Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.56 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................2
Ⅰ. TÁC ĐỘNG CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ - CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC. SỐ
LIỆU TẠI VIỆT NAM...............................................................................................................2
1. Tình hình dân số.....................................................................................................................2
1.1 Quy mô dân số và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động..........................................................2
1.2 Số lượng và cơ cấu việc làm................................................................................................3
1.3 Thất nghiệp và thiếu việc làm..............................................................................................3
1.4 Nhu cầu tuyển dụng.............................................................................................................5
1.5 Loại hình nhân lực................................................................................................................6
1.6 Phân bổ ngành nghề.............................................................................................................6
2. Thể lực....................................................................................................................................7
3. Trí lực.....................................................................................................................................9
3.1 Nhóm người lao động..........................................................................................................9
3.2 Chuyên môn kỹ thuật........................................................................................................11
4. Tâm lý..................................................................................................................................13
5. Chỉ số HDI...........................................................................................................................15
Ⅱ. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM........17
1. Chiến lược phát triển NNL tổng quát dài hạn đến 2020......................................................17
1.1. Mục tiêu............................................................................................................................17
1.1.1. Mục tiêu tổng quát.........................................................................................................17
1.1.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................................17
1.2. Chiến lược.........................................................................................................................18
2. Chính sách phát triển NNL..................................................................................................21
2.1 Nâng cao trình độ văn hóa, thức đẩy cải cách giáo dục....................................................21
2.2 Tiếp tục đổi mới quản lý nguồn nhân lực để phát triển nguồn nhân lực............................22
2.3 Nguồn nhân lực tài chính cho phát triển nguồn nhân lực................................................22
3. Đối với cách mạng 4.0.........................................................................................................26
Ⅲ. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP................................................................................28
KẾT LUẬN..............................................................................................................................29


Page 1 of 29


LỜI MỞ ĐẦU
Con người là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của quá trình
phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Bởi vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người, nhất là con người với tư cách là nguồn
lực của sự phát triển. Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề nguồn lực cũng là yếu tố giữ vai
trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Với một lực lượng lao động dồi dào, dân số trẻ và đang ở thời kì dân số vàng,
Việt Nam đang có nguồn lực to lớn để xây dựng và phát triển đất nước. Những năm
qua, nguồn nhân lực ở nước ta đã được phát huy mạnh mẽ, tạo động lực cho những
thay đổi to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong điều kiện
khoa học công nghệ phát triển, nguồn nhân lực ở nước ta lại đang bộc lộ những vấn đề
bất cập nhất định, nhất là chất lượng nguồn nhân lực thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu
của nền sản xuất xã hội. Do vậy, việc nâng cao chất lượng NNL là vấn đề có ý nghĩa
then chốt.

Ⅰ. TÁC ĐỘNG CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ - CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC. SỐ LIỆU TẠI VIỆT NAM
1. Tình hình dân số
1.1 Quy mô dân số và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
Dân số hiện tại của Việt Nam là 96.787.293 người vào ngày 24/10/2018 theo số
liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,27% dân số thế giới
và Việt Nam đang đứng thứ 14 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và
vùng lãnh thổ.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên
của cả nước quý I năm 2018 ước tính là 55,1
triệu người, giảm 70,7 nghìn người so với quý
trước (trong đó, giảm chủ yếu ở khu vực nông

thôn), tăng 586,8 nghìn người so với cùng kỳ
năm trước. Lực lượng lao động giảm trong
quý I là xu hướng thường thấy do quý I có kỳ
nghỉ Tết cổ truyền và là thời gian diễn ra các
lễ hội nên người dân thường kéo dài thời gian
nghỉ làm việc, nhu cầu làm việc và tìm kiếm
việc làm trong dân cư giảm.

Page 2 of 29


Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý I năm 2018 là 48,4 triệu người,
giảm 122,0 nghìn người so với quý trước, tăng 497,3 nghìn người so với cùng kỳ năm
trước. Lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 16,1 triệu người, chiếm
33,3%, lực lượng lao động nữ trong độ tuổi là 22,1 triệu người, chiếm 45,8% tổng số
lao động trong độ tuổi của cả nước.
Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý I năm 2018 ước tính là 54,0
triệu người, giảm 66,1 nghìn người so với quý trước, tăng 622,3 nghìn người so với
cùng kỳ năm trước. Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm ở khu vực thành thị chiếm
31,9%, lao động nữ từ 15 tuổi trở lên có việc làm chiếm 48,1% tổng số người có việc
làm. Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong khu vực khu vực Nông nghiệp, lâm
nghiệp và thuỷ sản ước tính là 20,9 triệu người, chiếm 38,6% (giảm 1,9 điểm phần
trăm so với cùng kỳ năm trước); khu vực Công nghiệp và xây dựng là 14,4 triệu
người, chiếm 26,7% (tăng 1,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước); khu vực
Dịch vụ là 18,7 triệu người, chiếm 34,7% (tăng 0,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm trước).
1.2 Số lượng và cơ cấu việc làm
Quý 2/2018, số người có việc làm là 54,02 triệu, tăng 29,9 nghìn người (0,3%)
so với quý 1/2018 và tăng 619,5 nghìn người (1,16%) so với quý 2/2017.
So với cùng kỳ năm 2017, cơ cấu người có việc làm là nam tăng lên, chiếm

52,42%; khu vực thành thị cũng tăng nhẹ, chiếm 31,88% tổng số người đang làm
Có 23,66 triệu người làm công hưởng lương, chiếm 43,80% trong tổng số lao
động có việc làm, tăng nhẹ so với quý 1/2018 là 43,52% và quý 2/2017 là 42,77%.
Xét theo ngành kinh tế, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản (NLTS) tiếp tục giảm. Quý 2/2018 tỷ lệ này là 38,21% so với
38,56% ở quý 1/2018 và 40,44% ở quý 2/2017.

Page 3 of 29


1.3 Thất nghiệp và thiếu việc làm

Bảng: Thất nghiệp trong độ tuổi lao động

Quý 2/2018, cả nước có 1.061,5 nghìn người trong độ tuổi thất nghiệp, giảm
5,6 nghìn người so với quý 1/2017 và 20,1 nghìn người so với quý 2/2017. Tỷ lệ thất
nghiệp trong độ tuổi lao động giảm nhẹ còn 2,19%. Số người thất nghiệp dài hạn (12
tháng trở lên) chiếm 34,93% tổng số người thất nghiệp. Quý 2/2018 có 511,2 nghìn
thanh niên thất nghiệp, tăng nhẹ 0,4 nghìn người so với quý 1/2018, chiếm 48,16%
tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong quý 2/2018 ước là
7,1%, tăng nhẹ 0,03 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,57 điểm phần trăm so
với quý 2/2017.
Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là ở vùng Đông Nam Bộ (2,84%, tăng mạnh so với
quý trước là 0,45%), tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long (2,62%); tỷ lệ thất nghiệp
thấp nhất ở vùng Trung du miền núi phía Bắc (1,07%) và Tây Nguyên (1,37%)

Bảng: Thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo cấp trình độ
Page 4 of 29



Thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi giảm cả về số lượng và tỷ lệ so với
quý 1/2018. Quý 2/2018, cả nước có 677 nghìn lao động trong độ tuổi thiếu việc làm,
giảm 41,2 nghìn người so với quý 1/2018 và 79 nghìn người so với quý 2/2018. Tỷ lệ
thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 1,43%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu
vực nông thôn là 1,82%, khu vực thành thị là 0,65%.
Trong tổng số người thiếu việc làm, có 85,02% lao động nông thôn; 71,99%
làm việc trong ngành nông lâm thủy sản.
Số giờ làm việc bình quân một tuần của lao động thiếu việc làm là 24,32 giờ,
bằng 53,72% tổng số giờ làm việc bình quân của lao động cả nước (45,27 giờ/tuần).

