Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

giáo án lớp 4 tuần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 29 trang )

Tuần 02: tháng 9 (Từ ngày 10/9/2018 đến ngày 14/9/2018)
Ngày giảng: 10/9/2018 / Thứ hai
Tiết 1: Chào Cờ
_____________________________________
Tiết 2: Tiếng Việt
BÀI 2A: BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiết 1)
* Mục tiêu:
- Đọc – hiểu bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo).
- Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết

* Khởi động.
- Yêu cầu trưởng ban văn nghệ bắt nhịp cho lớp hát hoặc chơi trò chơi
- Cho HS đọc mục tiêu SGK trang 20- TLHDH
- Cho HS chia sẻ mục tiêu
- GV chốt mục tiêu.
A. Hoạt động cơ bản.

1. Thi tìm nhanh từ chỉ người chứa từ “ nhân”:
Nhân loại, nhân dân, nhân ái, công nhân, nhân đức, nhân hậu.
2. Các HĐCB 2,3,4 thực hiện như TLHDH:
3. HDDCB5 Thảo luận trả lời câu hỏi:

? Truyện xuất hiện thêm nhân vật nào?
+ Xuất hiện thêm bọn nhện.
? Dế Mèn gặp bọn nhện để làm gì?
+ Để đòi lại công bằng, bênh vực chị Nhà Trò yếu ớt, …
- TL CH STLHDH trang 22
*. GV KL: Tất cả các danh hiệu trên đều có thể đặt cho Dế Mèn song
thích hợp nhất đối với hành động mạnh mẽ, kiên quyết bênh vực, giúp đỡ người
yếu trong đoạn trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là danh hiệp hiệp sĩ.
* Nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệ ghét áp bức, bất


công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.


? Qua đoạn trích em học tập được dế mèn đức tính gì đáng quý?
*BTPTNL: hS đọc diễn cảm phân vai theo nhân vật trong truyện.
4. HDDCB6 Tìm tìm nhanh từ ngữ:

a. Lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, tình thương mến, xót thương, đau
xót, bao dung, thương cảm, độ lượng, …
b. Độc ác, hung ác, nanh ác, tàn ác, tàn bạo, cay độc, độc địa, hung dữ, bạo
tàn, cay nghiệt, …
B. Hoạt động ứng dụng.
Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
_____________________________________
Tiết 3: Toán
BÀI 4: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ (tiết 1)
* Mục tiêu:
- Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số.
- Biết giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.

* Khởi động:
- CTHĐTQ điều hành
+ Ban văn nghệ cho lớp hoạt động
- Cho HS đọc mục tiêu SGK trang 12- TLHDH
- Cho HS chia sẻ mục tiêu
A. Hoạt động cơ bản.

1. Chơi trò chơi "Đọc - Viết số":
Thực hiện như TLHDH trang 12


2. HĐCB 2,3 thực hiện theo TLHDH
B. Hoạt động thực hành.


2. HĐTH 1

Làm vào vở bài tập.
a) Đọc các số:
76 452: Bảy mươi sáu nghìn bốn trăm năm mươi hai.
607 824: Sáu trăm linh bảy nghìn tám trăm hai mươi tư.
315 211: Ba trăm mười lăm nghìn hai trăm linh năm.
873 105: Tám trăm bảy mươi ba nghìn một trăm linh năm nghìn.
b) Viết các số sau:
- Bốn mươi hai nghìn năm trăm bốn mươi lăm: 45 545
- Một trăm mười lăm nghìn ba trăm linh bốn: 105 304
- Năm trăm hai mươi bảy nghìn sáu trăm bốn mươi mốt: 527 641
- Ba mươi bảy nghìn sáu trăm linh một: 37 601
- Chín nghìn hai trăm ba mươi tư: 9234

* Chia sẻ: Ban học tập cho lơp chia sẻ.
Em hãy tự nghĩ ra một số có 6 chữ số rồi đọc, viết, nêu cấu tạo của số đó?
255 348; 214 256; ....
C. Hoạt động ứng dụng.

Cùng người thân lấy ví dụ số có 6 chữ số.
__________________________________________
Tiết 4: Tiếng Anh
(Đ/c Hoàng Thị Quỳnh soạn giảng)
__________________________________________
Buổi 2.

Tiết 1: Lịch Sử
BÀI 2: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tiết 1)
I. Mục tiêu:
Sau bài học em:
- Nêu được thế nào là bản đồ và các bước sử dụng bản đồ.
- Kể được một số yếu tố của bản đồ.
- Nhận biết được các kí hiệu của một số đối tượng địa lí, lịch sử thể hiện


trên bản đồ.
- Đọc được bản đồ ở mức đơn giản.
*Khởi động: Ban văn nghệ cho lớp khởi động.
- Tìm hiểu nội dung bài.
- Chia sẻ nội dung bài.
- Giáo viên chốt nội dung bài.
A. Hoạt động cơ bản
1. Liên hệ thực tế.

Trả lời các câu hỏi liên hệ thực tế (sách HDH T-10).

