ở Bắc Mỹ nằm ở Lake Success, New York, Hoa Kỳ.
Canon khởi đầu từ một công ty có số nhân viên ít ỏi và một niềm đam mê cháy
bỏng. Công ty đó đã nhanh chóng trở thành nhà sản xuất máy ảnh nổi tiếng trên
toàn thế giới và giờ là một tập đoàn đa phương tiện trên phạm vi toàn cầu. Với tài
sản hơn 60 năm là chuyên gia công nghệ, niềm đam mê vẫn không hề thay đổi.
Canon sẽ tiếp tục sử dụng những công nghệ của mình để mang lại lợi ích cho mọi
người, bởi mục tiêu mà hãng theo đuổi là trở thành một công ty được người dân
trên toàn thế giới yêu mến.
• Năm1933, một phòng thí nghiệm nhỏ chuyên chế tạo những chiếc máy ảnh
chất lượng cao được dựng lên từ một phòng căn hộ giản đơn tại khu Roppongi
của Tokyo.
• Năm 1934, Kwanon (được đặt theo tên Bồ Tát Quan Thế Âm) chiếc máy ảnh
đầu tiên có độ phóng to thu nhỏ 35mm của Nhật Bản đã được sản xuất theo

nguyên mẫu đầu tiên.
• Sau đó vào năm 1935, chiếc máy ảnh cửa sập ở mặt phẳng tiêu điểm 35 mm
đầu tiên của Nhật Bản, chiếc Hanza Canon, ra đời, tạo nên nguồn gốc cho
thương hiệu Canon.


1937, công Ty TNHH Precision Optical Industry được thành lập



1939, quá trình tự sản xuất thấu kính Serenar bắt đầu



1940, máy ảnh dùng tia X quang gián tiếp của Nhật Bản được thiết kế




1942, quá trình sản xuất cho máy ảnh tiêu cự thẳng trung bình JII được bắt
đầu.



1946, máy ảnh Canon SII được giới thiệu



1947, công ty đổi tên thành Công ty Máy ảnh Canon




1949, máy ảnh Canon IIB giành giải nhất trong triển lãm máy ảnh quốc gia
tổ chức tại San Francisco



1952, máy ảnh Canon IVSb, chiếc máy ảnh đèn chiếu đồng hoá tốc độ và
ánh sáng 35mm đầu tiên trên thế giới được giới thiệu.



1954, phòng thí nghiệm của Canon và phòng thí nghiệm Nghiên cứu Kỹ
thuật và Khoa Học NHK hợp tác để phát triển một loại máy ảnh tivi để chuẩn bị
cho truyền hình.



1956, máy ảnh Canon 8T, một máy ảnh cho rạp chiếu 8mm, được giới thiệu



1957, máy ảnh tĩnh Canon L1 và máy ảnh cho rạp chiếu 8T 8mm trở thành
những sản phẩm đầu tiên nhận được giải thưởng Thiết kế Giỏi của Bộ Ngoại
thương và Công nghiệp Nhật Bản



1958, một loạt ống kính có độ phóng to thu nhỏ dảnh cho truyền hình được
giới thiệu.




1959, hợp tác với Công ty Documat của Mỹ, bước vào thị trường khảo sát
bằng kính hiển vi.



1960, Canon phát triển đầu tĩnh điện để sử dụng cho VTRs

Tới năm 1970, doanh số của Canon đã tăng tới 44,8 tỉ yên với một đội ngũ nhân
viên hơn 5.000 người. Tuy nhiên, một loạt cú sốc đồng đô la và dầu lửa, tiếp theo
đó là những rắc rối từ một bộ phận hiển thị máy tính điện tử bị lỗi trong năm 1974,
đã đưa Canon vào một thời điểm khó khăn nghiêm trọng.
Và trong nửa đầu của năm 1975, lần đầu tiên kể từ khi trở thành một công ty đại
chúng, Canon không thể chi trả cổ tức.
Năm 1976, Canon tiết lộ kế hoạch Premier Company Plan của mình, một chiến
lược đầy tham vọng để chuyển đổi Canon thành một "công ty toàn cầu xuất sắc"
qua các biện pháp như giới thiệu cơ cấu một tập đoàn kinh doanh theo chiều dọc và
thiết lập hệ thống phát triển, sản xuất và bán hàng theo chiều ngang. Kế hoạch này


đề ra những lí tưởng và huy động được sức mạnh của nhân viên, tạo điều kiện cho
công ty phục hồi nhanh chóng.
Các dòng sản phẩm:
 Máy ảnh DSRL
 Máy ảnh sổ
 Máy ảnh ống kính rời gương không lật
 Máy quay kĩ thuật số
 Máy fax

 Máy in (máy in laser, máy in phun)
 Máy chiếu
 Máy quét
 Máy camera quan sát theo internet
 Máy tính
Các hoạt động tiếp thị và dịch vụ tại châu Á nằm dưới sự quản lý của hai trụ sở
cấp khu vực ở châu Á: Bắc Á thuộc phạm vi công ty TNHH Canon Trung Quốc
Pte đặt tại Bắc Kinh và công ty TNHH Canon Singapore Pte giám sát khu vực
Nam & Đông Nam Á. Châu Á là ngôi nhà của ba trong số 9 trung tâm phát triển và
nghiên cứu của Canon. Philipin tập trung vào việc phát triển ba trong số 9 trung
tâm phát triển và nghiên cứu của Canon. Philipin chuyên môn hóa vào việc phát
triển phần mềm và thiết bị ứng dụng điện tử trong khi đó Ấn Độ lại tập trung vào
kỹ thuật xử lý hình ảnh và các phần mềm khác. Phòng thí nghiệm nghiên cứu ở
Trung Quốc lại tập trung vào việc phát triển ngôn ngữ tiếng Trung, các công nghệ
xử lý hình ảnh và các ứng dụng liên quan tới internet.
Có 7 nhà máy sản xuất ở Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và Việt nam sản xuất
một loạt các sản phẩm của Canon như ống kính, máy photocopy, máy in phun
bubble, máy ảnh số và máy ảnh phim.
2. Thông tin về công ty TNHH Canon Việt Nam chi nhánh Quế Võ
Công ty TNHH Canon Việt Nam – Chi nhánh Quế Võ được thành lập
năm 2006, là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Nhật Bản chuyên sản xuất, gia
công các loại máy in Lazer, linh kiện, bán thành phẩm máy in Lazer. Trải qua 7
năm hoạt động và phát triển, đến nay Công ty đã và đang khẳng định được vị
trí quan trọng của mình tại tỉnh Bắc Ninh nói riêng và tại Việt Nam nói chung.
Công ty có địa chỉ đặt tại lô B1, KCN Quế Võ, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc
Ninh. Việc Nhà máy Quế Võ được thành lập đã đem lại nhiều sự phát triển mới
cho tỉnh Bắc Ninh và nhiều địa phương lân cận khác. Sau khi đi vào vận hành, số
lượng nhà cung cấp cho Nhà máy Quế Võ tăng lên nhanh theo năm, điều đó không
chỉ góp phần tạo điều kiện cho các nhà cung cấp phát triển, mà còn là cơ hội tiềm
năng cho những nhà cung cấp mới, góp phần không nhỏ vào việc phát triển ngành

công nghiệp phụng trợ của Việt Nam. Có thể nói, Canon Việt Nam - Chi nhánh


Quế Võ đã và đang là một trong những doanh nghiệp Nhật Bản rất thành công, là
một hình mẫu cho các doanh nghiệp FDI khác tại Việt Nam học hỏi. Để đạt được
thành tích như trên, Canon Việt Nam - Chi nhánh Quế Võ đã nỗ lực trong từng lĩnh
vực cụ thể với các biện pháp sau:
Đầu tư sản xuất
Nhà máy luôn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện cơ sở
vật chất, ngày càng có nhiều các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ sản xuất.
Nhà máy cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động cải tiến sản xuất, cải tiến công
nghệ nhằm nâng cao công nghệ sản xuất sản phẩm “Made in Vietnam” chất lượng
cao. Thêm vào đó, để đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ, kỹ thuật, Công ty còn
thường xuyên đưa đội ngũ kỹ sư, quản lý sang Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc
đào tạo và tập huấn. Đồng thời, các chuyên gia từ Nhật Bản cũng được cử sang
Việt Nam để đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật.
Năng suất lao động
Nhờ việc chú trọng tới đầu tư cho trang thiết bị máy móc nên năng suất lao động
của Nhà máy ngày càng tăng. Hàng năm, số máy in Công ty cung cấp cho thị
trường xuất khẩu tăng dần theo thời gian. Tính lũy kế từ năm 2006 tới thời điểm
tháng 5/2013, giá trị xuất khẩu của Nhà máy đạt hơn 3.949 triệu USD, luôn đứng ở
vị trí cao trong doanh thu xuất khẩu của cả nước.
Chất lượng sản phẩm
Với khẩu hiệu “Chất lượng sản phẩm là chất lượng của chính mình”, Nhà máy
Quế Võ luôn đi đúng định hướng của Công ty và thường xuyên chú trọng tới vấn
đề chất lượng, coi đó như là nhiệm vụ sống còn của mình. Nhận thấy được tầm
quan trọng đó, Nhà máy đã sớm áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến quốc tế vào
sản xuất.
Từ năm 2006, Nhà máy đã được cấp chứng chỉ ISO 9001 về quản lý chất lượng
và hàng năm đều đạt các yêu cầu do TUV kiểm tra. Ngoài ra, Canon Việt Nam Chi nhánh Quế Võ còn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của

Canon Nhật Bản áp dụng cho các nhà máy trong Tập đoàn. Công ty hiện đang áp
dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 là hệ thống quản lý chất lượng
mới nhất trên thế giới.
Ngoài việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến quốc tế, Nhà máy Quế
Võ còn đẩy mạnh việc thực hiện chương trình quản lý chất lượng nhà cung cấp


