Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Đề tài nghiên cứu thử nghiệm chăn nuôi gà rừng tai đỏ tại bến en

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.19 MB, 86 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH HÓA
VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TỈNH

“Nghiên cứu thử nghiệm chăn nuôi gà rừng (Gallus gallus Spadiceus
Linnaeus) bán tự nhiên tại vùng đệm Vườn quốc gia Bến En”

Thanh Hóa, năm 2012
1


Phần 1: MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gà rừng có tên khoa học là (Gallus gallus spadiceus Linnaeus) đây là một
loài hoang cầm rất phổ biến [7], sống trong nhiều kiểu rừng khác nhau, tuy nhiên
sinh cảnh thích hợp nhất là rừng thứ sinh gần nương rẫy, hay rừng gỗ pha tre, nứa.
Nguồn thức ăn của gà rừng phong phú rất thuận lợi trong việc phát triển số lượng,
phù hợp với quy mô hộ gia đình và trang trại. Thịt Gà rừng thơm ngon, bổ dưỡng
và được thị trường trong, ngoài nước ưa chuộng với nhu cầu ngày càng lớn.
Nhưng cho đến nay, thịt Gà rừng chủ yếu được khai thác từ tự nhiên. Vì vậy,
trong tự nhiên mật độ, trữ lượng của chúng đã giảm sút nghiêm trọng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và bảo tồn có hiệu quả loài gà rừng trong
tự nhiên, gần đây đã có một số nơi thử nghiệm chăn nuôi gà rừng. Tuy nhiên, việc
chăn nuôi gà rừng chưa được chú trọng hoặc tự phát, nhỏ lẻ, cùng với việc thiếu
hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi: kỹ thuật kiến tạo chuồng trại phù hợp; thức ăn,
bệnh tật...đang gây ra những khó khăn rất lớn cho người chăn nuôi.
Để chăn nuôi thành công loài gà rừng, cần thiết phải có những hiểu biết về
đặc điểm sinh học, sinh thái, kỹ thuật thiết kế chuồng trại, bệnh tật và cách phòng
chống cũng như các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và nguồn thức ăn chăn nuôi phù


hợp... Đặc biệt là phải xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi là hết
sức cần thiết hiện nay.
Nhận thức được những giá trị khoa học và thực tiễn trên về loài gà rừng,
Vườn quốc gia Bến En đã xây dựng và triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu
thử nghiệm chăn nuôi gà rừng (Gallus gallus Spadiceus Linnaeus) bán tự nhiên
tại vùng đệm Vườn quốc gia Bến En” nhằm từng bước bảo tồn, phát triển và khai
thác hợp lý các giá trị kinh tế mà loài gà rừng mang lại.

2


I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới
Theo các tài liệu lịch sử, loài người đã biết bắt các loài động vật hoang dã,
thuần dưỡng chúng từ 4-5 nghìn năm trước công nguyên, đến nay chúng ta có một
tập đoàn các loài vật nuôi rất đa dạng với hàng ngàn loài và giống gia súc, gia
cầm, thủy sản, động vật cảnh...Ngày nay, do nhu cầu ngày càng tăng về các sản
phẩm có nguồn gốc từ rừng nên việc nhân nuôi, thuần dưỡng các loài động vật
hoang dã có xu hướng phát triển. Theo Conway (1998), trên thế giới đang nuôi
khoảng 500.000 động vật có xương sống ở cạn, đại diện cho 3000 loài chim, thú,
bò sát, ếch nhái. Mục đích của phần lớn các vườn động vật hiện nay là gây nuôi
các quần thể động vật quý hiếm, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, phục vụ tham
quan giải trí và bảo tồn ĐDSH [2]. Việc nghiên cứu trong các vườn động vật đang
được chú trọng. Các nhà khoa học đang cố gắng tìm giải pháp tối ưu để nhân
giống, phát triển số lượng. Tuy nhiên, kỹ thuật nhân nuôi, sinh thái và tập tính
cũng như việc xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nuôi có hiệu quả động vật hoang dã
còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Theo tổ chức Nông-Lương thế giới (FAO), nguồn gen động vật bao gồm cả
động vật được thuần hóa, động vật hoang dã và nó đóng vai trò rất quan trọng đối

với loài người. Năm 1980, một chiến lược bảo tồn giống vật nuôi được thực hiện
trên phạm vi toàn cầu, khu vực và từng quốc gia. Nội dung đã được FAO và Cơ
quan bảo vệ môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) hợp tác xây dựng. Chương
trình đề ra 4 nội dung cơ bản chính [8]:
- Bảo tồn bằng cách áp dụng các biện pháp quản lý.
- Ngân hàng dữ liệu nguồn gen động vật.
- Đào tạo nâng cao năng lực cho nguồn lực con người tham gia chương trình bảo
tồn.
- Lưu giữ vật liệu di truyền.
Về phương pháp bảo tồn, các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra 2 phương thức:
- Bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation): Là bảo tồn một loài nào đó ngay tại
môi trường sống tự nhiên của nó. Để đạt được mục đích tái lập quần thể muốn
bảo tồn, người ta bảo vệ khu vực sinh sống khỏi các tác động có hại từ con người
hay các loài khác [8].
- Bảo tồn ngoại vi (ex-situ conservation): Là quá trình bảo tồn ở bên ngoài
môi trường sống tự nhiên của một loài nào đó. Phương pháp này chuyển một phần
3


quần thể từ nơi cư trú bị đe dọa đến một chỗ mới (khu sinh thái khác hay vườn
thú, các trang trại bảo tồn…). Hình thức này cũng bao gồm cả việc duy trì, nuôi
cấy, lưu trữ gen trong phòng thí nghiệm (giữ tinh trùng, trứng hoặc phôi) [8].
Việc bảo tồn nguồn gen quý hiếm của các giống vật nuôi đã được dư luận,
các nhà khoa học nhiều quốc gia quan tâm, chú ý từ nhiều thập kỷ qua. Đã có
nhiều hoạt động tích cực nhằm bảo vệ các loài động vật quý hiếm khỏi sự tuyệt
chủng. Với sự ra đời của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (WCU) nay gọi là
Quỹ quốc tế về thiên nhiên (WWF), tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên
Hiệp Quốc (UNESCO) và chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã
chứng tỏ điều đó. Ngoài ra, nhiều khu bảo tồn quy mô lớn đã được thiết lập ở
nhiều khu vực sinh thái khác nhau, tại nhiều quốc gia trên khắp các châu lục. Hiệp

định về cấm buôn bán các loài động vật quý hiếm đã được ký và thi hành có hiệu
quả. Sách đỏ (Red book) đã được Uỷ ban các loài động vật sống sót (Species
Suvival Commission của IUCN) xuất bản. Nhờ đó nhiều loài động vật bị đe doạ
tuyệt chủng đã được bảo hộ, nhiều loài biến mất trong tự nhiên đã được khôi phục
và đưa trở lại môi trường sống của chúng [8].
Trong những năm 1970, châu Âu đứng trước nguy cơ một số giống vật nuôi
truyền thống bị biến mất. Một nhóm người có tâm huyết ở Anh đã thành lập nên
tổ chức các giống vật nuôi hiếm (Rare Breerss Suvival Trust), sau đó là Hiệp Hội
chăn nuôi Châu Âu (EAAP). Kết quả điều tra thống kê cho thấy có 240 giống vật
nuôi có nguy cơ bị biến mất. Từ đó hầu hết các nước Châu Âu đều có chương
trình bảo tồn vật nuôi.
Khái niệm “Label Rouge” xuất xứ từ Pháp những năm đầu thập kỷ 60 và
ngày nay phổ biến khắp thế giới dùng để chỉ Gà thả vườn chất lượng cao và các
loài gia cầm chăn thả khác. Pháp là nuớc nuôi và tiêu thụ sản phẩm Gà “Label
Rouge” nhiều nhất thế giới: Năm 1996 là 90 triệu con, sản xuất trên 133.000 tấn
thịt sạch chất lượng cao, chiếm khoảng 20% sản lượng thịt gà và trên 10% tổng
sản lượng thịt gia cầm [16].
Theo Nguyễn Duy Hoan và cộng sự (1998), công ty Kabir đã tạo ra 28
dòng gà chuyên thịt lông trắng và lông màu, trong đó có 13 dòng nổi tiếng được
rất nhiều nước ưa chuộng. Nhiều dòng có lông màu đỏ nhạt hoặc vàng, chân và da
màu vàng; thịt chắc, đậm, thơm ngon, khả năng thích nghi cao, kháng bệnh tốt, ít
ảnh hưởng bởi các stress nên tỷ lệ sống cao, khả năng cho thịt tốt và phù hợp với
nhiều phương thức nuôi[8].
4


