Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích thực trạng tuyển dụng nhân sự tại sở tư pháp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.9 KB, 15 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI SỞ TƯ PHÁP
HÀ NỘI

Việc tuyển dụng nhân sự tại cơ quan tôi hiện nay về cơ bản cũng giống như các cơ
quan cùng cấp của thành phố Hà Nội và các cơ quan hành chính sự nghiệp khác
trong cả nước.
Tuyển dụng nhân sự tại Sở Tư pháp thành phố Hà Nội, bao gồm:
- Tuyển dụng công chức
-

Công chức dự bị

- Viên chức các đơn vị sự nghiệp nghiệp (Phòng Công chứng, Trung tâm trợ
giúp pháp lý, Trung tâm đấu giá tài sản…vv)
Việc tuyển dụng nhân sự không bao gồm tuyển dụng nhân sự lãnh đạo Sở Tư pháp
nói riêng và các cơ quan hành chính nhà nước. Ở Việt Nam nói chung, hiện nay
chưa thực hiện tuyển dụng nhân sự lãnh đạo, việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo hoặc
thực hiện từ nguồn tại chỗ hoặc điều động từ nơi khác đến nhưng điều kiện bắt
buộc là người được bổ nhiệm phải là người đã được tuyển dụng làm công chức,
viên chức chính thức.
Đến nay, ở Việt Nam, người ta chỉ mới biết đến việc thành phố Đà Nẵng tổ chức thi
tuyển lãnh đạo đơn vị sự nghiệp ngành giáo dục, đó là thi tuyển hiệu trưởng, hiệu
phó trường trung học phổ thông.
Về cơ sở pháp lý, việc tuyển dụng nhân sự tại Sở Từ pháp thành phố Hà Nội chịu
sự điều chỉnh của Pháp lệnh Cán bộ, công chức; các Nghị định do Chính phủ và các
Thông tư do Bộ Nội vụ ban hành hướng dẫn thực hiện các Nghị định này.
Quy trình tuyển dụng cụ thể như sau:


1. Đối với tuyển dụng công chức:
* Đối tượng và điều kiện thi tuyển:


Việc tuyển dụng công chức tại Sở Tư pháp thành phố Hà Nội phải thông qua thi
tuyển. Những đối tượng được đăng ký dự tuyển gồm:
- Viên chức đang làm việc ở các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
- Viên chức đang làm công tác quản lý, lãnh đạo từ cấp phòng trở lên trong các
doanh nghiệp nhà nước;
- Cán bộ, công chức cấp xã;
- Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công
an nhân dân Việt Nam.
Những đối tượng nêu trên nếu đăng ký dự tuyển vào công chức còn phải có đủ các
điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
- Tuổi đời từ đủ 18 tuổi đến 45 tuổi;
- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với
yêu cầu của ngạch dự tuyển;
- Đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ, công vụ;
- Không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt
tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
- Có thời gian làm việc liên tục tại cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước từ 3 năm
(đủ 36 tháng) trở lên;
* Các trường hợp ưu tiên trong thi tuyển:

2


- Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh được cộng 30 điểm vào kết quả thi tuyển;
- Con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hoạt động cách mạng
trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng

vũ trang, con Anh hùng Lao động, người có học vị tiến sĩ về chuyên ngành đào tạo
phù hợp với nhu cầu tuyển dụng được cộng 20 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;
- Người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển
dụng; người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp
với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên
xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ 2 năm
trở lên, đã hoàn thành nhiệm vụ, được cộng 10 điểm vào kết quả thi tuyển.
- Cán bộ, công chức cấp xã nếu có thời gian làm việc liên tục tại các cơ quan, tổ
chức cấp xã từ 36 tháng trở lên thì được cộng thêm 10 điểm vào tổng kết quả thi
tuyển.
* Thông báo tuyển dụng:
Chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức tuyển dụng, Sở Tư pháp thành phố Hà
Nội thông báo công khai về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển trên các
phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết, đăng ký dự tuyển. Trường hợp
số người đăng ký dự tuyển cao nhiều hơn so với chỉ tiêu được tuyển, Hội đồng
tuyển dụng của thành phố có thế tổ chức sơ tuyển.
* Cách tính điểm trong kỳ thi tuyển:
Mỗi phần thi được chấm theo thang điểm 100. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển
là người phải thi đủ các môn thi, có số điểm của mỗi phần thi đạt từ 50 điểm trở lên
và tính từ người có tổng số điểm cao nhất cho đến hết chỉ tiêu được tuyển. Người
được ưu tiên tuyển dụng được cộng thêm điểm ưu tiên vào trong tổng số điểm thi,

