Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

ĐỀ THI THPT QUỐC GIA môn SINH mới 2019 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.38 KB, 10 trang )

Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

TUYỂN CHỌN VÀ GIỚI THIỆU CÂU HỎI HAY VÀ ĐẶC SẮC
Môn: Sinh học
TIẾN HÓA
Nguồn : Sưu tầm và tổng hợp
Thầy Đinh Đức Hiền
Câu 1. Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng?
A. Cánh chim và cánh bướm.
B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật.
C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
D. Chân trước của mèo và cánh rơi.
Câu 2. Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng lại không giao phối với nhau. Lí do nào sau
đây có thể là nguyên nhân làm cho hai loài này cách li về sinh sản?
1. Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được
2. Nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ
3. Chúng có mùa sinh sản khác nhau
4. Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải
5. Chúng có tập tính giao phối khác nhau
6. Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau
Phương án đúng
A. 1, 2, 5, 6

B. 1, 2, 3, 4, 5, 6

C. 1, 3, 4, 5, 6

D. 1, 3, 5, 6

Câu 3. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả


Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

F1

0,49

0,42

0,09

F2

0,49

0,42

0,09

F3

0,21

0,38


0,41

F4

0,25

0,30

0,45

F5

0,28

0,24

0,48

Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Đột biến gen và chọn lọc tự nhiên.

B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.

C. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
D. Đột biến gen và giao phối không ngẫu nhiên.

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học

Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 4. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, sinh sản của các cá thể với các
kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi
trường.
B. Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu
hình thích nghi mà còn tạo ra các kiểu gen thích nghi, tạo ra các kiểu hình thích nghi.
C. Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm
thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn.
D. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung
tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 5: Hóa thạch ghi nhận về sự sống lâu đời nhất ở khoảng bao nhiêu năm về trước
A. 5,0 tỉ năm

B. 5,0 triệu năm

C. 3,5 tỉ năm

D. 3,4 triệu năm

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên ?
A. CLTN có thể duy trì và củng cố nhưng đột biến có lợi
B. CLTN có thể duy trì và củng cố nhưng đột biến có lợi
C. Con đường duy nhất để loại bỏ những đột biến có hại là phải trải qua CLTN
D. CLTN là một quá trình ngẫu nhiên
Câu 7: Trong một hồ ở Châu Phi có 2 loài cá khác nhau về màu sác: một loài màu đỏ, một loại màu xanh,
chúng cách ly sinh sản với nhau. Tuy nhiên khi nuôi 2 loài cá trên trong bể có chiếu sáng đơn sắc làm cho
chúng có cùng màu thì các cá thể của 2 loài này lại giao phối với nhau và sinh con. Hai loài này được hình
thành bởi cơ chế cách ly nào sau đây ?

A. Cách ly sinh thái

B. Cách ly cơ học

C. Cách ly địa lí

D. Cách ly tập tính

Câu 8: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình tiến hóa
nhỏ?
A. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử lâu dài
B. Tiến hóa nhỏ làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể
C. Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô loài và diễn biến không ngừng
D. Tiến hóa nhỏ giúp hình thành các đơn vị phân loại trên loài
Câu 9 (Nhận biết): Đột biến được coi là một nhân tố tiến hóa cơ bản vì
A. đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể
B. đột biến có tính phổ biến ở tất cả các loài sinh vật
C. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên
Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

D. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể
Câu 10: Đại Tân sinh là đại phồn thịnh của:
A. Thực vật hạt kín và thú.

