Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Thuyết minh đề tài nghiên cứu gây trồng loài Bò khai ở VQG Bến En

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.77 KB, 50 trang )

Biểu B1-2a-TMĐTCN
THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ 1
I.

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1 Tên đề tài:
1a Mã số (được cấp khi Hồ sơ
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học,
trúng tuyển)
biện pháp kỹ thuật trồng, giải pháp bảo tồn,
khai thác và phát triển cây Bò khai
(Erythropalum scandens Blume) tại Vườn
Quốc gia Bến En, Thanh Hóa.
2 Thời gian thực hiện: 36 tháng
3 Cấp quản lý
Quốc gia 
Bộ

(Từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2020)
Tỉnh
 Cơ sở

4 Tổng kinh phí thực hiện: 1.088,94 triệu đồng, trong đó:
Nguồn
Kinh phí (triệu đồng)
- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học 988,94
- Từ nguồn tự có của tổ chức
15,0
- Từ nguồn khác


85,0
5 Phương thức khoán chi:
 Khoán đến sản phẩm cuối cùng  Khoán từng phần, trong đó:
- Kinh phí khoán: ….. triệu đồng
- Kinh phí không khoán: …... triệu đồng
6  Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có), Mã số:………..
 Thuộc dự án KH&CN
Độc lập
 Khác
7 Lĩnh vực khoa học
 Tự nhiên;

 Nông, lâm, ngư nghiệp;

 Kỹ thuật và công nghệ;
8 Chủ nhiệm đề tài

 Y dược.

1

Bản thuyết minh đề tài này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực khoa học nêu
tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4

1


Họ và tên: Tống Văn Hoàng
Ngày, tháng, năm sinh: 01/10/1974


Giới tính: Nam  / Nữ: 

Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ.
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên
Chức vụ: Giám đốc Trung tâm
Bảo tồn, Phát triển sinh vật và Dịch vụ môi trường rừng Bến En.
Điện thoại:
Tổ chức: 02.373.983.719
Nhà riêng: …………Mobile: 0965.921.818
Fax: 02.373.983.719
Email:
Địa chỉ tổ chức: Xã Hải Vân – huyện Như Thanh – Tỉnh Thanh Hóa.
Địa chỉ nhà riêng: Số 107 đường Minh Không – Phố Đông Bắc Ga 2 – Phường
Đông Thọ - TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa.
9 Thư ký đề tài
Họ và tên: Lê Thành Đạt
Ngày, tháng, năm sinh: 20/01/1994
Giới tính: Nam  / Nữ: 
Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: Kỹ sư.
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên Chức vụ: Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm
lâm Bến En.
Điện thoại:
Tổ chức: 02.373.983.719
Nhà riêng: …………Mobile: 0913.442.438
Fax: 02.373.983.719
Email:
Địa chỉ tổ chức: Xã Hải Vân – huyện Như Thanh – Tỉnh Thanh Hóa.
Địa chỉ nhà riêng: Thôn 8 - Đỉnh Tân – Xã Thiệu Phú – Huyện Thiệu Hóa

- Thanh Hóa.

10 Tổ chức chủ trì đề tài
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Ban quản lý VQG Bến En.
Điện thoại: 02.373.983.719
Fax: 02.373.983.719
Website: .
Địa chỉ: Xã Hải Vân – huyện Như Thanh – Tỉnh Thanh Hóa.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Đặng Hữu Nghị.
Số tài khoản: 110.6234.
Kho bạc nhà nước/Ngân hàng: Kho bạc Nhà nước Như Thanh.
Tên cơ quan chủ quản đề tài: Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.
11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có)

2


12

TT

1
2

2

1. Tổ chức 1: Trung tâm nghiên cứu dược liệu Bắc Trung bộ.
Tên cơ quan chủ quản: Viện Dược liệu.
Điện thoại: 02373. 950.905 Fax: : 02373. 950.905
Địa chỉ: Thành Trọng – P. Quảng Thành – TP. Thanh Hóa – tỉnh Thanh Hóa.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Lê Hùng Tiến.
Số tài khoản: …………………………Ngân hàng: ……………………

2. Tổ chức 2: …………………………………………….
Tên cơ quan chủ quản …………………………………………
Điện thoại: ……………………………………… Fax: ………
Địa chỉ: ………………………………………………
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: …………………………………………
Số tài khoản: ………..Ngân hàng: …………………………..
Các cán bộ thực hiện đề tài
(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung
chính thuộc tổ chức và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá
10 người kể cả chủ nhiệm đề tài. Những thành viên tham gia khác lập danh
sách theo mẫu này và gửi kèm theo hồ sơ khi đăng ký)
Thời gian làm
Họ và tên,
Tổ chức công
Nội dung,
việc cho đề tài
học hàm học vị
tác
công việc chính tham gia (Số tháng quy
đổi2)
ThS.Tống Văn VQG Bến En Chủ nhiệm đề tài, chỉ đạo
24
Hoàng
chung quá trình thực hiện đề
tài, nghiên cứu đặc điểm sinh
học, sinh thái; kỹ thuật gây
trồng; chủ trì xây dựng thuyết
minh, dự toán, bố trí các công
thức thí nghiệm, xây dựng các
báo cáo chuyên đề, hướng dẫn

kỹ thuật báo cáo tổng kết đề
tài.
KS. Lê Thành VQG Bến En Thư ký đề tài, chuẩn bị tài
24
Đạt
liệu, hiện trường cho các cuộc
họp, kiểm tra hiện trường thực
hiện đề tài; Thiết kế xây dựng
mô hình; Tham gia nghiên cứu
đặc điểm sinh học, sinh thái;
kỹ thuật gây trồng, các báo cáo
chuyên đề, báo cáo tổng kết đề
tài; chỉ đạo thực hiện các

Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng

3


KS. Nguyễn
Đình Hiếu

VQG Bến En

ThS. Nguyễn
Quang Sỹ

VQG Bến En

TS. Tống Văn

Giang

ĐH Hồng Đức
– Thanh Hóa

TS. Trần Thị
Huyền

ĐH Hồng Đức
– Thanh Hóa

3
4

5

6
Các chuyên gia Cơ quan phối
hợp

7

nhiệm vụ nhân giống, trồng,
chăm sóc, theo dõi số liệu, xử
lý số liệu của đề tài.
Tham gia xây dựng xây dựng
thuyết minh, dự toán các báo
cáo chuyên đề, báo cáo tổng
kết đề tài.
Điều tra hiện trạng, phân bố,

nghiên cứu đặc điểm sinh thái,
sinh học và tham gia xây dựng
hướng dẫn kỹ thuật gây trồng.
Điều tra hiện trạng, phân bố,
nghiên cứu đặc điểm sinh thái,
sinh học và nhập số liệu đề tài.
Điều tra hiện trạng, phân bố,
nghiên cứu đặc điểm sinh thái,
sinh học và chỉ đạo xây dựng
mô hình, các ô thí nghiệm
nhân giống, gây trồng, chăm
sóc, thu hái và sơ chế sản
phẩm
Tham gia điều tra hiện trạng
phân bố, đặc điểm sinh học,
sinh thái, hỗ trợ nghiên cứu
nhân giống, gây trồng và chăm
sóc; hỗ trợ xây dựng hướng
dẫn kỹ thuật.

10

18

10

10

10


II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ
TÀI

13 Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hóa định hướng mục tiêu theo đặt hàng
Mục tiêu chung:
Xác định được một số đặc điểm sinh thái học, kiến thức bản địa và một số biện
pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng, giải pháp bảo tồn, khai thác, phát triển cây Bò
khai ở VQG Bến En.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định được một số đặc điểm sinh thái học và kiến thức bản địa về cây Bò
khai ở Vườn Quốc gia Bến En;
- Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng thương phẩm;
- Xây dựng được mô hình trồng cây Bò khai thuần loài và trồng xen;
- Đề xuất được biện pháp bảo tồn, khai thác và phát triển cây Bò khai.
14 Tình trạng đề tài

4


 Mới

 Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả

 Kế tiếp nghiên cứu của người khác
15 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung
nghiên cứu của đề tài
15.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
15.1.1. Ngoài nước
15.1.1.1. Nghiên cứu về cây thuốc
Từ khi xuất hiện, con người đã biết quan tâm đến sức khỏe của mình. Chính vì

vậy, họ đã cố gắng tìm tòi, khám phá những loài cây có khả năng bồi bổ sức khỏe,
chữa bệnh và kéo dài tuổi thọ. Theo điều tra của các nhà thực vật học, các nhà dược
liệu học. Cây thuốc được mọc hầu hết trong tự nhiên và rải rác khắp khu vực trên trái
đất. Nhưng tập trung nhiều nhất ở các nước có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới, trong
đó tập trung nhiều nhất ở các khu rừng nhiệt đới.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học các loài có sự phân bố khác nhau khá rõ
rệt theo đai khí hậu, tiểu khí hậu, kiểu rừng, trạng thái rừng… Đã có một số tác giả dày
công nghiên cứu về các loài cây thuốc vùng nhiệt đới và á nhiệt đới như A.MauraevaA.F.HammermaH (1974). F.Ibraghimov, V.Ibramghimova.
Năm 1985, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thống kê trên thế giới có khoảng
30.000 đến 70.000 loài thực vật có thể dùng làm thuốc trực tiếp hoặc cung cấp nguyên
liệu để sản xuất thuốc. Trong đó, ở vùng nhiệt đới châu Á có khoảng 6.500 loài thực
vật có hoa được dùng làm thuốc. Ở Ấn Độ 6.000 loài, ở Trung Quốc là 5.136 loài.
Các nhà thực vật người Pháp được coi là những người đầu tiên của Châu Âu
nghiên cứu về thực vật Đông Nam Á, với họ sau những cánh rừng nhiệt đới còn tiềm
ẩn rất nhiều giá trị. Vào những năm đầu thế kỷ XX, trong chương trình nghiên cứu về
thực vật Đông Dương, Perry công bố 1.000 loài cây và dược liệu tại Đông Nam Á đã
được kiểm chứng và đã in thành sách vào năm 1985. “Medicinal Plants of Eats and
Southeast Asia”,..v.v.
Hầu hết các quốc gia đã biên soạn các chuyên khảo về cây thuốc trên quy mô
toàn quốc hoặc vùng lãnh thổ. Nhiều công trình nghiên cứu cây thuốc của các nước
được sử dụng rộng rãi và có giá trị khoa học thực tiễn lớn. Điều tra, đánh giá nguồn tài
nguyên cây thuốc được coi là có nhiệm vụ trọng tâm của tất cả các quốc gia.
Lo ngại trước tình hình vốn tài nguyên cây thuốc, cùng những kinh nghiệm sử
dụng cây thuốc của các cộng đồng đang bị mai một, nên ngay từ hội nghị lần thứ 40
của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tháng 5 năm 1987 đã tái xác định những quan điểm
chính được đưa ra ở Hội nghị Alma – Ata từ năm 1979, là: “cần phải khởi xướng
những chương trình nhằm nhận biết về giá trị, bào chế và trồng trọt, cùng với việc bảo
tồn cây thuốc”.
Tháng 3 năm 1988, tại Chiang Mai – Thái Lan, một số Tổ chức quốc tế (WHO,
IUCN, WWF) đã phối hợp với Bộ Y tế - Chính phủ Hoàng gia Thái Lan tổ chức một

