Tải bản đầy đủ (.doc) (287 trang)

Án lệ hình sự ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 287 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THANH MẬN

ÁN LỆ HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 9.38.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS. Trần Văn Độ

Hà Nội, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số
liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Luận
án không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NCS Nguyễn Thanh Mận


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1


Chƣơng 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VỀ ÁN LỆ HÌNH SỰ..........11
1.1. Tình hình nghiên cứu....................................................................................11
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu.................................................................33
1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.............................................. 36
Chƣơng 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁN LỆ HÌNH SỰ, XÂY
DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ HÌNH SỰ........................................................ 40
2.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm và vai trò của án lệ hình sự.........................40
2.2. Khái niệm, đặc điểm và những nguyên tắc xây dựng án lệ hình sự.............53
2.3. Khái niệm, đặc điểm và các nguyên tắc áp dụng án lệ hình sự....................64
Chƣơng 3. THỰC TIỄN XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ HÌNH SỰ Ở
VIỆT NAM.........................................................................................................78
3.1. Thực tiễn xây dựng và áp dụng án lệ hình sự...............................................78
3.2. Đánh giá thực tiễn xây dựng và áp dụng án lệ hình sự...............................102
Chƣơng 4. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG XÂY
DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM.............................121
4.1. Yêu cầu xây dựng, phát triển án lệ hình sự................................................ 121
4.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng xây dựng, áp dụng án lệ hình sự........127
KẾT LUẬN.......................................................................................................148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 152


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ALHS

Án lệ hình sự

BLHS

Bộ luật hình sự


BLDS

Bộ luật Dân sự

BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự
BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự
TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC Tòa án nhân dân Tối cao
XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Án lệ chính thức đƣợc thừa nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam là
bƣớc ngoặc lớn, đánh dấu sự đột phá trong quá trình cải cách tƣ pháp. Từ những
định hƣớng về cải cách tƣ pháp trong các Nghị quyết của Đảng, những quy định
của Hiến pháp và pháp luật, TANDTC đã và đang tích cực xây dựng các đề án,
triển khai thực hiện một cách khẩn trƣơng, quyết liệt, cho ra đời những án lệ nói
chung, án lệ hình sự nói riêng, phục vụ cải cách tƣ pháp, nhằm thực hiện tốt hơn
nhiệm vụ bảo vệ công lý, hƣớng tới xây dựng Tòa án thân thiện, gần dân, là chỗ
dựa tin cậy của nhân dân và xã hội trong giai đoạn mới.
Thứ nhất, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân
và vì dân là một trong những nhiệm vụ ƣu tiên hàng đầu trong nội dung cải cách tƣ
pháp ở Việt Nam hiện nay. Việc quản lý nhà nƣớc và xã hội bằng pháp luật chỉ là

một yếu tố cần nhƣng chƣa đủ của một nhà nƣớc pháp quyền. Nhà nƣớc pháp
quyền đòi hỏi pháp luật phải đƣợc áp dụng một cách thống nhất. Việc Tòa án áp
dụng thống nhất pháp luật thể hiện ở những vụ án giống nhau thì phải đƣợc xử nhƣ
nhau. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị Về xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
(Nghị quyết số 48) nhấn mạnh: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ,
thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế
xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp
phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế,
xây dựng Nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con ngƣời, quyền tự
do, dân chủ của công dân, góp phần đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc công nghiệp theo
hƣớng hiện đại vào năm 2020.

1


Để thực hiện nhiệm vụ trên, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005
của Bộ Chính trị Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết số
49), đã khẳng định: Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm
xét xử, hƣớng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám
đốc thẩm và tái thẩm. Đây là một sự chuyển biến lớn về đƣờng lối. Việc thừa
nhận và áp dụng án lệ chính là phƣơng thức hiệu quả để khắc phục các khiếm
khuyết của pháp luật, đảm bảo việc áp dụng thống nhất trong xét xử, tạo tính ổn
định, minh bạch và tiên liệu đƣợc trong các phán quyết của Tòa án.
Án lệ nói chung, án lệ hình sự nói riêng từ lâu đã trở nên rất phổ biến và
vƣợt ra khỏi biên giới của truyền thống thông luật, trở thành nguồn pháp luật của
nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới. Đó là kết quả tất yếu của quá trình toàn
cầu hóa, hội nhập, hợp tác diễn ra mạnh mẽ trong đời sống kinh tế, chính trị và

pháp luật của thế giới hiện đại. Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng, các vấn đề về quan hệ tranh chấp, phát sinh trong hoạt động kinh
tế, các loại hình tội phạm ở Việt Nam có xu hƣớng diễn biến phức tạp hơn với
nhiều hình thức tinh vi hơn. Luật thành văn đã dần bộc lộ những lỗ hổng cần
phải đƣợc bổ sung và hoàn thiện. Quán triệt sâu sắc quan điểm trong Nghị quyết
số 48 và Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị là một yêu cầu cấp thiết. Thừa nhận
và áp dụng án lệ là phù hợp với Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó,
theo quy định thì Hội đồng Thẩm phán TANDTC có trách nhiệm hƣớng dẫn các
Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, có thể thực hiện thông qua việc ban hành
Nghị quyết hƣớng dẫn áp dụng pháp luật và cũng có thể thông qua tuyển chọn,
công bố án lệ.
Thứ hai, thực tiễn áp dụng pháp luật thành văn trong xét xử các vụ án hình
sự ở Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nhƣng vẫn tồn tại những vƣớng mắc chƣa
đƣợc giải quyết. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới là thừa nhận án lệ,
nhằm giải quyết những vƣớng mắc trong hoạt động xét xử mà luật thành văn
chƣa rõ ràng hoặc chƣa có quy phạm điều chỉnh. Án lệ đã và đang trở nên phổ
biến, góp phần khắc phục những lỗ hổng của luật thành văn. Chẳng hạn, đối với

2


các nƣớc theo hệ thống pháp luật Common law (Thông luật), đại diện là Anh và
Mỹ. Án lệ ra đời từ thế kỷ thứ X, quốc gia đặt nền tảng cho sự ra đời của án lệ là
Anh quốc. Mặc dù án lệ xuất hiện sớm nhƣng hình thức án lệ của nƣớc Anh đã
thể hiện đƣợc giá trị nhất định so với các loại nguồn khác nhƣ: Án lệ mang tính
thực tiễn cao; án lệ có khả năng khắc phục những lỗ hổng pháp luật một cách
nhanh chóng và kịp thời; án lệ thể hiện tính khách quan và công bằng. Do đó,
trong hệ thống pháp luật Common law, án lệ đƣợc coi là một trong những nguồn
luật áp dụng bắt buộc. Với giá trị nêu trên, án lệ nhanh chóng đƣợc thừa nhận và
áp dụng ở các hệ thống pháp luật khác trên thế giới nhƣ: Án lệ ở hệ thống pháp