SQM (Suppilers Quality Management). Hiện tại khoảng hơn 65% nhà cung cấp
của Công ty đặt tại Việt Nam, trong đó khoảng 37% nhà cung cấp tại địa bàn Bắc
Ninh. Nhà máy Quế Võ luôn tiến hành hỗ trợ các nhà cung cấp tại Việt Nam bằng
cách hướng dẫn họ phương pháp đánh giá và quản lý linh kiện, cho nhà cung cấp
mượn các dụng cụ kỹ thuật để kiểm tra chất lượng linh kiện cho phù hợp với tiêu
chuẩn của Canon Việt Nam và Canon Nhật Bản…
Môi trường
Hiện nay, môi trường ô nhiễm là mối lo của toàn xã hội, trong đó có nhiều lo
ngại về ô nhiễm do chất thải từ sản xuất công nghiệp. Nhận thức được điều đó,
Nhà máy Quế Võ luôn chú trọng tới việc bảo vệ môi trường.Hiện Nhà máy đang
sản xuất với phương châm “Kyosei” (Cộng sinh) với môi trường Trái Đất thông
qua việc thiết lập các chính sách về môi trường.
Về thực thi pháp luật
Luật Môi trường: Luôn ý thức về việc tuân thủ pháp luật nói chung và Luật Môi
trường nói riêng, Canon Việt Nam - Chi nhánh Quế Võ đã cam kết tuân thủ bảo vệ
môi trường. Từ năm 2007, Nhà máy đã nhận “chứng chỉ ISO 14001:2004 về môi
trường” do Công ty SGS cấp. Công ty còn thúc đẩy các hoạt động tiết kiệm năng
lượng và tài nguyên, loại bỏ các chất độc hại thông qua các hoạt động cải tiến liên
tục, ngăn chặn sự ô nhiễm và phá huỷ môi trường, từng bước giảm thiểu gánh nặng
môi trường. Bên cạnh đó, Nhà máy thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về môi
trường nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho toàn bộ công nhân viên. Song
song với việc bảo vệ môi trường trong Nhà máy, Canon Việt Nam – Chi nhánh Quế
Võ còn đề ra chương trình “Điều phối xanh” đối với các nhà cung cấp. Thông qua

chương trình này các nhà cung cấp đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn
môi trường theo quy định của pháp luật và quy định do Canon Việt Nam đề ra. Do
vậy, tất cả các linh kiện trước khi được chuyển đến nhà máy đều đảm bảo là “Sản
phẩm thân thiện với môi trường”.
Luật Thuế - Hải quan: Canon Việt Nam luôn tự hào vì sự minh bạch trong công
tác thuế và hải quan khi tiến hành sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Năm 2011,
Canon Việt Nam là một trong 12 doanh nghiệp được công nhận là “doanh nghiệp
ưu tiên” về hải quan. Việc tuân thủ thời hạn làm thủ tục hải quan, không chậm nộp
chứng từ, không chậm thanh khoản, đảm bảo không để xảy ra các sai phạm vốn là
những quy định cần thiết mà doanh nghiệp đặt ra trong quá trình hoạt động của
mình. Doanh nghiệp luôn giữ trách nhiệm nghiên cứu kỹ, thường xuyên cập nhật,
thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật nói chung, pháp luật về doanh
nghiệp ưu tiên nói riêng.


Luật Lao động và môi trường lao động: Là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
với số lượng công nhân viên lớn (gần 9.000 người), Nhà máy luôn chú trọng đào
tạo cán bộ Việt Nam trở thành cán bộ chủ chốt của Nhà máy. Mặt khác, nâng cao
đời sống cho CBCNV cũng là một chiến lược hàng đầu của Công ty. Toàn bộ
CBCNV của Công ty được hưởng chế độ phúc lợi theo quy định của Bộ Luật Lao
động Việt Nam, được đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, được nghỉ lễ, nghỉ
phép, nghỉ thai sản... Hơn nữa, Công ty còn tích cực vận động CBCNV chấp hành
nghiêm các quy định của pháp luật và quy định thêm các chính sách đãi ngộ cao
hơn so với luật quy định hiện hành dành cho công nhân viên nữ như chế độ nghỉ
một tháng trước khi sinh vẫn hưởng nguyên lương, chế độ phụ cấp nuôi con nhỏ,
chế độ làm việc đặc biệt cho phụ nữ mang thai…
Công ty cũng quan tâm sâu sắc tới đời sống của người lao động cả về vật chất lẫn
tinh thần. Hàng năm, Công ty đều có chế độ tặng thưởng vào các dịp lễ tết; tổ chức
thăm quan, nghỉ mát hàng năm; tổ chức khám sức khoẻ định kì cho CBCNV…
Thêm vào đó, cơ sở thiết bị vật chất ngay tại công ty cũng như ký túc xá được cải

