Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

NHÓM 03 NGÂN HÀNG đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.05 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH
MÔN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
---------o0o---------

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
GVHD: Nguyễn Thị Mai Huyên
Lớp: D03
Nhóm SVTH : Nhóm 03

Thành phố Hồ Chí Minh,


Ngày 18 tháng 12 năm 2018

DANH SÁCH NHÓM 03
STT
1

MSSV
030633170228

CÔNG VIỆC

HỌ VÀ TÊN
Phạm Mỹ Linh

2



030632163375

Đỗ Thị Ngọc Anh

3

030432160038

Hồ Thị Mỹ Duyên

4

030432160046

Huỳnh Ngọc Hân

5

030632161579

Trương Phạm Yến Nhi

6

030632160220

Nguyễn Thị Thu Trang

7


030432160009

Ngô Thị Lan Anh

8

030432160184

Nguyễn Thùy Anh Thi

9

030632161001

Lâm Trọng Khôi

10

030632163055

Chanh Khemma Ra

ĐƯỢC GIAO
Nhóm trưởng:
-

Làm và trang trí tiểu luận.
In tiểu luận nộp và nộp
file cho cô.


-

Phân công công việc cho
các thành viên trong
nhóm.

-

Tổng hợp lại bài của các
bạn trong nhóm.

-

Xu hướng ngân hàng đầu
tư ở Việt Nam

-

Trình bày khái niệm đặc điểm
của ngân hàng đầu tư.

-

Những nghiệp vụ cơ bản của
ngân hàng đầu tư

-

Điểm khác biệt giữa ngân

hàng đầu tư và ngân hàng
thương mại.

-

Sơ lược về ngân hàng thương
mại.

-

Chọn 1 công ty chứng khoán
tại Việt Nam, liên hệ xem
công ty chứng khoán đó có
những nghiệp vụ nào của
ngân hàng đầu tư. Trình bày
rõ các nghiệp vụ đó.


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập ngày nay, hoạt động của thị trường tài chính và các định chế
tài chính đã trở nên gắn bó chặt chẽ, như một phần tất yếu trong nền kinh tế của một quốc
gia cũng như giữa các quốc gia trên thế giới. Thị trường tài chính và các định chế tài
chính ngày càng khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế nói
chung. Thị trường tài chính là nơi để những nguồn cung vốn có thể đến được với những
nơi cần vốn. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, không khó hiểu vì sao nghiên cứu về thị
trường tài chính và các định chế tài chính luôn là một nền tảng cho sinh viên chuyên
ngành Tài chính - ngân hàng nói riêng và sinh viên khối ngành kinh tế nói chung.
Nghiên cứu, học tập môn Thị trường tài chính và các định chế tài chính cung cấp cho
sinh viên kinh tế có được những kiến thức nền tảng cơ bản về thị trường tài chính như: thị
trường tiền tệ, thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, thị trường ngoại hối, thị trường

các công cụ phái sinh…Về các định chế tài chính như: ngân hàng, công ty bảo hiểm, công
ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, công ty quản lý
quỹ, sở giao dịch chứng khoán, hệ thống đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng
khoán,…
Và để tìm hiểu rõ hơn về môn học này, được sự hướng dẫn của cô, nhóm em xin được
trình bày tiểu luận về đề tài Ngân hàng đầu tư . Qua tiểu luận, chúng ta sẽ phần nào biết
thêm về ngân hàng đầu tư.
Tiểu luận gồm có bốn phần:

Phần A: Tìm hiểu về ngân hàng đầu tư: khái niệm, đặc điểm và các
nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng đầu tư.

mại.

Phần B: Những khác biệt giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương


Phần C: Liên hệ một công ty chứng khoán ở Việt Nam phân tích những
nghiệp vụ của công ty giống với ngân hàng đầu tư.


Phần D: Xu hướng ngân hàng đầu tư tại Việt Nam

Trong quá trình nghiên cứu và làm việc, mặc dù đã rất cố gắng trong việc tìm tòi,
nghiên cứu đọc cái tài liệu cũng như sách báo nhưng do năng lực còn hạn chế nên không
thể tránh được những thiếu sót, mong cô thông cảm bỏ qua.
Thay mặt nhóm em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự góp ý từ cô, để có
thể hoàn thiện hơn.
Nhóm trưởng


Phạm Mỹ Linh


GVHD: Nguyễn Thị Mai Huyên

Nhóm SVTH: 03

MỤC LỤC
A.

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ....................................................................................................................5
I.

Khái niệm và đặc điểm ngân hàng đầu tư..................................................................................5

II.

Chức năng của ngân hàng đầu tư............................................................................................5

III.

Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng đầu tư..........................................................................6

B.

1)

Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (investment banking).................................................................6

2)


Nghiệp vụ đầu tư (sales&trading).............................................................................................7

3)

Nghiệp vụ nghiên cứu (research)..............................................................................................8

4)

Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn (merchant banking)..............................................................8

5)

Nghiệp vụ quản lý đầu tư (investment management)..............................................................9

6)

Nghiệp vụ nhà môi giới chính (prime brokerage)....................................................................9

SO SÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................................10
I.

Sơ lược về Ngân hàng thương mại.............................................................................................10

II.
C.

Khác biệt giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại.............................................11

LIÊN HỆ MỘT CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM..................................................13

1)

Tư vấn mua bán và sát nhập doanh nghiệp...............................................................................13

2)

Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp...............................................................................................13

3)

Định giá doanh nghiệp.................................................................................................................14

4)

Hoạt động tư vấn và bảo lãnh phát hành...................................................................................14

5)

Hoạt động Môi giới.......................................................................................................................14

6)

Hoạt động nghiên cứu phân tích.................................................................................................15

7)

Tư vấn đấu giá, phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng.....................................................15

8)


Góp vốn tư nhân:..........................................................................................................................16

9)

Dịch vụ thị trường vốn:................................................................................................................16

10)
D.

Dịch vụ thị trường nợ...............................................................................................................16

XU HƯỚNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM.............................................................16
1)

Bức tranh chung về ngân hàng đầu tư ở Việt Nam.................................................................16

2)

Những thách thức trong quản lý................................................................................................17

3)

Ba con đường hình thành ngân hàng đầu tư tại Việt Nam.....................................................18

KẾT LUẬN................................................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................21