Chia sẻ ý kiến trước lớp.
- Em với người thân trong gia đình đã đi đến một nơi xa lạ chưa? (HS trả
lời theo ý kiến cá nhân)
- Để biết nơi đó ở đâu, em và người thân đã làm gì? (Để biết nơi đó ở đâu
em và người thân đã sử dụng bản đồ)
- Theo em, bản đồ có tác dụng gì? (Bản đồ có tác dụng cung cấp thông tin.)
2. Quan sát hình và trả lời.

Quan sát hình 1 và hình 2 (Sách HDH – T10) và chỉ vị trí Hồ Hoàn Kiếm,
Đền Ngọc Sơn trên từng hình.

Hình 1: Hồ Hoàn Kiếm là phân màu đen trong hình. Đền Ngọc Sơn là vòng
hoa nhỏ nằm phía trên trong phần màu đen.
Hình 2: Hồ Hoàn Kiếm có màu xanh lam, cạnh hồ là đường Đinh Tiên
Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ. Đền Ngọc Sơn nằm trên Tháp Rùa.
3. Đọc đoạn hội thoại và cùng trao đổi

Đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi.

Thay nhau hỏi đáp theo đoạn hội thoại.
-Bản đồ là gì? (Bản đồ là một hình vẽ thu nhỏ của một khu vực hay toàn
bộ bề mặt trái đất lên bề mặt phẳng giấy theo một tỉ lệ nhất định.


-Nêu một số yếu tố của bản đồ. (Tên bản đồ, phương hướng trên bản đồ, tỉ
lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ)
4. Đọc thông tin và thực hiện.

-Đọc thông tin sau đó quan sát hình 2 và hình 3 suy nghĩ và hoàn thành
phiếu học tập theo mẫu.

-Chia sẻ ý kiến để hoàn thành phiếu học tập theo nhóm.
Phiếu học tập theo nhóm.
Thứ tự

Tên bản đồ

Phạm vi thể
hiện (Khu vực)

Tỉ lệ


Hình 1

Bản đồ khu
vực hồ Hoàn
Kiếm ở Hà
Nội.
Bản đồ địa lí
Việt Nam

Hồ Hoàn
Kiếm

1:20000

Lãnh thổ, vùng
biển, đảo và
quần đảo

1:9000000

Hình 2

Một số đối tượng
được thể hiện
trên bản đồ.
Hồ Hoàn Kiếm,
đền Ngọc Sơn,
Tháp Rùa.
Một số sông

chính, khoáng
sản, thủ đô,
thành phố, đường
biên giới.

5. Học theo hướng dẫn của thầy cô giáo.
Nghe thầy cô hướng dẫn cách sử dụng bản đồ.
+ Hướng Bắc: Phía trên bản đồ; Hướng Nam: Phía dưới bản đồ; Hướng
đông: Bên phải bản đồ; hướng tây: Bên trái bản đồ.
+ Đường biên giới quốc gia:
Mép biển giáp với Trung Quốc đi vòng lên trên, qua trái giáp với Lào rồi
xuống phía dưới giáp với Căm-pu-chia cho đến mép biển (gần đảo Phú Quốc)
+ Sông Hồng chảy qua Hà Nội ở Phía Bắc.
Sông Đồng Nai từ Nam Trung bộ chảy qua thành phố Hồ Chí Minh.
Sông Tiền, sông Hậu ở đồng bằng sông Cửu Long chảy ra biển.
+ Thành phố Hà Nội ngay thủ đô.
Đà Nẵng ở Miền Trung.
Thành phố Hồ Chí Minh ở Miền Nam.
+ Mỏ than: Gần đảo Cát Bà.


Mỏ sắt: Ở đồng bằng Trung Bộ
Mỏ dầu: Ở biển Đông.
-Lược đồ hình 4:
+Bãy cọc ngầm (hình tam giác) đặt nơi trận chiến.
+ Nơi quan ta mai phục: hai bên bờ sông Bạch Đằng và sông Cấm.
+Đường quan ta tiến công: Các hướng từ sông Giá, sông Chanh, sông
Cấm và phụ lưu của sông Cấm.
+ Đường quân địch tháo chạy: Hướng vào bãi cộc ngầm.
* Chia sẻ sau tiết học:

- Theo các bạn, bản đồ có những yếu tố nào?
- Tại sao khi vẽ bản đồ, ta phải thu nhỏ đối tượng?
B. Hoạt động ứng dụng.

Giới thiệu với người thân của em về cách đọc tỉ lệ bản đồ địa lí Việt Nam.
________________________________________
Tiết 2: Khoa Học
BÀI 2: CƠ THỂ CON NGƯỜI
TRAO ĐỔI CHẤT NHƯ THẾ NÀO? (tiết 2)
I. Mục tiêu
Sau bài học, em:
- Nêu được những yếu tố con người cần để duy trì sự sống.
- Kể được tên một số điều kiện vật chất và tinh thần cần cho cuộc sống của
con người.
A. Hoạt động thực hành.
1. Hoàn thành bảng.
Quan sát bảng 1 và tìm các từ phù hợp về tên và chức năng của các cơ
quan thực hiện quá trình trao đổi chất để điền vào chỗ chấm trong bảng.
Nhóm trưởng điều hành hoàn thành phiếu học tập.
Bảng 1.
Lấy vào
1) Thức ăn
Khí ô-xi
Nước uống

