Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐỀ THI THPT QUỐC GIA môn SINH mới 2019 (150)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.49 KB, 5 trang )

SINH HỌC BEECLASS

BÀI KIỂM TRA KSCL LẦN XV
QUY LUẬT DI TRUYỀN, DI TRUYỀN QUẦN THỂ, ỨNG DỤNG DI TRUYỀN
HỌC & DI TRUYỀN NGƯỜI
Biên soạn: Thầy Phan Khắc Nghệ.
Thời gian làm bài: 40 phút, không kể thời gian phát đề.
21h30 – 22h10, chủ nhật, 2/12/2018

Bài kiểm tra gồm 05 trang
Họ và tên: ................................................................. SBD: ................................................
_____________________________________________________________________________________________________________________________
Câu 1. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBb giảm phân bình thường tạo ra loại giao tử ab chiếm tỉ lệ
A. 25%.
B. 12,5%.
C. 50%.
D. 75%.
Câu 2. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,4. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen
AA của quần thể này là
A. 0,48.
B. 0,40.
C. 0,60.
D. 0,16.
Câu 3. Gen A nằm trên NST thường có 3 alen. Trong quần thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen?
A. 4.
B. 10.
C. 3.
D. 6.
Câu 4. Trong điều kiện giảm phân không có đột biến, cơ thể nào sau đây luôn cho 2 loại giao tử?
A. AaBb.
B. XDEXde.


C. XDEY.
D. XDeXdE.
Câu 5. Tần số kiểu gen (tần số tương đối kiểu gen) được tính bằng
A. tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
B. tỉ lệ giữa số giao tử mang gen đó trên tổng số giao tử hình thành trong quần thể.
C. tỉ lệ giữa số giao tử mang gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
D. tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số giao tử hình thành trong quần thể.
Câu 6. Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, các thao tác được thực hiện theo trình tự:
A. Cắt và nối ADN tái tổ hợp → Tách ADN → Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
B. Tách ADN → Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp.
C. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp → Tách ADN.
D. Tách ADN → Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp → Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Câu 7. Từ phôi cừu có kiểu gen DdEe, bằng phương pháp cấy truyền phôi sẽ tạo ra cừu con có kiểu gen
A. DdEe.
B. DDEE.
C. ddee.
D. DDee.
Câu 8. Cho cây hoa trắng giao phấn với cây hoa trắng, thu được F1 100% cây hoa đỏ. Cho F1 giao phấn ngẫu
nhiên, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 81 cây hoa đỏ : 175 cây hoa trắng. Tính trạng màu hoa do ít nhất bao
nhiêu cặp gen quy định?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 9. Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDdEE thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa tạo
thành các dòng lưỡng bội thuần chủng. Tối đa sẽ tạo ra được bao nhiêu dòng thuần chủng từ cây nói trên?
A. 2 dòng.
B. 6 dòng.
C. 8 dòng.
D. 4 dòng.

Câu 10. Biết A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng; các quần thể đang ở trạng thái cân
bằng di truyền. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình nào sau đây có tần số kiểu gen Aa lớn nhất?
A. Quần thể có tỉ lệ 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
B. Quần thể có tỉ lệ 100% cây hoa đỏ.
C. Quần thể có tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
D. Quần thể có tỉ lệ 5 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng.
Câu 11. Khi nói về di truyền quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể tự phối thường có tính đa dạng di truyền cao hơn quần thể ngẫu phối.
II. Ở quần thể người, hầu hết các tính trạng đều thuộc loại giao phối có lựa chọn.
III. Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể một cách không đổi trong
những điều kiện nhất định.
SINH HỌC BEECLASS – BÀI KIỂM TRA KSCL LẦN XV

Trang 1/5


IV. Một quần thể ngẫu phối có kích thước lớn, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần
kiểu gen của quần thể sẽ ở trạng thái cân bằng di truyền và được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 12. Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng
phép lai nghịch lai có thể cho ưu thế lai và ngược lại.
B. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện ở đời F 1 sau đó tăng dần qua
các thế hệ.
C. Các con lai F1 có ưu thế lai luôn được giữ lại làm giống.
D. Khi lai giữa hai cá thể thuộc cùng một dòng thuần chủng luôn cho con lai có ưu thế lai.

