Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

ĐỀ THI THPT QUỐC GIA môn SINH mới 2019 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.34 KB, 8 trang )

CƠ CHẾ BIẾN DỊ
I.Lí thuyết .
1.Đột biến gen.
Các khái niệm :
Các dạng ĐBG ( điểm ) : Thay thế , thêm hoặc mất một cặp Nu
- ĐB mất hoặc thêm 1 cặp Nu gây hậu quả lớn nhất vì nó liên quan tới tất cả các bộ ba mà chúng có
từ điểm gây ra đột biến gen và vì vậy nó đã làm dịch khung đọc nên người ta gọi chúng là đột biến dịch
khung
- Đột biến dạng thay thế không làm thay đổi a.a do nó quy định mã hóa thì người ta gọi là đột biến
nguyên khung hay đột biến cùng nghĩa còn khi chúng làm thay đổi a.a do chúng mã hoá thì gọi là đột biến
sai nghĩa
- Một đột biến có thể được biểu hiện phụ thuộc vào môi trường hoặc là tổ hợp gen.
Nguyên nhân và cơ chế :
gọi là Hồi biến. Nếu không được enzim sửa sai sẻ tạo thành đột biến gen qua các lần nhân đôi tiếp theo .
Hậu quả và vai trò :
2. Đột biến nhiễm sắc thể.
a.Đột biến cấu trúc NST
Mất đoạn Lặp đoan Đảo đoạn Chuyển đoạn
b. Đột biến số lượng NST .
Lệch bội : ( dị bội ) là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở 1 or 1 số cặp NST tương đồng .
Gồm : Thể 1 nhiễm : 2n - 1
Thể 3 nhiễm : 2n + 1
Thể không ( khuyết nhiễm) : 2n - 2
Thể 4 nhiễm : 2n + 2
Thể 1 kép : 2n -1-1
Thể 3 kép : 2n + 2 +2
Đa bội
3. Các dạng toán liên quan
Về đột biến cấu trúc NST thường là các bài tập lí thuyết và trong quá trình nghiên cứu thường liên quan tới
đột biến chuyển đoạn NST và đảo đoạn NST ( yêu cầu học sinh đọc phần này )
Về đột biến số lượng NST ( Đa bội và lệch bội )


a.Lệch bội : được tính thường là tính số thể lệch bội có thể hình thành và các dạng lệch bội có thể tạo ra các
giao tử bình thường từ đó tính số hợp tử hoặc tỉ lệ có thể xuất hiện trong thế hệ tiếp theo.
- Tính số thể lệch bội tối đa : ∑ lệch bội tối đa = Ckn ( n là số NST đơn bội của loài, k là số cặp NST có thể
xảy ra đột biến )
- Ví dụ : ở người 2n = 46, nếu ở người có thể hình thành thể ba nhiễm kép ở bất cứ 2 cặp nhiễm sắc thể nào
mà cơ thể đó vẫn có thể sống bình thường thì trong quần thể người có thể xuất hiện bao nhiêu dạng thể ba
nhiễm kép ?
- Tính các giao tử bình thường và số tổ hợp trong đó.
Thể ba nhiễm AAA, AAa, Aaa, aaa tạo được giao tử có 2 alen và 1 alen
VD : Aaa : tạo ra theo tam giác : 1A, 2a, 1aa, 2Aa như vậy tạo ra 6 tổ giao tử
Cứ như thế tính theo số tổ hợp thì bằng tích số giao tử, tỉ lệ được tính bằng cách tính tích các giá trị của giao
tử lặn sau đó tìm tỉ lệ còn lại.
Thể tứ nhiễm AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa trong quá trình tạo giao tử thì chúng phải tạo các giao tử có 2
alen loại đó. Ví dụ AAaa, tạo giao tử là 1AA, 4Aa, 1aa, trong tổng số 6 tổ hợp
Trong quá trình giảm phân thì hình thành lên các tổ hợp kiểu gen lệch bội khác nhau
b.Đa bội : cách tính tương tự ( cho ví dụ vào )
II. Trắc nghiệm
Câu 1: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không
thể phát hiện ở tế bào A. tảo lục.
B. vi khuẩn.
C. ruồi giấm.
D. sinh vật nhân thực.
Câu 2:Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là
A. mất đoạn.
B. đảo đoạn.
C. lặp đoạn.
D. chuyển đoạn.
Câu 3: Xét 4 tế bào sinh tinh của một cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân hình thành giao tử. Biết quá trình
giảm phân diễn ra bình thường. Tỉ lệ các loại giao tử có thể tạo ra là
(1) 1 : 1.