thiện nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu của CBCNV.
Không chỉ dừng lại ở đó, Nhà máy Quế Võ cũng rất quan tâm đến phong trào giáo
dục trong nhà máy. 100% nguời lao động được đào tạo trước khi bắt đầu công việc
sản xuất. Hàng năm, nhiều khoá học nâng cao kĩ năng, đào tạo quản lý, đào tạo
ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật) được tổ chức cho công nhân viên…
Bên cạnh đó, những thành công hôm nay chính là nhờ vào sự nỗ lực lớn lao của
đội ngũ CBCNV Công ty, vì vậy Canon luôn chú trọng tạo lập môi trường làm việc
chuyên nghiệp, quốc tế, năng động và công bằng, ở đó công nhân viên luôn vui vẻ,
say mê làm việc, không ngừng sáng tạo, gắn bó lâu dài với công ty. Từ đó, công
nhân viên đóng góp nhiều hơn nữa cho công ty mà cụ thể là tỷ lệ đi làm đầy đủ
luôn chiếm từ 97 - 98% và tỷ lệ nghỉ việc giảm xuống chỉ còn 1,5%.
3. Phân tích thực trạng phân công lao động tại Canon Quế Võ
3.1 Phân Phân công lao động theo chức năng:
3.1.1.Hình thức
Xét các hình thức phân công lao động theo chức năng, công ty Canon phân chia
thành các phòng như sau :


Phòng hành chính và nhân sự



Phòng quản lý sản xuất ( PDC )






Bộ phận quản lý Sản phẩm mới




Bộ phận quản lý Sản xuất hàng loạt



Bộ phận đặt hàng linh kiện



Bộ phận cải tiến

Phòng kỹ thuật


Phòng khuôn đúc và ép nén kim loại: sản xuất vỏ nhựa bao
ngoài và những linh kiện bằng nhựa hay bằng kim loại của
chiếc máy in.



Phòng bản mạch PCB: sản xuất bản mạch PCB.



Phòng cảm biến hình ảnh: kiểm tra và tác động vào những linh
kện trong máy in, giúp máy in khi in ra hình ảnh sẽ sắc nét và
rõ ràng hơn.




Phòng nhập linh kiện: nhập linh kiện còn thiếu, không thể sản
xuất trong nhà máy từ các công ty vệ tinh xung quanh và nước
ngoài.



Phòng cấp linh kiện: tập hợp và cung cấp đầy đủ các linh kiện
cho phòng lắp ráp.



Phòng lắp ráp: chiếm ¾ số cán bộ công nhân viên của nhà máy, công việc
lắp ráp các linh kiện khi đã đầy đủ để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.



Phòng quản lý chất lượng sản phẩm.



Phòng tiếp vận: sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn quy định sẽ được phân phối ra
ngoài thị trường qua phòng tiếp vận.



Trong các phòng có các nhóm hoạt động theo công việc chuyên môn riêng
mà người nhóm khác không làm được: QC – quản lý chất lượng , PX vận
hành máy, Plan – lập kế hoạch sản xuất …


Ví dụ:




Phòng MO & MS (Molding $ Metal Stamping ) sản xuất linh kiện cho các
đời máy in trong nhà máy với 2 nhóm sản xuất riêng: nhóm sản xuất linh
kiện nhựa và nhóm sản xuất linh kiện kim loại.



Nhóm sản xuất nội chế – inhouse: sản xuất linh kiện kim loại cho đời máy
in, sản xuất 2 con linh kiện(sản phẩm công nghệ cao) để xuất khẩu sang
Nhật Bản.

3.1.2.Ưu điểm


Phân công lao động theo chức năng tạo nên cơ cấu lao động chung trong
toàn doanh nghiệp, chất lượng của lao động thuộc việc phân chia nhiệm vụ,
trách nhiệm, quyền hạn thực hiện mối liên hệ chức năng và đặc điểm của
loại lao động được bố trí trong các bộ phận chức năng đó.



Phân công lao động theo chức năng sẽ giúp lao động làm việc theo đúng
phạm vi trách nhiệm của mình tránh sự chồng chéo đổ lỗi cho nhau, từ đó
ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động của người lao động, sẽ ảnh hưởng
chung tới toàn doanh nghiệp.


3.1.3. Nhược điểm


Phân công lao động theo chức năng cũng đem lại hạn chế cho doanh nghiệp.
Việc phân chia phòng ban như thế yêu cầu một đội ngũ quản lý với năng lực
cao. Đòi hỏi canon phải có đội ngũ quản lý có trình độ đào tạo tốt dẫn đến
việc tìm nguồn nhân lực khó khăn hơn.



Phân công công việc như thế cũng làm cho canon xuất hiện nhiều bộ phận,
chia công việc quá nhỏ dẫn đến vấn đề một người làm ít việc.

3.2 Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc
3.2.1. Hình thức
Phân công lao động theo công nghệ và theo chức năng mới chỉ hình thành
cơ cấu lao động và đảm bảo sự phù hợp về nghề nghiệp được đào tạo của công
nhân và công việc được giao. Để đánh giá được trình độ tay nghề và mức độ phức
tạp của công việc thì ta phải xem xét sự phân công lao động theo mức độ phức tạp
của công việc mà đánh giá ở đây là sự phù hợp của cấp bậc công nhân và mức độ
phức tạp của công việc.