B. Thực vật hạt kín, chim và thú.


C. Thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú.

D. Thực vật hạt trần, chim và thú.

Câu 11: Khi nói về di - nhập gen, đặc điểm nào sau đây là không đúng?
A. Di - nhập gen làm thay đổi tần số alen ngẫu nhiên.
B. Di - nhập gen có thể làm nghèo hoặc làm giàu vốn gen của quần thể.
C. Di - nhập gen xảy ra giữa các quần thể cùng loài.
D. Di - nhập gen làm giảm tần số alen có hại của quần thể.
Câu 12: Coaxecva có những biểu hiện là:
A. Có chứa các hợp chất hữu cơ có 3 nguyên tố: C, H, O như: lipit saccarit.
B. Có chứa các hợp chất hữu cơ phân tử hòa tan trong nước dưới dạng những dung dịch keo.
C. Có khả năng tăng kích thước và duy trì cấu trúc tương đối ổn định trong dung dịch.
D. Có chứa các enzim kết hợp với các ion kim loại và liên kết với các polypeptit.
Câu 13: Khi nói về các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. CLTN thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản (hay phân hóa về mức độ
thành đạt sinh sản) của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể hoặc mang đến các
loại alen đã có sẵn trong quần thể và do vậy sẽ làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
C. Đột biến cung cấp nguồn biến dị sơ cấp ( các alen đột biến), quá trình giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ
cấp (biến dị tổ hợp) vô cùng phong phú cho quá trình tiến hóa.
D. Cứ khoảng một triệu giao tử sẽ có một giao tử mang một alen đột biến. Với tốc độ như vậy, đột biến gen
không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 14: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là
không đúng?
(1) Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển...ngăn cản các cá thể của quần thể cùng
loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
(2) Cách li địa lí trong một thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
(3) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được
tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

(4) Cách li địa lí có thể được tạo ra một cách tình cờ và góp phần hình thành nên loài mới.
(5) Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.
(6) Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau.
Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Số phương án đúng là:
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 15: Tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật có thể làm
A. tăng tần số alen lặn, giảm tần số alen trội.

B. tăng tần số kiểu gen dị hợp tử.

C. giảm tần số alen lặn, tăng tần số alen trội.

D. tăng tỉ lệ cá thể có kiểu gen đồng hợp tử.

Câu 16: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của đột biến gen trong tiến hóa sinh vật?
A. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
B. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống.

C. Đột biến gen xuất hiện nguồn biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa của sinh giới.
D. Đột biến gen làm xuất hiện các tính trạng mới làm nguyên liệu cho tiến hóa.
Câu 17: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về các nhân tố tiến hóa?
A. Các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi tần số alen.
B. Các nhân tố tiến hóa không làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen.
C. Các nhân tố tiến hóa không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.
D. Các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi đều làm thay đổi thành phần kiểu gen.
Câu 18: Dương xỉ phát triển mạnh vào thời kì nào sau đây?
A. Cácbon (than đá).

B. Pecmi.

C. Triat (tam điệp).

D. Kreta (phấn trắng).

Câu 19: Hình thành loài bằng lai xa kèm đa bội hóa ra loài mới có đặc điểm với thể đột biến nào sau đây?
A. Thể lệch bội 2n -1. B. Thể lệch bội 2n +1. C. Thể dị đa bội.

D. Thể tự đa bội.

Câu 20: Quần thể chỉ tiến hóa khi
A. quần thể đạt trạng thái cân bằng.
B. thành phần kiểu gen hay cấu trúc di truyền của quần thể không biến đổi qua các thế hệ.
C. thành phần kiểu gen hay cấu trúc di truyền của quần thể biến đổi qua các thế hệ.
D. kiểu hình và thành phần kiểu hình của quần thể biến đổi qua các thế hệ.
Câu 21: Có mấy nội dung sau phù hợp khi nói về nhân tố tiến hóa đột biến?
(1) Làm thay đổi tần số alen thành phần và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(3) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp và thứ cấp cho quá trình

tiến hóa.
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 2.

