Tải bản đầy đủ (.doc) (239 trang)

Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an) (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 239 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
----------o0o----------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC
CÔNG NGHIỆP AN NINH TẠI TỔNG CỤC HẬU CẦN
KỸ THUẬT (BỘ CÔNG AN)

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

TRẦN TUẤN MINH

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------o0o----------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC
CÔNG NGHIỆP AN NINH TẠI TỔNG CỤC HẬU CẦN
KỸ THUẬT (BỘ CÔNG AN)

Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9.31.01.06

TRẦN TUẤN MINH



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Văn Hồng

Hà Nội – 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sỹ có tiêu đề: “Chuyển giao công nghệ trong
lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an)” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong Luận án có
nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực. Kết quả nêu trong Luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà nội, ngày tháng

năm 2019

Tác giả Luận án

Trần Tuấn Minh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến
Ban giám hiệu, khoa Sau Đại học, khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, bộ môn

Đầu tư và Chuyển giao công nghệ - Trường đại học Ngoại thương, Cục Quản lý
công nghiệp an ninh và doanh nghiệp . Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn,
PGS.TS Nguyễn Văn Hồng, đã trực tiếp chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận án.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, làm việc và hoàn thành
luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Hà nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả Luận án

Trần Tuấn Minh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................x
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................xiii
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài:.................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu :...............................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu:...............................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu:..................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu:...............................................................................4
4.1. Nguồn dữ liệu:............................................................................................4
4.2. Phương pháp nghiên cứu:.........................................................................5
5. Kết cấu của đề tài:...........................................................................................7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN................................................................................................................. 8
1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài................................................................8
1.1.1 Các nghiên cứu về nội hàm của chuyển giao công nghệ:.......................8
1.1.2. Các nghiên cứu về mô hình chuyển giao công nghệ:............................9
1.1.3. Các nghiên cứu về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp
an ninh.............................................................................................................10
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..............................................................12
1.2.1. Các nghiên cứu về chuyển giao công nghệ:.........................................12
1.2.3. Các nghiên cứu về công nghiệp an ninh và chuyển giao công nghệ
trong lĩnh vực công nghiệp an ninh................................................................13
1.2.4. Về phương pháp nghiên cứu:...............................................................14
1.3. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài..........................................................15
1.3.1. Về nội dung nghiên cứu:.......................................................................15


iv

1.3.2. Về phương pháp nghiên cứu:...............................................................15
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG
LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP AN NINH..............................................................17
2.1. Các vấn đề chung về công nghiệp an ninh và chuyển giao công nghệ

trong lĩnh vực công nghiệp an ninh..................................................................17
2.1.1. Các khái niệm liên quan:......................................................................17
2.1.1.1. Định nghĩa về công nghệ..................................................................17
2.1.1.2. Khái niệm về chuyển giao công nghệ...............................................21
2.1.1.3. Khái niệm về an ninh và công nghiệp an ninh..................................25
2.1.1.4. Khái niệm về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an
ninh...............................................................................................................30
2.1.2. Đặc điểm chuyển giao công nghệ trong công nghiệp an ninh.............30
2.1.2.1. Đặc điểm của công nghiệp an ninh..................................................31
2.1.2.2. Đặc điểm của chuyển giao công nghệ trong công nghiệp an ninh:. .34
2.1.3. Các lý thuyết về công nghiệp an ninh...................................................35
2.1.3.1. Lý thuyết về thị trường công nghiệp an ninh....................................35
2.1.3.2. Lý thuyết của Carlos Martí Sempere và Vincent Boulanin về ranh
giới của ngành công nghiệp an ninh.............................................................38
2.1.4. Quy trình chuyển giao công nghệ.........................................................43
2.2. Sự cần thiết và nội dung của chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công
nghiệp an ninh....................................................................................................47
2.2.1. Sự cần thiết phải chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp
an ninh.............................................................................................................47
2.2.2. Hình thức, kênh và đối tượng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực
công nghiệp an ninh........................................................................................49
2.2.2.1. Hình thức chuyển giao công nghệ....................................................49
2.2.2.2. Kênh và đối tượng chuyển giao công nghệ.......................................51
2.3. Các yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công
nghiệp an ninh....................................................................................................53
2.3.1. Cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệ.....53