luật Cilvil law (châu Âu lục địa), án lệ ở các nƣớc Bắc Âu, án lệ ở các quốc gia
Đông Á nhƣ Nhật Bản… Riêng đối với lĩnh vực hình sự, các hệ thống pháp luật
kể trên đều thừa nhận án lệ là nguồn của luật hình sự. Án lệ hình sự góp phần bổ
sung, khắc phục những lỗ hổng của luật thành văn hoặc giải quyết những vụ án
có hành vi, tình tiết chƣa thống nhất, còn có nhiều cách hiểu khác nhau.
Trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay, nhiều vụ án
có cùng hành vi, tình tiết tƣơng tự nhau nhƣng còn tồn tại cách hiểu khác nhau,
dẫn đến việc áp dụng pháp luật chƣa thống nhất, đƣa đến hệ quả xét xử là khác
nhau. Thực tiễn đó đặt ra nhu cầu áp dụng án lệ để giải quyết các vụ án hình sự
là một yêu cầu tất yếu khách quan. Do đó, việc nghiên cứu án lệ hình sự và hiểu
thấu đáo về cách thức, quy trình xây dựng và áp dụng án lệ hình sự là một công
việc cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đây là lý do quan trọng để
nghiên cứu sinh nghiên cứu đề tài “Án lệ hình sự ở Việt Nam hiện nay” nhằm
tìm kiếm những giải pháp bứt phá, góp phần xây dựng và áp dụng án lệ trong xét
xử các vụ án hình sự một cách hiệu quả.
Thứ ba, hiện nay, việc lựa chọn, công bố và áp dụng theo Nghị quyết số
03/2015/NQ-HĐTP, Về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ. (sau đây
gọi tắt là Nghị quyết 03). Việc xây dựng và áp dụng án lệ hình sự cũng tuân theo
quy trình nay. Với quy trình trên, TANDTC đã ban hành đƣợc 04 án lệ hình sự
(sau đây gọi là ALHS), trong đó 01 ALHS đã có hiệu lực pháp luật, 03 ALHS sẽ

3


có hiệu lực từ ngày 03/12/2018. Kết quả này đã khẳng định chủ trƣơng đúng đắn
của Đảng, Nhà nƣớc và nỗ lực, quyết tâm cao của lãnh đạo hệ thống Tòa án.
Tuy nhiên, số lƣợng án lệ hình sự hiện nay còn quá ít. Nguyên nhân chính
là do quá trình xây dựng, quy trình tuyển chọn hiện chƣa hợp lý, thiếu các tiêu
chí riêng biệt, việc áp dụng cũng chƣa quy định rõ ràng. Nhiều vấn đề, nội dung
liên quan đến án lệ hình sự chƣa đƣợc nghiên cứu, làm rõ. Chẳng hạn nhƣ chƣa

đƣa ra đƣợc khái niệm án lệ hình sự, án lệ hình sự có những đặc điểm gì? Nội
dung, nguyên tắc xây dựng và áp dụng án lệ hình sự là gì? tại sao mới chỉ có 04
án lệ hình sự đƣợc tuyển chọn? Tại sao trong thực tiễn xét xử chƣa có Tòa án
nào áp dụng án lệ hình sự số 01 (ALHS số 1 đã có hiệu lực pháp luật)? làm thế
nào để xây dựng đƣợc nhiều án lệ hình sự, làm thế nào để áp dụng án lệ hình sự
có hiệu quả? Bên cạnh đó án lệ hình sự chƣa đa dạng, chƣa có tính phổ biến, xác
định phạm vi án lệ hình sự còn quá hẹp… Trả lời đƣợc tất cả những câu hỏi trên
sẽ là cơ sở để xây dựng và áp dụng án lệ hình sự một cách hiệu quả hơn.
Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài Án lệ hình sự ở Việt
Nam hiện nay làm luận án tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Luật hình sự.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trƣớc yêu cầu cải cách tƣ pháp và thi hành Hiến pháp năm 2013, xây dựng
và áp dụng án lệ nói chung, án lệ hình sự nói riêng trong xét xử đang là nhiệm vụ
cấp thiết. Bởi, án lệ đƣợc kỳ vọng sẽ khắc phục những khoảng trống của luật thành
văn. Song quyết định và bản án nhƣ thế nào thì trở thành án lệ hình sự, và án lệ
hình sự thì áp dụng nó nhƣ thế nào lại là vấn đề không đơn giản.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng trên, mục đích nghiên cứu của luận án là
làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về khái niệm án lệ, bản chất, đặc điểm của án
lệ hình sự; lý luận về xây dựng và áp dụng án lệ hình sự; thực tiễn xây dựng và
áp dụng án lệ hình sự ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất yêu cầu, giải pháp
nhằm nâng cao chất lƣợng xây dựng và áp dụng án lệ hình sự ở Việt Nam trong
thời gian tới.

4


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu là:

Thứ nhất, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về án lệ hình sự (khái
niệm, bản chất, đặc điểm của án lệ hình sự); lý luận về xây dựng và áp dụng án
lệ hình sự.
Thứ hai, đánh giá những thành tựu và hạn chế và nguyên nhân của những
thành tựu, hạn chế trong thực tiễn xây dựng và áp dụng án lệ hình sự ở Việt Nam.

Thứ ba, đề xuất yêu cầu, giải pháp góp phần nâng cao chất lƣợng xây
dựng và áp dụng án lệ hình sự ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận về án lệ hình sự; lý luận và thực tiễn xây dựng và áp
dụng án lệ hình sự ở Việt Nam, giải pháp nâng cao chất lƣợng xây dựng và áp
dụng án lệ hình sự trong thời gian tới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng và áp dụng án lệ hình sự
ở Việt Nam hiện nay.
- Về thời gian:
Luận án nghiên cứu từ 2005 đến nay (Từ Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày
02/6/2005 của Bộ Chính trị, Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đến nay).

Bên cạnh đó, để đảm bảo tính hệ thống và đạt đƣợc mục đích nghiên cứu,
luận án có đề cập đến một số nội dung về án lệ, án lệ hình sự trƣớc và sau mốc
thời gian nói trên.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nƣớc về
nhà nƣớc, pháp luật, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, về cải cách tƣ pháp, lý luận