(2) 3 : 3 : 1 : 1.
(3) 2 : 2 : 1 : 1.
(4) 1 : 1 :1 :1.
(5) 3 : 1. Số phương án đúng
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Câu 4: Trao đổi đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể không tương đồng gây hiện tượng
A. chuyển đoạn.
B. lặp đoạn.
C. đảo đoạn.
D. hoán vị gen.
Câu 5: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng nhất là:
A. đảo đoạn.
B. chuyển đoạn.
C. mất đoạn.
D. lặp đoạn.
Câu 6: Ở ruồi giấm có 2n = 8. Có 5 tế bào tiến hành nguyên phân với số lần bằng nhau tạo ra các tế bào con.
Trong các tế bào con người ta thấy có 1280 mạch polynucleotit mới được cấu thành từ các nu tự do trong môi
trường nội bào. Số lần nhân đôi của mỗi tế bào là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 7: Khi đột biến chỉ ảnh hưởng đến 1 cặp Nu, dạng đột biến nào có thể làm tăng hoặc giảm hoặc không
đổi số liên kết hiđrô của gen?


A.thay thế 1 cặp Nu. B. thêm 1 cặp Nu.

C. thay thế 1 cặp Nu cùng loại. D. đảo vị trí giữa 2 cặp Nu.
Câu 8: Gen A chỉ huy tổng hợp phân tử prôtêin gồm 198 axit amin. Đột biến gen làm thêm 1 cặp Nu ở vị trí
giữa cặp Nu số 6 và số 7 thì :
A. phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp khác hoàn toàn so với phân tử prôtêin do gen A tổng hợp .
B. phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp chỉ có axit amin thứ nhất giống với axit amin tương ứng trên phân
tử prôtêin do gen A tổng hợp
C. phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp ngắn hơn so với phân tử prôtêin do gen A tổng hợp .
D. phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp chỉ có axit amin thứ nhất khác với axit amin tương ứng trên phân
tử prôtêin do gen A tổng hợp
Câu 9: Một gen bị đột biến dẫn đến đoạn giữa của gen mất đi ba cặp Nu. Như vậy chiều dài của gen sẽ như
thế nào so với trước đột biến.
A. giảm 10,2A0.
B. giảm 20,4A0.
C. tăng 10,2A0.
D. tăng 20,4A0.
Câu 10: Một gen dài 0,3060µm có 250 timin. Gen đột biến thêm 2 cặp G = X và 1 cặp A = T. Số lượng từng
loại Nu của gen sau đột biến là:
A. A = T = 251 ; G = X = 651
B.A = T = 250 ; G = X = 650.
C A = T = 252 ; G = X = 651.
D.A = T = 251 ; G = X = 652.
Câu 11: Một gen có 1500 Nu. Sau đột biến phân tử prôtêin giảm xuống 1 axit amin và có thêm 2 axit amin
mới.Dạng đột biến và chiều dài của gen đột biến là:
A. mất 3 cặp Nu ở 3 bộ 3 bất kỳ; L=2550A0.
B. mất 3 cặp Nu nằm gọn trong 1 bộ 3; L=2539,8A0.
C. mất 1 cặp Nu ở bộ 3 thứ nhất và 2 cặp nu ở bộ 3 thứhai; L= 2550A0.
D. mất 3 cặp Nu ở 3 bộ ba mã hoá kế tiếp nhau; L = 2539,8A0.
Câu 12: Gen A dài 0,4080μm bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần môi trường nội bào đã
cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng :
A. thêm hai cặp nuclêôtit.