Tên cơ quan
Tiêu hóa
3)Hô hấp
Bài tiết


Thải ra
2)Phân
4) Khí các-bon-nic
5) Mồ hôi


6) Nước tiểu
2. Hoàn thành sơ đồ.
- THỨC ĂN
- NƯỚC UỐNG
Tiêu hóa
PHÂN

KHÔNG KHÍ
Hô hấp

A
Chất dinh dưỡng

B
Khí ô xi

KHÍ
CÁC-BON-NIC

C
Khí các-bon-nic
Tuần hoàn
D
Ô-xi và các chất

dinh dưỡng

Khí các-bon-nic
và chất thải

Các chất thải

Tất cả các cơ quan Bài tiết
của cơ thể

- NƯỚC TIỂU
- MỒ HÔI

- Các nhóm chia sẻ bài làm trước lớp.
* Chia sẻ: Quá trình trao đổi chất ở người như thế nào? Nếu không có quá
trình trao đổi chất thì con người có sống được không?
B. Hoạt động ứng dụng.
Em hãy chia sẻ với người thân những điều em đã học được.
_____________________________________
Tiết 3: HĐGD Thể Chất
(Đ/c Cù Đức Biên soạn giảng)
________________________________________________________________
Ngày giảng: 11/9/2018/ Thứ ba
Tiết 1+2: Tiếng Việt
BÀI 2A: BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiết 2+3)
1. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết
- Nghe - viết đúng đoạn văn; Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x,từ



chứa tiếng có vần ăn/ăng.
* Khởi động: Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò chơi hoặc hát.
- Ghi tên bài vào vở - Đọc mục tiêu bài.
- Chia sẻ mục tiêu – Giáo viên chốt.
A. Hoạt động thực hành.
1. HĐTH1. Phân loại từ có tiếng nhân.
a. Nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài.
b. Nhân hậu, nhân đức, nhân ái, nhân từ.
Nêu nghĩa của các từ ngữ vừa sắp xếp?
- Công nhân: Người LĐ chân tay, làm việc ăn lương.
- Nhân ái: Yêu thương con người
2. HĐTH 2. Đặt câu với mỗi từ ở HĐ1 và viết vào vở.

+ Bố em là công nhân.
+ Ông em là người nhân từ, luôn giúp đỡ những người gặp khó khăn.
Chia sẻ trước lớp.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Kết nối: Em viết 3 câu nói về một người có lòng nhân ái.
3. HĐ TH3.
a, Nghe – viết: Dế mèn bênh vực kẻ yếu ( từ Một hôm đến vẫn khóc)
- GV đọc đoạn viết
Bạn Sinh đã làm gì để giúp đỡ Hạnh?
+ Sinh cõng bạn đi học xuốt 10 năm.
Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào?
+ Tuy còn nhỏ Sinh đã không quản ngại khó khăn, ngày ngày cõng bạn đi học.
Trong bài chữ nào phải viết hoa?
Nhắc lại luật chính tả trước khi viết?
GV đọc bài cho HS viết
Đổi vở soát lỗi cho bạn


4. HĐTH 4.
a. Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn
b. Viết lại các từ em chọn vào vở.
Sau – rằng – chăng – xin – băn khoăn – sao – xem


5. HĐ TH5. Giải câu đố
- HS đọc câu đố TLHDH trang 25
a. Chữ sáo và sao
b. Chữ trăng và trắng
* Đặt 2 câu trong đó có từ băn khoăn, nhân từ.
C. Hoạt động ứng dụng.

- Nói cho người thân nghe về nội dung bài học hôm nay vừa học.
__________________________________
Tiết 3: Toán
BÀI 4: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ (tiết 2)
* Mục tiêu:
- Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số.
- Biết giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
* Khởi động:
- BVN cho lớp khởi động.
- Cho HS đọc mục tiêu
- Cho HS chia sẻ mục tiêu
A. Hoạt động thực hành.
1. HĐTH 2 Đọc các số sau:
a) đọc các số sau: 78 452; 607 824; 315 211; 873 105
+ Bảy mươi tám nghìn bốn trăm năm hai.
+ Sáu trăm linh bảy nghì tám trăm hai tư.
+ Ba trăm mười năm nghìn hai trăm mười một.

+Tám trăm bảy ba nghìn một trăm linh năm
b) Viết các số sau:
42 525; 118 304; 527 641; 37 601; 9234.
+ Qua bài tập củng cố gì ?
+ Củng cố đọc, viết số có đến năm chữ số.
2. HĐTH 3Viết số thích hợp vào chỗ chấm bằng cách:
a) Đếm thêm 100 000:
400 000; 500 000; 600 000; 700 000; 800 000; 900 000.


b) Đếm thêm 10 000:
450 000; 460 000; 470 000; 480 000; 490 000; 500 000.
4. HĐTH 4Viết mỗi số sau thành tổng theo mẫu:
50 306 = 50 000 + 300 + 6.
83 760 = 80 000 + 30 000 + 700 + 60.
176 091 = 100 000 + 70 000 + 6000 + 90 + 1
* Chia sẻ:
Ban học tập cho các bạn chia sẻ
Lấy 3 ví dụ về số có 6 chữ số.
C. Hoạt động ứng dụng.
Cùng người thân chuẩn bị bài 7
___________________________________
Tiết 4: HĐGD Âm Nhạc
(Đ/c Trần Đức Cường soạn giảng)
______________________________________
Buổi 2.
Tiết 1: HĐGD Thể Chất
(Đ/c Cù Đức Biên soạn giảng)
_________________________________________
Tiết 2: Tin học

(Đ/c Lục Minh Duy soạn giảng)
_________________________________________
Tiết 3: Kĩ năng sống Poki
BÀI 2: AN TOÀN KHI ĐI QUA ĐƯỜNG SẮT
________________________________________________________________
Ngày giảng: 12/9/2018 / Thứ tư
Tiết 1: Toán
BÀI 5: TRIỆU. CHỤC TRIỆU. TRĂM TRIỆU
* Mục tiêu:
Em nhận biết triệu, chục triệu, trăm triệu.