3


nếu người dự thi thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được cộng một điểm ưu tiên cao
nhất.
Trường hợp nhiều người có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng được
tuyển thì Hội đồng thi tuyển quyết định tổ chức thi tiếp để chọn người có điểm cao
nhất trúng tuyển.

2. Đối với tuyển dụng công chức dự bị:
Công chức dự bị là người được tuyển dụng vào trong biên chế, hưởng lương từ
ngân sách nhà nước. Công chức dự bị được tuyển dụng để bổ sung cho đội ngũ
công chức chính thức của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội. Việc tuyển dụng công
chức dự bị cũng bắt buộc phải thông qua thi tuyển, không được xét tuyển.
Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị được quy định như sau: Công chức dự
bị được tuyển để bổ sung cho công chức loại A là 12 tháng; Công chức dự bị được
tuyển để bổ sung cho công chức loại B là 06 tháng. Trong thời gian thực hiện chế
độ công chức dự bị, công chức dự bị thực hiện nhiệm vụ được giao và phải hoàn
thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước theo quy
định.

* Tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển:
Người đăng ký dự tuyển công chức dự bị phải đủ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ
của ngạch đăng ký dự tuyển và phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Tuổi đời từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi;

4


- Có đơn xin dự tuyển và lý lịch rõ ràng; có đủ văn bằng, chứng chỉ theo qui định
của ngạch đăng ký dự tuyển;
- Có đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ;
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải
tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
* Ưu tiên trong thi tuyển công chức dự bị:
- Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng

chính sách như thương binh được cộng 30 điểm vào tổng kết quả thi tuyển.
- Con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hoạt động cách mạng
trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng
vũ trang, con Anh hùng Lao động, người có học vị tiến sĩ về chuyên ngành đào tạo
phù hợp với nhu cầu tuyển dụng được cộng 20 điểm vào tổng kết quả thi tuyển.
- Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu
tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên
môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người hoàn thành nghĩa vụ quân sự; đội viên
thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền
núi từ 3 năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ, được cộng 10 điểm vào tổng kết quả
thi tuyển.
* Thông báo tuyển dụng công chức dự bị:
Trước 60 ngày tổ chức thi tuyển công chức dự bị, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội
thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những thông tin về
điều kiện, tiêu chuẩn, số lượng cần tuyển, thời gian, nội dung, hình thức tuyển, yêu
cầu về hồ sơ của người dự tuyển, địa chỉ liên hệ.
* Sơ tuyển: Việc sơ tuyển do Hội đồng sơ tuyển đảm nhận, có nhiệm vụ sau đây:
5


Tiếp nhận hồ sơ dự tuyển; xem xét, lựa chọn những người dự tuyển đủ tiêu chuẩn
và điều kiện tuyển dụng; nộp danh sách cùng hồ sơ dự tuyển lên Hội đồng tuyển
dụng.
* Tuyển dụng: Việc tuyển dụng do Hội đồng tuyển dụng đảm nhận, có nhiệm vụ
sau đây:
- Thông báo kế hoạch tổ chức tuyển dụng; thể lệ, quy chế; tiêu chuẩn, điều kiện dự
tuyển; môn thi, hình thức, thời gian, địa điểm thi;
- Tổ chức việc ra đề thi; thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi;
- Tiếp nhận và xét hồ sơ dự tuyển từ Hội đồng sơ tuyển; thông báo danh sách