Đối với loài gà rừng (Galllus gallus) từ rất lâu loài người đã có ý thức
thuần hoá và lai tạo ra nhiều các giống gà ngày nay (khoảng 150 giống gà khác
nhau). Rất có thể gà rừng đã được con người thuần dưỡng để lấy thịt từ thời săn
bắt hái lượm. Theo các tài liệu khảo cổ học trong thập niên 1980 và dựa vào các

di vật tìm được trong thung lũng Indus tức Pakistan ngày nay, giới khoa học cho
rằng, loài gà rừng đã được con người thuần dưỡng vào khoảng 4000 năm trước công
nguyên[8]..
Trong cuốn “Origin of species” Darwin cũng từng khẳng định rằng tất cả
các giống gà trên thế giới đều có nguồn gốc từ gà rừng Đông Nam Á. Trong một
bài viết cho tập san National Geographic, W.G. Solheim II nhận xét rằng Đông
Nam Á là nơi phát triển nền chăn nuôi đầu tiên trên trái đất. Gần đây, có hai
nghiên cứu từ Nhật cho thấy giống gà Shamo, đây là một giống gà nòi được nuôi
chủ yếu cho thể thao đá gà có nguồn gốc từ Đông Dương và Miền Nam Trung
Quốc ngày nay[8]..
Hiện nay với công nghệ sinh học hiện đại, việc nghiên cứu về gà rừng đã có
những đột phá mới. Các nhà nghiên cứu thuộc viện y tế quốc gia Mỹ tuyên bố đã
hoàn thành giải mã gen gà rừng, tổ tiên của các loài gà nhà hiện nay. Họ đã đặt
bản đồ gen gà rừng và bản đồ gen của con người song song với nhau, để giúp các
nhà khoa học so sánh và hiểu được bộ máy sinh hoá của chính con người [16]..
Những năm gần đây, dịch cúm gia cầm thường xuyên bùng phát tại Châu
Á, đã thôi thúc các nhà khoa học tìm hiểu sâu hơn về bộ gen gà rừng. Các chuyên
gia Nông nghiệp hy vọng rằng bản đồ gen của gà rừng là một cơ sở rất quan trọng
giúp họ định hướng, lai tạo để cải thiện được nhiều giống gia cầm, giúp điều tra
nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phòng chống hiệu quả hơn về loại dịch bệnh
nan y này.
1.2. Ở Việt Nam
Hiện nay Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang nổi cộm lên
hiện tượng suy thoái, mất dần tính đa dạng sinh học của các loài động vật. Nhiều
loài động vật quí, có quá trình thích nghi lâu đời với điều kiện khí hậu ở nước ta
đang bị mai một, thậm chí tuyệt chủng. Nước ta có khoảng 275 loài thú, 800 loài
chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 2.470 loài cá, 5.500 loài côn trùng... tính
độc đáo của sự đa dạng sinh học này là rất cao. Có 10% loài thú, chim và cá của
thế giới tìm thấy ở Viêt Nam. Ngày nay do việc tăng dân số cùng với tốc độ đô thị
hoá, công nghiệp hoá làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, dẫn đến một số

loài chim, thú có nguy cơ bị diệt chủng. Các nhà khoa học cho biết, nước ta có tới
5


28% loài thú, 10% loài chim, 21% loài bò sát và lưỡng thê đang đứng trước nguy
cơ bị tiêu diệt. Trong số 53 loài động vật quý hiếm đưa vào sách đỏ Việt Nam thì
có 10 loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, 18 loài ở tình trạng nguy cấp, 22 loài
thuộc diện hiếm, 3 loài thuộc loại thoát hiểm. Sự tuyệt chủng này gần đây xảy ra
rất nhanh theo tốc độ phát triển của kinh tế thị trường và đô thị hoá [8].
Trong xu thế trên, sự mai một các loài vật nuôi và các loài hoang dã ở các
địa phương trên toàn quốc đang ở mức trầm trọng. Trước tình hình đó, nhà nước
ta đã có nhiều dự án nghiên cứu bảo tồn, phát triển nhiều loài động vật bản địa.
Đây là các loài mang nhiều đặc điểm quý như khả năng chống chịu bệnh cao, ít
đòi hỏi về chế độ ăn và chế độ chăm sóc cầu kỳ, nhưng lại cho tốc độ sinh trưởng
tương đối nhanh, thịt rất thơm ngon và một số loài còn có thể nuôi làm vật cảnh.
Trong việc khai thác và bảo vệ sự phong phú đa dạng các giống vật nuôi hiện nay,
việc nghiên cứu, bảo tồn các giống gà hoang dã bản địa đang là vấn đề thiết thực
và cấp bách. Tình hình bảo tồn quỹ gen vật nuôi trong nước hạn chế ở việc phát
hiện các giống quý hiếm, việc bảo tồn và phát triển giống mới chỉ được quan tâm
ở các cơ sở giống quốc gia. Các nghiên cứu bảo tồn giống do địa phương (cấp
tỉnh) thực hiện không nhiều.
Đối với giống gà, năm 2002, nghiên cứu của Lê Văn Viễn, Pham Ngọc Uyển
góp phần khẳng định chất lượng của các giống gà địa phương cũng như tính ưu việt
của các giống này, như: Thích nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam, khả năng tự kiếm
ăn tốt thích hợp với phương thức chăn nuôi truyền thống và đặc biệt có sức đề kháng
cao với một số bệnh. Đây là nguồn gen quý cần được đầu tư nghiên cứu và bảo tồn
[16].
Một thực trạng bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan và chủ quan trong
công tác bảo tồn giống ở nước ta nói chung và bảo tồn quỹ gen gà địa phương nói
riêng là tình trạng nguồn gen địa phương không bị tuyệt chủng mà bị lai tạp.Thực

trạng xói mòn nguồn gen được lý giải:
- Sự thiếu hoặc chưa quan tâm đúng mức của cơ quan chức năng do kinh phí hạn
hẹp.
- Người dân chưa ý thức được giá trị của giống địa phương, cũng như sự
thờ ơ do hiệu quả kinh tế thấp mà con giống mang lại.
Đánh giá một số nét của công tác bảo tồn giống vật nuôi ở nước ta cho
thấy: Giống địa phương quý hiếm đang trong nguy cơ bị lai tạp hoặc tuyệt chủng,
trong khi đó dự án lớn của quốc gia phục vụ công tác bảo tồn giống không nhiều
và cuối cùng là muôn vàn khó khăn nảy sinh trong công tác bảo tồn. Vì vậy, hơn
6


ai hết, mỗi địa phương cần có chương trình hành động góp phần thu thập, bảo tồn
và phát triển giống vật nuôi địa phương nói chung và các giống gà rừng nói riêng.
Nước ta hiện nay có 3 phân loài gà rừng, đó là: Gallus gallus gallus, Gallus
gallus jabouillei và Gallus gallus spadiceus. Phân biệt các phân loài này ở các
điểm khác nhau theo tác giả Võ Quí (1971) thì phân loài G. g. gallus có da yếm
tai màu trắng, lông cổ rất dài và có màu đỏ cam, còn phân loài G. g. jabouillei có
da yếm tai màu đỏ, lông cổ ngắn hơn và cũng có màu đỏ cam và G.g. spadiceus da
yếm tai cũng màu đỏ, nhưng lông cổ khá dài và có màu đỏ thẫm [12].
Năm 1995 tác giả Trương Văn Lã - Viện sinh thái tài nguyên sinh vật đã
báo cáo về công trình nghiên cứu “Góp phần nghiên cứu nhóm chim trĩ và đặc
điểm sinh học, sinh thái của gà Rừng tai trắng (Gallus gallus gallus), Trĩ bạc
(Lophura nycthemera nycthemera), Công (Pavo muticus imperator) và biện pháp
bảo vệ chúng”. Lần đầu tiên tác giả đã công bố được những khám phá bước đầu về
tập tính, thức ăn, phân bố, cấu trúc đàn, sinh sản về phân loài gà rừng tai trắng [7].
Trong những năm gần đây, Vườn quốc gia Cúc Phương cũng đã tiến hành
nghiên cứu bước đầu về loài gà rừng: Nghiên cứu một số đặc tính sinh học, khả
năng sinh sản để nhân nuôi và phát triển loài gà rừng và Nghiên cứu một số đặc
điểm sinh học và khả năng lai tạo gà lai giữa gà rừng với gà ri trong điều kiện

nuôi nhốt. Tuy nhiên, các kết quả chưa được công bố do đang trong giai đoạn
nghiên cứu.
Nhìn chung, hiện nay các công trình nghiên cứu về gà rừng được tiến hành
không nhiều, một số nghiên cứu mới chỉ tập chung vào việc điều tra khảo sát,
đánh giá phân loại và xác định khu hệ là chính, còn việc tìm hiểu sâu về tập tính
sinh thái và các đặc điểm sinh học còn rất hạn chế. Đặc biệt là việc nghiên cứu
bảo tồn và phát triển nhằm khai thác các giá trị kinh tế về loài gà rừng thì vẫn
chưa được chú trọng.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Bến En nằm trên tọa độ địa lý từ 19 o31’ đến 19o43’ độ vĩ
Bắc và từ 105o25’ đến 105o38’ kinh độ Đông. Cách thành phố Thanh Hóa 45km
về phía Tây Nam. Tổng diện tích tự nhiên 14.734,67 ha, gồm 16 tiểu khu, thuộc
địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
2.1.2. Địa hình, địa mạo
7


Vườn Quốc gia Bến En được bao bọc phía Đông Nam là dãy núi Đầu Lợn;
phía Đông Bắc là dãy núi đá chạy theo hướng từ Tây sang Đông, phía Tây- Nam
là dãy núi Đàm, núi Bao Cù và một phần núi Bao Khế, phía Tây Bắc là dông đồi
Chu -Bái Tinh, khu vực trung tâm là hồ sông Mực.
2.1.3. Địa chất
Kết quả khảo sát địa chất Vườn quốc gia gồm các loại đá trầm tích chủ yếu
là: Phiến thạch, sa thạch phân bố nhiều ở Bình Lương, Xuân Bình, Xuân Thái.
Các trầm tích sinh hóa đá vôi ở núi Đàm, Bao Khế và cửa đập sông Mực.
2.1.4. Thổ nhưỡng
Kết quả khảo sát xây dựng bản đồ dạng đất, VQG Bến En có các nhóm

dạng đất chính sau:
- Nhóm đất Feralít đỏ vàng phát triển trên nhóm đá sét (Fs) diện tích 9760
ha, chiếm 63,6%.
- Nhóm đất Feralít màu vàng nhạt phát triển trên đá cát (Fq) diện tích 1749
ha, chiếm 11,4%.
- Nhóm đất Feralít vàng đỏ phát triển trên đá mắc ma a xít (Fa), diện tích
991 ha, chiếm 6,5%.
- Nhóm đất Feralít nâu vàng phát triển trên đá vôi (Fv) diện tích 176 ha,
chiếm 1,1%.
2.1.5. Khí hậu
Vườn Quốc gia Bến En có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ngoài ra còn chịu sự
chi phối của quy luật đai cao. Theo tài liệu quan trắc của trạm khí tượng Như
Xuân (1998- 2010) cho thấy:
- Nhiệt độ không khí cao nhất vào các tháng 6- 7, trung bình từ 26,6 28,5oC có ngày lên tới 41,7oC. Nhiệt độ không khí thấp nhất vào tháng 1- 2, trung
bình 16,3oC- 17,2oC, có ngày xuống tới 3,1oC.
- Lượng mưa trung bình năm 1.796 mm, tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến
tháng 10 (chiếm 90% lượng mưa cả năm). Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
lượng mưa thấp (chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm).
- Độ ẩm không khí trung bình năm 86%, cao nhất vào tháng 2 đến tháng 4
(88-90%), thấp nhất vào tháng 12 đến tháng 01. Lượng bốc hơi hàng năm là
896mm, lượng bốc hơi cao nhất vào các tháng 5-6 và tháng 7.
- Gió: Có hai loại là gió Đông Bắc và gió Tây Nam. Gió Đông Bắc thổi từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau, những tháng đầu có tính chất khô lạnh, những
8


tháng sau kéo theo mưa phùn và rét. Gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 8 với tính
chất khô nóng, hàng năm có từ 19-22 ngày gió Tây Nam (còn gọi là gió Lào).
2.1.6. Thuỷ văn
Sông Mực là một chi lưu lớn của sông Yên nằm trọn trong VQG Bến En,

toàn bộ thuỷ vực có 4 suối lớn:
- Suối Hậu dài hơn 16 km bắt nguồn từ núi Bao Cù và Bao Trè
- Suối Thổ dài hơn 20 km bắt nguồn từ núi Cọ
- Suối Cốc dài 11 km bắt nguồn từ núi Voi
- Suối Tây Tọn dài 15 km bắt nguồn từ dãy núi Tèo Heo-Roọc Khoan.
Nhìn chung các sông suối trong vùng có nước quanh năm, lòng suối hẹp và
sâu, tốc độ dòng chảy mạnh về mùa mưa và giảm dần về mùa khô. Hồ sông Mực
có dung tích biến động từ 250-400 triệu m3 nước, có nước quanh năm, diện tích
trung bình 2.281 ha.
2.1.7. Khu hệ thực vật.
Hệ thực vật Vườn Quốc gia Bến En thuộc kiểu rừng nhiệt đới thường xanh
đai thấp (UNESCO 1973; Trung 1978; Vidal 2000; Lan et al. 2006; WCMC
2004). Có 3 Hệ sinh thái chính là: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên
núi đất, hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đá vôi và hệ sinh thái ao hồ (Đất
ngập nước). Kết quả nghiên cứu năm 1997 – 2000 và nghiên cứu, điều tra bổ sung
từ năm 2003 – 2009 đã thống kê được ở Vườn quốc gia Bến En có 1.389 loài của
6 ngành thực vật thực vật bậc cao (có mạch) thuộc 902 chi, 196 họ. Trong đó 29
loài có trong danh lục đỏ IUCN 2007, 42 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam năm
2007 như: Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv), Gụ lau (Sindora tonchinensis
Achev), Sao Hải Nam ( Hopea hainanensis Merr. & Chun), Chò đãi
(Annamocarya sinensis (Dode) J.F.Leroy).
Có 3 loài thực vật mới của Việt nam được phát hiện ở Bến En là: Xâm cánh
Bến En (Glyptoetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson), Đậu khấu Bến En
(Myristica yunanensis Y.H. Li) và Găng Bến En (Timonius arborea Elmer). Tuy
nhiên, đây mới là kết quả nghiên cứu bước đầu, cần có nghiên cứu đánh giá một
cách toàn diện hơn. Có thể khẳng định khu hệ thực vật Bến En có tính đa dạng
cao trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam.
2.1.8. Khu hệ động vật.
Hệ động vật rừng ở Bến En rất phong phú và đa dạng, kết quả điều tra năm
2000 đã thống kê được ở Bến En có 1.005 loài động vật, trong đó: 91 loài thú,