Hội thảo Quốc tế đầu tiên chuyên về bảo tồn cây thuốc. Từ diễn đàn của Hội thảo này,

5


một lần nữa các nhà khoa học đã khẳng định về tầm quan trọng và vai trò to lớn của
cây thuốc trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, kêu gọi Liên Hợp
Quốc và các quốc gia thành viên cùng với các Tổ chức quốc tế khác cần có những
hành động thiết thực để bảo tồn cây thuốc. Bảo tồn cây thuốc chính là bảo tồn giá trị đa
dạng sinh học (ĐDSH), trong các nền văn hóa của mỗi quốc gia.
Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 1.500 vườn thực vật, đang lưu giữ và
trồng trọt một lượng rất lớn các loài thực vật, ước chừng khoảng 80.000 loài trong điều
kiện nhân tạo, mỗi vườn khoảng vài trăm đến hàng nghìn loài, trong đó có các loài cây
thuốc (Heywood, 1992). Vườn thực vật lớn nhất thế giới là Vườn Thực vật Hoàng gia
Anh Quốc tại Kew lưu giữ khoảng 38.000 loài, trong đó bảo tồn rất nhiều loài cây
thuốc. Vai trò quan trọng của các vườn thực vật trong việc bảo tồn đa dạng sinh học nói
chung, cây thuốc nói riêng cũng đã được minh họa bởi việc mở rộng mạng lưới của 19
vườn thực vật ở Mỹ với Trung tâm bảo tồn thực vật. Tại đây ước tính có 3.000 taxon
đặc hữu ở Mỹ bị đe dọa tuyệt chủng.
Năm 1993 WHO, IUCN và WWF đã đưa ra một tài liệu hướng dẫn cho việc bảo
tồn cây thuốc. Đây không phải là loại tài liệu về phương pháp nghiên cứu, nhưng
những người biên soạn đã có chủ ý đề cập từ khâu điều tra nghiên cứu cho đến tiến
hành khai thác sử dụng, phát triển trồng thêm và quản lý cây thuốc, đều là những hoạt
động có liên quan và phục vụ cho mục đích bảo tồn. Tuy nhiên, để cho công tác bảo
tồn cây thuốc có hiệu quả, cần phải căn cứ vào tình hình của mỗi quốc gia, từ đó đưa ra
các giải pháp và chương trình hành động phù hợp [32].
15.1.1.2. Nghiên cứu về rau rừng
Bên cạnh các nghiên cứu về cây thuốc, nghiên cứu về rau rừng cũng đã được
nhiều nước trên thế giới quan tâm. Ban đầu là việc thuần hóa các loài sinh vật hoang
dại, trong đó có các cây trồng làm rau ăn, ngày nay con người đã xây dựng nên hệ

thống tuyển chọn, nhân giống và lai tạo nhiều loài rau có nguồn gốc từ tự nhiên để
phục vụ cho nhu cầu của con người trên khắp thế giới.
L.Clark, trong quá trình nghiên cứu ở lưu vực sông Công gô thuộc Cameroon,
đã kết luận:" Sự phát triển của rau rừng là một yếu tố đóng góp vào sự bảo tồn của hệ
sinh thái rừng" [29].
Falconer. J. và J.E.M. Arnold (1989), khi nghiên cứu ở Ghana, đã nhận thấy:
Rau rừng có vai trò cung cấp thực phẩm với hàm lượng dinh dưỡng cao, một số loài
rau rừng còn có khẳ năng chữa bệnh,v.v... đồng thời cũng chiếm gần 40% nguồn thu
nhập của các hộ gia đình [30].
Trong bài Giá trị của rừng mưa Amazon, đăng trên tạp chí Nature số 339
(1989), các tác giả Charles, Gentry và Mendelsohn đã nhận định, rau rừng là một yếu
tố góp phần bảo tồn rừng và phát triển bền vững ở miền rừng núi nhiệt đới [31].
Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học về rau rừng chưa được chú trọng, trong
khi đó chính phủ các nước cũng chưa có chính sách cho phát triển rau rừng, do đó việc
nghiên cứu và phát triển rau rừng dù có lịch sử rất lâu đời nhưng vẫn còn nhiều vấn đề

6


cần được quan tâm hơn trong thời gian tới.
15.1.1.3. Nghiên cứu về cây Bò khai
Theo các tài liệu đã được tiếp cận thì Bò khai (Erythropalum scandens Blume)
phân bố tự nhiên ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia và một số nơi khác ở
Đông Nam Á, Nam Á. Tuy nhiên, trong quá trình tra cứu chúng tôi chỉ tìm thấy một
bài thuốc dùng chữa viêm gan, viên thận cấp, viêm niệu đạo, tiểu tiện không thông ở
Trung Quốc với liều lượng sử dụng hàng ngày 12-14 gr sắc nước uống [10], [24].
15.1.2. Trong nước
15.1.2.1. Nghiên cứu về cây thuốc
Trong lịch sử, Việt Nam đã có nhiều danh y nghiên cứu, thống kê về các loài
cây thuốc. Chu Tiên biên soạn cuốn sách “Bản thảo cương mục toàn yếu” là cuốn sách

thuốc đầu tiên xuất bản năm 1429. Tuệ Tĩnh, tên thực là Nguyễn Bá Tĩnh (vào thế kỷ
XIV) đã biên soạn bộ “Nam dược thần hiệu” gồm 11 quyển với 496 vị thuốc nam,
trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc thực vật,...
Năm 1760, Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác đã tổng kết kinh nghiệm trong
30 năm hành nghề y và biên soạn bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh, đây là một bộ
sách y học nổi tiếng với 28 tập, 66 quyển bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện
chứng luận trị về nội khoa và ngoại khoa, sản phụ khoa, khoa nhi, cấp cứu... đạo đức y
học, vệ sinh phòng bệnh [22]
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, công tác sưu tầm các nguồn tài liệu về thuốc
nam, tổ chức điều tra cây thuốc và nghiên cứu thành phần hoá học của cây thuốc được
triển khai mạnh mẽ. Trong số các công trình được công bố đáng chú ý bộ sách “Những
cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” xuất bản năm 1962, gồm 6 tập. Lần tái bản thứ 7
(1995) số cây thuốc của ông nghiên cứu đã lên tới 792 loài và gần đây nhất là lần tái
bản thứ 14 (2015). Đây là một bộ sách có giá trị lớn về khoa học và thực tiễn, kết hợp
giữa khoa học dân gian với khoa học hiện đại [15].
Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình điều tra về cây thuốc và kinh
nghiệm sử dụng của các cộng đồng dân tộc thiểu số ở các địa phương như Thái Nguyên,
Nghệ An. Kết quả điểu tra đã phát hiện có 135 loài cây được sử dụng làm thuốc ở Thái
Nguyên và 374 loài cây được sử dụng làm thuốc ở Nghệ An, trong đó có 9 loài mới
được công bố lần đầu về tác dụng chữa bệnh và làm thuốc ở Việt Nam [11].
Năm 2005, Phạm Thanh Huyền và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu “Đặc
điểm hình thái giải phẫu ngũ gia bì hương và ngũ gia bì gai ở vùng Sa Pa - Lào Cai và
Phó Bảng - Hà Giang”. Quá trình nghiên cứu đã thu thập được 85 phân loài với những
đặc điểm hình thái và giải phẫu khác nhau [9].
Năm 2009, Hoàng Quỳnh Hoa và Trần Công Khánh đã công bố kết quả nghiên
cứu về “Đặc điểm thực vật của ba loài cây thuốc thuộc chi cườm rụng (Ehretia P. Br.),
họ Vòi voi (Boraginaceae)”. Kết quả nghiên cứu xác định: Ehretia acuminata R. Br.
Có tên Việt Nam là Cườm rụng nhọn, Ehretia. longiflora Benth. et Champ là Cườm
rụng hoa dài và Ehretia asperula Zoll. et. Mort. là Xạ đen. Kết quả nghiên cứu cũng