những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển;
- Tổ chức thi tuyển; báo cáo kết quả tuyển dụng lên cơ quan có thẩm quyền để xem
xét và ra quyết định công nhận kết quả; thông báo kết quả tuyển dụng;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dự tuyển.
* Cách tính điểm và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển:
- Mỗi phần thi được chấm theo thang điểm 100. Người trúng tuyển trong kỳ thi
tuyển là người phải thi đủ các môn thi, có số điểm của mỗi phần thi đạt từ 50 điểm
trở lên và tính từ người có tổng số điểm cao nhất cho đến hết chỉ tiêu được tuyển.
Việc cộng điểm và xác định người trúng tuyển trong trường hợp ưu tiên được thực
hiện như sau: nếu người dự thi thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được cộng một điểm
ưu tiên cao nhất, điểm ưu tiên được cộng vào tổng số điểm của tất cả các phần thi.
Trường hợp nhiều người có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng được
tuyển thì Hội đồng tuyển dụng quyết định tổ chức thi tiếp để chọn người có điểm
cao nhất trúng tuyển.
3. Đối với tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp:

6


Viên chức là người được tuyển dụng vào trong biên chế của các đơn vị sự nghiệp
thuộc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội (Phòng Công chứng, Trung tâm trợ giúp pháp
lý, Trung tâm đấu giá tài sản…vv), được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên
trong đơn vị sự nghiệp, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu
sự nghiệp theo qui định của pháp luật.
* Nguồn tuyển dụng:
Cũng giống như tuyển dụng công chức dự bị, nguồn tuyển dụng viên chức cho các
đơn vị sự nghiệp của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội là sinh viên, học viên đã có
bằng tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
* Hình thức tuyển dụng:
Khác với tuyển dụng công chức và công chức dự bị, nếu việc tuyển dụng công

chức, công chức dự bị bắt buộc phải thông qua thi tuyển và kết quả tuyển dụng là
việc người trúng tuyển được nhận quyết định trúng tuyển, còn việc tuyển dụng viên
chức có thể thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển và kết quả tuyển dụng là người được
tuyển dụng sẽ ký hợp đồng làm việc.
* Điều kiện dự tuyển:
Người đăng ký dự tuyển phải có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng đủ tiêu chuẩn
chuyên môn nghiệp vụ của ngạch viên chức tuyển dụng và có đủ các điều kiện sau
đây:
- Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
- Tuổi đời từ đủ 18 tuổi đến dưới 45 tuổi;
- Có đơn xin dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có các văn bằng, chứng chỉ đào tạo theo
tiêu chuẩn của ngạch viên chức tuyển dụng;
- Có đủ sức khỏe để đảm nhận nhiệm vụ;

7


- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải
tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
* Ưu tiên trong tuyển dụng các trường hợp:
(1) Người dân tộc thiểu số, người tình nguyện phục vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo; anh hùng lực lượng vũ trang; anh hùng lao động; thương binh, người
hưởng chính sách như thương binh; con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con
của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm
1945 trở về trước); con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá
học; con anh hùng lực lượng vũ trang, con anh hùng lao động;
(2) Những người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu
tuyển dụng;
(3) Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu

tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên
môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự; đội
viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn,
miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ; cán bộ, công chức cấp xã có
thời gian làm việc liên tục tại cơ quan, tổ chức cấp xã từ ba năm trở lên.
* Thông báo tuyển dụng:
Trước 30 ngày tổ chức tuyển dụng, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội thông báo công
khai tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng, chức danh cần tuyển, nọi dung của hồ sơ dự
tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết, đăng ký.
* Tính điểm và xác định người trúng tuyển nếu thi tuyển:
- Mỗi phần thi được chấm theo thang điểm 100. Người trúng tuyển là người phải
thi đủ các môn thi, có số điểm của mỗi phần thi đạt từ 50 điểm trở lên và tính từ
người có tổng số điểm cao nhất cho đến hết chỉ tiêu được tuyển.