Bảng: Số lượng và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi
1.4 Nhu cầu tuyển dụng
Tổng hợp thông tin về nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc từ cổng thông
tin điện tử việc làm của Bộ LĐ-TBXH trong quý 2/2018 như sau:
-

Về nhu cầu tuyển dụng lao động:

Có 171,0 nghìn chỗ làm việc được các doanh nghiệp đăng để tuyển dụng, tăng
24,9 nghìn người (14,7%) so với quý 1/2018.Nhu cầu tuyển dụng lao động nữ chiếm
58,7% tổng số, tăng 1,4 điểm phần trăm so với quý 1/2018 (57,3%)
Nhu cầu tuyển dụng của các công ty “ngoài nhà nước” chiếm 72,2%, giảm 8,1
điểm phần trăm so với quý 1/2018

Page 5 of 29


Bảng: Nhu cầu tuyển dụng theo loại hình doanh nghiệp

1.5 Loại hình nhân lực

Hình: Số lượng LLLĐ theo trình độ CMKT Quý 2/2018 và Quý 2/2017

1.6 Phân bổ ngành nghề
Bảng: Phần trăm lao động có việc làm và tốc độ tăng/giảm của 10 ngành lớn nhất,
quý 2/2018

Page 6 of 29


2. Thể lực
Thể lực là trạng thái sức khoẻ của con người, là điều kiện đảm bảo cho con
người phát triển, trưởng thành một cách bình thường, hoặc có thể đáp ứng được những
đòi hỏi về sự hao phí sức lực, thần kinh, cơ bắp trong lao động. Trí lực ngày càng
đóng vai trò quyết định trong sự phát triển nguồn nhân lực, song, sức mạnh trí tuệ của
con người chỉ có thể phát huy được lợi thế trên nền thể lực khoẻ mạnh. Chăm sóc sức
khoẻ là một nhiệm vụ rất cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề
phát huy có hiệu quả tiềm năng con người.
Các tiêu chí cụ thể của thể lực là: có sức chịu đựng dẻo dai, đáp ứng quá trình
sản xuất liên tục, kéo dài; có các thông số nhân chủng học đáp ứng được các hệ thống
thiết bị công nghệ được sản xuất phổ biến và trao đổi trên thị trường khu vực và thế
giới; luôn tỉnh táo và sảng khoái tinh thần.
-

Tình hình thể lực,sức khỏe:

Tại một hội thảo về dinh dưỡng được Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức đầu
tháng 12/2017, đại diện cơ quan này cho biết, tại nước ta, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em
dưới 5 tuổi đã giảm trong 5 năm qua.
Cụ thể, tỷ lệ trẻ nhẹ cân giảm từ 17,5% (năm 2010) xuống còn 13,6% (năm
2016). Tuy nhiên vẫn còn 24,6% trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam bị suy dinh dưỡng

thấp còi. Đặc biệt, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc
thiểu số cao gấp 2 lần so với trẻ em người Kinh (32,1% so với 16,2%).
Việt Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới về gánh nặng do suy dinh dưỡng thấp
còi gây ra. Hiện có khoảng 1,9 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng thấp còi. Thực trạng suy
dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi ngoài yếu tố di truyền, theo các chuyên gia,
còn có liên quan rất nhiều đến yếu tố dinh dưỡng. Bên cạnh thiếu dinh dưỡng là tình
trạng thừa cân béo phì đáng báo động ở các thành phố lớn...
Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới cũng chỉ rõ những hạn chế, bất cập trong
công tác chăm sóc sức khỏe: chênh lệch chỉ số sức khỏe giữa các vùng, miền còn lớn.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi còn cao. Tầm vóc người Việt Nam chậm được cải
thiện. Từ đó, nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp
còi của trẻ em dưới 5 tuổi dưới 20%, phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ suy dinh dưỡng
thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi dưới 15%; khống chế tỉ lệ béo phì ở người trưởng
thành dưới 10%. Chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi đối với nam đạt 168,5cm, nữ
157,5cm.
Tại Hà Nội, năm 2016 trẻ dưới 5 tuổi ở thể thấp còi giảm còn 9% và suy dinh
dưỡng thể cân nặng giảm xuống còn 14,2%. Trong năm 2017, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
Page 7 of 29


suy dinh dưỡng cân nặng giảm còn 8,5%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
chiều cao giảm còn 13,6%...
-

Chăm sóc y tế,thể dục thể thao

+ Thể dục thể thao
Theo khảo sát các chuyên gia sức khỏe đại học Stanford ở Hoa Kỳ thực hiện
hơn 100 quốc gia, Việt Nam nằm trong các quốc gia lười vận động nhất thế giới, với

chỉ khoảng 15,3% số người dân tập thể dục nhiều hơn ba mươi phút mỗi ngày. Theo
nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia 5 năm qua số mắc tăng huyết áp ở Việt Nam
đã tăng hơn gấp rưỡi, số mắc đái tháo đường tăng trên 200% trong vòng 10 năm.
Việc nhận thức về tập luyện thể dục thể thao ở nước ta chưa thật sự tốt.Từ các
thói quen sinh hoạt hàng ngày sẽ tạo thành những tật xấu khiến cho chúng ta lười vận
động.Hơn thế nữa khi mạng Facebook,game trở lên phổ biến nó chi phối rất nhiều giới
trẻ,đặc biệt lứa tuổi thiếu niên càng ít vận động.Hiện nay trong hệ thống nhà trường,
giáo dục thể chất cần phải đẩy mạnh vì giờ tập thể dục rất ít, chấm điểm môn thể dục
mang tính Đạt hay Không đạt thì không có tính khuyến khích trẻ từ nhỏ thì không có
thói quen tập luyện.Bên cạnh đó là yếu tố giao thông nên khó đi bộ.
+ Chăm sóc y tế
Việt Nam rất chú trọng trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân đặc biệt là đối
tượng đồng bào dân tộc thiểu số.Với những chính sách hỗ trợ cụ thể như tăng cường
đầu tư cho y tế cơ sở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số; miễn giảm, hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh thông qua các hình thức như cấp thẻ
bảo hiểm y tế, hỗ trợ một phần kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế và các hình thức hỗ trợ
khác.
-

Tuổi thọ

Năm 2017, chất lượng dân số đã được cải thiện nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình
tăng nhanh, đạt 73,4 tuổi năm 2016, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình
quân đầu người.
Tình trạng, suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể
lực người Việt Nam có bước cải thiện. Dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn, gắn với
quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh.

Page 8 of 29



Tuy nhiên, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình vẫn còn nhiều hạn chế.
Mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể. Việt Nam có khoảng 20 tỉnh thành
có mức sinh đã giảm thấp hơn so với mức tử.
Mục tiêu đặt ra là, sẽ đưa dân số Việt Nam đạt tuổi thọ bình quân 75 tuổi, trong
đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm; 100% người cao tuổi có thẻ bảo
hiểm, được quản lý sức khỏe, được khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình,
cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung.Chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam
đạt 168,5cm, nữ đạt 157,5cm. Chỉ số phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 4
nước hàng đầu Đông Nam Á.
3. Trí lực
Trí lực là năng lực của trí tuệ, quyết định phần lớn khả năng lao động sáng tạo
của con người. Trí tuệ được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu của nguồn lực con
người bởi tất cả những gì thúc đẩy con người hành động tất nhiên phải thông qua đầu
óc của họ. Khai thác và phát huy tiềm năng trí tuệ trở thành yêu cầu quan trọng nhất
của việc phát huy nguồn lực con người. Gồm trình độ tổng hợp từ văn hoá, chuyên
môn, kỹ thuật, kỹ năng lao động. Trình độ văn hoá, với một nền tảng học vấn nhất
định là cơ sở cho phát triển trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trình độ chuyên môn kỹ
thuật là điều kiện đảm bảo cho nguồn nhân lực hoạt động mang tính chuyên môn hoá
và chuyên nghiệp hoá. Kỹ năng lao động theo từng nghành nghề, lĩnh vực là một yêu
cầu đặc biệt quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực ở xã hội công nghiệp.
-

Người lao động phải có trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật cao, trình độ
công nghệ thông tin cao, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo.

-

Xã hội cần 3 nhóm người lao động:

+ Nhóm lao động trí tuệ có trình độ quản lý, chuyên môn, kỹ thuật có khả năng
quản lý với phương pháp hiện đại, phát triển công nghệ hiện đại.
+ Nhóm đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo bài bản tay nghề cao, chuyên
nghiệp.
+ Nhóm lực lượng cán bộ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện đur
năng lực đào tạo chuyển giao khoa học công nghệ.

