Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm về danh dự nhân phẩm, uy tín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180 KB, 21 trang )

I ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết luật dân Việt Nam ra đời để bảo vệ cá quan hệ
xã hội mọi sự xâm hại đến các quan hệ xã hội thì pháp luật dân sự đề có các
chế tài để xử phạt. Bồi thường thiệt hại được coi là cơ bả nhất trong chế tai
của luật dân sự. Bồi thường thiệt hại gồm có hai loại là: bồi thường thiệt hại
trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bồi thường thiệt hại
trong hợp đòng thì đã có các điều khoản của hợp đồng quy định còn bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đòng thì hết sức đa dạng phức tạp đòi hỏi pháp
luật phải quy định cụ thể. Việc xác định thiệt hại là hết sức quan trọng trong
các loại thiệt hại thì thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại trong
tình hình xã hội ngày nay là diễn ra hết sức phổ biến diễn biến ngày càng
phức tạp, hơn nũa là giới trẻ ngày nay càng ảnh hưởng mạnh. Vấn đề này đẫ
được pháp luật quy định như thế nào có quy chế sử lý ra sao thì sau đây là
bài tập lớn học kỳ của em xin trình bày về vấn đề này
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm về danh dự
nhân phẩm, uy tín.
a, khái niệm liên quan đế bồi thường thiệt hại về danh dự nhân phẩm, uy
tín:
Vấn đề bồi thường thiệt hại về danh dự nhân phẩm uy tín thuộc về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đòng là một
chế định quan trọng trong bộ luật dân sự. theo quy định tai Điều 281 BLDS
năm 2005 thì một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự
kiện “ gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”. Khoản 1 Điều 604 quy định
“người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản… mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ
phải bồi thường thiệt hại tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng với nghĩa vụ
được quy định tại Điều 281 BLDS “ nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy
định của pháp luật, thì một hoặc nhiều chủ thể ( gọi là người có nghĩa vụ
phải làm một công việc hoặc không làm một công việc vì lợi ích của một


hoặc nhiều chủ thể khác( gọi là người có quyền )
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm
phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm uy tín tài sản, các quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác gây ra thiệt hại phải bồi thường những
thiệt hại mà mình gây ra.
Tóm lại, khái niệm trách nhiệm bồi thương thiệt hại do xâm phạm danh
dụ, nhân phẩm, uy tín được hiểu là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp phát sinh từ hành vi trái pháp luật. Trong đó, người có hành vi
xâm phạm gây thiệt hại, phải bồi thường những thiệt hại mà mình đã gây ra
mà trước đó các bên không hề có quan hệ hợp đông, hoặc tuy có quan hệ hợp
đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ hợp đồng đã kí kết.
Hay nói cách khác, quan hệ hợp đồng không phải là căn cứ thực tiễn nhưng
có thể đưa lại khả năng làm phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại do xâm
phạm danh dự, nhân phâm, uy tín.
b, Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm về
danh dự, nhân phẩm, uy tín
- Có thiệt hại sảy ra:
Thiệt hại là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại Mục đích của trách
nhiệm bồi thường thiệt hại là khôi phục lại tình trạng trước khi xảy ra thiệt
hại. Thiệt hại là sự bị mất hoặc là bị giảm sút những lợi ích vật chất hoặc
tinh thần của một người do sự kiện gây thiệt của người khác, nó còn bao
gồm cả những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
tất cả những thiệt hại này đều được xác định bằng một khoản tiền cụ thể.
Với ý nghĩa pháp lý và xã hội, thì thiệt hại còn ảnh hưởng đến những quan
hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của
các cá nhân. Chính những ý nghĩa này lí giải vì sao thiệt hại lại được coi là
tiền đề quan trọng có tính bắt buộc để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại. Vấn đề thiệt hại sảy ở nhiều loại khác nhau có những thiệt hại không thể
quy về một khoản tiền nhất định như những tổn hải về tinh thần do hành vi
trái pháp luật gây ra vấn đề xâm phạm đến danh dự nhân phẩm, uy tín viiecj