Câu 13. Người ta tiến hành cấy truyền một phôi cừu có kiểu gen AAbb thành 10 phôi và nuôi cấy phát triển
thành 10 cá thể. Cả 10 cá thể này
A. có khả năng giao phối với nhau để sinh con.

B. có mức phản ứng giống nhau.

C. có giới tính có thể giống hoặc khác nhau.
D. có kiểu hình hoàn toàn khác nhau.
Câu 14. Khi nói về công nghệ gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Công nghệ gen là quy trình tạo ra các sinh vật biến đổi gen hoặc chuyển gen.
B. Quy trình chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác không thuộc công nghệ gen.
C. Công nghệ gen góp phần tạo ra các sinh vật biến đổi gen có những đặc tính quí hiếm có lợi cho con người.
D. Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi.
Câu 15. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về các đặc trưng di truyền của quần thể?
I. Mỗi quần thể có vốn gen đặc trưng, các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của
quần thể.
II. Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen
khác nhau trong quần thể tại một thời điểm xác định.
III. Tần số một kiểu gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong
quần thể.
IV. Tùy theo hình thức sinh sản của loài mà các đặc trưng về vốn gen cũng như các yếu tố làm biến đổi vốn gen
của quần thể ở mỗi loài có khác nhau.
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 16. Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng
kháng bệnh, người ta thực hiện các công đoạn sau:
(1) xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc thành cây.
(2) cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.

(3) chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
(4) cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.
Quy trình tạo giống theo thứ tự:
A. (1), (2), (3), (4).
B. (1), (3), (4), (2).
C. (1), (4), (3), (2).
D. (2), (3), (4), (1).
Câu 17. Có bao nhiêu biện pháp sau đây cho phép tạo ra nguồn biến dị di truyền cung cấp cho quá trình chọn
giống?
I. Tiến hành lai hữu tính giữa các giống khác nhau.
II. Sử dụng kĩ thuật di truyền để chuyển gen.
III. Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí, hoá học.
IV. Loại bỏ những cá thể không mong muốn.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
SINH HỌC BEECLASS – BÀI KIỂM TRA KSCL LẦN XV

Trang 2/5


Câu 18. Ở một loài thực vật, kiểu gen AA quy định hoa đỏ, Aa quy định hoa hồng, aa quy định hoa trắng. Xét
các quần thể có cấu trúc di truyền sau đây:
I. 100% cây hoa đỏ.
II. 100% cây hoa hồng.
III. 100% cây hoa trắng.
IV. 50% cây hoa đỏ ; 50% cây hoa trắng.
V. 75% cây hoa đỏ ; 25% cây hoa trắng.
VI. 16% cây hoa đỏ ; 48% cây hoa hồng ; 36% cây hoa trắng.

Trong 6 quần thể nói trên, có bao nhiêu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 2 quần thể.
B. 4 quần thể.
C. 3 quần thể.
D. 1 quần thể.
Câu 19. Một quần thể giao phối ngẫu nhiên có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát (P) là 0,36AA:0,48Aa:0,16aa.
Giả sử do khí hậu thay đổi nên các cá thể aa đều bị chết ở giai đoạn con non. Nếu không phát sinh đột biến mới,
không có di nhập gen thì ở thế hệ F10, tần số alen a ở thế hệ trưởng thành là bao nhiêu?
A. 0,08.
B. 0,2.
C. 0,15.
D. 0,04.
Câu 20. Cấu trúc di truyền của một quần thể giao phối ở thế hệ xuất phát như sau:
- Giới đực: 0,8 XAY: 0,2 XaY.
- Giới cái: 0,4 XAXA: 0,4 XAXa: 0,2 XaXa.
Sau 1 thế hệ ngẫu phối, cấu trúc di truyền của quần thể là:
A. Giới đực: 0,6 XAY: 0,4 XaY; giới cái: 0,48 XAXA: 0,44 XAXa: 0,08 XaXa.
B. Giới đực: 0,6 XAY: 0,4 XaY; giới cái: 0,44 XAXA: 0,48 XAXa: 0,08 XaXa.
C. Giới đực: 0,8 XAY: 0,2 XaY; giới cái: 0,4 XAXA: 0,4 XAXa: 0,2 XaXa.
D. Giới đực 0,4 XAY: 0,6 XaY; giới cái: 0,48 XAXA: 0,44 XAXa: 0,08 XaXa.
Câu 21. Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy
định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu
được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 21% số cây thân cao, quả chua. Biết rằng không xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. F1 có tối đa 9 loại kiểu gen.
B. Quá trình giảm phân ở cây P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
C. F1 chỉ có một loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, quả chua.
D. Trong số các cây thân thấp, quả ngọt ở F1, có 3/7 số cây có kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp gen.
Câu 22. Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
II. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.
III. Nếu không có thể truyền plasmit thìtế bào nhận không phân chia được.
IV. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.
A. 1
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 23. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó được duy trì ổn định ở các đời tiếp theo.
II. Khi lai khác dòng hoặc lai khác loài, con lai luôn có biểu hiện ưu thế lai.
III. Nếu sử dụng con lai F1 làm giống thì sẽ gây ra hiện tượng thoái hoá giống vì con lai F1 có kiểu gen dị hợp.
IV. Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho
ưu thế lai và ngược lại.
V. Ở các dòng thuần chủng, quá trình tự thụ phấn không gây ra thoái hoá giống.
VI. Ở các giống động vật, quá trình giao phối cận huyết luôn gây ra thoái hoá giống.
SINH HỌC BEECLASS – BÀI KIỂM TRA KSCL LẦN XV

Trang 3/5


A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 24. Ở gà, alen A quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định chân thấp. Cho gà trống chân cao
có kiểu gen dị hợp tử lai với gà mái thứ nhất, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là: 1 gà mái chân thấp : 2 gà trống chân
cao : 1 gà mái chân cao; Cho lai với gà mái thứ hai, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 1 là: 1 gà trống chân cao : 1 gà
trống chân thấp : 1 gà mái chân cao : 1 gà mái chân thấp. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở đời con của phép lai thứ nhất, gà trống có kiểu gen đồng hợp chiếm 25%.

II. Ở phép lai thứ hai, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
III. Gà mái thứ nhất có chân cao, gà mái thứ hai có chân thấp.
IV. Nếu cho tất cả các cá thể F1 của phép lai 2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F2 có số gà chân thấp chiếm 56,25%.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 25. Một quần thể của một loài động vật, xét một lôcut gen có hai alen A và a. Ở thế hệ xuất phát P: Giới
đực có 860 cá thể, trong đó có 301 cá thể có kiểu gen AA; 129 cá thể có kiểu gen aa. Các cá thể đực này giao
phối ngẫu nhiên với các cá thể cái trong quần thể. Khi quần thể đạt tới trạng thái cân bằng thì thành phần kiểu
gen trong quần thể là 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. Biết rằng, tỉ lệ đực cái trong quần thể là 1 : 1. Nhận định nào
sau đây đúng khi nói về quần thể trên?
A. Quần thể đạt tới trạng thái cân bằng ở thế hệ F1.
B. Ở thế hệ (P), tần số alen a ở giới cái chiếm tỉ lệ 20%.
C. Ở F1 số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 9%.
D. Ở F1 số cá thể có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 46%.
Câu 26. Có bao nhiêu phương pháp sau đây cho phép tạo được dòng thuần chủng?
I. Cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ, kết hợp với chọn lọc.
II. Cho 2 cá thể không thuần chủng của 2 loài lai với nhau được F1, tứ bội hoá F1 thành thể dị đa bội.
III. Cho 2 cá thể không thuần chủng của cùng 1 loài lai với nhau được F1, tứ bội hoá F1 thành thể tứ bội.
IV. Dùng cônsesin tác động lên giảm phân 1 tạo giao tử lưỡng bội, 2 giao tử lưỡng bội thụ tinh tạo ra hợp tử tứ
bội.
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 27. Gen A nằm trên nhiễm sắc thể thường có 10 alen. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng:
I. Quần thể có tối đa 55 kiểu gen.
II. Quần thể có tối đa 10 loại giao tử đực.