3.1 Nhóm người lao động
* Nguồn nhân lực từ nông dân
-

Hiện nay nông dân chiếm khoảng 73% dân số của cả nước. Điều này cho thấy
thực tế nông dân chiếm tỷ lệ cao về lực lượng xã hội. Theo các nguồn số liệu
thống kê hiện nay nước ta có khoảng 113700 trang trại, 7240 hợp tác xã nông,
lâm, thủy sản, có 217 làng nghề và 40% sản phẩm từ các ngành nghề nông dân
Page 9 of 29


-

-

được xuất khẩu đến hơn 100 nước. Như vậy so với trước đây nông thôn Việt
Nam có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên nguồn nhân lực trong nông dân nước ta vẫn chưa được khai thác, tổ
chức vẫn bị bỏ mặc và từ bỏ mặc dẫn tới sản xuất tự phát manh mún. Người
nông dân tự học cách sản xuất không qua trường lớp đào tạo nào cả nên quá
trình sản xuất chưa hiệu quả cao, chưa khoa học.
Vì nguồn nhân lực nông thôn chưa được khai thác, đào tạo nên hiện nay khi đất
nông nghiệp ngày càng thu hẹp một bộ phận nhân dân ở nông thôn không có

việc làm ở các khu công nghiệp, công trường. Trong khi các doanh nghiệp hiện
nay đang thiếu nghiêm trọng thợ có tay nghề cao.

=> Vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn Việt Nam đang rất đáng lo ngại. Nông
dân ở những nơi bị thu hồi đất thiếu việc làm, chất lượng lao động thấp tuy nhiên vẫn
chưa được khắc phục. Nguyên nhân của tình trạng này là chính sách đối với nông dân,
nông thôn, nông nghiệp chưa rõ ràng.
* Nguồn nhân lực từ công nhân
-

-

Về số lượng nguồn nhân lực công nhân Việt Nam hiện nay có khoảng 5 triệu
người chiếm khoảng 6% dân số cả nước. Trong đó công nhân trong các doanh
nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ thấp khoảng 40% công nhân của cả nước, lực
lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước chiếm 60%. Công nhân có tay
nghề cao chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ công nhân nói chung. Trình độ văn
hóa, tay nghề, Kỹ thuật của công nhân còn thấp. Số công nhân có trình độ đại
học, cao đẳng ở Việt Nam có khoảng 150 nghìn người chiếm khoảng 3,3% so
với đội ngũ công nhân nói chung ở Việt Nam. Hiện nay, lao động Việt Nam làm
việc tại nước ngoài có khoảng 500 nghìn người, làm việc tại trên 40 quốc gia
và vùng lãnh thổ với hơn 30 ngành nghề.
Vì vấn đề lương thấp mà công nhân phải vừa làm công nhân vừa kiếm thêm thu
nhập bằng một số nghề tay trái điển hình như xe ôm, làm nghề thủ công…
Trong ngành nghề của công nhân tỷ lệ công nhân cơ khí và công nghiệp nặng
rất thấp khoảng 20%, công nhân trong các ngành công nghiệp nhẹ lại chiếm
40% so với tổng số công nhân của cả nước. Sự già hóa và ít đi của đội ngũ
công nhân Việt Nam đã thấy xuất hiện. Với tình hình này công nhân khó có thể
đóng vai trò chủ yếu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Về mặt chính trị thực chất công nhân Việt Nam chưa co địa vị bằng tri thức,

công chức, viên chức rất kho vươn lên vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội và
sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân là do sự quan tâm chưa đầy đủ và chưa có
chính sách hiệu quả trong việc xây dựng trong giai cấp công nhân.

* Nguồn nhân lực tri thức, công chức, viên chức

Page 10 of 29


-

-

Đội ngũ tri thức Việt Nam trong những năm gần đây tăng khá nhanh. Cả nước
đến nay có 14 nghìn tiến sỹ và tiến sỹ khoa học, 1131 giáo sư, 5253 phó giáo
sư, 16 nghìn người có trình độ thạc sỹ, 30 nghìn cán bộ hoạt động khoa học và
công nghệ, 52129 giảng viên đại học cao đẳng, trong đó có 49% của số 47700
có trình độ thạc sỹ trở lên, gần 14 nghìn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp,
11200 giáo viên dạy nghề và 925 nghìn giáo viên hệ phổ thông, có khoảng 70%
tiến sỹ giữ chức vụ quản lý, 30% thực sự làm chuyên môn….
Hàng năm nhà nước chi một khoảng ngân sách kha lớn cho giáo dục và đào
tạo, chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách nhà nước.

3.2 Chuyên môn kỹ thuật
-

-

Trong tổng số 49,2 triệu người trong độ tuổi lao động, chỉ có 7,3 triệu người đã
được đào tạo, chiếm 14,9% lực lượng lao động. Trong số những người đang

theo học ở các trường chuyên nghiệp trên toàn quốc thì tỷ lệ người đang theo
học trình độ sơ cấp là 1,7%, trung cấp 20,5, cao đẳng 24,5% và Đại học trở lên
là 53,3%. Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta rất thấp, cụ thể là 86,7%
dân số trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, đáng
chú ý hơn là khu vực nông thôn, nơi phần lớn người lao động có nguyện vọng
đi làm việc ở nước ngoài thì tỷ lệ lao động chưa được đào tạo chiếm 92%. Như
vậy, đội ngũ lao động của ta trẻ và dồi dào nhưng chưa được trang bị chuyên
môn, kỹ thuật. Hiện cả nước có hơn 41,8 triệu lao động, chiếm 85,1% lực
lượng lao động chưa được đào tạo để đạt một trình trình độ chuyên môn, kỹ
thuật nào đó.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có bằng,chứng chỉ từ 3 tháng trở lên quý
2/2017 là 11,78 triệu, tăng 564 nghìn người (5,03%) so với quý 2/2016. Trong
đó, tăng mạnh nhất ở nhóm sơ cấp nghề (8,44%), tiếp đến là nhóm trung cấp
(5,01%), nhóm đại học và trên đại học (4,64%) và nhóm cao đẳng (2,98%). Tỷ
lệ lao động có trình độ đại học trở lên trong tổng LLLĐ là 9,09%; cao đẳng là
3,17%; trung cấp là 5,43% và sơ cấp nghề là 3,53%. Quý 2/2017, tỷ lệ lao động
qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ 3 tháng trở lên là 21,6% trong lực lượng lao
động, tăng 0,98 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Page 11 of 29


-

Biểu đồ dưới đây cho thấy lực lượng lao động với trình độ chuyên môn kỹ
thuật cao tăng trong giai đoạn quý 2/2012 đến quý 2/2017. Tỷ lệ lao động
không có trình độ chuyên môn kỹ thuật giảm 5,10 điểm phần trăm, tỷ lệ lao
động với trình độ sơ cấp tăng 1,08 điểm phần trăm, tỷ lệ lao động với trình độ
cao đẳng tăng 0,80 điểm phần trăm và tăng cao nhất là tỷ lệ lao động với trình
độ đại học tăng 3,00 điểm phần trăm.


Biểu đồ thể hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động quý 2/2012
đến quý 2/2017

(Nguồn: Điều tra lao động việc làm, TCTK)
-

Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực lao động Việt Nam còn rất nhiều hạn
chế; trong đó tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao
động có tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động
và hội nhập; Khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường
Page 12 of 29


lao động ngày càng lớn. Khi xem xét vấn đề thất nghiệp theo góc độ trình độ
chuyên môn kỹ thuật thì tỷ lệ thất nghiệp đang có xu hướng gia tăng trong số
lao động có trình độ cao. Theo Bản tin Thị trường lao động số 15, tại thời điểm
Quí 3/2017 số người thất nghiệp có trình độ từ đại học trở lên tăng 53,9 nghìn
người so với quí 2/2017 ở mức 237 nghìn người, tương đương 4,51%.
-

Xu hướng thất nghiệp gia tăng có nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng nhất là
chất lượng đào tạo trong các trường Đại học, cao đẳng chưa cao nên lao động
mới tốt nghiệp đa số không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của của cơ quan
doanh nghiệp. Đồng thời, sự chuyển dịch mô hình, cơ cấu kinh tế khiến cho
cung và cầu trong lao động thay đổi, trong khi các ngành đào tạo trong nhà
trường chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, hệ thống thông tin thị trường lao động chưa phản ánh khách quan, kịp thời
sự biến động của thị trường lao động; chưa đưa ra được các dự báo trung và
ngắn hạn về thị trường lao động và tính hiệu quả chưa cao của hoạt động dịch

vụ việc làm đã góp phần làm gia tăng xu hướng này.

