Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Phân tích hiệu quả trồng hồng không hạt của nông hộ trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

ĐỒNG THANH HOÀN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TRỒNG HỒNG
KHÔNG HẠT CỦA NÔNG HỘ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

ĐỒNG THANH HOÀN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TRỒNG HỒNG
KHÔNG HẠT CỦA NÔNG HỘ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 8.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ XUÂN LUẬN


THÁI NGUYÊN - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc
thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Tác giả

Đồng Thanh Hoàn


ii

LỜI CÁM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, tôi đã nhận được
sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá
nhân. Nghiên cứu khoa học cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập
kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của
nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị… Đặc
biệt hơn nữa là sự giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia đình,
bạn bè và các đồng nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo - TS. Đỗ Xuân Luận người trực
tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn em trong
suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo công tác trong trường đã tận tình truyền
đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô, các chuyên gia, những người
quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng
góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Tác giả

Đồng Thanh Hoàn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ........................................................ vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ......................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3
4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................3
5. Những đóng góp mới của đề tài ..............................................................................4
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ TRONG SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP ............................................................................................5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................5

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................5
1.1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về cây hồng .......................................................11
1.2. Cơ sở lý luận về cây hồng, hiệu quả và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp .......15
1.2.1. Một số lý luận về cây hồng ...............................................................................15
1.2.2. Lý luận về năng suất, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp ...........................20
1.3. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả sản xuất hồng không hạt........................................24
1.3.1. Tình hình nghiên cứu, sản xuất hồng không hạt tại Bắc Kạn. ........................24
1.3.2. Tình hình sản xuất cây hồng không hạt ..........................................................25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....31
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................31
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................31
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................31
2.3.1. Thu thập số liệu ...............................................................................................31
2.3.2. Phương pháp tổng hợp số liệu ............................................................................33


iv

2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................33
2.3.4. Uớc lượng hiệu quả sử dụng phương pháp đường biên sản xuất DEA .................34
2.3.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật ...................................35
Chương 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TRỒNG HỒNG KHÔNG HẠT
TẠI HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN VÀ CÁC GIẢI PHÁP .........................38
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................38
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Ba Bể .....................................................................38
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................39
3.1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng và phân bố sản xuất hồng không hạt theo
địa bàn tại Bắc Kạn ...................................................................................................41
3.2. Thực trạng phát triển sản xuất Hồng không hạt trên địa bàn huyện Ba Bể,
tỉnh Bắc Kạn ..............................................................................................................43

3.2.1. Kết quả sản xuất hồng không hạt ....................................................................43
3.2.2. Xác định các yếu tố hạn chế ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng Hồng
không hạt ...................................................................................................................51
3.3. Ước lượng hiệu quả trồng hồng không hạt sử dụng DEA ............................54
3.3.1. Mức hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng hồng không hạt tại
huyện Ba Bể .............................................................................................................54
3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trồng hồng không hạt tại huyện
Ba Bể .........................................................................................................................56
3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây Hồng không hạt trên địa bàn huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ..................................................................................................59
3.4.1. Quan điểm - phương hướng - mục tiêu sản xuất đến năm 2025 .......................59
3.4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây Hồng không hạt trên địa bàn
huyện Ba Bể ..............................................................................................................60
3.4.3. Giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất hồng không hạt trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn .....................................................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................74
PHỤ

LỤC


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

: Bảo vệ thực vật

HQKT


: Hiệu quả kinh tế

HTX

: Hợp tác xã

KH&CN

: Khoa học và công nghệ

UBND

: Ủy ban nhân dân


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Diện tích, sản lượng hồng ở Việt Nam đến năm 2015 ...............................5
Bảng 1.2: Diện tích hồng của một số tỉnh trong cả nước năm 2015 ...........................6
Bảng 1.3: Sản lượng trồng hồng của một số nước trên thế giới ...............................12
Bảng 1.4: Sự phân bố và sử dụng của các loài thuộc chi Diospyros ........................13
Bảng 1.5: Các giống hồng đang trồng tại Bắc Kạn ...................................................26
Bảng 1.6: Đặc trưng về tính chất, đặc thù của 2 loại Hồng không hạt Bắc Kạn ......27
Bảng 1.7: Tình hình phát triển cây hồng không hạt tỉnh Bắc Kạn từ 2000-2015 .....28
Bảng 2.1: Sản lượng Hồng không hạt ở một số vùng trồng tập trung tại tỉnh Bắc Kạn ...32
Bảng 2.2: Cỡ mẫu và phân bổ cỡ mẫu nghiên cứu ...................................................33
Bảng 3.1: Sản lượng Hồng không hạt ở một số vùng trồng tập trung năm 2016 .....41
Bảng 3.3: Diện tích hồng huyện Ba Bể phát triển trong những năm gần đây ..........44

Bảng 3.4: Các giống hồng được trồng tại huyện Ba Bể............................................45
Bảng 3.5: Các biến sử dụng trong mô hình DEA ........................................................55
Bảng 3.6: Hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồng không hạt của các hộ khảo sát..................56
Bảng 3.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng mô hình Tobit ........................58
Bảng 3.8: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu với cơ hội và thách thức trong sản
xuất hồng không hạt tại các hộ điều tra ...................................................62
Sơ đồ 1.1. Phân loại hồng theo Mori 1953 ...............................................................18
Hình 1.1. Mô hình phân tích màng dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào DEACRS và DEAVRS .....22
Hình 2.1. Mô tả hiệu quả kỹ thuật dựa trên đường giới hạn năng lực sản xuất ........34