B. thêm một cặp nuclêôtit.
C. mất hai cặp nuclêôtit
D. mất một cặp nuclêôtit
Câu 13: Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 22
nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là
A. 2n – 2
B. 2n – 1 – 1
C. 2n – 2 + 4
D. A, B đúng.
Câu 14: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng
lặn hạt màu trắng. Trong một phép lai, nếu ở thế hệ F1 có tỉ lệ 35 cây hạt đỏ: 1 cây hạt trắng thì kiểu gen của
các cây bố mẹ là: A. AAa x AAa.
B. AAa x AAaa.
C. AAaa x AAaa.
D. A, B, C đúng.
Câu 15: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho
cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa giao phấn với cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa thì kết quả phân tính ở
F1 sẽ là A. 35 cao: 1 thấp.
B. 5 cao: 1 thấp.
C. 3 cao: 1 thấp.
D. 11 cao: 1 thấp.
Câu 16: Đột biến xảy ra trong gen B làm mất axit amin thứ hai của chuỗi pôlipeptit do gen đó chỉ huy tổng
hợp. Dạng đột biến là:
A. mất 3 cặp Nu ở 3 bộ ba mã hoá kế tiếp nhau. B. mất 3 cặp Nu kế tiếp nhau , chứa trọn vẹn 1 bộ ba mã hoá.
C. mất 1 cặp Nu ở bộ 3 thứ nhất và 2 cặp nu ở bộ 3 thứ hai.
D. mất 3 cặp Nu ở 3 bộ 3 bất kỳ;
Câu 17: Một gen cấu trúc dài 0,51µm, có hiệu số giữa Nu loại G với một loại Nu khác chiếm 12% số Nu của
gen.Một đột biến làm số liên kết hiđrô của gen tăng1và chiều dài thay đổi . Dạng đột biến và số Nu mỗi loại
trong gen đột biến là:
A. Thay thế một cặp G - X bằng 2 cặp A - T và A = T = 572; G = X = 929.

B. Thay thế một cặp G - X bằng 1 cặp A - T và A = T = 571; G = X = 929.
C. Thay thế một cặp A - T bằng 2 cặp G - X và A = T = 569; G = X = 932.
D. Thay thế một cặp A - T bằng 2 cặp G - X và A = T = 572; G = X = 929.
Câu 18: Gen A đột biến mất đi 1 đoạn gồm2 mạch bằng nhau và tạo thành gen a. Đoạn mất đi mã hoá được 1
đoạn pôlipeptit gồm 20 axit amin. Khi cặp gen Aa tự tái bản 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào 4680 nuclêôtit.
Số lượng Nu của gen A và a lần lượt là:
A. Ngen A = 2400; Ngen a = 2200.
B. Ngen A = 2480; Ngen a = 2280.
C. Ngen A = 2400; Ngen a = 2280.
D. Ngen A = 2280; Ngen a = 2400.
Câu 19: Một gen có 3000 Nu và 3600 liên kết hiđrô.Một đột biến làm chiều dài không đổi nhưng liên kết
hiđrô tăng 1.Dạng đột biến và số lượng từng loại Nu của gen sau đột biến là:
A. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X và A = T = 900; G = X = 600.
B. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X và A = T = 899; G = X = 601.
C. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T và A = T = 899; G = X = 601.
D. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X và A = T = 601; G = X = 899.
Câu 20:Số mạch đơn ban đầu của gen chiếm 12,5% số mạch đơn có trong tổng số gen đã được tái bản từ gen
ban đầu. Trong quá trình tái bản đó, môi trường nội bào đã cung cấp 21.000 nuclêôtit. Gen này có chiều dài:
A. 2550 A0.
B. 5100 A0.
C. 3060 A0.
D. 4080 A0.


Câu 21: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế
nuclêôtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa aa này thành codon mã hóa aa khác? (Theo bảng mã di
truyền thì codon AAA và AAG cùng mã cho lizin, AAX và AAU cùng mã cho asparagin)
A. 1
B. 2
C. 3

D. 4
Câu 22: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li trong
phân bào ở 1 nhiễm sắc thể kép trong cặp Dd sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:
A. AaBbDDdEe và AaBbddEe.
B. AaBbDddEe và AaBbDEe.
C. AaBbDDddEe và AaBbEe.
D. AaBbDddEe và AaBbddEe.
Câu 23: Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 2 và Bb nằm trên cặp NST số 5. Một tế bào sinh tinh
trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp NST số 2 không phân li ở kì sau I trong giảm phân thì tế bào này
có thể sinh ra những loại giao tử nào?
A. AaBb, O.
B. AaB, b.
C. AaB, Aab, B, b.
D. AaB, Aab, O.
Câu 24: Ở người sự rối loạn phân ly của cặp NST 21 trong lần phân bào 2 ở 1 trong 2 tế bào con của tế bào
sinh tinh sẽ có thể tạo ra:
A.2 tinh trùng bình thường và 2 tinh trùng thừa 1 NST 21
B.2 tinh trùng thiếu 1 NST 21 và 2 tinh trùng bình thường
C. 2 tinh trùng bình thường, 1 tinh trùng thừa 1 NST 21 và 1 tinh trùng thiếu 1 NST 21
D. 4 tinh trùng bất thường
Câu 25: Một loài thực vật A - qui định quả đỏ, a - qui định quả vàng. Ở cơ thể lệch bội hạt phấn (n+1) không
cạnh tranh được với hạt phấn (n), còn các loại tế bào noãn đều có khả năng thụ tinh. Phép lai nào dưới đây
cho quả vàng chiếm tỉ lệ 1/6?
A. Mẹ AAa x Bố Aa
B. Mẹ Aaa x Bố Aa
C. Mẹ Aa x Bố AAa
D. Mẹ Aa x Bố Aaa
Câu 26: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen. Từ một tế bào chứa cặp
gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp
gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là

A. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X
B. mất một cặp A-T
C. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.
D. mất một cặp G-X
Câu 27: Hai gen cấu trúc A và B có chiều dài bằng nhau và nằm kế tiếp nhau trên NST. Vì bị đột biến, một
đoạn mạch kép ADN khác được gắn vào gen B tạo thành gen D, nên khi hai gen A và D đồng thời nhân đôi 5
lần đã lấy từ môi trường nội bào 46500 Nu tự do. Khi tự nhân đôi 1 lần, gen D đòi hỏi môi trường nội bào
cung cấp số cặp Nu bằng 1,5 lần gen A. Chiều dài của gen D là:
A. 1530A0.
B. 3060A0.
C. 2040A0.
D. 1020A0.
Câu 28: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. (1), (3), (5).
B. (1), (2), (3).
C. (3), (4), (5).
D. (2), (4), (5).
Câu 29: Khi nói về đột biến gen, với các phát biểu sau đây
1. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
2. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit.
3. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.
4. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.
Có bao nhiêu phát biểu đúng về đột biến gen?
A.1
B.2

C.3
D.4
Câu 30: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi
bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến
khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là
A. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
B. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục
C. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục
D. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
Câu 31: Cho các thông tin
(1) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin không tổng hợp được
(2) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng prôtêin
(3) Gen bị đột biến làm thay đổi axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi
chức năng của prôtêin
(4) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin được tổng hợp bị thay đổi chức năng
Các thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở người là
A. (2), (3), (4)
B. (1), (2), (4)
C. (1), (3), (4)
D. (1), (2), (3)


Câu 32: Một gen dài 5100 A0, có 3900 liên kết hiđrô. Gen đó bị đột biến dưới hình thức thay thế một cặp
bazơ nitric này bằng cặp bazơ nitric khác. Nếu sự đột biến đó không làm cho số liên kết hiđrô thay đổi thì số
lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen mới bằng:
A. A = T = 900 Nu, G = X = 600 Nu.
B. A = T = 600 Nu, G = X = 900 Nu.
C. A = T = 1050 Nu, G = X = 450 Nu.
D. A = T = 450 Nu, G = X = 1050 Nu.
Câu 33: Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, với các phát biểu sau đây:

1. Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc
thể dưới kính hiển vi.
2. Bệnh phêninkêtô niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây
đầu độc tế bào thần kinh.
3. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ
trở nên khỏe mạnh hoàn toàn.
4. Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit
amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng về nghiên cứu bệnh pheninketonieu ?
A.1
B.2
C.3
D.4
Câu 34: Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần
thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong hai lần nhân đôi,
môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã
xảy ra với gen A là
A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X B. mất một cặp A - T
C. mất một cặp G - X
D. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T
Câu 35: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể thuộc hai cặp
tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo.
Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là
A. 1/4.
B. 1/2.
C. 1/8.
D. 1/16.
Câu 36: Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau
đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?
A. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh.

B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh.
C. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.
D. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.
Câu 37: Ở ngô, gen R quy định hạt đỏ, r : hạt trắng. Thể ba tạo hai loại giao tử (n+1) và n. Tế bào noãn và
hạt phấn (n+1) thì không có khả năng này thụ tinh. Phép lai Rrr Rrr cho đời con có tỉ lệ KH là
A. 3 đỏ : 1 trắng.
B. 5 đỏ : 1 trắng.
C. 5 đỏ : 4 trắng.
D. 2 đỏ : 1 trắng.
Câu 38: Đột biến gen có ý nghĩa đối với tiến hoá vì
A. làm xuất hiện các alen mới, tổng đột biến trong quần thể có số lượng đủ lớn.. B. là những đột biến nhỏ.
C. tổng đột biến trong quần thể có số lượng lớn nhất.
D. đột biến không gây hậu quả nghiêm trọng.
Câu 39: Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Trong
một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa đỏ có kiểu gen Bb, thu được đời con gồm phần lớn các
cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi
trường, không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Các cây hoa trắng này có thể là
A. thể một.
B. thể ba.
C. thể tam bội.
D. thể tứ bội.
Câu 40: Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể. Các
thể ba này
A. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau.
B. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau.
C. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau.
D. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau.
Câu 41 : Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Khi quan sát quá trình giảm phân của
1000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 10 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các
sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết,

trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 3 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ
A. 1%.
B. 0,5%.
C. 0,25%.
D. 2%.
Câu 42: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Trên mỗi cặp NST, xét một gen có hai alen. Do đột
biến, trong loài đã xuất hiện 5 dạng thể bốn tương ứng với các cặp NST. Theo lí thuyết , các thể bốn này có tối
đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét có thể tồn tại trong quần thể ?
A. 324.
B. 2025.
C. 1620.
D. 36.
Câu 43: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
B. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
C. Đột biến cấu trúc NST chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.


D. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.
Câu 44: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên
một nhiễm sắc thể đơn?
A. Đảo đoạn.
B. Mất đoạn.
C. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
D. Lặp đoạn.
Câu 45: Quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như loài mới vì
A. Cây tứ bội giao phấn với cây lưỡng bội cho đời con bất thụ.
B. Cây tứ bội có khả năng sinh sản hữu tính kém hơn cây lưỡng bội.
C. Cây tứ bội có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh hơn cây lưỡng bội.
D. Cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản lớn hơn cây lưỡng bội.

Câu 46: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.
(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
A. (2), (3).
B. (1), (2).
C. (2), (4).
D. (1), (4).
Câu 47: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí
hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến
I
II
III
IV
V
VI
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng

48

84

72

36

60


108

Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong
các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội lẻ là
A. II, VI
B. I, II, III, V
C. II, IV,V, VI
D. I, III, IV, V
Câu 48: Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit loại
ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85 A O. Biết rằng trong số nuclêôtit bị mất
có 5 nuclêôtit loại xitôzin (X) . Số nuclêôtit loại A và G của gen trước đột biến lần lượt là
A.375 và 750
B. 355 và 745
C. 375 và 725
D. 370 và 730
Câu 49: Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với
alen đột biến a. Giả sử ở một phép lai, trong tổng số giao tử đực, giao tử mang alen a chiếm 5%. Trong tổng
số giao tử cái, giao tử mang alen a chiếm 10%. Theo lí thuyết, tổng số cá thể không mang alen đột biến ở đời
con?
A. 0,5%
B. 90,5%
C. 3,45%
D. 85,5%
Câu 50: So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa vì
A. đa số đột biến gen là có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại các đột biến
có lợi.
B. alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự
nhiên vẫn tích lũy các gen đột biến qua các thế hệ.
C. các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào
kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ.

D. đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh vật.
Câu 51: Khi nói về đột biến lệch bội, cho các nhận định:
1. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
2. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân
3. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không thể phân li
4. Đột biến lệch bội có thể làm thay đổi số lượng ở một số hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
Có bao nhiêu nhận định đúng
A.1
B.2.
C.3.
D.4
Câu 52: Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân
bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi.
Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra
tối đa 256 loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên
phân này là
A. 3n = 36
B. 2n = 16
C. 2n = 26
D. 3n = 24
Câu 53: Trong môi trường không có thuốc trừ sâu DDT thì dạng ruồi có đột biến kháng DDT sinh trưởng
chậm hơn dạng ruồi bình thường, khi phun DDT thì thể đột biến kháng DDT lại tỏ ra có ưu thế hơn và chiếm
tỉ lệ ngày càng cao. Kết luận có thể được rút ra là:
A. Đột biến gen kháng thuốc DDT là có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi trường có DDT.
B. Đột biến gen kháng thuốc DDT là trung tính cho thể đột biến trong điều kiện môi trường không có DDT.
C. Đột biến gen kháng thuốc DDT là không có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi trường có DDT.
D. Đột biến gen kháng thuốc DDT là có lợi cho thể đột biến trong điều kiện môi trường không có DDT.
Câu 54: Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của đột biến?
A. Sản lượng sữa của một giống bò giữa các kì vắt sữa thay đổi theo chế độ dinh dưỡng.
B. Một bé trai có ngón tay trỏ dài hơn ngón tay giữa, tai thấp, hàm bé.