v


2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công
nghiệp an ninh.................................................................................................57
2.3.3. Đánh giá kết quả CGCN trong lĩnh vực công nghiệp an ninh.............60
2.3.3.1. Khái niệm về kết quả chuyển giao công nghệ...................................60
2.3.3.2. Tiêu chí xác định kết quả chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công
nghiệp an ninh...............................................................................................60
2.3.4. Mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệ
trong lĩnh vực công nghiệp an ninh................................................................63
2.3.4.1. Xây dựng mô hình............................................................................63
2.3.4.2. Các giả thiết nghiên cứu..................................................................64
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH
VỰC CÔNG NGHIỆP AN NINH TẠI TỔNG CỤC HẬU CẦN KỸ THUẬT BỘ CÔNG AN........................................................................................................65
3.1. Khái quát chung về Tổng cục Hậu cần kỹ thuật BCA và Cục Quản lý
công nghiệp an ninh và doanh nghiệp..............................................................65
3.1.1. Giới thiệu chung về Tổng cục Hậu cần kỹ thuật - Bộ Công an...........65
3.1.1.1. Giới thiệu chung...............................................................................65
3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hậu cần kỹ thuật - Bộ Công an.........66
3.1.2. Giới thiệu chung về Cục Quản lý Công nghiệp an ninh và doanh
nghiệp..............................................................................................................68
3.1.3. Năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ của các đơn vị
trong Tổng cục Hậu cần kỹ thuật (Bộ Công an)............................................69
3.2. Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp
an ninh thực hiện qua Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật......................................71
3.2.1. Cơ sở pháp lý về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực CNAN..........71
3.2.2. Quy trình chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh
tại Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật BCA............................................................74
3.2.2.1. Sơ đồ quy trình.................................................................................74
3.2.2.2. Giải thích sơ đồ quy trình.................................................................75
3.2.3. Tình hình chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh
tại Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật BCA...........................................................79



vi

3.2.3.1. Số lượng hợp đồng chuyển giao công nghệ......................................79
3.2.3.2. Hình thức và kênh chuyển giao........................................................82
3.2.3.4. Đối tượng chuyển giao.....................................................................86
3.2.3.5. Sản phẩm, phương tiện kỹ thuật được chuyển giao..........................87
3.3. Kết quả chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực CNAN tại Tổng cục Hậu
cần – Kỹ thuật BCA...........................................................................................88
3.3.1. Tính kinh tế............................................................................................88
3.3.1.1. Chi phí chuyển giao công nghệ........................................................88
3.3.1.2. Khả năng thương mại hóa các sản phẩm công nghệ........................89
3.3.2. Giá trị gia tăng kiến thức......................................................................91
3.3.2.1. Hoàn thiện các kiến thức và tay nghề...............................................91
3.3.2.2. Khả năng ứng dụng và cải biến công nghệ......................................91
3.3.2.3. Tính hiện đại của công nghệ............................................................92
3.3.3. Giá trị gia tăng sản xuất........................................................................94
3.3.3.1. Thời gian thực hiện chuyển giao công nghệ và ứng dụng sản xuất. .94
3.3.3.2. Năng lực sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu của ngành và môi
trường của Việt Nam.....................................................................................95
3.4. Đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp
an ninh tại Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật BCA................................................95
3.4.1. Kết quả đạt được....................................................................................95
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân.......................................................................97
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN
GIAO CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP AN NINH TẠI
TỔNG CỤC HẬU CẦN KỸ THUẬT.................................................................103
4.1. Mẫu điều tra và kết quả thống kê mẫu điều tra.....................................103
4.1.1. Mẫu điều tra........................................................................................103

4.1.2. Đối tượng được điều tra và phương pháp điều tra.............................103
4.1.3. Mã hóa thang đo và kết quả thống kê.................................................103
4.1.3.1. Mã hóa thang đo:...........................................................................103
4.1.3.2. Kết quả thống kê mẫu phiếu điều tra..............................................105
4.2. Kết quả phân tích thống kê các biến độc lập..........................................109


vii

4.2.1. Nhóm yếu tố về Công nghệ chuyển giao.............................................109
4.2.2. Nhóm yếu tố về Đặc điểm của bên nhận chuyển giao công nghệ......110
4.2.3. Nhóm yếu tố về Đặc điểm của bên chuyển giao công nghệ................111
4.2.4. Nhóm yếu tố về Chính phủ..................................................................112
4.2.5. Nhóm yếu tố về Môi trường giao tiếp giữa hai bên............................113
4.2.6. Nhóm yếu tố về Môi trường bên ngoài................................................114
4.3. Kết quả phân tích thống kê các biến phụ thuộc......................................115
4.3.1. Giá trị gia tăng về kinh tế....................................................................115
4.3.2. Giá trị gia tăng về kiến thức................................................................115
4.3.3. Giá trị gia tăng trong sản xuất............................................................117
4.4. Kết quả phân tích kiểm định và hồi quy.................................................117
4.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo:.....................................................117
4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)....................................................118
4.4.2.1. Phân tích EFA đối với các biến độc lập..........................................118
4.4.2.2. Phân tích EFA đối với các biến phụ thuộc......................................123
4.4.3. Phân tích tương quan Pearson...........................................................126
4.4.4. Phân tích hồi quy và đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy
........................................................................................................................ 126
4.4.4.1. Mô hình hồi quy.............................................................................126
4.4.4.2. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy.............................127
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP AN NINH THỰC HIỆN THÔNG QUA
TỔNG CỤC HẬU CẦN KỸ THUẬT (BỘ CÔNG AN)....................................133
5.1. Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước và thế giới, cơ hội và thách thức đối
với chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh...................133
5.1.1. Bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội trong nước và thế giới...............133
5.1.2. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động chuyển giao công nghệ trong
lĩnh vực công nghiệp an ninh.......................................................................134
5.1.2.1. Cơ hội.............................................................................................134
5.1.2.2. Thách thức......................................................................................134