* Khởi động:
- BVN cho lớp khởi động.


- Cho HS đọc mục tiêu SGK - TLHDH
- Cho HS chia sẻ mục tiêu
A. Hoạt động cơ bản.
1. HĐCB 1,2,3 Thực hiện như TLHDH
A. Hoạt động thực hành.
1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm bằng cách đếm thêm 1 triệu.

+ 3 000 000; 4 000 000; 5 000 000; 6 000 000; 7 000 000; 8 000 000; 9 000 000
2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
3 chục triệu
30 000 000
5 chục triệu
50 000 000

4 chục triệu

40 000 000
6 chục triệu
60 000 000

7 chục triệu
70 000 000
9 chục triệu
90 000 000

8 chục triệu
80 000 000
1 trăm triệu
100 000 000

3. Viết các số sau và cho biết mỗi số có bao nhiêu chữ số, mỗi số co bao
nhiêu chữ số 0
+ Tám mươi nghìn: 80 000 000: có 8 chữ số, có 7 số 0
+ Sáu mươi ba triệu: 63 000 000: có 8 chữ số, có 6 số 0
+ Bốn triệu: 4 000 000: có 7 chữ số, có 6 số 0.
+ Năm trăm triệu: 500 000 000: có 9 chữ số, có 8 số 0.
* Mua 1 chiếc ti vi 6 000 000 hỏi mua 3 chiếc hết bao nhiêu tiền?
C. Hoạt động ứng dụng.
- Thực hiện theo HDH Toán - trang 18.
_______________________________________
Tiết 2: Tăng cường Tiếng Anh
(Đ/c Hoàng Thị Quỳnh soạn giảng)
_______________________________________
Tiết 3: Tiếng Anh
(Đ/c Hoàng Thị Quỳnh soạn giảng)
________________________________________



Tiết 4: HĐGD Mĩ Thuật
(Đ/c Đỗ Thị Minh Hường soạn giảng)
__________________________________________
Buổi 2:
Tiết 1: Tiếng Việt
BÀI 2B: CHA ÔNG NHÂN HẬU TUYỆT VỜI (tiết 1)
*Mục tiêu
- Đọc – hiểu bài Truyện cổ nước mình.

* Khởi động:
- BVN cho lớp khởi động.
- Cho HS đọc mục tiêu SGK - TLHDH
- Cho HS chia sẻ mục tiêu
A. Hoạt động cơ bản.
1.HĐCB 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Tranh vẽ những cảnh gì?
- Có mây, núi,nàng tiên đứng trong đài sen, ông lão và cậu bé.
2.HĐCB 2,3,4 thực hiện như TLHDH:
3.HĐCB 5: Thảo luận trả lời câu hỏi

1. Câu thơ nào cho ta biết vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?
- Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa.
2. Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào?
- Tấm Cám, Cây khế, Thạch Sanh.
- Em còn biết những truyện cổ nào khác thể hiện lòng nhân hậu của người
việt Nam ta?
- Trầu cau, Nàng tiên ốc, Sự tích hồ Ba Bể,
3. Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào?

- Ý đúng: c. Truyện cổ của cha ông dạy cho con cháu biết bao điều hay lẽ.

Qua bài học bạn nào cho cô biết nội dung bài nói lên điều gì?


- Bài thơ ca ngợi kho tàng truyện cổ đất nước vì những câu truyện cổ đề
cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta: nhân hậu, công bằng.
(HS viết vở)
4.HĐCB 6,7thực hiện như TLHDH:
a-2 ; b- 3; c-4; d-1
C. Hoạt động ứng dụng.

- Cùng người thân đọc thuộc bài thơ.
____________________________________________
Tiết 2: HĐ Trải nghiệm sáng tạo
CĐ1: AN-BUM KỈ NIỆM ĐÁNG NHỚ CỦA TÔI (tiết 2)
* Mục tiêu:
Em tự tin giới thiệu được những kỉ niệm đáng nhớ của mình đã trình bày
trong cuốn an-bum.
* Khởi động: Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
- Ghi tên bài vào vở
- Đọc mục tiêu bài.
- Chia sẻ mục tiêu.
1. Làm an-bum về kỉ niệm của em:

* Em làm được cuốn an-bum giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ của em.
Cách thực hiện:
- Em lựa chọn những sản phẩm kỉ niệm mà em muốn đưa vào an-bum. (Tranh
vẽ, bài thơ, bài văn em đã chép hoặc những bài văn, bài thơ em đã sáng tác)
- Trang trí bìa đầu và bìa cuối của cuốn an-bum (Em có thể vẽ hoặc trang trí

theo ý thích của bản thân)
- Sắp xếp các sản phẩm kỉ niệm theo trật tự mà em muốn vào các trang. Đánh
số thứ tự vào các trang.
- Bổ xung lời giới thiệu sản phẩm nếu em muốn.
- Đóng bìa và các trang ruột thành cuốn an-bum.
- Em viết tên an-bum và tên mình vào ngoài bìa an-bum.

