Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN ĐÔNG HẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.72 KB, 13 trang )

ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Ở TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN ĐÔNG HẢI
A. Mở đầu:
Đào tạo nguồn nhân lực nói chung, trong đó, dạy nghề nói riêng là đào tạo
nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có vai trị, vị trí đặc
biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội nhằm chuẩn bị tốt
nguồn nhân lực có chất lượng cao để phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay,
gắn liền với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính
sách quan trọng để đẩy mạnh dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn. Tuy nhiên hiện nay, vẫn cịn hơn 80% lao động nơng thơn (chủ yếu là nông
dân) chưa qua đào tạo nghề, mỗi năm có nhiều lao động nơng thơn đến tuổi lao
động có nhu cầu học nghề và tìm kiếm việc làm. Những vấn đề nêu trên đang là
thách thức lớn đối với q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân cơng lại lực
lượng lao động và phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Mặt khác, do tốc độ đô
thị hố, cơng nghiệp hố diễn ra nhanh chóng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng
bị thu hẹp, số lao động nông thôn dư thừa ngày càng tăng... đang là những vấn đề
kinh tế- xã hội rất nóng bỏng và gay gắt, địi hỏi phải có sự quan tâm giải quyết
của toàn xã hội.
Trước yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu học nghề của lao động
nông thôn; trong những năm qua công tác dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho lao
động nông thôn và đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng; góp phần nâng
cao trình độ nguồn nhân lực nơng thơn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ
cấu lao động, phát triển kinh tế- xã hội; thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố
nơng nghiệp, nơng thơn.


Đơng Hải là một huyện có gần 80% dân số hoạt động kinh tế lao động nông


nghiệp và đang trong giai đoạn chuẩn bị bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nền kinh tế cơng nghiệp - dịch vụ. Trung tâm dạy nghề huyện phải chuyển
đào tạo từ hướng “cung” sang đào tạo theo “cầu” đáp ứng nhu cầu của thị trường
lao động và xã hội với sự trợ giúp của Nhà nước bằng các cơ chế, chính sách và
các chương trình dự án.
Đây là một đề tài tôi cảm thấy rất tâm đắc, tôi đã mạnh dạn triển khai thành
một báo cáo nghiên cứu thực tế mang tựa đề: “Đào tạo nghề và giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn ở Trung tâm dạy nghề huyện Đông Hải”.
B. Nội dung:
1. Cơ sở lý luận:
Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học-công nghệ phát triển như vũ bão,
tồn cầu hố trở thành xu thế tất yếu, kinh tế tri thức trở thành một đặc trưng của
nền kinh tế thế giới thì vai trị động lực, vị trí trung tâm của con người trong quá
trình phát triển đã thực sự được khẳng định. Trong tiến trình phát triển, cả lý luận
và thực tiễn đều chứng minh: nhân tố con người đóng vai trị quyết định xu hướng
vận động của thế giới đương đại. Luôn theo sát sự biến động của thời cuộc, đánh
giá đúng đắn vị trí, vai trò của nhân tố con người, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng
chỉ rõ: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững
đất nước”(1); nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con
người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. “Con
người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”(2).
Con người thực sự là nguồn lực của mọi nguồn lực, tài nguyên của mọi tài nguyên,
là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất quyết định thành công của sự nghiệp xây
dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
Nguồn nhân lực có vai trị quyết định tốc độ và chất lượng của cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Để thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải có đầy đủ
nguồn nhân lực về đảm bảo về chất lượng và có trình độ cao. Muốn vậy phải đầu
tư cho giáo dục, đào tạo coi đó là một quốc sách hàng đầu. Văn kiện Đại hội đại
2



biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định “Phát triển giáo dục và đào tạo là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa”.
Phải tiếp tục nâng cao năng lực về việc quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng thường xuyên nguồn nhân lực, đảm bảo cơ cấu, tốc độ và quy mô phát triển
hợp lý, đáp ứng yêu cầu của mỗi thời kỳ trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đâị
hóa.
Phải rất coi trọng tính hiện đại và đồng bộ trong chất lượng nguồn nhân lực
cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tiếp tục đổi mới và mở rộng các hình thức giáo dục - đào tạo, tăng nhanh
đào công nhân kỹ thuật tạo sự cân đối trong hệ thống giáo dục quốc dân; kết hợp
đào tạo mới với đào tạo lại, đào tạo và sử dụng; xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo
động lực cho người dạy và học.
Tiếp tục đổi mới về cơ chế quản lý giáo dục đào tạo.
Phải bố trí và sử dụng tốt nguồn nhân lực đã được đào tạo để họ phát huy
đầy đủ khả năng, sở trường và nhiệt tình trong lao động sáng tạo của mình.
Trong những năm qua, Việc làm và dạy nghề được Đảng và Nhà nước ta đặc
biệt quan tâm. Chính phủ đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước bằng
nhiều dự án, đề án thiết thực để nâng cao nguồn nhân lực và năng lực lao động,
tăng thu nhập cho người dân. Trong số các đề án, dự án đã được phê duyệt thực
hiện, Quyết định số: 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của thủ tướng
chính phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”
(gọi tắc là đề án 1956) đây là một đề án lớn về qui mơ và ý nghĩa chính trị xã hội.
2. Thực trạng vấn đề nghiêm cứu:
a. Đặc điểm tình hình của Trung tâm dạy nghề huyện Đông Hải:
Trung tâm dạy nghề huyện Đông Hải là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND
huyện Đông Hải được thành lập theo quyết định số: 02/2007/QĐ-UBND ngày 24
tháng 01 năm 2007 của UBND huyện Đông Hải và chính thức đi vào hoạt động

đầu năm 2008, Với vai trị tham mưu cho UBND huyện về cơng tác đào tạo nghề,
giải quyết việc làm cho lao động nông thơn, nhằm giúp cho người lao động có một
3


việc làm ổn định, tăng thu nhập kinh tế cho bản thân và gia đình góp phần xóa đói
giảm nghèo ở địa phương một cách có hiệu quả.
Tổ chức bộ máy và nhân sự:
Tổng số: 28 người có 20 giáo viên; trong đó biên chế: 09, hợp đồng: 19
+ Ban giám đốc: 02 người
+ Tổ Cơ sở vật chất – thiết bị: 03 người.
+ Tổ đào tạo: 03 người.
+ Tài chính – Kế tốn: 02.
+ Văn phịng: 01
Cơ sở vật chất, thiết bị:
-Tổng số các nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng: 12 nghề trình độ sơ cấp
nghề: May Công nghiệp, May gia dụng, Điện gia dụng, Hàn điện, Sửa chữa xe găn
máy, Cài đặt, lắp ráp máy tính, Cắt uốn tóc, Sửa chữa điện thoại di động, Kỹ thuật
nấu ăn, Mộc dân dụng, Điện lạnh, Nề.
+ Diện tích đất của Trung tâm 3.635m2
+ Diện tích xây dựng: 1.004m 2 vowis số lượng phịng học hiện có 13
phịng . Trong đó có 02 phịng tạm (nhà tol) với diện tích 240m2.
+ Có đầy đủ các thiết bị phục vụ tốt cho 12 nghề, có phương tiện chuyên chở
thiết bị dạy nghề đến các điểm dạy lưu động.
b. Thực trạng vấn đề công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại
Trung tâm dạy nghề huyện Đông Hải.
* Công tác tuyên truyền cho lao động nông thôn về học nghề và việc làm.
- Tuyên truyền để lao động nông thôn biết về Trung tâm dạy nghề Đông Hải:
Công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp học nghề luôn đi trước một bước được
thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng và phân công cán bộ trực

tiếp xuống từng ấp, đến từng hộ gia đình tuyên truyền vận động người dân tham
gia học các lớp nghề, kết hợp với Trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm tỉnh Bạc
Liêu mở Điểm giới thiệu việc làm cho lao động có nhu cầu làm việc trong và ngồi
nước, nhờ đó mà cơng đào tạo nghề, giải quyết việc làm thời gian qua luôn được
nhân dân trong huyện biết và đồng tình ủng hộ.
4


