Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại trung tâm festival huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.29 KB, 7 trang )

Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tồn tại
và phát triển của một tổ chức, một doanh nghiệp. Những yếu tố như: máy móc thiết
bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao
chép được, nhưng con người thì không thể.
Quản trị nguồn nhân lực gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ một cơ quan tổ
chức nào cũng cần phải có bộ phận nhân sự. Quản trị nguồn nhân lực là một thành
tố quan trọng của chức năng quản trị, nó có gốc rễ và các nhánh trải rộng khắp nơi
trong mọi tổ chức. Tất cả các phòng ban lập ra đều phải có nhân sự, vì thế sự tồn tại
của quản trị nguồn nhân lực là không thể thiếu. Cung cách quản trị nguồn nhân lực
sẽ tạo ra cho tổ chức, cho doanh nghiệp một môi trường văn hóa riêng . Đây cũng là
một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển một doanh nghiệp.
Có rất nhiều vấn đề về quản trị nguồn nhân lực như: Tuyển dụng, Đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực, Đánh giá thực hiện công việc, Thù lao lao động… nhưng
trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ xin đề cập đến vấn đề Đào tạo và Phát triển
nguồn nhân lực tại đơn vị tôi đang công tác – Trung tâm Festival Huế
II. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Trung tâm Festival Huế
II.1. Giới thiệu về Trung tâm Festival Huế
Trung tâm Festival Huế là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban Nhân
dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế thực hiện các nhiệm vụ về công tác tổ chức, phối hợp tổ chức và điều
hành trực tiếp các họat động, sự kiện văn hóa, du lịch, kinh tế của tỉnh Thừa Thiên
Huế, đặc biệt là Festival quốc tế Huế, được diễn ra định kỳ 2 năm 1 lần. Sau gần 10
năm thành lập (13/10/2001) quy mô Trung tâm từ 6 người đã mở rộng thành 49
người, trong đó 42 cán bộ biên chế và 7 cán bộ hợp đồng.
II.2. Đào tạo:
Festival Huế được xem là Festival đầu tiên của Việt Nam được đánh dấu vào
năm 1992, qua lần tổ chức thành công Festival Việt – Pháp giữa thành phố Huế và
Codev Pháp, thông qua đánh giá kết quả, cùng với nổ lực cam kết hỗ trợ của Đại sứ


quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, Hội đồng các Vùng Poitou- Charentes và Vùng


Nord Pas de Clais, chính phủ đã khuyến khích tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Festival
Huế định kỳ 2 năm một lần, bắt đầu từ năm 2000.
Festival Huế được xem là một bước đột phát mới trong việc giao lưu, hợp tác
kinh tế, văn hóa, du lịch của Việt Nam đối với thế giới, muốn công việc này thành
công, ngoài nổ lực của địa phương, của chính phủ, còn đòi hỏi sự hỗ trợ bước đầu
rất quan trọng về công nghệ tổ chức Festival quốc tế, chính phía Pháp đã đặt những
viên gạch trong móng nhà công nghệ tổ chức Festival cho đội ngũ tổ chức Festival
ở Huế.
Với sự thành công ngoài mong đợi của Festival Huế 2000, năm 2001 tỉnh
Thừa Thiên Huế quyết định thành lập Trung tâm Festival Huế, - một đơn vị chuyên
trách của UBND tỉnh để tổ chức Festival Huế với nhân sự gồm 6 cán bộ.
Do được xem là một ngành đặc thù, riêng biệt, ở Việt Nam chưa có cơ sở đào
tào, cùng với sự cam kết hỗ trợ từ phía Pháp, 6 cán bộ đầu tiên đã được tiếp cận
công nghệ tổ chức Festival chuyên nghiệp thông qua các khóa học 3 tháng, 6 tháng,
1 năm tại Đại học Avignon và làm thực hành trực tiếp tại Ban tổ chức Festival
Avignon của Pháp và ngược lại, phía Pháp cũng gửi chuyên gia sang tham gia trực
tiếp điều hành các hoạt động của Festival Huế ngay từ những ngày đầu.
Do nhu cầu phát triển của Festival Huế, quy mô nhân sự của Trung tâm
Festival đã được phê duyệt thêm nhiều chỉ tiêu và đến năm 2010, tổng số biên chế
đã lên đến 42 người.
Thời gian đầu mới thành lập, phía Pháp chỉ hỗ trợ đào tạo cán bộ ở Trung
tâm Festival Huế theo mô hình cung cấp kiến thức tổng thể, nhưng với quy mô ngày
càng lớn dần, phía Pháp đã chuyển sang đào tạo chuyên sâu các lĩnh vực trong công
tác tổ chức Festival như: truyền thông, kỹ thuật (âm thanh, ánh sáng), nghệ thuật,
quản lý biểu diễn, tài trợ, kinh tế, công nghệ thông tin… thông qua các học bổng
cao học 2 năm hoặc các học bổng nghề, học bổng giao lưu văn hóa từ Đại sứ quán
Pháp, Các hội đồng vùng, dự án “Quỹ đoàn kết ưu tiên” (FSP) …
Không những thế, vào những năm tiếp theo, từ năm 2003, Trung tâm Festival
Huế tiếp tục nhận thêm các học bổng nâng cao nghiệp vụ từ quỹ Ford (Mỹ), học