8


- Người dự tuyển thuộc đối tượng ưu tiên thì được cộng điểm ưu tiên vào tổng số
điểm thi, cụ thể như sau: đối tượng ưu tiên ở khoản (1) nêu trên được cộng 30
điểm, đối tượng ở khoản (2) được cộng 20 điểm, đối tượng ở khoản (3) được cộng
10 điểm. Nếu người dự tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được cộng một điểm
ưu tiên cao nhất.
Trường hợp nhiều người dự tuyển có tổng điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng
được tuyển thì Hội đồng thi tuyển quyết định hình thức thi tiếp để chọn người có
điểm cao nhất trúng tuyển.
* Tính điểm và xác định người trúng tuyển nếu xét tuyển:
(*) Nội dung xét tuyển bao gồm:
- Yêu cầu, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch tuyển dụng;
- Kết quả học tập trung bình toàn khóa của người dự tuyển;
- Đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng theo quy định; nếu người tuyển dụng thuộc

nhiều diện ưu tiên thì chỉ được xét một diện ưu tiên cao nhất.
(*) Cách xác định người trúng tuyển:
- Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển là người đạt yêu cầu, tiêu chuẩn nghiệp vụ
của ngạch dự tuyển và có kết quả học tập trung bình toàn khóa, cộng với chính sách
ưu tiên theo quy định tính từ người có kết quả xét cao nhất cho đến hết chỉ tiêu
được tuyển;
- Trường hợp nhiều người có kết quả xét bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì Hội
đồng tuyển dụng bổ sung nội dung phỏng vấn để lựa chọn người có kết quả cao
nhất trúng tuyển.
Từ thực trạng tuyển dụng nhân sự nêu trên, hiện nay tại Sở Tư pháp thành phố Hà
Nội tồn tại một số những hạn chế, bất cập, vướng mắc sau đây:
1/ Đối với tuyển dụng công chức:

9


Do Chính phủ qui định, các đối tượng viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an
muốn được tuyển dụng để trở thành công chức thì phải thông qua thi tuyển. Tiêu
chuẩn sàn là các đối tượng này muốn đi dự thi tuyển công chức thì phải đã là viên
chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an ít nhất 3 năm trở lên. Điều này bất hợp lý ở
chỗ nếu thực hiện theo qui định pháp luật hiện hành thì kể cả những người là Giám
đốc các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa lớn của thành phố, Hiệu trưởng các trường
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, Giám đốc các trung tâm, các bác sĩ cao
cấp, dược sĩ cao cấp, kỹ sư cao cấp…(những người này theo qui định pháp luật
hiện hành được gọi là viên chức) và các sĩ quan cấp tá trong Công an, Quân đội
muốn về làm Chuyên viên tại Sở Tư pháp cũng sẽ phải tham gia thi tuyển công
chức.

10



Trên thực tế thì chưa xảy ra chuyện những người này đi thi tuyển công chức để về
làm Chuyên viên tại Sở Tư pháp thành phố Hà Nội, vì mặc dù Chính phủ thì qui
định như vậy nhưng Bộ Nội vụ lại có một văn bản hướng dẫn (trái với qui định của
Chính phủ) là trong trường hợp đặc biệt, có thể điều động để tuyển dụng công chức
đặc cách đối với những người đủ điều kiện dự thi công chức, thẩm quyền quyết
định đối với Bộ, ngành ở Trung ương là Bộ trưởng; đối với địa phương là Chủ tịch
UBND cấp tỉnh, cho nên, những người giữ các chức vụ nhất định trong các đơn vị
sự nghiệp, trong Công an, trong Quân đội khi về làm Chuyên viên Sở Tư pháp
thành phố Hà Nội thì thường được vận dụng là những “trường hợp đặc biệt”. Việc
thi tuyển thường chỉ áp dụng đối với người làm lâu năm trong các đơn vị sự nghiệp
nhà nước, trong Quân đội, trong Công an nhưng không giữ chức vụ lãnh đạo và
cũng chỉ áp dụng khi những người này không có “mối quan hệ đặc biệt” để không
được vận dụng vào nhóm “những trường hợp đặc biệt”.