- Để lao động nơng thơn biết nội dung, chính sách đãi ngộ của Đảng, Nhà
nước đối với người tham gia học nghề: Nội dung công tác tuyên truyền, vận động
tập trung vào việc phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các cơ
chế, chính sách hỗ trợ đối với lao động trong vấn đề học nghề, tạo việc làm;
khuyến khích xã hội hóa cơng tác dạy nghề … Cán bộ làm công tác tuyên truyền là
những người am hiểu về các chế độ chính sách, nắm đầy đủ thông tin về đào tạo
nghề và giải quyết việc làm sau học nghề để cung cấp cho người lao động. Đặc biệt
kết hợp chặt chẽ với trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn tuyên truyền về
cơng tác đào tạo nghề, chính sách đào tạo nghề, đồng thời điều tra, khảo sát nhu
cầu học nghề, nhu cầu lao động từ đó có hướng xây dựng kế hoạch đào tạo nghề
thích hợp.
- Để lao động nơng thơn biết được học nghề xong có thể có việc làm ở đâu,
thu nhập hàng tháng là bao nhiêu, tự tổ chức kinh doanh, dịch vụ để tăng năng
suất và thu nhập cho bản thân và gia đình: Cùng với việc quan tâm đến nhu cầu
của người lao động trong việc học nghề để mở các lớp đào tạo nghề phù hợp,
Trung tâm còn đặc biệt quan tâm giải quyết việc làm cho lao động sau khi hồn
thành các khóa học. Chính sự rà sốt nhu cầu của đối tượng học nghề từ ban đầu,
nên đầu ra của các lớp nghề tương đối cao. Trung tâm đã chủ động tìm và liên hệ
với các công ty cần số lượng lao động lớn có trình độ tay nghề để ký hợp đồng
tuyển dụng lao động qua đào tạo trước khi mở lớp (Ví dụ như: May cơng nghiệp,
nề, điện,...). Đồng thời, trong q trình đào tạo có lồng ghép chương trình đào tạo
khởi sự doanh nghiệp và pháp luật đại cương để người lao động sau học nghề biết

tổ chức sản xuất, tự mở cơ sở, doanh nghiệp nhở, tiêu thụ sản phẩm... từ đó nâng
cao kết quả giải quyết việc làm và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
* Tuyển sinh:
Quy trình tổ chức tuyển sinh các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn:
- Tại cơ sở dạy nghề: Lao động đến cơ sở đăng ký học nghề được cán bộ
tuyển sinh tư vấn các ngành nghề, được ghi danh sau khi có lớp thơng báo cho lao
động đến tham gia học.

5


- Tại nơi cư trú của lao động nông thôn: Phối hợp với địa phương thông báo
chiêu sinh tư vấn học viên chọn nghề, tìm việc…, học viên viết đơn học nghề gửi
UBND xã, thị trấn xác nhận nhóm đối tượng và tổng hợp lập danh sách đủ số
lượng lớp học, sau đó tiến hành khai giảng và đào tạo. Xây dựng kế hoạch phối
hợp với địa phương xuống từng xã, ấp đến từng hộ gia đình để tư vấn học nghề và
giới thiệu việc làm sau khi kết thúc khóa học.
- Mỗi lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải đạt 30 học viên.
* Tổ chức đào tạo:
- Qua quá trình điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề ở địa phương. Trung tâm
dạy nghề đăng ký đào tạo nghề với Sở LĐTB&XH tỉnh Bạc Liêu, Phòng
LĐTB&XH các huyện, thị.
- Đào tạo tập trung tại Trung tâm trừ những trường hợp các xã thị trấn ở xa
Trung tâm huyện và huyện bạn thì đào tạo tại địa phương. Tùy theo tình hình phát
triển của địa phương, các ngành nghề đào tạo và phương thức dạy nghề sẽ được
điều chỉnh thông qua điều tra khảo sát hàng năm, nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề.
- Hình thức đào tạo: Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn trình độ Sơ cấp
nghề.
- Thành phần tham gia quản lý lớp học: phân công cán bộ Trung tâm cùng với
giáo viên giảng dạy phối hợp với cán bộ phụ trách ở địa phương cùng quản lý lớp

học.
- Sử dụng các biểu mẫu sổ sách quản lý dạy và học.
- Trong 2 năm 2010 và 2011 trung tâm đã đào tạo 1.025 học viên trong đó
cơng nhận tốt nghiệp 872 học viên.
* Hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn:
Theo đề án 1956 của thủ tướng chính phủ, người lao động nơng thơn tham
gia học nghề được miễn 100% học phí và được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại theo từng
nhóm đối tựng cụ thể.
* Giải quyết việc làm sau học nghề
- Trung tâm dạy nghề đã ký hợp đồng đặt hàng đào tạo 3 bên với các doanh
nghiệp, tổ chức cá nhân nhằm đảm bảo tốt việc làm cho học viên sau khi học nghề.
6