viii

5.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng thúc đẩy công nghệ trong lĩnh vực
công nghiệp an ninh.........................................................................................135
5.2.1. Quan điểm và mục tiêu thúc đẩy công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp
an ninh...........................................................................................................135
5.2.1.1. Quan điểm:.....................................................................................135
5.2.1.2. Mục tiêu:........................................................................................135
5.2.2. Định hướng 2030.................................................................................137
5.3. Các giải pháp hoàn thiện và thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong lĩnh
vực công nghiệp an ninh thực hiện qua Tổng cục Hậu cần –Kỹ thuật (Bộ
Công an)............................................................................................................ 138
5.3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô..........................................................................138
5.3.1.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách về chuyển giao công nghệ trong lĩnh
vực công nghiệp an ninh, đảm bảo môi trường chính trị, xã hội ổn định....138
5.3.1.2. Thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và các đơn vị CAND
trong chuyển giao công nghệ......................................................................141
5.3.1.3. Ban hành cơ chế hình thành thị trường công nghiệp an ninh ở trong
nước............................................................................................................144

5.3.1.4. Đổi mới, sắp xếp lại hệ thống các doanh nghiệp an ninh...............146
5.3.1.5. Đảm bảo môi trường chính trị văn hóa xã hội phù hợp và an toàn
cho hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực CNAN......................147
5.3.1.6. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực.........................................148
5.3.1.7. Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại phục vụ nghiên cứu khoa học
công nghệ cao.............................................................................................149
5.3.2. Nhóm giải pháp cấp vi mô...................................................................150
5.3.2.1. Nâng cao năng lực của bên tiếp nhận chuyển giao công nghệ.......150
5.3.2.2. Đa dạng hóa các đối tác chuyển giao............................................151
5.3.2.3. Giải pháp về vốn và phương thức huy động vốn............................151
5.3.2.4. Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực để tiếp
nhận và vận hành công nghệ.......................................................................152
5.3.2.5. Xem xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng CGCN.........................153
5.3.2.7. Đa dạng các công nghệ chuyển giao..............................................155


ix

KẾT LUẬN..........................................................................................................156
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................158
PHỤ LỤC.............................................................................................................169


x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT
1

Từ viết tắt

CAND

Viết đầy đủ
Công an nhân dân

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

BCA

CP
QL
XDCB
KHCN
KHKT
CN
DN
QLNN
KH&ĐT

NSNN
TTTTCH

Bộ Công an
Nghị Định
Chính phủ
Quản lý
Xây dựng cơ bản
Khoa học công nghệ
Khoa học kỹ thuật
Công nghiệp
Doanh nghiệp
Quản lý nhà nước
Kế hoạch và Đầu tư
Ngân sách nhà nước
Trung tâm thông tin chỉ huy


xi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu công nghiệp an ninh.................................................................40
Bảng 2.2. Phân biệt chuyển giao công nghệ dọc và ngang..................................50
Bảng 2.3. Cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệ...56
Bảng 3.1. Mức độ hiện đại trong các hợp đồng CGCN tại Tổng cục IV............93
Bảng 3.2. Thời gian chuyển giao và sản xuất đại trà trong các hợp đồng CGCN
tại Tổng cục IV.......................................................................................................94
Bảng 4.1. Mã hóa các biến...................................................................................104
Bảng 4.2. Thống kê đối tượng khảo sát theo giới tính.......................................105
Bảng 4.3. Thống kê đối tượng khảo sát theo độ tuổi.........................................106

Bảng 4.4. Thống kê đối tượng khảo sát theo trình độ.......................................106
Bảng 4.5. Thống kê đối tượng khảo sát theo thâm niên công tác.....................107
Bảng 4.6. Thống kê đối tượng khảo sát theo vị trí công việc............................107
Bảng 4.7. Thống kê đối tượng khảo sát theo vị trí tham gia trong Dự án.......108
Bảng 4.8. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về đặc điểm công nghệ chuyển
giao........................................................................................................................ 109
Bảng 4.9. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về đặc điểm Bên nhận chuyển giao
............................................................................................................................... 110
Bảng 4.10. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về đặc điểm Bên chuyển giao. .111
Bảng 4.11. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về môi trường chính phủ.........112
Bảng 4.12. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về môi trường giao tiếp............113
Bảng 4.13. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về môi trường bên ngoài..........114
Bảng 4.14. Kết quả đánh giá về giá trị gia tăng kinh tế của DA CGCN trong
lĩnh vực CNAN.....................................................................................................115
Bảng 4.15. Kết quả đánh giá về giá trị gia tăng kiến thức của DA CGCN trong
lĩnh vực CNAN.....................................................................................................116
Bảng 4.16. Kết quả đánh giá về giá trị gia tăng trong sản xuất của DA CGCN
trong lĩnh vực CNAN...........................................................................................117
Bảng 4.17. Thống kê các biến độc lập trước và sau khi chạy kiểm định
Cronbach’s Alpha................................................................................................118


xii

Bảng 4.18. Thống kê các biến phụ thuộc trước và sau khi chạy kiểm định
Cronbach’s Alpha................................................................................................118
Bảng 4.19. Sự thay đổi của các biến sau các lần xoay.......................................119
Bảng 4.20. Phân tích hệ số KMO và Kiểm định Bartlett..................................119
Bảng 4.21. Phân tích Tổng phương sai trích......................................................119
Bảng 4.22. Ma trận xoay các biến độc lập..........................................................120