5


và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật, pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự,
thể hiện trong quá trình chỉ đạo cải cách tƣ pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà
nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: Phƣơng pháp
hệ thống hóa, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp logic, phƣơng pháp thống
kê hình sự, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp đối chiếu, phƣơng pháp so
sánh, phƣơng pháp chứng minh, phƣơng pháp khảo sát thực tiễn. Ngoài ra, luận
án đƣợc nghiên cứu trên cơ sở các chuyên ngành khoa học pháp lý nhƣ: Lịch sử
pháp luật, lý luận về pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự,
xã hội học pháp luật. Qua đó rút ra những kết luận, đề xuất phù hợp nhằm hoàn
thiện các quy định về xây dựng và áp dụng án lệ hình sự.
Phƣơng pháp hệ thống hóa đƣợc sử dụng trong chƣơng 1 để phân loại và
nghiên cứu nội dung các công trình khoa học trong và ngoài nƣớc.
Phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện chƣơng
2, chƣơng 3 và chƣơng 4 của luận án. Ở chƣơng 2, nghiên cứu sinh phân tích,
xây dựng khái niệm án lệ hình sự, đặc điểm, vai trò, lý luận về xây dựng và áp
dụng án lệ hình sự ở Việt Nam, kinh nghiệm xây dựng và áp dụng án lệ, án lệ
hình sự của các quốc gia trên thế giới. Chƣơng 3 phân tích thực trạng xây dựng
và áp dụng án lệ hình sự, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc và hạn chế, nguyên nhân
của những thành tựu và hạn chế. Chƣơng 4 đề xuất những yêu cầu và giải pháp
nâng cao hiệu quả xây dựng và áp dụng án lệ hình sự phù hợp với tình hình thực
tiễn của Việt Nam.
Phƣơng pháp phân tích chủ yếu dựa trên kết quả đã đƣợc thống kê, tổng
kết. Đây là một phƣơng pháp phổ biến trong nghiên cứu nói chung và nghiên
cứu pháp luật nói riêng, sẽ rất khó cho bất cứ nhà nghiên cứu nào khi nghiên cứu
không sử dụng kết quả nghiên cứu của các công trình trƣớc đó. Nghiên cứu về

án lệ hình sự là một vấn đề rộng có liên quan đến một số hệ thống pháp luật của
rất nhiều nƣớc trên thế giới. Vì vậy, sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu phân tích

6


đánh giá pháp luật dựa trên những nghiên cứu có sẵn để tìm hiểu về án lệ nói
chung, án lệ hình sự nói riêng trong hệ thống pháp luật của mỗi nƣớc thuộc hệ
thống Comon law và hệ thống Civil law là cần thiết. Lý luận về án lệ nói chung,
lý luận về xây dựng án lệ hình sự, áp dụng án lệ hình sự nói riêng là một phần rất
quan trọng của Luận án. Nội dung các chƣơng thứ 2, 3 của luận án đƣợc dựa
trên cơ sở phân tích, giải thích và so sánh các học thuyết lý luận về án lệ, án lệ
hình sự, các án lệ cụ thể, các nguyên tắc áp dụng luật và các quy định pháp luật.
Các quy định pháp luật đƣợc viện dẫn trong luận án là cơ sở pháp lý cho việc
xây dựng, ban hành và áp dụng án lệ trong hệ thống Tòa án nhân dân ở Việt Nam
hiện nay. Khi nghiên cứu, luận án còn sử dụng các án lệ cụ thể, các tình huống
pháp luật. Từ đó, đƣa ra những phân tích, đánh giá thông qua ví dụ cụ thể hƣớng
tới sự thuyết phục cao nhất đối với ngƣời đọc. Việc nghiên cứu các án lệ cụ thể,
tình huống pháp luật phải đƣợc hỗ trợ bởi việc giải thích, phân tích các nội dung
đƣa ra trong luận án theo một xu hƣớng gắn kết phù hợp với nhau.
Phƣơng pháp miêu tả đƣợc sử dụng để miêu tả sơ lƣợc về hệ thống Tòa
án Việt Nam. Trong các đề tài nghiên cứu về án lệ, phƣơng pháp miêu tả không
phải là phƣơng pháp thƣờng xuyên đƣợc sử dụng. Tuy nhiên, trong nội dung
nghiên cứu của luận án, việc sử dụng phƣơng pháp miêu tả là cần thiết nhằm
giới thiệu sơ lƣợc về tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án Việt Nam. Để
hiểu và nắm rõ đƣợc những vấn đề cốt lõi cơ bản của án lệ thì phải hiểu biết về
tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án một hệ thống pháp luật cụ thể, thông
qua đó, thấy rõ đƣợc lý luận và thực tiễn trong hệ thống pháp luật của quốc gia
đó. Ngoài ra, phƣơng pháp miêu tả còn đƣợc sử dụng để giới thiệu về việc công
bố bản án trong hệ thống pháp luật thuộc giới hạn nghiên cứu của đề tài.

Phƣơng pháp so sánh: Thông thƣờng phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng
trong rất nhiều các nghiên cứu pháp luật. Phƣơng pháp so sánh đƣợc áp dụng
khi bàn về khía cạnh lý luận và khía cạnh thực tiễn của các học thuyết về án lệ
trong hệ thống pháp luật của các nƣớc trên thế giới. Phƣơng pháp so sánh áp
dụng trong luận án để hƣớng tới mục đích sau:

7


Một là, nghiên cứu học thuyết án lệ (doctrine of precedent) trong các hệ
thống pháp luật nói trên, phƣơng pháp so sánh sẽ giúp tác giả đƣa ra những
đánh giá tốt hơn về án lệ trong từng hệ thống pháp luật cụ. Án lệ với tƣ cách là
một nguồn luật đƣợc tạo ra bởi các quyết định, bản án của các Thẩm phán. Vì
vậy, những án lệ đƣợc viện dẫn trong luận án, có nội dung không giống nhau,
nhƣng có thể vẫn đƣợc sử dụng so sánh với nhau giữa các hệ thống pháp luật
với điều kiện những án lệ đó phải thích hợp cho ví dụ về thực tiễn sử dụng án lệ
của Tòa án các nƣớc trong việc xây dựng án lệ, áp dụng án lệ hay hủy bỏ án lệ.
Hai là, việc sử dụng phƣơng pháp so sánh trong luận án hƣớng tới mục đích
quan trọng đó là nhằm tìm ra những giải pháp phát triển và sử dụng án lệ nói chung
và án lệ hình sự nói riêng ở Việt Nam hiện nay. Nhiều nội dung nghiên cứu sinh so
sánh những khía cạnh về án lệ của hệ thống pháp luật này với các hệ thống pháp
luật khác. Trong chƣơng 2 của luận án, phƣơng pháp so sánh sử dụng để so sánh lý
luận về án lệ ở một số nƣớc trên thế giới. Trong phần tiếp theo của luận án, phƣơng
pháp so sánh đƣợc sử dụng để so sánh về sự khác nhau trong thực tiễn áp dụng án
lệ giữa pháp luật của các nƣớc với nhau. Từ đó, đi đến kết luận chung về những
nguyên tắc xây dựng và áp dụng án lệ của các nƣớc.

Ba là, trên cơ sở sử dụng phƣơng pháp so sánh, luận án đƣa ra những
kiến nghị để Việt Nam tiếp nhận hợp lý về việc xây dựng và áp dụng án lệ hình
sự của các nƣớc trên thế giới, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả việc xây dựng

và áp dụng án lệ hình sự ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích
tài liệu bản án, quyết định giám đốc thẩm của hệ thống Tòa án nhằm thu thập,
tổng hợp số liệu. Bên cạnh đó nghiên cứu sinh còn sử dụng phƣơng pháp khảo
sát, thống kê, phân tích để nghiên cứu việc triển khai, áp dụng án lệ của các tỉnh,
thành phố trong cả nƣớc để chứng minh cho các luận giải của mình.