xác định thiệt hại là hết sức phức tạp mà các nhà làm luật cần phải cân nhắc
trong các điều khoản không thể theo ý chí chủ quan mà cần phải dựa vào các
yếu tố khách quan của các nhà làm luật
Giống như cách xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, những
thiệt hại do xâm phạm đến các quyền nhân thân được xác định bao gồm:
“trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt
hại về tinh thần
Theo Điều 307 bộ luật dân sự 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại về
mặt vật chất hay trách nhiệm tài sản được quy định là: : “trách nhiệm bù đắp
tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây
ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập
thực tế bị giản sút”.
Phải có những thiệt hại trên thực tế thì mới có thể xác định được trách nhiệm
bồi thường thiệt hại vấn đề bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy
tín có lúc được công bố trên các phương tiện thông tin đại trúng, nhưng có
thể do yêu cầu của bên bị xâm phạm không muốn người khác biết thêm
được nhưng xâm phạm đó nhưng vấn đề bồi thường thiệt hạ vẫn được tiến
hành bồi thường về vật chất với cả bồi thường thiệt hại về tinh thần như
buộc người đó phải xin lỗi và nhiều hình thức khác. Một thiệt hại xâm phạm
có thể có cả thiệt hại về tài sản cả về tinh thần vấn đề tài sản thì có những
thỏa thuận giữa hai bên hoặc do pháp luật quy định. Theo khoản 3 Điều 307
“người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm tính mạng,
sức khoẻ …bồi thường một khoản tiền cho người bị thiệt hại”. như vậy có
thể nói vấn đề về xác định thiệt hại quy về trách nhiệm và cá chế tài sử phạt
cần phải quy định rõ hơn có những biện pháp để hạn chế vấn đề xâm phạm
danh dự, nhân phẩm, uy tín, thiệt hại về vấn đề này sẽ kéo theo những tổn
hại về vật chất mà đãng lẽ sẽ không sảy ra. Cũng có thể nói đây là do ý chí
chủ quan của các nhà làm luật các vị thẩm phán. Tù những thiệt hại đó mà
vấn đề tinh thần của người bị xâm hại cũng có thể bị giản sút những bồi
thường thiệt hại về nguyên tắc không thể trị giá được bằng tiền theo nguyên

tắc trao đổi giá trị như tài sản bồi thường thiệt hại về tinh thần chỉ mang tính
chất an ủi động viên đối với ngườ bị thiệt hại cũng như một biện pháp giáo
dục nhằm ngăn chặn hành vi trái pháp luật.
- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật :
việc xác định một hành vi trái pháp luật là những hành vi gây thiệt hại trái
với các quy tắc sử xự do pháp luật quy định trái với đạo đức xã hội… Trong
pháp luật thì quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín tài sản
là một quyền tuyệt đối của công dân, tổ chức mọi người đều phải tôn trọng
những quyền đó của các chủ thể khác không được thực hiện bất cứ hành vi
nào “ xâm phạm” đến các quyền thuyệ đối đó. Bởi vậy Điều 604 BLDS quy
định “người nào… mà gây thiệt hại đến… mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường”
Hành vi trái pháp luật theo điều 609 chúng ta có thể hiểu những hành vi:
“xâm phạm tính mạng, sức khoẻ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá
nhân, gây thiệt hại” đều là hành vi trái pháp luật.”. Hành vi gây thiệt hại
thông thường thể hiện dưới dạng hành động chủ thể đã thực hiện hành vi
mà đáng ra không được thực hiện hành vi đó, do ý chí chủ quan của người
gây thiệt hại. Hành vi không trái pháp luật thì sẽ không phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại . Nững hành vi gây thiệt hại do yêu cầu của nghề
nghiệp, hoặc gây thiệt hại theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thì không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
- Có lỗi của người gây thiệt hại:
Điều 604 BLDS quy định “ Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín tài sản cá nhân hoặc chủ
thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”
Khái niệm lỗi hiện nay, nói chung được hiểu trước hết là trạng thái tâm lí
của con người, nhận thức hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó.
Hoạt động tâm lí bên trong của chủ thể có hành vi tái pháp luật bao gồm
nhiều nội dung khác nhau đó là động cơ, là mục đích, là lỗi của chủ thể.

Nhưng đối với trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì được coi lỗi là thước đo
biểu hiện thái độ, mức độ tiêu cực chống đối xã hội của chủ thể. Đây là sự
thừa nhận và tôn trong quyền tự do thực sự của con người, bởi trong điều
kiện khách quan giống nhau mỗi chủ thể đều có thể chọn cho mình những
biện pháp xử xự khác nhau. Từ đó chúng ta có thể thấy, một hành vi gây
thiệt hại cho xã hội sẽ bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa
chọn và quýêt định của chủ thể trong khi chủ thể chủ thể có đủ điều kiện
khách quan và chủ quan để tự lựa chọn và quyết định một xử xự khác phù
hợp với lợi ích của xã hội, nhà nước và các chủ thể khác.
Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây ra thiệt hại,
lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý. Cố ý gây thiệt hại là trường hợp
một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà
vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng mặc cho thiệt
hại sảy ra. Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của
mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ sảy ra
hoặc không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng
cho rằng thiệt hại sẽ không sảy ra hoặc có ngăn chặn được
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung.Trên thực tế,
việc chứng minh có lỗi hay không có lỗi là vấn đề cực kỳ khó khăn, phức
tạp, không phải lúc nào cũng thực hiện được một cách dễ dàng, nhất là trong
những trường hợp nhiều người cùng gây thiệt thiệt hại hay lỗi hỗn hợp giữa
các bên. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, người bị thiệt hại không thể trứng
minh được, nếu buộc họ phải chứng minh sẽ bất lợi cho họ.
Khi nghiên cứu vấn đề lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm
phạm tính mạng, sức khoẻ của cá nhân chúng ta không không thể bỏ qua
quy định làm phát sinh trách nhiệm dân sự nói chung tại khoản 1 điều 302
bộ luật dân sự đó là: “bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ, thì phải chiu trách nhiệm dân sự…”. khái niệm và ý