Câu 22: Trong một quần thể ngẫu phối, xét một cặp gen gồm 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, tần số
xuất hiện các kiểu gen trong quần thể ở thời điểm nghiên cứu như sau:

Quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Theo lý thuyết, tần số kiểu gen Aa ở thế hệ tiếp theo

A. 0,48.

B. 0,46.

C. 0,50.

D. 0,52.


Câu 23: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là
A. Biến dị cá thể

B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

C. Đột biến gen

D. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Câu 24: Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
A. Kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh
B. Kỉ Đệ Tam thuộc đại Tân sinh
C. Kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh
D. Kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh
Câu 25: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình hình thành loài mới chỉ diễn ra trong cùng khu vực địa lí
B. Hình thành loài mới bằng cách li địa lí có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên
C. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất
D. Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa chỉ diễn ra ở động vật
Câu 26: Các nhân tố nào sau đây đều làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng
không xác định ?
A. Chọn lọc tự nhiên, giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách ly
B. Đột biến, di nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên
C. Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách ly
D. di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, và giao phối không ngẫu nhiên

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học

Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 27: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp , phát biểu nào sau đây sai
A. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài nhanh nhất
B. Quần thể sẽ không tiến hóa nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ
thế hệ này sang thế hệ khác
C. Các loài sinh sản vô tính tạo ra số lượng cá thể con cháu rất nhiều và nhanh nên khi môi trường có biến
động mạnh sẽ không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hàng loạt
D. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn không độc lập nhau mà liên quan mật thiết
Câu 28: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đột biến đối với tiến hoá?
I. Đột biến làm phát sinh các biến dị di truyền, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá.
II. Đột biến gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
III. Đột biến NST thường gây chết cho thể đột biến nên không có ý nghĩa đối với tiến hoá.
IV Đột biến là nhân tố tiến hoá vì đột biến làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 29: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể.
II. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên luôn đào thải hết các alen trội và lặn có hại ra khỏi quần thể.
IV. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.
A. 2

B. 1


C. 3

D. 4

Câu 30: Cặp cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
A. Cánh dơi và cánh bướm.

B. Mang cá và mang tôm.

C. Chân chuột chũi và chân dế dũi.

D. Cánh chim và chi trước của mèo.

Câu 31: Ở một quần thể hươu, do tác động của một con lũ quét làm cho đa số cá thể khoẻ mạnh bị chết, số ít
cá thể còn lại có sức khoẻ kém hơn sống sót, tồn tại và phát triển thành một quần thể mới có thành phần kiểu
gen và tần số alen khác hẳn so với quần thể gốc. Đây là một ví dụ về tác động của
A. các yếu tố ngẫu nhiên

B. chọn lọc tự nhiên.

C. di - nhập

D. đột biến.

Câu 32: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tác động trực tiếp lên kiểu gen

B. Tạo ra các alen mới.


C. Định hướng quá trình tiến hóa.

D. Tạo ra các kiểu gen thích nghi.

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 33: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Biến dị di truyền là nguyên liệu cho tiến hóa.
B. Các biến dị đều ngẫu nhiên, không theo hướng xác định,
C. Các biến dị đều di truyền được.
D. Đột biến không chịu ảnh hưởng của môi trường sống
Câu 34: Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A. Đột biến.

B. Chọn lọc tự nhiên,

C. Di - nhập gen.

D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 35: Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là
A. Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động
B. Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền
được
C. Sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản
D. Những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh

Câu 36: Phương thức hình thành loài cùng khu thể hiện ở những con đường hình thành loài nào ?
A. Hình thành loài bằng cách li sinh thái và cách li tập tính
B. Hình thành loài bằng cách li địa lí và lai xa kèm theo đa bội hóa
C. Hình thành loài bằng cách li địa lí và cách li tập tính
D. Hình thành loài bằng cách li địa lí và cách li sinh thái
Câu 37: Cơ quan tương đồng là những cơ quan
A. bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên, đảm nhiệm những chức phận giống nhau
B. bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này không còn chức năng hoặc chức
năng bị tiêu giảm
C. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau
D. bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng
rất khác nhau
Câu 38: Trong các nhân tố tiến hóa dưới đây, có bao nhiêu nhân tố tiến hóa vừa làm thay đổi tần số alen vừa
làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể ?
(1) Chọn lọc tự nhiên.