Bảng 4.23. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett...................................................123
Bảng 4.24. Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc......................................124
Bảng 4.25. Ma trận xoay các biến độc lập..........................................................124
Bảng 4.26. Phân tích tương quan Pearson.........................................................126
Bảng 4.27. Mô hình hồi quy................................................................................127
Bảng 4.28 . Thống kê tóm tắt mô hình...............................................................127
Bảng 4.29. Phân tích ANOVA.............................................................................128


xiii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài Luận án.....................................15
Hình 2.1. Tổng quan về thị trường an ninh: đặc trưng cung và cầu..................36
Hình 2.2. Mô hình năm giai đoạn trong chuyển giao công nghệ quốc tế...........46
Hình 2.3. Các yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công
nghiệp an ninh........................................................................................................64
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an........67
Hình 3.2. Quy trình nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài trong lĩnh vực
công nghiệp an ninh tại Tổng cục IV....................................................................74
Hình 3.3. Số lượng hợp đồng chuyển giao công nghệ theo nhu cầu nội bộ trong
các đơn vị thuộc Tổng cục IV................................................................................80
Hình 3.4. Số lượng hợp đồng CGCN theo nhu cầu nội bộ và theo kênh ủy thác
................................................................................................................................. 81
Hình 3.5. Số lượng hợp đồng CGCN theo hình thức chuyển giao công nghệ tại
Tổng cục IV............................................................................................................82
Hình 3.6. Tỷ lệ chuyển giao công nghệ theo các kênh trực tiếp và gián tiếp năm
2014 và 2017...........................................................................................................83
Hình 3.7. Tỷ trọng trang thiết bị y tế được chuyển giao trong các dự án ODA
và hợp đồng chuyển giao công nghệ tại 4 bệnh viện thuộc Tổng cục IV...........84

Hình 3.8. Sự thay đổi về đối tác chuyển giao công nghệ phục vụ công tác chiến
đấu tại Tổng cục IV...............................................................................................85
Hình 3.9. Đối tượng CGCN tại Tổng cục IV tính theo số hợp đồng chuyển giao
................................................................................................................................. 86
Hình 3.10. Phân bố chi phí CGCN ở các phương thức chuyển giao tính theo tỷ
trọng hợp đồng chuyển giao..................................................................................88
Hình 5.1. Thị trường công nghiệp an ninh tại Việt Nam..................................145


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, năng lực và tiềm lực khoa học của nước ta,
của Bộ công an nói chung và của Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật (Tổng cục IV) nói
riêng đã được nâng cao không ngừng. Hàm lượng công nghệ trong nhiều sản phẩm
đã làm tăng chất lượng và tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ giúp
nâng cao năng lực cạnh tranh của các đơn vị trong và ngoài ngành công an. Đội ngũ
cán bộ khoa học được tạo điều kiện tốt hơn về hạ tầng và trang thiết bị nghiên cứu
thông qua các chương trình đầu tư của nhà nước và của Bộ công an. Hệ thống các tổ
chức khoa học công nghệ được hỗ trợ và tạo điều kiện thuân lợi để chuyển đổi cơ
cấu quản lý sao cho phù hợp với tình hình đặc điểm của từng đơn vị. Thị trường
công nghệ từng bước đã được hình thành, thúc đẩy hoạt động ứng dụng và chuyển
giao công nghệ, thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, gắn kết quả
nghiên cứu khoa học với thực tiễn hoạt động của ngành công an.
Để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn mới, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư cho
khoa học công nghệ, khoa học công nghệ cần được phát triển theo hướng coi phát
triển và ứng dụng kết quả chuyển giao công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong

những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ Tổ quốc và giữ
vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Theo quy định chức năng, nhiệm vụ các đơn vị trong Tổng cục Hậu cần-Kỹ
thuật của Bộ Công an một số trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng phải được tiến
hành sản xuất hàng loạt ở trong nước và khái niệm « công nghiệp an ninh » được đặt
ra và được coi là một ngành công nghiệp mũi nhọn, nó có vai trò quan trọng trong
sự phát triển bền vững sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình hiện nay.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp an ninh của chúng ta đang đứng trước nhiều cơ
hội và thách thức lớn hơn bao giờ hết. Nhìn chung, hệ thống các cơ sở nghiên cứu,
sản xuất hiện tại của ngành công nghiệp an ninh có quy mô nhỏ, chưa tương xứng
với yêu cầu phục vụ chiến đấu và xây dựng lực lượng của ngành Công an trong giai
đoạn mới. Các sản phẩm phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí chuyên dùng, công