7


chỉ rõ các đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học và cách nhận biết cho từng loài cụ thể
[5].
Năm 2015, Nguyễn Thanh Tùng, Vũ Thị Hòa và Đào Anh Hoàng đã công bố
kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái và vi học của cây Mồng tơi củ. Kết quả nghiên
cứu cây Mồng tơi củ thu hái tại Mường Lống - Kỳ Sơn - Nghệ An cho thấy: Mồng tơi
củ là cây dây leo, lâu năm, thân tròn, trên thân có nhiều mầm ở nách lá, chồi lên tạo
thành các “hành nhỏ”. Về mặt vi học, đặc điểm nổi bật nhất là các bó hình nón ở vi
phẫu thân. Ngoài ra, các tinh thể calci oxalat hình cầu gai được tìm thấy ở bột thân và
thân rễ, trong khi đó đám tế bào mô cứng hình chữ nhật ở bột thân và các hạt tinh bột
nhiều hình dạng được tìm thấy ở bột thân rễ. Các đặc điểm trên là cơ sở dữ liệu để
tham khảo khi nhận biết loài Anredera cordifolia [23].
Cũng trong năm 2015, kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái và giải phẫu
của cây Đạm trúc diệp – thuộc họ Hòa thảo đã cho biết: Đạm trúc diệp là cây thân
thảo, rễ con phình lên thành củ, lá mọc cách, phiến lá hình mũi giáo hẹp, 2 mặt có lông
rải rác trên gân, gân lá hình cung. Bột lá có mảnh biểu bì tạo thành tế bào hình lượn
sóng và lỗ khí; mảnh mạch điểm, mảnh mạch xoắn [16].
Hoạt động nghiên cứu, bảo tồn cây thuốc cũng thu hút được sự quan tâm của
nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước cũng như các tổ chức chuyên ngành, điển hình
là:
Dự án Bảo tồn nguồn cây thuốc cổ truyền đã được Bộ Y tế giao cho Viện Dược
liệu chủ trì thực hiện từ năm 1997. Trải qua 12 năm thực hiện dự án, Viện Dược liệu đã
thu thập hơn 500 loài cây thuốc, đem về trồng, nhân giống ở các vườn cây thuốc. Đặc
biệt là 65 loài có nguy cơ cao đã được trồng tại: Vùng Sa Pa (8 vườn); khu vực Vườn
Quốc gia Bạch Mã (4 vườn); Yên Bái (2 vườn); Nghệ An (1 vườn); Hòa Bình (1
vườn); Thanh Hóa (1 vườn); Lạng Sơn (4 vườn); Hà Giang (1 vườn); Vĩnh Phúc (1
vườn); Hà Nội (1 vườn). Ngoài ra, còn tổ chức đào tạo, tập huấn và truyền thông cho
người dân để nâng cao nhận thức về bảo tồn, sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc nói

chung và cây thuốc dân tộc nói riêng. Đồng thời bảo tồn được tri thức bản địa về sử
dụng các loài cây thuốc chữa bệnh của cộng đồng dân tộc Việt Nam [25].
Dự án “Bảo tồn nguồn gen cây thuốc Nam”, tại xã Bình Dương (Vĩnh Tường,
Vĩnh Phúc) được tiến hành năm 1999 do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, đã: vận động
trên 800 hộ xây dựng vườn thuốc gia đình, gieo trồng 70 loài cây thuốc có giá trị kinh
tế; xây dựng mô hình trồng cây thuốc dưới tán cây; mô hình trồng xen cây thuốc với
cây ăn quả; xây dựng được một vườn bảo tồn cây thuốc Nam tại khu lưu niệm Bác Hồ
(thôn Lạc Trung). Tổng diện tích cây thuốc năm 1999 là 20.366 m 2, năm 2000 tăng hơn
gấp đôi, 43.896m2. Ngoài ra còn trồng xen ghép 8 loài cây thuốc có giá trị kinh tế như:
Địa liền, Nghệ đen, Mã đề, Hoài Sơn, Cúc hoa, Bạch chỉ, Ngưu tất, Nhãn trên diện tích
4.440m2,…[19]
Dự án "Vườn thuốc nam” do Hội Thanh niên Việt Nam tại Pháp tài trợ (tháng
2/2010) đã xây dựng, bảo tồn và phát triển mạng lưới vườn dược thảo, gồm những cây

8


thuốc quý tại 5 xã của huyện A Lưới là: Bắc Sơn, Hồng Trung, Đông Sơn, Hồng Thái
và Hồng Thượng. Vườn thuốc nam đã trở thành "tủ thuốc" chăm sóc sức khỏe ban đầu
hữu hiệu cho người dân ở đây,..v.v [12].
15.1.2.2. Nghiên cứu về rau rừng
Tương tự như các quốc gia khác trên thế giới, việc nghiên cứu, thuần hóa rau
rừng ở Việt Nam xuất phát từ nhu cầu của cuôc sống và trong quá trình đấu tranh giải
phóng dân tộc. Đi đầu trong việc nghiên cứu rau rừng là Tổng cục Hậu cần Quân đội
nhân dân Việt Nam, trên cơ sở kinh nghiệm dân gian và thực tế kháng chiến, Tổng cục
đã tổng hợp, biên soạn cuốn “Rau rừng”. Cuốn sách đã mô tả 150 loài rau rừng, trong
đó: 56 loài có thể sử dụng trực tiếp, 36 loài phải qua chế biến, 11 loài ăn quả, 10 loài
làm nước uống.
Trong khuôn khổ dự án "Sử dụng các loài cây bản địa làm thực phẩm và thuốc ở
một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam" giai đoạn 1998 – 2003, các tác giả

Youshitaka tanaka và Nguyễn Văn Kế đã cho xuất bản ấn phẩm “Edible wild plants of
Vietnam - Những loài cây hoang dại có thể ăn được ở Việt Nam”, trong đó đã kể tên,
mô tả đặc điểm thực vật, phân bố, thành phần và cách sử dụng của 130 loài thuộc 59
họ thực vật bậc cao ở Việt Nam [28].
Các tác giả Nguyễn Thị Minh Châu (2005), Lường Văn Bằng (2006), Bùi
Quang Dũng (2007) và Lương Thị Cẩm Chi (2008) đã tiến hành những nghiên cứu về
thành phần, dạng sống, bộ phận sử dụng và kiến thức bản địa của việc sử dụng cây
rừng làm rau tại Quảng Ninh, Sơn La, Yên Bái và Nghệ An. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có sự khác nhau nhất định về thành phần loài rau rừng và kiến thức bản địa theo
từng vùng cụ thể.
Năm 2010, Nguyễn Thị Len đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát
triển một số loài rau rừng có giá trị tại tỉnh Lào Cai”. Kết quả đề tài đã đánh giá được
hiện trạng sử dung các loài rau rừng tại địa phương, thử nghiệm gây trồng một số loài
có giá tri cao và đã cho thấy sự khả thi về khả năng phát triển của các loài rau rừng tại
khu vực này [14].
Việc đưa vào gây trồng các loài rau rừng cũng đã được một số địa phương quan
tâm, thực hiện, cụ thể:
Tính đến năm 2011, Công ty Sannamfood đã tuyển chọn và gieo trồng được gần
20 giống rau các loại, trong đó có một số giống rau rừng như: Tai voi, sau sau, bướm
trắng, lưỡi hổ, báng… tại Trang trại thuộc địa phận thôn Đồi Voi, xã Vân Hoà, Ba Vì,
Hà Nội.
Năm 2014, Trung tâm Nghiên cứu quốc tế rừng nhiệt đới - Vườn Quốc gia
Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng) - đã tuyển chọn và xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và
chăm sóc đối với rau bầu đất, cần dại, lỗ bình trên diện tích 100 m 2. Kết quả cho thấy
sau gần 1 tháng xuống giống là bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên, mỗi đợt thu hoạch
sau cách nhau 15 ngày., mỗi tháng thu hoạch được khoảng 200 kg rau với giá bán
30.000 đ/kg [13].

9



15.1.2.3. Nghiên cứu về cây Bò khai
Bò khai (Erythropalum scandens Blume) đã được cộng đồng các dân tộc ở khu
vực miền núi phía Bắc sử dụng từ rất lâu nhưng đến những năm đầu của thế kỷ 21, loài
cây này mới được các nhà khoa học trong nước quan tâm, nghiên cứu, trong đó có một
số công trình đáng chú ý như sau:
Trong sách “Cây cỏ Việt Nam – Tập 2” của Phạm Hoàng Hộ (2003) Bò khai
(Erythropalum scandens Blume) được giới thiệu với cái tên là Hồng trục, thuộc họ
Dương đầu (Olacaceae). Theo tài liệu này, Bò khai có thân tiểu mộc trườn; nhánh yếu,
thòng; vỏ xanh xanh; lá có phiến bầu dục tròn dài, đáy tà tròn, một cặp gân từ đáy, mặt
dưới mốc mốc, cuống phì ở hai đầu; tán phồng thưa; hoa nhỏ lưỡng phái, cánh hoa 5,
có rìa lông, đĩa mật to tròn hay hơi 5 cạnh, noãn sào hạ; phì quả hình xá lị, vàng hay
đỏ, dài 2cm, hột 1 [6]. Cũng theo Phạm Hoàng Hộ, trong tác phẩm “Cây có vị thuốc ở
Việt Nam” (2006), Bò khai có tác dụng lợi tiểu, trị đái rát, bệnh gan do vi siêu khuẩn
[7].
Theo Dương Hữu Phùng (2003) Cây Bò khai có 2 lứa quả trong năm, lứa
ñầu ra hoa tháng 6, chín tháng 8, kết quả gieo thử nghiệm hạt từ lứa quả này
cho tỷ lệ mọc 47,5%. Lứa quả thứ 2 của cây là ra hoa tháng 9, quả chín tháng
11, kết quả thử nghiệm gieo hạt của lứa quả này đạt tỷ lệ nảy mầm cao hơn
(82,6%), sự chênh lệch này là do chất lượng hạt giống và thời vụ gieo ươm của lứa thứ
2 phù hợp hơn lứa thứ nhất [18]. Tuy có hạt nhưng khả năng phát tán trong tự nhiên
của cây Bò khai thấp do quả của loại cây này khi chín có mùi vị hấp dẫn một số loài
chim, thú đến ăn và phá hại; đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện rải rác
với số lượng hạn chế của cây Bò khai trong rừng mặc dù khả năng sinh trưởng của loài
khá tốt trong điều kiện không có tác động. Ngoài khả năng nhân giống từ hạt, Bò khai
cũng là loài cây có thể nhân giống bằng biện pháp vô tính. Nếu chiết cành thì sau
chừng 6 - 7 tháng có thể đem trồng Dương Hữu Phùng và Cộng sự (1999) [17]. Về khả
năng giâm cành, thời vụ giâm có ảnh hưởng lớn đến thời gian ra rễ và tỷ lệ mọc của
hom giâm. Vụ giâm tháng 11 cho kết quả xuất vườn đạt tỷ lệ 83%, thời gian từ khi
giâm ñến mọc là 24 ngày. Vụ giâm tháng 01 chỉ cho tỷ lệ xuất vườn đạt 75,3%, thời

