Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tìm hiểu 01 vụ việc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.5 KB, 17 trang )

Nhóm 1 – Dân sự 3
Giảng viên: Lê Thị Giang

Mục lục

1


Nhóm 1 – Dân sự 3
Giảng viên: Lê Thị Giang

1. SƯU TẦM BẢN ÁN - ĐỀ 06:
Tìm hiểu 01 vụ việc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích
thích gây ra.

Bản án số 32/2008/HSPT - Ngày 22/08/2008 của TAND tp. Hà Nội
TÒA ÁN NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________

__________________________

Bản án số: 32/2008/HSPT
Ngày: 22.08.2008
________



NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Với thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà:

Ông Nguyễn Quốc Thành

Các Thẩm phán

Ông Nguyễn Danh Hướng

:

Bà Đào Thị Thu Hạnh
Thư ký Toà án ghi biên bản phiên toà:

Bà Phạm Thị Thu Hằng
Cán bộ Toà án nhân dân thành phố Hà
Nội

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành
phố Hà Nội tham gia phiên toà:

Bà Vương Thị Hào - Kiểm sát viên

Ngày 22.08.2008, tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm
vụ án hình sự thụ lý số 395/2008/HSPT ngày 24.07.2008; đối với bị cáo K; do có
kháng cáo của người bị hại Lưu Thị H đối với bản án hình sự sơ thẩm số

129/2008/HSST ngày 13.6.2008 của Toà án nhân dân huyện Đông Anh - thành phố
Hà Nội.
2


Nhóm 1 – Dân sự 3
Giảng viên: Lê Thị Giang
Bị cáo bị kháng cáo:
Họ và tên: K, sinh năm 1962, tại Hà Nội
Thường trú tại: Xóm Thượng, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Trình độ văn hoá: Lớp 10/10
Con ông: Khôi
Con bà: Ngô Thị Thục
Có vợ là Nguyễn Thị Phương (đã ly hôn)
Có 03 con lớn sinh 1989, nhỏ sinh 1994
Theo danh chỉ bản số 154 lập ngày 21.02.2008 tại Công an huyện Đông Anh thì
- 17.7.1978 có 01 tiền sự đã xoá
- 17.8.1981 có 01 tiền án đã xoá
Bị cáo tại ngoại
Vắng mặt
Người tham gia tố tụng khác có kháng cáo hoặc liên quan đến kháng cáo:
Người đại diện hợp pháp của bị cáo: Bà Ngô Thị Thục, sinh 1934
Trú tại: Xóm Thượng, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Vắng mặt
Người bào chữa cho bị cáo: Bà Nguyễn Mai Anh
Luật sư thuộc văn phòng luật sư Mai Anh - thuộc đoàn luật sư thành phố Hà
Nội
Có mặt
Người bị hại: Bà Nguyễn Thị H, sinh 1953

Trú tại: Xóm Thượng, xã Uy Nỗ, huyện Đông anh, thành phố Hà Nội
Có mặt
Người bảo vệ quyền lợi cho người bị hại: Bà Lê Thị Thu Hương
Luật sư văn phòng luật sư Lê Thu Hương, thuộc đoàn luật sư thành phố Hà
Nội
Có mặt