bỗng Endervour (Úc), đại sứ quán Anh, Hội đồng Anh, quỹ hợp tác văn hoá Nhật
Bản…
Bởi vì có quá nhiều cơ hội học bổng cho các cán bộ Trung tâm theo học ở
các nước phát triển nên việc cạnh tranh các suất biên chế ở Trung tâm cũng là một
vấn đề cần thiết vì hầu hết 100% cán bộ đều được tham gia nhận học bổng.
Chính vì mối quan hệ hợp tác giữa các nước trên thế giới làm việc nên các
chuyên viên được tuyển vào, ngoài trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ cũng
được đánh giá rất cao trong các tiêu chí tuyển chọn…
Ngoài các chương trình đào tạo nước ngoài, hàng năm, Trung tâm còn được
tỉnh cấp một lượng ngân sách đủ lớn, giúp các chuyên viên Trung tâm có cơ hội
được đào tạo không chỉ ở nước ngoài mà còn ở trong nước thông qua các chuyến
giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các Festival quốc tế khác hay các Festival trong
nước, tham gia các khoá học ngắn hạn về quản lý, marketing, truyền thông văn
hoá…
Ngoài việc chuyên môn hoá các lĩnh vực, Trung tâm Festival Huế còn chủ
động đào tạo thêm các nghiệp vụ bổ sung cho các chuyên viên để tạo nên tính đa
dạng trong nghiệp vụ như: các chuyên viên truyền thông còn tham gia thêm các
khoá nghiệp vụ về tài trợ, nghệ thuật để hiểu rõ hơn các quy trình làm việc của các
bộ phận đó để rồi đưa ra giải pháp tốt hơn cho công tác truyền thông; các chuyên
viên kỹ thuật, đối ngoại được tham gia thêm các khoá đào tạo về quản lý nghệ thuật
để tìm hiểu thêm các yếu tố quan trọng để tổ chức sân khấu, âm thanh, ánh sáng tốt
hơn, tạo hiệu quả tốt hơn cho các chương trình biểu diễn…
II.3 Phát triển
Với việc 100% cán bộ Trung tâm được đào tạo và làm việc trực tiếp từ các tổ
chức nước ngoài đã giúp cho năng lực thật sự của trung tâm đã được nâng lên một
tầm đáng kể. Từ khởi đầu là việc hỗ trợ công nghệ tổ chức Festival bằng việc dựa
vào sự điều hành trực tiếp của các chuyên gia Pháp từ bắt đầu từ Festival Huế 2004,
Trung tâm Festival Huế đã tự mình làm chủ, Pháp đã rút vai trò của mình từ nhà
đồng tổ chức thành đối tác chính, không tham gia trực tiếp vào việc điều hành của



Ban tổ chức Festival Huế nữa mà chỉ lo các vấn đề liên quan đến đoàn Pháp tại
Festival Huế.
Với việc mở rộng quy mô, bổ sung thêm năng lực của cho cán bô, Trung tâm
đã dần dần có sự điều chỉnh hợp lý, phù hợp với công việc và sự phát triển của xã
hội như:
-

Xác nhập bộ phận nghệ thuật và bộ phận đối ngoại thành một thành

bộ phận nghê thuật bởi vì Festival Huế là Festival quốc tế, 2/3 trong số các đoàn
nghệ thuật tham dự là các đoàn nghệ thuật nước ngoài, ngày trước các chuyên viên
nghệ thuật phải thông qua các chuyên viên đối ngoại để liên lạc các đoàn nghệ thuật
nước ngoài, nay các chuyên viên nghệ thuật đã được bổ sung thêm ngoại ngữ, các
chuyên viên đối ngoại được bổ sung thêm kiến thức về nghệ thuật nên các chuyên
viên của hai phòng này bây giờ có thể trực tiếp làm việc với các đối tác nước ngoài,
vì thế, việc xác nhập hai phòng ban này lại với nhau là điều hợp lý.
-