2
cụ hỗ trợ trang bị cho các đơn vị, địa phương còn rất thiếu về số lượng và chất lượng
chưa cao; cơ sở vật chất, trang thiết bị và trình độ công nghệ của đa số các cơ sở
nghiên cứu, sản xuất có hàm lượng công nghệ cao thấp. Hiện nay, trang bị vật chất
kỹ thuật của ngành công nghiệp an ninh mới đáp ứng được 50% - 60% nhu cầu
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có ngành công nghiệp an ninh lớn mạnh để
phát triển bền vững đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp Bảo
vệ an ninh tổ quốc. Nhiều thương vụ chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt
Nam nhằm phục vụ hoạt động của các lực lượng công an, đảm bảo an ninh kinh tế xã hội của quốc gia. Tuy nhiên, trong các thương vụ này, hầu hết phía Việt Nam
chưa tiếp cận được với các nước sở hữu công nghệ nguồn, kết quả là hạn chế khả
năng hấp thụ và phát triển năng lực công nghệ từ các công nghệ chuyển giao quốc
tế. Vì vậy NCS mạnh dạn nghiên cứu đề tài «Chuyển giao công nghệ trong lĩnh
vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần - Kỹ Thuật (Bộ Công an)», nhằm
mục đích thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ tại Tổng cục Hậu cần - Kỹ
Thuật (Bộ Công An) trong một ngành công nghiệp non trẻ như ngành công nghiệp
an ninh, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo trật tự an toàn xã hội

trong tình hình hiện nay ở Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu :
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là nhằm nghiên cứu luận cứ khoa học và và
đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và thúc đẩy chuyển giao công nghệ quốc tế trong
lĩnh vực công nghiệp an ninh ở Bộ công an.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh là gì? Tại sao cần
chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh?
- Thực trạng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh thực
hiện qua Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an) hiện nay như thế nào?
- Có những nhân tố nào tác động đến chuyển giao công nghệ quốc tế trong
lĩnh vực công nghiệp an ninh?
- Cần thực hiện các giải pháp gì để thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong lĩnh
vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục IV?


3
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm và nhằm đạt được mục tiêu và trả lời
các câu hỏi nghiên cứu, 4 nhiệm vụ cụ thể đã được xác định như sau:
(i) Hệ thống hóa và bổ sung lý luận về chuyển giao công nghệ (xác định nội
hàm, các kênh chuyển giao công nghệ và sự cần thiết phải chuyển giao công nghệ
trong lĩnh vực công nghiệp an ninh)
(ii) Thực trạng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh thực
hiện thông qua Tổng cục IV Bộ Công an
(iii) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ quốc tế trong
lĩnh vực công nghiệp an ninh bằng cách sử dụng bảng câu hỏi điều tra XHH. Phân
tích các yếu tố tác động đến CGCN trong lĩnh vực CNAN
(iv) Cung cấp các khuyến nghị về giải pháp nhằm thúc đẩy CGCN trong lĩnh

vực an ninh tại Tổng cục IV
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu hoạt động chuyển giao công nghệ quốc tế trong lĩnh vực
công nghiệp an ninh được thực hiện qua Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Bộ Công
an).
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: các hoạt động chuyển giao công nghệ của các đơn vị trong và
ngoài Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật thuộc Bộ Công an. Đối với các dự án của các
đơn vị ngoài Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật thuộc Bộ Công an, Luận án chỉ nghiên
cứu các dự án CGCN mà Tổng cục là người được ủy quyền thực hiện nhận chuyển
giao.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu hoạt động chuyển giao công nghệ trong
công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật thuộc Bộ Công an trong
khoảng thời gian từ năm 2009 (thời gian chính thức thành lập Tổng cục Hậu cần kỹ
thuật) đến năm 2017. Trong giai đoạn này, hầu như các hoạt động chuyển giao công
nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh đều được thực hiện thông qua Cục Công
nghiệp an ninh và doanh nghiệp, và Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là cơ quan chủ
quản của Cục. Trong năm 2018, mặc dù về cơ cấu tổ chức, Tổng cục Hậu cần - Kỹ


4
thuật hiện không còn tồn tại, nhưng hoạt động quản lý về công nghiệp an ninh vẫn
thuộc trách nhiệm của Cục Công nghiệp an ninh, do vậy, các kết quả nghiên cứu về
hoạt động chuyển giao công nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Bộ Công
an vẫn có giá trị cả về thực tiễn và lý luận.
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu về chuyển giao công nghệ dưới góc độ của
người tiếp nhận công nghệ hơn là người chuyển giao, bởi vì các đơn vị trong Tổng
cục Hậu cần – Kỹ thuật của Bộ Công an thường đóng vai trò là người tiếp nhận hoặc
đóng vai trò là trung gian tiếp nhận trong hoạt động chuyển giao công nghệ quốc tế.

Bên cạnh đó, do phạm vi về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp
an ninh quá rộng, tác giả chỉ tập trung vào trọng tâm nghiên cứu là phân tích các yếu
tố tác động đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh, được
thực hiện qua đầu mối là Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ công an) trong giai đoạn
từ năm 2009 đến năm 2017. Trên cơ sở đó, đánh giá những yếu tố nào tác động lớn
nhất đến CGCN trong lĩnh vực CNAN, và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thúc
đẩy các hoạt động này trong thời gian tới, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay (từ
năm 2018), cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật đã được thay đổi.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Nguồn dữ liệu:
* Dữ liệu thứ cấp:
Các tài liệu được sử dụng để tham khảo trong Luận án bao gồm: Các số liệu, dữ
liệu thống kê về các dự án tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài của các đơn
vị thuộc Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật – Bộ Công an và các dự án mà Tổng cục thực hiện
dưới sự ủy quyền của các đơn vị ngoài Tổng cục. Số liệu thống kê được lấy trong
khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2017.
Các phân tích và nhận định trong Luận án cũng căn cứ vào các văn bản pháp luật
về công nghiệp an ninh của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, của Bộ Công an
và Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Bộ Công an).
Ngoài ra, tác giả cũng dựa vào các số liệu thống kê, cũng như các luận điểm
nghiên cứu của các báo cáo và tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước về tình hình chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh.
* Dữ liệu sơ cấp