3


Nhóm 1 – Dân sự 3
Giảng viên: Lê Thị Giang
NHẬN THẤY
_____
Theo bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đông Anh và bản án hình
sự sơ thẩm của Toà án nhân dân huyện Đông Anh, Hà Nội thì nội dung vụ án được
tóm tắt nhươ sau:
Khoảng 10 giờ ngày 01.7.2007, sau khi uống rượu ở nhà K cầm theo 01 chai
thuỷ tinh màu vàng nhạt đi bộ ra đường chặn và đẩy đổ nhiều xe máy của khách đi
đường. Khi tới trước cửa quán cà phê “Vân” của bà Nguyễn Thị H ở đường Cao Lỗ
thuộc xóm Thượng, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh. Thấy có chiếc xe máy Wave BKS
29U2-1214 của bà Uý dựng trước cửa quán, K đẩy đổ xe máy, rồi dùng chai thuỷ
tinh đang cầm trên tay đập thẳng vào cánh cửa kính thuỷ lực nhà bà H, làm cửa kính
bị rạn nứt trên diện 2,5cm x 2,5cm, chai thuỷ tinh vỡ một phần đáy. Thấy vậy bà H
chạy từ trong nhà ra đứng ở trong nhà và đẩy cửa kính thuỷ lực để ra ngoài ngăn cản
không cho K tiếp tục đập phá. Cửa vừa mở, bà H liền bị K đứng ở bậc thềm cầm vỏ
chai thuỷ tinh vỡ còn lại trên tay đâm trúng cổ bà H gây thương tích, bà H được đưa
vào bệnh viện Đông Anh cấp cứu sau đó chuyển đến viện tai mũi họng Trung ương
điều trị. Bà H bị tổn hại sức khoẻ là 22%. Thiệt hại tài sản cánh cửa kính thuỷ lực bị
vỡ hội đồng định giá kính của bà H, K đập vỡ là 4.120.000 đồng.

Quá trình điều tra, xác định K có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần nên đã trưng cầu
giám định pháp y tâm thần cho K.
Tại bản giám định pháp y tâm thần số 04 ngày 25.01.2008 của Tổ chức giám định
pháp y tâm thần Hà Nội kết luận:
Về y học: K bị bệnh rối loạn tâm thần do rượu, triệu chứng hưng cảm chiếm ưu
thế. Theo bản phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi
được ghi mã F10.55.
Do rượu nhân cách biến đổi, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của K bị
biến đổi một phần:
Bản án hình sự sơ thẩm số 129/2008/HSST ngày 13.6.2008 của Toà án nhân dân
huyện Đông Anh tuyên bố: Bị cáo K phạm tội “Cố ý gây thương tích” và tội “Huỷ
hoại tài sản”.
Áp dụng khoản 2 điều 104; khoản 1 điều 143; điểm n, p khoản 1 điều 46; điều
47; điều 60; điều 50 Bộ luật hình sự.
Xử phạt: K 18 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”, nhưng cho hưởng án treo.
Thời hạn thử thách 36 tháng; 06 (sáu) tháng tù về tội “Huỷ hoại tài sản” nhưng cho
hưởng án treo, thời hạn thử thách 12 tháng.

4


Nhóm 1 – Dân sự 3
Giảng viên: Lê Thị Giang
Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai tội là 24 (hai bốn) tháng
tù nhưng cho hưởng án treo, thời hạn thử thách là 48 tháng kể từ ngày tuyên án.
Áp dụng điều 609, buộc bị cáo và người đại diện hợp pháp của bị cáo phải bồi
thường thương tích cho bà Nguyễn Thị H 16.446.000 đồng.
Ngoài ra bản án còn quyết định xử lý vật chứng, tiền án phí và giành quyền
kháng cáo theo luật định.
Ngày 24.6.2008 người bị hại bà Nguyễn Thị H gửi đơn kháng cáo đề nghị tăng