C. Lợn con mới sinh ra có vành tai bị xẻ thuỳ, chân dị dạng.


D. Một cành hoa giấy màu trắng xuất hiện trên cây hoa giấy màu đỏ.
Câu 55: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, cho các nhận định:
1. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen.
2. Trên vùng tương đồng của NST giới tính, gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y.
3. Trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và Y đều không mang gen.
4. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp.
Có bao nhiêu nhận định đúng
A.1
B.2.
C.3.
D.4
Câu 56: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B
quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và
các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen
AAaaBbbb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là
A. 33:11:1:1
B. 35:35:1:1
C. 105:35:9:1
D. 105:35:35:1
Câu 57: Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các
dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí đầu tiên, tỉ lệ sống sót của các dòng đã
rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tùy dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT.
A. là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT.
B. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước.
C. không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể.
D. chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.
Câu 58: Một tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ nhiễm sắc thể ở hai nhiễm sắc thể thuộc hai

cặp tương đồng số 8 và số 10. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo
lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử chứa cả 2 nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử đột biến được hình thành là
A. 1/4
B. 1/3
C. 2/3
D. 1/2
Câu 59: Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba
của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là
A. 24
B. 9
C. 18
D. 17.
Câu 60: Để chuyển một gen của người vào tế bào vi khuẩn E-coli nhằm tạo ra nhiều sản phẩm của gen người
trong tế bào vi khuẩn người ta phải lấy mARN của gen người cần chuyển, cho phiên mã ngược thành ADN rồi
mới gắn ADN này vào plasmit và chuyển vào vi khuẩn. Vì nếu không làm như vậy thì
A. gen của người có kích thước lớn không đưa vào được tế bào vi khuẩn.
B. gen của người sẽ không thể dịch mã được trong tế bào vi khuẩn.
C. sản phẩm được tổng hợp từ của gen của người sẽ không bình thường và không có giá trị sử dụng.
D. gen của người sẽ không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn
Câu 61: Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit.
Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đề có kiểu gen
Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin
của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là:
A.Bbbb
B. BBbb
C.Bbb
D. BBb
Câu 62: Điều gì sẽ xảy ra nếu gen điều hoà của Opêron Lac ở vi khuẩn bị đột biến tạo ra sản phẩm có cấu
hình không gian bất thường?
A. Opêron Lac sẽ chỉ hoạt động quá mức bình thường khi môi trường có lactôza.

B. Opêron Lac sẽ không họat động ngay cả khi môi trường có lactôza
C. Opêron Lac sẽ hoạt động ngay cả khi môi trường không có lactôza
D. Opêron Lac sẽ không hoạt động bất kể môi trường có loại đường nào.
Câu 63: Trong các dạng đột biến gen thì
A. đột biến gen trội có nhiều ý nghĩa hơn đối với quá trình tiến hóa vì nó biểu hiện ngay ra ngoài kiểu hình
mà đột biến gen trội thường có lợi cho sinh vật vì vậy có thể nhanh chóng tạo ra những dạng thích nghi thay
thế những dạng kém thích nghi.
B. đột biến gen trội có nhiều ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa vì chỉ gen trội mới tạo ra kiểu hình thích nghi
với điều kiện môi trường hiện tại vì vậy mà nó làm tăng giá trị thích nghi của quần thể trước sự thay đổi của
điều kiện môi trường.
C. đột biến trội hay đột biến lặn đều có ý nghĩa như nhau đối với quá trình tiến hóa vì nó tạo ra alen mới làm
phong phú vốn gen của quần thể là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
D. đột biến gen lặn có nhiều ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa vì khi nó tạo ra sẽ không biểu hiện ngay mà tồn
tại ở trạng thái dị hợp, dù là đột biến có hại thì cũng không biểu hiện ngay ra kiểu hình vì vậy có nhiều cơ hội
tồn tại và làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể.
Câu 64: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:
(1) Bệnh phêninkêto niệu.
(2) Bệnh ung thư máu.
(3) Tật có túm lông ở vành tai.
(4) Hội chứng Đao.
(5) Hội chứng Tơcnơ.
(6) Bệnh máu khó đông.
Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:
A. (1), (2), (5). B. (2), (3), (4), (6). C. (1), (2), (4), (6). D. (3), (4), (5), (6).


Câu 65: Một cơ thể có tế bào chứa NST giới tính X AXa. Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, ở một
số tế bào cặp NST này không phân li trong lần phân bào I. Các loại giao tử có thể tạo nên từ cơ thể trên là:
A. XAXa, XaXa, XA , Xa, 0.
B. XAXa, XAXA, XA , Xa, 0.