5
Các dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra bằng bảng
câu hỏi. Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi các đơn vị trong Tổng cục Hậu cần - Kỹ
thuật (Bộ Công an), như: các doanh nghiệp, các Viện Nghiên cứu, các bệnh viện và
các cục phục vụ quản lý nhà nước, các đối tác và khách hàng trong và ngoài ngành

lực lượng vũ trang của Tổng cục IV.
- Các thông tin trong bảng hỏi: NCS xây dựng một bảng hỏi nhằm tìm hiểu
hoạt động chuyển giao công nghệ của các đơn vị trong Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật
và các khách hàng của họ là ai, tìm hiểu xem các đơn vị này đã học tập được những
gì, cải tiến và đổi mới công nghệ chuyển giao như thế nào, chi phí của chuyển giao
công nghệ trong các dự án CGCN, năng lực vận hành và năng lực đổi mới công
nghệ chuyển giao, số lượng các dự án CGCN và tỷ lệ vận hành trơn tru, số lượng
các giải pháp, sáng kiến phát triển từ các dự án CGCN.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Nghiên cứu tại bàn (Phương pháp nghiên cứu tài liệu): Để thu thập dữ liệu
thứ cấp, NCS sử dụng phương pháp này để tìm kiếm, tổng hợp từ các nguồn như
sách, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, các báo cáo tổng hợp của Bộ công an, Tổng
cục Hậu cần – Kỹ thuật, các website của các cơ quan ban ngành và các doanh
nghiệp trong ngành cũng như của các tạp chí trong và ngoài nước. Các dữ liệu thu
thập được theo phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá thực trạng
chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần –
Kỹ thuật (nay thuộc quản lý của Cục Công nghiệp an ninh).
- Điều tra khảo sát: NCS sử dụng phương pháp này để thu thập được các dữ
liệu sơ cấp, thu thập các ý kiến đánh giá sâu vào lĩnh vực nghiên cứu.
+ Mẫu nghiên cứu:
Để thực hiện nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra với số mẫu là 300 phiếu,
đối tượng được điều tra là các cá nhân tham gia vào các dự án chuyển giao công
nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh. Số phiếu thu về là 251 phiếu, đạt tỷ lệ
83,67%. Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu theo cụm, theo đó, mỗi đơn vị
tham gia khảo sát được coi là một cụm. Tác giả thực hiện điều tra với 35 đơn vị
trong và ngoài Tổng cục, tương đương với 35 cụm khảo sát. Đối với các cụm có ít


6

dự án chuyển giao công nghệ, tác giả phát phiếu đối với mỗi cụm là 5 - 10 phiếu.
Đối với các đơn vị thường xuyên thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ, số
phiếu phát ra là 20. Như vậy, mẫu khảo sát đã bao quát hầu hết các đối tượng tham
gia hoạt động chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh (được thực
hiện thông qua Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ Công an)).
+ Đối tượng khảo sát: các doanh nghiệp tại Cục H59 (Cục quản lý công
nghiệp an ninh và doanh nghiệp), các viện nghiên cứu, các bệnh viện, các cục phục
vụ quản lý nhà nước và các đơn vị trực thuộc các cục tại Tổng cục Hậu cần - Kỹ
thuật, các khách hàng và đối tác của Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (bao gồm các đơn
vị lực lượng vũ trang trong ngành và ngoài ngành như: công an các đơn vị, địa
phương; hải quan; quân đội). Những người được hỏi là những người đã và đang
tham gia vào các dự án chuyển giao công nghệ an ninh.
+ Thời gian điều tra tiến hành trong 4 tháng, từ tháng 7/2017 đến tháng
11/2017. Kết quả điều tra sau khi đã làm sạch, thu được 251 phiếu có thể sử dụng để
tiến hành chạy phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy bằng phẩn mềm SPSS
20.
* Phương pháp phân tích dữ liệu
Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp định tính: Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, mô tả,
phân tích và tổng hợp để phân tích các dữ liệu thứ cấp, cũng như sử dụng công cụ
phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 20 để tổng hợp, phân tích dữ liệu sơ cấp. Tác giả
sử dụng phương pháp này với các tiêu chí như giá trị dự án, số lượng dự án, số trung
bình, tần suất, tỷ lệ... để mô tả thực trạng chuyển giao công nghệ, và đánh giá kết
quả chuyển giao công nghệ trong công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần – kỹ
thuật. Các đánh giá về thực trạng chuyển giao công nghệ trong công nghiệp an ninh
cũng dựa trên một số các nhận định, báo cáo và tự đánh giá của các đơn vị trong
Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Bộ Công an) thời gian qua.
- Phương pháp định lượng: NCS sử dụng phương pháp kiểm tra độ tin cậy
thang đo (hệ số Cronbach’s alpha), phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA –
Exploratory Factor Analysis), sau đó thực hiện hồi quy đa tuyến tính xem có mối