4. Tâm lý
Tâm lực: còn được gọi là phẩm chất tâm lý- xã hội, chính là tác phong, tinh
thần– ý thức trong lao động như: tác phong công nghiệp (khẩn trương, đúng giờ…),
có ý thức tự giác cao, có niềm say mê nghề nghiệp chuyên môn, sáng tạo, năng động
trong công việc; có khả năng chuyển đổi công việc cao thích ứng với những thay đổi
trong lĩnh vực công nghệ và quản lý.
Ngày nay, cái đem lại lợi thế cho nguồn nhân lực ngoài trí lực và thể lực, còn
phải tính đến phẩm chất đạo đức, nhân cách con người. Phát triển nhân cách, đạo đức
đem lại cho con người khả năng thực hiện tốt các chức năng xã hội, nâng cao năng lực
sáng tạo của họ trong hoạt động thực tiễn xã hội. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực,
ngoài việc quan tâm nâng cao mặt bằng và dân trí, nâng cao sức khoẻ cho mỗi con
người, cho cộng đồng xã hội, thì cần coi trọng xây dựng đạo đức, nhân cách, lý tưởng
cho con người.
Nguồn nhân lực Việt Nam được thừa hưởng từ cha ông tinh thần làm việc hăng
say, sự chịu thương chịu khó, cần cù, chăm chỉ, yêu lao động, mềm dẻo, linh hoạt
trong ứng xử.
Thứ nhất, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực, tự cường đã góp phần không
nhỏtrong việc đào tạo một nguồn nhân lực có tinh thần phấn đấu, hy sinh vì dân, vì
nước; vượt qua khó khăn, thử thách; có tinh thần hợp tác trong lao động, sản xuất; có
thái độ lạc quan, dám nghĩ, dám làm; có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần
kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng đạo lý; có sự sáng tạo trong tư duy, hăng say
học tập, không ngừng nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, vì sự phát triển của đất
Page 13 of 29


nước. Tinh thần yêu nước của người lao động còn biểu hiện ở sự tin tưởng vào tương
lai tươi sáng của dân tộc, ở hành động dũng cảm, sáng tạo, xung kích trong phát triển
kinh tế; năng động, nhạy bén “đi tắt đón đầu” trong nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ

khoa học - công nghệ vào sản xuất, đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
Trong điều kiện hiện nay, lòng yêu nước còn được người Việt Nam biểu hiện qua lòng
tự trọng, không chấp nhận đói nghèo, lạc hậu qua đó có ý thức làm chủ bản thân và
làm chủ xã hội.
Thứ hai, người Việt Nam có truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng sâu sắc.
Đây cũng là một đặc điểm quan trọng, góp phần tác động tích cực tới quá trình đào tạo
nguồn nhân lực ở nước ta. Ngày nay, tinh thần đoàn kết được thể hiện qua việc chung
tay góp sức xây dựng quê hương, đất nước, vì cuộc sống cộng đồng, góp phần nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho toàn xã hội, quan tâm đến việc xóa đói giảm
nghèo, đến những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, quan tâm giúp đỡ cùng
nhau làm kinh tế… Để phát huy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần đoàn kết thì việc giáo
dục, tuyên truyền phổ biến để nâng cao nhận thức cho mỗi cá nhân cần phải được coi
trọng. Thông qua giáo dục, đào tạo không chỉ giúp mỗi cá nhân nhận thức sâu sắc hơn
nội dung, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết mà còn khắc phục tính ích kỷ, vụ lợi, góp
phần lành mạnh hóa xã hội. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, không chỉ người Việt
Nam trong nước mà cả người Việt Nam ở nước ngoài đã phát huy tốt truyền thống
đoàn kết tốt đẹp của dân tộc, cùng chung tay góp sức hướng về xây dựng và phát triển
đất nước. Những năm qua, kiều bào ta ở nước ngoài, bằng những hành động thiết thực
đã hướng về xây dựng quê hương, đất nước. Tuy nhiên, tinh thần ấy cần phải phát huy
cao hơn nữa, tránh gây sự chia rẽ, mất đoàn kết nhất là trong việc thực hiện các dự án
hợp tác, liên kết với các đối tác nước ngoài trong điều kiện ngày càng khó khăn như
hiện nay.
Thứ ba, người Việt Nam có đức tính cần cù, chịu khó trong học tập, thông
minh, sáng tạo trong lao động sản xuất. Đây là đức tính rất cần thiết đối với người lao
động Việt Nam và là nội dung quan trọng trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở
nước ta hiện nay. Cần cù là đặc điểm truyền thống ưu trội của người Việt Nam. Đó là
sự kiên nhẫn, bền bỉ, nhẫn nại trong học tập, chịu thương chịu khó, “hay lam hay làm”
trong lao động sản xuất. Trải qua biết bao thế hệ, nhờ phát huy được truyền thống này
mà dân tộc Việt Nam đã tạo ra nhiều giá trị văn hóa vật chất và tinh thần phong phú.
Nhờ đó mà dân tộc ta đã vượt qua được mọi khó khăn, thử thách khắc nghiệt của tự

nhiên để xây dựng và phát triển đất nước. Ngày nay, chúng ta cần tiếp tục phát huy
mạnh mẽ hơn nữa đức tính rất cần thiết của con người Việt Nam để xây dựng và phát
triển đất nước. Tuy nhiên, cần cù không phải là sự sao chép, lặp lại mà cần có sự sáng
tạo, cần phải nâng cao đức tính ấy cho phù hợp hơn với yêu cầu của thời kỳ mới.
Thứ tư, tinh thần lạc quan, cởi mở trong cuộc sống, mềm dẻo và linh hoạt trong
tư duy của người Việt Nam là đặc điểm tạo thuận lợi cho việc tiếp thu cái mới, cái tích
Page 14 of 29


cực, tiến bộ trong học tập, lao động. Trong điều kiện hiện nay, những đặc điểm truyền
thống đó tiếp tục góp phần tác động tích cực tới việc đào tạo nguồn nhân lực ở nước
ta, nó giúp cho người lao động Việt Nam dễ học hỏi, dễ tiếp thu cái mới; có tư duy
phóng khoáng, hài hòa, không cực đoan. Điều này đã trở thành một thế mạnh của
người Việt Nam trong việc học tập những tri thức mới, tiếp nhận những kinh nghiệm
mới, mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế.
Thứ năm, người Việt Nam có lòng tự trọng, lòng nhân ái, khoan dung, trọng
nghĩa tình, đạo lý. Phẩm chất này giúp cho người lao động biết yêu quý, tôn trọng lẫn
nhau, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày, biết quý
trọng của công, biết quan tâm đến nỗi bất hạnh của người khác, biết ngăn chặn cái ác,
phát huy cái thiện. Sự tác động của truyền thống nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình
đạo lý sẽ giúp cho người lao động không ngừng nâng cao nhận thức, tự giác sống tốt
đẹp hơn, biết lấy lợi ích tập thể, lợi ích dân tộc làm định hướng cho cuộc sống của
mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách và khắc phục sự tha hóa
của con người. Điều này đang rất cần thiết trong việc xây dựng và phát huy phẩm
chất, nhân cách, đạo đức, lối sống cho người lao động. Đây còn là vấn đề có ý nghĩa
thời sự cấp thiết trong bối cảnh đạo đức, lối sống trong xã hội đang có nhiều chuyển
biến phức tạp. Tình trạng tha hóa về đạo đức, lối sống, băng hoại các giá trị truyền
thống đã xuất hiện ngày càng nhiều. Khi phát huy tốt đặc điểm tích cực của người Việt
Nam sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Một phẩm chất cao quý nữa
của người lao động Việt Nam là có lòng tự trọng cao, họ không cam chịu nhẫn nhục,