gian từ khi giâm đến mọc là 36 ngày. Các loại cành giâm khác nhau (bánh tẻ, trung
bình, già) cũng cho kết quả khác nhau, loại cành trung bình và bánh tẻ cho tỷ lệ sống
cao (84,1 -85,2%), loại cành già chỉ đạt tỷ lệ sống là 56,2% .
Năm 2003, Nhà xuất bản Kha học và Kỹ thuật phát hành công trình “Cây thuốc
và động vật làm thuốc ở Việt Nam – Tập 1”, do tập thể tác giả của Viện Dược liệu
nghiên cứu, biên soạn. Trong công trình này, Bò khai được giới thiệu dưới tên Dây
hương (Erythropalum scandens Blume), thuộc họ Dây hương (Erythropalaceae). Theo
công trình này thì Bò khai là cây dây leo bằng tua cuốn, dài 5- 10m; khi non hơi có
cạnh, vỏ màu lục xám; lá mọc so le, hình tim – tam giác, gốc bằng hay lõm, đầu nhọn,
dài 9-16cm, rộng 6-11,5cm, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu xám mốc, có 3 gân
chính, cuống lá dài 3,5cm, phình ở hai đầu và đôi khi hơi dính vào phía trong phiến lá;

10


cụm hoa mọc thành ngù ở kẽ lá, lá bắc hình tam giác nhọn, hoa nhỏ, lưỡng tính; đài
hình đấu, có 5 răng; tràng 5 cánh, nhẵn ở mặt ngoài, đầu có lông dạng mi; nhị 5, mọc
đối diện với cánh hoa, chỉ nhị ngắn, bầu hạ, 1 ô; quả mọng hình trái xoan, mang 1 sẹo
ở đầu, màu vàng hay đỏ, chứa 1 hạt hình trứng, mùa quả tháng 4- 6. Bò khai có vị hơi
đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Công dụng, ngoài làm rau ăn còn
dung làm thuốc chữa phù thận, đái vàng, đái rát; mỗi ngày dùng 20-40gr cây tươi rửa
sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lá bong bong.
Theo kinh nghiệm ở Bắc Thái, toàn cây sắc lấy nước uống chữa viêm gan siêu vi trùng
đạt kết quả tốt; thân, cành tuốt bỏ lá, thái mỏng, phơi khô, ngâm rượu uống chữa sốt, tê
thấp [24].
Theo Trần Văn Dũng (2007) Cây rau Bò khai là cây không quá khó trồng, có
thể thích ứng tốt trong điều kiện trồng trọt tại Quảng Uyên Cao Bằng. Cây Bò khai ưa
đất ẩm nhưng không chịu được úng ngập, thích hợp ñất nhiều mùn [2].
Theo tài liệu của Dự án hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam – Pha
II (2007), Bò khai còn có tên khác là rau hiến, khau hương, phắc hiến (Tày), Long

châu sói, Dây hương, là loài thực vật thuộc họ Dây hương. Ngoài những đặc điểm hình
thái và công dụng như công trình “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam – Tập
I” do Viện Dược liệu biên soạn, còn bổ sung thêm đặc điểm sinh học; kỹ thuật nhân
giống, gây trồng; khai thác, chế biến và bảo quản và giá trị kinh tế, khoa học và bảo
tồn. Theo tài liệu này, Bò khai thường mọc hoang ven rừng thứ sinh, rừng đang phục
hồi,…tập trung nhiều ở ven các rừng mọc trên núi đá vôi, ở độ cao từ 0 – 1.000m. Lúc
nhỏ chịu bong, lớn lên ưa sáng, ưa ẩm, mọc nhanh, ra hoa tháng 4- 6, quả chin tháng 6
– 10; Bò khai thường được nhân giống bằng hom, là cây dây leo do đó khi trồng nên
làm giá thể để cây có thể leo lên; thu hái Bò khai tập trung từ tháng 5 – 10, lá non và
ngọn có thể nấu canh hoặc xào. Bò khai có giá trị kinh tế cao, có giá trị làm thuốc và là
loài thực vật đơn loài, đơn chi nên cần được bảo tồn [10].
Theo Tạ Minh Hoà (2005), Bò khai là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao,
với các thành phần chủ yếu tính trong 100g lá non như sau: nước 78,8g; Protein 06g;
Gluxit 6,1g; Xơ 7,5g; tro 1,6g; can xi 138mg; phốt pho 40,7 mg; ca-rô-ten 2,6mg;
vitamin C 60mg. Từ đó tác giả khuyến cáo cần xem Bò khai như là một loài cây lâm
sản ngoài gỗ đa tác dụng, có thể phát triển nhằm xoá ñói giảm nghèo cho cộng đồng
các dân tộc địa phương ở phương các tỉnh miền núi phía Bắc [8].
Từ 01/2009 – 10/2010, Phạm Quang Thắng đã tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật gây trồng và phát triển rau Bò khai, rau Sắng tại Sơn
La”, sau gần 2 năm thực hiện, đề tài đã xây dựng được vườn ươm nhân giống rau Bò
khai, rau Sắng tại Khoa Nông - Lâm, Trường Đại học Tây Bắc, Thuận Châu - Sơn La,
với quy mô diện tích 100 m2, sản xuất được 4.400 cây giống rau Bò khai, 3.200 cây
giống rau Sắng; Xây dựng được 900 m 2 mô hình trồng rau Bò khai, rau Sắng thương
phẩm trên đất vườn và 6800 m 2 trên đất vườn đồi tại huyện Thuận Châu và Thành phố
Sơn La; Xây dựng 03 quy trình công nghệ: Quy trình nhân giống vô tính bằng giâm

11


hom rau Bò khai; Quy trình nhân giống vô tính bằng giâm hom rau Sắng; Quy trình

sản xuất rau Bò khai thương phẩm; Chuyển giao, tập huấn kỹ thuật cho 60 sinh viên
Trường Đại học Tây Bắc, 100 lượt hộ nông dân của 2 huyện Thuận Châu và thành phố
Sơn La. Kết quả nhân giống bằng phương pháp giâm hom có sử dụng chất kích thích
sinh trưởng của đề tài cho tỷ lệ đạt 65 – 85% tuỳ vào loại thuốc kích thích (IAA, IBA,
NAA) và thời vụ giâm hom [21].
Trong bài “Giới thiệu về rau Bò khai và kỹ thuật gây trồng” (2010), tác giả Trần
Ngọc Cường cho biết: Cây Bò khai có thể lấy hom để giâm từ gốc lên hết phần bánh tẻ
của cây mẹ 3 tuổi trở lên. Cắt thân thành nhiều ñoạn hom, mỗi hom dài 20 -25cm, to
trên 3mm, có từ 1-3 lóng gồm 2-4 mắt, cắt bỏ hết lá. Giâm hom lên luống đã chuẩn bị
theo rạch sâu 10cm, rạch nọ cách rạch kia 30cm. Làm giàn che và tưới đủ ẩm cho cây,
sau 20-25 ngày hom ra rễ ở phía dưới và nảy chồi ở các đốt phía trên. Trồng Bò khai
dưới tán rừng trồng, nơi có cây che bóng phù trợ trên đất sau nương rẫy còn tốt, trồng
dưới tán cây ăn quả trong các vườn nhà [1].
Theo Hoàng Văn Sâm (2011), tại hai tỉnh Điện Biên và Lào Cai có 254 loài
thuộc 174 chi 78 họ thực vật được người dân sử dụng làm rau rừng; trong giai đoạn 9
tháng đầu mới trồng, Hoa Ban và Bò khai đều sinh trưởng tốt hơn ở các công thức thí
nghiệm có độ che sáng 50% nhưng ở những giai đoạn tiếp theo cây sinh trưởng tốt hơn
ở công thức thí nghiệm có độ che sáng 30%; khi tiến hành trồng thâm canh, Bò khai là
loài cho năng suất cao nhất đạt hơn 9 tạ/ha/tháng, khi trồng xen dưới tán rừng năng
suất đạt xấp xỉ 4 tạ/ha/tháng; Bò khai có hàm lượng dinh dưỡng cao với lượng chất khô
xấp xỉ 30%, vitamin C hơn 40mmg/100g, xenllulo trên 15%, hàm lượng đường và N
tổng số đều ở mức trên 1% [20].
Năm 2011, Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp Việt Nam
đã phối hợp với Viện nghiên cứu Rau quả Việt nam và các tổ chức của Ấn độ cùng thực
hiện dự án phát triển cây rau Bò khai tại tỉnh Bắc Kạn trong khung dự án CoDI “Liên kết
để đa dạng hóa thu nhập từ cây trồng ít sử dụng” giai đoạn 2008-2011. Kết quả thực hiện
đã khẳng định cây Bò khai có thể nhân giống bằng phương pháp giâm hom, các thử
nghiệm về chăm sóc sau trồng cũng cho kết quả tích cực [3].
Theo Nguyễn Chí Hiếu (2012), khi sử dụng ABT ở nồng độ 50ppm hom Bò khai
cho tỷ lệ xuất vườn cao nhất, đạt 78,89%; tiếp đến là NAA 200ppm, đạt 75,56% và IBA

