Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi lớp 9 kỳ 2 07-08

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.41 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT NA HANG
Đề chính thức
ĐỀ KIỂM TRA LẦN 2 NĂM HỌC 2007- 2008
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên: …………………………………………………
Lớp: ……………………………………………………….
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng từ câu 1 đến câu 4 mỗi câu trả lời
đúng được 0,25 điểm
Câu 1: Văn bản "Những ngôi sao xa xôi" của tác giả?
A. Nguyễn Thành Long B. Lê Minh Khuê
C. Nguyễn Minh Châu D. Nguyễn Quang Sáng

Câu2: Tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" được viết năm nào ?
A. 1969 B.1970 C. 1971 D.1974
Câu 3:
Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của tác giả Thanh Hải được viết theo thể thơ nào?
A. Năm chữ B. Bảy chữ C. Tám chữ D. Lục bát.
Câu 4: Từ nào là từ Hán Việt trong các từ dưới đây?
A. Chùng Chình B. Dềnh dàng C. Hoài cổ D. Vội vã.
Câu 5: Cho các từ: trong sáng, lao động, hồn nhiên, chiến đấu, chân thực, nhân vật,
hãy điền vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau: mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Cảm nhận được tâm hồn…………………,tính cách dũng cảm,………………..và
cuộc sống…………………….nhiều gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của
các…………….nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi.
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
Đề 1
Câu 6:
Nối nội dung cột A với cột B sao cho tên tác giả phù hợp với tác phẩm (mỗi ý


đúng 0,25 điểm))
A. Tác giả B. Tác phẩm
1. R Ta go
a. Viếng lăng Bác.
2. G Lân - đơn
b. Mây và sóng
3.Viễn Phương
c. Bố của Xi Mông
4. G Đơ Mô-Pa- Xăng
d. Con chó bấc.
5. Hữu Thỉnh
PHẦN II: Tự luận: 7 điểm
Đề: Em hãy phân tích đoạn thơ sau:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
(Hữu Thỉnh- Sang thu)
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM KIỂM TRA LẦN 2 ĐỀ 1
Môn Ngữ văn 9 -năm học 2007-2008
PHẦN I: TRẮC NGHIÊM KHÁCH QUAN: ( 3 ĐIỂM)
Câu 1 2 3 4
Đáp án B C A C
Câu 5: “trong sáng”; “hồn nhiên”; “chiến đấu”; “nhân vật”.
Câu 6: 1->b; 2->d; 3-> a; 4->c.
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: (7 điểm)

* Yêu cầu về hình thức:
- Bài viết đủ bố cục 3 phần rõ ràng, lý lẽ, dẫn chứng cụ thể, chặt chẽ, thuyết
phục. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, trong sáng, diễn đạt lưu loát. Bài viết có sáng tạo.
1. Mở bài: (1 điểm)
- Giới thiệu tác giả tác phẩm.
- Mùa thu là đề tài quen thuộc của những nhà thơ, Hữu thỉnh góp phần vào
mùa thu của đất nước, một góc quê hương sang thu.
2. Thân bài: (4 điểm)
- Đoạn thơ có hương vị ấm nồng của một miền quê nhỏ; mùi quê hương mộc
mạc trong gió, thoảng bay một sự bất ngờ như đã chờ đợi sẵn.(1điểm)
- Mùa thu mang theo vị đậm đà của quê hương qua những mùi quen thuộc,
như có thêm sương nên thu dễ nhận hơn. (1điểm)
“Sương chùng chình qua ngõ”
-Thu đã về khiến nhà thơ giật mình bối rối. Thu về trên quê hương như thế
nào? Ngỡ ngàng vụt tan biến và nhường chỗ cho tình cảm mãnh liệt trước mùa thu: (1
điểm)
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
-Tác giả tả con sông, đám mây, những cánh chim…. trước mùa thu (Khi mùa
hè qua đi cái se lạnh mùa thu mang cho người ta những cảm giác yên bình, lối diễn
đạt nhà thơ thật độc đáo. Thu về làm cho cảnh vật đổi thay, vạn vật cũng khác lạ.
(1điểm)
3. Kết luận: (2 điểm)
- Tác giả dựng lại một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm cuộc đời, những
hình ảnh thân quen giản dị.
- Bài thơ “Sang thu” đã tô đẹp cho quê hương đất nước, cho mùa thu đất trời
Việt Nam.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×