8


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, xây dựng khái niệm, phân tích nội hàm, bản chất, đặc điểm của
án lệ hình sự, từ đó đề xuất các tiêu chí để có cơ sở xây dựng ALHS cũng nhƣ đề
xuất tuyển chọn.
Thứ hai, luận án phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc nguyên
tắc xây dựng và áp dụng án lệ hình sự trong hoạt động xét xử, từ đó đề xuất quy
trình tuyển chọn, tính chất bắt buộc trong áp dụng ALHS.
Thứ ba, thông qua việc phân tích thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của
những thành tựu, hạn chế trong xây dựng và áp dụng án lệ hình sự, luận án làm
rõ thực tiễn xây dựng và áp dụng án lệ hình sự ở Việt Nam kể từ khi án lệ hình
sự đầu tiên đƣợc công bố.
Thứ tư, trên cơ sở những yêu cầu đặt ra, luận án mạnh dạn đề xuất những
giải pháp góp phần nâng cao chất lƣợng xây dựng và áp dụng án lệ hình sự ở
Việt Nam trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án khắc phục sự thiếu vắng những công trình khoa học nghiên cứu
về án lệ hình sự ở Việt Nam hiện nay.
Luận án là công trình đầu tiên và duy nhất tại thời điểm hiện nay nghiên
cứu về án lệ hình sự ở Việt Nam, góp phần bổ sung lý luận về án lệ hình sự, lý

luận về xây dựng và áp dụng án lệ hình sự ở Việt Nam.
Luận án xây dựng và làm rõ một số vấn đề lý luận về án lệ hình sự nhƣ:
Xây dựng khái niệm, phân tích nội hàm, bản chất, đặc điểm của án lệ hình sự.
Đồng thời phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc nguyên tắc xây
dựng và áp dụng án lệ hình sự trong hoạt động xét xử.
Những đóng góp trên sẽ góp phần xây dựng và hoàn thiện lý luận về án lệ
hình sự, xây dựng và áp dụng án lệ hình sự ở Việt Nam hiện nay. Là cơ sở để các
nghiên cứu tiếp theo có thể kế thừa và phát triển lý luận về xây dựng và áp dụng

9


án lệ hình sự ở Việt Nam. Mở ra hƣớng nghiên cứu về án lệ hình sự trong các
chế định cụ thể của pháp luật hình sự.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho hệ thống Tòa
án Việt Nam tiếp tục triển khai xây dựng và áp dụng án lệ hình sự.
- Là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về luật, hành nghề
luật…Đặc biệt, các cơ sở đào tạo có thể tham khảo trong việc xây dựng chƣơng
trình, giáo trình đào tạo đại học, đào tạo Nghiệp vụ xét xử.
- Là tài liệu để các cá nhân, tổ chức quan tâm nghiên cứu, gợi mở một số
hƣớng nghiên cứu về án lệ trong các lĩnh vực khác (nghiên cứu án lệ dân sự, án
lệ hành chính…). Đặc biệt có thể mở ra hƣớng nghiên cứu chuyên sâu về án lệ
dân sự đang là yêu cầu cấp bách hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của luận án gồm 04 chƣơng, 10 tiết.
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần
tiếp tục nghiên cứu về án lệ hình sự
Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận về án lệ hình sự, xây dựng và áp dụng

án lệ hình sự
Chƣơng 3: Thực tiễn xây dựng và áp dụng án lệ hình sự ở Việt Nam
Chƣơng 4: Yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lƣợng xây dựng và áp
dụng án lệ hình sự ở Việt Nam

10


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT
RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VỀ ÁN LỆ HÌNH SỰ
Việc nghiên cứu sinh thực hiện tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan
đến đề tài “Án lệ hình sự ở Việt Nam hiện nay” là một phần quan trọng trong quá
trình nghiên cứu Luận án. Mục tiêu chính là khái quát đƣợc tình hình nghiên cứu,
luận giải các vấn đề có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, qua đó thấy đƣợc
những nội dung mà các nhà nghiên cứu đi trƣớc đã làm rõ, chỉ ra khoảng trống
trong lĩnh vực này chƣa đƣợc nghiên cứu, cần đƣợc nghiên cứu làm rõ.

1.1. Tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về khái niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm
của án lệ
Cuốn sách Precedent In law (Tạm dịch: Án lệ trong pháp luật), của Gernald
J.Postema [99, p.p.10 - 15] đã đề cập đến vai trò quan trọng của án lệ trong hệ
thống pháp luật. Án lệ đƣợc ví nhƣ là mạch máu của hệ thống pháp luật “life
blood of a legal system”.
Gernald J.Postema phân tích quan điểm của Thomas Hobbes (1588 1679) (Học giả tiêu biểu của chủ nghĩa pháp luật thực chứng ở Anh) về án lệ.
Gernald J.Postema cho rằng: Mặc dù Hobbes không trực tiếp đề cập đến khái
niệm án lệ nhƣng trong lý luận của ông đã cung cấp những cơ sở nổi bật cho chủ
nghĩa pháp luật thực chứng phân tích lý luận về án lệ. Theo đó, toàn thể pháp

luật là những mệnh lệnh, quyền ban hành pháp luật phụ thuộc vào chủ quyền tối
cao của nhà nƣớc, nhƣng quyền này có thể ủy quyền cho cơ quan xét xử nhờ đó
mà Thẩm phán có quyền ban hành pháp luật và pháp luật này có tính quyền lực.
Khi một trƣờng hợp nào đó chƣa có luật do cơ quan quyền lực ban hành theo sự
đồng thuận chung thì mỗi Thẩm phán sẽ đƣợc phép tạo ra luật trong hoạt động
xét xử những vụ việc cụ thể. Bằng cách này, chính các Thẩm phán đã bắt chƣớc

