Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

ĐIỀU TRA VÀ KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG RỐI LOẠN SINH LÝ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PHẨM CHẤT TRÁI SẦU RIÊNG (Durio zibethinus Murr.) Ở CHỢ LÁCH, BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

ĐIỀU TRA VÀ KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG
RỐI LOẠN SINH LÝ VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN PHẨM CHẤT
TRÁI SẦU RIÊNG (Durio zibethinus Murr.)
Ở CHỢ LÁCH, BẾN TRE
Mã số: TNCS 2013-14

Chủ nhiệm đề tài: Bùi Thanh Liêm

Cần Thơ, Tháng 3/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

ĐIỀU TRA VÀ KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG
RỐI LOẠN SINH LÝ VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN PHẨM CHẤT
TRÁI SẦU RIÊNG (Durio zibethinus Murr.)
Ở CHỢ LÁCH, BẾN TRE

Mã số: TNCS 2013-14



Xác nhận của trường Đại học Cần Thơ
(ký, họ tên, đóng dấu)

Cần Thơ, 3/2014

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)


CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

STT

HỌ VÀ TÊN

CƠ QUAN

1

PGS.TS. Trần Văn Hâu

Trường Đại Học Cần Thơ

2

Ths. Bùi Thanh Liêm

Phòng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn huyện huyện

Chợ Lách, tỉnh Bến Tre

3

CS. Nguyễn Thanh Vũ

4

KS. Lê Đăng Khánh

Phòng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn huyện huyện
Chợ Lách, tỉnh Bến Tre

5

Ks. Nguyễn Huỳnh Thiên

Trạm khuyến nông huyện
huyện Chợ Lách, tỉnh Bến
Tre

Phòng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn huyện huyện
Chợ Lách, tỉnh Bến Tre


MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................1
DANH SÁCH BẢNG...................................................................................................3

DANH SÁCH HÌNH....................................................................................................4
TÓM LƯỢC.................................................................................................................7
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................8
Chương 1. MỞ ĐẦU..................................................................................................10
1.1 Tổng quan tài liệu.............................................................................................10
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu...................10
1.1.2 Đặc tính cây sầu riêng................................................................................11
1.1.3 Hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng.........................................................14
1.1.4 Nguyên nhân gây ra hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng........................16
1.2. Mục tiêu đề tài.................................................................................................18
1.3 Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................18
1.3 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................18
1.3.1 Điều tra các yếu tố có liên quan đến hiện tương giãm phẩm chất (sượng
cơm) trái sầu riêng..............................................................................................18
1.3.2 Khảo sát các thời điểm thu hoạch khác nhau trên hai giống.....................19
Chương 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................25
2.1 Kết quả điều tra các yếu tố có liên quan đến hiện tương giãm phẩm chất
(sượng cơm) trái sầu riêng......................................................................................25
2.1.1 Hình thức sượng.........................................................................................25
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng sượng...........................................27
2.2 Kết quả khảo sát các thời điểm thu hoạch hoạch khác nhau lên hiện tượng
sượng cơm sầu riêng Mongthong ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.......................38
2.2.1 Màu sắc, độ ráo và mùi thơm trái sầu riêng qua đánh giá cảm quan.........38
2.2.2 Kiểu sượng.................................................................................................40
2.2.3 Tỷ lệ sượng và tổng chất rắn hòa tan của cơm trái....................................41
2.2.4 Kết quả khảo sát hàm lượng dinh dưỡng trong lá và trong đất ở các thời
điểm thu hoạch hoạch sầu riêng Mongthong giữa 2 vườn có và không có sượng
tại xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.................................................42
2.3 Kết quả khảo sát các đặc tính phát triển và hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng
Sữa Hạt Lép tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre......................................................53

2.3.1 Sự phát triển của trái..................................................................................53
1


2.3.2 Sự phát triển của cơm................................................................................53
2.3.3 Sự phát triển của vỏ...................................................................................54
2.3.4 Tổng số chất rắn hòa tan (TSS).................................................................54
2.3.5 Tỷ lệ trái sượng..........................................................................................55
Chương 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................57
3.1 Kết luận.............................................................................................................57
3.2 Đề nghị..............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................58
PHỤ LỤC...................................................................................................................60

2


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Trang

2.1: Kiểu sượng khác nhau (%)xảy ra trên các giống sầu riêng tại các xã điều tra ở
huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre............................................................................26
2.2: Khối lượng trái sầu riêng của các giống khác nhau bị sượng khác nhau qua điều
tra tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre...................................................................29
2.3: Phần trăm các nông hộ áp dụng biện pháp tưới nước trong các giai đoạn ra đọt,
ra hoa và phát triển trái sầu riêng tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre..................34
2.4: Số nông hộ (%) điều chỉnh mực nước trong mương ở các giai đoạn trước khi ra
hoa, sau khi ra hoa, mang trái và trước khi thu hoạch sầu riêng tại huyện Chợ

Lách, tỉnh Bến Tre...............................................................................................35
2.5. Liều lượng phân nông hộ đã áp dụng cho vườn cây sầu riêng được điều tra tại
huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.............................................................................37
2.6: Phần trăm số hộ đánh giá thời điểm thu hoạch ảnh hưởng đến hiện tượng sượng
cơm trái sầu riêng ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre............................................39
2.7: Đánh gíá cảm quan mùi thơm, độ ráo và Màu sắc cơm trái sầu riêng Mongthong
khi thu hoạch ở các thời điểm khác nhau tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre......40
2.8: Tỷ lệ trái sượng/cây, tỷ lệ trọng lượng cơm sượng/trọng lượng cơm của trái sầu
riêng Mongthong khi thu hoạch ở các thời điểm khác nhau trồng tại huyện Chợ
Lách, tỉnh Bến Tre...............................................................................................42
2.9: Hàm lượng dinh dưỡng trong lá ở 2 vườn khảo sát vào các thời điểm thu hoạch
khác nhau tại xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre................................44
2.11: Hàm lượng dinh dưỡng trong đất ở 2 vườn khảo sát vào các thời điểm thu
hoạch khác nhau tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre............................................52