Đồng thời ký hợp đồng cung cấp sản phẩm may gia công cho Trung tâm để giải
quyết việc làm tại chổ cho các tổ nhóm.
- Hiện nay, nghề May Cơng nghiệp được trung tâm xác định là nghề mũi nhọn
của Trung tâm học viên đăng ký tham gia học nghề nhiều nhất so với các nghề.
Nhu cầu lao động tại các Công ty May tương đối lớn nên việc giải quyết việc làm
cho học viên sau khi kết thúc khóa học rất dễ dàng, chiếm tỷ lệ cao.
* Qua 2 năm thực hiện đề án 1956 của Chính phủ, Trung tâm đã đào tạo được
872 học viên tốt nghiệp, số học viên có việc làm sau đào tạo là 684/872 học viên, tỉ
lệ 78,4%.
Trong đó:
- Số Lao động nơng thơn được doanh nghiệp tuyển dụng làm việc, chuyển đổi
nghề nghiệp: 280/ 684 học viên, tỉ lệ 41%.
- Số Lao động nông thôn tự tạo việc làm: 384/684 học viên, tỉ lệ 56% (riêng
nghề Nề và nghề Cắt uốn, tóc trên 120 học viên).
- Số Lao động nông thôn được vây vốn từ ngân hàng chính sách xã hội; quỹ
quốc giai giải quyết việc làm: 20/684 học viên tỉ lệ 3% (Vay vốn thơng qua các hội,

đồn thể địa phương).
c. Những ưu điểm và nguyên nhân đạt được:
* Ưu điểm:
Công tác dạy nghề được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm, Trung
tâm dạy nghề có nhiều điều kiện thuận lợi thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần
gia tăng về số lượng và chất lượng lao động qua đào tạo nghề.
Trung tâm dạy nghề được được đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề từ
nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia do Trung ương hỗ trợ.
Các chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nơng thơn đã khuyến
khích được người lao động tham gia học nghề, giúp có kiến thức tìm kiếm việc
làm, tự tạo việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình.

7


Trung tâm dạy nghề phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, góp phần đa
dạng hóa các hình thức đào tạo và đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, giải
quyết tốt việc làm sau khi các em ra trường đạt 78,4% .
* Nguyên nhân
Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bạc Liêu, Huyện ủy,
UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm với Phòng LĐTB&XH huyện
và các ban ngành đoàn thể từ huyện đến các xã, thị trấn, luôn tuyên truyền và vận
động nhân dân từ khâu học nghề và giải quyết việc làm và luôn tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho Trung tâm dạy nghề thực hiện tốt việc triển khai Kế hoạch đào tạo
nghề cho lao động nông thôn.
Thực hiện tốt công tác tun truyền vận động. Từ đó cơng tác tuyển sinh luôn
đạt và mang lại hiệu quả cao. Song song với việc quan tâm đào tạo nghề cho lao
động nông thôn, Trung tâm còn chú trọng tới việc xây dựng, củng cố và từng bước
tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Chính vì vậy, đa số đội ngũ giáo
viên đều tích cực, nhiệt tình và chun tâm trong công tác dạy nghề. Đồng thời đã

thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo như: đào tạo lưu động tại các xã, thị
trấn… nhằm giảm bớt chi phí và thời gian đi lại, tạo điều kiện thuận lợi cho người
lao động tham gia học nghề.
d. Những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế:
* Những hạn chế:
- Lao động nơng thơn đã qua đào tạo nghề có sự chênh lệch lớn giữa thành thị
và nông thôn.
- Số lao động nông thôn trong độ tuổi lao động chưa qua học nghề có nhu
cầu chuyển đổi ngành nghề hiện tại cịn rất lớn, việc giúp cho lao động nơng thơn
tiếp cận với học nghề địi hỏi q trình lâu dài. Thực tế hiện nay, hầu hết lao động
nông thôn, nhất là các chủ hộ còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng nghề
nghiệp; các hoạt động lao động sản xuất vẫn thơng qua kinh nghiệm là chính, kỹ
thuật canh tác còn lạc hậu, chậm đổi mới nên năng suất lao động thấp, giá trị gia
tăng các sản phẩm hàng hoá chưa tương xứng với thời gian và chi phí lao động.
Hơn nữa, đời sống của đa số lao động nơng thơn hiện nay cịn gặp nhiều khó khăn.
8


