Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết henderson, ông hoàng mưa dưới góc nhìn liên văn hóa (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ HOÀI

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
“ HENDERSON, ÔNG HOÀNG MƯA”
DƯỚI GÓC NHÌN LIÊN VĂN HÓA
Chuyên ngành: Lí luận văn học
số : 60- Select.Pdf
22 01 20
Demo Mã
Version
SDK
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. BỬU NAM

Huế, năm 2014

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả
cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn


Vũ Thị Hoài

Demo Version - Select.Pdf SDK

2


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS.
Bửu Nam – người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình hoàn thành luận văn!
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô Khoa Ngữ văn, cùng
quý thầy cô Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Sư phạm
Huế, đã giảng dạy và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập,
nghiên cứu!
Xin chân thành cảm ơn sự chia sẻ, động viên, giúp đỡ của

Version
Select.Pdf
ngườiDemo
thân, bạn
bè, các- anh
chị KhóaSDK
21 (học tại Đồng Nai) trong
suốt thời gian qua!
Huế, tháng 4 năm 2014
Tác giả

Vũ Thị Hoài


3


MỤC LỤC
Trang phụ bìa ........................................................................................................... i
Lời cam đoan........................................................................................................... ii
Lời cảm ơn .............................................................................................................iii
Mục lục ................................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 7
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 8
3. Đối tượng và phạm vi khảo sát ...................................................................... 11
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 11
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 11
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 12
7. Bố cục luận văn ............................................................................................. 12
NỘI DUNG
CHƯƠNG

1.

THẾ

GIỚI

NHÂN

VẬT

TRONG


TIỂU

THUYẾT

“HENDERSON, ÔNG HOÀNG MƯA” DƯỚI GÓC NHÌN LIÊN VĂN HÓA. 13
1.1. Giới thuyết về văn hóa và liên văn hóa ....................................................... 13
1.1.1. Giới
thuyết
văn hóa-..............................................................................
13
Demo
Version
Select.Pdf SDK
1.1.2. Giới thuyết về liên văn hóa .................................................................. 14
1.2. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết "Henderson, Ông hoàng mưa" dưới góc
nhìn liên văn hóa ............................................................................................... 15
1.2.1. Henderson – nhân vật trung tâm – mẫu tự truyện “anh hùng” thời đại ........ 15
1.2.2. Thế giới nhân vật trong văn hóa Âu – Mỹ hiện đại ............................... 23
1.2.3. Thế giới nhân vật trong văn hóa Châu Phi ............................................ 26
1.2.4. Giải mã những biểu tượng tín ngưỡng tâm linh trong tương tác các nền
văn hóa .......................................................................................................... 31
1.2.5. Thủ pháp nghệ thuật biểu hiện nhân vật ............................................... 35
CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT KẾT CẤU CