Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ĐỀ THI THPT QUỐC GIA môn SINH mới 2019 (65)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.97 KB, 7 trang )

Ngày 19/10/2018 – Bài kiểm tra - Số 43

Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

CHUYÊN ĐỀ: DI TRUYỀN QUẦN THỂ
Bài thi: BÀI TẬP_CẤU TRÚC DT QUẦN THỂ_P.2
Thời gian làm bài: 45 phút - 28 câu, không kể thời tải đề.
Biên soạn đề: Nguyễn Thanh Quang.
Đề thi gồm 07 trang

“ Thêm một chút bền bỉ, một chút nỗ lực, và điều tưởng chừng như là thất bại vô vọng có thể biến
thành thành công rực rỡ ”
– Elbert HubbardCâu 1: Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tần số kiểu gen là 0,2AA + 0,8Aa = 1. Giả sử kiểu
gen aa bị chết ở giai đoạn phôi thì đến thế hệ F4, tần số a là bao nhiêu?
A. 0,04

B. 0,4

C. 0,2

D. 0,1.

Câu 2: Ở một loài ngẫu phối, màu sắc trứng do một cặp alen trội lặn hoàn toàn chi phối A- trứng vỏ
nâu đất, a- trứng vỏ trắng. Các trứng vỏ trắng bị các thiên địch ăn hết 100% trong tất cả các thế hệ.
Các trứng nâu đất sống sót bình thường. Quần thể xuất phát Po có cấu trúc di truyền: 0,6AA : 0,4Aa.
Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác, ở thế hệ F3 tần số alen lặn
A. 1/5.

B. 1/8.

C. 1/9.



D. 1/7.

Câu 3: Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Tính theo lý
thuyết, tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ ba sẽ là
A. 0,2AA : 0,4 Aa : 0,4aa.

B. 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa.

C. 0,25AA : 0,5 Aa : 0,25aa.

D. 0,375AA : 0,25Aa : 0,375: aa.

Câu 4: Ở thế hệ F4 của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,4AA + 0,05Aa + 0,55aa. Tỉ lệ kiểu gen
ở thế hệ P là
A. 0,025AA : 0,8Aa : 0,175aa.

B. 0,1AA : 0,8Aa : 0,1aa.

C. 0,125AA : 0,6Aa : 0,275aa.

D. 0,225AA : 0,4Aa : 0,375aa.

Câu 5: Một quần thể thực vật lưỡng bội, xét cặp gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A quy
định quả to là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả nhỏ. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này
có số cá thể quả nhỏ chiếm 20%. Sau hai thế hệ tự thụ phấn, thu được F2 có số cá thể quả nhỏ chiếm
35%. Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là
A. 0,15AA : 0,8Aa : 0,05aa.

B. 0,5AA : 0,4Aa : 0,1aa.


C. 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa.

D. 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa.

Câu 6: Ở, một giống cây trồng sinh sản bằng tự thụ phấn, A quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với
a quy định quả chua. Vì mục tiêu sản xuất quả ngọt nên khi đến giai đoạn sinh sản kiểu hình quả
Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học

Nguyễn Thanh Quang | 1


Ngày 19/10/2018 – Bài kiểm tra - Số 43

Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

chua bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi giống. Thế hệ xuất phát của một giống có tỉ lệ kiểu gen 0,8AA :
0,2Aa. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết tần số alen a ở F3 trước giai đoạn sinh sản là
A. 1/10

B. 1/37

C. 1/73

D. 1/100.

Câu 7: Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự phối, gen A quy định hạt nảy mầm bình thường trội hoàn
toàn so với alen a làm cho hạt không nảy mầm. Tiến hành gieo 100 hạt (gồm 40 hạt AA, 60 hạt Aa) lên
đất canh tác, các hạt sau khi nảy mầm đều sinh trưởng bình thường và các cây đều ra hoa, kết hạt tạo
nên thế hệ F1; F1 nảy mầm và sinh trưởng, sau đó ra hoa kết hạt tạo thế hệ F2. Ở các hạt F2, kiểu gen

Aa có tỉ lệ là
A. 25/34

B. 3/34

C. 3/17

D. 6/17.

Câu 8: Biết A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng; các quần thể đang ở trạng
thái cân bằng di truyền. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình nào sau đây có tần số kiểu gen Aa lớn nhất?
A. Quần thể có tỉ lệ 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
B. Quần thể có tỉ lệ 100% cây hoa đỏ.
C. Quần thể có tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
D. Quần thể có tỉ lệ 5 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng.
Câu 9: Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm 2 alen,
alen A trội hoàn toàn so với alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình
lặn bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di
truyền là 0,6AA : 0,4Aa. Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý thuyết,
thế hệ F3 của quần thể này có tần số alen a là:
A. 1/5.

