Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số câu chuyện cổ tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.32 KB, 17 trang )

Sự tích quạ và công
Ngày xưa Công với Quạ là hai con vật có bộ lông xấu xí nhưng chơi rất thân với
nhau và cùng sống trong một khu rừng nọ. Một hôm Quạ bảo Công rằng:
- Bạn nhìn xem, các giống chim trên rừng, trên núi, giống nào cũng đẹp. Này
như con phượng hoàng trông anh ấy kiêu hãnh biết bao, đến nỗi người ta thường
khen: "Một cái lông con phượng hoàng bằng cả một làng chim chích". Còn như
chim hạc thì hình dạng, chân, tóc nó thanh tao biết bao, để cho người ta phải
nói: "Hạc đứng chầu vua nghìn năm tóc bạc, tuổi rùa càng xinh". Còn như anh
em ta đây thì than ôi! thân hình thật không còn giống nào xấu bằng nữa!
Công nói: - Phận xấu đành vậy, chớ biết làm sao bây giờ?
Quạ nghĩ một lúc rồi bàn rằng: - Xấu mà làm ra đẹp, cũng được chớ gì! Bây giờ
hai chúng ta thử tô điểm vẽ vời lẫn cho nhau xem có đẹp hay không nhé?
Công bằng lòng.
Quạ bèn tô điểm, vẽ vời cho Công trước: cái đuôi Công trở nên lóng lánh, có
bao nhiêu màu sắc đẹp, đẹp hơn những giống chim khác rất nhiều.
Đến lượt Công ngồi tô điểm, vẽ vời cho Quạ thì chợt nghe tiếng ríu rít, biết bao
nhiêu chim con ở phía đông bay lại. Quạ liền hỏi:
- Các bạn đi đâu mà kéo đàn, kéo lũ như thế?
Đàn chim nói: - Chúng tôi nghe đồn ở dưới phương nam có thật nhiều gạo,
nhiều gà và rất nhiều đồ ăn ngon khác... Chúng tôi rủ nhau đi kiếm ăn đây. Anh
làm gì đấy... Hay ta cùng đi một thể?
Quạ nghe nói, trong lòng háo hức muốn đi theo đàn chim kia ngay lập tức. Quạ
mới nói với Công rằng:
- Bây giờ mà tôi ngồi đợi để cho anh tô điểm vẽ vời, thì chưa biết đến bao giờ
mới xong. Thôi, hay sẵn cả đĩa mực đây, anh cứ cầm thế mà đổ lên mình tôi để
tôi đi theo bọn kia, kẻo lỡ mất một dịp may kiếm ăn tốt.
Công thấy Quạ bảo thế, chìu ý làm theo, cầm cả đĩa mực dốc vào mình Quạ.
Thành bao nhiêu lông cánh của Quạ toàn một màu đen như mực.
Quạ bay đi kiếm ăn không còn nghĩ gì đến xấu với đẹp nữa. Nhưng đến lúc ăn
no trở về, quạ thấy con cò trắng muốt bay qua trông thấy nó mà cười, Quạ tức
lắm bèn ngắm lại mình thì ôi thôi... Quạ thấy mình đen thui thủi, thiệt xấu xí,