đói nghèo mà luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Ngày nay, phẩm chất ấy cần
phải được phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực để tạo ra
được một đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ để tiếp thu khoa học - công nghệ, đem
kỹ thuật và công nghệ tiên tiến ứng dụng vào thực tế để phát triển nền kinh tế, làm cho
đất nước giàu mạnh. Một xã hội, một đất nước càng có nhiều người có lòng tự trọng
thì xã hội đó càng tốt đẹp, đất nước đó càng phát triển ổn định và bền vững; danh dự
giống nòi càng được bè bạn quốc tế yêu mến, khâm phục. Đó là những mặt tích cực
chủ yếu về đặc điểm, tính cách của người Việt Nam đã được phát huy mạnh mẽ trong
quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
5. Chỉ số HDI
-

GDP,thu nhập:

+ Đối với nguồn lực nông dân: Nguồn lực nước ta vẫn chưa được khai thác,chưa được
tổ chức,vẫn bị bỏ mặc,dẫn đến tự phát,manh mún. Dẫn đến nguồn năng lực yếu kém,
cho nên nguồn thu nhập trung bình thấp, không cố định, và phát sinh ra nhiều vấn đề.

Page 15 of 29


Đóng góp gdp nhỏ, nguồn nhân lực ở nông thôn không được khai thác, đào tạo,
nên 1 số bộ phận không có việc làm. Vấn đề lao động,việc làm ở nông thôn rất đáng lo
ngại, nông dân bị thu hồi đất,thiếu việc làm, chất lượng lao động kém.
Mục tiêu đến năm 2020: Tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt tối
thiểu 3%; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo trên 45%; thu nhập của cư dân nông
thôn tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015; 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
+ Đối với công nhân: lương rẻ mạt,công nhân không thể sống trọn đời với

nghề, mà phải kiếm thêm nghề khác trong buổi tối,ngày nghỉ, làm nghề thủ công, mới
có đủ thu nhập, cho nên có nhiều người vừa là công nhân, vừa không phải là công
nhân.
+ Đối với tri thức, viên chức, công chức: những năm gần đây nhóm này tăng nhanh,
thu nhập cao, ổn định, đóng góp kết quả vào các doanh nghiệp, các tổ chức, tạo nên
GDP lớn.
-

Tuổi thọ:

Tuổi thọ là nhân tố đại diện cho chất lượng cuộc sống cũng như hệ thống y tế
chăm sóc sức khỏe của xã hội, do vậy cần thực hiện tốt chế độ lương hưu, hệ thống
chăm sóc sức khỏe cần được nâng cao hơn nữa nhằm đem lại sức khỏe tốt để người
dân làm việc cống hiến cho đất nước một cách tối ưu nhất. Ngoài ra, với tuổi thọ trung
bình nâng cao (73 tuổi) trong khi khoảng cách tới độ tuổi nghỉ hưu là khá xa (nữ 55
tuổi, nam 60 tuổi), do vậy đối với cá nhân sau khi hết độ tuổi lao động để tạo ra nguồn
lực đóng góp tối đa cho tăng trưởng kinh tế cũng cần đẩy mạnh các việc làm cho
người sau khi nghỉ hưu nhưng vẫn có nhu cầu làm việc cống hiến cho xã hội.
Hiện nay, tuổi thọ trung bình của người Việt 73,4 tuổi tức mức khá cao so với
thế giới, song tuổi khỏe mạnh lại thấp chỉ 64 tuổi, tức người già có nhiều bệnh tật.
Nước ta đang tiến hành chăm sóc,nâng cao,bảo vệ chất lượng đời sống của
nhân dân,để thực hiện được mục tiêu đến năm 2025 tuổi thọ trung bình khoảng 74,5,
số năm sống khỏe đạt tối thiểu 67 năm. Năm năm sau, tuổi thọ trung bình sẽ khoảng
75, đạt tối thiểu 68 năm sống khỏe.
-

Tỷ lệ biết chữ:

Nước ta tỉ lệ biết chữ mới đạt khoảng 93%,phần trăm còn lại hầu như nằm
trong nguồn nhân lực đó là nông dân,và một vài ở công nhân..

Vì thế,nâng cao trình độ,học vấn của cả nước lên,thực hiện xã hội học tập,làm
việc.

Page 16 of 29


Ⅱ. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
VIỆT NAM
1. Chiến lược phát triển NNL tổng quát dài hạn đến 2020
1.1. Mục tiêu
1.1.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát phát triển nhân lực Việt Nam đến 2020 là đưa nhân lực Việt
Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước,
hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực
nước ta lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực. Bên cạnh đó, một số
mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể
Nhân lực Việt Nam có thể lực tốt, tầm vóc cường tráng, phát triển toàn diện về
trí tuệ, ý chí, năng lực và đạo đức.
Nhân lực quản lý hành chính nhà nước chuyên nghiệp, đáp ứng những yêu cầu
của Nhà nước pháp quyền XHCN trong thế giới hội nhập và biến đổi nhanh.
Xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ có khả năng nghiên cứu,
tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công ghệ, giải quyết về
cơ bản những vấn đề phát triển của đất nước và hội nhập với các xu hướng phát triển
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và công nghệ trên thế giới.
Xây dựng được đội ngũ doanh nhân, chuyên gia quản trị doanh nghiệp chuyên
nghiệp, có bản lĩnh, thông thạo kinh doanh trong nước và quốc tế, đảm bảo các doanh
nghiệp Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam có năng lực cạnh tranh cao trong nền kinh
tế thế giới.
Nhân lực Việt Nam hội tụ đủ các yếu tố cần thiết về thái độ nghề nghiệp, kỹ

năng ứng xử và tính năng động, tự lực cao, đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với
người lao động trong xã hội công nghiệp.
Xây dựng đội ngũ nhân lực Việt Nam có cơ cấu trình độ, ngành nghề và vùng
miền hợp lý. Đồng thời, tập trung phát triển nguồn nhân lực trình độ cao và đạt trình
độ quốc tế.
Xây dựng được xã hội học tập, đảm bảo cho tất cả công dân Việt Nam có cơ
hội bình đẳng trong học tập, đào tạo.
Xây dựng được hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng,
cơ cấu nhành nghề đồng bộ, đa cấp và các ngành đào tạo trong nước và quốc tế, phân
Page 17 of 29


bố rộng khắp trên cả nước, góp phần hình thành xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học
tập suốt đời của người dân.
1.2. Chiến lược
*Nhóm giải pháp liên quan đến thể lực:
Thứ nhất là bảo vệ và nâng cao sức khỏe nơi làm việc.
– Cần cải thiện việc đánh giá và quản lý các yếu tố nguy cơ sức khỏe tại nơi làm
việc bằng cách: xác định các biện pháp can thiệp cần thiết cho công tác phòng
chống và kiểm soát các nguy cơ cơ học, vật lý, hóa học, sinh học và tâm lý xã
hội trong môi trường làm việc.
– Cần ban hành những quy định về bảo vệ sức khỏe tại nơi làm việc và áp dụng
một bộ tiêu chuẩn vệ sinh lao động cơ bản để đảm bảo tất cả nơi làm việc phù
hợp với yêu cầu tối thiểu của sức khỏe và bảo vệ an toàn, đảm bảo mức độ phù
hợp cho thực thi, tăng cường kiểm tra sức khỏe tại nơi làm việc và xây dựng sự
hợp tác giữa các cơ quan quản lý có thẩm quyền theo hoàn cảnh cụ thể của
quốc gia.
– Cần xây dựng năng lực cho phòng chống các nguy cơ nghề nghiệp, bệnh tật và
thương tích, bao gồm tăng cường nguồn nhân lực, phương pháp và công nghệ,
đào tạo huấn luyện cho người sử dụng lao động, người lao động những phương

