PHÒNG GD&ĐT NA HANG
Đề chính thức
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007- 2008
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên: …………………………………………………
Lớp: ……………………………………………………….
A. Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng (từ câu 1 đến câu 8) mỗi câu
trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1. Nhận định nào đúng nhất về con người Bác trong bài thơ " Tức cảnh Pác Bó" ?
A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
B. Ung dung lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
C. Quyết đoán tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.
D. Yêu nước thương dân sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho tổ quốc.
Câu 2. Bài thơ " Ngắm trăng" thuộc thể thơ gì ?
A. Lục bát. C. Thất ngôn bát cú.
B. Song thất lục bát. D. Thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 3. Trong bài thơ " Quê hương" đoạn thơ thứ 2 (từ câu 3 đến câu 8 ) nói đến cảnh gì ?
A. Cảnh đoàn thuyền ra khơi.
B. Cảnh đánh cá ngoài khơi.
C. Cảnh đón thuyền cá về bến.
D. Cảnh đợi chờ thuyền cá của người dân làng chài.
Câu 4. Ý nghĩa của câu “ Than ôi ! thời oanh liệt nay còn đâu ?” trong bài thơ
Nhớ rừng là gì ?
A. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ.
B. Thể hiện niềm tiếc nuối khôn nguôi quá khứ vàng son đã mất.
C. Thể hiện niềm khao khát tự do một cách mãnh liệt.
D. Thể hiện nỗi chán ghét cảnh sống thực tại nhạt nhẽo, tù túng.
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
Đề 1
Câu 5. Tác giả Trần Quốc Tuấn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để nêu gương các bậc
trung thần nghĩa sĩ ở phần đầu văn bản " Hịch tướng sĩ"?
A. So sánh. C. Cường điệu
B. Liệt kê. D. Nhân hoá
Câu 6. Từ nào dưới đây có thể thay thế từ "vui lòng" trong câu " Dẫu cho trăm thân này
phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".
A. Cam chịu. C. Mặc kệ
B. Bình thường. D. Cam lòng.
Câu 7. Mục đích của việc nhân nghĩa thể hiện trong văn bản " Nước Đại Việt ta" là?
A. Nhân nghĩa là lối sống đạo đức giàu tình thương.
B. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no.
C. Nhân nghĩa là trung quân hết lòng phục vụ vua.
D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến
Câu 8. Trong đoạn trích "Thuế máu" Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng kết hợp các phương thức
biểu đạt nào?
A. Nghị luận, tự sự, thuyết minh.
B. Nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm.
C. Nghị luận , biểu cảm, miêu tả.
D. Nghị luận, tự sự, miêu tả.
Câu 9. Nối cột A với cột B sao cho thích hợp (mỗi cặp nối đúng được 0.25 điểm):
A B
A. Hịch tướng sĩ 1. Nguyễn Thiếp
B. Nước Đại Việt ta 2. Lý Công Uẩn
C. Thuế máu 3. Trần Quốc Tuấn.
D. Chiếu dời đô 4. Nguyễn Trãi
5. Nguyễn Ái Quốc
B. Phần II: Tự luận (7 điểm)
Viết bài văn giới thiệu một danh lam, thắng cảnh ở quê em./.
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM KIỂM TRA ĐỀ 1
Môn Ngữ văn 8 - học kỳ II năm học 2007-2008
Phần1: Trắc nghiệm (3điểm )
Mỗi câu đúng 0,25 điểm; riêng câu 9 được 1 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đáp án B D A B B D B B
A- 3
B - 4
C - 5
D- 2
Phần 2: Tự luận (7điểm)
Mở bài: (1,5 điểm)
Giới thiệu sơ lược về quê hương và một danh lam, thắng cảnh ở quê hương.
Thân bài: (4 điểm)
- Giới thiệu vị trí địa lí của danh lam, thắng cảnh(1 điểm)
- Lần lượt giới thiệu và mô tả từng phần của danh lam, thắng cảnh theo một trình
tự nhất định (có thể từ ngoài vào trong, từ phía trước ra phía sau...2 điểm))
- Nêu vai trò ý nghĩa của danh lam, thắng cảnh đối với đời sống con người ở địa
phương, đối với môi trường sinh thái, du lịch...(1 điểm).
Kết bài: 1,5 điểm:
Nêu nhận xét đánh giá về danh lam, thắng cảnh quê hương ./.