9


261 loài chim, 54 loài bò sát, 31 loài ếch nhái, 68 loài cá và 500 loài côn trùng
(phát hiện mới 01 loài). Có 93 loài động vật quí hiếm được ghi trong sách đỏ Việt
Nam như: Vượn đen má trắng, Khỉ mặt đỏ, Culy lớn, Culy nhỏ, Gà lôi, Gấu ngựa,
Gấu chó...
2.2. Điều kiện dân sinh – kinh tế - xã hội
2.2.1. Dân tộc – dân số và lao động
- Dân tộc: Khu vực Vườn Quốc gia Bến En có 02 thị trấn, 12 xã, 7 đơn vị
Quốc doanh và lực lượng vũ trang. Có 4 dân tộc chính sinh sống, trong đó chủ
yếu là các dân tộc Kinh (chiếm 43%); Thái (chiếm 27,8%); Mường (chiếm
16,8%) và Thổ (chiếm 12,2%), còn lại là dân tộc khác chỉ chiếm 0,2%.
- Dân số và lao động: Theo kết quả điều tra năm 2010, trong vùng lõi và
vùng đệm Vườn Quốc gia có 9.557 hộ dân với tổng số dân là 42.852 người, số lao
động là 22.032 lao động. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 2,7%. Trong vùng lõi
Vườn quốc gia Bến En hiện còn 9 thôn đang sinh sống, với dân số 1.660 người.
- Tình hình phân bố dân cư: Dân cư tập trung đông ở các xã Xuân Khang,
Xuân Bình, Hóa Quỳ, Xuân Thái. Sự phân bố dân số giữa các xã không đồng đều,
phần lớn tập trung dọc các trục đường giao thông dẫn đến tình trạng nhiều khu
vực thiếu đất sản xuất, ngược lại một số khu vực lại không khai thác sử dụng hết
đất sản xuất. Mậtt dộ dân số bình quân cho toàn khu vực vùng đệm 230
người/km2, ở xã Xuân Khang mật độ dân số cao nhất (450 người/km2).
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Người dân trong khu Vực vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia Bến En
đa phần là hộ nghèo, thu nhập bình quân 6.500.000đ/người/năm. Đặc biệt, toàn bộ
số thôn nằm trong vùng lõi của Vườn đều thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Các hoạt
động chủ yếu là canh tác Nông Lâm nghiệp, hoạt động trồng trọt tập trung vào
trồng lúa nước và là hoạt động chính tạo ra nguồn lương thực cung cấp cho người
dân, nhưng do năng suất không cao, không đảm bảo lương thực để đáp ứng cho

nhu cầu của người dân.
- Trình độ dân trí thấp, nhận thức và sự hiểu biết về công tác bảo vệ môi
trường thiên nhiên còn hạn chế. Vì vậy, việc phát rừng làm nương rẫy, khai
thác lâm sản, săn bắn, bẩy bắt chim, thú trái phép và chăn thả gia súc bừa bãi
vẫn còn xẩy ra, đây là những nhân tố gây áp lực lớn, đe dọa tài nguyên đa dạng
sinh học Vườn quốc gia Bến En.

10


Nhìn chung, tập quán canh tác của nhân dân trong vùng còn lạc hậu, phụ
thuộc nhiều vào thiên nhiên, năng suất thấp. Đời sống còn nhiều khó khăn cả về
vật chất lẫn tinh thần.
III. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

3.1. Tên đề tài: “Nghiên cứu thử nghiệm chăn nuôi gà rừng (Gallus gallus
spadiceus) bán tự nhiên ở vùng đệm Vườn quốc gia Bến En – Thanh Hóa”
3.2. Mục tiêu của đề tài
3.2.1. Mục tiêu chung
Góp phần phát triển nghề chăn nuôi động vật hoang dã, phát triển kinh tế xã
hội và bảo tồn đa dạng sinh học.
3.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được một số đặc điểm sinh học cơ bản của gà rừng trong điều kiện
nuôi bán tự nhiên;
- Xây dựng được mô hình nuôi thử gà rừng bán tự nhiên tại vùng đệm
Vườn quốc gia Bến En;
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong chăn nuôi gà rừng;
- Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà rừng;
- Xác định được một số chỉ tiêu sinh sản trong lai tạo gà lai F1 từ gà trống
rừng và mái ri thuần chủng;

- Bước đầu xác định một số đặc điểm sinh học của dòng gà lai F1;
- Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong chăn nuôi
gà lai F1.
3.3. Thời gian thực hiện: 36 tháng, Từ tháng 6/2009 – 6/2012.
3.4. Kinh phí thực hiện
Tổng số: 402.065.000 đồng (Bốn trăm lẻ hai triệu không trăm sáu lăm
ngàn đồng)
Trong đó:
- Từ ngân sách SNKH:
269.400.000 đồng
- Nguồn vốn tự có của cơ quan: 132.665.000 đồng
3.5. Sản phẩm của đề tài
- 10 con giống gà trống rừng được thuần hóa
- 20 Mái gà ri vàng rơm thuần chủng
- 100 gà ri thương phẩm
- 140 gà hậu bị F1 sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nuôi nhốt
11


- Bản hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà rừng
- 03 báo cáo chuyên đề:
+ Thực trạng tình hình chăn nuôi gà rừng ở vùng đệm Vườn quốc gia Bến
En, tỉnh Thanh Hoá.
+ Một số đặc điểm sinh học cơ bản của gà rừng trong điều kiện nuôi bán tự
nhiên ở vùng đệm Vườn quốc gia Bến En.
+ Hiệu quả kinh tế – xã hội, môi trường và dự báo nhu cầu sản phẩm của
thị trường về gà rừng.
- Đĩa VCD về tổ chức thực hiện đề tài
- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài (Dạng văn bản, dạng đĩa mềm).
Phần 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu.
2.1.1. Nghiên cứu về gà rừng thuần chủng
- Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi
+ Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng chăn nuôi gà rừng ở vùng đệm
Vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hoá.
+ Tìm hiểu, học tập kinh nghiệm chăn nuôi gà rừng ở Vườn quốc gia Cúc
phương.
+ Thiết kế, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà rừng
- Theo dõi một số đặc điểm cơ bản về sinh học của gà rừng trong điều kiện
nuôi bán tự nhiên
+ Theo dõi về thức ăn
+ Theo dõi quá trình sinh trưởng
+ Theo dõi một số đặc điểm sinh sản.
+ Theo dõi các dạng bệnh tật thường gặp
+ Biện pháp chăm sóc
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường và dự báo nhu cầu sản
phẩm của thị trường
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà rừng
2.1.2. Nghiên cứu lai tạo gà lai F1 giữa trống rừng và mái ri thuần
chủng
12