(2) Đột biến.

(3) Giao phối không ngẫu nhiên.

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.

(5) Di-nhập gen.
A. 1

B. 2

C. 4

D. 3


Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 39: Nhân tố tiến hoá nào sau đây có khả năng làm tăng đa dạng di truyền của quần thể?
A. Giao phối ngẫu nhiên.

B. Yếu tố ngẫu nhiên.

C. Chọn lọc lự nhiên

D. Đột biến

Câu 40: Một nhân 10 tiến hóa X tác động vào quần thể theo thời gian được mô tả qua hình vẽ dưới dây

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về nhân tố tiến hóa X này?
I. Nhân tố X là nhân tố có hướng.
II. Nhân tố X làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
III. Nhân tố X làm tăng đa dạng di truyền của quần thể
IV. Nhân tố X có xu hướng giảm dần kiểu gen dị hợp tử và duy trì các kiểu gen đồng hợp trong quần thể.
A. 2

B. 1

C. 3

D. 4


Câu 41: Đặc điểm nổi bật của kỉ Silua là?
A. xuất hiện thực vật có hoa, phân hóa tảo
B. phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư, côn trùng
C. Phát sinh cây có mạch và động vật di chuyển lên cạn
D. Dương xỉ phát triển mạnh thực vật có hạt xuất hiện
Câu 42: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. chọn lọc tự nhiên không bao giờ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể.
B. chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.
C. chọn lọc tự nhiên làm thay đổi số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.
D. Chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen trội.
Câu 43: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau
đây là không đúng ?
(1) Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển.... ngăn cản các cá thể của quần thể cùng
loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
(2) Cách li địa lí trong một thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.
(3) Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được
tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

(4) Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.
A. 0

B. 2


C. 4

D. 3

Câu 44: Các nhân tố nào dưới đây làm thay đổi tần số alen nhanh và được xem là các nhân tố chính gây nên
sự thay đổi tiến hóa mạnh nhất?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên, di nhập gen, đột biến.
B. Chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, di nhập gen.
C. Chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, đột biến.
D. Chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên
Câu 45: Ví dụ nào sau đây phản ánh sự tiến hóa phân li?
A. Tay người và cánh dơi

B. cánh dơi và cánh ong mật

C. tay người và vây cá

D. cánh dơi và cánh bướm

Câu 46: Động vật có vú đầu tiên xuất hiện ở
A. kỉ Silua

B. kỉ Phấn trắng

C. Jura.

D. kỉ Đệ tam.

Câu 47: Sự hình thành loài mới theo Đacuyn:
A. Là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể gốc tao ra kiểu gen mới cách ly sinh sản với quần

thể gốc
B. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, thông qua việc tích lũy các biến đổi nhỏ trong
một thời gian dài tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh.
C. Loài mới có thể được hình thành một cách nhanh chóng do các đột biến lớn.
D. Loài mới được hình thành qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tư nhiên con đường phân
ly tính trạng.
Câu 48: Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Điều kiện môi trường thay đổi, giá trị thích nghi của đột biến có thể thay đổi.
B. Chọn lọc tự nhiên thông qua kiều hình mà chọn lọc kiểu gen, làm phân hoá vốn gen của quần thể giao
phối.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động đến từng gen riêng lẻ, làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của quần
thể.
D. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà còn tác động đổi với cả quần thể.
Câu 49: Khi nói về hoá thạch, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới.
B. Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
C. Tuối của hoá thạch có thể được xác định nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch.
D. Căn cứ vào tuổi của hoá thạch, có thể biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.
Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 50: Các nhân tố tiến hoá nào sau đây vừa làm thay đồi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen
của quần thể?
A. Đột biến và di - nhập gen.
B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên .
C. Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên.
D. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.


Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Hóa học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!



×