Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến bệnh viêm đường hô hấp tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.88 KB, 5 trang )

16 Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2010, Số 15 (15)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh lý viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em có gì đặc biệt ở các trung
tâm bảo trợ xã hội, trại trẻ mồ côi? Có hay không việc xuất hiện các yếu tố nguy cơ mới đối với bệnh
viêm đường hô hấp cấp tại các cơ sở này? Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu: xác đònh tỷ
lệ hiện mắc, mô tả đặc điểm các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em tại Trung
tâm bảo trợ trẻ em số 4, Ba Vì, Hà Nội; Tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tình
trạng viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em tại cơ sở nói trên. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang với
98 trẻ tham gia điều tra. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ hiện mắc VĐHH cấp 44,4%; tỷ lệ suy dinh dưỡng
15,6%; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bò thiếu máu (huyết sắc tố dưới 12g/dL) 56,4%; 100% trẻ ở chung phòng;
62,2% ngủ cùng giường; 75,6% dùng chung chăn; 66,7% thường xuyên chuyển phòng. Liên quan giữa
VĐHH với tình trạng tiêm chủng (RR=1,53; p=0,7), với tiền sử VĐHH 3 tháng trước đó (RR= 0,5;
p=0,7), với việc trẻ ở chung phòng (RR=5,3; p=0,1). Tỷ lệ hiện mắc VĐHH trong nghiên cứu này là
44,4% tương tự như các nghiên cứu khác. Các đặc điểm về dinh dưỡng và thiếu máu phù hợp với tỷ
lệ chung trong cộng đồng. Việc trẻ ở trung tâm được bố trí ở chung phòng, dùng chung chăn hay di
chuyển phòng thường xuyên là yếu tố thuận lợi cho việc lan truyền bệnh VĐHH. Không nhận thấy
sự liên quan có ý nghóa giữa tình trạng tiêm chủng và tiền sử VĐHH của trẻ với bệnh lý VĐHH hiện
tại. Tuy nhiên có mối liên quan bước đầu giữa việc trẻ sống chung phòng với bệnh lý VĐHH.
Từ khoá: Viêm đường hô hấp cấp, tỷ lệ hiện mắc, yếu tố nguy cơ, Trung tâm bảo trợ trẻ em
The prevalence and risk factors for
respiratory tract infection on orphanage
children in orphanage center no. 4,
Bavi, Hanoi
Le Thanh Hai (*), Le Kien Ngai (**)
Introduction: Are there any specific characteristics for risk factors of Acute Respiratory tract
Infection (ARI) on children in orphanages? Are there whether or not new risk factors for ARI in those
facilities? Objectives: This study was conducted with the aim of identifying the prevalence, describing
Tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến
bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em tại trung
tâm bảo trợ trẻ em số 4, Ba Vì, Hà Nội
Lê Thanh Hải (*), Lê Kiến Ngãi (**)


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2010, Số 15 (15) 17
features of risk factors for ARI, and assessing association between the risk factors and ARI on
orphanage children in Orphanage Center (OC) No.4, Ba Vi, Ha Noi. Study methods: This is a cross-
sectional survey with a sample of 98 children. Results: the prevalence of ARI is 44.4%; malnutrition
- 15.6%; anemia (hemoglobin <12g/dL) - 56.4%; room sharing rate - 100%; bed sharing rate -
62.2%; blanket sharing rate - 75.6%; room transfer rate - 66.7%. There is an association between
ARI and vaccination status (RR=1,53; p=0,7), with history of ARI within the last 3 months (RR= 0,5;
p=0,7), and room sharing (RR=5,3; p=0,1). Conclusion: the ARI prevalence found in this study is
44.4%, similar to other studies' findings. The nutrition and anemia characteristics are found in
consistence with the general prevalence found in the community. Children's sharing of room, bed,
blanket and being transferred from room to room create enabling conditions for transmission of ARI
within the center. There is no significant association between ARI and vaccination status and history
of previous ARI. However, initially recognizable association is found between ARI and the condition
of sharing room in the orphanage center.
Key words: acute respiratory tract infection, orphanage children, center
Tác giả
(*) TS. BS. Lê Thanh Hải - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương
(**) Ths. BS. Lê Kiến Ngãi - Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Nhi Trung ương.
E.mail:
1. Đặt vấn đề
Viêm đường hô hấp cấp (VĐHHC) là một trong
những nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ em
toàn cầu. Ước tính hàng năm có khoảng 4,5 triệu
trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển tử
vong vì VĐHHC. VĐHHC cũng là lý do khiến 50%
số trẻ đến khám, nhập viện tại các cơ sở y tế trên
toàn thế giới [3]. Các yếu tố liên quan đến bệnh
lý viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em bao gồm: trẻ
suy dinh dưỡng, trẻ có cân nặng lúc sinh thấp, trẻ