- Xác định một số chỉ tiêu sinh sản trong ghép đôi giữa trống rừng và mái ri
thuần chủng
- Xác định một số đặc điểm sinh học của dòng gà lai F1
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường trong chăn nuôi gà lai F1.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Cách tiếp cận

Nhằm bảo tồn và khai thác loài Gà rừng một cách có hiệu quả, tận dụng
triệt để nguồn giống, nguồn thức ăn, nguồn vật tư sẳn có tại địa phương và áp
dụng phương pháp chăn nuôi thông thường làm cơ sở để đánh giá hiệu quả, đáp
ứng được nhu cầu thực tiễn.
- Giai đoạn 1(2009 - 2011): Đề tài tiến hành chăn nuôi thử nghiệm gà rừng
và đánh giá hiệu quả trong chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu chăn nuôi thử nghiệm
cho thấy, chăn nuôi gà rừng thuần chủng hiệu quả kinh tế thấp, chủ yếu chỉ có
hiệu quả về mặt khoa học và bảo tồn nguồn gen. Để công tác chăn nuôi gà rừng
vừa có hiệu quả về mặt khoa học và bảo tồn nhưng vẫn đạt được hiệu quả về kinh
tế cho người chăn nuôi, được sự đồng ý của Sở Khoa học và Công nghệ Thanh
Hóa tại Văn bản số 424/SKHCN ngày 26/8/2010, đề tài triển khai thực hiện giai
đoạn 2.
- Giai đoạn 2: Thử nghiệm lai tạo giữa gà trống rừng và gà mái ri thuần
chủng để tạo ra con lai F1 kế thừa được các tính trạng quí, như: Chất lượng thịt
thơm ngon, hình thái bên ngoài cơ bản giống với gà rừng, nhưng trọng lượng cơ
thể nặng hơn, khả năng đẻ trứng mắn như gà ri, có sức kháng bệnh cao và có thể
chăn nuôi phát triển tốt trong điều kiện nuôi nhốt, đem lại hiệu quả kinh tế cho
người chăn nuôi.
2.2.2. Vật liệu và đối tượng nghiên cứu
a. Vật liệu nghiên cứu
- Địa điểm chăn nuôi thực nghiệm: Đề tài lựa chọn cơ sở chuồng trại tại
Khu chăn nuôi động vật bán hoang dã Vườn quốc gia Bến En để triển khai các lô
thí nghiệm.
- Việc đánh giá, xác định các chỉ tiêu sinh học của gà rừng, gà lai F1: Đề tài
phối hợp với các kỹ thuật viên, các chuyên gia về lâm học, sinh học, chăn nuôi
thú y của Vườn quốc gia Bến En, Vườn quốc gia Cúc Phương, trường Đại học
Hồng Đức, trường Đại học Lâm nghiệp.

13



- Máy móc, thiết bị chuyên dùng: Tận dụng máy móc thiết bị của đơn vị và
mua máy ấp trứng nhân tạo để thực hiện các nội dung nghiên cứu đã được phê
duyệt.
b. Đối tượng nghiên cứu
1. Gà rừng tai đỏ (Gallus gallus spadiceus): Giống gà đưa vào bố trí thí
nghiệm có nguồn gốc hoang dã, chúng sinh sống ở các khu rừng thứ sinh thuộc
vùng đệm Vườn quốc Gia Bến En. Theo dõi các chỉ tiêu sinh học từ thế hệ con
được ấp nở từ trứng bằng máy ấp nhân tạo. Gà từ khi sinh cho đến khi trưởng
thành đều được chăn nuôi, theo dõi và chăm sóc trong điều kiện nuôi nhốt.
2. Gà ri vàng rơm được nhập về từ Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn
Phúc - Hà Nội. Gà mái được đề tài lựa chọn làm mái nền có tuổi đời thừ 14-15
tháng, khoẻ mạnh và mầu lông vàng rơm là chủ đạo.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp chung
Xuất phát từ mục tiêu và đối tượng của đề tài, đề tài sử dụng phương pháp
chính sau:
- Kế thừa, khai thác có chọn lọc các tài liệu liên quan
- Học tập kinh nghiệm
- Điều tra xã hội học
- Bố trí thí nghiệm
- Quan sát, phân tích
b. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
* Bố trí thí nghiệm
- Theo dõi các chỉ tiêu về sinh sản trên đàn gà rừng: Đề tài xây dựng 01 lô
thí nghiệm có dung lượng mẫu 40 cá thể/lôTN (10 trống và 30 mái), gà rừng có
nguồn gốc hoang dã được nuôi trong chuồng nuôi có diện tích 210m2.
- Theo dõi về một số đặc điểm về thức ăn, sinh trưởng của gà rừng: Đề tài
xây dựng 01 lô thí nghiệm có dung lượng mẫu 10 cá thể/lôTN (05 trống và 05
mái), gà được nuôi trong chuồng có diện tích 25m2.

- Theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản trong lai tạo dòng con lai F1 dung lượng
mẫu là 5 trống Gà rừng tai đỏ ghép với 20 mái Gà ri vàng rơm, được chia thành 5
chuồng ghép đôi, diện tích mỗi chuồng 25m2.

14


- Theo dõi một số đặc điểm về thức ăn, sinh trưởng của gà lai F1: Đề tài
xây dựng 01 lô thí nghiệm có dung lượng mẫu 10 cá thể/lôTN (05 trống và 05
mái), gà được nuôi trong chuồng có diện tích 25m2.
* Các chỉ tiêu theo dõi
- Điều tra đánh giá thực trạng: Các chỉ tiêu điều tra (số hộ chăn nuôi, số
lượng gà, phương thức và tập quán, hiệu quả kinh tế và nhu cầu của thị trường...).
- Quá trình sinh trưởng: Trọng lượng SS, 26TT, 52 TT.
- Khả năng sinh sản: Mùa sinh sản, tuổi đạp mái của gà trống và đẻ lứa đầu
của gà mái. Sản lượng trứng/mái/lứa và khoảng giữa hai lứa đẻ.
- Các chỉ tiêu ấp nở bằng phương pháp nhân tạo: Tỷ lệ (trống mái sinh sản,
trứng có phôi, nở, nuôi sống đến 4TT, 26TT và 52TT). Thời gian bảo quản và ấp
trứng.
- Thức ăn: Thức ăn tiêu tốn/ngày và cho 1kg tăng trọng.
- Một số bệnh thường gặp và biện pháp điều trị: Bệnh nội khoa, bệnh sản
khoa, bệnh ngoại khoa, bệnh ký sinh trùng và bệnh truyền nhiễm.
- Theo dõi đặc điểm ngoại hình của gà lai F1 theo từng giai đoạn tuổi.
* Thu thập số liệu
- Điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng chăn nuôi, hiệu quả kinh tế và nhu
cầu sản phẩm của thị trường: Dùng phương pháp phỏng vấn người dân trong vùng
để nắm được các thông tin về số hộ chăn nuôi gà rừng và số lượng gà rừng hiện
được nuôi ở địa phương. Tìm hiểu phương thức chăn nuôi, mục đích chăn nuôi và
hiệu quả kinh tế do chăn nuôi gà rừng mang lại thông qua phỏng vấn trực tiếp các
hộ chăn nuôi.