B. 1/9.

C. 1/8.

D. 1/7.

Câu 10: Ở một loài thực vật sinh sản theo lối tự phối, gen A qui định khả năng nảy mầm trên đất
nhiễm mặn là trội hoàn toàn so với gen a không có khả năng này. Tiến hành gieo 1000 hạt trên đất

nhiễm mặn, trong đó có 80 hạt AA, 120 hạt Aa và 800 hạt aa. Các hạt sau khi nảy mầm đều sinh
trưởng bình thường và ra hoa, kết hạt tạo nên thế hệ F 1. Tiếp tục đem gieo các hạt F1 trên môi trường
đất nhiễm mặn thì tỉ lệ các cây F1 cho các hạt đều nảy mầm và sinh trưởng bình thường trên đất
nhiễm mặn là bao nhiêu?
A. 53,84%

B. 55%

C. 49%

D. 64,71%

Câu 11: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt màu vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt màu
xanh. Cho cây mọc lên từ hạt màu vàng giao phấn với cây mọc lên từ hạt màu xanh, thu hoạch được
900 hạt vàng và 895 hạt màu xanh. Gieo số hạt đó thành cây rồi cho chúng tự thụ phấn, theo lý
thuyết, khi thu hoạch thì hạt màu vàng chiếm tỉ lệ là:

7
3
1
1
B.
C.
D. .
16
8
8
2
Câu 12: Một quần thể có thành phần kiểu gen 30%AA : 70% aa, sau nhiều thế hệ thành phần kiểu gen
A.


cũng không thay đổi. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Quần thể này có tính đa hình về di truyền rất thấp.
B. Đây là quần thể của một loài tự phối hoặc loài sinh sản vô tính.
Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học

Nguyễn Thanh Quang | 2


Ngày 19/10/2018 – Bài kiểm tra - Số 43

Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

C. Khi điều kiện sống thay đổi quần thể này dễ bị tuyệt chủng.
D. Đây là quần thể của một loài giao phối.
Câu 13: Ở một loài chim, màu cánh được xác định bởi một gen gồm hai alen: alen B qui định cánh
đen trội hoàn toàn so với alen b qui định cánh xám. Quần thể chim ở thành phố A ở trạng thái cân
bằng di truyền có 10000 con, trong đó có 6400 con cánh đen. Một nhóm nhỏ của quần thể A bay sang
một khu cách li bên cạnh có điều kiện sống tương tự và sau vài thế hệ phát triển thành một quần thể
B ở trạng thái cân bằng, trong đó có 1000 con, trong đó 640 con cánh xám. Nhận định đúng về hiện
tượng trên là
A. Quần thể B không thay đổi về tần số alen mà chỉ thay đổi về thành phần kiểu gen so với
quần thể A do sự tác động của giao phối không ngẫu nhiên.
B. Quần thể B có sự thay đổi về tần số alen so với quần thể A là do sự tác động chủ yếu của yếu
tố ngẫu nhiên.
C. Quần thể B có sự thay đổi về tần số alen so với quần thể A là do sự tác động chủ yếu của
chọn lọc tự nhiên.
D. Quần thể B có sự thay đổi về tần số alen so với quần thể A là do sự tác động chủ yếu của
hiện tượng di nhập gen.
Câu 14: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy

định hoa trắng. Thế hệ xuất phát có 100% cây hoa đỏ. Ở F3, cây hoa trắng chiếm 17,5%. Biết không
xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Ở thế hệ xuất phát, có 60% số cây thuần chủng.
(2) Ở các thế hệ tiếp theo, tỉ lệ kiểu gen sẽ thay đổi.
(3) Nếu bắt đầu từ F3, các cá thể giao phấn ngẫu nhiên thì ở F5 có 96% cây hoa đỏ.
(4) Ở F3, tổng cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 95%.
A. 1.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 15: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa
trắng. Thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Ở F2, có tỉ lệ kiểu hình 27 cây
hoa đỏ : 13 cây hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
(1) Tần số kiểu gen ở thế hệ P. 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa.
(2) Tần số alen A, a của thế hệ P lần lượt là 0,6 và 0,4
(3) Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
(4) Nếu P giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 21 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng.
(5) Nếu bắt đầu từ F2, các cá thể giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình ở F3 là 9 cây hoa đỏ : 1 cây
hoa trắng.
A. 1.

B. 2.

C. 3.


D. 4.

Câu 16: Một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen
trội là trội hoàn toàn. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có số cá thể mang kiểu hình trội chiếm
80%. Sau một thế hệ tự thụ phấn, thu được F1 có số cá thể mang kiểu hình lặn chiếm 35%. Biết rằng
Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học

Nguyễn Thanh Quang | 3


Ngày 19/10/2018 – Bài kiểm tra - Số 43

Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Ở P có tần số alen trội bằng tần số alen lặn.
(2) Thế hệ P của quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
(3) Trong tổng số cá thể mang kiểu hình trội ở P, số cá thể có kiểu gen dị hợp tử chiếm 75%.
(4) Cho tất cả các cá thể mang kiểu hình trội ở P tự thụ phấn, thu được đời con có 18,75% số cá thể
mang kiểu hình lặn.
A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 17: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy

định hoa trắng. Thế hệ xuất phát có 100% cây hoa đỏ. Ở F3, cây hoa trắng chiếm 39,375%. Biết không
xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tần số kiểu gen ở thế hệ P là 0,1AA : 0,9Aa.
(2) Tần số alen A, a của thế hệ P là 0,55A : 0,45a.
(3) Tỉ lệ kiểu gen Aa ở F3 là 11,25%.
(4) Nếu bắt đầu từ F3, các cá thể giao phấn ngẫu nhiên thì ở F4, cây hoa trắng chiếm 20,25%.
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 18: Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có 2 alen, alen A quy định thân cao là
trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ
lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Kiểu hình thân
cao ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 84%. Cho các phát biểu sau
(1) Trong quần thể ban đầu, kiểu gen đồng hợp trội chiếm tỉ lệ cao hơn đồng hợp lặn.
(2) Tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể ban đầu cao hơn so với thế hệ F1.
(3) Trong số cây thân cao ở thế hệ P, tỉ lệ cây dị hợp là 3/5.
(4) Nếu chỉ chọn các cây thân cao ở thế hệ P ngẫu phối, sau đó, trong mỗi thế hệ lại chỉ cho các cây
thân cao ngẫu phối liên tiếp thì tỉ lệ cây thân thấp thu được ở đời F3 là 1/49.
Số phát biểu đúng là
A. 1

B. 2

C. 3


D. 4

Câu 19: Ở một quần thể thực vật, xét một locut gen có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn. Ở thế hệ P,
tần số kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm 20% và tần số kiểu gen dị hợp tử chiếm 60%, còn lại là đồng
hợp tử lặn. Sau một số thế hệ tự thụ phấn liên tiếp, tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ cuối cùng là
3,75%. Số kết luận đúng sau đây là
(1) Từ thế hệ P, quần thể đã trải qua 4 thế hệ tự thụ phấn.
(2) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội ở thế hệ cuối cùng chiếm 48,2%.
(3) Số cá thể trội ở thế hệ cuối cùng chiếm 45,32%.
(4) Số cá thể mang alen lặn ở thế hệ P chiếm 82%.
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 20: Ở một quần thể tự phối, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa
trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 0,6AA : 0,4Aa. Biết quần thể không chịu tác
Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học

Nguyễn Thanh Quang | 4


Ngày 19/10/2018 – Bài kiểm tra - Số 43

Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Ở F2, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 10%.
(2) Qua các thế hệ, tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ giảm dần và tiến tới bằng tỉ lệ kiểu hình hoa trắng.
(3) Qua các thế hệ, hiệu số giữa tỉ lệ kiểu gen AA với tỉ lệ kiểu gen aa luôn = 0,6.
(4) Ở thế hệ F3, tỉ lệ kiểu hình là 33 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
(5) Nếu kiểu hình hoa trắng bị chết ở giai đoạn phôi thì ở F2, cây có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 2/17.
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 21: Ở một loài thực vật lưỡng bội và tự thụ phấn bắt buộc, xét alen A quy định hạt tròn trội
không hoàn toàn với alen a quy định hạt dài, kiểu gen Aa cho kiểu hình hạt bầu. Cho một cây có kiểu
gen dị hợp tự thụ phấn, thu được các hạt F1. Đem toàn bộ hạt F1 gieo thành các cây F1 và tiếp tục cho
các cây này tự thụ phấn, ra hoa kết hạt. Giả sử khả năng nảy mầm của các hạt và sức sống của các cây
là như nhau, không có đột biến xảy ra. Cho các nhận xét sau
(1) Trong toàn bộ hạt ở F1, có 25% hạt có kiểu hình hạt tròn.
(2) Trong các cây F1, có những cây thu được 100% hạt có kiểu hình hạt bầu.
(3) Trong các cây F1, có những cây thu được cả 3 kiểu hình hạt khác nhau trong đó có 25% hạt dài.
(4) Lấy ngẫu nhiên một hạt tròn đem gieo thành cây, khi cây này kết hạt chắc chắn chỉ thu được 1 loại
hạt có kiểu hình hạt tròn.
(5) Lấy ngẫu nhiên một hạt bầu đem gieo thành cây, khi cây này kết hạt chắc chắn chỉ thu được 1 loại
hạt có kiểu hình hạt bầu.
Theo lý thuyết, số nhận xét đúng là
A. 1

B. 3


C. 2

D. 4

Câu 22: Một quần thể có 500 cây có kiểu gen AA; 400 cây có kiểu gen Aa ; 100 cây có kiểu gen aa.
Trong điều kiện không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen. Có các kết luận sau
(1) Quần thể chưa cân bằng về mặt di truyền.
(2) Alen A có tần số 0,60; alen a có tần số 0,40.
(3) Sau một thế hệ giao phối tự do, kiểu gen Aa có tỉ lệ 0,42.
(4) Sau một thế hệ tự thụ phấn, kiểu gen Aa có tỉ lệ 0,25.
(5) Nếu chỉ cho các cá thể có kiểu gen Aa và aa trong quần thể ngẫu phối thì tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa
thu được ở đời con là 0,36.
Số kết luận không đúng là
A. 3

B. 5

C. 2

D. 1.

Câu 23: Ở một loài thực vật, AA quy định quả đỏ, Aa quy định quả vàng, aa quy định quả xanh, khả
năng sinh sản của các cá thể là như nhau. Thế hệ xuất phát của một quần thể tự thụ phấn nghiêm
ngặt có tần số kiểu gen là 0,6AA : 0,4Aa. Giả sử bắt đầu từ thế hệ F1, chọn lọc tự nhiên tác động lên
quần thể theo hướng loại bỏ hoàn toàn cây aa ở giai đoạn chuẩn bị ra hoa. Theo lí thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Ở tuổi sau sinh sản của thế hệ F1, cây Aa chiếm tỉ lệ 2/9.
(2) Ở giai đoạn mới nảy mầm của thế hệ F2, kiểu gen aa chiếm tỉ lệ 1/18.
Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học


Nguyễn Thanh Quang | 5


Ngày 19/10/2018 – Bài kiểm tra - Số 43

Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

(3) Ở giai đoạn mới nảy mầm của thế hệ F3, alen a có tần số 2/17.
(4) Ở tuổi sau sinh sản của thế hệ F3, kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 31/33.
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 24: Ở một loài thực vật sinh sản bằng tự thụ phấn nghiêm ngặt có A quy định hoa đỏ trội
hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể có tất cả các cá thể đều
có kiểu hình hoa đỏ, quá trình tự thụ phấn liên tục thì đến đời F3, cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 67,1875%. Có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Ở thế hệ xuất phát, cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 75%.
(2) Quần thể có tần số a = 0,375 .
(3) Ở đời F3, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 90,625%.
(4) Nếu liên tục tự thụ phấn thì tỉ lệ cây hoa trắng tăng dần và bằng tỉ lệ cây hoa đỏ.
A. 3