11


chủ quyền nhà nƣớc. Thẩm phán sáng tạo ra những quy định pháp luật mới
thông qua những lập luận của riêng họ trong những vụ án cụ thể. Luật do Thẩm
phán tạo ra có quyền uy và mệnh lệnh tƣơng tự nhƣ những mệnh lệnh của cơ
quan lập pháp tối cao của nhà nƣớc tạo ra.
Cuốn sách Introduction, quoted by J.A.G. Pacock in The Ancient
Constitution And the Feudal Law (Tạm dịch: Giới thiệu, trích dẫn bởi J.A.G.
Pacock trong Hiến pháp cổ đại và Luật phong kiến) của Sir John Davies [112,
p.p.3-32] đã đề cập đến khái niệm “án lệ”. Án lệ bắt nguồn từ khái niệm thông
luật là gì? Thông luật của nƣớc Anh chỉ là những tập quán chung của Vƣơng
quốc Anh trong đó, luật pháp chứa đựng những qui tắc xử sự chung.
Cuốn sách Institutes, I, Sec.138. quoted by Gerald J.Postema, Some Roots Of
our Nation Of Precedent, In “Precedent In Law” (Tạm dịch: Nguồn gốc của án lệ,
trích trong “án lệ trong pháp luật” của Coke [93] đã cho rằng, không giống nhƣ luật
thành văn, thông luật ở nƣớc Anh là kết quả từ quá trình lập luận của Thẩm phán
trên cơ sở các kinh nghiệm tích lũy từ hoạt động xét xử. Coke đã nhấn mạnh sự
thông thái của các Thẩm phán và nghiên cứu sinh coi họ nhƣ những ngƣời đã xuất
sắc sáng tạo ra pháp luật trong xét xử. Công trình nhấn mạnh: “sự hợp lý là sự sống
của pháp luật” “reason is the life of the law” [93, p.19]

Cuốn sách Commentaries (13


th

ed) on the Law of England (Tạm dịch:

Bình luận về pháp luật của nƣớc Anh) của Blackstone [89, p.p.88-89] đã đề cập
đến những quan điểm chủ đạo về pháp luật. Pháp luật là những nguyên tắc chung
và tập quán chung. Chính những Thẩm phán là những ngƣời có sự hiểu biết sâu
rộng để nhận ra pháp luật là gì. Sự hiểu biết sâu rộng của các Thẩm phán xuất
phát từ tính năng động sáng tạo và những kinh nghiệm xét xử và kinh nghiệm
sống của chính Thẩm phán đó. Công trình nhấn mạnh sự hiểu biết sâu rộng của
Thẩm phán, chính những Thẩm phán đó đã tạo ra pháp luật trong lịch sử của
thông luật. Theo đó, khái niệm truyền thống về án lệ đƣợc hiểu nhƣ sau:
Thứ nhất, án lệ là những quyết định đã đƣợc tuyên bởi Tòa án có thẩm
quyền. Đó chính là những quyết định của Thẩm phán.

12


Thứ hai, án lệ không phải là các quy phạm pháp luật nhƣng án lệ làm
sáng tỏ những câu hỏi về pháp luật. Án lệ đóng vai trò là phƣơng tiện để Thẩm
phán giải quyết vụ việc tƣơng tự xảy ra sau. Thẩm phán có thể dựa vào các án lệ
trƣớc đây để đƣa ra lý do cho quyết định trong vụ việc hiện tại.
Nhƣ vậy, khái niệm truyền thống về án lệ đã đòi hỏi về tính uy quyền của
án lệ nhƣng không giải thích vì sao án lệ có giá trị bắt buộc đối với các vụ việc
nảy sinh sau.
Cuốn sách “Interpreting Precedents” (Tạm dịch: Giải thích các án lệ) của
hai tác giả D.Neil Mac Cormick, Robert S.Summer [94] đã nêu khái niệm án lệ
nhƣ sau: “Án lệ là các quyết định trước được sử dụng làm khuôn mẫu cho các
vụ việc tương tự về sau”. Nghiên cứu sinh cho rằng, đây là khái niệm bao trùm,

khái quát, phù hợp cả truyền thống pháp luật common law và civil law.
Cuốn sách Jurisprudence Theory and context (Tạm dịch: Lý thuyết và
thực tiễn tƣ pháp) của Brian Bix [91, p.p 57 - 60] đã phân tích quan điểm của
Jeremy Bentham (1748 - 1832). Jeremy Bentham là một trong những nhà luật
học đã có đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển của luật thành văn ở nƣớc
Anh. Tính hai mặt trong quan điểm của Bentham thể hiện: Một mặt, Bentham
đòi hỏi việc ban hành pháp luật phải đƣợc thực hiện bởi cơ quan lập pháp. Hình
thức của pháp luật phải là những văn bản quy phạm pháp luật. Bentham cho rằng
vai trò của pháp luật là tạo lập những quy tắc ứng xử sự ổn định của những
nguyên tắc đƣợc thừa nhận công khai. Mặt khác, Bentham còn bày tỏ quan điểm
rất thất vọng vì sự tản mạn thiếu tính hệ thống của thông luật vì nó đƣợc thể hiện
tản mạn thông qua hệ thống những án lệ của Tòa án.
Để làm rõ hơn những quan điểm của trƣờng phái pháp luật thực chứng,
công trình đã đề cập đến quan điểm của H.L.A.Hart (1907 - 1992), ông đƣợc
xem là một trong những đại diện của trƣờng phái pháp luật thực chứng. Hart đã
đƣa ra kết luận rằng, các Thẩm phán phải sử dụng quyền tự mình cân nhắc, để
sáng tạo ra một quy định pháp luật, là một điều không thể tránh khỏi, bởi các quy
định pháp luật thành văn còn chƣa rõ ràng và còn bỏ ngỏ những nội hàm khái

13


niệm của điều luật. Hart cũng cho rằng việc tạo ra pháp luật của cơ quan tƣ pháp
trong một giới hạn vừa phải là một điều tốt, nó tạo ra tính mềm dẻo trong áp
dụng pháp luật.
Cuốn sách The Rule of Precedent (Tạm dịch: Vai trò của án lệ) của
Theodore M.Benditt [113, p.90] đã giải thích lý do tại sao các Thẩm phán lại áp
dụng án lệ trong xét xử. Nếu Thẩm phán ra các quyết định không giống với
quyết định trong án lệ của vụ án tƣơng tự đã đƣợc xét xử thì Thẩm phán đó phải
nêu đƣợc lý do quyết định của mình. Yêu cầu về tính nhất quán trong áp dụng

pháp luật với mỗi chủ thể ra các quyết định phải đƣợc bảo đảm. Tuy nhiên, trong
pháp luật, án lệ đòi hỏi tính thể chế, không chỉ đơn thuần một cá nhân Thẩm
phán. Tính nhất quán trong áp dụng án lệ đòi hỏi Thẩm phán khác phải ra các
quyết định giống nhau khi giải quyết các vụ án có tính chất tƣơng tự nhau. Để
thực hiện tốt yêu cầu trên, cần bảo đảm rất nhiều yếu tố liên quan. Đây cũng là
vấn đề mà Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn nghiên cứu và hoàn thiện.
Cuốn sách Precedent in the Federal Republic of Germany, in “Interpreting
Precedents A Comparative Study” (Tạm dịch: Án lệ của Cộng hòa Liên bang
Đức, trong “giải thích án lệ một nghiên cứu so sánh) của Alexy, Robert and Ralf
Dreier [85] đã trình bày quan điểm của Friedrich Carl von Savigny (1779 - 1861)
về các loại nguồn của pháp luật, trong đó có đề cập tới vai trò hệ thống các quyết
định, phán quyết của Tòa án đã có ảnh hƣởng tới sự phát triển của pháp luật ở
Đức và một số nƣớc Civil law khác trong thế kỷ thứ XIX và XX. Cho đến nay,
quan điểm của Savigny về vai trò của án lệ vẫn còn những giá trị lý luận và thực
tiễn trong việc giải thích về vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật Đức. Trong
cuốn sách nổi tiếng của Savigny “nhiệm vụ trong thời đại của chúng ta với lập
pháp và luật học”, ông đã đƣa ra một hệ thống lý luận trong đó những vấn đề về
án lệ và việc Thẩm phán sáng tạo pháp luật đã đƣợc tranh luận trong một thời
gian dài. Tâm điểm nội dung quan điểm của Savigny về án lệ là: Thứ nhất, pháp
luật có thể đƣợc hình thành bởi sự thừa nhận chung của cả cộng đồng; Thứ hai,
Savigny quan niệm rằng không chỉ có nghị