50ppm, đạt 74,44%. Hom bánh tẻ có tỷ lệ ra rễ, số rễ và số chồi cao hơn so với hom già.
Tỷ lệ che sáng 50% cho năng suất cao nhất, tỷ lệ hóa gỗ thấp nhất. Nghiên cứu cũng kết
luận mô hình trồng Bò khai trên đất núi đá vôi có năng suất cao hơn các mô hình trên đất
sa thạch xám bạc màu, các mô hình trồng xen Bò khai với các loài cây khác ở mật độ phù
hợp cho năng suất cao hơn mô hình trồng thuần loài [4].
Năm 2013, VQG Bến En đã hoàn thành dự án “Điều tra bổ sung, lập danh lục
đông, thực vật rừng VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa”; kết quả điều tra cho thấy Bò khai
là một trong số 1.417 loài thực vật bản địa, đồng thời được xếp vào nhóm thực vật
dùng làm thực phẩm và làm thuốc [26]. Đến năm 2016, trong khuôn khổ dự án “Bảo

12


tồn và phát triển loài Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte) tại Vườn Quốc gia
Bến En, tỉnh Thanh Hoá”, VQG Bến En đã biên soạn tài liệu “Một số loài thực vật quý
hiếm, có giá trị ở VQG Bến En” và được Nhà xuất bản Thanh Hóa phát hành trong
cùng năm; trong tài liệu này Bò khai được giới thiệu như một loài thực vật đa tác dụng,
vừa có thể làm rau vừa có thể làm thuốc nhưng hết sức tóm tắt nhằm mục đích giới
thiệu một loài cây có tiềm năng được phân bố trong phạm vi của VQG Bến En để kêu
gọi nghiên cứu và phát triển trong tương lai [27].
15.1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Công tác nghiên cứu về cây thuốc và rau rừng đã được nhiểu quốc gia quan tâm,
có lịch sử lâu đời và đạt được những thành quả hết sức to lớn. Xuất hiện nhiều công
trình đồ sộ về đánh giá nguồn tài nguyên, phân bố, gây trồng và bảo tồn các loài cây
thuốc cũng như các loài rau rừng.
Nghiên cứu về cây thuốc và rau rừng ở Việt Nam xuất phát từ nhu cầu thực tế
cuộc sống, nhu cầu về thực phẩm trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và đã
tiếp cận được với trình độ của khu vực cũng như trên thế giới. Riêng đối với cây Bò
khai, mặc dù mới được quan tâm nhiều từ sau năm 2000, nhưng hiện cũng đã có nhiều
nghiên cứu, song chủ yếu là:

+ Giới thiệu cây Bò khai như là một loài cây lâm sản ngoài gỗ mới.
+ Là một loại rau cao cấp, có tiềm năng.
+ Kỹ thuật gây trồng trong phạm vi hẹp, có tính địa phương
Mà chưa đi sâu vào những nghiên cứu về:
+ Đánh giá hiện trạng phân bố cây Bò khai trong tự nhiên.
+ Mô tả đặc điểm sinh thái học.
+ Chưa có nghiên cứu về tiêu chuẩn cây giống xuất vườn.
+ Mới nghiên cứu bước đầu về chuyên canh, xen canh, chế độ chiếu sáng và chế
độ bón phân.
+ Chưa có phương án bảo tồn và phát triển.
Trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa, ngoài những hạn chế như trên, còn có những
hạn chế sau:
+ Cây Bò khai còn rất ít được biết tới và cũng chỉ có một bộ phận nhỏ người
dân có sử dụng như là một loại rau hoặc loại dược liệu.
+ Chưa có nghiên cứu chuyên sâu về sản xuất giống, gây trồng.
+ Chưa có đánh giá về nhu cầu thị trường và kiến thức bản địa.
Đây là những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục để bảo tồn, phát triển một
loài thực vật quý, đa tác dụng, có nhiều tiềm năng trong việc tạo ra thu nhập cao và ổn
định cho đồng bào các dân tộc miền núi, đặc biệt là đồng bào sống ở vùng đệm các khu
rừng đặc dụng, hỗ trợ công tác xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng thành công
nông thôn mới ở địa phương.
15.2. Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu
của đề tài

13


Với kết quả nghiên cứu của các tác giả, có thể khẳng địnhBò khai
(Erythropalum scandens Blume), còn có tên khác là rau hiến, khau hương, phắc hiến
(Tày), Long châu sói, Dây hương, là loài thực vật thuộc họ Dây hương

(Erythropalaceae). Thân tiểu mộc trườn, dài 5- 10m, leo bằng tua cuốn; khi non hơi có
cạnh, vỏ màu lục xám; lá mọc so le, hình tim – tam giác, gốc bằng hay lõm, đầu nhọn,
dài 9-16cm, rộng 6-11,5cm, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu xám mốc, có 3 gân
chính, cuống lá dài 3,5cm, phình ở hai đầu và đôi khi hơi dính vào phía trong phiến lá;
cụm hoa mọc thành ngù ở kẽ lá, lá bắc hình tam giác nhọn, hoa nhỏ, lưỡng tính; đài
hình đấu, có 5 răng; tràng 5 cánh, nhẵn ở mặt ngoài, đầu có lông dạng mi; nhị 5, mọc
đối diện với cánh hoa, chỉ nhị ngắn, bầu hạ, 1 ô; quả mọng hình trái xoan, mang 1 sẹo
ở đầu, màu vàng hay đỏ, chứa 1 hạt hình trứng, mùa quả tháng 4- 6. Cây thường mọc
hoang dại ở ven rừng thứ sinh, rừng đang phục hồi hoặc rừng nghèo bị tác động mạnh
của kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Phân bố ở Nam Trung Quốc, Đông Nam
Á và Nam Á, tập trung nhiều ở ven rừng mọc trên núi đá vôi. Bò khai có vị hơi đắng,
tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Bò khai là món ăn tiến vua của nhà Mạc khi
cát cứ tại vùng núi Đông Bắc, hiện tại ở Việt Nam, món ăn rau Bò khai rất được ưa
thích ở cả các đô thị lớn. Ngoài làm rau ăn còn dung làm thuốc chữa phù thận, đái
vàng, đái rát, sốt, tê thấp, viêm gan do siêu vi trùng.
Vườn Quốc gia Bến En được thành lập năm 1992, có tổng diện tích tự nhiên là
14.735ha, nằm trên địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, cách thành phố Thanh
Hóa 45km về phía Tây Nam. Khu hệ động, thực vật Vườn Quốc gia Bến En rất đa
dạng và phong phú, với 1.530 loài động và 1.417 loài thực vật thuộc 6 ngành thực vật
bậc cao. Trong 1.417 loài thực vật được phát hiện tại Vườn Quốc gia Bến En có 248
loài, thuộc 200 chi, 94 họ có thể làm thuốc, chiếm tới 18,5% tổng số loài thực vật ở
Bến En.
Do nhu cầu của thị trường, hầu hết các loài cây thuốc trong Vườn được khai
thác tự phát ngoài tự nhiên và chưa được quản lý, nên số lượng và khu phân bố của
chúng ngày càng suy giảm, một số loài cây thuốc quý, hiếm đang đứng trước nguy cơ
bị đe doạ cao như: Lá khôi tím, Hoằng đằng, Bò khai…
Theo Hoang Sam Van, Pieter Baas and Paul J. A. Keβler (2008), Bò khai là một
trong 64 loài cây bản địa được người dân thường xuyên khai thác, sử dụng và là một
trong 38 loài thực vật thường được khai thác cho mục đích thương mại tại Vườn Quốc
gia Bến En – Thanh Hóa. Cùng với sự phát triển của xã hội, vấn đề sức khỏe ngày càng

được quan tâm nhiều hơn do đó xu hướng chọn các thực phẩm có giá trị làm thuốc,
dạng “thực phẩm chức năng” đang phát triển mạnh. Rau Bò khai vừa là loại rau đặc
sản, vừa có công dụng làm thuốc nên sẽ là mặt hàng rất có triển vọng trong tương lai.
Qua khảo sát sơ bộ cho thấy: Người dân chủ yếu thu hái Bò khai từ rừng tự nhiên đem
bán tại các chợ địa phương như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn với giá từ 60.000 –
75.000 đ/kg, tại thị trường Thanh Hóa là 90.000 – 100.000 đồng/kg và luôn trong tình
trạng khan hiếm. Sự khan hiếm của loài rau đặc sản này do nhiều nguyên nhân, chủ