Xác nhập bộ phân Công nghệ Thông tin và truyền thông thành bộ

phận Thông tin và Truyền thông: Bộ phận Công nghệ Thông tin ngoài việc điều
hành toàn bộ hoạt động hệ thống thông tin ở Trung tâm còn phụ trách thêm website
Festivalhue, còn bộ phận Truyền thông ngoài việc xây dưng và thực hiện các kế
hoạch tuyên truyền còn phải biên tập nội dung cho website Trung tâm. Sau khi bổ
sung kỹ năng báo chí cho bộ phận công nghệ thông tin và kỹ năng điều hành
website cho bô phận truyền thông thì hiệu quả của phòng Thông tin và Truyền
thông tăng lên rõ rệt, điều này chứng tỏ rằng bổ sung năng lực và xác nhập 2 bộ
phận này là một điều đúng đắn và hạn chế được tối đa nhân sự của 2 phòng này là

điều nên thực hiện.
- Phòng Kinh tế là một rất quan trọng, điều đó còn được khẳng định
trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua, sự không chuyên sâu, thiếu tính
nhạy bén, thiếu chiến lược kinh doanh, thiếu năng lực đối phó với các khủng hoảng
đã làm ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của Trung tâm đó là đạt mục tiêu tự chủ
hoá về năng lực tài chính vào năm 2014. Đáp ứng những hạn chế, Trung tâm đã
quyết tâm đầu tư và phát triển phòng kinh tế bằng việc tách phòng kinh tế thành 3
phòng khác nhau đó là: Marketing, Kinh doanh và quản trị khủng hoảng.


III. Hạn chế
Dẫu biết rằng Trung tâm Festival Huế luôn được sự quan tâm, hỗ trợ, tài trợ
của các tổ chức nước ngoài, sự ưu ái của ngân sách nhà nước về đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực nhưng trong quá trình hoạt động của Trung tâm vẫn còn tồn tại
một số hạn chế:
-

Do Trung tâm Festival Huế được biết đến là đơn vị đặc biệt thường

xuyên nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước trong việc đào tạo
nguồn nhân lực với giá trị các học bổng rất cao nên ngay từ khâu tuyển dụng đã
tiềm ẩn môt số hạn chế như: sự gửi gắm các ứng cử viên từ các đơn vị quản lý cao
hơn hoặc cá nhân các lãnh đạo cấp cao; sự không minh bạch của một số người trong
bộ phận tuyển dụng nên thông thường các biên chế sau khi tuyển dụng vẫn có một
số người không đúng chuyên môn hoặc năng lực vẫn tồn tại một số hạn chế. Không
những thế, chính các mối quan hệ cá nhân, hoặc áp lực từ chính các mối quan hệ
tiềm ẩn này lại gây nên các kết quả chưa được công bằng thể hiện qua việc các
chuyên viên trong một phòng ban, mặc dù mới được nhận vào sau, năng lực chưa có
cơ hội thể hiện vẫn được đề cử các học bổng sớm hơn, tốt hơn so với các thành viên
còn lai, điều này gây nên sự hiềm khích ngầm giữa các chuyên viên trong cơ quan.

-

Đối với các chuyên viên được đào tạo từ nước ngoài, mặc dù đã được

trực tiếp tham gia thực hành với các ekip chuyên nghiệp nước ngoài nhưng do hoàn
cảnh thực tế khác nhau, môi trường công việc, văn hoá khác nhau, tính chất của mỗi
loại Festival khác nhau nên việc áp dụng hết các kiến thức thu thập được cũng khác
nhau, nó còn phụ thuộc vào tính nhạy bén, khả năng ứng dụng của từng người đối
với công việc mình đảm nhận và điều đặc biệt là sự phối hợp giữa các thành viên
trong tổ chức đã gây ảnh hưởng không ít đến kết quả công việc.
-

Hiện tượng chảy máu chất xám là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với sự

phát triển của Trung tâm. Do Trung tâm Festival Huế là đơn vị công lập nên tất cả
các chuyên viên, cán bộ của Trung tâm điều được hưởng lương theo quy định của
nhà nước và với mức lương quy định như hiện nay, điều đó thật sự là một vấn đề
nan giải trong cuộc sống. Mặt khác, mặc dù trình độ quản lý của các nhà lãnh đạo ở
Trung tâm có cải thiện rất nhiều nhờ thông qua các khoá đào tạo ở nước ngoài
nhưng đâu đó vẫn còn tồn tại xu hướng quản lý áp đặt, điều này đã hạn chế rất