quan hệ tuyến tính giữa một biến phụ thuộc duy nhất (kết quả chuyển giao công


7
nghệ) và các biến độc lập khác nhau (các yếu tố ảnh hưởng) nhằm ước lượng và
kiểm định các yếu tố tác động đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công
nghiệp an ninh.
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, kết luận, phụ lục, tài liệu
tham khảo, Luận án được kết cấu thành 5 chương như sau:
- Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án
- Chương 2. Tổng quan về Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp
an ninh
- Chương 3. Thực trạng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an
ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật Bộ Công an
- Chương 4. Phân tích các yếu tố tác động tới chuyển giao công nghệ trong lĩnh
vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật Bộ Công an
- Chương 5. Giải pháp hoàn thiện chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công
nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật Bộ Công an.
Cụ thể, Chương 1 trình bày các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên
quan đến Luận án, xác định các khoảng trống nghiên cứu làm cơ sở thực hiện đề tài.
Chương 2 trình bày các cơ sở lý luận về công nghiệp, công nghiệp an ninh,
chuyển giao công nghệ, hiệu quả chuyển giao công nghệ. Đồng thời, Luận án cũng
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công
nghiệp an ninh, đây là cơ sở để phân tích và ứng dụng trong chương 3.
Chương 3 đi sâu vào phân tích thực trạng chuyển giao công nghệ và đánh giá
hoạt động CGCN trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần – Kỹ
thuật (Bộ Công an).
Chương 4 phân tích các yếu tố ảnh hưởng ban đầu, xây dựng các nhân tố khám
phá qua mô hình hồi quy bội, cùng những kiểm định, để xác định nhân tố khám phá

ảnh hưởng chủ yếu đến chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh,
từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp.
Chương 5 đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và thúc đẩy chuyển
giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an ninh tại Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật
(Bộ Công an).


8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
1.1.1 Các nghiên cứu về nội hàm của chuyển giao công nghệ:
Ở nước ngoài khái niệm chuyển giao công nghệ được biết đến từ rất lâu, và
chuyển giao công nghệ được coi như là một trong những mũi nhọn hàng đầu để phát
triển kinh tế. Đã và đang có rất nhiều các công trình nghiên cứu chuyên sâu về
chuyển giao công nghệ trên các nước.
Khi đề cập đến chuyển giao công nghệ, hầu hết các tác giả trên thế giới đều đề
cập đến các khái niệm về công nghệ và chuyển giao công nghệ và các vấn đề liên
quan. Mỗi tác giả lại tiếp cận các thuật ngữ này trên các góc nhìn khác nhau.
Tyhanyi và Roath (2002), Mascus (2003) coi công nghệ là thông tin, do vậy chuyển
giao công nghệ chính là chuyển giao thông tin từ người giao sang người nhận
Hawthome (1971), Galbraith (1972), Pacey (1983) và Goulet (1989), Levin
(1996), Reisman (2006) coi công nghệ là các ứng dụng khoa học, công cụ và ứng
dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề nhất định, do vậy chuyển giao công nghệ
được định nghĩa như là một ứng dụng của công nghệ mới để sử dụng mới hoặc cho
người sử dụng mới (Rodrigues, 1985).
Nhiều tác giả khác lại xem xét công nghệ như một quá trình (Woolgar, 1987;
Methe,1991) hoặc một “vòng cấu trúc” (OECD, 1992). Từ các quan điểm trên, các
lý thuyết về chuyển giao công nghệ đã phát triển các định nghĩa về chuyển giao
công nghệ, trong đó, đề cập đến CGCN như là một quá trình mà theo đó một tổ chức

thông qua một sự đổi mới được thực hiện bởi một tổ chức khác (Roger, 1962), hay
là một quá trình học tập (Shiowattana, 1987), một quy trình kỹ thuật-xã hội hàm ý
việc chuyển giao kỹ năng văn hóa kèm theo sự chuyển động của máy móc, thiết bị
và công cụ (Levin, 1993); quá trình mà theo đó các ý tưởng và lý thuyết di chuyển
từ phòng thí nghiệm đến thị trường (Phillips, 2002); Bất kỳ quá trình nào mà một
bên có thể tiếp cận được các thông tin kỹ thuật của một bên khác và học và hấp thụ
nó thành công vào sản xuất (Mascus, 2003).
Ở góc độ này, NCS tổng hợp, tiếp thu nghiên cứu của các tác giả trước để xác
định khái niệm cũng như phạm vi của công nghệ, phục vụ cho mục đích nghiên cứu