14


yếu nhất vẫn là do người dân chỉ khai thác trong rừng tự nhiên không bền vững (chặt
cả cành, cây; đào cả gốc, rễ để thu hái và làm thuốc) cùng với tập quán chăn thả gia
súc bừa bãi, …đã dẫn đến tình trạng khan hiếm, thậm chí có nguy cơ tận diệt, làm mất
đi nguồn gen rau bản địa có dược tính quý hiếm này. Chính vì vậy, vấn đề quan trọng
và cấp thiết là phải tiến hành các nghiên cứu bảo tồn, phát triển loài cây này.
Tuy nhiên, hiện nay nghiên cứu về Bò khai mới dừng lại ở một số nghiên cứu
để giới thiệu một loài rau tiềm năng. Các nghiên cứu về nhân giống bằng hạt cho kết
quả khác nhau quá lớn, trong khi khả năng thu hái quả lại rất hạn chế, nghiên cứu nhân
giống bằng hom tuy đạt được nhiều thành quả nhưng thường sử dụng hóa chất có giá
thành cao, khó áp dụng vào sản xuất đại trà; các nghiên cứu về kiến thức bản địa, ảnh
hưởng của yếu tố ánh sáng, thành phần ruột bầu trong quá trình nhân giống, kỹ thuật
gây trồng, thu hái, chế biến mới trong gia đoạn bước đầu và ở phạm vi hẹp; các nghiên
cứu về hiện trạng và phân bố chỉ tập trung tại một số ít địa phương phía Bắc, chưa có
nghiên cứu về thâm canh,… nên chưa có cơ sở để bảo tồn, phát triển và khai thác giá
trị của Bò khai.
Nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn Quốc gia Bến En cho đến nay
cũng chỉ dừng lại ở danh sách thống kê số loài và bước đầu nghiên cứu kỹ thuật gây
trồng một số loài như: Chè vằng, Sâm cau. Riêng về Bò khai thì chưa có một công trình
nghiên cứu nào được tiến hành ở VQG Bến En nói riêng và trong tỉnh Thanh Hóa nói

chung, cho đến thời điểm hiện tại.
VQG Bến En được xác định là trọng điểm du lịch của tỉnh và UBND tỉnh đồng ý
cho tập đoàn Mặt Trời (Sun group) được phép đầu tư để phát triển du lịch tại Quyết
định số 3774/QĐ-UBND ngày 29/9/2016 về việc Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án
Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp Bến En.
Trong tương lai gần, khi trở thành một khu du lịch quy mô lớn, khu vực VQG Bến En
rất cần có những sản phẩm đặc trưng mang tính riêng biệt, độc đáo và ẩm thực là một
trong những sản phẩm hàng đầu để lại dấu ấn khó quên cho thực khách vì thế việc phát
triển những cánh đồng rau Bò khai sẽ tạo thêm điểm nhấn và có thêm một loại đặc sản
phục vụ nhu cầu của du khách.
Xuất phát từ những lý do đó, trong khuôn khổ đê tài này chúng tôi tập trung đi
sâu vào nghiên cứu một số nội dung về: Hiện trạng phân bố và kiến thức bản địa, đặc
điểm sinh thái học, kỹ thuật nhân giống vô tính bằng việc sử dụng một số hóa chất giá rẻ
phổ biến trên thị trường, kỹ thuật gây trồng, xây dựng mô hình thâm canh và phương án
bảo tồn, phát triển cây Bò khai tại VQG Bến En.
16 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài
đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan
(Tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích
dẫn để luận giải cho sự cần thiết nghiên cứu đề tài).
Tiếng Việt
1. Trần Ngọc Cường (2010), Giới thiệu về rau Bò khai và kỹ thuật gây trồng
/>
15


2. Trần Văn Dũng (2007), Giới thiệu về cây rau Bò khai, Tài liệu giới thiệu về mô
hình tăng gia sản xuất của của Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 601, Quân khu I .
3. Trần Ngọc Hải (2008), Kỹ thuật trồng cây lâm sản ngoài gỗ, Tài liệu tập huấn
khuyến nông cho cán bộ kiểm lâm và khuyến lâm. Nhà xuất bản Nông nghiệp,
Hà Nội.

4. Nguyễn Chí Hiếu (2012), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học và biện
pháp kỹ thuật trồng cây Bò khai (Erythropalum scanden blume) tại tỉnh Thái
Nguyên, Báo cáo luận án Tiến sỹ. Đại học Thái Nguyên.
5. Hoàng Quỳnh Hoa và Trần Công Khánh, Đặc điểm thực vật của ba loài cây
thuốc thuộc chi cườm rụng (Ehretia P. Br.), họ Vòi voi (Boraginaceae), Tạp chí
Dược liệu, số 3/2009.
6. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam (Quyển II, Tái bản lần thứ 2). Nhà
xuất bản Trẻ.
7. Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ.
8. Tạ Minh Hòa (2005), Bản tin Lâm sản ngoài gỗ vol 2, N0 3, Cổng thông tin dự
án Lâm đặc sản ngoài gỗ (LSNG).
9. Phạm Thanh Huyền và các cộng sự, Đặc điểm hình thái giải phẫu ngũ gia bì
hương và ngũ gia bì gai ở vùng Sa Pa - Lào Cai và Phó Bảng - Hà Giang, Tạp
chí Dược liệu, số 4-2005.
10. Triệu Việt Hùng và các cộng sự (2007), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Dự án hỗ
trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam – Pha II.
11. Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Thuận, Điều tra cây thuốc và kinh nghiệm
sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Cao Lan xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai,
Thái Nguyên, Tạp chí Dược liệu, số 4/2010.
12. Hội Thanh niên Việt Nam tại Pháp, 2010, Báo cáo dự án "Vườn thuốc nam tại 5
xã của huyện A Lưới – Thừa Thiên – Huế”.
13. Http://hoinongdan.org.vn/sitepages/news/37/20546/san-xuat-rau-rung-hang-hoa
14. Nguyễn Thị Len (2010), Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài rau rừng
có giá trị tại tỉnh Lào Cai, Báo cáo kết quả đề tài.
15. Đỗ Tất Lợi (2015),“Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, NXB Y học.
16. Hà Vân Oanh và cộng sự, Đặc điểm hình thái và giải phẫu của cây Đạm trúc
diệp – thuộc họ Hòa thảo, Tạp chí Dược liệu, số 6/2015.
17. Dương Hữu Phùng (1999), Nghiên cứu khả năng nhân giống rau Bò khai, ngót
rừng, gừng dại trong tự nhiên và trồng trọt tại gia đình, Báo cáo đề tài NCKH,
Trường ĐHNL Thái Nguyên.

18. Dương Hữu Phùng, Triệu Văn Phú (2003), Nghiên cứu khả năng nhân giống vô
tính cây Bò khai, ngót rừng, gừng dại tại Trường đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Báo cáo đề tài NCKH, Trường ĐHNL Thái Nguyên.
19. Quỹ Môi trường toàn cầu, 1999, Báo cáo dự án “Bảo tồn nguồn gen cây thuốc
Nam”, tại xã Bình Dương (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).

16


20. Hoàng Văn Sâm (2011), Nghiên cứu tuyển chọn và kỹ thuật trồng một số loài
rau rừng có giá trị cao tại Điện Biên và Lào Cai, Chương trình nghiên cứu sinh
kế vùng cao.
21. Phạm Quang Thắng (2010), Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật gây trồng và phát
triển rau Bò khai, rau Sắng tại Sơn La, Báo cáo đề tài NCKH, Trường ĐHNL
Thái Nguyên.
22. Lê Hữu Trác, Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, Nxb Y học, 2008.
23. Nguyễn Thanh Tùng, Vũ Thị Hòa và Đào Anh Hoàng, Nghiên cứu đặc điểm
hình thái và vi học của cây Mồng tơi củ, Tạp chí Dược liệu, số 2/2015.
24. Viện Dược liệu (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam – Tập 1.
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
25. Viện Dược liệu, 2010, Báo cáo Hội thảo Tổng kết 12 năm thực hiện dự án Bảo
tồn nguồn cây thuốc cổ truyền.
26. Vườn quốc gia Bến En (2013), Điều tra bổ sung, lập danh lục đông, thực vật
rừng VQG Bến En, tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo kết quả dự án.
27. Vườn quốc gia Bến En (2016), Một số loài thực vật quý hiếm, có giá trị ở
VQG Bến En. Nhà xuất bản Thanh Hóa.
28. Youshitaka tanaka và Nguyễn Văn Kế (2003), Edible wild plants of Vietnam Những loài cây hoang dại có thể ăn được ở Việt Nam, Dự án "Sử dụng các loài
cây bản địa làm thực phẩm và thuốc ở một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt
Nam" giai đoạn 1998 – 2003.
Tiếng Anh

29. Clark Laurie (1997), "Non-wood forest products research in Central Africa",
CARPE.
30. Falconer. J. and J.E.M. Arnold (1989), " Household Food Security and
Forestry", An Analysis of Socio-economic Issues, Community Forest Note, 1.
FAO, Rome.
31. Peter Charles M., A.H. Gentry and R.O. Mendelsohn (1989),"Valuation of an
Amazonian rainforest", Nature 339.
32. WHO, IUCN và WWF, 1993, Giudeline on Conservation of Medicinal Plants.
17 Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề tài và
phương án thực hiện
Nội dung 1: Tổ chức chuyến tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất
giống và xây dựng mô hình trồng Bò khai.
- Địa điểm: Tỉnh Thái Nguyên và Cao Bằng
- Thành phần: Lãnh đạo đơn vị chủ trì, cán bộ tham gia đề tài và một số hộ
dân vùng đệm
- Số lượng: 15 người dân; thời gian 05 ngày.
- Viết báo cáo kết quả học tập kinh nghiệm sản xuất giống và xây dựng mô
hình trồng Bò khai.
Nội dung 2: Điều tra hiện trang, đặc tính sinh vật học kiến thức bản địa

17


về cây Bò khai tại VQG Bến En tỉnh Thanh Hóa.
- Điều tra phân bố của cây Bò khai trên tuyến.
- Đánh giá đặc tính sinh vật học, mô tả đặc điểm hình thái: Thân, lá, hoa,
quả, rễ.
- Theo dõi vật hậu.
- Điều tra đất đai, thổ nhưỡng nơi có cây Bò khai phân bố tự nhiên.
- Điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin về kiến thức bản địa của người dân về

cây Bò khai tại Vườn Quốc gia Bến En.
- Tổ chức 01 Hội thảo về kiến thức bản địa, đặc điểm sinh thái của cây Bò
khai.
- Tổng hợp xử lý số liệu điều tra
- Xây dựng báo cáo đánh giá đặc điểm sinh thái, kiến thức bản địa của
người dân về cây Bò khai (nơi xuất hiện, một số đặc điểm hình thái, sản lượng thu
hái, cách bảo quản, chế biến, khả năng tiêu thụ ….) tại Vườn Quốc gia Bến En.
Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Bò
Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Bò khai tại
Vườn Quốc gia Bến En.

- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc kích thích
sinh trưởng và thời vụ đến quá trình nảy mầm của hom giống.
* Nghiên cứu hiệu quả một số loại thuốc kích thích sinh trưởng:
+ Hiệu quả của ABT đến khả năng ra rễ của hom: 03 công thức nồng độ.
+ Hiệu quả của Chế phẩm giâm chiết Fitomix đến khả năng ra rễ của hom:
03 công thức nồng độ.
+ Hiệu quả của Chế phẩm giâm chiết Bimix super roots đến khả năng ra rễ
của hom: 03 công thức nồng độ.
* Ảnh hưởng của thời vụ nhân hom: 02 vụ, tháng 7 và tháng 11.
- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh
trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm: 03 công thức che sáng và 01 công
thức đối chứng.
- Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sự
sinh trưởng của Bò khai ở giai đoạn vườn ươm: 03 công thức ruột bầu và 01
công thức đối chứng.
- Theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật của thí nghiệm
- Tổng hợp xử lý số liệu.
- Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cây Bò khai bằng hom.
Nội dung 4: Thực hiện nhân giống cây bò khai để triển khai mô hình

- Sản xuất 23.000 cây giống Bò khai để có 16.000 cây giống đủ tiêu chuẩn
xuất vườn.
- Theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật ở giai đoạn giâm hom và giai đoạn vườn ươm.
- Viết báo cáo kết quả nhân giống cây Bò khai thực hiện mô hình.

18


Nội dung 5: Xây dựng mô hình thử nghiệm cây Bò khai tại Vườn quốc
gia Bến En
- Xây dựng 02 mô hình: Trồng thuần loài và trồng xen canh với cây lâm nghiệp
hoặc cây ăn quả, mỗi mô hình 0,5 ha trong khu vực VQG Bến En.
- Theo dõi sinh trưởng trên mô hình và đánh giá kết quả.
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu chuyên môn: Kết quả mô hình sản xuất
thương phẩm cây Bò khai theo hướng thâm canh.
- Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật trồng Bò khai thương phẩm
Nội dung 6: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật:
Tập huấn nhận biết, kỹ thuật nhân giống, gây trồng, khai thác và phát triển
cây Bò khai.
Nội dung 7: Đề xuất phương án chuyển giao kết quả và giải pháp bảo
tồn, khai thác và phát triển tại Vườn quốc gia Bến En và những địa phương
có điều kiện tương tự.
Nội dung 8: Viết báo cáo tổng kết, nghiệm thu đề tài.
18 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Cách tiếp cận:
Hiện nay Bò khai ở khu vực VQG Bến En chỉ có trong tự nhiên, chưa
được trồng trong vườn như các loài cây rau hoặc cây thuốc khác. Với mục tiêu
Nhânpháp
giốngkỹ
Tài liệu

thu thập
nghiên cứu
hiện trạng phân bố, một sốĐiều
đặc tra
điểm
sinh số
thái học, biện
liệu hiện trường
thuật trồng, giải pháp bảo tồn, khai thác và phát triển cây Bò khai kết hợp với
tình hình thực tế đề tài chọn cách tiếp cận như sau:
Sơ đồ tiếp cận của đề tài:
Tham khảo tài liệu có
liên quan và của VQG
Bến En

Điều tra trên tuyến, OTC
nghiên cứu quá trình nhân
giống và gây trồng

Xử lý số liệu

Tổng hợp số liệu
nghiên cứu

Xây dựng báo cáo chuyên
đề, hướng dẫn kỹ thuật

Xây dựng báo cáo tổng hợp và tổng
kết đề tài
19


Xây dựng
mô hình


Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
18.1. Phương pháp chung:
- Sử dụng phương pháp điều tra trên tuyến, điều tra trên ô tiêu chuẩn, mô
tả mẫu vật, điều tra nhanh nông thôn (PRA), phỏng vấn chuyên gia và cộng
đồng, kết hợp với các tài liệu tham khảo và các tư liệu có liên quan trong quá
trình điều tra, thu thập số liệu.
- Bố trí thí nghiệm nhân giống, thử nghiệm gây trồng theo kiểu ngẫu
nhiên, mỗi thí ghiệm lặp lại 3 lần.
- Sử dụng phương pháp phân tích phương sai để so sánh đánh giá kết quả
thí nghiệm.
18.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
18.2. 1. Tổ chức chuyến tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất
giống và xây dựng mô hình trồng Bò khai.
- Tổ chức 01 đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm cho 15 người dân,
lãnh đạo đơn vị chủ trì và cán bộ tham gia đề tài trong thời gian 05 ngày
- Địa điểm: Tỉnh Thái Nguyên và Cao Bằng
18.2.2. Điều tra hiện trang, đặc tính sinh vật học kiến thức bản địa về
cây Bò khai tại VQG Bến En tỉnh Thanh Hóa.

a. Điều tra hiện trạng phân bố:
- Lập 10 tuyến điều tra điển hình, chiều dài mỗi tuyến 3 km đi qua các
trạng thái rừng đặc trưng, điều tra hai bên tuyến, mỗi bên rộng 10m;
- Lập 10 Ô tiêu chuẩn trên 10 tuyến điều tra.
+ Trên các tuyến điều tra, tiến hành điều tra hiện trạng phân bố của Bò
Khai. Kết quả điều tra được ghi vào biểu 01.

Biểu 01. Biểu điều tra tuyến

20


Số hiệu tuyến:
Tọa độ điểm đầu, cuối:
Trạng thái rừng:
TT
bụi

TT
cây

Ngày điều tra:
Địa điểm:

Người điều tra:
Khu vực: (Núi đất/đá)

Loài cây: Bò khai

Chiều dài Dạng
thân
sinh
chính (m) cảnh

Vị
Tọa
trí

độ
mọc

Độ cao Độ
nơi mọc tàn
(m)
che

Sinh
Vật
trưởng hậu

+ Trên các OTC tiến hành thu thập số liệu về
1) Tổ thành loài cây gỗ: Cây gỗ có đường kính ngang ngực từ 6cm trở
lên đo các chỉ tiêu D1.3, Hvn, Dt, độ tàn che. Kết quả ghi vào biểu 02.
Biểu 02. Biểu điều tra tầng cây cao
Số hiệu tuyến:
Ngày điều tra:
Người điều tra:
Số hiệu OTC:
Tọa độ:
Địa điểm:
Trạng thái rừng:
Vị trí:
Địa hình:
Hướng dốc:
Độ dốc:
Hướng phơi:
TT


Tên loài

D1.3 (cm)

Hvn(m)

DT (m)

Sinh trưởng

Ghi chú

2) Cây tái sinh: Lập 5 ô dạng bản (ODB) kích thước 5x5 m (25 m 2) ở 4
góc và ở giữa ô tiêu chuẩn, điều tra tên loài, chiều cao theo 4 cấp, điều tra chất
lượng và nguồn gốc cây tái sinh. Kết quả được ghi vào biểu 03.
Biểu 03. Biểu điều tra cây tái sinh
Số hiệu OTC:

STT
ODB

TT
cây

Tên
loài

Ngày điều tra:

<20

cm

Số cây tái sinh
20-50 50>100
cm
100
cm
cm

Người điều tra:

Sinh
trưởng

Nguồn
gốc

Ghi
chú

3) Điều tra cây bụi, thảm tươi và thực vật ngoại tầng: Mô tả loài, % che
phủ, chiều cao bình quân. Kết quả được ghi vào biểu 04.
Biểu 04. Biểu điều tra cây bụi, thảm tươi và thực vật ngoại tầng
Số hiệu OTC:
Ngày điều tra:
Người điều tra:
Hướng dốc:

TT ODB


Tên loài

Độ dốc:

Chiều cao

Độ che phủ (%)

21

Độ cao:

Sinh trưởng

Ghi chú


Hvn, được đo bằng thước đo cao có độ chính xác đến cm, D 1,3 được đo
bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến mm. DT được đo bằng thước dây, có
độ chính xác đến cm.
Chiều cao cây tái sinh, thực vật ngoại tầng được đo bằng thước đo cao
hoặc thước dây, tùy theo thực tế, độ chính xác đến cm.
Tọa độ, độ cao được đo bằng GPS.
Độ dốc, hướng dốc, hướng phơi được đo bằng la bàn cầm tay.
b. Đánh giá đặc tính sinh vật học:
- Quan sát 10 cây trên tuyến hoặc trong ô tiêu chuẩn, mô tả các đặc điểm:
+ Thân: Mô tả hình dạng, màu sắc vỏ, cấu tạo vỏ, chiều cao hoặc độ dài
và các biểu hiện khác có thể quan sát bằng mắt thường.
+ Lá, hoa, quả: Mô tả hình dạng, kích thước, cấu tạo bên ngoài, màu sắc
hoa, màu sắc quả khi non và khi chín,…