C. XAXA, XaXa, XA , Xa, 0
D. .XAXa, Xa, XA , 0.
Câu 66 : ( HSG- Nam Định): Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Ở mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét
một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 4 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể.
Theo lý thuyết, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen tương ứng với các dạng thể ba trên?
A. 432.
B. 64.
C. 81.
D. 36.
Câu 67 : Ở người sự rối loạn phân ly của cặp NST 18 trong lần phân bào 1 của một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra:
A.Tinh trùng không có NST 18(chỉ có 2 NST, không có NST 18)
B.2 tinh trùng bình thường (23 NST với 1 NST 18) và hai tinh trùng thừa 1 NST 18 (24 NST với 2 NST 18)
C.2 tinh trùng thiếu NST 18 (22 NST, thiếu 1 NST 18) và 2 tinh trùng thừa 1NST 18 (24 NST, thừa 1 NST 18)
D.4 tinh trùng bất thường, thừa 1 NST 18 (24 NST, thừa 1 NST 18)
Câu 68: Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY, con gái có kiểu gen XAXaXa. Cho biết quá trình giảm
phân ở bố và mẹ không xẩy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm
phân ở bố và mẹ là đúng.
A. Trong giảm phân II ở mẹ, NST giới tính không phân li. ở bố giảm phân bình thường.
B. Trong giảm phân II ở bố, NST giới tính không phân li. ở mẹ giảm phân bình thường.
C. Trong giảm phân I ở mẹ, NST giới tính không phân li. ở bố giảm phân bình thường.
D. Trong giảm phân I ở bố, NST giới tính không phân li. ở mẹ giảm phân bình thường.
Câu 69: Hạt phấn của loài A có 8 nhiễm sắc thể, tế bào rễ của loài B có 24 nhiễm sắc thể. Cho giao phấn giữa
loài A và loài B được con lai F 1. Cơ thể F1 xảy ra đa bội hóa tạo cơ thể lai hữu thụ có bộ nhiễm sắc thể trong
tế bào giao tử là
A. 20
B. 32.
C. 64.
D. 48.
Câu 70: Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xẩy ra sự không phân li ở cặp NST giới tính trong giảm phân I. Hợp tử
của họ có thể có bao nhiêu % bị đột biến thể ba (2n+1)

A. 33,3%
B. 75%
C. 66,6%
D. 50%
Câu 71: ( HSG- Nam Định): Cho giao phấn giữa 2 cây thể ba có kiểu gen AAa, biết gen A quy định màu đỏ
là trội hoàn so với gen a quy định màu vàng, hạt phấn dị bội (n+1) không có khả năng thụ tinh. Theo lý
thuyết, tỷ lệ phân ly kiểu hình ở F1 là
A. 35 đỏ : 1 vàng.
B. 16 đỏ : 1 vàng.
C. 15 đỏ : 1 vàng.
D. 17 đỏ : 1 vàng.
Câu 72: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng.Dùng
cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây F1. Chọn ngẫu
nhiên hai cây F1 cho giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 1190 cây quả đỏ và 108 cây quả vàng. Cho biết
quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí
thuyết, tỉ lệ kiểu gen của F2 là:
A. 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa.
B. 5 AAA : 1 AAa : 5 Aaa : 1 aaa.
C. 5 AAA : 1 AAa : 1 Aaa : 5 aaa.
D. 1 AAA : 5 AAa : 1 Aaa : 5 aaa.
Câu 73: Các nhà khoa học nhận thấy các đột biến dị bội do thừa một nhiễm sắc thể khác nhau ở người
thường gây chết ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của cá thể bị đột biến vì:
A. trên mỗi NST có số lượng gen khác nhau, mỗi gen lại có vai trò khác nhau trong đời sống của sinh vật.
B. nếu thừa nhiễm sắc thể Y thì ảnh hưởng nhiều vì nhiễm sắc thể Y ngoài gen quy định nam tính nó chứa rất
nhiều gen.
C. hiệu quả gây chết của đột biến ba nhiễm đối với các nhiễm sắc thể thường không phụ thuộc vào kích thước
nhiễm sắc thể và loại gen trên chúng.
D. nhiễm sắc thể càng nhỏ thì càng chứa nhiều gen nên sự dư thừa của chúng càng dễ làm mất cân bằng gen
dẫn đến dễ gây chết hơn.
Câu 74: Ở cà chua có bộnhiễm sắc thể 2n = 24. Có bao nhiêu trường hợp trong tế bào đồng thời có thể 3