- Thiết kế, xây dựng chuồng trại chăn nuôi
+ Xác định vị trí chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp về
mùa đông, vị trí đặt ở nơi in tỉnh, ít người qua lại để không ảnh hưởng đến điều
kiện sinh hoạt kiếm ăn của gà rừng.
+ Kiến tạo không gian chuồng trại cho gà rừng phải đảm bảo có nơi trú ẩn
khi trời mưa bảo, nơi đẻ trứng và ấp nở, sân chơi và nơi cho ăn phù hợp.
- Thức ăn chăn nuôi
+ Tên các loại thức ăn đươợc xác định dựa trên danh lục các loài động, thực
vật Việt nam.
+ Tỷ lệ thức ăn và thức ăn ưa thích được xác định thông qua việc cân trước
và sau khi ăn.
15


+ Chi phí thức ăn trên một đơn vị sản phẩm được xác định bằng phương
pháp cân thông thường.
- Quá trình sinh trưởng: Dùng phương pháp cân thông thường để xác định
trọng lượng ở các thời điểm ( Sơ sinh, 01 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 12 tháng
tuổi) và đánh giá khả năng tăng trọng.
- Đặc điểm sinh sản: Dùng phương pháp theo dõi trực quan và ghi chép
nhật ký.
- Các dạng bệnh tật thông thường: Các bệnh thường gặp ở gà rừng được
chẩn đoán, phòng trị và phân loại dựa trên triệu chứng lâm sàng và mổ khám
nghiệm. Cập nhật hàng ngày bằng nhật ký chăn nuôi.
- Biện pháp chăm sóc
+ Áp dụng biện pháp cho ăn và vệ sinh thông thường: Cho ăn nhiều loại
thức ăn khác nhau để xác định loại thức ăn phù hợp trong từng giai đoạn phát
triển, hàng ngày vệ sinh chuồng trại.
+ Tim phòng vắc xin định kỳ để tránh dịch bệnh.
+ Thường xuyên theo dõi các biểu hiện của gà để khám và chữa bệnh kịp

thời.
- Theo dõi đặc điểm ngoại hình của gà lai F1: Quan sát, ghi chép nhật ký.
(Số liệu theo dõi ngoại nghiệp được cập nhật hàng ngày vào nhật ký chăn
nuôi và các mẫu biểu biểu điều tra thu thập số liệu theo các nội dung nghiên cứu
tại phụ biểu 09)
* Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được tổng hợp và xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên
phần mềm Exel 5.0 và phần mềm Mimitab (Version 14).
- Tính hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi thông qua tổng giá trị hiện
tại của chi phí (CPV), giá trị hiện tại của dòng doanh thu (BPV), giá trị hiện tại
của thu nhập thuần NPV. Các công thức áp dụng để tính toán hiệu quả của dự án
với i = 1 (1 năm), r = 0% (lãi suất tiền vay).
* Tổng giá trị hiện tại của chi phí CPV:
n

Ci
CPV  �
i
i 1 (1  r )
+ CPV cho biết tổng chi phí của dự án khi qui đổi về giá trị hiện tại tại thời
điểm bắt đầu dự án;
+ Lãi suất r.
* Giá trị hiện tại của dòng doanh thu BPV:
16


n

Bi
BPV  �

i
i 1 (1  r )
BPV cho biết tổng doanh thu của dự án khi qui đổi về giá trị hiện tại
tại thời điểm bắt đầu DA.
* Giá trị hiện tại của thu nhập thuần NPV:

Bi  Ci
NPV  �
 BPV  CPV
i
i 1 (1  r )
n

+ NPV là giá trị hiện tại dòng lợi nhuận của dự án; trong đó
+ Trường hợp:
+ NPV > 0: Dự án có lãi;
+ NPV < 0: Dự án bị lỗ vốn;
+ NPV = 0: Dự án hoà vốn;
* Tỷ suất thu nhập so với chi phí BCR:
n

Bi

i
BPV
i 1 (1  r )
BCR  n

Ci
CPV


i
i 1 (1  r )
+ BCR cho biết tương quan giữa giá trị hiện tại của dòng doanh thu so với
giá trị hiện tại của dòng chi phí.
+ Trường hợp:
+ BCR > 1 : Dự án có lãi;
+ BCR < 1 : Dự án bị lỗ;
+ BCR = 1 : Dự án hoà vốn;
+ BCR càng lớn càng tốt.

17


Phần 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ GÀ RỪNG
3.1.1. Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi
3.1.1.1. Kết quả điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng chăn nuôi gà
rừng ở vùng đệm Vườn quốc gia Bến En
a. Thực trạng về số lượng gà rừng, số hộ nuôi gà rừng
Tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng về chăn nuôi gà rừng ở các nông hộ
ở 10 xã thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Bến En trên địa bàn 02 huyện Như
Thanh và Như Xuân, trong thời gian từ tháng 6-8/2009, với 200 hộ được điều tra
(20 hộ/xã). Kết quả được tổng hợp tại bảng 01.
Bảng 01: Số lượng gà rừng chăn nuôi tại các nông hộ thuộc vùng đệm
Vườn quốc gia Bến En
TT




Số hộ
điều
tra

Tình hình chăn nuôi gà rừng trong vùng đệm Vườn
quốc gia Bến En
Trước đây

Tháng 8/2009

Năm

Số hộ

Số lượng (con)

Số hộ

Số lượng (con)

1

Xuân Thái

20

2005

04


08

0

0

2

Hải Vân

20

2001

01

04

0

0

3

Hải Long

20

0


0

0

0

4

Xuân Khang 20

2003

01

02

0

0

5

Xuân Phúc

20

2003

01


02

0

0

6

Tân Bình

20

2006

03

05

0

0

7

Bình Lương

20

2004


03

05

0

0

8

Hóa Qùy

20

2006

03

11

0

0

9

Xuân Quỳ

20


0

0

0

0

10

Xuân Bình

20

01

02

0

0

17

39

0

0


Tổng cộng

200

2008

Từ bảng 01 cho thấy, trong vùng đệm Vườn Quốc gia Bến En từ năm 2001
– 2008 có 17 hộ dân đã từng nuôi thử gà rừng với số lượng là 39 con. Tuy nhiên,
ở thời điểm tháng 8 năm 2009 không có hộ gia đình nào chăn nuôi gà rừng. Xã có
18


nhiều hộ gia đình nuôi thử gà rừng nhất là Xuân Thái (04 hộ) với 08 cá thể, có 02
xã người dân chưa từng nuôi gà rừng là Hải Long và Xuân Quỳ. Số gà rừng (39
con) được 17 hộ dân trong vùng đệm Vườn Quốc gia Bến En nuôi đều có nguồn
gốc sưu tập được từ tự nhiên chưa qua thuần hóa. Sau một thời gian nuôi đều bị
chết do bỏ ăn, do vết thương ở phần đầu do húc đầu vào chuồng trại hoặc chết
không rõ nguyên nhân. Đến thời điểm hiện tại số gà trên đã chết hết, không còn
hộ gia đình nào chăn nuôi gà rừng. Hộ nuôi gà rừng sống được lâu nhất là 4 tháng
với 02 cá thể (Ông Hà Văn Mão – xã Xuân Quỳ, Như Xuân), hộ nuôi có thời gian
ngắn nhất là 9-10 ngày sau khi sưu tầm được mẫu với 04 cá thể (Ông Lê Văn
Đông – xã Hải Vân, Như Thanh).
Như vậy, có thể khẳng định nhu cầu chăn nuôi gà rừng trong dân là rất lớn,
tuy nhiên việc chăn nuôi gà rừng có nguồn gốc hoang dã chưa thành công, hoặc
rất khó khăn trong một thời gian ngắn. Thức ăn của gà rừng hoang dã cần phải
được nghiên cứu sâu hơn để điều chỉnh thức ăn trong chăn nuôi cho phù hợp. Bản
tính của gà rừng rất hay hoảng sợ khi thấy người nên khi thiết kế chuồng trại phải
chú ý về địa điểm đặt chuồng, bố trí không gian trong chuồng nuôi và hạn chế
người ra vào khu chăn nuôi.