3


DANH SÁCH HÌNH
Hình
Trang
1.1: Giống sầu riêng Mongthong...............................................................................12
1.2: Giống sầu riêng Sữa Hạt Lép...............................................................................13
2.1: Sầu riêng sượng cơm mất màu (a) và sượng cứng còn màu (b) trên giống sầu
riêng Mongthong.................................................................................................25
2.2: Sầu riêng nhão cơm (a) trên và dính cùi (b) trên giống sầu riêng Sữa Hạt Lép. .25
2.3: Sầu riêng có cơm bị cháy đen dính vỏ trên giống Ri-6 (a), nhão cơm trên giống
Khổ Qua Xanh.....................................................................................................25
2.4: Phần trăm các nông hộ có sầu riêng bị sượng theo mùa thu hoạch được điều tra
tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre........................................................................26

2.5: Phần trăm tuổi cây dễ bị sượng điều tra tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre........28
2.6: Phần trăm các nông hộ có diện tích canh tác sầu riêng đã điều tra ở huyện Chợ
Lách, tỉnh Bến Tre...............................................................................................30
2.7: Phần trăm các giống sầu riêng nông dân đã trồng được điều tra ở huyện Chợ
Lách, tỉnh Bến Tre..............................................................................................31
2.9: Cơm trái sầu riêng Mongthong có dạng cơm cứng màu không đều, bên ngoài
vàng nhưng bên trong mất màu khi thu hoạch lúc 90 ngày.................................39
2.10: Sự phát triển trọng lượng trái sầu riêng Mongthong ở các ngày thu hoạch khác
nhau tại 2 vườn khảo sát tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre...............................44
2.11: Tỷ lệ vỏ trái (%), tỷ lệ cơm trái (%)và tỷ lệ hạt (%) sầu riêng Mongthong vào
các lần thu hoạch khác nhau tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre..........................45
2.12: Độ dày vỏ trái sầu riêng Mongthong vào các lần thu hoạch khác nhau tại
huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.............................................................................46
2.13: Độ Brix cơm trái sầu riêng Mongthong ở các thời điểm thu hoạch khác nhau ở
vườn 1 và vườn 2 tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre..........................................47
2.14: Tỷ lệ trái Mongthong sượng ở 2 vườn khảo sát vào các thời điểm thu hoạch
khác nhau tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre......................................................48
2.15: Ẩm độ khối lượng đất ở hai độ sâu 0-20 cm và 20-40 cm 2 vườn lúc khảo sát ở
huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.............................................................................51
2.16: Trọng lượng trái sầu riêng Sữa Hạt Lép ở các ngày thu hoạch khác nhau tại
vườn khảo sát tạo huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre...............................................52
2.17: Trọng lượng cơm sầu riêng Sữa Hạt Lép ở các giai đoạn khác nhau trong quá
trình phát triển trái tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.........................................53

4


2.18: Sự phát triển trọng lượng vỏ sầu riêng Sữa Hạt Lép ở các ngày thu hoạch khác
nhau tại vườn khảo sát tạo huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre..................................53
2.19: Tổng số chất rắn hòa tan (TSS) cơm sầu riêng Sữa Hạt Lép ở các lần thu hoạch

khác nhau tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre......................................................54
2.20: Tỷ lệ trái sầu riêng Sữa Hạt Lép sượng ở vườn khảo sát vào các thời điểm thu
hoạch khác nhau tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre............................................55

5


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

NSKĐT: Ngày sau khi đậu trái
PTT: Phát triển trái
TKĐT: Trước khi đậu trái
TKRH: Trước khi ra hoa
TSS: Tổng chất rắn hòa tan
VNCCĂQMN: Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam

6


TÓM LƯỢC
Để tìm hiểu các yếu tố ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác có liên quan đến
hiện tượng rối loạn sinh lý trên trái Sầu riêng, chúng tôi tiến hành điều tra 80
hộ nông dân trồng sầu riêng và khảo sát các thời điểm thu hoạch khác nhau,
60, 65, 90,100, 110 ngày sau khi đậu trái trên giống Mongthong ở huyện Chợ
Lách, tỉnh Bến Tre. Kết quả cho thấy trong 4 giống sầu riêng được trồng tại
huyện huyện Chợ Lách thì giống Mongthong có ti lệ sượng cao nhất (88%)
với kiểu sượng chủ yếu là mất màu, tiếp theo là giống Khổ Qua Xanh (60%)
chủ yếu bị nhão cơm (67,7%), tiếp theo là giống Ri 6 (16,7%) với 100% cho là
bị cháy múi, giống Sữa Hạt Lép với 10%, trong đó có 50% cho là bị mất màu
và 50% bị nhão cơm. Thời gian mang trái trong mùa mưa, cây cho trái các vụ

đầu và trái có trọng lượng lớn, tuổi cây được cho là yếu tố quan trọng gây ra
hiện tượng sượng cơm. Trên giống sầu riêng Mongthong, khi thu hoạch vào
thời điểm 110 ngày sau khi đậu trái có tổng chất rắn hòa tan 12,66 0Brix, tỷ lệ
trái sượng/cây 31%, tỷ lệ cơm sượng/trái 8,4%, cơm màu vàng, đẹp hấp dẫn
cao hơn các trái thu trước đó. Kết quả khảo sát cho thấy việc thu hoạch trái sầu
riêng Sữa hat lép vào thời điểm 105 ngày sau khi đậu trái là tốt nhất vì tỷ lệ ăn
được, hàm lượng TSS đạt cao nhất và tỷ lệ sượng thấp.