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bắc Kạn là tỉnh miền núi, vùng cao phía Bắc, gồm 7 huyện và 1 thành phố,
Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội khoảng 170km về phía Bắc, Bắc Kạn có
địa hình phức tạp độ chia cắt mạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm 220C, mùa hè có
nhiệt độ cao từ tháng 5 tới tháng 8 (có khi lên đến 400C), mùa đông khô kéo dài từ
tháng 11 tới tháng 3 năm sau (có khi nhiệt độ xuống thấp tới - 10C), do mùa đông
lạnh và kéo dài đây cũng là thuận tiện cho cây hồng rụng lá và phân hóa mầm hoa
cho năm sau phát triển. Số giờ nắng trung bình là 1.554,7 giờ /năm, trong đó tháng
có giờ nắng cao nhất là tháng 7 và tháng 9 (trung bình 5 giờ/ ngày). Lượng mua
trung bình hàng năm tại Bắc Kạn là 1.508mm tại huyện Chợ Đồn là 1.858mm, đặc
điểm trung của Bắc Kạn là lượng mưa hàng năm phân bố không đều. Độ ẩm trung
bình hàng năm tại Bắc Kạn là 84% đạt cao nhất là 86% vào các tháng 7, tháng 8
thấp nhất 82% vào các tháng 12, 1, 2, 5 lượng bốc hơi trung bình hàng năm 725,8
mm. Theo số liệu của Sở Tài nguyên Bắc Kạn, trên địa bàn có 14 loại đất thuộc 4
nhóm là nhóm đất phù sa, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi và
nhóm đất dốc tụ rất phù hợp cho phát triển một số nông sản đặc trưng, trong đó có
hồng không hạt.

Hồng không hạt là sản phẩm đặc sản của tỉnh Bắc Kạn, được trồng từ lâu đời.
Hiện tại, cây hồng được trồng tại hầu khắp các huyện của tỉnh Bắc Kạn, nhưng tập
trung chủ yếu tại các huyện Ba Bể, Chợ Đồn và Ngân Sơn. Hồng Bắc Kạn là giống
hồng đặc sản của địa phương, có chất lượng tốt, vỏ mỏng, giòn, ngọt, có vị chát ít
đặc biệt là công tác bảo quản sử lý sau thu hoạch phù hợp với người dân địa
phương. Hồng Bắc Kạn thời vụ cho thu hoạch kéo dài đúng vào dịp tết Trung thu
cho đến tháng 10, làm tăng đáng kể giá trị kinh tế góp phần vào việc phát triển kinh
tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân Bắc Kạn. Ngày 8 tháng 9 năm 2010, Cục Sở
hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã ban hành Quyết định số 1721/QĐSHTT cấp “Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồng không hạt
Bắc Kạn”. Hiện tại, cây hồng Bắc Kạn đang được xếp trong nhóm 100 sản phẩm
được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. UBND tỉnh Bắc Kạn đã phê duyệt dự án phát triển cây


2
hồng không hạt giai đoạn 1996 - 2015 tại 3 huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Ngân Sơn với
diện tích khoảng 1000 - 1200 ha nhằm tạo ra vùng sản xuất hồng thành hàng hóa
đặc sản của tỉnh. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu
thích hợp với một số loài cây ăn quả ôn đới, cận nhiệt đới, hồng không hạt là giống
cây ăn quả dễ trồng, không kén đất, có chất lượng đặc thù riêng biệt và đã trở thành
loại cây đặc sản của tỉnh Bắc Kạn. Cây hồng không hạt gắn với vùng đất Bắc Kạn
đã có lịch sử phát triển trên 100 năm. Tại Bản Lác thuộc xã Quảng Bạch, xã Xuân
Lạc, xã Tân Lập huyện Chợ Đồn hay tại các xã Quảng Khê, Đồng Phúc thuộc
huyện Ba Bể và thị trấn Nà Phặc thuộc huyện Ngân Sơn vẫn còn những cây hồng
gần 100 năm tuổi cho năng suất và chất lượng quả tốt.
Đặc sản Hồng không hạt của Bắc Kạn đã có thương hiệu và khá nổi tiếng ở
thị trường trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, theo đánh giá chung thì việc phát triển
Hồng không hạt chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, chưa thực sự trở thành
hàng hoá, cách làm của nông dân chưa đạt hiệu quả cao. Trong những năm qua,
một số đề tài, dự án do UBND tỉnh Bắc Kạn làm chủ đầu tư và Sở Khoa học và
Công nghệ Bắc Kạn quản lý được Viện Nghiên cứu Rau quả triển khai tại Bắc Kạn

nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất hồng không hạt tại địa phương nhưng chưa có
nghiên cứu nào nhằm tính toán, phân tích các yếu tố hưởng đến hiệu quả sản xuất
hồng không hạt ở Bắc Kạn. Để đề xuất được những giải pháp có tính khoa học và
thực tiễn về phát triển cây hồng không hạt nâng cao năng suất, chất lượng quả mang
lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trong
những năm tới, việc nghiên cứu đề tài “phân tích hiệu quả trồng hồng không hạt
của nông hộ trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” là rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Điều tra, đánh giá thực trạng phát triển cây hồng không hạt trên địa bàn
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn;
- Xác định hiệu quả kỹ thuật trồng hồng không hạt tại địa phương;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trồng hồng không hạt.
- Đề xuất các giải pháp cải thiện hiệu quả kỹ thuật, góp phần tăng thu nhập
cho các nông hộ trồng hồng không hạt trên địa bàn huyện.