thẹn quá bèn bay đi trốn.
Từ đó, Công mang trên mình bộ lông rực rỡ, đẹp đẽ, còn Quạ thì ít ai còn nhìn
thấy, trừ những nơi hoang dã vắng vẻ và tiếng kêu của Quạ cũng trở nên nặng
nề, khó nghe.
Sự tích con khỉ
Ngày xưa có một người con gái đi ở với một nhà trưởng giả. Nàng phải làm việc
quần quật suốt ngày, lại bị chủ đối đãi rất tệ. Cái ăn cái mặc đã chả có gì mà
thỉnh thoảng còn bị đánh đập chửi mắng. Vì thế, cô gái tuổi mới đôi mươi mà
người cứ quắt lại, trông xấu xí bệ rạc hết chỗ nói. Một hôm nhà trưởng giả có
giỗ, cỗ bàn bày linh đình, họ hàng đến ăn uống đông đúc. Trong khi đó thì cô
gái phải đi gánh nước luôn vai không nghỉ. Lần gánh nước thứ mười, cô gái mỏi
mệt quá ngồi lại ở bờ giếng. Tự nhiên cô thấy tủi thân, ôm mặt khóc. Lúc đó đức
Phật bỗng hiện ra với trạng mạo một ông cụ già. ạng cụ có vẻ đâu từ xa lại, dáng
điệu mệt nhọc đến xin nước uống. Nàng vội quảy gánh xuống giếng vực nước
lên cho ông già giải khát. Ông cụ uống xong lại đòi ăn. Cô gái nhớ tới phần cơm
của mình chưa ăn, bèn bảo ông cụ ngồi chờ rồi quảy gánh nước về. Lần sau ra
giếng, cô lấy cơm trong thùng đưa cho ông già và nói:
- Họ dành phần cho con toàn cơm cháy cả, cụ ăn một bát này cho đỡ đói.
Ăn xong, ông cụ bảo nàng:
- Hồi nãy làm sao con khóc?
Cô gái ngập ngừng, cúi mặt xuống không trả lời.
- Ta là đức Phật, - ông cụ nói tiếp, - ta thấy con có lòng tốt. Nếu con muốn gì, ta
sẽ làm cho con vui lòng.
Cô gái ngạc nhiên mừng rỡ, kể nỗi lòng với đức Phật. Thấy điều ước muốn của
người con gái chỉ là làm sao cho bớt xấu xí, ông cụ bảo nàng lội xuống giếng, hễ
thấy bông hoa nào đẹp mút lấy thì sẽ được như nguyện. Khi xuống nước, cô gái
chỉ mút mấy bông hoa trắng. Tự nhiên lúc lên bờ, nàng trở nên trắng trẻo xinh
xắn, đồng thời quần áo cũng biến thành những thứ tốt đẹp.
Khi cô gái quảy gánh nước trở về, cả họ nhà trưởng giả vô cùng kinh ngạc.
Nàng xinh đẹp đến nỗi họ không thể nào nhận ra. Nghe cô gái kể chuyện, ai nấy

cũng muốn cầu may một tí. Họ lập tức đổ xô cả ra bờ giếng mong gặp lại đức
Phật để được trẻ lại và đẹp ra. Thấy ông cụ già vẫn còn ngồi ở chỗ cũ, họ sung
sướng như người được của. Họ đưa xôi thịt ra mời tới tấp:
- Này cụ xơi đi! Cụ xơi đi. Rồi cụ làm phúc giúp cho chúng tôi với!
Đức Phật cũng bảo họ lội xuống giếng và dặn họ y như dặn cô gái lần trước.
Dưới giếng lúc đó đầy hoa đỏ và hoa trắng. Ai nấy đều cho màu đỏ là đẹp nên
khi lội xuống giếng đều tìm hoa đỏ mút lấy mút để. Nhưng không ngờ lúc lên
bờ, họ không phải trẻ lại mà già thêm ra: mặt mũi nhăn nheo, người trông quắt
lại, lông lá mọc đầy người, đằng sau lưng là cả một cái đuôi.
Những người đi gánh nước thấy vậy hoảng hồn: "Kìa trông con quỷ, nó cắn bà
con ôi!". Nhưng lại có những tiếng khác: "Đánh cho chết chúng nó đi! Sợ gì".
Lập tức mọi người cầm đòn gánh xông lại. Cả họ nhà trưởng giả kinh hoàng bỏ
chạy một mạch lên rừng.
Từ đó, cô gái cùng với số người nghèo hầu hạ trưởng giả được hưởng những của
cải do chúng để lại. Lại nói chuyện trưởng giả và họ hàng đành phải nấp náu
trong rừng sâu, ngày ngày kiếm quả cây nuôi thân. Chúng đi lom khom, áo quần
rách nát trông rất thiểu não. Nhưng chúng vẫn tiếc của. Cho nên thỉnh thoảng
ban đêm chúng lại mò về, hoặc gõ cửa, hoặc ngồi trước nhà kêu léo nhéo suốt
đêm, gần sáng mới trở về rừng.
Thấy vậy cô gái và mọi người sợ quá, đêm đêm đóng cửa rất chặt. Họ bàn nhau
tìm cách đuổi chúng. Họ bôi mắm tôm vào các cánh cửa, lại nung nóng rất nhiều
lưỡi cày đặt rải rác ở cổng các nhà. Quả nhiên, một đêm nọ chúng lại mò về.
Theo lệ thường, chúng đánh đu vào song cửa kêu rít lên. Nhưng lần này chúng
vừa mó đến đã bị mắm tôm vấy đầy tay, rồi từ tay vấy khắp cả người, hôi hám
không thể nói hết. Chúng kinh sợ dắt nhau ra ngồi trước cổng quen như thói cũ.
Nhưng vừa đặt đít ngồi xuống các lưỡi cày thì chúng đã kêu oai oái, rồi ba chân
bốn cẳng bỏ chạy lên rừng. Từ đó chúng kệch không dám về nữa.
Trong những khi lên rừng hái củi, người ta thỉnh thoảng vẫn gặp chúng. Thấy
bóng người từ đàng xa, chúng liền chuyền theo nhánh cây, lủi nhanh thoăn
thoắt. Người ta gọi chúng là những con khỉ. Ngày nay vẫn có nhiều người cho