4



GVHD: Nguyễn Thị Mai Huyên

Nhóm SVTH: 03

A. NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
I.

Khái niệm và đặc điểm ngân hàng đầu tư
Nếu như ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu trên thị trường tiền tệ- thị
trường tài chính ngắn hạn thì ngân hàng đầu tư là ngân hàng chuyên hoạt động
trên thị trường vốn- thị trường tài chính trung và dài hạn. Ngân hàng đầu tư
xuất hiện với vai trò giúp các doanh nghiệp và nhà nước huy động vốn trung và
dài hạn thông qua phát hàng chứng khoán. Bản thân ngân hàng đàu tư không
phải là một định chế tài chính trung gian như ngân hàng thương mại. Nhưng
ngân hàng đầu tư cũng là tổ chức đứng giữa các chủ thể cung và cầu vốn, giúp
cho cung và cầu vốn có thể gặp nhau dễ dàng hơn. Do đó ngân hàng đầu tư còn
được gọi là định chế tài chính bán trung gian.
Ngân hàng đầu tư hoạt động chủ yếu là tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng
khoán và cho vay trung và dài hạn thông qua chứng khoán. Đa phần nguồn vốn
của ngân hàng đầu tư đến từ việc huy động bằng cách phát hành các trái phiếu
trung dài hạn. Ngày nay, ngân hàng đầu tư đã mở rộng các loại hình nghiệp vụ
sang các lĩnh vực khác nhau và trở thành một định chế tài chính kinh doanh đa
dạng. Ngoài các nghiêp vụ ngân hàng đầu tư truyền thống còn có các nghiệp vụ
hiện đại như nghiệp vụ đầu tư, nghiệp vụ nghiên cứu, quản lý đầu tư, ngân hàng
bán buôn,…
Không giống như ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư không cần có
nhiều chi nhánh vì không nhận tiền gửi của công chúng. Ngược lại, ngân hàng
đầu tư cần đội ngũ chuyên viên giỏi về giám định, thẩm định về dự án, kế toán,
kỹ sư,…để giúp ngân hàng có thể đánh giá tính hiệu quả và khả thi của dự án
đầu tư bởi ngân hàng này thường xuyên tài trợ cho các dự án đầu tư. Như vậy

về cơ bản có thể xem ngân hàng đầu tư giống như một công ty chứng khoán
nhưng mức độ phát triển cao hơn với các loại nghiệp vụ đa dạng và phức tạp
hơn. Hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa xuất hiện mô hình hoạt động của một ngân
hàng đầu tư đúng nghĩa.

II.

Chức năng của ngân hàng đầu tư
Ngân hàng đầu tư đóng vai trò là một định chế tài chính quan trọng của nền
kinh tế hoạt động trên thị trường vốn. Hoạt động của ngân hàng đầu tư ngày
càng được mở rộng và đa dạng lấy nghiệp vụ vụ kinh doanh của ngân hàng đầu
tư truyền thống làm hoạt động cốt lõi, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng
sau:

Chức năng nhà môi giới: kết nối người mua với người bán trên thị
trường vốn lại với nhau. Với chức năng này, ngân hàng đầu tư có nhiệm vụ tìm
kiếm thông tin nhằm chắp nối người bán và người mua, qua đó sẽ nhận được
một khoản phí tùy thuộc vào mức độ khó khăn của sự kết nối và sự cố gắng của
ngân hàng. Trong trường hợp này ngân hàng đàu tư không cần sử dụng vốn và
mức độ rủi ro hoạt động cũng rất thấp.
5


GVHD: Nguyễn Thị Mai Huyên

Nhóm SVTH: 03


Chức năng nhà đầu tư và nhà tạo lập thị trường: ngân hàng đầu tư
thực hiện chuyển giao sản phẩm đầu tư từ người bán sang người mua, từ người

cho vay sang người đi vay bằng việc ngân hàng sẽ mua lại tài sản đó từ người
bán và bán lại cho người mua (hoặc ngược lại) để thực hiện chức năng đầu tư.
Cũng giống như các loại hình kinh doanh phổ biến khác, ngân hàng đầu tư sẽ
kiếm tiền bằn cách mua thấp, bán cao nhằm khai thác lợi nhuận từ chêch lệch.
Về hình thức thực hiện, chức năng nhà đầu tư có thể thông qua việc ngân hàng
sẽ đầu tư cho khách hàng khi sẵn sàng đứng ra thương lượng và hoàn tất giao
dịch với khsch hàng có nhu cầu mua bán sản phẩm và sau đó sẽ tìm ra một
người mua, bán thích hợp khác trên thị trường để kết thúc trạng thái mở của
khoản đầu tư, thông qua đó cũng thực hiện chức năng của một nhà tạo lập thị
trường. Hình thức còn lại khi thực hiện chức năng nhà đầu tư là ngân hàng đầu
tư sẽ thông qua hoạt động tụ doanh, tức chủ động nắm giữ các trạng thái mua
bán đối với các loại sản phẩm khác nhau bằng nguồn vốn của chính mình và kỳ
vọng vào việc biến đổi giá của sản phẩm sẽ mang lại lợi nhuận.

Chức năng nhận ủy thác: ngân hàng đầu tư có thể tham giá dưới hai
hình thức, đó là thay mặt khách hàng thực hiện các giao dịch do khách hàng
quyết định; quản lý đầu tư, qua đó ngân hàng đầu tư sẽ hưởng mức phí theo tỉ lệ
% của tài sản quản lý và ngoài ra còn có phí thưởng được căn cứ trên kết quả
của việc quản lý tài sản.

Chức năng nhà tư vấn: bên cạnh việc tư vấn phát hành chứng khoán
và tư vấn cổ phần hóa, ngân hàng đầu tư còn tham gia vào các hoạt động tư vấn
mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn chiến lược, thành lập liên minh, liên
doanh. Đây có thể được xem là chức năng chính của ngân hàng đầu tư.
III.

Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng đầu tư
Có nhiều cách phân chia các nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư. Với các ngân
đầu tư lớn trên thế giới có thể dễ dàng nhận thấy mỗi ngân hàng có cách phân
loại và gọi tên sản phẩm của mình khá khác nhau. Nhưng về cơ bản, các ngân

hàng đầu tư thường phân chia hoạt động của mình theo các mảng nghiệp vụ chủ
yếu như sau:
1)

Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (investment banking)

Nghiệp vụ này có thể được coi là một nghiệp vụ truyền thống lâu đời nhất và
gắn liền với lịch sử hình thành của ngân hàng đầu tư. Nghiệp vụ ngân hàng đầu
tư truyền thống bao gồm dịch vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán cho
khách hàng, do đó có thể coi là nghiệp vụ trên thị trường sơ cấp. Các loại chứng
khoán bao gồm chứng khoán nợ (trái phiếu) và chứng khoán vốn (cổ phiếu, trái
phiếu chuyển đổi).
Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư dần được mở rộng ra bao gồm tư vấn mua bán,
sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp. Nghiệp vụ này
sử dụng kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và vì thế
là nghiệp vụ nối dài của nghiệp vụ phát hành chứng khoán huy động vốn. Dịch
6