+ Rễ: Chọn 05 cây ở rừng tự nhiên và 10 cây ở mô hình sau khi trồng 24
tháng: Đào gốc nhưng không để tổn thương bộ rễ, đo kích thước, đếm số rễ và
chụp ảnh để mô tả bộ rễ.
- Theo dõi vật hậu: Chọn 30 cây trong rừng tự nhiên, đánh số thứ tự và
quan sát liên tục trong 24 tháng, mỗi tháng thu thập số liệu 01 lần. Nội dung
quan sát gồm: Thời gian rụng lá, nảy chồi, ra lá mới, ra hoa, kết quả và quả chín
của Bò Khai.
- Đánh giá đặc điểm đất đai: Lấy phẫu diện đất nơi loài có phân bố tự
nhiên nhiều, phân bố trung bình và phân bố ở mức độ thấp để đánh giá :
+ Số lượng mẫu: 03 mẫu
+ Các chỉ tiêu phân tích: Dung trọng, tỷ trọng, PHKCl, Mùn, Độ ẩm, Ndt,
Kdt, Pdt, Độ xốp.
c) Điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin về kiến thức bản địa của người
dân về cây Bò khai tại Vườn Quốc gia Bến En.
- Đối tượng điều tra, thu thập thông tin: Các hộ nông dân (10 phiếu/thôn x 34
thôn = 340 phiếu).
18.2.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Bò khai
tại Vườn Quốc gia Bến En.
a. Yêu cầu chung:
+ Tiêu chuẩn hom: Hom bánh tẻ, không sâu bệnh.
+ Phương pháp cắt hom: Vết cắt gọn, không để dập nát đầu cắt, cắt vát
một góc 600, để lại 2 lá, mỗi lá để ¼ - 1/3 diện tích lá ở phía cuống.
+ Bảo quản, vận chuyển hom: Hom cắt được bỏ vào túi ni lông, buộc kín
hoặc được bó trong vải sạch, ẩm, cho vào thùng giấy để vận chuyển đến nơi
giâm hom.
+ Phòng trừ sâu, bệnh: Hom được nhúng trong dung dịch sunfat đồng 5%

22



trong thời gian 20 - 30 giây để xử lý nấm bệnh trước khi tiến hành các thí
nghiệm giâm hom.
+ Chế độ tưới nước trong quá trình giâm hom: Đặt chế độ phun sương tự
động từ 3 – 4 giờ/1 lần, tùy thuộc vào tình hình ra rễ của hom giâm và thời tiết
trong ngày.
+ Chế độ ánh sáng trong quá trình giâm hom: Luống giâm hom được làm
khung vòm và che bằng nilon trắng trong suốt thời gian giâm hom.
+ Ra ngôi, vào bầu: Hom được đưa vào bầu dinh dưỡng khi có ít nhất 03
rễ/hom (mỗi rễ dài 0,5 cm). Bầu cấy cây là bầu Polietylen, kích thước 9cm x 13
cm, có đáy.
+ Cắt hom có độ dài 15-20cm (có ít nhất 3 mắt).
+ Giá thể giâm hom: 100% cát sông sạch.
+ Mỗi công thức thí nghiệm giâm 30 hom, lặp lại 3 lần.
b. Bố trí thí nghiệm:

- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc kích thích
sinh trưởng và thời vụ đến quá trình nảy mầm của hom giống
- Bố trí thí nghiệm: Bố trí 02 thời vụ xử lý hom : Tháng 7, tháng 11 và 3
công thức hóa chất (mỗi loại hóa chất ở 3 nồng độ khác nhau)
2 thời vụ x 3 công thức hóa chất x 3 nồng độ x 3 lần lặp lại x 30 hom/công
thức = 1.620 hom.
+ CT 1: Xử lý hom giống bằng hóa chất ATB nồng độ 0,5%
+ CT 2: Xử lý hom giống bằng hóa chất ATB nồng độ 1,0%
+ CT 3: Xử lý hom giống bằng hóa chất ATB nồng độ 1,5%
+ CT 4: Xử lý hom giống bằng chế phẩm Fitomix
+ CT5: Xử lý hom giống bằng chế phẩm Fitomix pha loãng 2 lần
+ CT6: Xử lý hom giống bằng chế phẩm Fitomix pha loãng 5 lần.
+ CT7: Xử lý hom giống bằng Chế phẩm giâm chiết Bimix super roots:
Pha 20cc chế phẩm với 2 lít nước
+ CT8: Xử lý hom giống bằng Chế phẩm giâm chiết Bimix super roots:

Pha 20cc chế phẩm với 3lít nước.
+ CT9: Xử lý hom giống bằng Chế phẩm giâm chiết Bimix super roots:
Pha 20cc chế phẩm với 5 lít nước.
Theo dõi trong thời gian 45 ngày, 5 ngày thu thập số liệu 01 lần. Các chỉ
tiêu theo dõi gồm: Thời gian rễ, tỷ lệ ra rễ, số lượng rễ, chiều dài rễ và chất
lượng bộ rễ. Kết quả theo dõi được ghi vào biểu 05.
Biểu 05. Biểu điều tra kết quả giâm hom
Ngày điều tra:
Người điều tra:
Công thức:

Lần
lặp

Số
thứ

Ngày giâm hom:

Thời gian
15 ngày

25 ngày

Chồi

Rễ

23


Chồi

Rễ


tự
hom


sẹo

Số Chiều Số Chiều
dài
chồi
dài
rễ


sẹo

Số Chiều
chồi
dài

Số
rễ

Chiều
dài


Chiều dài rễ được đo bằng thước học sinh, có độ chính xác đến mm, các
chỉ tiêu khác sử dụng phương pháp mục trắc.

- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh
trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm:
+ Các CT bố trí: Chế độ chiếu sáng: 25%, 50% và 75% và không che
sáng (đối chứng)
+ Thời gian chiếu sáng: từ khi vào bầu đến khi xuất trồng.
+ Quy mô: 30 bầu/1 công thức x 4 công thức x 3 lần nhắc lại = 360 bầu
+ Thành phần ruột bầu gồm: 80% đất tầng B+ 18% phân chuồng hoai +
2% phân vi sinh hữu cơ.
+ Giàn che được theo công thức thí nghiệm của Nguyễn Hữu Thước,
1964:
A(%) 

( X  a) 2  X 2
100
( X  a) 2

Trong đó:

A%- Tỉ lệ cần che bóng
X- Khoảng giữa các nan
a- Bề rộng các nan
(X+a) 2 - Diện tích cần che bóng.
Khoảng cách giữa các nan của các công thức cụ thể là:
Che sáng 25%: 0,129m
Che sáng 50%: 0,048m
Che sáng 75%: 0,02 m
Dùng các nan cây luồng già có chiều rộng 2cm, giàn che có chiều

cao là 1m, rộng hơn mép luống là 40cm. Luống cây và giàn che được làm
theo hướng Đông – Tây để tránh nắng chéo vào buổi sáng và buổi chiều.
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sự
sinh trưởng của Bò khai ở giai đoạn vườn ươm:
Các công thức bố trí:
+ CT 1: 80% đất tầng B + 18% phân chuồng hoai + 2% phân NPK (2020-15+TE)
+ CT 2: 80% đất tầng B+18% phân chuồng hoai+2% phân vi sinh hữu cơ.
+ CT3: 80% đất tầng B + 18% phân chuồng hoai + 1% phân vi sinh hữu
cơ + 1% phân NPK (20-20-15+TE).
+ CT 4: 100% đất tầng B.
+ Chế độ che sáng 50%.

+ Quy mô: 30 bầu/1 công thức x 4 công thức x 3 lần nhắc lại = 360 bầu

24


Từ khi bắt đầu vào bầu đến hết 5 tháng, hằng tháng theo dõi các chỉ tiêu
Hvn, D0 tình hình sinh trưởng và tỷ lệ sống của cây con ở các công thức. D 0 được
đo bằng thước kẹp Palme, H vn được đo bằng thước kẻ có độ chính xác đến mm.
Kết quả điều tra được ghi vào biểu 06.
Biểu 06. Biểu điều tra sinh trưởng của cây con dưới các chế độ che
sáng/thành phần ruột bầu khác nhau
Công thức:
Ngày vào bầu:
Ngày đo:
Lần đo:

Lần lặp


Người đo:

TT cây

D00 (cm)

Hvn (cm)

Chất lượng Ghi chú

18.2.4. Thực hiện nhân giống cây bò khai để triển khai mô hình.
Áp dụng kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Bò
khai tốt nhất để sản xuất 23.000 cây giống Bò khai (13.334 cây trồng chính + 2.667
cây trồng dặm (20%) = 16.000 cây . Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn là 70%
(70% x 16.000 cây = 22.860 cây).
18.2.5. Xây dựng mô hình thử nghiệm cây Bò khai tại Vườn Quốc gia
Bến En.
18.2.5.1. Lựa chọn 02 mô hình:
- Chọn đất tương tự như đất ở khu vực có Bò khai phân bố tập trung,
cách nguồn nước không quá 500m. Tốt nhất là khu vực có tỷ lệ che sáng tự
nhiên của các loài cây gỗ ≥ 50% đều trên toàn bộ diện tích, trường hợp không
có cây gỗ che sáng thì chọn nơi có thể thiết kế các giàn che sáng theo yêu cầu.
- 01 mô hình trồng xen canh dưới tán cây gỗ, diện tích 0,5 ha
- 01 mô hình trồng thuần loài, diện tích 0,5 ha.
18.2.5.2. Kỹ thuật trồng:
- Phát dọn thực bì: Phát trắng toàn diện, chỉ chừa cây gỗ; dọn sạch cỏ,
dây leo, bụi rậm.
- Cuốc hố, bón phân, lấp hố trước khi trồng từ 20 – 30 ngày.
- Kích thước hố: 30 cm x 30cm x 30 cm.
- Chọn cây giống 5 tháng tuổi sinh trưởng tốt, không sâu, bệnh.

- Mật độ trồng: 6.667 bụi/ha , khoảng cách 1m x 1,5 m, mỗi bụi trồng 02
cây, trồng dặm 20%.
- Trồng tháng 2/2019.
- Bón lót: 1kg phân chuồng hoai + 0,05 kg phân NPK(10-10-5+TE)/hố.
- Chế độ chăm sóc: 03 tháng chăm sóc 01 lần. Tổng số có 3 lần chăm sóc
trong 10 tháng (từ tháng 3/2019 – 12/2020).
- Nội dung chăm sóc gồm: Phát dọn dây leo, bụi rậm; xáo xới quanh gốc,
đường kính 0,6m; bón 0,5kg phân chuồng hoai và 0,025 kg phân NPK (20-2015+TE)/gốc/lần.

25


×