7


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: : Điều tra và khảo sát hiện tượng rối loạn sinh lý và các yếu tố
liên quan đến phẩm chất trái sầu riêng (Durio zibethinus MURR.) ở huyện
Chợ Lách, tỉnh Bến Tre
- Mã số: TNCS 2013-14
- Chủ nhiệm: Bùi Thanh Liêm
- Cơ quan: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện huyện Chợ
Lách.
- Thời gian thực hiện: 6/2013 -3/2014
2. Mục tiêu:
Đề tài thực hiện nhằm điều tra tìm hiểu các hiện tượng rối loạn sinh lý
làm giảm phẩm chất và một số yếu tố có liên quan đến hiện tượng này để đề
xuất các nghiện cứu tiếp theo.
3. Tính mới và sáng tạo:
Tìm ra các dạng rối loạn sinh lý của trái sầu riêng và các yếu tố tác động
dẫn đến hiện tượng đó.
4. Kết quả nghiên cứu:
Phân tích các dạng rối loạn sinh lý của trái sầu riêng và các yếu tố tác

động dẫn đến hiện tượng đó, đề xuất các biện pháp nghiên cứu khắc phục.
5. Sản phẩm:
Bài báo cáo khoa học
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp
dụng:
Phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo
Cần Thơ, Ngày
tháng
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)

Xác nhận của Trường Đại học Cần
Thơ
(ký, họ và tên, đóng dấu)

8

năm


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: Investigation and surveying physiological disorder and ther
factors related to durian quality ( Durio zibethinus Murr.) in Cho Lach
district, Ben Tre province
Code number: TNCS 2013-14
Coordinator: Bui Thanh Liem
Implementing institution: Department of Agriculture and Rural
Development Cho Lach District , Ben Tre province.
Duration: from 06/2013 to 03/2014

2. Objective(s):
This study was aimed to investigate the external factors and farming
techniques relating to the physiological disorders on durian fruit
3. Creativeness and innovativeness:
Find out the physiological disorder of durian fruit and the impact
factors leading to this phenomenon
4. Research results:
Analysis of physiological disorder of durian fruit and the factors
leading to the impact that the proposed corrective measures study
5. Products:
Scientific report
6. Effects, technology transfer means and applicability
Serving for the next study

9


Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1 Tổng quan tài liệu
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu
Huyện Chợ Lách nằm về phía đầu cù lao Minh, một dãy đất hẹp được
bao bọc bởi sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên. Với diện tích tự nhiên là
18.879 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 12.508 ha. Lượng mưa bình
quân năm là 1.376 mm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 11. Số giờ
nắng trung bình là 2.407 giờ/năm. Chiụ ảnh hưởng chế độ bán nhật triều biển
Đông thông qua các sông Cổ Chiên và Hàm Luông và dòng chảy thượng
nguồn sông Mekông và mưa của khu vực. Biên độ triều cao nhất bình quân từ
1.6 m-2,1 m. Chủ yếu thuộc nhóm đất phù sa có diện tích 12.389 ha, chiếm
89,8 %, có độ phì từ khá đến cao, phổ thích nghi rộng. Nhìn chung, phần lớn
đất đai của huyện Chợ Lách có độ phì cao, có dạng địa mạo đa dạng (cù lao,

đê sông tự nhiên, đồng bằng, giồng cát), có cao trình khá cao và có khuynh
hướng thấp dần từ Tây sang Đông, từ sông lớn vào khu vực trung tâm. Nước
ngọt hầu như quanh năm, một ít nhiễm lợ cục bộ ngắn hạn (Phòng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Lách, 2011).
Theo niên giám thống kê năm (2011), toàn huyệnChợ Lách có 10.438
ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong tổng số 16.630 Ha diện tích đất tự
nhiên. Trong đó đất trồng cây lâu năm là 9.569 ha chiếm 92% diện tích sản
xuất nông nghiệp, trong tổng diện tích đất trồng cây lâu năm có khoảng 819
Ha diện tích trồng cây Sầu riêng, gồm có 90 ha trồng mới và 729 ha là diện
tích cho sản phẩm, năng suất bình quân trên diện tích cho sản phẩm là 11,3
tấn/ha. Hiện thời có 3 giống sầu riêng chủ lực được trồng ở huyện là sầu Riêng
Sữa Hạt Lép, sầu Riêng Mongthong và Sầu riêng Ri-6 rãi đều ở các xã Sơn
Định, Hòa Nghĩa, Tân Thiềng, Long Thới, Vĩnh Thành….Theo qui hoạch của
huyện, Sơn Định là xã trồng tập trung cây Sầu riêng có chất lượng cao trong
thời gian tới.