3
3. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung: Có nhiều cách tiếp cận trong phân tích đánh giá hiệu
quả, tuy nhiên đề tài chỉ tập trung phân tích, đánh giá hiệu quả về mặt kỹ thuật của
trồng hồng không hạt quy mô hộ tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Hiệu quả kỹ thuật
được xây dựng dựa trên lý thuyết về đường giới hạn năng lực sản xuất, phản ánh
mối quan hệ trực tiếp giữa các yếu tố đầu vào và kết quả sản xuất. Những hộ đạt
hiệu quả kỹ thuật nằm trên đường biên giới hạn năng lực sản xuất, và những hộ có
tiềm năng cải thiện hiệu quả nằm dưới đường biên. Cách tiếp cận này khác với cách
tiếp cận truyền thống, chẳng hạn như so sánh thu nhập, giá trị gia tăng trên một đơn
vị vốn, lao động, đất đai. Cách tiếp cận truyền thống dựa trên sự so sánh cơ học và
việc đánh giá các chỉ tiêu bị hạn chế bởi thiếu chuẩn đánh giá và nếu các chỉ tiêu
truyền thống (VA/lao động, vốn, đất đai...) được so với các địa bàn khác thì cũng
hạn chế bởi điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nguồn lực là khác nhau. Cách tiếp

cận đánh giá hiệu quả kỹ thuật sử dụng phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) sẽ
cho phép so sánh hiệu quả giữa các nông hộ với nhau, và do đó cho phép hạn chế
được sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương.
+ Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Ba Bể, trong đó tập
trung nghiên cứu về phân tích năng suất, hiệu quả trồng hồng không hạt của nông
hộ tại xã Quảng Khê và Đồng Phúc là 2 xã có diện tích trồng cây hồng không hạt
lớn của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
+ Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 03
năm 2015-2017. Số liệu sơ cấp được thu thập qua khảo sát các nông hộ trồng hồng
không hạt tại địa phương năm 2017.
4. Ý nghĩa của đề tài
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kỹ thuật và phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đề
tài sẽ kiến nghị những can thiệp chính sách phù hợp, giúp địa phương đưa ra
phương hướng để phát huy tiềm năng thế mạnh, giải quyết những khó khăn, trở ngại
nhằm phát triển năng suất cây hồng không hạt ngày càng hiệu quả và bền vững.


4
5. Những đóng góp mới của đề tài
Đây là đề tài đầu tiên nhằm ước lượng, đánh giá hiệu quả kinh tế, phân tích
các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế hồng không hạt tại huyện Ba Bể, tỉnh
Bắc Kạn. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích biên (DEA-Deterministic
Efficiency Analysis), là phương pháp ứng dụng lý thuyết về đường giới hạn năng
lực sản xuất trong ước lượng, phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế. Những biến số
trong mô hình phân tích thống kê được lựa chọn dựa trên ý nghĩa về kiến nghị chính
sách phát triển, nâng cao năng suất hồng không hạt.


5
Chương 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam chưa xác định được nguồn gốc và xuất xứ của cây hồng, tuy
nhiên hiện nay hồng được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc và vùng cao của miền
Nam như Đà Lạt - Lâm Đồng. Theo Mai Xuân Lương (1994); Yung Kyung Choi và
Jung Hokim (1972) cây hồng được trồng từ rất lâu đời ở Việt Nam, đây là một trong
những cây ăn quả quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bởi khả năng thích ứng
rộng với các vùng sinh thái, năng suất cao và ổn định, chất lượng quả tốt, hiệu quả
kinh tế cao phù hợp với khẩu vị của người phương Đông.
Theo Đào Thanh Vân (2002) trong những năm gần đây, cây ăn quả nước ta
đang được chú trọng phát triển trong đó có cây hồng nên diện tích và sản lượng
hồng đã tăng lên đáng kể và được thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 1.1: Diện tích, sản lượng hồng ở Việt Nam đến năm 2015
Năm

Diện tích
(ha)

Năng suất (kg/ha)

Sản lượng
(tấn)

2013

3.275

4.450


14.573

2014

4.762

4.650

22.143

2015

5.575

4.750

26.481

(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2015)
Qua số liệu bảng 1.1. cho ta thấy diện tích và sản lượng hồng ở nước ta đã
tăng lên gấp đôi sau 10 năm (2012 - 2014). Do cây hồng có khả năng thích nghi
rộng, chủng loại phong phú nên hồng được trồng ở rất nhiều tỉnh trong cả nước,
nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc và dẫn đầu là tỉnh
Bắc Giang, Bắc Kạn và tiếp đến là tỉnh Lâm Đồng, đây là đơn vị đi đầu phát triển
mạnh cây hồng trong cả nước.


6


Bảng 1.2: Diện tích hồng của một số tỉnh trong cả nước năm 2015
TT

Tỉnh

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Bắc Giang

1.093,0

19,61

2

Hoà Bình

534,0

9,58

3

Lạng sơn

628,0


11,27

4

Yên Bái

418,0

7,50

5

Thái Nguyên

373,0

6,69

6

Bắc Kạn

822,0

14,74

7

Lâm Đồng


700,0

12,56

8

Các tỉnh khác

1.007,0

18,06

Tổng số

5.575,0

100

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh
Mỗi giống hồng đều có vùng phân bố riêng, khả năng mở rộng diện tích
trồng hồng còn phụ thuộc vào điều kiện sinh thái nơi trồng. Những nơi có điều kiện
sinh thái gần tương tự nhau đều có thể trồng cùng một giống hồng
Nhìn chung, các giống hồng chính ở Việt Nam được trồng chủ yếu ở các tỉnh
trung du, miền núi phía Bắc và một số tỉnh đồng bằng. Hồng Thạch Thất là giống có
diện tích trồng lớn nhất (chiếm 25,1% diện tích trồng của cả nước), trồng chủ yếu ở
Thái Nguyên, hồng Nhân Hậu là giống có diện tích trồng lớn thứ 2 (sau hồng Thạch
Thất). Hồng không hạt Bắc Kạn co 822ha (chiểm 14,74% diện tích hồng cả nước),
chủ yếu là diện tích mới trồng, diện tích đang cho quả chỉ có 210ha với năng suất
trung bình là 34,9 tạ /ha, sản hượng 733 tấn/năm.