nhiễm kép và thể một nhiễm ?
A. 332
B. 660
C. 726
D.
1320
Câu 75: Giả thuyết về đột biến NST từ 2n = 48 ở vượn người còn 2n = 46 ở người liên quan đến dạng đột
biến cấu trúc NST nào sau đây?
A.Lặp đoạn trong một NST
B.Chuyển đoạn không tương hỗ
C.Chuyển đoạn tương hỗ
D.Sát nhập NST này vào NST khác
AB DE
Câu 76: Cho cơ thể có kiểu gen như sau ab DE HhGg giảm phân sinh tinh trùng thực tế số giao tử tối đa mà
các tế bào có thể tạo ra. Biết đã không xảy ra hiện tượng hoán vị và cặp Hh có sự không phân li trong giảm phân I
của một số tế bào. A . 10
B. 16
C. 20
D. 8
Câu77: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li 1 cặp
nhiễm sắc thể Dd trong phân bào sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:
A. AaBbDDdEe và AaBbdEe.
B. AaBbDddEe và AaBbDEe.
C. AaBbDDddEe và AaBbEe.
D. AaBbDddEe và AaBbdEe.


Câu 78: Ở một loài thực vật, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cho cây 4n
có kiểu gen aaaa giao phấn với cây 4n có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là
A. 11 đỏ: 1 vàng.

B. 5 đỏ: 1 vàng.
C. 1 đỏ: 1 vàng.
D. 3 đỏ: 1 vàng.
Câu 79: Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AB//ab, thực tế giảm phân bình thường, hình thành nên số loại
giao tử là: A. 4 loại
B. 2 loại
C. 2 hoặc 4 loại
D. 8 loại
Câu 80: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDdEe với các gen phân li độc lập, cho rằng quá trình giảm phân bình
thường và không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể được tạo ra từ 6 tế bào sinh
tinh lần lượt là:
A. 1 và 12
B. 1 và 16
C. 2 và 12
D. 2 và 16
Câu 81: Một gen chỉ huy tổng hợp 5 chuổi pôlipéptít đã huy động từ môi trường nội bào 995 a xít amin các
loại. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có A m= 100, Um = 125. Gen đã cho bị đột biến dẫn đến hậu
quả tổng số nuclêôtit trong gen không thay đổi, nhưng tỉ lệ T/X bị thay đổi như sau: T/X = 59,57%. Đột biến
trên thuộc dạng nào sau đây ?
A. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T .
B. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
C. Đảo một cặp A- T thành một cặp G -X.
D. Đảo một cặp G- X thành một cặp A -T.
Câu 82: Một loài có bộ NST lưỡng bội, kí hiệu là: AaBbDd. Sau khi bi đột biến dị bội ở cặp NST Aa, bộ NST
có thể là
A. ABbDd hoặc aBbDd.
B. AA aaBbDd hoặc AAAaBbDd Hoặc AaaaBbDd.
C. AA aaBbDd hoặc AaBbDd .
D.Tất cả các trường hợp trên
Câu 83: Cho các phát biểu sau về đột biến gen:

(1) Khi một gen bị đột biến điểm nhiều lần liên tiếp thì sẽ tạo ra nhiều alen khác nhau.
(2) Đột biến gen là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau.
(3) Ở mức độ phân tử, phần lớn đột biến gen là trung tính.
(4) Một đột biến điểm xảy ra trong vùng mã hóa của gen có thể không ảnh hưởng gì đến chuỗi pôlypeptit do
gen mã hóa.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1
B.2
C.3
D.4
Câu 84: Cho 2 cây lưỡng bội có kiểu gen Aa và Aa lai với nhau, ở đời con thu được một cây tứ bội có kiểu gen
AAaa. Cho các phát biểu sau đây về cơ chế phát sinh đột biến tứ bội (Biết rằng không xảy ra đột biến gen).
1. Đột biến có thể xảy ra trong lần giảm phân 1 của cây bố và giảm phân 2 ở cây mẹ.
2. Đột biến có thể xảy ra trong lần giảm phân 1 của cây bố và cây mẹ.
3. Đột biến có thể xảy ra trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
4. Đột biến có thể xảy ra trong lần giảm phân 2 của cây bố và cây mẹ.
Có bao nhiêu phát biểu có thể không đúng?
A. 1
B.2
C.3
D.4
Câu 85: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBbDd ♀AaBbdd. Giả sử trong quá trình giảm phân
của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân II, các sự
kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa
các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử thiếu nhiễm sắc thể?
A. 18.
B. 2.
C. 9.
D. 12.
Câu 86: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen. Từ một tế bào chứa cặp

gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp
gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là
A. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X
B. mất một cặp A-T
C. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.
D. mất một cặp G-X



×