hình phạt đối với bị cáo và không cho bị cáo hưởng án treo và đề nghị tăng tiền bồi
thường thiệt hại về sức khoẻ.
Tại phiên toà phúc thẩm hôm nay, người bị hại vẫn giữ yêu cầu kháng cáo và
xuất trình thêm 02 hoá đơn mua thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị vết thương ở
cổ người bị hại.
Bị cáo K có đơn đề nghị xin xử vắng mặt tại phiên toà phúc thẩm.
Luật sư bào chữa cho bị cáo đề nghị: Bị cáo phạm tội khi bị bệnh rối loạn tâm
thần do rượu. Hoàn cảnh gia đình: Bố bị cáo bị liệt, mẹ ốm yếu, vợ đã ly hôn, bản
thân bị cáo đang phải nuôi 02 con còn nhỏ. Đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên án
sơ thẩm về phần hình phạt và sửa một phần về bồi thương thiệt hại, về sức khoẻ.
Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại đề nghị: Xem xét quá
trình điều tra bị cáo có hành vi gây rối trật tự công cộng nhưng chưa được xem xét
xử lý. Bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đông Anh phần kết luận K
phạm 2 tội, nhưng phần quyết định chỉ nêu có 01 tội. Tình tiết bị cáo có tính chất
côn đồ, gây cố tật nhẹ cho nạn nhân không được cấp sơ thẩm xem xét. Mức hình
phạt đối với bị cáo K là quá nhẹ không tương xứng với hành vi, tính chất phạm tội
của bị cáo. Đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự, huỷ
bản án sơ thẩm để xử lý K về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Về phần dân sự:
Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét về tiên thuốc, tiền viện phí, tiền mất thu nhập,
tiền người phục vụ 03 tháng, tiền bị tổn thất về tinh thần đối với người bị hại.
Đại diện Viện kiểm sát kết luận:
Về hình thức: Chấp nhận đơn kháng cáo của người bị hại gửi trong hạn luật định
là hợp lệ.
Về nội dung: Sau khi nêu phân tích chứng cứ, nhận định án sơ thẩm quyết định
về hình phạt là đúng, mức án quyết định là phù hợp. Đề nghị Hội đồng xét xử giữ
nguyên hình phạt đối với bị cáo.

5



Nhóm 1 – Dân sự 3
Giảng viên: Lê Thị Giang
Phần dân sự: Tại phiên toà phía bị hại xuất trình 02 hoá đơn thuốc mới có chỉ
định của bác sĩ điều trị vết thương ở cổ của người bị hại nên chấp nhận khoản bồi
thường tổn thất về tinh thần chấp nhận 3 - 5 tháng mức lương tối thiểu là 540.000
đồng/ tháng.
Đề nghị Hội đồng xét xử sửa một phần án sơ thẩm về phần dân sự.
Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà phúc thẩm. Căn
cứ vào kết luận tranh luận tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện tài liệu,
chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác.
XÉT THẤY
_____
1. Về hình thức: Đơn kháng cáo của người bị hại gửi trong hạn luật định là hợp
lệ.
2. Về nội dung: Lời nhận tội của bị cáo tại Cơ quan, phù hợp với lời nhận tội của
bị cáo tại phiên toà sơ thẩm, phù hợp với các tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ.
Đủ cơ sở qui kết K phạm tội Cố ý gây thương tích và tội Huỷ hoại tài sản. Toà án
cấp sơ thẩm áp dụng khoản 2 điều 104; khoản 1 điều 143 xử bị cáo về tội Cố ý gây
thương tích và tội Huỷ hoại tài sản là có căn cứ, đúng người, đúng tội.
Xét đơn kháng cáo đề nghị tăng hình phạt không cho hưởng án treo và đề nghị
tăng bồi thường của người bị hại nhận thấy: Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã
hội, bị cáo đã cố ý xâm phạm tổn hại sức khoẻ và quyền sở hữu tài sản của công dân
được Bộ luật hình sự bảo vệ. Do vậy cần có mức hình phạt tù nghiêm khắc đối với bị
cáo.
Tuy nhiên cũng xét: Bị cáo thành khẩn nhận tội, khi phạm tội bị cáo bị bệnh rối
loạn tâm thần do rượu, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi bị biến đổi một
phần. Hoàn cảnh gia đình bị cáo bố bị cáo bị liệt, mẹ ốm yếu không làm được, vợ đã
ly hôn, bản thân bị cáo đang phải nuôi 02 con chưa thành niên.
Từ những phân tích trên, thấy mức hình phạt 18 tháng tù cho hưởng án treo về tội

Cố ý gây thương tích, 06 tháng tù cho hưởng án treo về tội Huỷ hoại tài sản. Tổng
hợp hình phạt 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo thử thách 48 tháng là phù hợp.
Luật sư bào chữa cho bị cáo xuất trình 02 hoá đơn biên lai thu số 2740 và 2739
(ngày 18.8.2008 của Thi hành án dân sự huyện Đông Anh nộp 200.000 đồng tiền bồi
thường, 872.300 đồng tiền án phí hình sự và tiền án phí dân sự và đề nghị cho bị cáo
được áp dụng tình tiết giảm nhẹ đã khắc phục hậu quả. Xét mức tiền nộp không đáng
kể so với khoản tiền bị cáo phải bồi thường nên Hội đồng xét xử không áp dụng
điểm b khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự.
6