Chia sẻ với bạn về sản phẩm em đã làm.
Nhận xét đánh giá bạn.


Chia sẻ sản phẩm trước lớp cho các bạn cùng xem.
2. Giới thiệu sản phẩm:

- Em giới thiệu được những sản phẩm có trong an-bum của em.
Cách thực hiện:
- Em viết lời giới thiệu vè an-bum của em.
* Gợi ý:
Những sản phẩm em định giới thiệu trong an-bum là gì?
Điều em ấn tượng nhất với mỗi sản phẩm trong an-bum.
Lí do em muốn giới thiệu sản phẩm đó với mọi người.
Cảm xúc của em khi nhắc lại những kỉ niệm đó.

Nhóm trưởng điều hành cho các bạn.
Chia sẻ với các bạn trong nhóm.
Nhận xét đánh giá bạn.

Giới thiệu sản phẩm trước lớp.
* Chia sẻ: Ban học tập cho các bạn chia sẻ.
B. Hoạt động ứng dụng.


Chia sẻ với người thân về an-bum của em.
_______________________________________
Tiết 3: HĐNG
________________________________________________________________
Ngày giảng: 13/9/2018 / Thứ năm
Tiết 1: Toán
BÀI 6: HÀNG VÀ LỚP (tiết 1)
* Mục tiêu:
Em biết:
- Các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.


- Giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số trong mỗi số.
- Đọc, viết được một số đến lớp triệu.
- Viết số thành tổng theo hàng

* Khởi động:
- BVN cho lớp khởi động.
- Cho HS đọc mục tiêu SGK - TLHDH
- Cho HS chia sẻ mục tiêu
A. Hoạt động cơ bản.
1. Chơi trò chơi "Đố bạn"
Viết ra một số bất kì vào nháp: ....
Đố bạn bên cạnh đọc và phân tích số đó. Sau đó em đổi vai cho bạn.
- GV: Trò chơi củng cố cách đọc, viết, phân tích số có sáu chữ số.
2. HĐCB2 2. Hàng và lớp

- GV hướng dẫn
Hàng đv, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp nào ?

+ Lớp đơn vị.
Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nào ?
+ Lớp nghìn
+ Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành lớp nào ?
+ Lớp triệu.
VD: 432 812 734
* GV chốt: Các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu. Giá trị của chữ
số theo vị trí của từng chữ số trong mỗi số. Đọc, viết được một số đến lớp triệu.
3. HĐCB3 Thực hiện như TLHDH

Chia sẻ cùng bạn
B. Hoạt động thực hành.
1. HĐTH 1. Viết theo mẫu.
HS làm vào nháp.


* Chia sẻ: Ban học tập cho các bạn chia sẻ.
Các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu. Giá trị của chữ số theo vị trí
của từng chữ số trong mỗi số. Đọc, viết được một số đến lớp triệu.
C. Hoạt động ứng dụng.
Cùng người thân lấy một số VD.
_________________________________________
Tiết 2+3: Tiếng Việt
BÀI 2B: CHA ÔNG NHÂN HẬU TUYỆT VỜI (tiết 2+3)
Mục tiêu:
- Kể lại được hành động của nhân vật trong bài văn kể chuyện.
- Kể lại được câu chuyện Nàng tiên ốc.
* Khởi động: ban văn nghệ cho lớp khởi động.
A. Hoạt động cơ bản.


1. HĐCB 8. Tìm hiểu về hành động của nhân vật trong truyện.
1. Sóc có những hành động nào?
- Sóc vội vàng ngăn Thỏ
- Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ.
- Tớ không bỏ Thỏ được.Thỏ là bạn tớ.
- Tớ không bỏ cậu đâu.
2. Những hành động của Sóc cho ta biết Sóc là người thế nào?
- Sóc là người bạn tốt, không bỏ bạn lúc nguy hiểm.
3. Các hành động nói trên được kể theo thứ tự như thế nào?
- Hành động nào xảy ra trước kể trước,xảy ra sau kể sau.
* Cho HS nhắc lại và ghi vở: Khi kể chuyện cần lưu ý:
Chọn kể những hành động thể hiện tính cách của nhân vật.
Thông thường, hành động xảy ra trước kể trước, xảy ra sau thì kể sau.
B. Hoạt động thực hành.

1. HĐTH 1: Điền tên nhân vật vào chỗ trống trong Phiếu học tập.
1.Sẻ,2.Sẻ,3.Chích,4.Sẻ,5.Sẻ,Chích,6.Chích, 8. Chích,Sẻ,9.Sẻ,Chích,Chích.
* Chia sẻ: BHT cho các bạn chia sẻ
Khi kể chuyện cần lưu ý những gì?