Hầu hết các tác giả nghiên cứu và điều tra về cây ăn quả đều thống nhất nhận
xét ở Việt Nam hiện nay có nhiều vùng trồng hồng và các giống hồng rất phong
phú, có những giống hồng rất nổi tiếng [1], [14], [20].
Dưới đây là một số giống hồng được trồng phổ biến:
+ Hồng trứng lốc
Đặc điểm: Quả hình vuông, cân đối, quả khi chín có màu hồng, bóng láng.
Cây có tán rất lớn, năng suất cao, có thể đạt 5 - 6 tạ/cây/năm, có khả năng chống chịu


7
tốt với sâu bệnh, dễ trồng. Đây là một trong những giống hồng được ưa chuộng nhất
hiện nay. Quả khi chín ăn rất ngọt, vừa giòn vừa dẻo, thích hợp cho vận chuyển đi xa,
thời gian thu hoạch từ tháng 6 - 8 dương lịch.
+ Hồng trứng muộn
Đặc điểm: Quả hình trứng, khi chín có màu hồng, bóng. Cây có tán trung
bình, năng suất cao, chống chịu tốt, quả khó rụng khi gió lớn. Mặc dù chất lượng
không bằng hồng trứng lốc, nhưng vì chín muộn (thu hoạch hàng năm vào tháng 10
- 11) nên giá hồng tươi rất cao. Thông thương cây 7 - 8 năm tuổi có thể cho thu
hoạch 3 - 4 tạ/năm.
+ Hồng Pome tròn
Đặc điểm: Quả tròn to, mã quả rất đẹp, năng suất tương đối cao, trung bình
1tạ/cây/năm. Cây bắt đầu cho thu hoạch từ năm thứ 7 - 8 sau trồng. Quả chín có màu đỏ
son, phẩm chất tốt, rất được ưa chuộng. Mùa thu hoạch hàng năm vào tháng 9 - 10.
+ Hồng chén
Đặc điểm: Cây có tán lá trung bình, cành yếu nên thường phải chống đỡ khi
có quả. Lá nhiều, thường che khuất quả, năng suất trung bình, quả to, hơi dẹt về
phía cuống, phẩm chất tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Mùa thu hoạch hàng
năm vào tháng 9 - 10.
+ Hồng ăn liền
Đặc điểm: Cây có tán lá thấp bé, có thể trồng với mật độ dày. Quả tròn dẹt,

khi chín màu vàng đỏ, có thể ăn ngay khi quả ở trạng thái cứng, thịt quả giòn, ngọt,
khối lượng 1 quả trung bình 200 - 250 g, không có hạt.
+ Hồng Nhật
Đặc điểm: Cây có tán lá trung bình, có thể trồng tương đối dày, nhanh cho
quả, có thể thu hoạch quả sau 3 năm kể từ khi trồng. Chất lượng quả trung bình, có
nhiều nước, khó vận chuyển. Tuy nhiên do có năng suất cao nên giống này được
đánh giá là một trong số các giống có giá trị kinh tế cao nhất. Nhược điểm của nó
được khắc phục bằng cách chế biến thành hồng sấy khô để tiêu thụ trên thị trường.
Mùa thu hoạch hàng năm vào tháng 10 - 11.
Ngoài các giống kể trên, còn nhiều giống hồng với số lượng không nhiều
như: hồng quê hương, hồng gạch, hồng son, hồng hoả tiễn, hồng giòn, hồng Lạng


8
Sơn, hồng xà, hồng nước...
+ Hồng vuông không hạt
Đặc điểm: Cây cao trung bình 9,5 m, đường kính tán cây 9,2 m, thân không
to lắm (đường kính gốc khoảng 27 cm, tán cây hình dù. Lá to, hơi bầu, dài 15 cm,
rộng 11 cm, mặt trên xanh đậm và bóng, mặt dưới có màu xanh nhạt và có lông màu
vàng mọc dày theo gân lá. Quả hình vuông có khía sâu dọc quả, chiều cao và đường
kính quả khoảng 6,3 cm, trọng lượng quả 160 g, tỷ lệ phần ăn được 93%, tỷ lệ chất
khô 15%, tỷ lệ đường 9,5%, tỷ lệ axit 0,3%. Vỏ quả hơi dày, bóng, dễ bóc, vỏ khi
chín có màu đỏ vàng, ít xơ, thịt quả có màu đỏ hồng, được nhiều người ưa thích.
Năng suất trung bình có thể đạt 400 - 500 kg/cây.
+ Hồng tròn
Đặc điểm: Cây cao trung bình 10,5 m, tán rộng 8,3 m, hình cầu, đường kính
gốc thân 27 cm. Lá hình bầu dục, dài 14 cm, rộng 10,5 cm, mặt trên xanh bóng, mặt
dưới có lông tơ màu vàng nhưng thưa hơn so với lá hồng vuông không hạt. Quả
hình tròn, đỉnh quả tròn, vỏ dày và bóng khi chín có màu vàng, thịt quả có màu
vàng nhạt, không có sơ, ăn ngọt. Trọng lượng quả trung bình 120 g, chiều cao 6,0