14


viện (cơ quan lập pháp) mà những Thẩm phán cũng có quyền đại diện cho nhân
dân để tạo ra pháp luật. Để đơn giản hóa luật do Thẩm phán tạo ra từ các án lệ
Savigny gọi là luật thực hành, luật thực tiễn.
Savigny và các học trò của ông theo trƣờng phái lịch sử pháp luật đã
nghiên cứu những vấn đề lý luận về án lệ trong đó, ủng hộ việc Thẩm phán có

quyền sáng tạo pháp luật phù hợp với bối cảnh của Đức trong thế kỷ thứ XIX và
XX. Hệ thống những quan điểm này đã ảnh hƣởng mạnh mẽ tới khoa học Luật
học ở Đức.
Cuốn sách French Legal Method (Tạm dịch: Phƣơng pháp luật của Pháp)
của nhà luật học ngƣời Pháp, Eva Steiner [97, p.76]. Eva Steiner đã xoay quanh
sự tranh luận về việc thừa nhận án lệ ở Pháp. Eva Steiner cho rằng việc tìm hiểu
liệu rằng án lệ ở Pháp có phải là một nguồn luật hay không là một chủ đề không
thể thiếu trong các nghiên cứu luật học, nó đồng nghĩa với các vấn đề đặt ra từ sự
thừa nhận luật đƣợc hình thành trên cơ sở án lệ “case-law” ở Pháp. Thế nào là
mối quan hệ giữa luật do cơ quan lập pháp ban hành và sự sáng tạo luật bởi
Thẩm phán trong hệ thống pháp luật ở Pháp. Eva Steiner đã đặt vấn đề, liệu rằng
có giới hạn nào cho việc Thẩm phán làm luật. Lý luận của Eva Steiner về án lệ
nhấn mạnh ở một số vấn đề nhƣ; Thứ nhất, vị trí của án lệ trong hệ thống pháp
luật Pháp; Thứ hai, yếu tố tạo ra tính thuyết phục của án lệ, mối quan hệ giữa án
lệ và luật thành văn; Thứ ba, tính hợp pháp của án lệ.
Như vậy, theo học thuyết về phân chia quyền lực ở Pháp, xét về khía cạnh
vị trí của án lệ trong pháp luật Pháp, Thẩm phán không có quyền ban hành pháp
luật, nếu Thẩm phán thực hiện quyền này thì đã xâm phạm đến quyền lực của cơ
quan lập pháp.
Eva Steiner cho rằng có một số yếu tố tạo ra mức độ hiệu lực đối với án lệ
nhƣ: Tính thứ bậc của Tòa án đã tuyên bản án; sự tách khỏi hƣớng xét xử các vụ
việc trƣớc đó; sự tuyên bố của nguyên tắc chung áp dụng liên quan đến hàng
loạt các án lệ trƣớc đó đƣợc viện dẫn bởi Tòa án đã đƣa ra quyết định đƣợc coi
là án lệ. Theo Eva Steiner, quan điểm chủ đạo về mối quan hệ giữa án lệ và luật
do cơ

15


quan lập pháp ban hành thì luật do cơ quan lập pháp ban hành sẽ có hiệu lực cao

hơn. Tuy nhiên, chúng ta nên có cái nhìn biện chứng về mối quan hệ này. Hai
dạng nguồn luật này trong hệ thống pháp luật sẽ hỗ trợ nhau trong mỗi lĩnh vực
pháp luật [97, p.76].
Ngoài những quan điểm lý luận của Eva Steiner về án lệ, có một số công
trình ở Pháp đã phân chia án lệ thành hai loại: Án lệ là giải pháp cho một vấn đề
cụ thể và án lệ của việc giải thích pháp luật.
1.1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về tiêu chí, đặc điểm, nguyên tắc xây
dựng và áp dụng án lệ
Bài viết “Chế độ liên quan đến án lệ của Hàn Quốc” của Yoonmin Rah
đƣợc trình bày tại Hội thảo về án lệ đƣợc tổ chức tại Đà Nẵng năm 2015, khẳng
định: Hàn Quốc là một quốc gia thuộc hệ thống luật Châu Âu lục địa. Về nguyên
tắc, luật thành văn là nguồn luật nhƣng ngoài luật thành văn, án lệ có đƣợc coi
là nguồn luật hay không. Điều này có nghĩa là vấn đề án lệ có hiệu lực pháp lý
bắt buộc đối với những vụ án tƣơng tự sau này hay không đang đƣợc bàn luận
theo hƣớng học thuật tại Hàn Quốc.
Về vấn đề án lệ có phải là nguồn luật hay không thì theo bài viết, tại Hàn
Quốc cũng có hai trƣờng phái khác nhau. Thuyết khẳng định cho rằng, án lệ đƣợc
đặt tƣơng đƣơng với thông luật nên có thể coi là nguồn luật. Nhƣng vẫn theo
Thuyết này, có ý kiến lại cho rằng, án lệ tƣơng đƣơng với nguồn luật là do nó có
chức năng hình thành nên luật, bổ sung những điểm còn thiếu sót của luật thành
văn, có ý kiến cho rằng phán quyết của Tòa án cấp dƣới trái với án lệ thì khả năng
bị hủy án sẽ rất cao do vậy án lệ có thể xem là nguồn luật vì có sức ảnh hƣởng
mạnh mẽ đến Tòa án cấp dƣới về mặt thực tế. Thuyết phủ định có quan điểm trái
ngƣợc, họ cho rằng án lệ không phải là nguồn luật là bởi vì, án lệ có hiệu lực bắt
buộc trên thực tế đối với những vụ án tƣơng tự nhƣng nó cũng chỉ là kết quả của
việc áp dụng luật đối với vụ án cụ thể và không thể coi án lệ là luật. Điều 8 Luật tổ
chức Tòa án Hàn Quốc quy định “Nhận định trong xét xử của Tòa án cấp trên sẽ
ràng buộc cấp dƣới đối với vụ án đó”. Điều này có nghĩa án lệ