khỉ là thuộc nòi trưởng giả. Còn những con khỉ sở dĩ đỏ đít là vì chúng chịu di
truyền dấu vết bỏng đít của tổ tiên.
Đôi ngỗng
Ngày xưa, có một người hết sức giàu có, muốn sống một cuộc đời ăn uống thỏa
thích, nên ngày hai bữa mâm cơm bao giờ cũng đầy thừa những thức ăn ngon lạ.
Một hôm nhà giàu có khách, một người bạn cũng rất sành ăn uống. Luôn mấy
hôm, trong nhà toàn nghe những tiếng dao thớt, nấu nướng.
Đãi khách ăn không còn thiếu một thức ngon nào, một hôm chủ nhà đi qua sân
sau, trỏ cho bạn thấy một đôi ngỗng đẹp, bảo sẽ giết thịt để làm tiệc tiễn hành
hôm nào khách về.
Thuở ấy loài ngỗng đang còn rất hiếm và thịt ngỗng là một thức ăn sang trọng,
chỉ có nhà quyền quý mới nếm được mùi. Hai con ngỗng nghe hiểu tiếng người,
lấy làm đau xót vô hạn, vì lời hẹn của chủ nhà là bản án tử hình đối với chúng.
Đêm đến, đôi ngỗng kêu than, khóc lóc với nhau để vĩnh biệt trước, rồi khi gà
bắt đầu gáy, con ngỗng trống hôn hít vợ xong tới đứng sẵn bên cửa chuồng, đợi
người bếp đến bắt đem thịt. Con ngỗng mái đoán biết ý chồng, muốn ngăn cho
chồng khỏi chịu chết trước thay mình, mới tranh lấy chỗ, rồi hai vợ chồng
ngỗng, con nào cũng muốn hi sinh, giành lấy cái chết về mình để cứu bạn trăm
năm. Cứ thế mà đôi lứa tranh giành nhau cho tới khi ngày sáng. Luôn mấy đêm
liền cảnh đòi chết liên tiếp diễn ra ở trong chuồng ngỗng. Rốt cuộc để tránh khỏi
sự tranh giành nhau nữa, cả hai cùng thỏa thuận ngủ ngang hàng, song song
cạnh nhau. Hai con lại cùng thề nguyền rằng sau khi một trong đôi lứa chết đi
thì con còn sống sẽ ăn chay suốt đời để nhớ kẻ đã mất.
Những tiếng thở than, tranh giành của đôi ngỗng vẳng đến tai của người khách.
Mấy lần khách lại gần chuồng để nghe câu chuyện của hai vợ chồng ngỗng vì
khách hiểu được tiếng nói của các loài chim. Những lời thề nguyền, trối trăn tha
thiết của đôi ngỗng làm động lòng khách sành ăn.
Qua hôm sau, khách ngỏ lời từ giã chủ nhân và bảo rằng mình không thích ăn
thịt ngỗng, bởi đã mấy lần nếm qua rồi mà thấy thịt loài này không ngon. Lời
bịa đặt ấy đã cứu mạng cho đôi vợ chồng ngỗng. Song từ đó, chúng vẫn giữ lời