cm, đường kính quả cũng khoảng 6,0 cm. Tỷ lệ phần ăn được: chất khô 18,7%,
đường 11%, axit 0,2%, có 0,5 hạt/quả.
+ Hồng cậy vuông
Đặc điểm: Cây cao trung bình 6,4 m, tán cây rộng 7,5 m, hình bán nguyệt. Lá
hơi tròn dài, to trung bình, đầu lá nhọn, mặt trên bóng nhẵn, mặt dưới xanh nhạt có
lông tơ màu nâu tập trung ở gân lá. Quả hình vuông, đỉnh quả bằng hoặc hơi lõm.
Khi chín vỏ quả màu đỏ, vỏ mỏng giòn, có ít phấn ở gần cuống lá. Tai quả nhỏ,
vểnh lên, gốc quả lõm ít, thịt quả có màu đỏ. Chiều cao quả 3,3 cm, đường kính quả
4,2cm. Trọng lượng quả trung bình 50 g, số hạt trong quả 0,4, tỷ lệ thịt quả 71,5%.
Một cây cho khoảng 80 kg quả.
+ Hồng nứa
Đặc điểm: Cây cao trung bình 8,2 m, tán rộng khoảng 9 m, hình cầu. Lá to
màu xanh nhạt, đầu lá tròn, mặt dưới lá có lông tơ màu vàng mọc theo gân lá. Quả
hình trụ dài, đỉnh quả bằng, khi chín có màu đỏ, vỏ quả không bóng, phần trên quả
(tai quả) có rãnh dọc. Thịt quả màu vàng, ít sơ. Tai quả to và vểnh lên. Trọng lượng
quả trung bình 90 g. Chiều cao quả 5,2 cm, đường kính quả 4,8 cm, số hạt trong quả


9
1,5 hạt, tỷ lệ thịt quả 88,1%. Một cây có thể cho thu hoạch tới 100 kg quả.
+ Hồng tiên
Đặc điểm: Cây cao trung bình 6 m (thấp cây), tán rộng 6 m, hình tháp. Lá to
nhẵn, mặt trên lá hơi vàng, có độ bóng, mặt dưới lá màu xanh trắng có lông tơ màu
vàng xung quanh gân lá. Quả thuộc dạng quả to, đỉnh quả lõm, nhìn dọc theo quả thì
hơi vuông, nhưng nhìn ngang thì dài, khi chín có màu đỏ, vỏ quả dày, trơn, vỏ quả
không có vân, có ít phấn ở đỉnh quả, gốc và tai quả lõm sâu. Trọng lượng quả trung
bình 85g, chiều cao quả 5,0 cm, đường kính quả 4,7 cm. Số hạt trong quả 0,5, tỷ lệ
thịt quả 89%. Một cây cho khoảng 65 kg quả.
+ Hồng tròn dài
Đặc điểm: Cây cao khoảng 7 m, tán rộng 6,7 m hình đống rơm. Lá to, đầu

nhọn, mặt trên lá xanh bóng, mặt dưới có lông tơ màu vàng, mọc thưa. Quả mọc
thành chùm 1 - 3 quả, khi chín có màu đỏ, không hạt. Quả hình tròn dài, chóp quả
bằng, vỏ quả dày, trơn, hơi có khía, gốc quả lõm, tai quả cong lên, thịt quả màu đỏ.
Trọng lượng quả trung bình 80g. Chiều cao quả 4,9 cm, đường kính quả 4,7 cm. Tỷ lệ
thịt quả 90%, tỷ lệ đường 10,5%, tỷ lệ axit 0,2%. Năng suất 1 cây khoảng 142 kg.
+ Hồng gáo
Đặc điểm: Cây cao trung bình 6,2m, tán rộng 5,8-6,4m, lá to dài, đầu lá nhọn màu
xanh nâu không nhẵn. Quả có dạng quả tim, vai quả to, dưới thắt lại, chôn quả nhọn, tai
ôm vào quả, vỏ quả màu vàng bóng. Quả nặng trung bình 63,6g, có 2,5 hạt.
+ Hồng chuối
Đặc điểm: Cây cao trung bình 6,0m, tán rộng 6,2 -6,5 m, phiến lá nhỏ hình
bầu dục. Quả có dạng tròn dài, đáy quả thắt lại, rốn quả tròn, tai quả cong lên, vỏ
quả màu vàng bóng. Quả nặng trung bình 70,6 g có 5,1 hạt.
+ Hồng Nhân Hậu
Đặc điểm: Thân cây màu xám, cành bánh tẻ màu nâu, tán cây hình bán
nguyệt, độ cao phân cành ≥1m. Lá to, hình bầu dục, màu xanh đậm; trên mặt lá
bóng láng, mặt có lông tơ màu nâu vàng, chiều dài lá 15,8cm, chiều rộng lá
10,4cm. Quả hình trái tim, khi chín có màu đỏ thắm, chín vào trung tuần tháng 8