b. Phương thức và tập quán chăn nuôi gà rừng của các nông hộ ở vùng
đệm VQG Bến En
Kết quả điều tra thu thập thông tin về phương thức chăn nuôi của người
dân, nguồn thức ăn và các chỉ tiêu về sinh sản của 17 hộ dân đã từng chăn nuôi gà
rừng được tổng hợp qua bảng 02:
Bảng 02: Phương thức chăn nuôi và hiệu quả kinh tế

Stt



Số hộ
chăn
nuôi

Tập quán chăn
nuôi

Thức ăn chăn nuôi

Nuôi
nhốt

Nuôi
tự
nhiên

SP
nông
nghiệp


SP
công
nghiệp

Khác

Tình
hình
sinh
sản

Hiệu
quả
kinh
tế

0

0

0

0

1

Xuân Thái

04


04

0

04

0

2

Hải Vân

01

01

0

01

0

3

Hải Long

4

Xuân Khang


01

01

0

01

0

0

0

5

Xuân Phúc

01

01

0

01

0

0


0

19

01

Ghi
chú


6

Tân Bình

03

03

0

03

0

0

0

7


Bình Lương

03

03

0

03

0

0

0

8

Hóa Qùy

03

03

0

03

0


0

0

9

Xuân Quỳ
01

01

0

01

0

0

0

17

17

0

17


0

0

0

10 Xuân Bình
Tổng

01

Từ kết quả điều tra trên cho thấy 17 hộ dân trong vùng đệm Vườn quốc Bến
En đều chăn nuôi theo hình thức nuôi nhốt. Diện tích của chuồng nuôi từ 2 - 6 m 2.
Chiều cao từ 1- 3m. Không có hộ nào chăn nuôi theo hình thức tự nhiên hoặc bán
tự nhiên. Diện tích của chuồng nuôi không đủ điều kiện cho gà rừng thích nghi
giống như môi trường tự nhiên. Vì vậy, gà rừng khi thấy người thường chạy trốn,
va chạm vào chuồng nuôi nên hay bị vết thương ở phần đầu.
- Thức ăn chủ yếu cho gà rừng của 17 hộ là các sản phẩm nông nghiệp như:
lúa, gạo, khoai, sắn, đậu, lạc, vừng… Ngoài ra còn có hộ bổ sung thêm các loại
côn trùng, giun, dế. Không có hộ nào dùng thức ăn công nghiệp.
- Do thời gian nuôi ngắn (1- 4 tháng) nên chưa có các số liệu về sinh sản,
tất cả các hộ gia đình đều chưa thấy gà rừng sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt.
c. Hiệu quả kinh tế trong công tác chăn nuôi gà rừng tại vùng đệm Vườn
Quốc gia Bến En
Tất cả các hộ gia đình chăn nuôi thử gà rừng (17 hộ) đều cho biết chưa thấy
có hiệu quả kinh tế. Chưa thuần hóa được gà rừng, thời gian nuôi còn rất ngắn và
chưa thành bầy đàn nên chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế.
Nhìn chung, trong vùng đệm Vườn quốc gia Bến En các nông hộ đã triển
khai nuôi thử gà rừng nhưng còn thiếu kinh nghiệm chăn nuôi: Chưa thuần hóa
được gà rừng, chưa tìm được nguồn thức ăn, không gian sinh sống phù hợp với gà

rừng...Vì vậy, chăn nuôi chưa thành công và chưa đem lại hiệu quả kinh tế.

3.1.1.2. Kết quả tìm hiểu, học tập kinh nghiệm chăn nuôi gà rừng tại
Vườn quốc gia Cúc Phương – Ninh Bình
Để có cơ sở bước đầu triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu, tháng 8/2009
chúng tôi đã thực hiện tìm hiểu, học tập kinh nghiệm mô hình chăn nuôi thử
nghiệm gà rừng tại Vườn quốc gia Cúc Phương – Ninh Bình. Thông qua việc
20


quan sát thực tế, trao đổi kinh nghiệm công tác chăn nuôi gà rừng thử nghiệm tại
Vườn Quốc gia Cúc Phương, đề tài đã thu thập được một số thông tin bước đầu
như sau:
Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã - Vườn quốc gia Cúc Phương bắt đầu
triển khai thử nghiệm nuôi gà rừng từ năm 2004, khởi đầu từ 6 quả trứng nhặt
được từ rừng đem về cho gà nhà ấp nở. Đến tháng 8/2009 trung tâm đang nuôi thử
nghiệm 35 cá thể gà rừng, trọng lượng trung bình khoảng 1kg/con.
a. Về phương thức chăn nuôi
Thực hiện chăn nuôi gà rừng theo phương thức bầy đàn, nuôi nhốt trong
chuồng lớn (diện tích 200m2) và 6 chuồng nhỏ (6 - 9m2) dùng ghép đôi để đánh
giá về một số chỉ tiêu sinh sản của gà rừng, nhưng chưa có số liệu về sinh sản
trong điều kiện nuôi nhốt.

Hình 01. Chuồng trại chăn nuôi gà rừng Vườn quốc gia Cúc Phương

b. Về chuồng trại chăn nuôi
Chuồng nuôi tại Trung tâm cứu hộ có diện tích 200m 2. Vật liệu làm chuồng
bằng cột bê tông, cột thép, xây móng cao 30 - 50cm. Xung quanh và mặt trên của
chuồng được quây bằng lưới thép B40 và lưới mắt cáo, có 24m 2 nhà lợp fibro
ximăng để làm nơi trú ẩn cho gà khi gặp trời gió bão và ngủ ban đêm, chuồng

nuôi có cửa ra vào để cho ăn và cửa ra sân chơi. Sân chơi được làm bằng nền cát,
rải sỏi nhỏ và trồng một số bụi cây tạo môi trường tự nhiên. Ngoài ra chuồng nuôi
còn được bố trí thêm một số cây gỗ, gốc mục làm nơi cho gà đậu.
Xây dựng một số chuồng nuôi nhỏ có diện tích từ 6 - 9m2, dùng để ghép đôi
gà rừng theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản
c. Thức ăn trong chăn nuôi
21


- Các loại thức ăn gồm các sản phẩm nông nghiệp như: lúa, gạo, ngô, đậu
tương,... Ngoài ra còn cho ăn thêm cả cám công nghiệp và bổ sung thêm các loại
vitamin và một số loại rau xanh.
- Khẩu phần ăn: Gà rừng đã được thuần hóa ở Vườn Quốc gia Cúc Phương
khẩu phần ăn trung bình từ 60 – 70 gam/kg trọng lượng/ngày đêm.

Hình 02. Cho gà ăn và vệ sinh chuồng trại
d. Kỹ thuật chăm sóc gà rừng
- Thời gian cho ăn:
+ Buổi sáng: từ 6 giờ – 7 giờ
+ Buổi chiều: từ 16 giờ – 17 giờ
- Nước uống:
Cho uống nước hàng ngày vào buổi sáng và buổi chiều, trong khu nuôi luôn
có nước sạch để gà uống.
- Chuẩn bị ổ đẻ: Ổ bằng rổ tre được treo trên tường hoặc trong góc chuồng
có mái che, tổ được lót rơm, cỏ khô hoặc lá cây làm nơi đẻ trứng cho gà, tránh
ánh sáng chiếu trực tiếp vào ổ đẻ.
e. Bệnh tật và cách phòng chống
Một số chứng bệnh giống gà nhà như: Bệnh nấm phổi, Giun đũa, Giun kim,
Sán lá, tụ huyết trùng, Newcatsle...
Cho đến nay, chưa có loại thuốc đặc hiệu nào để chữa các loại bệnh trên.