Nhóm 1 – Dân sự 3
Giảng viên: Lê Thị Giang
Luật sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại đề nghị áp dụng tình
tiết bị cáo phạm tội có tính chất côn đồ và gây cố tật nhẹ cho nạn nhân. Xét thấy bị
cáo phạm tội khi bị cáo bị bệnh rối loạn tâm thần do rượu, thương tích của ngưòi bị
hại được xác định tổn hại sức khoẻ 22% nên không áp dụng điểm i, điểm b được qui
định tại điều 104 Bộ luật hình sự.
Tại phiên toà hôm nay không có tình tiết gì mới để chấp nhận yêu cầu kháng cáo
của người bị hại về phần hình phạt.
Đối với yêu cầu kháng cáo của người bị hại về phần bồi thường dân sự.
Tại phiên toà bị hại xuất trình 02 hoá đơn mua thuốc điều trị vết thương ở cổ
người bị hại, hoá đơn mua thuốc có sự chỉ định của bác sỹ. Hai hoá đơn mua thuốc
hết số tiền là 432.000 đồng.
Vết thương của bà Nguyễn Thị H ở cổ, có vết sẹo làm ảnh hưởng một phần thẩm
mỹ nên chấp nhận theo yêu cầu của người bị hại khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh
thần cho người bị hại, nhưng cũng chỉ chấp nhận 10 tháng x 540.000 đồng (mức
lương tối thiểu) = 5.400.000 đồng.
Khoản tiền tài sản bị thiệt hại, theo Hội đồng định giá tài sản là 4.120.000 đồng
chứ không phải 4.720.000 đồng như cấp sơ thẩm quyết định.

Vì vậy Hội đồng xét xử sửa một phần bản án sơ thẩm về phần dân sự và chấp
nhận các khoản cụ thể như sau:
- Tiền thuốc, viện phí có hoá đơn: 6.158.000 đồng
- Tiền mất thu nhập 1.500.000 đồng x 3 tháng = 4.500.000 đồng
- Tiền người chăm sóc 1 tháng x 1.500.000 đồng = 1.500.000 đồng
- Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần 10 tháng x 540.000 đồng = 5.400.000 đồng
- Tiền huỷ hoại tài sản 4.120.000 đồng
Tổng cộng các khoản 21.678.000 đồng buộc bị cáo và người đại diện hợp pháp
của bị cáo phải bồi thường cho bà H là phù hợp với điều 42 Bộ luật hình sự và điều
609 Bộ luật dân sự.
Các yêu cầu khác của người bị hại, luật sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người bị hại không phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm nên
không chấp nhận.
Vì các lẽ trên
Căn cứ điểm b khoản 2 điều 248, khoản 3 điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự.

7


Nhóm 1 – Dân sự 3
Giảng viên: Lê Thị Giang
QUYẾT ĐỊNH
_____
1. Sửa một phần bản án sơ thẩm.
Áp dụng khoản 2 điều 104; khoản 1 điều 143; điểm n, p khoản 1, 2 điều 46; điều
47; điều 60; điều 50; điều 42 Bộ luật hình sự. Điều 609 Bộ luật dân sự.
Xử phạt:K 18 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích”, nhưng cho hưởng án
treo, thời hạn thử thách 36 tháng; 06 tháng tù về tội “Huỷ hoại tài sản”, nhưng
cho hưởng án treo, thời hạn thử thách 12 tháng. Tổng hợp hình phạt chung cho
hai tội là 24 (hai bốn) tháng tù, nhưng cho hưởng án treo, thời hạn thử thách 48

tháng kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.
Giao bị cáo K về chính quyền địa phương nơi bị cáo thường trú để giám sát và
giáo dục trong thời gian thử thách của bản án.
Về phần dân sự:
Buộc bị cáo và người đại diện hợp pháp cho bị cáo phải bồi thường thiệt hại cho
bà Nguyễn Thị H 21.678.000 đồng (hai mươi mốt triệu sáu trăm bảy mươi tám nghìn
đồng).
2. Về án phí: Bị cáo không phải chịu án phí phúc thẩm hình sự.
3. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có
hiệu lực pháp luật, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./.
T.MHỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
Đã ký: Nguyễn Quốc Thành
SAO Y BẢN CHÍNH
Hà Nội ngày 12 tháng 01 năm 2009
TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thẩm phán
Nguyễn Đình Hoà