16



không có hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với các vụ án tƣơng tự và đây cũng là căn
cứ để phủ nhận tính chất nguồn luật của án lệ. Việc có công nhận tính chất nguồn
luật của án lệ hay không là một vấn đề quan trọng. Song cả hai ý kiến đều không có
sự khác biệt ở điểm cho rằng án lệ dù là hình thức nhƣ thế nào chăng nữa đều có
hiệu lực bắt buộc. Ở Hàn Quốc rất khó để coi án lệ có hiệu lực pháp lý bắt buộc
nhƣ luật thành văn. Tuy nhiên trong thực tiễn án lệ, đặc biệt là án lệ của Tòa án tối
cao có hiệu lực bắt buộc mạnh mẽ đối với Tòa án cấp dƣới. Do vậy ở Hàn Quốc,
quan điểm chung của các nhà làm luật là, khi xét xử vụ án tƣơng tự với vụ việc của
án lệ, trƣớc khi áp dụng theo kết luận của án lệ, Thẩm phán phải kiểm tra, xem xét
một cách đầy đủ xem vụ án có cùng phạm trù với vụ việc của án lệ hay không, án lệ
có phù hợp với thực trạng xã hội hiện tại hay không.

Bên cạnh đó, công trình còn nhấn mạnh: Ở Hàn Quốc, phán quyết của tất
cả các Tòa án cũng đƣợc gọi là án lệ. Bản thân phán quyết của vụ án đặc thù nào
đó cũng đƣợc gọi là án lệ, các phán quyết đƣợc tập hợp về các vụ án tƣơng tự
cũng đƣợc gọi là án lệ. Đôi khi chỉ những ý kiến, lập luận mang tính luật pháp
của Tòa án đƣợc đúc rút trong phán quyết cũng đƣợc gọi là án lệ. Thông thƣờng
ở Hàn Quốc thuật ngữ án lệ mang ý nghĩa là những phán quyết của Tòa án tối
cao (cơ quan xét xử cao nhất) của Tòa án Hàn Quốc.
Cuốn sách “Interpreting Precedents - A comparative study” (Tạm dịch
Giải thích các án lệ - nghiên cứu so sánh) của D.Neil Mac Cormick (1997) [94]
đã xây dựng khung lý thuyết cơ bản về án lệ, phân tích thực tiễn xây dựng và áp
dụng án lệ ở một số quốc gia lớn trên thế giới nhƣ: Đức, Phần Lan, Pháp, Italy,
Na Uy, Hà Lan, Tây Ban Nha…Trong đó, đã chỉ ra những tiêu chí, nguyên tắc cơ
bản xây dựng và áp dụng án lệ.
Cuốn sách “Judicial Reasoning and The doctrine of Precedent in Autralia”
(Lập luận tƣ pháp và nguyên tắc án lệ ở Úc) của tác giả Alastair MacAdam và
John Pyke (1998) [86] đã phân tích đặc điểm xây dựng và áp dụng án lệ ở các

nƣớc common law. Trong đó, tập trung vào một số vấn đề nhƣ: Cách thức xác
định và phân biệt giữa phần ratio decidendi (lý do ra quyết định) và phần obiter

17


dictum (lý lẽ nói thêm) trong bản án; Nguyên tắc stare decisis theo thứ bậc hệ
thống Tòa án; Các trƣờng hợp không áp dụng án lệ.
Luận án tiến sĩ Evaluation of the applicability of Common law approaches
to precedent in VietNam (Tạm dịch: Đánh giá khả năng áp dụng án lệ ở hệ thống
pháp luật Common law vào Việt Nam) của Đỗ Thị Mai Hạnh đƣợc hoàn thành
tại Đại học Wollogong Australia (2011) đã phân tích đặc điểm của án lệ ở các
nƣớc common law; Làm rõ các đặc trƣng trong hệ thống pháp luật và hệ thống
Tòa án của Việt Nam. Từ đó, đƣa ra những đánh giá về khả năng áp dụng án lệ
vào Việt Nam.
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về khái niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm
và lịch sử ra đời của án lệ
Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ Triển khai án lệ vào công tác xét
xử của Tòa án Việt Nam của Trƣơng Hòa Bình - Chánh án Tòa án nhân dân Tối
cao (Chủ nhiệm, 2012) đã tập trung nghiên cứu lý luận về việc xây dựng và áp
dụng án lệ, khái quát đặc điểm của án lệ. Công trình khái quát lịch sử ra đời và
áp dụng án lệ của một số nƣớc trên thế giới nhƣ Pháp, Cộng hòa liên bang Đức,
án lệ ở Úc, Anh, Nhật Bản; chỉ ra vai trò của án lệ trong hoạt động xét xử của
Tòa án Nhân dân và thực trạng sử dụng “án lệ” trong công tác xét xử các vụ án
dân sự và hình sự tại Tòa án Việt Nam.
Về cách thức xây dựng và công bố án lệ, công trình đã khái quát ý nghĩa
của việc xây dựng và công bố án lệ, chỉ ra thực trạng ban hành và công bố các
quyết định giám đốc thẩm của Tòa án Nhân dân Tối cao ở Việt Nam trong thời
gian qua. Theo đó, các quy định pháp luật tố tụng Việt Nam thì việc xét xử các

vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thƣơng mại, lao động và hành chính ở Việt
Nam đƣợc tiến hành một cách công khai trừ một số trƣờng hợp ngoại lệ nhất
định. Tuy nhiên, đối với các bản án, quyết định của Tòa án đã đƣợc xét xử thì
pháp luật lại không quy định buộc phải công khai cho toàn bộ mọi ngƣời biết.

18


Công trình nhấn mạnh, ở các nƣớc có nền tƣ pháp phát triển nhƣ Canada,
Pháp, Nhật Bản, Úc, Anh hay Mỹ, bản án, quyết định của Tòa án dù ở cấp xét xử
nào cũng đƣợc đăng tải công khai, mọi ngƣời dân đều có quyền tra cứu, nghiên cứu
và xem xét các phán quyết của Tòa án đã xử thì ở Việt Nam việc công bố công khai
các bản án, quyết định xét xử của Tòa án còn hạn chế. Chỉ có các chủ thể có liên
quan đến việc giải quyết và phán quyết của Tòa án mới đƣợc Tòa án gửi bản án.
Công trình cho rằng, ở Việt Nam chƣa có án lệ nhƣng hình thái ban đầu của
án lệ đã xuất hiện khá lâu, đó là trong các báo cáo tham luận của các Tòa chuyên
trách thuộc Tòa án Nhân dân Tối cao, các báo cáo tổng kết và phƣơng hƣớng hoạt
động của hệ thống Tòa án Nhân dân hàng năm. Trong đó, đều chỉ ra trƣờng hợp sai
sót, thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật, định hƣớng cho các Thẩm phán và
TAND cấp dƣới các ví dụ điển hình để thống nhất áp dụng khi xét xử.