10


Sản lượng trái cây hàng năm của huyện đạt khoảng 120.000 tấn trong đó
sản lượng trái Sầu riêng khoảng 9.752 tấn, chiếm 8,12 % trong tổng sản lượng
trái cây thu hoạch hàng năm. Tổng giá trị sản xuất tính theo giá hiện hành năm
2008 của toàn huyện là 3.362.795 triệu đồng, trong đó giá trị sản xuất của
nông nghiệp, lâm, thủy sản là 1.761.546 triệu đồng, chiếm 39,31% trong tổng
giá trị sản xuất toàn huyện, giá trị sản xuất từ ngành trồng trọt là 1.514.428
triệu đồng, chiếm tỷ trọng 85,97% trong ngành nông, lâm, thủy sản. Giá trị
tăng thêm tính theo giá hiện hành toàn huyện năm 2008 là 1.595.892 triệu
đồng. trong đó giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, thủy sản là 976.606
triệu đồng ( riêng nông nghiệp là 843.413 triệu đồng), chiếm tỷ trọng 49,2%;
ngành Công nghiệp – xây dựng là 12,92% và ngành Thương mại - dịch vụ là

37,89%.
Từ số liệu nêu trên, cho thấy sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành chủ yếu
của huyện, để thúc đẩy kinh tế phát triển, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế
hàng năm , thì phải tăng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Để giúp cho
nông nghiệp huyện nhà phát triển ổn định, bền vững đòi hỏi trong quá trình
sản xuất phải biết ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật tạo ra những
sản phẩm an toàn, chất lượng có sức cạnh tranh mạnh để thu hút khách hàng
trong và ngoài nước.
Trái cây trên địa bàn huyện Chợ Lách nói chung và sản phẩm trái sầu
riêng nói riêng cũng rơi vào nghịch cảnh dôi dư trong sản xuất nhưng thiếu hụt
trong tiêu thụ do chất lượng kém. Hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng là một
trở ngại, làm thất thu rất lớn cho nhà vườn bởi vì dù đạt năng suất cao nhưng
trái sầu riêng bị sượng thì không thể bán hay ăn được, nhất là trong thời kỳ hội
nhập hiện nay, mặt hàng trái cây phải đảm bảo chất lượng, an toàn thì mới có
cơ hội cạnh tranh với trái cây cùng chủng loại ở các nuớc trong cùng khu vực.
1.1.2 Đặc tính cây sầu riêng
Sầu riêng (Durio zibethinus Murr.) là loại cây ăn quả nhiệt đới có hương vị
khá đặc biệt, rất được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á. Những nước trồng
sầu riêng nhiều nhất trên thế giới là Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam
11


và Philippin (Trần Thế Tục và Chu Doãn Thành, 2004). Ở Việt Nam, cây sầu
riêng được trồng tập trung ở các tỉnh phía Nam như: Đắc Lắc, Bình Dương,
Bình Phước, tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long… với diện tích khoảng
13.000 ha, sản lượng 150.000 tấn (VNCCĂQMN, 2003). Hiện nay nước ta có
trên 59 giống/dòng sầu riêng đã được khảo sát (Nguyễn Minh Châu và ctv.,
2000) bao gồm cả nguồn giống trong nước và từ nước ngoài du nhập vào nước
ta, trong đó sầu riêng Mongthong là giống trái cây nhập nội và giống sầu riêng
Sữa Hạt Lép là giống có triển vọng ở các tỉnh phía Nam .

Sầu riêng Mongthong có xuất xứ từ Thái Lan, hiện nay Thái Lan có
trên 200 giống sầu riêng được đặt tên nhưng chỉ có bốn giống được trồng rộng
rãi trong sản xuất đó là Mongthong, Chanee, Kradum và Kanyao
(Chomchalow et al., 2008). Sầu riêng Mongthong có diện tích chiếm 40%,
tiếp theo là Chanee chiếm 32,9%, thứ ba là Kanyao, chiếm 6% (Sapii and
Nanthachai, 1994). Sầu riêng Mongthong được xếp vào nhóm chín trung bình
trong ba nhóm sầu riêng được phân loại theo thời gian chín ở Thái Lan. Nhóm
sầu riêng sớm ra hoa từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 12, trong khi sầu riêng
Mongthong ra hoa từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 2. Thời gian từ khi đậu trái
đến thu hoạch từ 110-120 ngày (Subhadrabandhu and Ket, 2001). Lim and
Luder (1996); Nakasone and Paull (1998) mô tả đây là giống tương đối ít bị
rối loạn sinh lý (sượng) so với giống Chanee. Khi trồng ở nước ta sầu riêng
Mongthong sinh trưởng và phát triển khá tốt nhưng tỷ lệ vườn ghi nhận bị
sượng ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre rất cao (88%), trong đó chủ yếu là hiện
tượng cơm cứng và mất màu (Trần Văn Hâu, 2005)
Sầu riêng Mongthong là giống đa bội 3n, được nhập vào nước ta vào
năm 1995 và trồng rải rác ở nhiều nơi. Thời gian phát triển của trái là 3,5-4
tháng, mùa thu hoạch từ tháng 5-8 dl hằng năm, năng suất 140 kg/cây/năm đối
với cây khoảng 9 năm tuổi (Huỳnh Văn Tấn và ctv., 1992). Trái có hình trụ,
dáng thon nhọn, trọng lượng trung bình từ 2,5-4,5 kg. Khi chín vỏ trái chuyển
từ xanh sang vàng nâu. Phần cơm trái màu vàng nhạt, ráo, mịn, ít xơ. Tỷ lệ
cơm cao, từ 29 - 33%, ăn ngọt, thơm, ít béo, hạt lép nhiều (Trần Thế Tục và
Chu Doãn Thành, 2004). Tỷ lệ ăn được cao (≥ 30%), cơm có màu vàng đến
12


vàng đậm, chắc, có kem, hạt nhỏ, năng suất cao, ổn định từ 70-100
trái/cây/năm và chống chịu được với một số loại sâu bệnh quan trọng là tiêu
chuẩn chọn giống sầu riêng nhập vào Úc (Lim, T. K. and L. Luders, 1996).
Mongthong là một trong 40 giống sầu riêng được tuyển chọn phổ biến ở Úc.