- Trung tâm dạy nghề huyện mới thành lập, quy mơ dạy nghề cịn nhỏ, thiếu
xưởng thực hành, ký túc xá, trang thiết bị dạy nghề thiếu về chủng loại, số lượng
chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của đơng đảo lao động nơng thơn.
- Cơ cấu trình độ đào tạo nghề, cơ cấu ngành nghề đào tạo cho lao động
nơng thơn cịn chưa phù hợp; chưa bổ sung kịp thời các nghề mới theo yêu cầu của
thị trường lao động.
- Đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng, cơ cấu ngành nghề đào
tạo chưa phù hợp và hạn chế về chất lượng.
- Chất lượng dạy nghề cho lao động nơng thơn một số nghề cịn chưa đáp
ứng được yêu cầu của thị trường lao động nên một bộ phận học viên sau khi học
nghề xong khơng tìm được việc làm hoặc có việc làm nhưng lại không đúng nghề
được đào tạo, thu nhập thấp.

Định mức kinh phí đào tạo nghề/học viên cịn thấp từ đó ảnh hưởng đến cơng
tác đào tạo.
Trình độ nhận thức, lứa tuổi của học viên không đồng đều đã ảnh hưởng đến
việc tiếp thu các kiến thức và quá trình truyền đạt của giáo viên.
Người lao động nông thôn chưa quen với cách làm nghề từ học nghề mà họ
vẫn làm việc theo thói quen, truyền thống.
Lớp học phải đủ số lượng 30 học viên nên gặp nhiều khó khăn trong khâu
chiêu sinh, mở lớp.
Việc tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn tại các vùng sâu điều
kiện giao thơng khó khăn, ảnh hưởng đến việc đưa thiết bị phục vụ cho giảng dạy.
Do đặc điểm địa phương là vùng nông thôn sâu nên công tác đào tạo nghề
thường xuyên còn hạn chế, chủ yếu người dân chỉ muốn đi làm công nhật và lao
động phổ thông để các thu nhập trước mắt mà chưa thật sự quan tâm đến học nghề.
* Nguyên nhân
- Các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và xã hội còn nhận thức chưa đầy đủ
về dạy nghề; coi dạy nghề chỉ là cứu cánh có tính chất thời điểm, khơng phải là
vấn đề quan tâm thường xuyên, liên tục và có hệ thống; chưa thực sự coi trọng đào

9


tạo nhân lực trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hố và hội nhập quốc tế.
- Các tổ chức chính trị- xã hội ở địa phương chưa thấy rõ vai trò, trách
nhiệm của mình trong việc tun truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước về dạy nghề cho lao động nơng thơn và vận động các thành viên của mình
tham gia học nghề.
- Nhiều lao động nông thôn, nhất là lao động người dân tộc thiểu số, lao
động vùng sâu, có trình độ văn hố thấp, chưa nhận đúng về lợi ích của học nghề
nên chưa tham gia học nghề; nhiều lao động nơng thơn do khó khăn về kinh tế, ở

cách xa cơ sở dạy nghề nên chưa tham gia học nghề.
Do một số bộ phận người lao động cịn trơng chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ
của Nhà nước, chưa nhận thức rõ vai trò giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải
thiện đời sống, chưa tích cực tham gia học nghề.
Một số Cơng ty, Xí nghiệp trên địa bàn tuyển dụng nhiều lao động chưa qua
đào tạo nghề và chưa giải quyết tốt các chính sách cho người lao động khi tham gia
làm việc tại Công ty, từ đó cơng tác đào tạo nghề giải quyết việc làm gặp nhiều khó
khăn.
3. Giải pháp và kiến nghị:
a. Giải pháp:
Để cơng tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung và thực hiện Quyết định 1956
của Chính phủ một cách hiệu quả, điều quan trọng là phải tập trung tuyên truyền
giáo dục để nhanh chóng làm thay đổi nhận thức của người lao động về học nghề
và sự cần thiết làm việc phải có nghề; phải đánh thức nhu cầu học nghề một cách
thật sự như một khát vọng muốn lập nghiệp, làm giàu từ học nghề.
Mở rộng các làng nghề ở địa phương để thu hút nhiều lao động hơn tham gia
học nghề.
Ngân hàng chính sách xã hội phải thật sự vào cuộc, hỗ trợ cho học viên sau
học nghề vai vốn giải quyết việc làm từ đó tạo điều kiện hình thành các cơ sở sản
xuất nhỏ mà chủ là những học viên tham gia học nghề.