10
âm lịch, vỏ quả mỏng, thịt quả dẻo, ít hạt. Trọng lượng quả 150-200g.
+ Hồng Văn Lý
Đặc điểm: Thân cây màu xám, cành bánh tẻ màu xám sáng, tán cây thường có
hình dù, độ phân cành 60 - 70cm. Lá to trung bình, hình bầu dục, mặt trên hơi ráp,
chiều dài lá 14,4cm, chiều rộng lá 7,5cm. Quả hình trụ, chôn quả tròn, khi chín có màu
đỏ vàng, không hạt. Trọng lượng quả trung bình 70 - 90g, chín vào giáp tết âm lịch.
+ Hồng Yên Thôn
Đặc điểm: Thân cây màu xám, cành bánh tẻ màu nâu, tán cây hình tròn hoặc
ô van, độ cao phân cành khoảng 65 cm. Lá to hình bầu dục, màu xanh đậm. Mặt

trên lá bóng, phản quang, mặt dưới có lông tơ màu nâu vàng. Chiều dài lá 16 cm,
chiều rộng 9,3 cm. Quả hình trụ, chôn quả hơi lồi, khi chín có màu đỏ vàng, thường
chín vào tháng 11 - 12; thịt quả nát, nhiều nước. Quả nặng 150 - 250 g, có 2 - 3 hạt.
+ Hồng Hạc Trì
Đặc điểm: Cây cao trên 9 m, tán rộng trên 7 m, sinh trưởng khoẻ. Lá hình
elíp rộng, mặt trên có màu xanh hơi vàng, không bóng, mặt dưới màu xanh trắng, có
lông màu vàng. Quả hình trụ, chôn quả hơi tù, có 4 cạnh rõ rệt. Trọng lượng quả
100 - 150 g, không hạt. Khi chín có màu vàng đỏ, thịt quả màu vàng, ăn giòn, có
cát, chín vào tháng 9 (thường thu hoạch đồng loạt vào trước 15/8 âm lịch, ngâm sau
2 - 3 ngày là ăn được).
+ Hồng Tiến
Đặc điểm: Cây cao trên 10 m, tán rộng trên 8 m. Lá to hình bầu dục, mặt trên
màu xanh đậm, không bóng, mặt dưới màu trắng xanh có nhiều lông tơ. Quả hình
trụ vuông, trên và dưới quả đều bằng. Quả năng trung bình 120 - 160 g, không có
hạt hoặc có 1 - 2 hạt bé dẹt. Chín vào tháng 10, khi chín quả có màu đỏ hồng, thịt
quả màu đỏ. Vỏ quả nhẵn đẹp, giấm 3 ngày thì chín, nếu quả chín trên cây vẫn ăn
được ngay.
+ Hồng Thạch
Đặc điểm: Cây cao trên 10 m, tán rộng trên 8 m. Lá to hình bầu dục, mặt trên
màu xanh thẫm, không bóng, mặt dưới màu trắng xanh có lông màu vàng. Quả hình trụ
tròn, chôn quả lồi. Quả nặng trung bình 150-200g, có 1 - 2 hạt, ít khi có 3 hạt. Chín vào


11
đầu tháng 9, khi chín vỏ quả màu đỏ vàng, thịt màu đỏ hồng, giấm 4 ngày là chín.
+ Hồng ngâm quả hình trứng
Đặc điểm: Thân cây bé, cây cao trên 9 m, tán rộng trên 6 m (thuộc loại tán
hẹp). Lá thuôn dài, mặt trên màu xanh đậm, bóng, mặt dưới xanh trắng có lông
thưa. Quả hình trứng nặng 100 - 150 g có 1 - 3 hạt dài và dày. Chín vào tháng 9, khi
chín vỏ quả màu vàng nhạt. Ngâm khoảng 3 ngày là ăn được.

+ Hồng ngâm quả hình trụ dài
Đặc điểm: Cây không lớn (cao khoảng 7 m), tán lá rộng 4 m. Lá thuôn dài,
mặt trên xanh bóng, mặt dưới màu xanh có lông tơ thưa màu vàng. Quả hình trụ dài
nặng trung bình 100 - 150g, chín vào tháng 9, khi chín quả có màu vàng không đều,
phía tai quả màu xanh, phía chôn quả màu vàng có 1 - 2 hạt, có quả không hạt.
1.1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về cây hồng
Trong lịch sử phát triển cây hồng, theo Yung Kyung Choi và Jung Hokim
(1972) cho biết: Từ Trung Quốc hồng được đưa sang Nhật Bản, Triều Tiên sang
châu Âu rồi đến Mỹ.
Theo Grubov, U.I (1967): Hiện nay những nước trồng hồng và xuất khẩu nổi
tiếng nhát là: Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên và các nước á nhiệt đới miền Nam
Liên Xô cũ.
Theo Vũ Công Hậu hiện nay Trung Quốc là nước trồng hồng nhiều nhất, khắp
lãnh thổ của nước này, trừ mấy tỉnh biên giới như: Hắc Long Nam, Nội Mông, Tân
Cương, Tây Tạng; còn hầu hết các tỉnh đều trồng hồng.
Ở Hàn Quốc hồng là một trong những cây ăn quả quan trọng đang được chú
ý phát triển, chỉ sau 5 năm, sản lượng hồng của Hàn Quốc đã tăng gần gấp đôi (từ
167.671tấn năm 1999 lên 273.846 tấn năm 2011).
Theo FAO, sản lượng hồng của một số nước được trình bày qua bảng 1.3.