Dựa vào mức độ phức tạp của công việc Canon đã phân công lao động theo cấp
bậc của quản lý, cán bộ công nhân viên theo trình độ được đào tạo và năng lực
thực tế, chất lượng công tác của họ.
Theo cấp bậc : Mỗi 1 cấp bậc chịu trách nhiệm ở 1 mức cấp độ khác nhau, cấp
bậc được chia thành các mức như sau :


GD

Tổng giám đốc

DGD

Phó tổng giám đốc

FM

Giám đốc nhà máy

GM

Giám đốc bộ phận

DFM

Phó giám đốc nhà máy

AGM

Phó giám đốc bộ phận

M1

Trưởng phòng

G5


Phó phòng được thăng chức từ G4

G4

Quản đốc được thăng chức từ G3

G3

Staff, Shift Leader đầu vào Đại học

G2

Leader đầu vào cao đẳng


G1

Công nhân phổ thông

3.2.2.Ưu điểm:


Canon phân thành 12 cấp bậc có thể dựa trên chuyên môn,kỹ năng, kinh
nghiệm, kinh nghiệm làm trong công ty, có thể là tuổi tác,… Khi phân công
lao động theo cấp bậc như trên, nó gần như phân công trình độ chuyên môn
và kinh nghiệm của người lao động, vì vậy mà người quản lý sẽ quản lý tốt
hơn quá trình sản xuất chung, góp phần ổn định sản xuất của công ty.




Về tổng thể của toàn bộ tiến trình công việc, phân công lao động theo cấp
bậc sẽ giảm sự hao phí về nguồn lực trong sản xuất, nâng cao hiệu suất làm
việc qua đó thúc đẩy tiến trình công việc 1 cách hiệu quả hơn.



Ưu điểm thứ 3 là trợ giúp tuyển dụng tốt hơn, tuyển dụng sẽ đơn giản hơn
rất nhiều nếu dựa vào phân công lao động theo cấp bậc. Nó còn giúp việc
quản lý trả lương, trả thù lao lao động đúng hơn và dễ hơn.



Cho phép sử dụng lao động hợp lí phù hợp với trình độ lành nghề và yêu
cầu công việc, tăng sự hứng thú, thúc đẩy tăng năng suất lao động.




Nâng cao trình độ lành nghề để đáp ứng yêu cầu công việc.
Tạo điều kiện cho tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm,
tạo điều kiện trả công hợp lý.

3.2.3. Nhược điểm:


Phân công lao động theo cấp bậc có thể gây bất bình trong lao động. Vị trí
của G3, G4 và G5 được phân công không ổn vì nó dựa và kinh nghiệm làm
trong công ty mà thực chất kinh nghiệm bên ngoài có thể thay thế được. Vị
trí G1 không có ý nghĩa thăng tiến và tạo lòng tin cho người lao động. Nhìn
chung, có thể có công việc được phân công theo cách này không phù hợp

với người lao động.




Phân công lao động theo cấp bậc là 1 cách trong phân công lao động, chính
vì vậy nếu công ty chỉ dựa vào cách này sẽ là thiếu sót lớn trong tổ chức lao
động. Nhìn trên bản phân công, ta có thể thấy phân công như vậy gần như để
phù hợp với trả lương mặc dù người lao động có thể không làm theo cách
phân công này vì những bất tiện ở các công việc có quy mô nhỏ cụ thể và
chi tiết. Cách phân công này không chỉ dõ công việc của người lao động
phải làm mà chỉ nói chung nó thuộc vùng công việc nào thôi. Vì vậy người
quản lý sẽ không thể dựa vào đây mà quả lý hiệu quả tiến trình sản xuất

3.3 Phân công lao động theo công nghệ:
* Phân công lao động theo đối tượng: một hay nhóm công nhân thực hiện 1 tổ
hợp trọn vẹn hay tương đối các công việc chuyên chế tạo một sản phẩm hay 1 chi
tiết nhất định của sản phẩm.
– Ưu điểm: đơn giản. dễ tổ chức
– Nhược điểm: năng suất không cao
* Phân công lao động theo bước công việc: mỗi người lao động chỉ thực hiện một
hay 1 vài bước công việc trong quy trình chế tạo ra sản phẩm.
– Ưu điểm:





Sự chuyên môn hóa lao động tạo điều kiện cho người lao động nhanh chóng
thành thạo kỹ năng, kỹ xảo giảm chi phí đào tạo, tăng năng suất lao động.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể cơ giới hóa, tự động hóa, sử dụng
thiết bị chuyên dụng và đặc biệt trong những ngành sản xuất độc hại có thể
dùng máy móc thay thế con người.
Tạo điều kiện tiết kiệm tối đa chi phí lao động sống do doanh nghiệp có thể
áp dụng các thiết bị tổ chức ( bàn, kệ, bục đứng) và thiết bị công nghệ (công
cụ, thiết bị lao động chuyên dụng) à giúp nâng cao trình độ về mặt tổ chức
và sử dụng sức lao động hợp lý nhất.