nhiều đến việc phát triển năng lực cho các chuyên viên, không những thế còn là áp
lực, làm ức chế tinh thần, không làm thoả mãn nhu cầu phát triển đôi khi gây ra sự
nhàm chán, bỏ cuộc đối với các chuyên viên. Đặc biệt, đối với các chuyên viên có
năng lực thật sự, sau thời gian tu nghiệp tại nước ngoài về, năng lực càng tăng lên
rõ rệt, sự gò bó trong quản lý, phát triển năng lực, tiền lương cùng với sự quyến rũ
hấp dẫn từ các công ty nước ngoài tại các thành phố lớn đã khiến cho các chuyên
viên giỏi lần lượt ra đi. Bởi vì hầu như các chuyên viên giỏi này đều đi theo học
bỗng của nước ngoài, nên việc ký kết các thoả thuận công việc, thời gian công tác

sau khi kết thúc đào tạo ở nước ngoài là điều không có trong quy định ràng buộc
của nhà nước, vì vậy chuyện ra đi là quá dễ dàng khi đơn vị không tạo được môi
trường công việc để các chuyên viên có cơ hội phát triển năng lực của mình, có môi
trường công việc tốt hơn và có thu nhập đủ đảm bảo cuộc sống…
IV. Giải pháp khắc phục
Trong sự tồn tại và phát triển của tổ chức, sự thiếu hụt về năng lực của đội
ngũ nhân sự sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng càng nghiêm trọng hơn khi có
đội ngũ thừa năng lực nhưng lại thiếu môi trường để phát huy, có năng lực nhưng
đồng lương không đủ để đảm bảo cuộc sống, không tạo được sự an tâm cho đội ngũ
nhân sự phát huy hết năng lực của mình. Vì thế, tôi có kiến nghị một số giải pháp
sau:
-

Xây dựng lại môi trường công việc, đề ra các tiêu chí để để đánh giá

công bằng năng lực thật sự của từng người, khuyến khích sự sáng tạo và ghi nhận
nổ lực đóng góp trong công việc của từng người.
-

Tạo một hộp thư để mọi người bày tỏ nguyện vọng chính đáng của

từng cá nhân, giải toả những những thắc mắc hoặc những khó khăn có thể gây ảnh
hưởng đến công việc
-

Tăng thu nhập cho nhân viên thông qua việc đề xuất UBND tỉnh cho

phép Trung tâm Festival Huế ký kết, thực hiện các hợp đồng liên quan đến chuyên
môn của Trung tâm như tổ chức các sự kiện văn hoá, du lịch theo yêu cầu, tham gia
tư vấn và thực hiện các công việc cho Festival các tỉnh khác như: Festival hoa Đà

Lạt, Festival biển Nha Trang, Festival Tây Sơn – Bình Định…để tăng thêm thu


nhập cho công đoàn, cải thiện phần nào lương của cán bộ công nhân viên. Ngoài ra,
vì công việc ở Trung tâm mang tính thời vụ nhiều hơn nên thời gian cho các chuyên
viên ở Trung tâm tương đối thoải mái, Trung tâm nên tạo điều kiện, cho phép các
thành viên của Trung tâm ký kết các hợp đồng công việc với các dự án, các tổ chức
phi chính phủ nước ngoài tại Huế và cá nhân này phải trích lại từ 30% đến 40%
tổng thu nhập theo hợp đồng đó cho quỹ Công đoàn, như thế vừa mang lại thu nhập
cho chính người làm thêm mà cũng tăng thêm thu nhập cho chính những người
không làm thêm để họ có thể yên tâm ở Trung tâm phụ giúp các công việc khi
người đó vắng mặt tại Trung tâm.
V. Kết luận
Quản trị nguồn nhân lực là một vấn đề siêu quan trọng trong quá trình hình
thành và phát triển của một tổ chức, nó quyết định đến sự thành công hay thất bai
của một tổ chức. Đặc biệt là quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ
chức, chính nhờ quá trình đào tạo sẽ giúp các cá nhân trong tổ chức bổ sung thêm
các năng lực cần thiết cho công việc thực tế, ngoài ra có thể giúp phát hiện ra các
năng lực thực tế khác mà các cá nhân đó chưa có cơ hội phát hiện. Chúng ta phải
biết căn cứ vào mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, các định hướng phát triển
trong tương lại để có các quyết định về đầu tư về đào tạo cho đúng mục tiêu của
công ty và phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.
Một tổ chức thành công là một tổ chức phải biết đầu tư đúng cho đội ngũ
nhân sự của tổ chức ấy, phải biết tận dụng tối đa năng lực của các cá nhân trong tổ
chức, tránh lãng phí tài nguyên của đơn vị, đặc biệt là tài nguyên con người.



×