12

Bảng 1.3: Sản lượng trồng hồng của một số nước trên thế giới
Đơn vị: tấn
STT

Tên nước

Năm 2010


Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

2.212.152

2.346.741

2.332.962

2.533.899

1

Trung Quốc

2

Hàn Quốc

363.822

352.822

395.614

430.521


3

Nhật Bản

285.900

232.700

244.800

244.800

4

Brazin

164.849

168.274

159.851

169.000

5

Italia

51.332


52.863

50.000

50.000

6

Israen

48.000

24.606

37.347

30.089

7

Niudilan

3.000

3.000

3.000

3.000


8

Iran

1.000

1.000

1.000

1.000

9

Australia

650

700

715

715

10

Mexico

369


287

442

442

11

Thế giới

3.261.981

3.335.565

3.383.165

3.627.575

(Nguồn: FAO năm 2015)
Số liệu bảng 1.3 ta thấy, mặc dù năng suất của Trung Quốc không cao nhưng
do có diện tích lớn nhất thế giới nên sản lượng hồng của Trung Quốc vẫn đứng đầu
thế giới với 2.212.152 tấn năm 2010 tăng lên 2.533.899 tấn năm 2013 tỷ lệ tăng
đạt 14,54%, chiếm 69,85% sản lượng toàn thế giới, tiếp đến vẫn là Hàn Quốc và
Nhật Bản là ba nước đứng đầu trong danh sách những nước có sản lượng lớn
nhất thế giới.
Mỗi loại cây trồng đều có một biên độ sinh thái nhất định. Khi được trồng
trong điều kiện sinh thái phù hợp, cây trồng đó sẽ sinh trưởng phát triển tốt và cho
năng suất cao. Các loài thuộc chi Diospyos có các vùng phân bố khác nhau nhưng
tập trung chủ yếu ở Châu Á và Bắc Mỹ. Tuỳ đặc điểm của các loài khác nhau mà

hướng sử dụng khác nhau (bảng 1.4).


13

Bảng 1.4: Sự phân bố và sử dụng của các loài thuộc chi Diospyros
Loài

Phân bố

Sử dụng

Diospyros kaky Linn

Nhật Bản, Trung Quốc,
Ăn tươi và chế biến
Hàn Quốc, Việt Nam

Diospyros lotus linn

Châu Á

Deospyros virginiana Linn

Bắc Châu Mỹ

Diospyros oleifera Cheng

Trung Quốc


Sản xuất tanin, làm
gốc ghép
Ăn tươi, làm gốc
ghép
Sản xuất tanin

(Nguồn: Đào Thanh Vân (2002)
Loài D.kali phân bố chủ yếu ở 4 nước: Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt
Nam. Vì loài Diospyros kaki có thịt quả mềm nên có thể dùng để chế biến.
Về mặt tiêu thụ và chế biến: Quả hồng chủ yếu được ăn tươi với thị trường
tiêu thụ là các nước Châu Á. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, hồng là một trong những
món tráng miệng chính trong khẩu phần ăn hàng ngày. Sản phẩm hồng khô chế biến
được sản xuất nhiều ở các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên... Các sản phẩm
chế biến từ hồng tiêu thụ mạnh ở thị trường Châu Âu. Người Châu Âu ở vùng Địa
Trung Hải đã quen với cây hồng và cho rằng quả hồng chín rất ngọt, hương vị đậm
đà. Phạm Văn Côn (2002), Vũ Công Hậu (1999).
Ở Mỹ, hồng trước đây chưa phát triển rộng được là do người ta chưa quen
cách ăn quả hồng chín... Những điều này lí giải các ý kiến cho rằng hồng rất khó
xuất khẩu sang thị trường Châu Mỹ. Vũ Công Hậu (1999).
Ở Việt Nam, Hồng không hạt được trồng chủ yếu ở Lạng Sơn, Bắc Kạn và
Cao Bằng. Hầu hết các vườn Hồng được nhân giống và gây trồng theo kinh nghiệm
và sở thích của các hộ gia đình nên số diện tích vườn Hồng biến động mạnh, có thời
kỳ tăng cả về diện tích và sản lượng với những năm Hồng được giá bán, nhưng
cũng có thời kỳ cây Hồng bị chặt phá vì không bán được. Thời gian qua, cây Hồng
không hạt trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều dự án và các công trình nghiên cứu


14
khoa học liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như:
- Đề tài: Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và xây dựng mô hình thâm

canh giống hồng không hạt tỉnh Bắc Kạn.
- Dự án: Ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển giống hồng không hạt
đặc sản tại tỉnh Bắc Kạn; Dự án Nông thôn miền núi; Nghiệm thu năm 2008-2010.
- Dự án: Ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất cây giống đảm bảo chất
lượng phục vụ phát triển 1.000ha hồng không hạt của tỉnh Bắc Kạn từ nay đến
năm 2015 (phục vụ huyện Ngân Sơn và Chợ Đồn).
- Dự án: Bảo tồn và phát triển thương mại hóa sản phẩm hồng không hạt
Bắc Kạn.
- Dự án: Xây dựng “Chỉ dẫn địa lý Bắc Kạn” cho sản phẩm hồng không hạt
tỉnh Bắc Kạn (triển khai từ năm 2008-2010).
- Báo cáo Nghiên cứu, tuyển chọn cây đầu dòng và xây dựng mô hình thâm
canh giống hồng không hạt ở Bắc Kạn - Viện nghiên cứu rau quả.
- Dự án: Quản lý và Phát triển Chỉ dẫn địa lý hồng không hạt Bắc Kạn Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp.
- Dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển giống Hồng không
hạt đặc sản tại tỉnh Bắc Kạn” - Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN- Sở Khoa
học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn.
- Dự án: “Ứng dụng Khoa học và Công nghệ sản xuất cây giống đảm bảo
chất lượng phục vụ phát triển vùng hồng 1.000 ha của tỉnh Bắc Kạn từ nay đến
năm 2015” - Viện nghiên cứu Rau quả.
Trong các dự án, đề tài nghiên cứu có liên quan đến cây Hồng không hạt Bắc
Kạn nói trên chủ yếu đều nói đến việc quy hoạch vùng sản xuất, các vấn đề có liên
quan đến ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo tồn nguồn gen để duy trì và phát triển
Hồng không hạt Bắc Kạn. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ
và cụ thể giải pháp phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả knh tế, kỹ thuật Hồng
không hạt trên địa bàn huyện Ba Bể. Chính vì vậy, luận văn lựa chọn nghiên cứu đề
tài phân tích hiệu quả trồng Hồng không hạt của nông hộ trên địa bàn huyện Ba Bể,


15
tỉnh Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực tế.