– Nhược điểm: dễ phát sinh tính đơn điệu trong sản xuất nếu chuyên môn hóa lao
động quá sâu, xuất hiện bệnh căng thẳng thần kinh và stress, giảm năng suất lao
động về lâu dài.
Kết luận:




Kết hợp 3 loại phân công lao động trên, người lao động khi làm việc trong
một tổ chức sẽ được phân công nhiệm vụ làm một phần công việc để giúp
cho doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu đặt ra có nghĩa là bản thân người
lao động phải hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhiệm vụ này sẽ được ghi
trong hợp đồng lao động.



Trong một tổ chức luôn luôn coi trọng phân công lao động và thực hiện 1
cách hợp lý giúp hoàn thiện và phát triển toàn diện người lao động, tăng hiệu
quả sản xuất kinh doanh.




Phân công lao động là một quá trình tách riêng các loại lao động khác nhau
theo một tiêu thức nhất định trong một điều kiện xác định, mà thực chất là
chia quá trình sản xuấtkinh doanh thành các bộ phận và giao cho mỗi cá
nhân phù hợp với năng lực sở trường và đào tạo của họ để tạo tiền đề nâng
cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế trong sản xuấtkinh doanh. Sự
phân công lao động tất yếu dẫn đến sự hiệp tác lao động trong một tổ chức,
một doanh nghiệp.

Ý nghĩa:


Trước hết, nhờ có sự phân công lao động, mà tất cả các cơ cấu về lao động
trong doanh nghiệp được hình thành tạo nên một bộ máy với tất cả các bộ
phận, chức năng cần thiết theo các tỷ lệ tương ứng với yêu cầu của sản xuất.



Phân công lao động cũng cho phép mỗi cá nhân và mỗi tập thể có điều kiện
thực hiện chuyên môn hoá sản xuất, nhờ đó mà họ sẽ nhanh chóng tích luỹ
kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng công tác, nâng cao năng suất lao
động.



Đối với doanh nghiệp, nhờ có chuyên môn hoá mà doanh nghiệp giảm được
chi phí đào tạo, lại có điều kiện thiết kế và sử dụng các máy móc và các
trang thiết bị chuyên dùng … Vừa góp phần nâng cao năng suất lao động,
vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm và hoạt động sản xuất kinh doanh đạt tới
hiệu quả kinh tế cao.


4.Phân tích thực trạng hiệp tác lao động tại Canon Quế Võ
4.1.Hiệp tác lao động theo không gian tại Canon Quế Võ


Quá trình để tạo ra 1 sản phẩm bao gồm rất nhiều công đoạn, và tất nhiên các
nhóm trong xưởng sản xuất cần phối hợp với nhau để tạo ra sản phẩm. Mọi việc
sẽ tiến hành theo 1 dòng chảy như sau :
PLAN sẽ lên kế hoạch sản xuất gồm các yếu tố : thời gian sản xuất, số lượng
sản xuất, thời gian kết thúc-> PX ( nhóm vận hành máy ) sẽ theo kế hoạch của
nhóm Plan chuẩn bị các yêu cầu : khuôn, nguyên liệu, con người và phản hồi lại
nếu có sự thay đổi, hoặc gặp khó khăn-> QC ( nhóm quản lý chất lượng ) sẽ
kiểm tra chất lượng sản phẩm đảm bảo theo tiêu chuẩn đã đề ra, và phản ánh lại
với các nhóm liên quan khi có khó khăn hoặc gặp sự cố.
Nếu sản phẩm đạt yêu cầu sẽ chuyển hàng ra kho cho bên lắp ráp. Mọi công
đoạn dưới sự quản lý chung của Shift Leader.
Sản xuất nội chế chiếm tỉ lệ rất lớn .Vì vậy, việc phối hợp giữa các phòng ban
là vô cùng quan trọng để tránh các tình hướng Urgent xảy ra làm nguy hiểm đến
sản xuất, lắp ráp .Giữa các phân xưởng trong 1 phòng : tất cả đều vì mục tiêu
chung vì vậy mà đều cần sự hỗ trợ khi cần đối với các nhóm trong cung 1 phòng
thậm chí không cùng phòng.Hợp tác giũa những người trong tổ đội. Việc này rất
cần thiết.
*Ưu điểm: Mọi việc đã liên kế hoạch trước nên ít xảy ra sai sót và đạt được kết
quả như định trước:đúng thời gian, số lượng và chất lượng sản phẩm.
*Nhược điểm: Quy trình để tạo ra 1 sản phẩm bao gồm nhiều công đoạn, mỗi
công đoạn có 1 nhóm chuyên môn riêng, không có sự phối hợp tốt thì tất nhiên
hiệu quả sản xuất sẽ không cao, tỉ lệ hàng lỗi nhiều.
4.2. Hiệp tác lao động theo thời gian tại công ty Canon Quế Võ
Hiệp tác lao động về mặt thời gian nghĩa là tổ chức các cá nhân làm việc từng
ngày.