8


Nhóm 1 – Dân sự 3
Giảng viên: Lê Thị Giang

2. BÌNH LUẬN:
1. Dẫn nhập:
Hành vi của bị cáo K là hành vi đồng thời bị truy cứu trách nhiệm hình sự và
trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 1999 và Bộ luật Dân sự 2005.

Tuy nhiên, trong phạm vi môn học, nhóm chỉ quan tâm tới vấn đề bồi thường thiệt
hại về vật chất và sức khỏe, tinh thần do người dùng chất kích thích gây ra được điều
chỉnh bởi Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005.
2. Tình trạng của bị cáo:
Bị cáo K phải bồi thường do đã uống rượu và gây ra thiệt hại cho bà H, theo K.1
- Đ.615 BLDS.
Theo giám định pháp y tâm thần, K bị bệnh rối loạn tâm thần do rượu, khả
năng nhận thức và điểu khiển hành vi bị biến đổi một phần
Như vậy, Hội đồng xét xử khi xét xử xem xét đồng thời hành vi dùng chất
kích thích và việc mất một phần năng lực hành vi.
3. Thiệt hại về vật chất:
Theo K.2- Đ.608 BLDS xác định thiệt hại được bồi thường là do "tài sản bị hủy
hoại hoặc bị hư hỏng" mà cụ thể là cửa kính thủy lực bị rạn nứt trên diện 2,5cm x
2,5cm; chai thủy tinh vỡ một phần đáy được hội đồng định giá 4.120.000
đồng.Trong đó bị hư hỏng "là trường hợp tài sản bị xâm phạm vẫn còn nhưng bị mất
hoặc giảm sút giá trị sử dụng trong tình trạng vẫn có thể khôi phục lại tính năng vốn

9


Nhóm 1 – Dân sự 3
Giảng viên: Lê Thị Giang
1
có của nó thông qua việc sửa chữa" , bị hủy hoại là bị làm cho không còn hình dáng,
công dụng như vốn có đến mức không thể khôi phục hoặc rất tốn kém để khôi phục 2
Việc quy đổi thiệt hại thành tiền nhóm không có bình luận vì đây là vấn đề
phức tạp thuộc chuyên môn của Hội đồng định giá tài sản.
4. Thiệt hại về sức khỏe, tổn thất về tinh thần:
 Theo K.1- Đ.609 BLDS, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
- Căn cứ điểm a): Hội đồng xét xử (HĐXX) chấp nhận khoản tiền thuốc, viện

phí có hóa đơnlà 6.158.000 đồng.
Nhận xét:
• Chi phí hợp lý là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ
của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm
chi phí3 bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu
tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu,chụp Xquang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu...
theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi
dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sĩ;
1 Tr. 457 Giáo trình Luật dân sự - Học viện Tư pháp - NXB. Công an nhân dân năm 2007

2 Theo tinh thần Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần Các tội phạm - Tr.286-287 - NXB. ĐHQGHN năm 2007

3 Điều 4 Mục I Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 về Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS
2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