thức làm việc lành mạnh, xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc.
– Tiếp tục khuyến khích nâng cao sức khỏe và phòng chống các bệnh không lây
nhiễm tại nơi làm việc, bằng cách khuyến khích chế độ ăn uống lành mạnh và
hoạt động thể chất trong công nhân, nâng cao sức khỏe gia đình và tâm thần tại
nơi làm việc. Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu như bệnh lao, HIV/AIDS, sốt rét
và cúm gia cầm, cũng có thể được ngăn chặn và kiểm soát tại nơi làm việc.
– Tư vấn xây dựng, phổ biến chuyển giao các biện pháp phòng bệnh tích cực tại
nơi làm việc cho lao động trí óc cao với với những biện pháp cụ thể nhằm phục
hồi sinh lực và bảo vệ trí não và đảm bảo nhịp sinh học
Thứ hai là đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe người lao
động nhất là vai trò của người sử dụng lao động và chính người lao động. Xây dựng
và thực hiện các công cụ chính sách về sức khỏe người lao động.
– Xây dựng khung chính sách quốc gia về sức khỏe người lao động có xem xét
tới các công ước lao động quốc tế và bao gồm: ban hành pháp luật; thiết lập cơ
chế phối hợp liên ngành trong các hoạt động; huy động nguồn lực để bảo vệ và
nâng cao sức khỏe người lao động; tăng cường vai trò và năng lực của Bộ Y tế;
Bộ Lao động, lồng ghép các mục tiêu và hành động đối với sức khỏe người lao
động vào các chiến lược y tế quốc gia.
– Các tiếp cận quốc gia nhằm phòng chống thương tích và bệnh nghề nghiệp cần
được phát triển theo các ưu tiên của các quốc gia và trong sự phối hợp với các
chiến dịch toàn cầu của WHO.
Page 18 of 29


– Các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, phối hợp với ngành y tế triển
khai các chương trình sức khỏe tại địa phương, tuyên truyền vận động làm cho
mỗi người dân/ người lao động hiểu và tự giác tham gia các hoạt động chăm
sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng.
Thứ ba là tăng cường các chương trình giám sát, tự giám sát, cung cấp các
thông tin và các biện pháp hiệu quả.

– Hệ thống giám sát sức khỏe người lao động cần được thiết kế với mục đích xác
định chính xác và kiểm soát nguy cơ nghề nghiệp bao gồm thiết lập hệ thống
thông tin quốc gia, xây dựng năng lực để ước tính gánh nặng nghề nghiệp của
bệnh tật và thương tích, ghi chép sự phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ, bệnh
nghề nghiệp và tai nạn lao động, cải thiện báo cáo và phát hiện sớm các tai nạn
và BNN nhất là đối với các đặc trưng của lao động trí óc
– Cần phải tăng cường hơn nữa các nghiên cứu về sức khỏe người lao động. Đặc
biêt là các nghiên cứu chuyên sâu về sức khỏe lao động trí óc. Các chiến lược
và công cụ cần phải được xây dựng với sự tham gia của tất cả các bên liên quan
để cải thiện thông tin tuyên truyền và nâng cao nhận thức về sức khỏe người
lao động.
Thứ tư là tăng cường chất lượng hệ thống chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế
lao động cơ bản.
– Cải thiện độ bao phủ và chất lượng của các dịch vụ y tế lao động. Xây dựng
năng lực thể chế nòng cốt ở cấp quốc gia và địa phương để cung cấp hỗ trợ kỹ
thuật cho các dịch vụ y tế lao động cơ bản về giám sát, lập kế hoạch và chất
lượng dịch vụ, thiết kế các biện pháp can thiệp mới, phổ biến thông tin và cung
cấp chuyên môn chuyên ngành
– Cần tăng cường hơn nữa việc phát triển nguồn nhân lực cho sức khỏe người lao
động bằng cách: đào tạo thêm sau đại học trong các ngành có liên quan; nâng
cao năng lực cho các dịch vụ cơ bản về y tế lao động; Kết hợp vấn đề sức khỏe
người lao động trong đào tạo cho cán bộ chăm sóc sức khỏe ban đầu và chuyên
gia khác cần thiết cho các dịch vụ y tế lao động.
– Tăng cường chất lượng ban chăm sóc sức khỏe cán bộ trên phạm vi 63 tỉnh
thành
– Tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần nghề nghiệp
Thứ năm là kết hợp vấn đề sức khỏe của người lao động vào các chính sách
khác.
– Năng lực của ngành y tế để thúc đẩy sự kết hợp của sức khỏe người lao động
trong các chính sách khác cần được tăng cường. Các biện pháp bảo vệ sức khỏe

của người lao động phải được kết hợp trong chính sách phát triển kinh tế và
chiến lược xóa đói giảm nghèo.
– Sức khỏe của người lao động cần được xem xét hơn nữa trong nội dung của các
chính sách thương mại. Chính sách việc làm cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, do
Page 19 of 29


đó cần khuyến khích việc đánh giá tác động sức khỏe của các chiến lược việc
làm.
– Sức khỏe người lao động cần được đề cập trong các chính sách của các ngành
kinh tế khác nhau, đặc biệt là những người có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cao
nhất. Các khía cạnh của sức khỏe của người lao động cần được đưa vào nội
dung trong giáo dục cấp tiểu học, trung học, đại học và dạy nghề.
Thứ bảy là đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực lâu dài cần chuyển hướng
nhận thức đầu tư hiệu quả vào cộng đồng để giải quyết cho 90% nhu cầu xã hội trong
chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đó là việc đầu tư vào các chương trình truyền thông, giáo
dục sức khỏe, sức khỏe học đường, chăm sóc sức khỏe cộng đồng khi không có thầy
thuốc… Đó là việc đào tạo rất ngắn hạn nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao
gồm nhiều đối tượng, kể cả thầy tu, sư sãi, ni cô, các sơ… các tình nguyện viên chăm
sóc theo nhu cầu, nhân viên công tác xã hội (không nhất thiết họ phải có nhiều kiến
thức chuyên môn y tế). Tăng cường chăm sóc bệnh tại nhà hơn là xây thêm bệnh viện,
tăng số giường… Đó là việc kêu gọi gia đình, nhà trường, ngành giáo dục, phối hợp y
tế, xã hội tham gia dạy dỗ, hỗ trợ con cái, tăng cường đào tạo kỹ năng sống của học
sinh, sinh viên để giảm bớt bạo lực học đường, biết nói không với rượu bia, thuốc lá,
lái xe lạng lách…và có thể chính các em vận động gia đình mình tham gia giữ gìn sức
khỏe, phòng ngừa bệnh tật…
Thứ tám, xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe,
tầm vóc con người Việt Nam.Đẩy mạnh phát triển thể dục thể thao quần chúng và thể
thao thành tích cao.
*Nhóm giải pháp liên quan đến trí lực:

 Đổi mới nhận thức về phát triển và sử dụng nhân lực:
- Quán triệt quan điểm con người là nền tảng, là yếu tố quyết định nhất trong
phát triển bề vững kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước
và sự hưng thịnh của mỗi đơn vị tổ chức.
- Mỗi Bộ ngành và địa phương phải xây dựng quy hoạch và phát triển nhân lực
đồng bộ với chiến lược, kế hoạch phát triển chung của mình. Các doanh nghiệp
và tổ chức phải có kế hoạch phát triển nhân lực.
- Sử dụng, đánh giá, đãi ngộ nhân lực phải dựa vào năng lực thực và kết quả,
hiệu quả công việc. Khắc phục tâm lý và hiện tượng quá coi trọng và đề cao
bằng cấp mộy cách hình thức trong tuyển dụng và đánh giá nhân lực.
- Đào tạo nhân lực phải gắn với nhu cầu của xã hội cũng như thị trường lao
động.
 Đổi mới căn bản quản lý nhà nước về phát triển và sử dụng nhân lực:
- Hoàn chỉnh các quy định quản lý nhà nước về hoạt động của các cơ sở giáo dục
về đánh giá chất lượng của các cơ sở giáo dục, về nội dung và trách nhiệm
quản lý nhà nước về giáo dục của chính phủ, các Bộ và Uỷ ban nhân dân các
Page 20 of 29


địa phương; xây dựng chính sách phát triển và đào tạo ở các vùng khó khăn,
cho con em người dân tộc, khuyến khích phát triển nhân tài.
- Xây dựng bộ tiêu chí về phát triển nhân lực và sáng tạo của các địa phương và
cấp quốc gia. Đánh giá và công bố hàng năm sự phát triển nhân lực theo bộ tiêu
chí này.
- Đẩy mạnh phân cấp, thực hiện quyền tự chủ, nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của
các cơ sở đào tạo nhân lực trên cơ sở quản lý của nhà nước và giám sát của xã
hội.
- Xây dựng những cơ chế, quy chế, chính sách đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã
hội, gắn kết các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, mở rộng các hình tức đào tạo
theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và thu hút doanh nghiệp tham gia nhiều

hơn vào đào tạo nhân lực.
 Xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển giáo dục và Chiến lược dạy nghề:
- Tập trung nâng cao chất lượng giáo dụng, đào tạo, chú trọng giáo dục đạo đức,
lối sống, năng lực làm việc độc lập, sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập
nghiệp.
- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình và phương pháp dạy và học ở tất cả
các bậc học
- Triển khai Chương trình kiên cố hóa và chuẩn hóa trường lớp học, chương
trình nhà công vụ và ký túc xá sinh viên, hoàn thành cơ bản vào 2020.
2. Chính sách phát triển NNL
2.1 Nâng cao trình độ văn hóa, thức đẩy cải cách giáo dục
Nhà nước coi trọng giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu vì vậy mà rất chú
tâm tới việc cải cách giáo dục :
-

-

Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, sách giáo khoa phổ thông, khung
chương trình đào tạo bậc đại học và giáo dục nghề, phương pháp giảng dạy
Đổi mới chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nâng cao chất
lượng nghiên cưu và ứng dụng khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo
Phát triển và nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực
Không ngừng nâng cao học vấn, thực hiện toàn xã hội học tập và làm việc.
Đảng và nhà nước cần có có chính sách rõ ràng, minh bạch, đúng đắn dối với
việc sử dụng, trọng dụng nhân tài, nhất là trọng dụng các nhà khoa học và các
chuển gia thật sự có tài năng cống hiến. Đảm bảo dân chủ, công bằng, công
khai. Trả lương theo giá trị tạo ra, theo giá thị trường.
Cải thiện thông tin về nguồn nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, làm cho
mọi người thấy tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực của nước ta và
trên thế giới. Mở những đợt tuyên truyền rộng rãi, thấm sâu vào lòng người về

nguồn nhân lực, chất lượng sinh, sống, thông tin về học tập giáo dục ngành
nghề trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, học sinh. Giáo dục tư
Page 21 of 29


-

-

tưởng cống hiến xã hội, chống tư tưởng vị kỳ, cá nhân, làm quan để đục khoét
của dân, của công, của nhà nước.
Ngăn chặn và xóa bỏ mọi tệ nạn xã hội.
Nhà nước cần tổng kết về lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực ở việt nam,
đánh giá đúng mặt được hoặc chưa được, kịp thời rút ra những kinh nghiệm,
trên cơ sở đó mà xây dựng chính sách mới và điều chỉnh chính sách đã có về
nguồn nhân lực ở việt nam
Nâng cao hơn nữa chất lượng con người và chất lượng cuộc sống
Chính phủ và các cơ quan chức năng của chính phủ có biện pháp giải quyết
hiệu quả những vấn đề cấp bách, vừa lâu dài của nguồn nhân lực
Nhà nước phải có kế hoạch phối hợp tạo nguồn nhân lực từ nông dân, công
dân, tri thức. Có kế hoạch khai thác, đào tạo ,bồi dưỡng,sử dụng các nguồn
nhân lực cho đúng.

2.2 Tiếp tục đổi mới quản lý nguồn nhân lực để phát triển nguồn nhân lực
Tập trung hoàn thiện phát triển nguồn nhân lực, đổi mới phương pháp
quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát
triển nguồn nhân lực. Đổi mới các chính sách, cơ chế, công cụ phát triển và quản lý
nguồn nhân lực bao gồm các nội dung về môi trường làm việc, chính sách làm việc,
thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh sống, định
cư, chú ý các chính sách đối với bộ phận nhân lực chất lượng cao, nhân tài

2.3 Nguồn nhân lực tài chính cho phát triển nguồn nhân lực
Nhà nước có cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn của dân đầu tư và
đóng góp phát triển nhân lực bằng hình thức :
-

-

Trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ sở y tế, văn hóa, thể
dục thể thao.
Chính phủ cần có những quyết định đúng đắn về việc được phép đầu tư vào
cái gì nguồn nhân lực, cải thiện chính sách tiền tệ và tài chính, phát triển cơ
sở hạ tầng hiện đại hóa.
Nhà nước cơ chế chính sách mạnh để tăng cường huy động các nguồn vốn
đầu tư và đóng góp phát triển cho nhân lực.
Huy động các nguồn vốn nước ngoài, cần tăng cường thu hút các nguồn vốn
nước ngoài và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA, viện trợ của các tổ
chức, cá nhân nước ngoài để phát triển nhân lực

*Nhóm giải pháp liên quan đến tâm lực:
Nhiều mặt hạn chế từ đặc điểm của người Việt Nam đang có những cản trở đối
với quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay. Một là, do ảnh hưởng bởi
nền sản xuất nhỏ, tư duy kinh nghiệm được đề cao nên tư duy của người Việt Nam
Page 22 of 29


còn hạn chế ở tính lôgíc và thiếu tầm nhìn chiến lược. Chính sự ảnh hưởng này cũng
đang là lực cản rất lớn đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay.
Hiện nay, một bộ phận lao động nước ta vẫn còn ảnh hưởng bởi tư duy sản xuất
nhỏ, tầm nhìn hạn hẹp, thiển cận, thiếu tính chiến lược, tầm nhìn mang tính tổng thể.
Biểu hiện của hạn chế này là ở lối làm việc thiếu kế hoạch, thiếu tính toán, không có

chiến lược phát triển; chỉ biết lợi ích của mình mà không quan tâm đến lợi ích của
người khác. Tư duy này còn biểu hiện ở tính bảo thủ, tự mãn, thiếu năng động, thiếu ý
chí vươn lên, nghiêm trọng hơn là nó còn sản sinh ra những con người mang nặng tính
đố kỵ, ganh tỵ, ghen ghét, không muốn ai hơn mình, và càng không dám dùng người
tài đức hơn mình, thêm vào đó là thái độ trù dập, kéo bè, kéo cánh, phe phái, mất dân
chủ, mất bình đẳng giữa các thế hệ, hạn chế việc phát huy trí tuệ, sự sáng tạo, năng
động của cá nhân. Nó cản trở những tư tưởng cách mạng, tiến bộ; cản trở việc phát
triển và hội nhập kinh tế quốc tế, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Trong giáo dục
đào tạo, nó cản trở sự phát triển của những người có tài năng, không sử dụng người có
tài năng trong xã hội. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới thái độ học tập, chí tiến thủ của
mỗi cá nhân trong xã hội.
Hiện nay, để phù hợp với xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như để
phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của xã hội thì điều trước hết là phải thay đổi tư
duy của con người Việt Nam, phải xây dựng được đội ngũ người lao động có tư duy
rộng mở và chính xác, có tầm nhìn xa trông rộng, biết tính toán kế hoạch, biết lập
phương án và hạch toán kinh tế, đồng thời phải biết tôn vinh, trọng dụng và hậu đãi
người hiền tài, có như vậy thì mới nâng cao được chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực
ở nước ta, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước.
Hai là, do ảnh hưởng bởi tập quán của nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, lạc hậu
nên tính kỷ luật trong lao động của người Việt Nam nhìn chung là thấp. Đặc điểm
cuộc sống của những người tiểu nông và thợ thủ công trong nền kinh tế tự cấp, tự túc
là tính tự do, tác phong tuỳ tiện, tản mạn, thiếu ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương,
thói vô kỷ luật không muốn gò ép mình vào bất cứ khuôn khổ nào, tổ chức nào. Vì thế
nên tình trạng vi phạm quy chế, quy định, vi phạm kỷ luật nơi làm việc, nơi ở… diễn
ra rất phổ biến. Chính điều này là những trở ngại rất đáng kể cho quá trình đào tạo
nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay. Ngay trong quá trình học tập, người Việt Nam
cũng còn rất thiếu ý thức tổ chức kỷ luật. Tính tự giác, tích cực trong học tập chưa
cao. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và nó cũng để lại hệ quả xấu đối với
mỗi cá nhân khi tham gia vào các quan hệ và các thiết chế xã hội nhất định.
Hiện nay những hạn chế này vẫn biểu hiện nhiều trong đời sống xã hội. Chẳng

hạn, tác phong làm việc không theo kế hoạch, yêu cầu và thời gian quy định, đi sớm,
về muộn. Có thể nói, những năm qua giáo dục và đào tạo đã góp phần thay đổi nhận