10


Muốn làm tốt công tác đào tạo nghề cho LĐNT phải xác định ngành nghề
đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội, phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, phù
hợp với đặc điểm địa phương và nguyện vọng của người học nghề, khơng dựa
hồn tồn vào các nghề có sẵn của đơn vị. Bên cạnh đó, đào tạo nghề cần có kế
hoạch khảo sát thị trường lao động, nắm bắt kịp thời thông tin lao động theo từng
nghề để có cơ sở tư vấn, định hướng kịp thời cho người lao động xác định chọn

đúng nghề để học hoặc tự tạo được việc làm ổn định, nhằm hạn chế đến mức thấp
nhất tình trạng người lao động sau khi kết thúc khóa học khơng tìm được việc làm
hoặc không tự tạo được việc làm phù hợp gây lãng phí tiền của Nhà nước cũng như
cơng sức, thời gian của người đi học.
Để thực hiện tốt những công việc nêu trên cần tập trung thực hiện:
- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, xã hội, của cán
bộ, công chức và lao động nông thôn: Về vị trí, vai trị của dạy nghề đối với việc
tạo việc làm, tăng thu nhập; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn và đảm
bảo cơ cấu nguồn nhân lực về yếu tố có tính quyết định để phát triển kinh tế- xã
hội bền vững; nhận thức đúng thang giá trị về dạy nghề để thay đổi hành vi, thu hút
phần lớn thanh niên vào học nghề.
- Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thôn của huyện.
- Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý:
- Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề
và dạy nghề thường xuyên; xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề.
- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế
hoạch ở các cấp hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ.
- Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn.
- Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nơng thơn.
- Thí điểm các mơ hình dạy nghề cho lao động nơng thơn.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề.
c. Kiến nghị
* Đối với cấp trung ương, cấp Tỉnh:

11


- Trung ương cần có văn bản chỉ đạo các cơng ty, xí nghiệp chỉ được nhận lao
động phổ thơng khoảng 50% số lượng lao động của cơng ty xí nghiệp, số lượng
còn lại ưu tiên nhận những lao động đã qua đào tạo nghề. Riêng các cơ sở đăng ký

kinh doanh, sản xuất, dịch vụ phải có chứng chỉ nghề mới được hành nghề.
- Trung ương cần phải có chính sách hỗ trợ thành lập các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và các làng nghề để thu hút nhiều người hơn nữa tham gia học nghề
và tham gia làm việc cho các cơ sở này.
- Trung ương cần đầu tư thêm cơ sở vật chất và thiết bị nhằm đáp ứng đầy đủ
các ngành nghề mới theo yêu cầu đặt ra.
- Sở LĐTB&XH làm đầu mối ký hợp đồng tuyển lao động sau đào tạo. Sau
đó phân bổ cho các Trung tâm nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm, và thực
hiện tốt quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ
* Đối với cơ quan chức năng địa phương.
UBND huyện có hướng chỉ đạo các xã, thị trấn quy hoạch các làng nghề
phù hợp, gắn việc xây dựng các làng nghề với việc xây dựng xã nông thôn mới
nhằm thu hút nhiều hơn nữa lao động nông thôn nhàn rõi tham gia sản xuất, kinh
doanh và làm dịch vụ.
Các đơn vị sử dụng lao động nên tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề và
quan tâm hơn nữa về chế độ tiền lương cũng như các khoản phụ cấp, nhằm đảm
bảo thu nhập cho công nhân khi tham gia làm việc tại Cơng ty.
Ngân hàng chính sách xã hội huyện tạo điều kiện cho học viên sau khi đào tạo
được vay vốn mở cơ sở nhằm phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.
Địa phương cần quan tâm hơn công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm cho
người lao động, cần đẩy mạnh hơn nữa cơng tác tun truyền vận động về chính
sách học nghề đến tận người lao động.
C. KẾT LUẬN
Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói chung, đầu tư cho sự nghiệp dạy
nghề nói riêng là đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực dạy nghề là
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất, kinh doanh, dịch

12



vụ để phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, phục
vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Châu Thành là một
bộ phận gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Để triển khai và tổ chức
thực hiện có kết quả các ngành, các cấp và các địa phương cần thường xuyên tun
truyền, cơng khai cơng tác đào tạo nghề, nhằm góp phần giải quyết việc làm và
giảm nghèo bền vững./.

13



×