10


Nhóm 1 – Dân sự 3
Giảng viên: Lê Thị Giang
các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi
phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn,xe đẩy, nạng chống
và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của
cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có)4
• HĐXX chỉ chấp nhận khoản tiền thuốc, viện phí có hóa đơn, vậy các chi
phí khác không có hóa đơn, không được nêu trong bản án sẽ được giải
quyết như thế nào bởi vì kể cả khi bà H chỉ đưa ra thêm 2 hóa đơn tiền
thuốc và không yêu cầu các chi phí khác, thì chi phí hợp lý ở đây vẫn phải
là chi phí thực tế, không nhất định phải có hóa đơn, giấy tờ chứng minh
Như vậy, việc chỉ chấp nhận tiền thuốc, viện phí có hóa đơn là chưa phù hợp

với thực tế khách quan.
- Căn cứ điểm b): Hội đồng xét xử chấp nhận tiền mất thu nhập là 1.500.000
đồng/tháng và trong thời gian 3 tháng.
Nhận xét:
• Mức lương tối thiểu là 540.000/tháng và mức thu nhập do HĐXX chấp
nhận là 1.500.000 đồng/tháng, như vậy thu nhập của người bị hại thu nhập
ổn định5 hoặc thu nhập bình quân 6 (Bà H có quán cà phê "Vân" và chưa rõ
các nguồn thu nhập khác)
• Để xác định thiệt hại thực tế thì cần xác định khoảng thời gian mất, giảm
thu nhập. Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 chỉ nêu "nhân
4 Khoản 1.1 Điều 1 Mục II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006

5,6Điểm a Khoản 1.2 Điều 1 Mục II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006

6

11


Nhóm 1 – Dân sự 3
Giảng viên: Lê Thị Giang
với thời gian điều trị". Thời gian điều trị không nhất thiết chỉ là thời gian ở
bệnh viện. HĐXX chấp nhận 3 tháng nhưng không thấy lý giải về chi tiết 3
tháng.
- Căn cứ điểm c): Hội đồng xét xử chấp nhận tiền người chăm sóc trong thời
hạn 1 tháng với mức tiền 1.500.000 đồng/tháng
Nhận xét:
• Chi phí hợp lý, thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt
hại trong thời gian điều trị quy định tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP
ngày 08/07/2006 điểm a,b- khoản 1.3- điều 1- mục I.

• Trong đề nghị của luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị
hại có nêu ra tiền người phục vụ trong 3 tháng nhưng HĐXX chỉ chấp
nhận 1 tháng và không lý giải vì sao.

 Theo K.2- Đ.609 BLDS thì ngoài các khoản bồi thường theo quy định tại K.1
thì người xâm phạm sức khỏe của người khác còn phải trả một khoản tiền
khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị hại.
- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng
bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau
thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn
bè xa lánh do bị hiểu nhầm... và cần phải được nồi thường một khoản tiền bù
đắp tổn thất mà họ phải chịu7. Việc xác định tổn thất về tinh thần phải dựa vào
7 Điểm b Khoản 1.1 Điều 1 Mục I Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006

12


Nhóm 1 – Dân sự 3
Giảng viên: Lê Thị Giang
mối quan hệ giữa tính chất của thương tích với đặc điểm nhân thân của người
bị hại như độ tuổi, giới tính, vị trí xã hội, nghề nghiệp...
- "Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu
không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do
Nhhà nước quy định": thực tế cho thấy, việc xác định mức bồi thường tổn thất
về tinh thần là rất khó và phụ thuộc nhiều vào ý thức của người xác định.
Chẳng hạn, trong vụ việc này, theo Tòa sơ thẩm mức bồi thường tổn thất về
tinh thần là 3-5 tháng lương tối thiểu. Về phía mình, theo Tòa phúc thẩm: "Vết
thương của bà Nguyễn Thị H ở cổ, có vết sẹo làm ảnh hưởng một phần thẩm
mỹ nên chấp nhận theo yêu cầu của người bị hại khoản tiền bù đắp tổn thất về

tinh thần cho người bị hại, nhưng cũng chỉ chấp nhận 10 tháng x
540.000đồng/tháng (mức lương tối thiểu) = 5.400.000 đồng"
5. Kết luận:
Khi xét xử vụ án "Cố ý gây thương tích và hủy hoại tài sản" của bị cáo K đối
với nạn nhân H về phần dân sự, Tòa án và phải căn cứ vào các quy định của BLDS
2005 và BLTTDS 2004, các hướng dẫn trong Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán
về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thực tế vụ việc đã xảy ra, hoàn cảnh gia
đình, kinh tế và sức khỏe của bị cáo, tình trạng sức khỏe, tinh thần, thu nhập và các
khoản chi phí phải chi trả của người bị hại để đưa ra kết luận cuối cùng nhằm đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại cũng như không làm tồi tệ thêm hoàn
cảnh của bị cáo, đảm bảo nguyên tắc xét xử công bằng trước pháp luật.