Page 23 of 29


thức, tính kỷ luật cho người lao động Việt Nam, nhưng tính kỷ luật của người lao
động vẫn chưa có chuyển biến rõ nét.
Trước yêu cầu về tính kỷ luật cao của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, việc
khắc phục những đặc điểm hạn chế là yêu cầu rất cấp thiết, nó đòi hỏi phải có những
con người lao động với thái độ nghiêm túc, phải có tính kỷ luật cao trong lao động,
phải biết sống và làm việc theo pháp luật. Cần xây dựng ý thức tự giác chấp hành
ngay từ kế hoạch của chính mình đến việc chấp hành nội quy, quy chế, kỷ cương, kỷ
luật của nơi làm việc, đến pháp luật của nhà nước. Có làm được điều đó thì mới có thể
đào tạo để nâng cao được chất lượng của đội ngũ nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ba là, do quá duy tình nên dẫn đến tính duy lý thấp. Người Việt Nam nhìn
chung rất trọng lối sống tình nghĩa, sống tình cảm, nhân nghĩa. Tuy nhiên khi đạo
nghĩa, tình cảm lấn át, nó sẽ làm giảm tính duy lý, sự phán xét theo những chuẩn mực
khách quan. Điều này thực sự là những cản trở cho quá trình đào tạo người lao động.
Ngay trong việc học tập, việc học gì, thái độ học ra sao cũng chủ yếu dựa trên cảm
tính, do sự yêu thích mà còn thiếu sự xét đoán, định hướng nghề nghiệp. Trong học
tập thì có thái độ nể nang, thiếu đi sự tranh luận để tìm ra chân lý. Còn trong xã hội thì
do vẫn còn ảnh hưởng bởi tâm lý sống theo “lệ làng” cho nên người lao động Việt
Nam hiện nay vẫn chưa có thói quen tôn trọng pháp luật, thậm chí coi thường pháp
luật của Nhà nước. Tâm lý ấy có thể dẫn đến những hành động vô chính phủ, hành vi
thiếu ý thức pháp luật, thiếu tinh thần trách nhiệm, dân chủ hình thức.
Bốn là, do quá coi trọng tính cộng đồng nên tính cá nhân bị lu mờ, xem nhẹ.
Trước đây, trong xã hội cổ truyền, những quan hệ cộng đồng quá chặt chẽ và chồng
chéo đã bao trùm và chi phối tất cả cuộc sống của các cá nhân. Các cá nhân chỉ được

chấp nhận và bảo vệ khi là thành viên của cộng đồng và làm tròn nghĩa vụ đối với
cộng đồng, con người cá nhân không bao giờ được coi là một thực thể độc lập. Cộng
đồng không chấp nhận việc cá nhân đứng ngoài cộng đồng. Chính việc yếu tố cộng
đồng được đề cao quá mức đã kìm hãm sự phát triển của cá nhân, làm cho cá tính của
cá nhân bị lu mờ, bị xem nhẹ, dẫn đến hạn chế khả năng sáng tạo của cá nhân. Điều
này đã có tác động tiêu cực tới việc đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay. Nó
làm cho nhiều nhà trí thức, nhiều nhà khoa học trong đội ngũ người lao động có trình
độ chuyên môn giỏi nhưng lại không thể liên kết, không thể hợp tác được với nhau
trong hoạt động chuyên môn và thực tiễn. Hay nói cách khác, từng con người cá nhân
thì giỏi nhưng khó hợp thành tập thể giỏi. Có lẽ đây là điểm yếu nhất của con người
lao động Việt Nam hiện nay, vì vậy chưa tạo ra được sức mạnh cần thiết để giải quyết
các nhiệm vụ quan trọng của hoạt động khoa học và thực tiễn để phát triển đất nước.
Năm là, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người lao động Việt Nam có thái độ ỷ
lại, trông chờ, thiếu năng động, ngại thay đổi, không muốn mở rộng giao lưu hợp tác
Page 24 of 29


với bên ngoài. Do ảnh hưởng kéo dài của nền sản xuất nhỏ và lạc hậu cho nên người
lao động Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn cảm thấy mình nhỏ bé và yếu đuối trước
thiên nhiên khắc nghiệt và tai họa bất thường. Điều này đã tạo nên cho con người Việt
Nam tính cách thích dựa dẫm, trông chờ và cầu may vào một sức mạnh thần bí nào đó,
lâu dần trở thành bản tính, làm cho họ thiếu năng động, thiếu ý thức tự lực tự cường,
thiếu đầu óc thực tế, thiếu khả năng phân tích phê phán mà chỉ thích suy nghĩ theo lối
mòn đã có và làm theo những kinh nghiệm gia truyền, ngại thay đổi cách làm ăn theo
cái mới.
Trong giai đoạn hiện nay, chính những tính cách này đã gây cản trở cho việc
nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực
cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là trong quá trình hội
nhập và mở cửa của nền kinh tế thế giới. Sự ảnh hưởng của nó đã làm cho một số cán
bộ, công nhân viên người lao động hiện nay có tâm lý thụ động, không có ý chí vươn

lên, không quan tâm đến cuộc sống của mình dù đời sống còn nhiều khó khăn, họ phó
mặc cuộc sống của mình cho xã hội vì đã có chân trong biên chế nhà nước. Họ chỉ
muốn an phận, sống bình yên, không muốn mở rộng giao lưu, hợp tác với bên ngoài
để tiếp nhận cái hay, cái tiến bộ của bên ngoài… Hạn chế này nếu không nhanh chóng
khắc phục sẽ là một trở ngại rất lớn cho quá trình phát triển của nước ta hiện nay.
Sáu là, tâm lý hiếu danh đang tác động tiêu cực tới việc đào tạo nguồn nhân
lực ở nước ta hiện nay. Tinh thần hiếu học là một truyền thống tốt đẹp của con người
Việt Nam từ xưa đến nay nhưng tâm lý hiếu danh, trọng bằng cấp đã cản trở việc học
tập thực chất, cản trở việc nâng cao chất lượng giáo dục và tiến bộ xã hội. Trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước đòi hỏi cấp bách là phải đào tạo ra
được một đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao thì tâm lý hiếu danh này lại có
những tác động tiêu cực, cản trở quá trình đó. Tâm lý hiếu danh đã làm biến dạng ý
nghĩa đích thực của sự học, tạo ra tâm lý chuộng học hành khoa cử, coi thường các
nghề nghiệp lao động chân tay, nó làm cho một bộ phận không nhỏ người lao động
Việt Nam không chú trọng tới việc học tập thực chất. Với nhận thức như vậy, cộng với
thói quen dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu nên mặc dù rất trọng sự học, trọng chữ
nghĩa, nhưng cốt để có bằng cấp, để có địa vị xã hội, đã đẩy con người đến tình trạng
bon chen, thậm chí giành giật, đấu đá nhau vì chức tước, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng
xấu đến môi trường làm việc ở nhiều địa phương, cơ quan, doanh nghiệp. Điều này là
trở ngại lớn đối với sự phát triển đất nước, đặc biệt là ở thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, khi mà khoa học, kỹ thuật, công nghệ đòi hỏi phải có sự học tập thực chất,
người lao động phải có năng lực sáng tạo thực sự, thích ứng nhanh và kỹ năng lao
động giỏi.

Page 25 of 29


×