Để thống nhất áp dụng pháp luật, đề tài đã chỉ ra cần phải tổ chức các buổi
tập huấn. Trong các buổi tập huấn này, nhiều vấn đề vƣớng mắc trong thực tiễn
xét xử về cách hiểu và áp dụng pháp luật, về đánh giá chứng cứ, về sự giải thích
pháp luật cũng đƣợc đƣa ra thảo luận, trao đổi nhằm tháo gỡ khó khăn và thống
nhất áp dụng trong hoạt động xét xử trên phạm vi từng tỉnh và quốc gia.
Về thực trạng áp dụng “án lệ” trong xét xử các vụ án hình sự ở Tòa án
Việt Nam, công trình cũng khẳng định Việt Nam chƣa thừa nhận án lệ là một
nguồn của pháp luật nên trong thực tiễn xét xử tại Tòa án còn gặp nhiều khó
khăn, thiếu thống nhất trong việc vận dụng án lệ vào xét xử. Tuy nhiên, với việc

đƣa ra các vụ án điển hình trong báo cáo tổng kết hàng năm, Tòa án Nhân dân
Tối cao đã hƣớng dẫn đƣờng lối xét xử cho các Tòa án cấp dƣới rút kinh
nghiệm và thống nhất.
Bài viết “Về án lệ của Việt Nam hiện nay” của Đặng Quang Phƣơng,
nguyên Phó Chánh án thƣờng trực TANDTC [50], tại Tọa đàm tìm hiểu án lệ
của Nhật bản, đƣợc tổ chức tại trụ sở TANDTC. Tác giả đã nêu khái quát quá
trình nhận thức và áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay. Theo tác giả kể từ khi có
Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lƣợc xây dựng và hoàn

19


thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hƣớng đến năm 2020, xác
định thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đƣờng lối của Đảng, cụ thể hóa quy
định của Hiến pháp. Tiếp theo, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm
2005 Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xác định Tòa án nhân dân tối
cao có nhiệm vụ tổng kết thực tiễn xét xử, hƣớng dẫn áp dụng pháp luật, phát triển
án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Trên cơ sở đó ngày 31 tháng 10 năm 2012
đã ban hành Quyết định số 74/QĐ-TANDTC phê duyệt đề án phát triển án lệ. Đến
ngày 24 tháng 11 năm 2014, Quốc Hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII đã thông qua luật số 62/2014/QH13 “Luật Tổ chức Tòa án nhân dân”.
Theo đó Luật đã ghi nhận “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính
chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ đề các Tòa án nghiên cứu,
áp dụng trong xét xử” (điểm c khoản 2 Điều 22, Luật Tổ chức TAND). Tiếp theo đó
ngày 28 tháng 10 năm 2015, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban
hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP Về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng
án lệ. Sau đó Chánh án Tòa án TANDTC đã ban hành các quyết định số 220/QĐCA ngày 06 tháng 4 năm 2016 và quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17 tháng 10 năm
2016 với 16 án lệ.


Tác giả cũng đã nêu quan điểm cho rằng cần thiết phải thừa nhận án lệ ở
Việt Nam. Theo tác giả, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng đƣợc cải thiện
cả về lƣợng và về chất, tuy nhiên vẫn chƣa thể hoàn thiện ngay đƣợc. Mặc dù,
các văn bản pháp luật đƣợc ban hành càng ngày càng quy định cụ thể hơn, nhiều
đạo luật đã có hiệu lực thi hành, nhƣng nhiều điều luật còn quy định khung hay
còn chung chung cần phải chờ cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản hƣớng
dẫn thi hành. Làm sao để khác phục đƣợc những vấn đề trên? Theo tác giả, án lệ
là phƣơng thức mà nhiều nƣớc trên thế giới đã áp dụng để hƣớng dẫn áp dụng
thống nhất pháp luật, đƣa ra đƣờng lối xét xử thống nhất. Tác giả đã nhận định:
Áp dụng án lệ ở Việt Nam là quy luật tất yếu, khách quan.

20


Bài viết đã khái quát quá trình hình thành và phát triển án lệ ở Việt Nam.
Việt Nam phải xây dựng và áp dụng án lệ nhằm mục tiêu khắc phục những hạn
chế của luật thành văn. Đây là những luận điểm quan trọng, nghiên cứu sinh sẽ
kế thừa trong khi phân tích về vị trí, vai trò của ALHS đối với hoạt động xét xử.
Bài viết “Nhận thức chung về án lệ, tầm quan trọng của án lệ trong công
tác xét xử, khái quát các trƣờng phái án lệ trên thế giới” của Nguyễn Văn Cƣờng
(2009) [11], nhấn mạnh: Việc sử dụng án lệ trong công tác xét xử không còn là
vấn đề mới. Thực tế, việc áp dụng án lệ đã đƣợc thực hiện ở hầu hết các nƣớc
trên thế giới. Ở Việt Nam, mặc dù khái niệm án lệ còn ít đƣợc nhắc đến, nhƣng
án lệ cũng đã đƣợc áp dụng trong thực tiễn xét xử. Về cơ bản, các nƣớc đều dựa
trên những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật dân sự “Civil Law”. Tuy
nhiên, cách sử dụng án lệ ở mỗi nƣớc có những đặc trƣng khác nhau, kể cả
những nƣớc trong cùng một hệ thống cũng có cách vận dụng khá uyển chuyển.
Vai trò của án lệ ngày càng phát triển, kể cả những nƣớc theo hệ thống luật dân
sự “Civil Law”, sự phân chia các hệ thống pháp luật án lệ “Common Law” và
dân sự “Civil Law” ngày càng mang tính tƣơng đối, thậm chí, có nƣớc vừa theo

hệ thống pháp luật án lệ “Common Law” và vừa theo hệ thống luật dân sự “Civil
Law”, nhƣ ở Tây Ban Nha, Mexico. Dần dần, ranh giới sự phân biệt giữa các
nƣớc theo hệ thống Common Law hay theo hệ thống Civil Law sẽ mất đi. Bởi lẽ,
về mặt lý thuyết, nhiều nƣớc không còn thừa nhận án lệ, nhƣng thực tế vẫn sử
dụng án lệ trong thực tiễn xét xử, để lấp những khoảng trống chƣa có văn bản
pháp luật quy định. Điều này, đƣợc lý giải một cách đơn giản, bởi vì nguyên tắc
áp dụng chung đối với bất kỳ một nền tƣ pháp nào, đó là việc áp dụng thống
nhất pháp luật. Nhƣ vậy, việc áp dụng án lệ của các nƣớc trên thế giới đã mang
tính phổ biến và nhằm khỏa lấp những khiếm khuyết mà hệ thống luật thành văn
còn hạn chế trong việc điều chỉnh các quan hệ trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
Bài viết “Vấn đề áp dụng án lệ ở Việt Nam” của Dƣơng Bích Ngọc và
Nguyễn Thị Thủy (2009) đã trình bày khái niệm án lệ. “Án lệ là hệ thống các
quy phạm và nguyên tắc được hình thành và áp dụng bởi các Thẩm phán trong

21


×