13


Nhóm 1 – Dân sự 3
Giảng viên: Lê Thị Giang

3. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:
TÌNH HUỐNG 05:
Ngày 3/5/2012, anh Hùng có vay của chị Lan 200.000.000 đồng với lãi suất
36%/năm. Hai bên thỏa thuận anh Hùng trả lãi hàng tháng cho chị Lan, còn số tiền
gốc thì anh phải trả đủ sau 2 năm. Hết thời hạn vay, anh Hùng chỉ trả cho chị Lan
được số lãi hàng tháng còn số tiền gốc anh không trả được. Ngày 3/12/2014, chị Lan
khởi kiện anh Hùng ra Tòa để yêu cầu anh trả đủ số nợ trên.
Câu hỏi:
Hãy xác định tổng số tiền anh Hùng phải trả cho chị Lan tính đến thời điểm khởi
kiện biết lãi suất cơ bản tại thời điểm giao kết hợp đồng vay là 1%?

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:

Lãi suất cơ bản tại thời điểm giao kết hợp đồng vay là 1%/tháng:
 NHẬN XÉT:
Lãi suất theo thỏa thuận giữa anh Hùng và chị Lan là 36%/năm, tức 3%/tháng,
như vậy là cao hơn 3 lần (300%) so với lãi suất cơ bản và hơn 2 lần so với mức lãi
suất cao nhất mà pháp luật cho phép, đã vi phạm quy định tại K.1- Đ.476 BLDS
2005: "Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của
lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng"
được xem là vi phạm điều cấm của pháp luật.
 Như vậy, trong trường hợp này, Tòa án có thể tuyên bố hợp đồng vay giữa
anh Hùng và chị Lan vô hiệu theo quy định tại Đ.128 BLDS 2005 về
Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo
đức xã hội.
14


Nhóm 1 – Dân sự 3
Giảng viên: Lê Thị Giang
 XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ VÔ HIỆU CỦA HỢP ĐỒNG:
• TRƯỜNG HỢP 1: Hợp đồng vô hiệu toàn bộ.
- Thông thường, trên lý thuyết, các giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp
luật theo Đ.128 BLDS sẽ được xếp vào loại giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối
8

và toàn phần 9.
- Theo K.2- Đ.137 BLDS: "Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục
lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận...". Do hợp đồng
dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự của các bên kể từ thời điểm xác lập cho nên anh Hùng và chị Lan coi như
chưa lập hợp đồng.
 Như vậy, trong trường hợp này, anh Hùng sẽ phải trả lại cho chị Lan số

tiền gốc đã vay là 200.000.000 đồng và chị Lan hoàn trả cho anh Hùng
số lãi hàng tháng đã nhận.
• TRƯỜNG HỢP 2: Hợp đồng vô hiệu từng phần.
Đây là trường hợp thực tế sẽ được chấp nhận nhiều hơn bởi các lí do sau:
- Theo Đ.135 BLDS "Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của
giao dịch vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của
giao dịch"
Đối với hợp đồng vay giữa anh Hùng và chị Lan, theo quy định trên, thì phần lãi
suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản sẽ vô hiệu vì đây là phần đã vi phạm điều cấm
của pháp luật (K.1- Đ.476) và lãi suất được thỏa thuận lại ở mức cao nhất pháp luật
chấp nhận là (1% x 150% = 1,5%/tháng) để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên.
8 Tr.151 Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 1- ĐH Luật HN- NXB Công an nhân dân năm 2011