GVHD: Nguyễn Thị Mai Huyên

Nhóm SVTH: 03

vụ tư vấn M&A bao gồm tư vấn mua bán, sáp nhập, thành lập liên doanh, liên
minh chiến lược, thoái vốn đầu tư và tư vấn chiến lược chống lại các cuộc thôn
tính thù nghịch.
Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư thường mang về các khoản phí tư vấn và bảo
lãnh phát hành khổng lồ cho các ngân hàng đầu tư và tạo cơ sở bàn đạp để bán
chéo các sản phẩm khác. Các khách hàng của mảng dịch vụ này chủ yếu bao
gồm doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư có tổ chức, các chính phủ và

chính quyền địa phương.
Đối với các nghiệp vụ huy động vốn, các ngân hàng đầu tư hưởng phí tư vấn
và bảo lãnh phát hành (phí phát hành). Đối với các khoản chứng khoán vốn, phí
phát hành thường nằm trong khoảng 3%-5% tổng số vốn huy động. Với sự cạnh
tranh khốc liệt ngày càng gia tăng trên thị trường, khoản phí phát hành ngày
càng bị thu hẹp. Mức phí bình quân trong năm 2008 giảm xuống 2,5%. Đối với
các chứng khoán nợ, phí phát hành thấp hơn nhiều, thường khoảng 0,3% - 1%.
Mức phí bình quân trong năm 2008 giảm xuống chỉ còn 0,27%.
Đối với các giao dịch tư vấn M&A, khoản phí thường dao động trong
khoảng 1%-1,5% giá trị giao dịch. Giá trị giao dịch càng lớn thì tỷ lệ phần trăm
phí càng thấp. Mảng dịch vụ này có mức độ rủi ro thấp và trong mọi trường hợp
thành bại của giao dịch thì ngân hàng đầu tư đều mang về một khoản phí nhất
định. Chính vì vậy, mảng tư vấn tài chính doanh nghiệp không chỉ là sân chơi
của các ngân hàng đầu tư mà còn là của các công ty tư vấn tài chính lớn trên thế
giới như các công ty kiểm toán. Dịch vụ ngân hàng đầu tư được coi là giá trị cốt
lõi của một ngân hàng đầu tư.
2)

Nghiệp vụ đầu tư (sales&trading)

Nghiệp vụ đầu tư chủ yếu diễn ra trên thị trường thứ cấp. Nghiệp vụ đầu tư
bao gồm môi giới và đầu tư.
+ Nghiệp vụ môi giới chủ yếu được áp dụng cho các sản phẩm chứng khoán
niêm yết,trong đó ngân hàng đầu tư đóng vai trò trung gian nhận lệnh và khớp
lệnh cho các khách hàng.
+ Nghiệp vụ đầu tư bao gồm nghiệp vụ đầu tư cho khách hàng với chức
năng tạo thanh khoản thị trường mà ở đó ngân hàng đầu tư đóng vai trò là nhà
tạo lập thị trường và nghiệp vụ tự doanh với mục tiêu đầu cơ biến động giá
chứng khoán.
Hoạt động đầu tư là hoạt động mang tính rủi ro cao do ngân hàng mang vốn

của mình ra kinh doanh. Nghiệp vụ đầu tư cho khách hàng áp dụng cho các sản
phẩm chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC, bao gồm các chứng khoán
không niêm yết, hợp đồng phái sinh không niêm yết và các sản phẩm cơ cấu.
Với chức năng tạo thanh khoản, các giao dịch mua bán được thực hiện với các
khách hàng một cách thụ động hoặc chủ động với mục tiêu tìm kiếm các khoản
chênh lệch giá. Các chứng khoán được trao đổi mua bán trong khoảng thời gian
ngắn nhằm tránh sự biến động giá mạnh. Thông thường, các nhân viên đầu tư
7


GVHD: Nguyễn Thị Mai Huyên

Nhóm SVTH: 03

duy trì một trạng thái sản phẩm nhỏ (trong hạn mức cho phép) vào cuối ngày để
hạn chế rủi ro.
Hoạt động đầu tư tự doanh mang tính rủi ro cao hơn so với hoạt động đầu tư
tạo thanh khoản. Nghiệp vụ này áp dụng cho cả chứng khoán niêm yết và
không niêm yết. Các nhân viên đầu tư tìm kiếm lợi nhuận biến động giá bằng
cách chủ động nắm giữ trạng thái sản phẩm và đánh cược với sự biến động của
thị trường. Thời hạn nắm giữ sản phẩm có thể ngắn đến dài hạn, tùy thuộc theo
từng chiến thuật đầu tư.
Hoạt động đầu tư thường gắn liền với một bộ phận quan trọng đó là bộ phận
bán hàng. Các nhân viên bán hàng là những người tiếp thị, duy trì quan hệ với
các khách hàng lớn để mang họ tới cho các nhân viên đầu tư.
3)

Nghiệp vụ nghiên cứu (research)

Nghiệp vụ nghiên cứu được thực hiện bởi các nhân viên có chuyên môn về

nghiên cứu nhằm theo dõi tình hình hoạt động của các loại chứng khoán trên thị
trường giúp các nhà đầu tư có thể ra được các quyết định mua bán của mình
một cách hợp lí và chuẩn xác nhất. Danh mục các sản phẩm nghiên cứu rất đa
dạng, bao gồm các báo cáo nghiên cứu chung như kinh tế vĩ mô, nghiên cứu
ngành, nghiên cứu chiến thuật đầu tư và nghiên cứu sản phẩm. Các báo cáo
nghiên cứu là cơ sở giúp các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định mua bán
kịp thời. Nghiệp vụ nghiên cứu cũng bao gồm việc xây dựng, phát triển các
công cụ phân tích và quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng.
Nghiệp vụ nghiên cứu không tạo doanh thu trực tiếp song có tác dụng tăng
cường chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh của ngân hàng đầu tư. Nghiệp
vụ nghiên cứu có vai trò quan trọng hỗ trợ các hoạt động khác của ngân hàng
đầu tư. Việc nghiên cứu có tác dụng tăng cường tính thanh khoản của các sản
phẩm chứng khoán, do đó thúc đẩy việc mua bán, tạo doanh thu cho khối đầu
tư. Hoạt động nghiên cứu cũng giúp việc phát hành chứng khoán trên thị trường
sơ cấp trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt đối với các chứng khoán có tính thanh
khoản tốt, được sự quan tâm của thị trường.
Tuy nhiên,với những tính chất đặc thù của mình,nghiệp vụ nghiên cứu được
các nhà quản lí giám sat chặt chẽ để đảm bảo tính minh bạch,khi mà lợi ích
nhóm có thể xuất hiện và gây ra những tiêu cực,ảnh hương đến thị trường.
4)

Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn (merchant banking)

Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn là một loại nghiệp vụ đầu tư song có đối
tượng không phải là các sản phẩm truyền thống mà thay vào đó là các sản
phẩm đầu tư bất động sản, cho vay sử dụng đòn bẩy tài chính, các thỏa thuận
tín dụng lớn như cho vay đồng tài trợ và tài trợ dự án.
Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn mảng khá quan trọng trong dòng chứng
khoán vốn là đầu tư vốn tư nhân. Bản chất của nghiệp vụ này là việc ngân hàng
đầu tư vào các doanh nghiệp chưa niêm yết có tiềm năng để phát triển làm tăng

giá trị thông qua tái cơ cấu tài chính và hoạt động. Việc đầu tư vào các doanh
8


GVHD: Nguyễn Thị Mai Huyên

Nhóm SVTH: 03

nghiệp vốn tư nhân có thể thực hiện từ giai đoạn khởi nghiệp đến các giai đoạn
trưởng thành và phát triển của doanh nghiệp.Quá trình đầu tư sẽ kết thúc bằng
việc thoái vốn thông qua niêm yết doanh nghiệp được đầu tư lên thị trường
chứng khoán hoặc bán cho một bên thứ ba. Một cách ít thông dụng hơn, ngân
hàng đầu tư vào công ty niêm yết và thoái sàn để trở thành doanh nghiệp tư
nhân nhằm hạn chế sự quan tâm của công chúng và các cơ quan giám sát thị
trường. Sau quá trình phát triển và tái cơ cấu lại, ngân hàng sẽ thoái vốn đầu tư
theo cách thông thường là tái niêm yết lên thị trường chứng khoán. Ngân hàng
đầu tư vừa thực hiện hoạt động đầu tư vốn tư nhân cho bản thân ngân hàng và
cho khách hàng thông qua nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư vốn tư nhân.
Nghiệp vụ ngân hàng bán buôn là một hoạt động tự doanh mang tính rủi ro cao.
Với đối tượng đầu tư là các sản phẩm thay thế, thời hạn nắm giữ sản phẩm
thường dài hơn so với nghiệp vụ đầu tư các sản phẩm chứng khoán truyền
thống.
5)

Nghiệp vụ quản lý đầu tư (investment management)

Quản lý đầu tư ngày càng trở thành một mảng kinh doanh quan trọng của
ngân hàng đầu tư nhờ mức độ rủi ro thấp và thu nhập ổn định.
Nghiệp vụ này bao gồm quản lí quỹ đầu tư,quản lí danh mục đầu tư cho
khách hàng tổ chức,tư vấn và đứng ra quản lí tài sản cho khách hàng cá nhân và

các gia đình giàu có.
Để tăng cường tính cạnh tranh với mục tiêu trở thành một đại siêu thị tài
chính, cung cấp cho khách hàng một danh mục dịch vụ đa dạng, các ngân hàng
đầu tư không thể không xây dựng mảng kinh doanh quản lý đầu tư cho riêng
mình. Mảng kinh doanh này mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các ngân
hàng trong mọi điều kiện biến động của thị trường.
6)

Nghiệp vụ nhà môi giới chính (prime brokerage)

Tại các quốc gia phất triển,các quỹ đầu cơ đã giúp hình thành nên một ngành
kinh tế mới gắn với việc quản lí tài sản cho những nhà đầu tư có đủ điều kiện
tham gia với số vốn lên tới hàng tỉ đôla Mỹ.
Ý tưởng hình thành nghiệp vụ nhà môi giới chính xuất phát từ sự bất tiện của
việc sử dụng cùng một lúc nhiều nhà môi giới của các quỹ đầu cơ dẫn đến sự
phân tán các nguồn lực trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ. Nhận thấy
điều này, các ngân hàng đầu tư lớn đã nhanh chóng tận dụng thế mạnh của
mình với hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có để cung cấp một loạt dịch vụ cho các
quỹ đầu cơ, thậm chí cung cấp một số dịch vụ hỗ trợ miễn phí. Việc tập hợp các
nguồn lực này tạo ra sự tiện lợi trong hoạt động, hạn chế phân tán nguồn lực,
giúp các quỹ đầu tư có thể tập trung vào công việc kinh doanh chính là đầu tư.
Việc sử dụng nhà môi giới chính không có nghĩa là các quỹ đầu cơ không quan
hệ với các nhà môi giới khác. Điều này chỉ có nghĩa là các quỹ đầu tư tiến hành
thuê ngoài các hoạt động không cơ bản và tập trung hóa việc xử lý giao dịch

9


GVHD: Nguyễn Thị Mai Huyên


Nhóm SVTH: 03

cho nhà môi giới chính để họ thay mặt ký kết thực hiện các giao dịch với các
nhà môi giới khác.
Ngày nay, dịch vụ nhà môi giới chính trở nên rất đa dạng và không chỉ bao
gồm các dịch vụ môi giới đầu tư mà bao gồm rất nhiều dịch vụ hỗ trợ hoạt
động, tư vấn cho toàn bộ vòng đời hoạt động của một quỹ đầu cơ. Các dịch vụ
này bao gồm từ việc xin giấy phép, thiết lập cơ sở hạ tầng, cho thuê văn phòng,
kêu gọi nhà đầu tư, thu xếp vốn (thông qua nghiệp vụ Repo, cho vay chứng
khoán, bán và mua lại, cho vay ký quỹ), quản trị rủi ro, quản lý dòng tiềnvà
thanh khoản, cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin, môi giới đầu tư,
thanh toán và lưu ký chứng khoán cũng như các công việc kế toán, lập báo cáo
tài chính cho các quỹ đầu cơ.
B. SO SÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I.

Sơ lược về Ngân hàng thương mại
1)

Khái niệm và quá trình hình thành của Ngân hàng thương mại

Hai ngân hàng thương mại đầu tiên trên thế giới đó là Banca di
Baralone(1401) và Banca di Valencia(1409) cả hai đều ở Tây Ban Nha.
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng
thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là
nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình
thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về
chiết khấu, tín dụng và tài chính".
Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung
cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài

chính.
Ở Việt Nam, ngân hàng ra đời ở nước ta năm1951 với tên gọi “Ngân hàng
quốc gia Việt Nam”. Sự ra đời ngân hàng Việt Nam mang nét đặc trưng riêng
biệt: Ngân hàng nhà nước ra đời vừa làm chức năng quản lý tiền tệ vừa làm
chức năng của NHTM( ngân hàng một cấp). Cho đến 26/03/1988, nghị định
53/HĐBT quyết định chia hệ thống ngân hàng Việt Nam thành 2 cấp, tách
bạch chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ(Ngân hàng nhà nước) và chức
năng kinh doanh tiền tệ(Ngân hàng thương mại).
Định nghĩa Ngân hàng thương mại (theo pháp lệnh “NH, HTX tín dụng
và công ty tài chính” ban hành ngày 24/05/1990): Ngân hàng thương mại là
tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận
tiền ký gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để
cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Theo khoản 3, điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010: Ngân hàng thương
mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và
các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi
nhuận.
10


GVHD: Nguyễn Thị Mai Huyên

Nhóm SVTH: 03

2)

Chức năng của ngân hàng thương mại




Chức năng quản lý tiền gửi



Chức năng trung gian thanh toán.



Chức năng trung gian tín dụng

3)

Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại:

a)

Nghiệp vụ tài sản nợ:


Nghiệp vụ tạo vốn tự có: đây là vốn giúp hình thành và duy trì hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. hoạt động của NHTM dựa chủ yếu trên nguồn
vốn huy động còn nguồn vốn tự có của NHTM là rất nhỏ, nó chỉ là tấm đệm để
hạn chế những rủi ro. Số vốn huy động tại các NHTM chịu ảnh hưởng của rất
nhiều yếu tố khác nhau như: lãi suất, tình hình kinh tế xã hội, cách thức gửi tiền
và trả lãi, phong tục tập quán, địa điểm và thái độ phục vụ của ngân hàng.