không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, khói bụi,
thuốc lá, điều kiện sống chật chội thiếu vệ sinh,
thời tiết thay đổi… [6].
Tháng 2 năm 2008 xuất hiện nhiều trẻ từ các
trung tâm bảo trợ xã hội, trại trẻ mồ côi đến khám
và nhập viện tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Các
em đó có biểu hiện của tình trạng bệnh lý viêm
đường hô hấp cấp ở mức độ nặng, sau đó một số trẻ
đã tử vong.
Liệu các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh lý
viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em có gì đặc biệt ở các
trung tâm bảo trợ xã hội, trại trẻ mồ côi? Có hay
không việc xuất hiện các yếu tố nguy cơ mới đối với
bệnh viêm đường hô hấp cấp tại các cơ sở này?
Một cuộc điều tra được thực hiện tại Trung tâm
bảo trợ trẻ em số 4, Ba Vì, Hà Nội nhằm góp thêm
một ý kiến trả lời các vấn đề trên.
Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là
Xác đònh tỷ lệ hiện mắc, mô tả đặc điểm các
yếu tố nguy cơ, đường lây truyền liên quan đến
bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em tại trung tâm
bảo trợ trẻ em số 4, Ba Vì, Hà Nội.
Tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ
hiện hữu với tình trạng viêm đường hô hấp cấp ở trẻ
em tại cơ sở nói trên.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Quần thể và đòa điểm nghiên cứu:
18 Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2010, Số 15 (15)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Trẻ đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Trung

tâm Bảo trợ trẻ em số 4, Ba Vì, Hà Nội
2.2. Thời gian nghiên cứu: Tháng 3/2008
2.3. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt
ngang
2.4. Phương pháp tiến hành
- Tất cả trẻ em hiện diện tại Trung tâm trong
ngày điều tra được lựa chọn vào nghiên cứu
- Khám lâm sàng để phát hiện các trẻ đang có
VĐHHC.
- Quan sát nơi ở, nơi chăm sóc trẻ; phỏng vấn
người chăm sóc trẻ và lãnh đạo Trung tâm để mô tả
các yếu tố nguy cơ, đường lây truyền có thể của
bệnh VĐHHC. Các chỉ số được đánh giá trong
nghiên cứu này bao gồm: tiền sử tiêm vắc xin; tiền
sử viêm đường hô hấp; tình trạng toàn thân; tình
trạng dinh dưỡng; tình trạng viêm đường hô hấp
hiện tại; đường lây truyền (ngủ chung giường)…
- Lấy dòch tỵ hầu, xét nghiệm nuôi cấy tìm sự
hiện diện của các chủng vi khuẩn cư trú.
2.5. Phân tích số liệu
- Các biến số đònh tính được mô tả dưới dạng tần
suất, các biến đònh lượng được thể hiện dưới dạng
giá trò trung bình (mean) và độ lệch chuẩn (SD) nếu
phân bố chuẩn hoặc dưới dạng trung vò (median) và
khoảng biến thiên (range) nếu phân bố không
chuẩn.
- Đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố nguy
cơ và VĐHHC thông qua phép phân tích tương quan
giữa hai biến nhò phân bằng test kiểm đònh Fisher,
tỷ số nguy cơ tương đối (relative risk - RR)