9
của mình.
Về chuyển giao công nghệ quốc tế (ITT): Do ITT liên quan đến chính trị, kinh
tế, thương mại, văn hóa, công nghệ, pháp luật và như vậy, mỗi nhà nghiên cứu đã
nghiên cứu ITT từ một quan điểm khác nhau. Mặc dù 50 năm đã trôi qua bây giờ, lý
thuyết của ITT vẫn chưa hình thành một hệ thống hoàn chỉnh và độc lập (Xu, 2007).
Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên doanh, các
mô hình chuyển giao và phát triển kinh tế. nghiên cứu hiện có thiếu một mối quan
hệ tích hợp giữa lý thuyết khác nhau. Một số lý thuyết ITT là đơn phương và phân
tán (Xu, 2007).
NCS tiếp thu các nghiên cứu trước một cách có chọn lọc để phục vụ cho mục
đích nghiên cứu của mình.
Về phương pháp tiếp cận chuyển giao công nghệ, nhiều tác giả đứng trên góc
độ của người tiếp nhận chuyển giao công nghệ (Li.Q, 2014; Sanjay Kumar et al,
2015; Astrid Szogs, 2010; Rashid Ali Al-Saadi, 2010), song cũng có một số công
trình đứng ở vị trí của người chuyển giao công nghệ để nghiên cứu (Bozeman, 1994;
Geisler và Clements, 1995; Sandelin, 1994; Phillip H. Phan and Donald S. Siegel,
2004 ). Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu dưới góc độ của chuyển giao công
nghệ quốc tế (Xu, 2007; Li.Q, 2014; ), trong khi các công trình khác lại tập trung

vào phân tích chuyển giao công nghệ nội bộ hoặc trong nội địa, chuyển giao kiến
thức từ các phòng thí nghiệm hay trường học đến các doanh nghiệp (Carayannis,
Rogers, Kurihara & Allbritton, 1998; Steffensen, Rogers & Speakman, 1998; Everett
M. Rogers, Jing Yin, Joern Hoffmann, 2000).
Trong Luận án, NCS sẽ tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các tác
giả trên, và đứng ở góc độ của bên tiếp nhận công nghệ để thực hiện các phân tích.
1.1.2. Các nghiên cứu về mô hình chuyển giao công nghệ:
Có một số học giả nước ngoài tiếp cận dưới góc độ mô hình định tính, và từ đó
xây dựng một số mô hình, như Mô hình Behrman và Wallender (1976) đề xuất một
quá trình bảy giai đoạn trong chuyển giao công nghệ quốc tế liên quan đến các tập
đoàn đa quốc gia; Dahlman và Westphal (1981) với mô hình 9 giai đoạn với trọng
tâm tập trung vào sự tham gia chuyển nhượng ở tất cả các giai đoạn của dự án
CGCN. Mô hình của Schlie, Radnor, và Wad: Schlie et al. (1987) đề xuất một mô


10
hình chung đơn giản, phác họa bảy yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch,
thực hiện và thành công cuối cùng của bất kỳ dự án chuyển giao công nghệ nào.
Chantramonklasri (1990) đề xuất một mô hình năm giai đoạn phù hợp cho hoạt động
chuyển giao công nghệ ở các nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ. Mỗi một mô hình
có tính ứng dụng riêng, và cũng có những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, đặc
điểm chung của các mô hình này là chưa có một đánh giá cụ thể về mặt định lượng
để biết được mức độ tác động của các yếu tố đến sự thành công/ hiệu quả của
chuyển giao công nghệ.
Khi xem xét mục đích của chuyển giao công nghệ: nhiều nghiên cứu đánh giá
kết quả chuyển giao công nghệ và các yếu tố ảnh hưởng (Li.Q, 2014; Sanjay Kumar
et al, 2015; Astrid Szogs, 2010; Rashid Ali Al-Saadi, 2010)., trong khi các nghiên
cứu khác lại tập trung vào năng lực công nghệ hoặc đổi mới công nghệ (Tang Ming
Feng, 2009; Jean-francois Eck, 2011), khả năng hấp thụ công nghệ (Reddy and
Zhao, 1990); Cohen and Levinthen, 1990 ; Gibson and Smilor, 1991; Keller, 2004;

Gopalakrishnan and Santoro, 2004; Santoro and Bierly, 2006; Arvanitis and Woerter,
2009; Kneller và cộng sự, 2010).
NCS dựa trên các mô hình của Schlie và cộng sự và phân tích của một số tác
giả khác như Li.Q để xây dựng mô hình nghiên cứu của mình trên cơ sở phân tích
định lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chuyển giao công nghệ
trong lĩnh vực công nghiệp an ninh, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.
Các nghiên cứu trên hoặc chỉ đánh giá ở góc độ hiệu quả, hoặc đánh giá các tác
động đến hiệu quả. Trong Luận án, NCS thực hiện đánh giá ở cả hiệu quả (với chỉ
tiêu hiệu quả được đo bởi các chỉ tiêu khác nhau) và đánh giá các yếu tố tác động
ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển giao công nghệ.
1.1.3. Các nghiên cứu về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp an
ninh
Về công nghiệp an ninh, không có nhiều nghiên cứu về ngành công nghiệp mới
này, một số tác giả nổi bật trong lĩnh vực này bao gồm ASIS Foundation, 2013;
Vincent Boulanin, 2012; Ecorys research and Consulting, 2009; Martí Sempere, C.,
2010. Tuy nhiên, các nghiên cứu này thường hoặc đứng dưới góc độ của ngành công
nghiệp quốc phòng, hoặc đứng dưới góc độ của công nghiệp an ninh chung (bao


×