Nghiệp vụ huy động vốn:
Các hình thức huy động bao gồm:



Nhận tiền gửi (tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm từ các cá nhân,
doanh nghiệp…)

Phát hành giấy tờ có giá (các loại giấy tờ nợ như kỳ phiếu, trái
phiếu, chứng chỉ tiền gửi,…)


Nghiệp vụ vay vốn:

Ngoài các hình thức huy động chủ yếu trên ngân hàng còn thực hiện một
số hình thức vay vốn như chiết khấu, vay qua đêm, phát hành chứng khoán
hoặc vay trên thị trường tiền tệ, vay từ tổ chức tín dụng khác, vay từ
NHTW… Tuy nhiên, các hình thức này không thường xuyên mà chỉ thực
hiện trong những trường hợp nhất định, bởi chứa đựng trong đó ràng buộc và
điều kiện.
b)

Nghiệp vụ tài sản có:

Đây là hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Ngân hàng dùng vốn huy
động được cùng với vốn tự có để thực hiện các hoạt động kinh doanh của
mình nhằm tạo ra nguồn thu nhập.
Nghiệp vụ có của ngân hàng thể hiện ở các hoạt động sau:


Nghiệp vụ ngân quỹ




Nghiệp vụ cấp tín dụng



Nghiệp vụ đầu tư



Nghiệp vụ tài sản có khác
11


GVHD: Nguyễn Thị Mai Huyên

c)

Nhóm SVTH: 03

Nghiệp vụ trung gian hoa hồng

Ngoài các nghiệp vụ trên ngân hàng còn thực hiện cung cấp các dịch vụ
khác cho khách hàng nhằm thu phí và khuyến khích khách hàng đến với
ngân hàng như chuyển tiền, thư tín dụng, tư vấn, thu, chi hộ, thanh lý tài
sản... Ngày nay, hoạt động này ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân
hàng.

II.

Khác biệt giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại


 Giống nhau:
Ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại đều là các trung gian tài chính
nhằm giúp khách hàng thực hiện các giao dịch trên thị trường tài chính.

 Khác nhau:
Ngân hàng đầu tư

Ngân hàng thương mại

Định nghĩa

Ngân
hàng
đầu

(investment bank) là một
định chế đóng vai trò như
một trung gian tài chính để
thực hiện hàng loạt các dịch
vụ liên quan tới tài chính
như bảo lãnh, dịch vụ môi
giới.

Ngân hàng thương mại
(commercial bank) là tổ
chức kinh doanh tiền tệ mà
hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền
ký gửi từ khách hàng với
trách nhiệm hoàn trả và sử

dụng số tiền đó để cho vay,
thực hiện nghiệp vụ chiết
khấu và làm phương tiện
thanh toán.

Khách hàng

Nhà đầu tư, doanh nghiệp Tất cả mọi đối tượng khách
lớn và chính phủ
hàng

Qui mô khách hàng

Hẹp

Dịch vụ

Cung cấp các dịch vụ riêng Cung cấp các dịch vụ tiêu
biệt theo nhu cầu cho cụ thể chuẩn cho mọi đối tượng
của khách hàng.
khách hàng.

Rộng

12


GVHD: Nguyễn Thị Mai Huyên

Phương thức hoạt động


Nhóm SVTH: 03

Hoạt động chủ yếu tên thị Hoạt động chủ yếu trên thị
trường vốn.
trường tiền tệ.
Cho vay vốn các dự án và Chủ yếu vay, cho vay vốn
đầu tư dài hạn.
ngắn hạn.
Mua bán và phát hành các Mua bán, phát hành các
công cụ tài chính dài hạn.
công cụ tài chính ngắn hạn

Nguồn thu

Phí và hoa hồng từ dịch vụ Phí và chênh lệch lãi suất
từ vấn

Rủi Ro

Mức độ rủi ro cao

Vai trò đối với nền kinh tế

Ảnh hưởng đến mức độ Ảnh hưởng đến khả năng
hiệu quả của nền kinh tế
tăng trưởng của nền kinh tế
và đáp ứng nhu cầu tín dụng
của tổ chức và các cá nhân


Phạm vi phát triển

Chỉ phát triển ở những quốc Phát triển ở hầu hết các
gia như Anh, Pháp, Mỹ….
quốc gia trên thế giới

Mức độ rủi ro thấp hơn.

C. LIÊN HỆ MỘT CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
Công ty chứng khoán tại Việt Nam có nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư mà nhóm em
chọn là: Công ty Chứng khoán Bảo Việt
Công ty chứng khoán Bảo Việt là công ty chứng khoán đầu tiên được thành lập tại
Việt Nam, với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, mạng lưới đối tác lớn
và tiềm lực tài chính mạnh, chúng tôi cam kết là nhà tư vấn đáng tin cậy cho các khách
hàng bao gồm các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, các tổ chức tài chính trong và
ngoài nước....
Với hệ thống sản phẩm và dịch vụ đa dạng, BVSC luôn nỗ lực mang đến cho khách
hàng những dịch vụ tài chính tốt nhất từ tư vấn phát hành, bảo lãnh phát hành chứng
khoán, huy động vốn cho đến mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A), tư vấn tìm
kiếm đối tác chiến lược, tư vấn niêm yết, tư vấn cổ phần hóa, chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp, tư vấn tái cấu trúc,... với cam kết giúp cho khách hàng đạt được những
mục tiêu chiến lược của mình.
Các nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư:
1)
Tư vấn mua bán và sát nhập doanh nghiệp: là dịch vụ tư vấn cho
các doanh nghiệp mua, bán lại cho các doanh nghiệp khác hoặc sát nhập doanh
nghiệp vào một doanh nghiệp khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và
nghĩa vụ cùng với lợi ích hợp pháp sang doanh nghiệp sát nhập, chấm dứt sự
hoạt động của doanh nghiệp bị sáp nhập. Nó không chỉ giúp các doanh nghiệp
lớn giảm chi phí đầu tư, giúp các doanh nghiệp yếu kém thoát khỏi nguy cơ phá

sản (giải thể doanh nghiệp) mà còn giúp doanh nghiệp mới tạo ra sau M&A có
đầy đủ các tiềm lực và thuận lợi để phát triển lớn mạnh. Một minh chứng cho
13