11


Cũng theo qui định của Chính phủ thì những người có bằng đại học loại giỏi, bằng
thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 1, 2, bằng tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, học hàm giáo sư, phó
giáo sư muốn trở thành công chức, công chức dự bị thì cũng phải thi tuyển. Hiện
nay, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước ban hành chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ”
tuyển dụng công chức đặc cách đối với những đối tượng này, thậm chí những người
này, chưa biết sau này về tỉnh, thành phố có làm được việc gì không, nhưng chỉ cần
đồng ý về làm việc là đã được hỗ trợ hàng chục triệu đồng và nhà ở, đất ở trị giá
hàng trăm triệu đồng. Hà Nội hiện nay cũng “phá rào” và làm theo chủ trương này.
Như vậy, có thể nói qui định pháp luật hiện hành về việc tuyển dụng công chức là
có vấn đề, không phù hợp với thực tế; mặt khác, việc Hà Nội và một số tỉnh, thành
phố khác “phá rào”, tự ý thực hiện tuyển dụng công chức theo cách riêng của mình,
không theo qui định của Chính phủ là vi phạm pháp luật. Câu chuyện này hiện nay

không khác gì câu chuyện năm 2007, các tỉnh, thành phố trong cả nước cạnh tranh
nhau trong việc thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài bằng cách miễn giảm
tiền nộp thuế và tiền thuê đất cho doanh nghiệp đầu tư tại địa phương dẫn đến việc
Chính phủ phải chỉ đạo xử lý từ cán bộ tham mưu, soạn thảo, biên tập, thẩm định,
thẩm tra, trình ký cho đến cán bộ ký ban hành văn bản.
2. Đối với tuyển dụng công chức dự bị:
Hiện nay, trong tuyển dụng nhân sự, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội nói riêng và các
cơ quan hành chính, sự nghiệp ở Việt Nam nói chung, không phải cạnh tranh như ở
khu vực tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp. Các cơ quan hành chính, sự
nghiệp của Nhà nước luôn luôn dư thừa nguồn cung, hầu như trong cơ quan, đơn vị
nào cũng có một số trường hợp đã đi làm nhiều năm nhưng chưa được tuyển dụng,
không được ký hợp đồng lao động dài hạn mà chỉ được ký hợp đồng lao động ngắn
hạn và không được đóng bảo hiểm xã hội. Số người này ngày đêm mong chờ đợt
tuyển dụng sắp tới của cơ quan.

12


Việc tuyển dụng công chức dự bị (cũng như tuyển dụng công chức và viên chức)
hiện nay ở Sở Tư pháp thành phố Hà Nội nói riêng và các cơ quan hành chính, sự
nghiệp ở Việt Nam nói chung có một bất hợp lý là hầu hết những người dự thi
không được thi chuyên môn mình được học và chuyên môn mình sẽ làm bởi vì
cách ra đề thi phổ biến hiện nay là thí sinh phải làm 3 bài thi: bài thi về hành chính
nhà nước, bài thi về ngoại ngữ và bài thi về tin học. Cho nên, dẫn đến kết quả là rất
nhiều người có kết quả học tập rất cao, có năng lực làm việc tốt, có học vị thạc sĩ,
tiến sĩ nhưng không vượt qua được 3 môn thi này hoặc một trong 3 môn thi này.
Nguyên nhân của tình trạng này được đa số những người làm công tác tổ chức Nhà
nước giải thích là hiện nay Chính phủ chưa cho phép các tỉnh, thành phố phân cấp
cho các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tự tổ
chức thi tuyển công chức, công chức dự bị mà UBND cấp tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương phải đứng ra tổ chức thi chung cho tất các các Sở, Ban, ngành,
UBND các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cho nên, không thể tổ chức
thi theo chuyên môn tuyển dụng mà phải gộp chung lại thi 3 môn như đã nêu ở
trên.
3. Đối với tuyển dụng viên chức:
Theo qui định hiện hành của pháp luật thì UBND cấp tinh, thành phố trực thuộc
trung ương quyết định biên chế đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc do Nhà nước
cấp toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên; phê duyệt biên chế đối với đơn vị sự
nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên; hướng dẫn
định mức biên chế đối với đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm toàn bộ kinh phí
hoạt động thường xuyên. Theo đó, việc tuyển dụng viên chức đối với các đơn vị sự
nghiệp của Nhà nước cần phân cấp cho Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp đơn vị
sự nghiệp không có thu hoặc có thu một phần quyết định. Riêng đối với đơn vị sự
nghiệp có thu, tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên cần phân cấp
cho người đứng đầu những đơn vị sự nghiệp này toàn quyền quyết định trong việc