Do vậy, phòng bệnh là biện pháp tốt nhất. Trước hết, không mua gà nhà đã bị
nhiễm bệnh ở chợ về ăn thịt. Vệ sinh chuồng trại bằng vôi bột, phun thuốc diệt
trùng, đặc biệt là thời gian chuyển mùa. Dùng thuốc Lasota nhỏ vào mũi và mắt
22


theo định kỳ, đồng thời cho gà uống định kỳ thuốc Ricoecoocin và Corticoid để
phòng bệnh Newcatsle và tụ huyết trùng. Thời gian điều trị mỗi đợt từ 3 – 5 ngày.
f. Thuần hoá gà rừng ở Cúc Phương
Gà rừng chủ yếu được thuần hoá từ việc ấp nở con non, ít khi được thuần
hoá từ con đã trưởng thành. Nếu thuần hóa từ gà đã trưởng thành do điều kiện
sống và nguồn thức ăn thay đổi lớn so với trong tự nhiên, gà rừng thường bị chết
nhiều, rất khó thành công trong thời gian ngắn.
g. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà rừng
Kết quả chăn nuôi ở Cúc Phương cho thấy việc chăn nuôi gà rừng thuần
chủng chủ yếu chỉ có hiệu quả về mặt nghiên cứu khoa học và bảo tồn, hiệu quả
kinh tế thấp. Sau 6 năm nghiên cứu ở Vườn quốc gia Cúc phương mới thuần hoá
được hơn 35 cá thể gà rừng (thời điểm năm 2009).
h. Bài học kinh nghiệm
- Chuồng trại: Nếu điều kiện cho phép, nên thiết kế chuồng trại rộng từ
200-300m2, có thể nuôi được 50- 100 gà trưởng thành. chuông nuôi tốt nhất là che
2/3 chuồng nuôi để tránh mưa bão và nắng, gió. Vì gà rừng ở ngoài hoang dã sức
chịu đựng tốt nhưng khi nuôi nhốt sức chịu đựng lại kém.
- Thuần hóa gà rừng: Gà rừng đã lớn được sưu tập từ tự nhiên về rất khó
thuần hóa do không phù hợp về thức ăn và sinh cảnh sống, phải tốn rất nhiều thời
gian mới thuần hóa được và tỉ lệ thành công rất thấp. Vì vậy, nên thuần hóa gà
rừng từ việc ấp nở con non.
- Về thức ăn cho gà rừng trong nuôi nhốt: Gà rừng đã được thuần hóa, thức
ăn chủ yếu bằng các sản phẩm nông nghiệp như lúa, gạo, ngô, lạc, đậu, vừng....
Tuy nhiên nên cho gà ăn thêm thêm cám tổng hợp và một số loại rau, củ, quả để

đảm bảo chất dinh dưỡng cho gà.
- Thuốc phòng, trị bệnh: Chưa có loại thuốc đặc trị, phòng ngừa dịch bệnh
cho gà rừng cũng như chưa có quy trình điều trị, do đó trong quá trình điều trị
thường dùng các loại thuốc của gà nhà. Vì vậy, thuốc dùng nhiều khi không có tác
dụng hoặc gây chết gà rừng. Cần tiếp tục nghiên cứu, theo dõi và thử nghiệm các
loại thuốc đặc trị bệnh cho gà rừng, nên dùng liều bằng 1/2 gà nhà để thử nghiệm.
- Về hiệu quả kinh tế: Chăn nuôi gà rừng chủ yếu chỉ có giá trị về mặt khoa
học và bảo tồn, ít có giá trị kinh tế.
3.1.1.3. Thiết kế, xây dựng chuồng trại chăn nuôi
Chuồng trại trong chăn nuôi là khâu rất quan trọng, đặc biệt là loài gà rừng
có bản tính hoang dã rất cao và rất nhút nhát do đó yêu cầu về chuồng trại lại càng
23


phải được quan tâm hơn. Qua đợt học tập kinh nghiệm thăm quan mô hình
chuồng trại chăn nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương, căn cứ yêu cầu của đề tài
và kinh phí được phê duyệt, chủ nhiệm đề tài đã tiến hành thiết kế, xây dựng
chuồng trại chăn nuôi gà rừng chưa qua thuần hóa, cụ thể như sau:
- Địa điểm xây dựng chuồng nuôi: Khu chăn nuôi động vật bán hoang dã
Vườn Quốc gia Bến En.

Hình 03. Khu chăn nuôi và chuồng trại chăn nuôi
- Diện tích chuồng nuôi: 210m2 (14m x 15m), chiều cao 3m.
- Kiến tạo không gian và bố trí sinh cảnh chuồng nuôi:
+ Nơi ăn + sân chơi: 10% diện tích chuồng nuôi
+ Nơi trú ẩn: 10% diện tích chuồng nuôi
+ Nơi ấp nở: 10% diện tích chuồng nuôi
+ Diện tích sinh cảnh gần với tự nhiên: 70% diện tích chuồng nuôi
- Vật liệu xây dựng: Vật liệu sẵn có tại địa phương như gỗ, tre, luồng, lá
cọ... và cột thép, lưới thép B40 và lưới mắt cáo bao quanh chuồng nuôi.

Chuồng trại cơ bản đáp ứng yêu cầu của đề tài và thuận tiện trong quá trình
chăn nuôi, chăm sóc, bảo vệ. Khu chăn nuôi động vật bán bán hoang dã Vườn
quốc gia Bến En là khu vực cao ráo, dễ thoát nước, xa trục đường giao thông
chính và các khu vực đông dân cư. Thiết kế theo hướng Đông Nam do đó mùa
Đông giữ được ấm và mùa Hè thì tương đối mát mẻ. Nền chuồng thuận tiện cho
công tác vệ sinh phòng bệnh. Hệ thống chuồng trại trong quá trình chăn nuôi gà
rừng ấp nở từ trứng được phân thành 4 khu vực: khu ấp trứng nhân tạo, khu úm gà
sơ sinh, khu chăn nuôi gà hậu bị và sinh sản.
- Khu ấp trứng nhân tạo: Đây là nơi tiến hành bảo quản trứng trước khi
ấp, ấp trứng và tiến hành phân loại gà sơ sinh. Vì vậy yêu cầu nhà ấp phải là nơi
24


thoáng mát ít có sự biến động về nhiệt độ, bên trong có quạt thông thoáng và xung
quanh trồng nhiều cây có bóng mát.

Hình 04. Nhà ấp trứng và máy ấp trứng nhân tạo
Trứng gà trước khi ấp được thu nhặt từ khu vực gà sinh sản, sau khi phân
loại những quả không đạt tiêu chuẩn (dập vỡ, dị dạng, bẩn...) trứng được đặt vào
trong các khay nhựa có kích thước (30 x 30cm, chứa được 30 quả/khay) và sau 5
ngày trứng phải được đưa vào máy ấp.
Sau khi gà mới sinh (từ 1-2 ngày) gà được phân loại, những gà con khoẻ
mạnh đạt tiêu chuẩn sẽ chuyển sang khu vực chuồng úm.
- Khu úm gà sơ sinh: Khu vực này là nơi diễn ra quá trình úm gà từ sơ sinh
cho tới 1 tháng tuổi. Gà mới nở ra chưa có khả năng điều tiết thân nhiệt, do đó
phải có hệ thống chụp sưởi bằng bóng điện để cung cấp nhiệt độ cho gà đến khi
gà đạt 1 tháng tuổi.
Chuồng úm được xây theo kiểu thông thoáng tự nhiên gồm phần mái và
tường bao xung quanh chuồng, có rèm che để tránh gió lùa hoặc mưa hắt vào
trong thùng úm.

25


×