3. Kết quả nghiên cứu
- Có 45 trẻ đến 5 tuổi (14 trai -31,1%; 31 gái -
68,9%) và 53 trẻ trên 5 tuổi (35 trai - 66,0%; 18 gái
- 34%) hiện diện trong ngày điều tra.
- Trong số các trẻ thuộc nhóm đến 5 tuổi có 20
trẻ (44,4%) hiện đang có dấu hiệu của VĐHHC
(sốt, ho, chảy mũi, hắt hơi, phổi có ran), đã tìm thấy
vi khuẩn cư trú trong dòch hầu họng của 20 trẻ
(44%) trong nhóm này; trong khi chỉ có 8 trẻ
(15,1%) ở nhóm trẻ lớn hơn 5 tuổi có các dấu hiệu
của VĐHHC và chỉ có 5 trẻ (9,4%) tìm thấy được vi
khuẩn cư trú trong dòch hầu họng.
3.1. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ liên quan
đến bệnh VĐHH cấp
Trẻ ≤ 5 tuổi
N = 45
Trẻ > 5 tuổi
N = 53
Tổng
N = 98

Tình trạng tiêm
chủng
n % n % n %
Có 30 66.7 1
1.9
31
31.6
Không 3
6.7

0
0.0
3
3.1
Không biết 12
26.7
52
98.1
64
65.3
Tổng số 45 100.0 53
100.0
98
100.0

Bảng 1. Đặc điểm tình trạng tiêm chủng của trẻ
Trẻ ≤ 5 tuổi
Trẻ > 5 tuổi

n
Mean ± SD
n
Mean ± SD
Huyết sắc tố dưới 12g/dL
22/39
(56,4%)

9.6±0.8
11/49
(22.4)


10.5±0.7
Bạch cầu trên 10000/ml
31/36
(86,1%)

15060±4256
7/47
(14.9)

14614±5196
Suy dinh dưỡng
7/39
(15,6%)
-
-
-
Giới hạn – SD
11
(24,4%)
-
-
-
Không suy dinh dưỡng
27
(60,0%)
-
-
-
Bảng 2. Đặc điểm về tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu

Trẻ ≤ 5 tuổi
N = 45
Trẻ > 5 tuổi
N = 53
Tổng
N = 98

Đặc điểm điều kiện sống
và chăm sóc
n % n % n %
Ngủ cùng giường
45 100.0 35 66.0 80 81.6
Ngủ cùng giường VĐHHC
28 62.2 4 7.5 32 32.7
Có được bú bằng bình
38 84.4 0 0.0 38 38.8
Trẻ thường xuyên được
chuyển phòng ở
30 66.7 28 52.8 58 59.2
Dùng chung chăn
34 75.6 20 37.7 54 55.1
Có mút tay
6 13.3 0 0.0 6 6.1
Dùng chung khăn lau
5 11.1 6 11.3 11 11.2

Bảng 3. Một số đặc điểm về điều kiện sống và
chăm sóc trẻ

Trẻ có tiền

sử VĐHH
Trẻ
≤ 5 tuổi
N = 45
Trẻ > 5 tuổi
N = 53
Tổng
N = 98
n % n % n %
Có 33 76.7 15
29.4
48
51.1
Không 10
23.3
36
70.6
46
48.9
Tổng 43 100.0 51
100.0
94
100.0
Bảng 4. Tỷ lệ trẻ có tiền sử viêm đường hô hấp
trong vòng 3 tháng gần đây
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2010, Số 15 (15) 19
3.2. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ
và tình trạng VĐHHC ở nhóm trẻ dưới 5
tuổi