GVHD: Nguyễn Thị Mai Huyên

Nhóm SVTH: 03

thấy khả năng tư vấn M&A của công ty chứng khoán Bảo Việt là; tại “Diễn đàn
M&A 2018” BVSC đã nhập được cú đúp giải thưởng: “công ty chứng khoán tư
vấn M&A tiêu biểu nhất năm 2017-2018” và “ Công ty chứng khoán tư vấn
M&A tiêu biểu nhất thập kỷ (2009-2018)”
2)
Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp: chuyên viên tư vấn sẽ rà soát mô
hình hoạt động, cơ cấu tài chính, cơ cấu tài sản, cơ cấu nợ, dòng tiền... của
doanh nghiệp để đưa ra các sản phẩm, cấu trúc tài chính phù hợp với đặc thù
ngành nghề và năng lực tài chính của từng doanh nghiệp. Dưới đây là danh sách
các doanh nghiệp là khách hàng của BVSC:



Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát



Công ty cổ phần Kinh đô




Công ty cổ phần Tập đoàn thép Tiến Lên



Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long



Công ty cổ phần Nam Việt



Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn



Công ty cổ phần XNK Thủy sản Cửu Long An Giang



Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành



Công ty cổ phần Thép Nam Kim

3)
Định giá doanh nghiệp:Một doanh nghiệp trước khi tiến hành các
hoạt động Mua bán và sáp nhập, bán và giải thể, huy động vốn, cổ phần hóa,
niêm yết trên thị trường chứng khoán... đều cần quá trình khảo sát và định giá

doanh nghiệp. Với những mục đích khác nhau, đội ngũ chuyên viên tư vấn luôn
có thể đưa ra và áp dụng các phương pháp định giá doanh nghiệp phù hợp nhất
bao gồm phương pháp tài sản, chiết khấu dòng tiền, phương pháp so sánh dựa
trên các chỉ số,... để đáp ứng mục tiêu của khách hàng.
4)
Hoạt động tư vấn và bảo lãnh phát hành:nghiệp vụ bảo lãnh phát
hành là việc công ty chứng khoán có chức năng bảo lãnh (sau đây gọi tắt là tổ
chức bảo lãnh -TCBL) giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi
chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá
chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Trên thị trường chứng
khoán, tổ chức bảo lãnh phát hành không chỉ có công ty chứng khoán mà còn
bao gồm các định chế tài chính khác nhưngân hàng đầu tư, nhưng thông thường
việc công ty chứng khoán nhận bảo lãnh phát hành thường kiêm luôn việc phân
phối chứng khoán, còn các ngân hàng đầu tư thường đứng ra nhận bảo lãnh phát
hành (hoặc thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành) sau đó chuyển phân phối
chứng khoán cho các công ty chứng khoán tự doanh hoặc các thành viên khác.
14


GVHD: Nguyễn Thị Mai Huyên

Nhóm SVTH: 03

Hoạt động tư vấn và bảo lãnh phát hành là hoạt động không chiếm tỷ trọng
doanh thu lớn nhưng đem lại giá trị lớn về uy tín thương hiệu của BVSC, đồng
thời hỗ trợ cho việc phát triển khách hàng môi giới và tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Trong năm 2017, BVSC đã thực hiện triển khai các giải pháp như sau: Mở
rộng mạng lưới khách hàng, triển khai mảng tư vấn vốn là thế mạnh của BVSC
như Tư vấn cổ phần hóa, hợp nhất, sáp nhập, tái cấu trúc doanh nghiệp; Tìm
kiếm cơ hội đầu tư thông qua hoạt động tư vấn CPH, thoái vốn và đặc biệt tập

trung vào các doanh nghiệp tư nhân.
Kết quả: BVSC đã thực hiện được nhiều hợp đồng tư vấn, nổi bật là các hợp
đồng: SAB, BHN,GENCO2. Hoàn thành các hợp đồng sáp nhập BHS vào SBT,
thoái vốn nhà nước tại SAB, mang lại uy tín thương hiệu rất lớn cho BVSC. Đặc
biệt, với thương vụ thoái vốn nhà nước tại Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu –
Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) do BVSC là nhà tư vấn chính được coi là
thương vụ điển hình năm 2017 không chỉ trong khuôn khổ TTCK Việt Nam mà
còn mang tầm khu vực. Tổng doanh thu hoạt động tư vấn và bảo lãnh phát hành
năm 2017 đạt 9,33 tỷ đồng đạt 82,54% kế hoạch năm. Năm 2017, BVSC được
Diễn đàn M&A Việt Nam bình chọn là “Công ty Chứng khoán tiêu biểu. Việt
Nam năm 2016 – 2017 hạng mục Tư vấn hợp nhất”.
5)

Hoạt động Môi giới

Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng
khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Công ty chứng khoán đại diện cho
khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại SGDCK hoặc thị
trường OTC. Vì các quyết định đầu tư do chính khách hàng đưa ra nên họ sẽ
phải tự chịu trách nhiệm về kết quả.
Trong năm 2017, môi giới tiếp tục là hoạt động trọng tâm và chiếm tỷ trọng
lớn thứ 1 trong cơ cấudoanh thu của BVSC (chiếm 47,96% Tổng doanh thu thực
hiện).
- Tổng doanh thu môi giới: đạt 207,67 tỷ đồng, đạt 188,79% so với kế hoạch
và bằng 207,90% so với năm 2016.
- Thị phần môi giới của BVSC: Thị phần môi giới CP&CCQ chung cho cả
ba sàn giao dịch đạt 4,92% bằng 136,67% so với cùng kỳ năm trước.
6)

Hoạt động nghiên cứu phân tích


- Nghiệp vụ nghiên cứu được thực hiện bởi các nhân viên nghiên cứu nhằm
theo dõi tình hình hoạt động của các loại chứng khoán trên thị trường giúp các
nhà đầu tư có thể ra được các quyết định mua bán của mình một cách linh hoạt
kịp thời.
Với việc phát hành các báo cáo phân tích ngành và công ty định kỳ hàng quý
và hàng tháng, bản tin thị trường hàng ngày có chất lượng cao để phục vụ khách
hàng, có thể nói các sản phẩm của BVSC đã liên tục được cải thiện và bám sát
nhu cầu nhà đầu tư. Hoạt động nghiên cứu phân tích của BVSC đã và đang được
15


GVHD: Nguyễn Thị Mai Huyên

Nhóm SVTH: 03

đầu tư đúng hướng, khẳng định mục tiêu của Công ty là không ngừng nâng cao
chất lượng tư vấn đầu tư phục vụ khách hàng.
- Trong năm 2017, BVSC đã triển khai nghiên cứu và hoàn thành các sản
phẩm phân tích KTVM – TTCK và phân tích ngành – công ty định kỳ và theo
các chuyên đề chuyên sâu; Tăng cường các hoạt động tư vấn đầu tư cho các
khách hàng tổ chức và cá nhân thông qua các buổi hội nghị, tọa đàm gặp mặt
trực tiếp hoặc gián tiếp qua bộ phận môi giới; Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu
Công ty thông qua các kênh truyền thông báo chí.
7)
Tư vấn đấu giá, phát hành cổ phần lần đầu ra công chúngIPO ( Dịch vụ thị trường mở):
Mỗi thương vụ IPO, nhất là những thương vụ lớn, thường có trên một tổ chức
cùng tư vấn và bảo lãnh. Bởi một tổ chức thường không có đủ tiềm lực tài chính
cũng như khẩu vị rủi ro để một mình bảo lãnh phát hành thương vụ lớn. Ngoài
ra, mỗi tổ chức tư vấn sẽ có chuyên môn và lợi thế về một mảng hơn so với các