Diện tích trồng sầu riêng Mongthong ở các tỉnh phía Nam đến năm 2.000
có khoảng 2.500 ha. Hiện nay giống nầy được trồng khá phổ biến và cho kết
quả tốt ở các tỉnh: tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Bình Phước, Đồng Nai, Bà RịaVũng Tàu, Đắk Lắk. Cây có đặc tính sinh trưởng tốt, tán dạng hình tháp, lá
thuôn dài, mặt lá phẳng, màu xanh sậm. Năng suất cao, tuy nhiên chưa ổn định
và thường bị sượng (Huỳnh Văn Tấn và Nguyễn Minh Châu, 2003).

(a)

(b)

Hình 1.1: Giống sầu riêng Mongthong. a) Cơm dày, tỷ lệ phần ăn được >30%, cơm
có màu vàng đậm, tỷ lệ hạt lép cao (>80%), vỏ mỏng. b) trái khá lớn, trung bình >
2,5 kg/trái

Theo Trần Thế Tục và Chu Doãn Thành (2004) thì sầu riêng Sữa Hạt
Lép còn gọi là sầu riêng Chín Hoá, hiện đang được trồng nhiều ở tỉnh Bến
Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình
Phước, cây sinh trưởng khoẻ, tán dạng hình chóp, lá thuôn dài, mặt lá màu
xanh đậm và bóng láng. Cây ghép sau 4 năm trồng sẽ có trái, trọng lượng
trung bình từ 2,6-3,1 kg. Năng suất cao và ổn định, có thể đạt 300 kg/cây/năm
đối với cây 20 năm tuổi. Thời gian phát triển của trái từ 105-110 ngày mùa thu
hoạch từ tháng 5-6 dl (Trần Văn Hoà và ctv.,1999). Dạng quả khá to, dạng
cầu cân đối, khi chín cơm màu vàng, có mùi thơm khá mạnh, hạt lép nhiều, tỷ
lệ cơm cao (28,8%), tuy nhiên cơm nhão, cầm dính tay.

13


(a)


(b)

Hình 1.2: Giống sầu riêng Sữa Hạt Lép. (a)cơm dày, tỷ lệ phần ăn được 28,8%, cơm
có màu vàng đậm, tỷ lệ hạt lép cao (>80%), vỏ mỏng. b) trái khá lớn, trung bình >
2,2 kg/trái

1.1.3 Hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng
Hiện nay, nhiều nhà khoa học trên thế giới định nghĩa hiện tượng sượng
cơm cơm trái sầu riêng khá đa dạng, tuy nhiên tất cả đều cho rằng đây là hiện
tượng rối loạn sinh lý (physiological disorder) và biểu hiện qua nhiều triệu
chứng khác nhau. Sapii and Nanthachai (1994) phân biệt sầu riêng sượng
thành ba dạng là (a) phần cơm chín không đều, (b) hột có nước hay cơm nhão
và (c) cơm có màu nâu ở hai đầu của hạt (tip burn). Trong khi Nakasone and
Paul (1998) định nghĩa sượng là hiện tượng phần ăn được (cơm) bị cứng, có
màu nâu, không có màu vàng tươi hay màu sắc không đều. Hiện tượng chín
không đều làm cho cơm có chổ cứng, chổ mềm, màu sắc không đồng đều,

14


phần lớn cơm có màu hơi trắng, không có vị và mùi thơm trong khi phần cơm
không bị sượng vẫn chín bình thường (Fresco, 2000 ; Anon 1993);.
Trong nước, hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng được Trần Thế Tục và
Chu Doãn Thành (2004) mô tả là trái khi chín cơm trái xuất hiện các vị trí
cứng bao cứng quanh hạt. Phần cơm bị sượng trên mỗi múi đôi khi rất nhỏ
nhưng có thể làm cho cả múi bị ảnh hưởng và không ăn được. Thông thường
hiện tượng chín không đều chỉ xuất hiện một vài ngăn trong trái nhưng nếu bị
"sượng" nặng thì tất cả các ngăn đều có làm cho chất lượng trái giảm đáng kể.
Song song đó, hiện tượng cơm nhão cũng là một dạng rối loạn sinh lý của trái
sầu riêng. Hiện tượng nầy làm cho phần cơm của trái trở nên rất nhão và mềm

thậm chí có vùng trở nên sủng nước. Trường hợp bị nhẹ thì chỉ có phần cơm ở
đầu tiếp giáp với hạt bị ảnh hưởng nhưng nếu bị nặng thì toàn bộ phần cơm sẽ
bị thiệt hại.
Theo Trần Văn Hâu (2005) thì hiện tượng sượng khác nhau tùy thuộc
vào từng giống. Hiện tượng cơm bị sượng chỉ phát hiện được khi mở trái ra
mà không có triệu chứng để có thể nhận biết trái bị sượng trước đó. Trần Văn
Hâu (2005) mô tả các kiểu sượng cơm trái sầu riêng ở ĐBSCL như sau :
- Cơm cứng và màu sắc không đều: Cơm trái có dạng màu vàng, trắng
lẫn lộn “da lợn”, phần cơm màu trắng cứng hơn so với màu vàng.
- Cháy múi: cơm có màu nâu đen, cứng không ăn được hay vách múi có
màu nâu.
- Cơm nhão: Một phần cơm hoặc cả trái rất mềm (dính tay), có màu vàng
nhạt, xuất hiện nhiều lúc mưa dầm.
- Sượng bao: phần cơm tiếp xúc với hột tạo ra một lớp mỏng màu trắng
đục, cứng nhưng bên trong vẫn mềm, cơm trái màu trắng hay vàng nhạt.
- Lạt cơm: là kiểu sượng do cây bị suy kiệt dinh dưỡng, trái bị ép chín
trước thành thục giảm đường.
Qua các định nghĩa trên chúng ta có thể phân chia ra hai nhóm hiện
tượng sượng cơm trái là:

15


Nhóm có cơm khi chín còn cứng, cầm không dính tay thì hiện tượng
sượng cơm trái thường xuất hiện là cơm chín không màu, cứng cơm, màu cơm
không đồng nhất; Cháy múi. Nhóm thứ hai là các giống sầu riêng có cơm khi
chín mềm thì thường xuất hiện các hiện tượng như nhão cơm, dính cùi...tất cả
các hiện tượng đó đều làm cho phẩm chất trái giảm, gây ra sự thất thu cho
nông dân trồng sầu riêng.


16


1.1.4 Nguyên nhân gây ra hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng
1.1.4.1 Ảnh hưởng của mùa vụ trước thu hoạch.
Theo Trần Văn Hâu (2005) nếu mưa nhiều trước khi thu hoạch, mực thuỷ
cấp cao, hàm lượng Kali trong đất thấp là nguyên nhân gây ra hiện tượng nhân
có nước. Nhận định này có thể là nguyên nhân khá quan trọng, vì trong giai
đoạn này mưa nhiều sẽ làm cho bộ rễ bị ngập nước sẽ hoạt động kém ảnh
hưởng đến các hoạt động sinh lý của cây kết hợp với lượng nước tích lủy trong
trái cao làm cho quá trình phát triển của cơm trái bị rối loạn. Tương tự đánh
giá này theo Bùi Thanh Liêm (2006) tổng kết từ kinh nghiệm nông dân trồng
sầu riêng thấy rằng lượng nước trong vườn trong thời gian mang trái có liên
quan đến hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng, cụ thể mùa mưa thường bị
sượng nhiều, trong khi mùa nắng thì rất ít hoặc không sượng. Như vậy để giải
quyết vấn đề này thì có thể nghiên cứu giải pháp hạn chế ảnh hưởng của lượng
nước bằng cách phủ gốc bằng plastic trước khi thu hoạch hoặc chuyển đổi mùa
vụ bằng kỹ thuật xử lý ra hoa mùa nghịch cho cây ra hoa trong mùa mưa để có
thời gian mang trái trong mùa nắng.
1.1.4.2 Ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác
Vấn đề cung cấp mất cân đối dinh dưỡng cũng có thể là nguyên nhân gây
ra hiện tượng rối loạn sinh lý. Trong đó mặc dù chưa có kết luận về sự liên hệ
giữa hiện tượng trái chín không đều với dinh dưỡng khoáng nhưng có những
biểu hiện cho thấy Calcium, Magiê là hai chất có ảnh hưởng đến trái chín
không đều (Anon, 1992). Đây là hai chất dinh dưỡng trung lượng người nông
dân thường hay bỏ qua khi bón phân cho vườn sầu riêng của mình. Cũng có
nhận định tương tự Sapii and Nanthachai (1994) cho rằng do sự mất cân bằng
dinh dưỡng trong trái lúc phát triển và quá trình chín gây ra sự rối loạn làm
cơm trái không còn bình thường. Sự chín không đều không phải là một vấn đề
đơn lẽ, mà nó có liên quan đến nhiều yếu tố như dinh dưỡng, nước và điều

kiện môi trường. Trần Thế Tục và Chu Doãn Thành (2004) cho rằng các loại
phân bón có gốc Chlor có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng sượng cơm.
Theo Trần Văn Hâu (2005) các tài liệu nghiên cứu của một số nước như Thái
17


Lan thì giống không hoàn toàn là yếu tố quyết định mà chủ yếu là do biện
pháp canh tác của nhà vườn và điều kiện thời tiết mà chủ yếu là mùa mưa
trong giai đoạn trái trưởng thành làm cho sầu riêng bị sượng, không riêng gì
giống sầu riêng Mongthong mà giống sầu riêng Khổ Qua Xanh được trồng phổ
biến ở Tiền Giang hay giống Sữa Hạt Lép ở tỉnh Bến Tre cũng bị sượng như
những giống khác do những nguyên nhân sau:
- Sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt non và trái: Cây ra đọt non trong
giai đoạn 8-12 tuần sau đậu trái, là giai đoạn trái phát triển cơm quả rất mạnh
sẽ xảy ra sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa sự phát triển của đọt non và cơm trái
mà sự huy động chất dinh dưỡng cho sự phát triển đọt non thường mạnh hơn
cơm trái nên cơm trái phát triển không bình thường, dẫn đến hiện tượng sượng.
Nguyên nhân của sự ra đọt non khi cây mang trái là do chủ vườn bón nhiều
phân Đạm và mức nước trong vườn cao sẽ là điều kiện tốt để kích thích sự
sinh trưởng.
- Sự ra hoa và đậu trái nhiều đợt: Sự ra hoa không tập trung làm cho cây
sầu riêng có thể ra hoa hoặc trái non trong giai đoạn phát triển đã tạo ra sự
cạnh tranh dinh dưỡng giữa hoa và trái, giữa trái nhỏ với trái lớn.
- Bón phân có chứa gốc Chlor: Các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài bón
phân có chứa gốc chlor sẽ làm cho trái sầu riêng bị sượng nhưng cơ chế tác
động thì chưa được giải thích.
- Số hạt/trái có liên quan trực tiếp đến hiện tượng cơm bị sượng: trái có
trọng lượng lớn hơn 1,8 kg với 14 hạt có tỷ lệ sượng là 52%, trong khi trái có
trọng lượng trung bình 1,0-1,8 kg với 9 hạt thì tỷ lệ bị sượng là và trái có trọng
lượng nhỏ hơn 1,0 kg với năm hạt trên trái tỷ lệ bị sượng là 2,4% (Anon,