4. Bàn luận
4.1. Tỷ lệ hiện mắc và đặc điểm các yếu tố
nguy cơ liên quan đến bệnh VĐHH cấp
-Tỷ lệ hiện mắc (prevalence) của bệnh VĐHH
cấp ở trẻ em tại Trung tâm bảo trợ trẻ em số 4, Ba
Vì, Hà Nội là 20/45 (44,4%). Tỷ lệ này hoàn toàn
không cao hơn các số liệu đã công bố. Rahman và
cộng sự trong một nghiên cứu công bố năm 1997 tại
Bangladesh đã kết luận "tỷ lệ hiện mắc VĐHH cấp
ở trẻ dưới 5 tuổi trong cộng đồng vùng nông thôn là
58,7%" [4].
- Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi ở được nuôi dưỡng tại
trung tâm này được ghi nhận có suy dinh dưỡng là
15,6% và giới hạn suy dinh dưỡng là 24,4% không
khác xa với số liệu về tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em
đã được Bộ Y tế công bố, (từ 20-25%). Trong khi đó
tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bò thiếu máu (huyết sắc tố dưới
12g/dL) ghi nhận là 56,4% cao hơn chút ít so với
cũng tỷ lệ này được Chương trình Dinh dưỡng công
bố, ( 49%)[6].
- Với lí do trẻ được thu nhận về trung tâm từ
nhiều nơi khác nhau (bệnh viện, gia đình, bỏ rơi…)
cho nên tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi được nắm rõ về tình
trạng tiêm chủng chỉ có 66,7%. Tỷ lệ này thấp hơn
nhiều so với tỷ lệ trẻ được tiêm các loại vắc xin như
Chương trình tiêm chủng mở rộng đã công bố, (trên
90%)[8] .
- Do trẻ được nuôi dưỡng tại trung tâm bảo trợ
vì vậy điều kiện sống của trẻ có nhiều điểm khác
với những trẻ được nuôi sống tại gia đình, tất cả trẻ

đều được sắp xếp ngủ cùng giường với nhau
(100%), có đến gần 2/3 số trẻ (62,2%) ngủ cùng
giường với trẻ đang bò VĐHHC, hơn 3/4 trẻ được
điều tra (75,6%) dùng chung chăn đắp và hơn 2/3 số
trẻ (66,7%) ở trung tâm thường xuyên được chuyển
phòng ở. Viêm đường hô hấp là bệnh lây truyền qua
đường không khí và thông qua tiếp xúc với dòch tiết
của đường hô hấp, việc trẻ ngủ chung giường, đắp
chung chăn và thường xuyên chuyển phòng ở là
điều kiện thuận lợi để bệnh lây lan trong quần thể.
Điều này thể hiện ở chỉ số trẻ bò viêm đường hô hấp
trong vòng 3 tháng trước ngày điều tra khá cao
(76,7%).
4.2. Liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ
và tình trạng VĐHHC ở nhóm trẻ dưới 5
tuổi
Các yếu tố nguy cơ được thảo luận trong nghiên
cứu này bao gồm tình trạng tiêm chủng, tiền sử
viêm đường hô hấp trong vòng 3 tháng trước ngày
điều tra và tình trạng ở chung phòng với trẻ đang bò
VĐHH. Liên quan giữa tình trạng tiêm chủng và
VĐHHC chưa thấy đề cập trong các nghiên cứu
trước đây. Liên quan giữa tình trạng ở chung phòng
với VĐHH, theo Anders Koch và cộng sự là 2,5
lần so với nhóm trẻ không ở chung phòng [6].
Trong điều tra này tình hình VĐHH ở nhóm trẻ
không được tiêm chủng đầy đủ cao gấp 1,53 lần
nhóm trẻ được tiêm chủng đầy đủ nhưng sự khác
biệt không có ý nghóa thống kê (RR = 1,53; p=0,7);
không ghi nhận được sự khác biệt giữa tình trạng

viêm đường hô hấp hiện tại với tiền sử viêm đường
Tiêm chủng

Không
Tổng số
VĐHHC
n
%
n
%
n
%

13
92.9
1
7.1
14
100
Không
17
89.5
2
10.5
19
100
RR= 1.53 ; p = 0.7

Bảng 5. Liên quan giữa tình trạng tiêm chủng và
VĐHH

Tiền sử VĐHH
Có Không
Tổng số
VĐHHC
n % n % n %
Có 2 11.1 16 88.9 18 100
Không 5 20.8 19 79.2 24 100
RR= 0.5; p= 0.7
Bảng 6. Liên quan giữa tiền sử VĐHH trong vòng
3 tháng và tình trạng VĐHH hiện tại
Ở chung phòng