thề trước, chỉ ăn toàn rau cỏ, ngũ cốc thôi, chứ khôn động tới thịt các sinh vật
khác. Cũng từ ngày ấy loài ngỗng theo thói quen ngủ sát cạnh nhau.
Sự tích con muỗi
Ngày xưa, có một người nông dân hiền lành tên là Ngọc Tâm, có một người vợ
xinh đẹp tên là Nhan Diệp. Khác hẳn với tính tình đơn giản của chồng, quanh
năm chăm chú làm ăn, người vợ lười biếng xa hoa, chỉ lo thỏa thê sung sướng.
Trong lúc hai vợ chồng tưởng chung sống với nhau đến răng long đầu bạc, thì
Nhan Diệp bỗng lăn ra chết. Người chồng đau đớn quá, không muốn rời xa xác
vợ, bèn bán hết tài sản, mua một chiếc thuyền chở quan tài vợ thả bồng bềnh
trên mặt nước.
Một buổi sớm mai thuyền đi đến dưới chân một ngọn núi cỏ cây ngào ngạt,
Ngọc Tâm lên bờ thấy đủ các kỳ hoa dị thảo, cây cối nặng trĩu trái thì lấy làm lạ
bèn phăng lần lên cao. Lưng chừng núi, Ngọc Tâm gặp một ông lão tướng mạo
phương phi, râu tóc bạc phơ, tay chống gậy trúc đang lần bước. Thấy người có
vẻ tiên phong đạo cốt, đoán chừng là thần tiên ở núi Thiên Thai xuất hiện, Ngọc
Tâm bèn sụp lạy, rồi thiết tha xin cứu tử hoàn sinh cho người vợ thương yêu.
Vị thần thương hại nhìn Ngọc Tâm hồi lâu rồi nói:
- Ngươi còn nặng lòng vương vấn trần ai, chưa thoát được vòng tục lụy... Ta có
thể giúp cho ngươi đạt ước vọng song về sau ngươi đừng có lấy làm ân hận!
Ngọc Tâm theo lời vị thần, dở nắp quan tài vợ ra, chích đầu ngón tay mình nhỏ
ba giọt máu vào thi thể Nhan Diệp, thì người đàn bà từ từ mở mắt ra, rồi ngồi
lên như sau một giấc ngủ dài.
Trước khi từ giã, vị thần bảo người đàn bà vừa sống lại:
- Đừng quên bổn phận của người vợ... Hãy luôn luôn nghĩ đến lòng thương yêu
chung thủy của chồng... Chúc cho hai vợ chồng được sung sướng.
Trên đường về quê, người chồng hối hả giục thuyền đi mau. Một tối thuyền ghé
bến, Ngọc Tâm lên bờ mua sắm thức ăn. Trong lúc đó, có một chiếc thuyền
buôn lớn đậu sát bên cạnh, chủ nhân là tay lái buôn giàu có chú ý đến nhan sắc
lộng lẫy của Nhan Diệp. Hắn gợi chuyện, mời Nhan Diệp qua thuyền mình dùng
trà rồi ra lệnh cho bạn thuyền dong hết buồm chạy.

Ngọc Tâm quay về thấy mất vợ, bỏ cả ăn ngủ, ngày đêm đi tìm kiếm, một tháng
sau mới gặp. Nhưng người đàn bà đã quen với lối sống xa hoa bên cạnh tay lái
buôn giàu có, quên cả tình cũ nghĩa xưa. Thấy rõ bộ mặt thật của vợ, Ngọc Tâm
như tỉnh cơn mê, bảo Nhan Diệp:
- Mình được tự do bỏ tôi song tôi không muốn mình còn lưu giữ kỷ niệm gì của
tôi nữa, vậy hãy trả lại ba giọt máu của tôi đã nhỏ ra để cứu mình sống lại.
Nhan Diệp thấy được ra đi dứt khoát dễ dàng như thế, vội vàng lấy dao chích
đầu ngón tay, nhưng máu vừa bắt đầu nhỏ giọt thì nàng ngã lăn ra chết.
Người đàn bà nông nổi, phụ bạc chết vẫn còn luyến tiếc cõi đời nên hóa kiếp
thành một vật nhỏ, ngày đêm đuổi theo Ngọc Tâm, tìm cách ăn cắp ba giọt máu
để trở lại làm người. Con vật này luôn luôn kêu than với chồng cũ, như van lơn,
như oán hận, như tiếc thương, ngày đêm o o không ngừng. Về sau giống này
sinh sôi nẩy nở rất nhiều, người ta đặt tên nó là con muỗi. Vì ghét kẻ phụ bạc,
nên mỗi lần muỗi lại gần, người ta không tiếc tay đập cho nó chết.
Sự tích con sam
Ngày xưa có hai vợ chồng một người đánh cá nghèo. Một hôm người chồng ra
khơi với bạn nghề. Không may có một trận bão rất lớn nổi lên giữa lúc họ đang
thả lưới. Không một người nào thoát khỏi tai nạn. Tin dữ về đến làng, tất cả mọi
gia đình đánh cá đều đau khổ. Tiếng khóc lan đi các nhà. Riêng người đàn bà
lòng đau như cắt. Như điên như cuồng, bà bỏ nhà ra đi, hy vọng tìm thấy chồng.
Bà cứ theo bờ biển đi, đi mãi. Trải qua hai ngày đến một hòn núi lớn. Bà trèo lên
rồi vì mệt quá ngủ thiếp dưới một gốc cây. Đang ngủ bỗng có một tiếng nổ dữ
dội. Bà choàng dậy thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ đứng trước mặt mình, hỏi:
- Người là ai mà dám đến nằm trước nhà ta?
Người đàn bà mếu máo đáp:
-Tôi đi tìm chồng. Cụ làm ơn chỉ giúp kẻo tôi nóng lòng nóng ruột quá!
Cụ già nói:
- Ta là thần Cây. Thấy nhà ngươi chung tình ta rất thương. Vậy ta báo cho biết
là chồng ngươi còn sống, hiện ở ngoài hải đảo.
Nói rồi, ông cụ trao cho người đàn bà một viên ngọc và bảo:

- Ngươi hãy ngậm viên ngọc này vào miệng thì sẽ bay qua được biển để gặp
chồng. Nhưng phải nhớ là nhắm mắt ngậm miệng kẻo rơi ngọc mà nguy đó.
Ông cụ nói xong biến mất. Bà ta lấy ngọc ngậm vào miệng và nhắm mắt lại.
Thốt nhiên trời bỗng nổi gió ù ù. Bà thấy người như nhẹ bỗng, hai bên tai nghe
tiếng vo vo. Được một lúc sau thấy chân chấm đất, bà mở mắt ra thì thấy mình
đang đứng trên một bãi cát lạ mà gió bấy giờ đã lặng. Trông thấy chồng ngồi co
ro trên bãi, bà mừng quá. Hai vợ chồng hàn huyên một hồi lâu rồi mới tính
chuyện trở về làng cũ.
Người chồng ôm ngang lưng vợ để vợ đưa qua biển cả. Lòng người vợ sung
sướng không thể nói hết. Vì thế, bà ta đã quên mất lời của thần Cây dặn. Miệng
mắc ngậm ngọc nhưng bà vẫn cố hỏi chuyện chồng. Đột nhiên viên ngọc văng
ra giữa không trung. Bà chỉ kịp kêu lên một tiếng rồi cả hai vợ chồng đều sa
xuống biển. Rồi đó họ hóa thành những con sam. Ngày nay, những con sam
thường đi cặp đôi ở dưới nước, lúc nào con sam đực cũng ôm lấy con sam cái
như khi chồng ôm vợ để bay qua biển. Có câu tục ngữ "Thương như sam", là do
truyện này mà ra.
Sự tích sầu riêng
Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai,
có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ. Chàng
từng cầm quân mấy lần đánh cho tan tác thầy trò Nguyễn Ánh.
Nhà Tây Sơn mất, Gia Long vừa thắng thế trên đất nước Việt thì cũng bắt đầu
giết hại những người từng theo nhà Tây Sơn.
Nhân dân trong xóm quý mến chàng, khuyên chàng trốn đi thật xa. Họ giúp tiền
gạo và mọi thứ cần dùng, trong đó có cả một chiếc thuyền nhỏ để tiện đi lại. Và
chàng ra đi. Ngược dòng sông Cửu Long, chàng tiến sâu vào nước Chân Lạp.
Một hôm, chàng dừng thuyền, lên bộ để mua sắm thức ăn. Chàng bước vào một
cái quán bên đường. Trong quán có một bà mẹ ngồi ủ rũ bên cạnh một cô gái
nằm mê man bất tỉnh. Đó là hai mẹ con đi dâng hương trên núi Tà-lon, về đến
đây thì người con bị ốm nặng. Vốn có biệt tài về nghề thuốc, chàng đã cứu chữa
cho cô gái khỏi bệnh. Sẵn có thuyền, chàng chở họ về tận nhà.

Cô gái đem lòng quyến luyến chàng. Sau một tuần chay tạ ơn Trời, Phật, mẹ
nàng cho biết là Phật đã báo mộng cho hai người lấy nhau. Chàng vui mừng
nhận lời và từ đó hai vợ chồng làm ruộng, nuôi tằm, xây dựng gia đình đầm ấm.
Mười năm thoảng qua như một giấc mộng. Hai vợ chồng quấn quýt nhau như
đôi chim câu. Trong vườn nhà vợ có một cây ăn quả gọi là cây "tu-rên" mà ở xứ
sở chàng không có. Mùa trái chín đến, vợ bổ một trái đưa cho chồng ăn. Trái

×