Tức là sự tổ chức các ca làm việc trong mét ngày đêm. Bố trí ca làm việc hợp lý
là một nội dung của tổ chức lao động trong xí nghiệp. Thường thường công nhân
làm việc ban ngày hiệu quả hơn ban đêm, nhưng do yêu cầu của sản xuất và tận
dụng năng lực của máy móc thiết bị mà công ty Canon Quế Võ phải bố trí làm việc
cả ba ca. Và Nhà máy áp dụng chế độ đảo ca thuận nghỉ ngày chủ nhật.
Admin ( hành chính ) : làm từ 8h-17h. Nghỉ ăn trưa 55 phút, 2 lần nghỉ giải
lao mỗi lần 10 phút. 1 tháng nghỉ 4 ngày CN và 2 ngày Thứ 7
Shift ( ca ) : chia làm ca.ngày và ca đêm. Ca ngày làm việc theo khung giờ của
nhóm Admin. Ca đêm làm việc từ 21h-6h sáng hôm sau, thời gian nghỉ ăn, giải
lao vẫn như vậy. Nhóm này cũng nghỉ 4 CN và 2 Thứ 7.
B-type shift ( kíp ) : chia ra làm 2 ca ngày – đêm:


Ca ngày làm từ 8h-20h nghỉ ăn trưa 55', 2 lần giải lao mỗi lần 10' và đc



nghỉ ăn chiều 45'.
Ca đêm làm việc từ 20h-8h sáng hôm sau. Thời gian nghỉ tương tự như
làm ngày. Nhóm này làm 2 ngày ca ngày sẽ chuyển sang 2 ngày làm ca
đêm và nghỉ 2 ngày. Ko phân biệt thứ 7, CN, mỗi tháng có 1 ngày nghỉ
cty thì đến ngày đó nếu rơi vào ngày nghỉ sẽ nghỉ bù thêm 1 ngày, nếu rơi
vào giữa thời gian làm việc cũng vẫn nghỉ, tiếp tục vào hôm sau ( VD :
T2,T3 làm ca ngày. T4,T5 làm ca đêm. T6,T7 sẽ nghỉ. CN lại bắt đầu 1
kíp mới giống như ngày T2, nếu ngày CN là ngày nghỉ cty thì sẽ nghỉ và
bắt đầu làm vào T2 ).


* Ưu điểm:

Hiệp tác về mặt thời gian có sự phối hợp một cách nhịp nhàng các phân xưởng,
các phòng ban, các bộ phận phục vụ sản xuất cũng như các cá nhân trong từng đơn
vị nhỏ để bảo đảm đúng tiến độ sản xuất, đúng kế hoạch dự kiến của doanh
nghiệp.Tổ chức hợp lý các ca làm việc trong một ngày đêm, có chệ độ đảo ca hợp
lý vừa đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất vừa đảm bảo sức khoẻ cho người lao
động.
*Nhược điểm:
- Con người là một sinh vật hoạt động vào ban ngày do vậy khi làm ca đêm dẫn
đến sự thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể theo nhịp ngày đêm và làm ảnh hưởng
nhiều đến giấc ngủ, làm thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày như ăn uống,
nghỉ ngơi, vui chơi giải trí…
- Làm ca đêm sẽ làm bạn hạn chế các mối quan hệ với anh em họ hàng, bạn bè, hạn
chế các hoạt động ngoài trời dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và làm tăng nguy cơ mắc
bệnh.
- Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi kéo dài, không linh hoạt làm giảm năng
xuất, chất lượng sản phẩm dễ bị bị tai nạn lao động...
- Những người làm ca đêm kéo dài thường tăng nguy cơ mắc các bệnh như:
+ Đau dạ dày, tá tràng;
+ Các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành…
+ Mắc bệnh chuyển hóa: như đái tháo đường, gout (thống phong), rối loạn chuyển
hóa mỡ máu... do khi làm việc vào ban đêm, nồng độ đường, axit uric, cholesterol,
triglycerides máu thường tăng lên cao hơn so với làm việc ban ngày.
+ Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư như: ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, ung thư
vú ở nữ giới...
III. Phương hướng hoàn thiện phân công lao động , hiệp tác lao động của
Canon Quế Võ
1.

Về phân công lao động:



-

Phân công lao động theo chức năng sẽ chia các phòng ban. Điều này yêu cầu
đội ngũ nhân viên có chuyên môn, kỹ năng cao.