tổ chức khác như quảng cáo - tiếp thị, cấu trúc, định giá, phân phối. Việc sử
dụng nhiều tổ chức tư vấn sẽ tận dụng được lợi thế của mỗi tổ chức.
Lợi ích của IPO: một kênh huy động vốn trung và dài hạn. Về sau, nếu cần
thêm vốn, doanh nghiệp có thể tiếp tục huy động thông qua việc phát hành cổ
phiếu cho các nhà đầu tư trên thị trường. Bên cạnh đó, IPO giúp tăng hiện diện
hình ảnh của công ty. Sau khi doanh nghiệp lên sàn, cổ phiếu và tên tuổi doanh
nghiệp được nhắc tới nhiều hơn so với khi chưa IPO.
Bất lợi của IPO: tốn kém về tài chính, thời gian và công sức, hoạt động điều
hành sản xuất kinh doanh khả năng bị ảnh hưởng.vì nhiều quy định nghiêm ngặt
về công bố thông tin. Hơn nữa, các thông tin mà doanh nghiệp công bố có thể
được sử dụng bởi các đối thủ cạnh tranh, gây bất lợi cho doanh nghiệp
Danh sách các doanh nghiệp là khách hàng của BVSC:
Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas)
Tập đoàn Bảo Việt (BVH)
Công ty Xi măng Hà Tiên
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG)
Công ty Cổ phần Dược Imexpharm (IMP)
Công ty Cổ phần Nam Việt (NAV)
Công ty Cổ phần Kinh Đô (KDC)
Công ty Cổ phần Dây và Cáp điện Taya Việt Nam (TYA)
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG)
Tổng công ty May Việt Tiến (VTEC)
8)

Góp vốn tư nhân:
16


GVHD: Nguyễn Thị Mai Huyên


Nhóm SVTH: 03

Với mạng lưới khách hàng doanh nghiệp rộng lớn cùng đội ngũ chuyên gia năng
động và giàu kinh nghiệm, BVSC sẵn sàng cung cấp khách hàng dịch vụ tư vấn đầu tư
Góp vốn tư nhân (Private Equity) thông qua các hình thức đầu tư vốn mạo hiểm
(venture capital), đầu tư vốn tăng trưởng (growth capital) và mua lại doanh nghiệp
bằng vốn vay nợ (leveraged buyouts). BVSC đồng hành và hỗ trợ khách hàng trong
quá trình tìm kiếm, đàm phán và thực hiện thương vụ đầu tư.
9)

Dịch vụ thị trường vốn:

BVSC tư vấn cho khách hàng các phương án, thủ tục và yêu cầu pháp lý trong việc
phát hành các sản phẩm chứng khoán vốn (hay còn gọi là chứng khoán cổ phần) như
cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi và trái phiếu chuyển đổi. Là công ty chứng khoán
đầu tiên tại Việt Nam, họ đã xây dựng được một mạng lưới khách hàng tổ chức và
khách hàng cá nhân rộng lớn và đa dạng để hỗ trợ khách hàng huy động vốn thành
công thông qua chào bán riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng.
10)

Dịch vụ thị trường nợ

BVSC tư vấn cho khách hàng các phương án, thủ tục và yêu cầu pháp lý trong việc
phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cũng như các công cụ nợ khác. Họ có một mạng
lưới khách hàng tổ chức rộng lớn, và đa dạng như các ngân hàng thương mại, công ty
bảo hiểm và các quỹ đầu tư để giúp khách hàng huy động vốn thành công thông qua
chào bán riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng.
D. XU HƯỚNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
1) Bức tranh chung về ngân hàng đầu tư ở Việt Nam
Sự bùng nổ vốn và tiến trình cổ phần hóa các DNNN lớn của Việt Nam

trong những năm vừa qua đã tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với các ngân hàng
đầu tư (IB quốc tế). Không chậm chân, nhiều tổ chức tài chính trong nước
cũng định hướng phát triển theo mô hình này.
IB là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam, song đã xuất hiện một số
CTCK và Công ty quản lý quỹ với các hoạt động phôi thai theo hướng các
nghiệp vụ của NHĐT. Đồng thời, một số NHTM lớn cũng đang trong quá
trình chuyển đổi sang mô hình tập đoàn tài chính hay ngân hàng tổng hợp,
trong đó có chú trọng đẩy mạnh phát triển mảng IB.
Cụ thể như một số công ty đầu ngành chứng khoán, tiêu biểu là CTCK Sài
Gòn (SSI) cũng đã đưa ra chiến lược phát triển theo mô hình IB, các ngân
hàng quốc doanh lớn sau cổ phần hóa như Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) cũng
định hướng phát triển mạnh mảng hoạt động IB để hình thành mô hình ngân
hàng tổng hợp.
Tuy nhiên, các nghiệp vụ tư vấn IB tại Việt Nam mới tồn tại ở dạng rất sơ
khai và chưa hình thành một mô hình IB độc lập với đầy đủ chức năng vốn
có của nó.
2) Những thách thức trong quản lý
17


GVHD: Nguyễn Thị Mai Huyên

Nhóm SVTH: 03

Trước sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính Việt Nam, cơ
quan quản lý trong nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là
việc xây dựng một hành lang pháp lý thông thoáng cho thị trường vốn phát
triển bền vững và dài hạn.
Trước tiên, để lĩnh vực IB trở thành một ngành kinh tế tài chính chuyên

nghiệp, cần thiết phải xây dựng khung pháp lý về việc thành lập, tổ chức, cơ
chế hoạt động và giám sát các IB một cách độc lập, có sự phân biệt rõ ràng
giữa 2 mô hình NHTM và IB, tiến tới thành lập các ngân hàng tổng hợp và
các tập đoàn tài chính vững mạnh.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần sớm đưa ra quy định về các sản phẩm
tài chính mới như sản phẩm phái sinh, trái phiếu cơ cấu, các sản phẩm hình
thành từ chứng khoán hóa và trái phiếu có lợi suất cao, từ đó các CTCK phát
triển thành những dịch vụ tài chính của mình nhằm bổ sung vào lĩnh vực
kinh doanh.
Một lực cản lớn đối với việc phát triển thị trường các sản phẩm có thu
nhập cố định nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng là
Việt Nam thiếu các công ty định mức tín nhiệm.
Nguyên nhân chủ yếu là Luật Chứng khoán của Việt Nam chưa bắt buộc
việc định mức tín nhiệm khi phát hành chứng khoán nợ, vì thế nhu cầu thị
trường chưa đủ mạnh để có thể thành lập các công ty định mức tín nhiệm.
Hiện nay mới chỉ có Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) thuộc NHNN bắt
đầu cung cấp dịch vụ định mức tín nhiệm và công bố danh sách 10 công ty
tiêu biểu cho các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM và Hà Nội.
Tuy nhiên, hiện tại dịch vụ định mức tín nhiệm của CIC mang tính tự nguyện
và chưa được khai thác một cách hiệu quả.
Như vậy, trước tiên Việt Nam cần phải áp dụng chính sách bắt buộc phải
thực hiện định mức tín nhiệm khi phát hành chứng khoán nợ.
Đồng thời, phía doanh nghiệp, đặc biệt là các NHTM và công ty tài chính,
cũng cần sớm triển khai thực hiện định mức tín nhiệm quốc tế và công bố
kết quả tín nhiệm của mình công khai như một kênh quảng bá thương hiệu
và đáp ứng những yêu cầu phát triển vốn qua thị trường trái phiếu doanh
nghiệp.
Một trong những rào cản dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) đổ
vào Việt Nam là tính minh bạch của thị trường chứng khoán. Trong khi các
nước trong khu vực đang phải tìm biện pháp ngăn chặn dòng vốn này nhằm