13


tuyển dụng nhân sự. Hiện nay, UBND thành phố Hà Nội vẫn ôm đồm quản lý việc
tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố là một bất hợp lý
cần sớm khắc phục.
Để khắc phục những hạn chế, bất cập, vướng mắc nêu trên, cần thực hiện tốt một số
giải pháp chính sau đây:
1 - Luật Cán bộ, công chức sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010, theo đó, một số những hạn chế, bất cập, vướng mắc nêu trên sẽ được khắc
phục. Chính phủ cần sớm ban hành các Nghị định qui định chi tiết và hướng dẫn thi
hành các nội dung có liên quan; UBND thành phố Hà Nội cần thực hiện đúng, đầy
đủ, kịp thời Luật Cán bộ, công chức và các qui định mới của Chính phủ.
2- Trong xây dựng chính sách, pháp luật về cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ cần rà

soát kỹ các văn bản trước khi ban hành để tránh việc nếu thực thi văn bản của Bộ
thì sẽ vô hiệu hóa văn bản của Chính phủ. Việc tuyển dụng công chức hiện nay là
một ví dụ, mặc dù Chính phủ qui định việc thi tuyển công chức đã nhiều năm
nhưng cho đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước mới chỉ tổ chức tuyển
dụng công chức dự bị và viên chức, chứ chưa tổ chức thi tuyển công chức vì hầu
hết những người đủ điều kiện dự thi công chức khi có nguyện vọng trở thành công
chức đều tìm cách để được vận dụng vào “trường hợp đặc biệt” để được điều động,
tuyển dụng đặc cách.
Ba là, ngày sau khi Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực thi hành, UBND thành phố
Hà Nội cần có văn bản phân cấp việc tuyển dụng công chức, công chức dự, viên
chức cho Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, quận, thị
xã toàn quyền quyết định; đồng thời, qui định rõ việc tuyển dụng công chức, công
chức dự bị và viên chức dù thông qua thi tuyển hay xét tuyển thì đều phải lấy tiêu
chí ưu tiên tuyển chọn người có năng lực chuyên môn là chính để chọn được người
có khả năng làm việc thực sự; việc thi các môn hành chính nhà nước, ngoại ngữ, tin

14


học chỉ là phụ trợ (trừ những vị trí công việc chuyên ngành ngoại ngữ, tin học trong
cơ quan tuyển dụng).
Bốn là, như trên đã nêu, hiện nay, nếu việc tuyển dụng nhân sự ở khu vực doanh
nghiệp, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để tìm người đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ về làm việc cho mình thì ở khu vực hành chính, sự nghiệp, giữa các
cơ quan hành chính, sự nghiệp không có sự cạnh tranh lẫn nhau; sự cạnh tranh có
chăng là giữa những người dự tuyển với nhau để được tuyển dụng vào một cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp cụ thể. Vì vậy, để việc tuyển dụng nhân sự đảm bảo
công bằng, chất lượng, những người có đủ điều kiện đều có cơ hội ngang nhau
trong việc tuyển dụng công chức, công chức dự bị và viên chức thì trình tự, thủ tục
tuyển dụng cần phải được qui định rõ ràng và bắt buộc phải thông báo trên các

phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời, niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan,
đơn vị tuyển dụng.
TÀI LIỆU:
1. Giáo trình
2. Quản trị nhân sự - Nguyễn Hữu Thân, NXB Lao động xã hội;
3. Pháp lệnh Cán bộ, công chức; Luật Cán bộ, công chức;
4. Các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Nội vụ về tuyển dụng, sử
dụng, quản lý công chức, công chức dự bị, viên chức;
5. Một số bài viết trên Internet.

15



×