Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.87 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
UBND TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

ĐẶNG THỊ HÀ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIÁO
VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HOẰNG HÓA,
TỈNH THANH HÓA

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ: KHOA HỌC GIÁO DỤC


THANH HÓA, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
UBND TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

ĐẶNG THỊ HÀ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIÁO
VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HOẰNG HÓA,
TỈNH THANH HÓA

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ: KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh

2



THANH HÓA, NĂM 2018
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về khám phá, cải tiến, nâng cấp
và mở rộng hiểu biết của con người ngày một nâng cao. Điều đó thúc đẩy sự
phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng của lực lượng lao động và
hướng tới một nền kinh tế tri thức với những ưu thế vượt trội, giúp loài người
từng bước làm chủ vận mệnh của mình và đủ khả năng điều tiết một số hiện
tượng tự nhiên.
Phổ thông trung học là cấp học cuối cùng trong hệ thống giáo dục phổ
thông, ở cấp học này cả cán bộ, giáo viên và học sinh đều được tiếp cận với một
trình độ giáo dục khá cao và có khả năng tiếp cận với nhiều phát kiến, sáng kiến
khoa học. Đồng thời, chương trình giáo dục của cấp học này cũng đòi hỏi cả
người dạy và người học phải luôn luôn có những sáng tạo để làm mới, làm
phong phú và làm sâu sắc hơn các kiến thức trong sách giáo khoa. Ngoài ra,
chương trình giáo dục ở cấp THPT cũng là một chương trình mở, giúp cho giáo
viên và học sinh bước ra khỏi khuôn khổ giáo án để tiếp cận với các kiến thức
rộng lớn hơn, mới mẻ hơn và đa dạng hơn. Đó là những điều hết sức cần thiết
giúp cho giáo viên ngày càng phát triển về tư duy khoa học, đổi mới phương
pháp truyền đạt và chủ động trong quá trình lên lớp; nó cũng giúp cho học sinh
mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong việc khám phá năng lực bản thân, tích cực
hơn trong quá trình tìm tòi, phát kiến và ứng dụng khoa học – công nghệ vào
quá trình học tập, rèn luyện và vào cuộc sống hiện tại cũng như tương lai.
Huyện Hoằng Hóa là một trong những địa phương có truyền thông hiếu
học vì thế đã có rất nhiều danh nhân, thông qua thi cử để cống hiến sức lực, trí
tuệ cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước trong suốt chiều dài lịch sử dân
3



tộc. Trong thời đại ngày nay, với một nền tảng giáo dục và một hệ thống trường
lớp hoàn thiện từ cấp Mầm non đến cấp THPT, việc học tập, nghiên cứu và sáng
tạo ở địa phương lại càng phát triển với nhiều nhà khoa học, nhà chính trị, nhà
doanh nghiệp nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả trên thế giới.
Tuy nhiên, nếu đi sâu vào phân tích từng vấn đề của giáo dục huyện
Hoằng Hóa, chúng ta chỉ thấy vai trò của công tác dạy và học mà chưa thấy rõ
vai trò của của các công tác khác trong hệ thống nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.
Với nhiệm vụ cốt lõi, xuyên suốt của ngành Giáo dục là nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài thì việc chỉ truyền thụ các kiến thức trong
sách giáo khoa một cách cơ bản, thụ động mới chỉ giải quyết được một nhiệm vụ
là nâng cao dân trí. Để đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, các cấp học, nhất
là cấp học THPT, cần phải thúc đẩy sự tự giác trong việc chủ động tiếp cận
những kiến thức mới, phương pháp mới trong dạy và học, chủ động và sáng tạo
trong cách truyền đạt, tích cực thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học để
đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp, đổi mới cách nhìn và cuối cùng là nâng
cao hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả của ngành Giáo
dục và Đào tạo.
Thực tế, trong những năm qua, mặc dù hệ thống các trường THPT ở
huyện Hoằng Hóa đã có những đổi mới quan trọng trong nghiên cứu khoa học,
số lượng công trình, đề tài nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm ngày càng nhiều
và rộng khắp ở tất cả các trường trên địa bàn. Song nếu đi sâu vào chất lượng thì
vẫn còn nhiều hạn chế, khả năng ứng dụng chưa cao, hiệu quả đối với công tác
dạy và học chưa rõ nét, … Tất cả những tồn tại đó phần lớn đều xuất phát từ
công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học chưa thực sự đi vào nền nếp.
Đây là những tồn tại cần được khắc phục trong thời gian tới.
Để có cái nhìn rõ nét về tình hình thực hiện các hoạt động khoa học và
quản lý hoạt động khoa học trong nhà trường THPT trên địa bàn huyện Hoằng
Hóa, được sự cho phép của Khoa Đào tạo sau Đại học – trường Đại học Hồng
4



Đức, tôi thực hiện đề tài Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên
trung học phổ thông huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa” nhằm đề xuất một số
giải pháp thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao hiệu
quả trong công tác Giáo dục và Đào tạo của địa phương.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và tìm hiểu thực tiễn quản lý hoạt động khoa học của
giáo viên trong các trường THPT ở huyện Hoằng Hóa, từ đó đề xuất một số biện
pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên nhằm nâng cao chất
lượng dạy học và giáo dục trong các trường THPT ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh
Thanh Hóa.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường THPT
huyện Hoằng Hóa.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên ở các
trường THPT trên địa bàn huyện Hoằng Hóa.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên ở các trường
THPT trên địa bàn huyện Hoằng Hóa còn nhiều hạn chế. Nếu đề xuất được các
biện pháp quản lý tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động nghiên cứu
khoa học, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học ở cấp THPT trên địa bàn huyện
Hoằng Hóa nói riêng và chất lượng giáo dục của cả tỉnh nói chung.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:

5



5.1. Xác định cơ sở lý luận trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
của giáo viên trường THPT.
5.2. Tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của
giáo viên các trường THPT ở huyện Hoằng Hóa.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở các
trường THPT huyện Hoằng Hóa trong thời gian tới.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi 04 trường THPT công lập trên địa
bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Bao gồm: Trường THPT Lương Đắc
Bằng, trường THPT Hoằng Hóa II, trường THPT Hoằng Hóa III và trường
THPT Hoằng Hóa IV.
6.2. Đối tượng khảo sát
- Khảo sát 12 cán bộ quản lý và 120 giáo viên.
- Thời gian khảo sát tại các trường: 02 tháng, từ tháng 3 – 4/2019.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích, tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học của các giáo viên ở các
trường THPT trên địa bàn huyện Hoằng Hóa.
- Tham khảo tài liệu, các công trình nghiên cứu đã có, từ đó xác định cơ
sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra các hoạt động nghiên cứu khoa học và công tác quản lý hoạt
động nghiên cứu khoa học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoằng Hóa.

6


- Phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên đã tham gia hoạt động nghiên

cứu khoa học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hoằng Hóa.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ
Các số liệu thu thập được tổng hợp, xử lý bằng phương pháp thống kê mô
tả, phân tích và so sánh để thấy được những ưu, nhược điểm trong công tác
quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường THPT trên địa bàn huyện
Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
8. Cấu trúc nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
giáo viên THPT
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo
viên THPT huyện Hoằng Hóa
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo
viên THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
1.1.2. Trong nước
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Giáo viên THPT
1.2.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học

1.2.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT
1.2.4. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT
1.2.4.1. Quản lý
1.2.4.2. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT
1.3. Nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT
1.3.1. Đặc điểm lao động nghề nghiệp của giáo viên THPT
1.3.2. Mục đích hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT
1.3.3. Nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT
1.3.4. Hình thức hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT
1.3.5. Điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT
1.4. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên THPT

1.4.1. Vai trò của hiệu trưởng trong quản lý hoạt động NCKH của giáo
viên THPT
1.4.2. Lập kế hoạch quản lý hoạt động NCKH của giáo viên trường THPT
8


1.4.3. Tổ chức hoạt động NCKH của giáo viên trường THPT
1.4.4. Chỉ đạo hoạt động NCKH của giáo viên trường THPT
1.4.5. Kiểm tra hoạt động NCKH của giáo viên trường THPT
1.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động NCKH
1.4.6.1. Yếu tố khách quan
1.4.6.2. Yếu tố chủ quan
Kết luận chương 1.

9


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HOẰNG HÓA

2.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện
Hoằng Hóa
2.1.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
2.1.2. Khái quát hoạt động giáo dục ở các trường THPT
2.2. Kết quả, thực trạng hoạt động NCKH và công tác quản lý NCKH
ở các trường THPT
2.2.1. Kết quả nhận thức của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của
hoạt động NCKH
2.2.2. Nội dung hoạt động NCKH trong các trường THPT
2.2.3. Hình thức tổ chức hoạt động NCKH trong các trường THPT
2.2.4. Kết quả đạt được
2.3. Kết quả quản lý hoạt động NCKH trong các trường THPT
2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện
2.3.3. Thực trạng công tác chỉ đạo
2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra
2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động NCKH trong
các trường THPT
2.3.5.1. Yếu tố khách quan
2.3.5.2. Yếu tố chủ quan
Kết luận chương 2.
10


Chương III
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HOẰNG HÓA,

TỈNH THANH HÓA

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm
nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường THPT
3.2.1. Biện pháp 1
3.2.1.1. Mục đích
3.2.1.2. Nội dung
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
3.2.2. Biện pháp 2
3.2.2.1. Mục đích
3.2.2.2. Nội dung
3.2.2.3. Cách thức thực hiện
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
3.2.3. Biện pháp 3
3.2.3.1. Mục đích
3.2.3.2. Nội dung
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
3.2.4. Biện pháp 4
11


3.2.4.1. Mục đích
3.2.4.2. Nội dung
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
3.2.5. Biện pháp 5
3.2.5.1. Mục đích

3.2.5.2. Nội dung
3.2.5.3. Cách thức thực hiện
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
Kết luận chương 3.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Cao Đàm (2004), Đánh giá NCKH, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
2. Vũ Cao Đàm (2011), Phương pháp luận NCKH, NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Nguyễn Tiến Đạt (2007), Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo dục và
đào tạo trên thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Lữ Đạt – Chu Mãn Sinh (Chủ biên) (2010), Cải cách giáo dục ở các nước
phát triển – Cải cách giáo dục ở Mỹ, NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Trần Khánh Đức (2002), Sư phạm kỹ thuật, NXB Giáo dục Việt Nam.
6. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ
21, NXB Giáo dục Việt Nam.
7. Trần Khánh Đức (2011), Phương pháp luận NCKH giáo dục, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
8. Trần Khánh Đức (2013), Nâng cao năng lực giảng dạy và NCKH cho giáo
viên, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
9. Trần Khánh Đức (2013), Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại – Phát
triển năng lực và tư duy sáng tạo, Hà Nội.
10. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên
cứu phát triển giáo dục (2007) – Hội thảo quốc gia đánh giá hoạt động giảng
dạy và NCKH của giáo viên – Ninh Thuận.
11. Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (2009), Hội thảo các giải pháp

tăng cường năng lực NCKH, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế, TP. Hồ
Chí Minh.

13



×