9 Theo tinh thần của Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991, Đ.15-K.1-Điểm a.
/>
15


Nhóm 1 – Dân sự 3
Giảng viên: Lê Thị Giang
- Mức lãi 36%/năm là do cả 2 bên thỏa thuận (Nguyên nhân vượt quá có thể do
thiếu hiểu biết pháp luật) và anh Hùng là người đã vi phạm thỏa thuận trước
"Hai bên thỏa thuận anh Hùng trả lãi hàng tháng cho chị Lan, còn số tiền gốc
thì anh phải trả đủ sau 2 năm. Hết thời hạn vay, anh Hùng chỉ trả cho chị Lan
được số lãi hàng tháng còn số tiền gốc anh không trả được" dẫn đến tranh
chấp.
- Thực tế hiện nay, khi các tổ chức tín dụng phải huy động vốn với lãi suất cao
thì bắt buộc cũng phải ấn định lãi suất cho vay tương ứng. Những năm vừa
qua, nhiều trường hợp tổ chức tín dụng phải ấn định lãi suất vượt quá 150%
lãi suất cơ bản cho phù hợp với lãi suất huy động 10. Trong Nghị định 96/2014

NĐ-CP ngày 17/10/2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ
và ngân hàng cũng không có quy định về việc xử phạt đối với việc cho vay
vượt quá 150% của lãi suất cơ bản 11.
Theo đó, trong vụ việc mang tính cá nhân giữa anh Hùng và chị Lan, không có lí
do gì để tòa án phải tuyên hợp đồng vô hiệu toàn bộ, gây thiệt hại cho chị Lan.
 Như vậy, trong trường hợp này, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp tối
đa cho các bên, Tòa án nên tuyên bố hợp đồng vay trên vô hiệu từng
phần. Mức lãi suất được ấn định lại bằng mức cao nhất mà pháp luật cho
phép, theo K.1- Đ.476 BLDS, tức là 1,5%/tháng. Khi đó, chị Lan phải trả
lại cho anh Hùng phần tiền lãi vượt quá vượt quá 150% lãi suất cơ bản và
anh Hùng phải trả cho chị Lan tiền gốc đã vay cùng với tiền lãi quá
hạn.

10
/>11
/>
16


Nhóm 1 – Dân sự 3
Giảng viên: Lê Thị Giang
 XÁC ĐỊNH TỔNG SỐ TIỀN ANH HÙNG PHẢI TRẢ CHO CHỊ LAN
TÍNH ĐÊN THỜI ĐIỂM KHỞI KIỆN:
• Công thức chung về tính số tiền phải trả trong trường hợp vay có lãi nhóm
đưa ra: Tổng tiền phải trả = Tiền gốc đã vay + tiền lãi trong hạn + Tiền lãi quá
hạn (Nếu có).
Đề bài cho "Hết thời hạn vay, anh Hùng chỉ trả cho chị Lan được số lãi hàng
tháng còn số tiền gốc anh không trả được" nghĩa là anh Hùng đã đảm bảo về tiền lãi
trong hạn nhưng lại không trả được tiền gốc. Khi đó, khoản nợ quá hạn sẽ phát sinh
trên số tiền gốc 200.000.000 đồng.

• "Hai bên thỏa thuận anh Hùng trả lãi hàng tháng cho chị Lan, còn số tiền gốc
thì anh phải trả đủ sau 2 năm" nghĩa là anh Hùng phải trả đủ số tiền gốc vào
ngày 3/5/2014. Ngày 3/12/2014, chị Lan kiện ra tòa, do đó, thời gian quá hạn
trả nợ của anh Hùng tính đến thời điểm khởi kiện là 7 tháng.
• Theo K.5- Đ.474 BLDS 2005: "Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn
bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc
và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương
ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ" tức là lãi suất nợ quá hạn sẽ tính
theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm giao kết
hợp đồng vay và bằng 1%/tháng.
 Như vậy, tổng số tiền anh Hùng phải trả cho anh Lan tính đến thời điểm
khởi kiện bao gồm tiền gốc và lãi nợ quá hạn được tính như sau:
200.000.000 + (200.000.000 x 1% x 7) = 214.000.000 đồng
KẾT LUẬN: Anh Hùng phải trả cho chị Lan 214.000.000 đồng.
___________________________________

17



×