2. HĐTH2. Đọc bài thơ Nàng tiên ốc.
- GV yêu cầu học sinh đọc thầm bài Nàng tiên Ốc.
+ Đọc nối tiếp đoạn đến hết bài
- GV kể chuyện cho HS nghe.
- HS đọc nối tiếp trong nhóm.
3. HĐTH3. Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ôc.
Kể lại câu chuyện Nang tiên ốc dựa vào các câu hỏi:
- Bà lão nghèo làm gì để sinh sống?
- Bà lão đã bắt được con ốc như thế nào?

-Bà lão đã làm gì khi bắt được con ốc?
- Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?
- Khi rình xem , bà lã thấy gì?
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện kể chuyện.
-GV nhận xét
Tổ chức cho HS thi kể trước lớp
- Gọi HS nhận xét
* Chia sẻ:
BHT cho lớp chia sẻ
Em học được gì từ câu chuyện.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Kể chuyện cho người thân nghe.
___________________________________________
Tiết 4: Khoa học
BÀI 3: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG NÀO
CÓ TRONG THỨC ĂN CỦA CON NGƯỜI?
I.Mục tiêu
Sau bài học, em:
- Nêu được tên 4 nhóm dinh dưỡng chính cần cho con người.
- Kể được tên một số loại thức ăn thuộc 4 nhóm chất dinh dưỡng.
- Phân loại được thức ăn hằng ngày theo 4 nhóm chất dinh dưỡng.
A. Hoạt động cơ bản.
1. Liên hệ và trả lời.


-Kể tên những thức ăn mà gia đình em thường ăn vào bữa sáng, trưa, tối?

Chia sẻ với bạn về những món ăn mà gia đình em thường ăn vào bữa
sáng, trưa, tối.

2. Quan sát và trả lời.

Quan sát các hình và trả lời câu hỏi.
-Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
-Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm.
Nhóm thức ăn chứa nhiều chất chất béo.
-Nhóm thức ăn chứa nhiều chất khoáng và Vi-ta-min.

Chia sẻ câu trả lời trong nhóm.
- Kể tên các thức ăn, đồ uống có trong các hình trên? (Mì, cơm, khoai sọ,
đậu phụ, cá, thịt lợn, trứng, tôm, mỡ lợn, lạc (đậu phộng), dầu đậu nành, vừng
(mè), dưa hấu, chuối, sữa, rau.)
- Thức ăn, đồ uống được chia làm mấy nhóm? Là những nhóm chất dinh
dưỡng nào? (Thức ăn, đồ uống được chia làm 4 nhóm: Dĩnh dưỡng bột đường,
chất đạm, chất béo, chất khoáng và Vi-ta-min.)
- Kể tên một số loại thức ăn của từng nhóm chất dinh dưỡng?
+ Nhóm chất đạm: Thịt gà, cua, ốc, thịt bò.
+ Nhóm bột đường: Khoai lang, sắn.
+ Nhóm chất béo: Dừa, mỡ gà, mỡ bò, mỡ lợn.
+ Nhóm Vi-ta-min và khoáng: Cà chua, cải bắp, cam, khế.
3. Đọc nội dung và viết vào vở.

Đọc nội dung và viết vào vở tên các nhóm chất dinh dưỡng chính có trong
thức ăn.
B. Hoạt động thực hành.
1. Làm việc với thẻ chữ.
- Giáo viên chuẩn bị các thẻ chữ (Sách HDH T-15,16)


+ Các nhóm xếp các thẻ chữ vào 4 nhóm chất dinh dưỡng chính có trong

thức ăn.
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm: Thịt lợn, đậu đen, đậu nành, lươn,
tép, cua, sữa đậu nành, sữa bò, trứng, ếch, đậu phụ.
- Nhóm thức ăn chưa nhiều chất bột đường: Cơm, sắn, chuối, mì tôm,
khoai lang, bánh mì, bánh ngọt, ốc, bánh tét, bánh gai, bánh đậu xanh, sầu riêng,
xoài, khoai tây.
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo: dầu đậu nành, mỡ cá, cùi dừa, vừng,
lạc, mỡ lợn, mỡ gà, gấc.
- Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng: Rau muống, dưa
hấu, cà rốt, su hào, rau bắp cải, cà chua, đu đủ, sầu riêng, rau ngót, chanh, bưởi,
bí đỏ, rau dền.
2. Hãy thử:
- Hãy kể tên một số loại thức ăn được xếp vào nhóm nhiều chất dinh
dưỡng? (Phở gà)
- Hãy giải thích vì sao loại thức ăn đó được xếp vào nhóm có nhiều chất
dinh dưỡng? ( Vì trong phở gà có bánh phở là chất bột đường, gà là chất đạm.)
* Chia sẻ:
Em hãy kể khoảng 2 loại thức ăn được xếp vào nhóm có nhiều chất dinh dưỡng.
B. Hoạt động ứng dụng.

Em hãy chia sẻ cho người thân trong gia đình em về những loại thức ăn
trong gia đình em ăn hàng ngày thuộc nhóm thức ăn nào.
____________________________________________
Buổi 2.
Tiết 1: Địa Lí
BÀI 2: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tiết 2)
I. Mục tiêu:
Nhận biết được các lí hiệu của một số đối tượng quản lí, lịch sử trên bản đồ
Vận dụng để đọc được bản đồ ở mức đơn giản.
A.Hoạt động thực hành.

1. Làm bài tập.

- Đọc các câu (Sách HDH T16) và tìm câu đúng, câu sai.
- Viết những ý đúng vào vở.


+ Trên bản đồ, thường quy định: Hướng bắc ở phía trên, phía dưới là
hướng nam.
+ Tỉ lệ bản đồ phần lớn được biểu diễn dưới dạng tỉ số.
+ Kí hiệu bản đồ được dùng để thể hiện các đối tượng lịch sử hoặc địa
lí trên bản đồ.
2. Hoàn thành phiếu học tập.

-Hoàn thành phiếu học.
1. Dựa vào hình 3 và hình 4, hãy vẽ lại một số kí hiệu trên bản đồ.
Kí hiệu
Đối tượng
Biên giới quốc gia
Thủ đô
Sông
Quân ta mai phục
Bãi cọc ngầm
Quân địch tháo chạy.
2. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm (...)
- Lào, Cam-pu-chia ở phía Tây Việt Nam.
- Trung Quốc ở phía Bắc Việt Nam.
- Biển Đông nằm ở phía Đôgn của Việt Nam.
- Đà Nẵng ở Phía Nam của Hà Nội và Phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh.
3. Trả lời câu hỏi sau:
Viết 3 tên thành phố và 3 sông được thể hiện trên bản đồ hình 3.

-Tên 3 thành phố: Hà Nội, Đà nẵng, Hồ Chí Minh.
-Tên 3 con sông: sông Hồng, sông Đồng Nai, sông Tiền.
3. Chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
- GV tổ chức cho hs tham gia trò chơi.
* Chia sẻ:
C. Hoạt động ứng dụng.
______________________________________________
Tiết 2: Giáo dục lối sống
BÀI 1: LẮNG NGHE NHẬN XÉT TỪ NGƯỜI KHÁC (tiết 2)
* Mục tiêu:
Em biết tiếp thu những điều người khác nhận xét về mình để tự hoàn thiện bản thân.


A. Hoạt động thực hành.
1. Kết nối:

- Tìm hiểu yêu cầu bài (SGK-T4)
- Em hãy đánh dấu √ vào
ở hình vẽ thể hiện phản ứng đúng khi lắng lời
nhận xét của người khác (SGK-T4)

- Nhóm trưởng điều hành.
- Chia sẻ bài làm với các bạn trong nhóm.
- Nhận xét bài làm của bạn.

- Các nhóm chia sẻ ý kiến trước lớp.
- Nhận xét ý kiến của các nhóm.
2. Thực hành:

- Đọc yêu cầu và tình huống 1 (SGK-T5)

- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+ Theo em Nam phản ứng như vậy có đúng không? Vì sao? ( Phản ứng của
Nam như vậy là chưa đúng. Vì đây là lời góp ý của cô giáo để Nam có tiến bộ
hơn trong những tiết mục văn nghệ sau)
+ Nếu là bạn thân của Nam, em sẽ khuyên bạn điều ? ( Sẽ khuyên Nam lần
sau cần phải bình tĩnh hơn khi nghr lời nhận xét của cô, cần phải lắng nghe lời
nhận xét để lần sau hoàn thiện giọng hát của mình hơn.)
* Tương tự như vậy đối với tình huống 2, tình huống 3.

- Nhóm trưởng điều hành.
- Chia sẻ ý kiến với các thành viên trong nhóm.
- Nhận xét ý kiến của bạn.
* Chia sẻ:
- Ban học tập điều hành lớp chia sẻ.
B. Hoạt động ứng dụng.


Em hãy cùng người thân thể hiện thái độ lắng nghe khi có ý kiến nhận xét
từ người khác.
____________________________________________
Tiết 3: HĐGD Kĩ thuật
BÀI 1. VẬT LIỆU DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (tiết 2)
* Mục tiêu.
- Biết đặc diểm, cách sử dụng, bảo quản những vật liệu dụng cụ đơn giản
dùng để cắt, khâu, thêu.
- Thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim, ve rút chỉ.
- Giáo dục tính cẩn thận, an toàn lao động.
* Đồ dùng dạy học.
GV: Kim khâu, chỉ, kéo.
HS: Kéo, vải, bộ THKT.

A. Hoạt động cơ bản.
1. Dụng cụ cắt, khâu, thêu.

- Đọc nội dung phần b (SGK- T6)
- Quan sát hình 4 và nêu đặc điểm, cấu tạo của kim.
+ Em hãy nêu đặc điểm, cấu tạo của kim khâu? (Kim khâu được làm bằng
kim loại cứng, có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau. Mũi kim nhọn, sắc.Thân kim nhỏ
và nhọn dần về phía mũi kim. Đuôi kim hơi dẹt, có lỗ để xâu chỉ.)
+ Em hãy nêu cách sử dụng kim khâu?
- Cắt một đoạn chỉ dài khoảng 50 cm- 60cm.
- Vuốt nhọn một đầu chỉ.
- Tay trái cầm ngang thân kim, đuôi kim quay lên trên, ngang với tầm mắt
và hướng về phía ánh sáng. Tay phải cầm cách đầu chỉ khoảng 1cm để xâu chỉ
vào lỗ kim(H 5a)
- Cầm đầu chỉ vừa xâu qua lỗ kim và kéo một đoạn bằng 1/3 chiều dài sợi chỉ.
Vê nút chỉ: Tay trái cầm ngang sợi chỉ, cách đầu chỉ chuẩn bị nút khoảng 10
cm. Tay phải cầm vào đầu chỉ để nút và quấn một vòng chỉ quanh ngón trỏ. Sau
đó, dùng ngón cái vê cho đầu chỉ xoắn vào vòng chỉ và kéo xuống sẽ tạo thành
nút chỉ.
+ Theo em vê nút có tác dụng gì? ( Vê nút chỉ có tác dụng sâu chỉ vào đầu
kim dễ dàng hơn)


- Em chia sẻ câu trả lời cho bạn nghe.
- Đánh giá bạn.

- Chia sẻ trước lớp.
2. Một số vật liệu và dụng cụ khác.

- Em quan sát hình 6 ( SGK-T7)

- Em trả lời câu hỏi.
+ Em hãy nêu tên một số dụng cụ, vật liệu khác dùng trong khâu, thêu?
+ Tác dụng của các dụng cụ, vật liệu đó?

- Chia sẻ kết quả câu trả lời với các bạn.
- Nhận xét và đánh giá bạn.

- Chia sẻ trước lớp.
- Giáo viên cho học sinh nêu ghi nhớ (SGK-T8)
B. Hoạt động thực hành.
1. Xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ.

- Em thực hiện xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ.

- Thực hiện xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ cho các bạn xem,
- Nhận xét, đánh giá bạn
* Chia sẻ: Ban học tập cho lớp chia sẻ.
- Hãy nêu lại các thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ?
- Em hãy kể một số vật dụng được sử dụng trong khâu, thêu?
C. Hoạt động ứng dụng.
- Nói cho người thân nghe về vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu em vừa học?
___________________________________________


Ngày giảng: 14/9/2018 / Thứ sáu.
Tiết 1: Toán
BÀI 6: HÀNG VÀ LỚP (tiết 2)
* Mục tiêu:
Em biết:
- Các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.

- Giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số trong mỗi số.
- Đọc, viết được một số đến lớp triệu.
- Viết số thành tổng theo hàng.

* Khởi động:
- BVN cho lớp khởi động.
- Cho HS đọc mục tiêu SGK - TLHDH
Chia sẻ mục tiêu
A. Hoạt động thực hành.
1. HĐTH2 Đọc các số sau và cho biết chữ số 9 trong mỗi số đó thuộc
hàng nào, lớp nào ?

+ Năm triệu hai trăm linh chín nghìn sáu trăm mười ba
Chữ số 9 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn.
+ Ba mươi tư triệu ba trăm chín mươi nghìn bảy trăm bốn mươi ba.
Chữ số 9 thuộc hàng chục nghìn, lớp nghìn.
+ Sáu trăm mười bảy triệu tám trăm nghìn bảy trăm bốn chín.
Chữ số 9 thuộc hàng đơn vị, lớp đơn vị.
+ Tám trăm triệu năm trăm linh một nghìn chín trăm.
Chữ số 9 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị.
+ Chín trăm triệu không trăm ba mươi nghìn năm trăm bốn mươi bốn.
b) Ghi giá trị của chữ số 4 trong mỗi số ở bảng sau:
Chữ số 9 thuộc hàng trăm triệu, lớp triệu.
Số
24 851
Giá trị của chữ số 4 4000

47 061
40 000


69 354
4

902 475
400

3. HĐTH2 Viết các số ... thành tổng (theo mẫu)
96 245 = 90 000 + 6000 + 200 + 40 +5

4 035 223
4 000 000


704 090 = 700 000 + 4000 + 90
32 450 = 30 000 + 2000 + 400 + 50
841 071 = 800 000 + 40 000 +1000 + 70 + 1
+ BT củng cố gì ?
* Chia sẻ:
Ban học tập cho các bạn chia sẻ
Viết số thành tổng 458 383.
B. Hoạt động ứng dụng.
Cùng người thân thực hiện HĐUD
_______________________________________
Tiết 2: Tiếng Việt
BÀI 2C: ĐÁNG YÊU HAY ĐÁNG GHÉT (tiết 1)
* Mục tiêu:
- Biết tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.

1. Khởi động.
- Yêu cầu chơi trò chơi.

* Trò chơi: Ai - thế nào?. TLHDH trang 33
Trò chơi này biết thêm về điều gì?
+ Biết được các nhân vật và đặc điểm tính cách nhân vật trong truyện.
- GV HD cách chơi
A. Hoạt động cơ bản.

2. HĐ CB 2: Tìm hiểu cách tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.
1, Đọc đoạn văn sau.
2. Viết vắn tắt vào vở đặc điểm ngoại hình của chị nhà trò.
Thế nào là ghi lại vắn tắt?
+ Là ghi lại những nội dung chính, quan trọng.
* GV chốt.
- Sức vóc: bé nhỏ, gầy yếu
- Cánh: mỏng, ngắn chùn chùn
- “Trang phục”: áo thâm dài, đôi chỗ điểm vàng
3. HS đọc TLHDH trang 34


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×