1.2. Cơ sở lý luận về cây hồng, hiệu quả và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp
1.2.1. Một số lý luận về cây hồng
1.2.1.1. Nguồn gốc cây hồng
Cây hồng có nguồn gốc từ Trung Quốc (nguyên sản ở lưu vực sông Trường
Giang), phân bố tự nhiên ở 320 - 370 vĩ độ Bắc. Từ Trung Quốc hồng được đưa đến
trồng tại Địa Trung Hải, cũng từ đây hồng được đưa sang Mỹ từ năm 1856, được
nhập vào châu Âu năm 1789.
Hồng là cây trồng á nhiệt đới khởi nguyên từ Trung Quốc và cũng là cây
trồng có nguồn gốc ở Hàn Quốc (cây bản địa). Việc trồng hồng được sử dụng vào
nhiều mục đích khác nhau, ngoài ăn quả còn được sử dụng để chữa các bệnh như:
bệnh liệt, tê cóng, bỏng và làm ngưng chảy máu vì trong lá của hồng có rất nhiều
chất tanin, phenol, axit hữu cơ, chlorophyl... nhưng tanin là nguyên tố chủ yếu [14].
Theo một số tác giả: khi nghiên cứu về nguồn gốc của cây hồng phương
Đông đều cho rằng một số nhóm hồng thuộc loài hồng dại Diospyros kaki tồn tại
trong những khu rừng của Trung Quốc. Tài liệu của cây hồng xuất hiện đầu tiên ở
Trung Quốc vào thế kỷ thứ V, VI. [14]
Cây hồng được nhập từ Trung Quốc đến châu Âu vào năm 1789 và di
chuyển san châu Mỹ vào năm 1856.
Ở Việt Nam, cây hồng được nhập từ Trung Quốc qua miền Bắc Việt Nam
rồi đến Đà Lạt Việt Nam.
1.2.1.2. Phân loại giống hồng
Cây hồng (Diospyros) thuộc họ thị (Ebenaceae), phân lớp sổ (Dilleniaceae), thuộc
lớp hai lá mầm (Dicotylledoneae), ngành thực vật hạt kín (Angiospermae) [3], [16].
Theo Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) [24] trích dẫn kết quả nghiên
cứu của các nhà phân loại học Nhật Bản cho biết: hiện nay có 800 - 1000 loài hồng.
Cây hồng được trồng phổ biến ở các nước có khí hậu ôn hoà thuộc châu Á, bắc Mỹ
và chỉ có 4 loài được trồng để lấy quả đó là: Diospyros kaki linn: D. oleifera
Cheng: D. virginiana Linn: D. lotus Linn.
Chi Diospyros gồm 400 loài, chủ yếu phân bố ở vùng á nhiệt đới châu Á,
châu Phi và nam Mỹ, một số loài trong đó có hồng phương đông phân bố rộng trên



16
các vùng ôn đới.
Cây hồng (Diospyros kaki linn) được trồng rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc và một số vùng khí hậu ôn hoà, cận nhiệt đới như Califonia (Mỹ),
Italia, Israen, Braxin, Niudilân, Úc... có hai nhóm hồng chính là hồng chát và hồng
không chát.
Cũng theo tác giả Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) [24] trích dẫn kết
quả nghiên cứu cho biết: Mori (1953) chia hồng thành 4 nhóm là:
+ Nhóm 1: Nhóm PCNA (Pollination constant Non-Astringnt): những giống
không chát và không biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống Fuju, Jiro, Gosh,
Suruga, thịt quả gồm những đốm tanin sẫm.
+ Nhóm 2: nhóm PVNA (Pollination Variant Non-Astringnt): những giống
không chát và biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống: Zenjimaru, Shogatsu,
Mizushima, Anahya kume, thịt quả có những đốm tanin sẫm và khi không có hạt
thì thịt quả có vị chát.
+ Nhóm 3: nhóm PCA (Pollination constant Astringent): những giống chát,
không biến đổi với sự thụ phấn, gồm những giống: Yokomo, Yotsumizo, Shakokaski,
Hagakushi, Hachiya, Ghionho, thịt quả không có những đốm tanin sẫm.
+ Nhóm 4: nhóm PVA (Pollination Variant Astringnt): những giống chát
biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống: Azumi Shirazu, Emon, Kosshuhya kume,
Hiratanenashi, có thể chát khi được thụ phấn và có một vài đốm tanin sẫm xung
quanh hạt.
Ở Việt Nam, những điều tra ban đầu từ năm 1990 về cây hồng đã phát hiện 3
loài hồng sau:
+ Hồng lông (D. Tokinensis L) được phân bố rải rác khắp nơi ở miền
Bắc.Thân cao to thường có màu trắng tro, cây phân cành ngang, tạo nhiều tầng
cành, tán hình tròn. Lá thuôn dài, mặt trên màu sẫm, có lông vàng màu xanh, mặt
dưới màu xanh nhạt, có lông màu hơi vàng. Quả to tròn hoặc tròn dẹt; khi còn

xanh, mặt ngoài quả có lông tơ màu xanh, khi chín, lông màu vàng nhạt, trong quả
có nhiều hạt (6 - 9 hạt), to dày, màu vàng nâu.


17


×