1992).
Theo các nhận định trên thì vấn đề kỹ thuật canh tác cũng có thể có tác
động đến hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng, tuy nhiên các qui trình kỹ thuật
hiện nay người nông dân áp dụng từ khâu cắt tỉa, bón phân, xử lý ra hoa đồng
loạt, tỉa trái hợp lý... khá tốt. Vấn đề nghiên cứu ở đây là xem lại việc bón
phân N-P-K có cân đối hay không, song song đó người nông dân có bổ sung
18


các trung lượng cần thiết như Calcium, Magiê...trong quá trình canh tác. Vấn
đề bổ sung dinh dưởng qua lá trước khi thu hoạch có hỗ trợ cho việc khắc phục
hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng phải cần được nghiên cứu.
Cho tới nay, chưa có tài liệu nào mô tả hoặc nghiên cứu về hiện tượng
rối loạn sinh lý trái Sầu riêng một cách đầy đủ, phần lớn chỉ tập trung vào lĩnh
vực trồng trọt, sâu bệnh và xử lý ra hoa. Để có những cơ sở nghiện cứu, cần
tìm hiểu các hiện tượng rối loạn sinh lý làm giảm phẩm chất và một số yếu tố
có liên quan bổ sung cho những nghiên cứu hoàn chỉnh tiếp sau nhằm giải
quyết vấn đề giảm phẩm chất cơm sầu riêng khi chín, góp phần phát triển
ngành trồng sầu riêng ở địa phương cũng như ở ĐBSCL.
Kết quả của đề tài góp phần làm cơ sở cho việc ứng dụng khoa học kỹ
thuật trong việc gia tăng năng suất và cải thiện phẩm chất trái, phục vụ cho
nhu cầu xuất khẩu trái cây, gia tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
1.2. Mục tiêu đề tài
Đề tài thực hiện nhằm điều tra tìm hiểu các hiện tượng rối loạn sinh lý
làm giảm phẩm chất và một số yếu tố có liên quan đến hiện tượng này để đề
xuất các nghiện cứu tiếp theo.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ở các hộ có vườn trồng sầu riêng với diện tích trên
2000m2 cho trái ổn định trên 3 năm ở xã Sơn Định, Hòa nghĩa, huyện Chợ
Lách, tỉnh Bến Tre. Tập trung vào các yếu tố ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác

sầu riêng của nông dân và các dạng rối loạn sinh lý trên trái xuất hiện trên cơm
trái sầu riêng.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Điều tra các yếu tố có liên quan đến hiện tương giãm phẩm
chất (sượng cơm) trái sầu riêng
Đề tài tiến hành điều tra khảo sát các yếu tố tự nhiên và kỹ thuật canh tác
của nông dân bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nông dân có diện tích
theo phiếu soạn sẵn với số mẫu là 80 phiếu, địa bàn điều tra là các vườn trồng
19


sầu riêng có diện tích trên 2000m 2 ở xã Sơn Định, Hòa nghĩa, huyện Chợ
Lách, tỉnh Bến Tre. Các chỉ tiêu có liên quan đến phẩm chất trái cần điều tra
như: giống trồng, mùa vụ thu hoạch, kỹ thuật canh tác, thời điểm thu hoạch ...
( phụ lục).
1.3.2 Khảo sát các thời điểm thu hoạch khác nhau trên hai giống
sầu riêng
Để xem thời điểm thu hoạch có ảnh hưởng đến hiện tượng sượng cơm
trái sầu riêng ở mức độ nào, tiến hành thu hoạch sớm ở các thời điểm khác
nhau ở hai giống. Trên giống sầu riêng Mongthong, tiến hành khảo sát trên 5
cây. Trái sầu riêng được thu vào các thời điểm 60, 90, 100, 110, 120. Mỗi đợt
thu 5 trái/cây. Trái sầu riêng sau khi thu họach được để chín tự nhiên trong
phòng, sau khi rụng cuống trái và có mùi thơm sẽ tiến hành phân tích phẩm
chất trái, đánh giá tỷ lệ trái sượng, cơm sượng, hộc sượng và múi sượng/trái.
Trên giống sầu riêng Sữa Hạt Lép cũng được được thực hiện trên 5 cây sầu
riêng . Trái sầu riêng được thu vào các thời điểm 60, 90, 100 và 110 ngày sau
khi đậu trái. Mỗi đợt thu 5 trái/cây. Trái sầu riêng sau khi thu họach được để
chín tự nhiên trong phòng, sau khi rụng cuống trái và có mùi thơm sẽ tiến
hành phân tích phẩm chất trái. Trước khi phân tích phẩm chất trái, thu thập các
chỉ tiêu phát triển của trái, vỏ trái, cơm trái, hạt...