III. Quần thể có tối đa 10 kiểu gen đồng hợp.
IV. Quần thể có tối đa 45 kiểu gen dị hợp tử.
A.1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 28. Ở 1 loài thực vật, cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; B quy định
hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Cho hai cây (P) khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản
lai với nhau, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 4 loại kiểu hình gồm 1000 cây trong đó có 90 cây
thân thấp, hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 3:3:2:2.
II. Ở F2, tổng tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen chiếm 26%.
III. Ở F2, tổng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen chiếm 26%.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất lấy được cây dị hợp 1 cặp gen là 24/59.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4.
Câu 29. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, trên mỗi cặp nhiễm sắc thể chỉ xét 1 gen có 2 alen, trong
đó mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
SINH HỌC BEECLASS – BÀI KIỂM TRA KSCL LẦN XV

Trang 4/5


I. Trong điều kiện không phát sinh thêm đột biến mới, loài này có 16 loại kiểu hình.
II. Trong các loại đột biến thể ba, có tối đa 432 kiểu gen.
III. Trong các loại đột biến thể một, có tối đa 216 kiểu gen.

IV. Loài này có 4 loại đột biến thể một.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 30. Một loài thực vật, A quy định thân cao; B quy định hoa đỏ; D quy định quả to; Các alen đột biến đều là
alen lặn, trong đó a quy định thân thấp; b quy định hoa trắng; d quy định quả nhỏ. Biết rằng không phát sinh
đột biến mới và các cặp gen phân li độc lập. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể có tối đa 80 kiểu gen đột biến.
II. Trong số các thể đột biến có 19 kiểu gen.
III. Có tổng số 4 kiểu gen quy định kiểu hình cây thấp, hoa đỏ, quả to.
IV. Có 6 kiểu gen quy định kiểu hình đột biến về 2 tính trạng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 31. Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định; tính
trạng cấu trúc cánh hoa do 1 cặp gen (D,d) quy định. Cho hai cây (P) thuần chủng giao phấn với nhau, thu
được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 49,5% cây hoa đỏ, cánh kép : 6,75%
cây hoa đỏ, cánh đơn : 25,5% cây hoa trắng, cánh kép : 18,25% cây hoa trắng, cánh đơn. Biết rằng không xảy
ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng
nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Bd
bD
.
I. Kiểu gen của cây P có thể là AA
× aa
bD
Bd
II. F2 có số cây hoa đỏ, cánh kép dị hợp tử về 1 trong 3 cặp gen chiếm 16%.

III. F2 có tối đa 11 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng, cánh kép.
IV. F2 có số cây hoa trắng, cánh đơn thuần chủng chiếm 10,25%.
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 32. Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy
định. Một gen khác gồm 3 alen qui định nhóm máu ABO nằm ở một nhóm gen liên kết khác. Biết rằng không
xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ.

Xác suất để đứa con trai do cặp vợ chồng ở thế hệ III sinh ra mang gen bệnh và có kiểu gen dị hợp về nhóm
máu là bao nhiêu?
A. 6/25
B. 27/200
C. 13/30.
D. 4/75.
----------HẾT----------

SINH HỌC BEECLASS – BÀI KIỂM TRA KSCL LẦN XV

Trang 5/5



×