khống chế sự bùng nổ của lạm phát do dòng vốn đầu cơ nóng nước ngoài, thì
dòng vốn FII đổ vào Việt Nam khá yếu cho dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ
và khuyến khích cho nhà đầu tư nước ngoài.
Một vấn đề đặt ra cho sự hình thành các IB chuyên nghiệp là nguồn nhân
lực thực hiện các nghiệp vụ tư vấn bảo lãnh, phát hành chứng khoán, tư vấn
18


GVHD: Nguyễn Thị Mai Huyên

Nhóm SVTH: 03

M&A… tại các CTCK Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế do yếu về mặt
kiến thức và ít được cọ sát kinh nghiệm quốc tế.
Để hoàn thiện đội ngũ lao động và tăng khả năng cạnh tranh, các CTCK
buộc phải có sách lược phù hợp đào tạo nhân sự của mình một cách chuyên
nghiệp về cả kiến thức lẫn kinh nghiệp thực tế theo chuẩn mực quốc tế.
Những chương trình đào tạo chuyên môn này tại các trường đại học cũng
chưa thực sự bám sát thực tế và chưa theo kịp yêu cầu phát triển của ngành
tài chính, do vậy cần có sự cải tiến về chương trình đào tạo ngay tại các
trường đại học này.
Mặc dù thị trường vốn vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, nhưng tiềm năng phát
triển lĩnh vực IB tại Việt Nam thời kỳ hậu WTO được đánh giá là rất lớn.
Ngoài kế hoạch cổ phần hóa hàng loạt các DNNN, đã xuất hiện nhu cầu
niêm yết tại thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước lớn như
Tổng công ty sữa Việt Nam, Chứng khoán Sài Gòn, Tập đoàn FPT, Ngân
hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam,
Ngân hàng Công thương Việt Nam, các tổng công ty trực thuộc Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam.
Ngoài ra, còn xuất hiện nhu cầu cho các dịch vụ thu xếp vốn vay và phát

hành trái phiếu trong nước và nước ngoài với quy mô lớn, cũng như nhu cầu
phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam.
3) Ba con đường hình thành ngân hàng đầu tư tại Việt Nam
Ngân hàng đầu tư là tổ chức trung gian tài chính cung cấp dịch vụ tài
chính trên phạm vi rộng, đa dạng. Các dịch vụ tài chính mà tổ chức này cung
cấp bao gồm bảo lãnh phát hành, đóng vai trò đơn vị trung gian giữa tổ chức
phát hành chứng khoán với công chúng đầu tư; hỗ trợ và thúc đẩy các
thương vụ M&A, hoạt động tái tổ chức doanh nghiệp và đóng vai trò môi
giới cho các giao dịch của khách hàng tổ chức lớn.
Thứ nhất, các công ty tài chính trong nước có xu hướng thực hiện các
nghiệp vụ NHĐT sẽ cần đến sự giúp đỡ của các NHĐT quốc tế. Nhờ các
ngân hàng này hướng dẫn thêm về cách hình thành cũng như các bài học
kinh nghiệm của họ có được qua những năm kinh doanh. Ở Việt Nam điển
hình cho mô hình này là Viet Nam Capital Partners. Mặc dù hoạt động này
chưa thực sự rầm rộ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thứ hai, các NHĐT quốc tế tại Việt Nam sẽ thành lập các chi nhánh công
ty con chuyên thực hiện các nghiệp vụ của NHĐT. Hiện tại, ở Việt Nam vẫn
chưa có NHĐT nào chính thức, đa phần là các dịch vụ NHĐT được cung cấp
bởi các ngân hàng: HSBC, Citibank, Standard Charactered Bank, ANZ,…
Thứ ba, các CTCK tại Việt Nam đang có xu hướng chuyển đổi theo mô
hình NHĐT.

19


GVHD: Nguyễn Thị Mai Huyên

Nhóm SVTH: 03

KẾT LUẬN

Qua tiểu luận chúng ta đã phần nào hiểu thêm về ngân hàng đầu tư, nắm được khái
niệm, đặc điểm và các nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư, những điểm khác biệt cơ bản
giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại từ đó trang bị cho mình một nền tảng
vững chắc về ngân hàng đầu tư và liên hệ các nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư ở Việt
Nam.
20


GVHD: Nguyễn Thị Mai Huyên

Nhóm SVTH: 03

Bên cạnh đó cũng giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu
và học tập môn Thị trường tài chính và các định chế tài chính đối với sinh viên chuyên
ngành kinh tế nói chung và sinh viên chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng nói riêng,
nó là cơ sở để chúng ta có thể học tập các môn học liên quan và nghiên cứu sâu hơn về
lĩnh vực thị trường tài chính và các định chế tài chính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
 PGS.TS.Lê Thị Tuyết Hoa (2016). Giáo trình Thị trường tài chính và các định
chế tài chính.NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
 Mạc Quang Huy, 6 nghiệp vụ chính của ngân hàng đầu tư,

21


GVHD: Nguyễn Thị Mai Huyên

Nhóm SVTH: 03


/>fbclid=IwAR2CaPRG4dKky9RpoEXG8hfZnjaudcy55OzAC7HbMtnAPF6P8gGo0uZXfY
 Tổng quan về Ngân hàng thương mại, />
ve-ngan-hang-thuong-mai/
 Difference

Between
Investment
Bank
and
Commercial
/>
Bank,

 Difference

Between
Commercial
and
Investment
Bank,
/>
 Ngân hàng thương mại,
/>%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i
 BVSC

nhập cú đúp giải thưởng tại diễn đàn M&A 2018
/>
 [Phần 1] Hiểu về IPO qua những thương vụ lịch sử: Khái quát và phân loại,

/> Ngân hàng đầu tư, />

 Đón đầu xu hướng ngân hàng đầu tư tại Việt Nam, Chu Đức Tuấn (2010)
/> Ngân

hàng đầu tư, Khoa Tài chính, Đại học Kinh tế />%20san/20141027084648.pdf

Luật,

22



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×