Canon Quế Võ cần quan trọng tới đầu vào, chú ý tới việc tuyển dụng nguồn
nhân lực, dùng những chiến lược phù hợp để thu hút nguồn lao động. Quá trình
tuyển dụng cần chọn lọc kỹ lưỡng, chọn người lao động phù hợp với tiêu chí,
yêu cầu mà công ty đề ra.
Tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng, chuyên môn cho đội ngũ nhân viên
nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn cho người lao động, từ đó nâng cao năng suất
lao động, phát triển công ty.
Phải lập kế hoạch giải quyết về lao động dư thừa để bổ xung thêm lao động tuỳ
theo yêu cầu của sản xuất mà góp phần hoàn thiện phân công lao động. Nên sử
dụng phù hợp nguồn lực, năng lực hiện có ở mỗi phân xưởng để tránh hiện tượng
việc ít người nhiều, tránh hao phí cho công ty.
Vấn đề phân công lao động theo cấp bậc, hiện không ổn vì nó dựa vào kinh
nghiệm làm trong công ty mà thực chất kinh nghiệm bên ngoài có thể thay
thế được. Điều này gây bất bình trong nội vụ nhân viên. Vì vậy mà Canon
Quế Võ cần chú trọng vào đánh giá năng lực nhân viên một cách chính xác
để đưa ra quyết định đúng đắn, làm bằng lòng các nhân viên, không để xảy
ra sự không công bằng nào ở đây. Từ đó tạo lòng tin cho người lao động,
người lao động sẽ gắn bó lâu dài với công ty. Công ty cần coi người lao
động chính là khách hàng bên trong của mình, có những chính sách chăm
sóc đãi ngộ tới nhân viên. Việc này đảm bảo nguồn lực cho công ty, từ đó
đảm bảo phân công lao động hay hiệp tác lao động diễn ra thuận lợi, dễ
dàng.
- Công ty nên tổ chức cấp bậc, hay chức vụ phù hợp, phân công rõ công việc
cho người lao động, hay cho từng bộ phận, phòng, ban đảm bảo cho quá

trình phân công lao động, phân công người lao động cần phải làm gì làm cho
quá trình kiểm soát, được dễ dàng hơn, quản lý dễ dàng hơn và đảm bảo hiệu
quả công việc.
- .....
2. Về hiệp tác lao động:
- Hiệp tác lao động theo không gian theo như phần trên sản xuất sản phẩm
được thực hiện qua nhiều công đoạn, môix công đoạn cần có sự kết hợp
khéo léo với nhau, điều này cũng yêu cầu tay nghề, chuyên môn của lao
động cao. Và như nói ở phần về phân công lao động nói trên, công ty cần
chú trọng vào công tác tuyển dụng và đào tạo kỹ năng người lao động để tối
ưu nhất có thể số lượng sản phẩm lỗi.


Về hiệp tác lao ddoojng về mặt thời gian thì, vấn đề đảm bảo sức khoẻ cho
người lao động còn nhiều bất cập. Do làm việc ban đêm sẽ ảnh hưởng ít
nhiều đến sức khoẻ của người lao động, tuy nhiên do tính chất công việc thì
ca đêm không thể nào tránh khỏi. Nếu như công nhân làm theo lịch từ thứ 2
đến thứ 7 tuần này làm ca ngày thì tuần sau làm ca tối, ngày chủ nhật sẽ
được nghỉ, như thế công nhân sẽ quen với giờ giấc hơn giảm ảnh hưởng tới
năng suất lao động.
Bên cạnh đó phía công ty cần tổ chức khám sức khoẻ miễn phí cho người
lao động, chăm lo sức khoẻ người lao động như trong bữa ăn, môi trường,
không gian làm việc, từ đó tạo môi trường làm việc thoải mái cho người lao
động, đảm bảo quá trình làm việc cũng như đảm cho phân công hay hiệp tác
lao động diễn ra hiệu quả.
( Ví dụ: Tiến hành tổ chức nơi làm việc của nhà máy tương đối tốt các phân
xưởng có mặt bằng rộng, thoáng mát, máy móc thiết bị đúng quy định)
Nói tóm lại, các phòng chức năng quan tâm sâu sắc để giải quyết các công việc
tránh được hoặc hạn chế được các sai xót trong quá trình phân công và hiệp tác lao
động tạo nên ở các phân xưởng, bố trí nơi làm việc, nơi sản xuất phải phù hợp với

đặc điểm của mỗi phân xưởng, kho để vật tư, nguyên vật liệu, thành phần có đủ,
nơi để dông cụ, đồ nghề phù hợp với sản xuất và hạn chế được thời gian tổn thất
của công nhân.
Bên cạnh đó, hoàn thiện công tác định mức thành viên của hội đồng này nên có
các đơn vị liên quan như các phòng và đại diện của các phân xưởng sản xuất từ đó
sẽ phân công lao động, phân công công việc rõ ràng và quản lý dễ dàng kiểm soát
dễ dàng hơn, theo đó hiệp tác lao động cũng hiệu quả hơn . Hay tạo động lực cho
người lao động, có những chính sách đãi ngộ từ đó người lao động sẽ gắn bó lâu
dài, làm việc hiểu quả, phân công và hiệp tác lao động được tiến hành hiêu quả và
góp phần làm cho công ty ngày càng phát triển.
-

KẾT THÚC


Như vậy qua bài tiểu luận này chúng ta có thể thấy phân công và hợp tác lao
động có một vai trò hết sức quan trọng. Nó là điều kiện làm tăng năng suất lao
động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ đem
đến những thông tin bổ ích cho các bạn tại đây.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !



×