B. 2

C. 4


D. 1

Câu 25: Một quần thể ban đầu (P) có tần số alen A và a lần lượt là 0,4 và 0,6. Do môi trường bị ô
nhiễm nên bắt đầu từ đời F1, khả năng sống sót của các kiểu hình trội đều bằng nhau và bằng 25%,
khả năng sống sót của kiểu hình lặn là 50%. Trong các nhận xét dưới đây, có mấy nhận xét đúng?
(1) Thế hệ hợp tử F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,04AA : 0,12Aa : 0,18aa.
(2) Thế hệ hợp tử F2 có tỉ lệ kiểu gen là 0,09AA : 0,41Aa : 0,5aa.
(3) Thế hệ F1 trưởng thành có tỉ lệ kiểu gen là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.
(4) Thế hệ F2 trưởng thành có tỉ lệ kiểu gen là 0,09AA : 0,41Aa : 0,5aa.
A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1.

Câu 26: Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy
định hoa trắng. Thế hệ xuất phát có 60% cây hoa đỏ; 40% cây hoa trắng. Ở F3, cây hoa trắng chiếm
57,5%. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng:
(1) Tần số kiểu gen ở thế hệ P là: 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa.
(2) Tần số alen A, a của thế hệ P lần lượt là 0,4 và 0,6.
(3) Nếu bắt đầu từ F3, các cá thể giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình ở F4 64% cây hoa đỏ : 36%
cây hoa trắng.
(4) Nếu bắt đầu từ P các cá thể giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 36% cây hoa đỏ : 64%
cây hoa trắng.
A. 1.

B. 2.


C. 3.

D. 4.

Câu 27: Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa
trắng. Thế hệ xuất phát (P) có 2 kiểu hình, trong đó cây hoa trắng chiếm 40%. Qua 2 thế hệ ngẫu phối,
ở F2 có tỉ lệ kiểu hình: 16 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng. Biết quần thể không chịu tác động của các nhân
tố tiến hóa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tần số của alen A lớn hơn tần số của alen a.
(2) Ở thế hệ P, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 60%.
(3) Giả sử các cá thể P tự thụ phấn được F1, sau đó F1 tự thụ phấn thu được F2. Ở F2, cây hoa đỏ chiếm
tỉ lệ 9/20.
Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học

Nguyễn Thanh Quang | 6


Ngày 19/10/2018 – Bài kiểm tra - Số 43

Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

(4) Nếu các cá thể F2 tự thụ phấn thu được F3; Các cá thể F3 tự thụ phấn thu được F4. Tỉ lệ kiểu hình ở
F4 sẽ là: 23 cây hoa đỏ : 27 cây hoa trắng.
A. 1.

B. 2.

C. 3.


D. 4.

Câu 28: Một quần thể ngẫu phối, nghiên cứu sự di truyền của 3 locus với các thông tin cụ thể
như sau:
Locus 1: Nằm trên NST thường, có 3 alen với mối quan hệ trội lặn A1 > A2 = A3
Locus 2: Nằm trên NST thường, có 5 alen với mối quan hệ trội lặn B1 > B2 = B3 = B4> B5.
Locus 3: Nằm trên NST thường, có 4 alen với mối quan hệ trội lặn D1 = D2 > D3 > D4.
Locus 2 và 3 cùng nằm trên 1 cặp NST thường khác với locus 1. Cho các nhận xét dưới đây liên quan
đến kiểu gen và kiểu hình của các locus nói trên:
(1) Có tối đa 1260 kiểu gen khác nhau liên quan đến 3 locus xuất hiện trong quần thể.
(2) Có tối đa 60 loại giao tử khác nhau có thể được tạo ra trong 1 quần thể.
(3) Có tối đa 160 loại kiểu hình khác nhau xuất hiện trong quần thể này.
(4) Có tối đa 1587600 kiểu giao phối trong quần thể liên quan đến các kiểu gen của 3 locus này.
Số nhận xét đúng là:
A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Hết

Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học

Nguyễn Thanh Quang | 7




×