Kết quả sau đó được thống kê bằng phần mềm excell và SPSS và phân
tích xem yếu tố nào liên quan đến vấn đề giảm phẩm chất trái.
1.3.3 phương pháp lấy mẫu
a. Mẫu đất: Mỗi cây lấy hai mẫu đất ở độ sâu 0-20 cm và 20-40 cm, vị
trí lấy mẫu cách gốc cây 1m bằng khoan đất của bộ môn Khoa Học Đất.
b. Lá: Nếu lá ra đọt non thì lấy cặp lá trưởng thành cuối cùng dưới đọt
non, nếu cây không ra đọt non thì lấy cặp lá thứ 2 hoặc thứ 3. Mỗi lần lấy 1015 lá ở 5 vị trí khác nhau trên cây.
c. Trái: Phẩm chất trái được đánh giá bằng cách thu 5 trái/cây. Mẫu trái
vận chuyển nhẹ, tránh bị giập gai, để chín tự nhiên. Phân tích mẫu trái sau khi
20


trái rụng 'đĩa' (rụng cuống trái), có mùi thơm và màu vỏ chuyển sang màu
vàng.
d. Các chỉ tiêu đánh giá:
Hàm lượng dinh dưỡng trong đất (Đạm tổng số, Lân dễ tiêu, Kali trao
đổi, Mg, Ca).
Hàm lượng dinh dưỡng trong lá (Đạm tổng số, Lân dễ tiêu, Kali trao đổi,
Mg, Ca)
+ Khối lượng trái, khối lượng vỏ, khối lượng cơm, tỉ lệ ăn được (khối
lượng cơm/khối lượng trái), số hộc/trái, tỉ lệ hộc lép/trái, tỉ lệ hột lép/trái, bề
dày vỏ trái (đầu, giữa, cuối), chiều dài đính phôi (rộng , hẹp).
+ Tỷ lệ trái sượng, tỷ lệ hộc sượng/trái, tỷ lệ múi sượng/hộc, tỷ lệ cơm bị
sượng/múi (trọng lượng phần cơm bị sượng/tổng trọng lượng cơm), kiểu
sượng (sượng cứng, nhão cơm, cháy múi).
+ Màu sắc cơm (đánh giá độ đồng đều của màu sắc; đo màu ở hai vị trí:
cơm bình thường và cơm sượng), tổng số chất rắn hòa tan (TSS)
+ Mùi thơm cơm (1: không thơm; 2: thơm nhẹ; 3: thơm),
đ. Phương pháp phân tích
- Phương pháp tro hóa ướt mẫu thực vật để xác định N tổng số, P, Ca, K,

Mg trong lá.
Phương pháp tiến hành: cân 0,3 g mẫu thực vật khô đã được nghiền thật
mịn cho vào trong bình tam giác 100 ml chịu nhiệt. Thêm 3,3 ml hỗn hợp acid
dùng để oxy hóa mạnh mẫu, lắc nhẹ bình cho thấm ướt đều mẫu, dùng phểu
thủy tinh đậy miệng bình tam giác lại (có thể cho qua đêm).
Đốt nóng trên bếp điện ở nhiệt độ 180oC trong khoảng một giờ, để nguội
mẫu sau đó cho thêm vào 5 giọt H2O2 30% và tiếp tục đun nóng 5 - 10 phút
cho đến khi có xuất hiện khói trắng. Lặp lại tiến trình này đến khi mẫu trắng
hoàn toàn.

21


Lấy bình tam giác ra khỏi bếp và để nguội lại bằng nhiệt độ trong phòng.
Thêm vào bình khoảng 10 ml nước cất, lắc nhẹ cho hòa tan mẫu, chuyển mẫu
vào bình định mức 50 ml, dùng nước cất lên thể tích đến vạch bình định mức,
đậy nắp và trộn đều, có thể lọc mẫu qua giấy lọc, dung dịch lọc được dùng để
phân tích các chỉ tiêu N, P, Ca, K, Mg.
- Đạm: phương pháp Kjeldahl.
Phương pháp tiến hành: chưng cất mẫu chuẩn
- Lấy 5 ml (H3BO3) với ba giọt thuốc thử cho vào trong bình tam giác,
gắn bình tam giác vào dàn chưng cất Đạm.
- Dùng pipette lấy 5 ml dịch chuẩn (NH3) = 0,01 mol/l cho vào trong
bình Kjeldahl, thêm vào 3 ml (NaOH 12,5 mol/l) + với nước cất đến thể tích
khoảng 10 ml. Mở khóa cho hơi nước nóng vào bình kjeldahl, tiến hành chưng
cất Đạm.
- Hứng NH4OH vào bình tam giác đến khi đạt thể tích khoảng 50 ml.
- Lấy bình tam giác ra khỏi dàn chưng cất Đạm, dùng H2SO4 0,1 mol
chuẩn độ đến khi xuất hiện màu hồng phấn (đỏ nhạt). Thực hiện giống như
trên với mẫu thử không có Đạm (Blank) và mẫu cây đã vô cơ hóa.

N% = 0,014x(V1-V0)x 100N
V1: Thể tích (ml) của H2SO4 hoặc KH(IO3)2 chuẩn độ trong mẫu thật.
V0: Thể tích (ml) của H2SO4 hoặc KH(IO3)2 chuẩn độ trong mẫu không.
N: Nồng độ H2SO4 hoặc KH(IO3)2.
0,014: Ly đương lượng của N
- Lân: phương pháp so màu
Phương pháp thực hiện:
Lấy 1 ml đã hòa loãng của mẫu vô cơ hóa mẫu cây cho vào trong ống
nghiệm, thêm vào trong ống nghiệm 3,8 mL hỗn hợp thuốc thử đã hòa loãng,
lắc mẫu cho hòa tan đều, sau 10 phút sẽ đem đọc trên máy hấp thụ quang phổ

22


×