nghĩa của yếu tố lỗi được hiểu theo quy định này sẽ có hai trạng thái khác
nhau của hành vi có lỗi là:
- lỗi do làm những việc không được làm
- lỗi do không làm những việc phải làm
Do đó khi xem xét đến yếu tố lỗi để xác định trách nhiệm bồi thưòng
chúng ta không chỉ coi lỗi của chủ thể là ở chỗ họ đã gây ra thiệt hại mà còn
phải xét đến cả việc họ đã không ngăn cản để thiệt hại sảy ra.
- Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.
Việc xác định mối tương quan nhân qua là một vấn đề hết sức phức tạp, việc
xem xét nó chỉ có ý nghĩa khi hành vi của con người và hậu quả của hành vi
đó dưới góc độ xã hội. Nếu chúng ta coi hành vi trái pháp luật là nội dung
biểu hiện thứ nhất, hậu quả là nội dung biều hiện thư hai thì nôi dung biểu
hiện thứ ba của yếu tố khách quan là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái
pháp luậ với hậu quả xảy ra. Đây là yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về mặt dân sự nói chung. Xét về mặt lí luận cũng như thực
tiễn thì mối quan hệ nhân qua giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại sảy ra
thì hành vi trái pháp luật là nguyên nhân quyết định làm phát sinh thiệt hại.
Tuy nhiên diễn biến của thiệt hại sảy ra theo chiều hướng nào còn phụ thuộc
vào sự tác động của yếu tố khách quan. Để xác định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác ta cần
đảm bảo cho tính tất yếu khách quan vốn có của quy luật sự việc, hiện
tượng, không thể căn cứ vào sự ngẫu nhiên nào đó.
Tổng kết lại chúng ta thấy 4 yếu tố cơ bản mang tính điều kiện là cơ
sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng sức
khỏe danh dụ nhân phẩm uy tín cũng chính là những yếu tố để xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự nói chung. Chúng có mối quan hệ
gắn bó khăng khít và quan hệ biên chứng với nhau.
b, Các hình thức và mức độ bồi thường thiệt hại
- Hình thức : hình thức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là cách
thức thực hiện nghĩa vụ của bên gây thiệt hại đối với bên bị thiệt hại. Theo

Điều 605 bộ luật dân sự 2005 về nguyên tắc “các bên có thể thoả thuận về
mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiên, bằng hiện vật, hoặc thực
hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác”. như vậy, hình thức bồi thường do
các bên tự thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. đối với những thiệt
hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thì hình thức bồi thường mà
tòa án thường áp dụng là bồi thường bằng tiền do tính chất đặc biệt của loại
thiệt hại này. Bồi thường bằng tiền đây là một hình thức phổ biến trong các
trường hợp bồi thường bằng hiện vật không thể thực hiện được. Đặc biietj
đối với những thiệt hại xâm phạm đến các quyền nhân thân như gây tổn hại
đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín không thể có hiện
vật nào thay thế được do đó tất cả chi phí nhằn cữu chữa phục hồi tính
mạng, sức khỏe danh dự nhân phẩm uy tín của người bị thiệt hại. bồi thường
thiệt hại bằng việc thực hiện một công việc nào đó trong trường hợp này các
bên có quyền lựa chọn một công việc để làm tiền công coi là khoản tiền
tương đương với giá trị tài sản hoặc quyền lợi bị thiệt hại.
- Mức bồi thường thiệt hại: việc áp dụng mức bồi thường thiệt hại cần
phải xem xét từng trường hợp cụ thể: mức độ hành vi lỗi và người bị thiệt
hại, khả năng kinh tế thực tế của người gây thiệt hại. người gây thiệt hại phải
bồi thường toàn bộ thiệt hại do lỗi của mình gây ra, nếu vô ý mà gây thiệt
hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài thì có thể được giảm
mức bồi thường hoặc có thể chỉ phải bồi thường mức thấp hơn so với mức
thiệt hại hoặc người bị thiệt hại cũng có lỗi. Về pháp lý mức bồi thường thiệt
hại trong quá trình giải quyết các tranh chấp về thiệt hại do xâm phạm các
quyền nhân thân của chủ thể đó là việc của tòa án về thời hạn được hưởng
mức bồi thường. đây là một khoảng thời gian mà người bị hại được hưởng
bồi thường do tính mạng sức khỏe danh dự nhân phẩm uy tín bị xâm hại
Các quy định của bộ luật dân sự về các hình thức bồi thường cũng như việc
ấn định thiệt hại vừa mang tính bao quát vừa mang tính chi tiết, xét về cơ
bản đã đảm bảo được quyền lợi người bị thiệt hại và người gây thiệt hại.

Đây được coi là chuẩn mực pháp lý để toà án làm căn cứ giải quyết tranh
chấp dân sự nói chung cũng như việc giải quyết bồi thường thiệt hại do xâm

×