Không
Tổng số
VĐHHC
n
%
n
%
n
%

18
94.7
1
5.3
19
100
Không
17

77.3
5
22.7
22
100
RR=5.3 ; p= 0.1

Bảng 7. Liên quan giữa việc trong cùng phòng có
trẻ đang bò VĐHH và tình trạng VĐHH
20 Tạp chí Y tế Công cộng, 7.2010, Số 15 (15)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
hô hấp trong vòng 3 tháng trước ngày điều tra với
RR=0,5, p=0,7; Tìm thấy có sự liên quan lớn giữa
việc trẻ ở chung phòng với tình trạng VĐHH
(RR=5,3), tuy nhiên có thể do hạn chế về qui mô
cuộc điều tra phép kiểm đònh chỉ cho giá trò p ở mức
0,1 (p=0,1).
Tỷ lệ hiện mắc VĐHH ở trẻ em được nuôi
dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em số 4, Ba Vì, Hà
Nội là 44,4% tương tự như kết quả của các nghiên
cứu tại đòa điểm khác. Các đặc điểm về dinh dưỡng
và thiếu máu phù hợp với tỷ lệ chung trong cộng
đồng. Phần lớn trẻ ở trung tâm được bố trí ở chung
phòng, dùng chung chăn hay di chuyển phòng
thường xuyên là yếu tố thuận lợi cho việc lan truyền
bệnh VĐHH.
Không nhận thấy sự liên quan có ý nghóa giữa
tình trạng tiêm chủng và tiền sử VĐHH của trẻ với
bệnh lý VĐHH hiện tại. Tuy nhiên có mối liên quan
bước đầu giữa việc trẻ sống chung phòng với bệnh

lý VĐHH.
Do nghiên cứu được thực hiện dưới hình thức
một cuộc điều tra cắt ngang vì vậy số lượng mẫu thu
thập được có thể chưa phản ánh hết đặc điểm của
quần thể.
Lời cảm ơn:
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Ban
Giám đốc và cán bộ nhân viên Trung tâm Bảo trợ
trẻ em số 4, Ba Vì, Hà Nội đã tạo điều kiện cho cuộc
điều tra này.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Báo cáo Hội nghò dinh dưỡng toàn quốc. Bộ Y tế, Viện
Dinh dưỡng, 2008. Hà Nội, tháng 6/2008
2. Báo cáo tổng kết tiêm chủng mở rộng năm 2009. Bô Y tế,
Viện Vệ sinh dòch tế Trung ương, Dự án Tiêm chủng mở
rộng. Hà Nội, tháng 3/2010
Tiếng Anh
3. Long-term morbidity and mortality following hypoxaemic
lower respiratory tract infection in Gambian children. T. E.
West, T. Goetghebuer, P. Milligan, E. K. Mulholland,& M.
W. Weber. Bulletin of the World Health Organization, 1999,
77 (2)
4. Prevalence of acute respiratory tract infection and its risk
factors in under five children. Rahman MM, Rahman AM.
Bangladesh Med Res Counc Bull. 1997 Aug;23(2):47-50.
5. Risk factors for severe respiratory syncytial virus
infection leading to hospital admission in children in the
Western region of the Gambia. Martin W Weber, et
al.International Journal of Epidemioly 1999; 28: 157-162

6. Risk Factors for Acute Respiratory Tract Infections in
Young Greenlandic Children. Anders Koch, Kåre Mølbak,
Preben Homøe, Per Sørensen1, Thomas Hjuler, Mette Ehmer
Olesen, June Pejl, Freddy Karup Pedersen, Ove Rosing
Olsen, and Mads Melbye. American Journal of
Epidemiology Vol. 158, No. 4

×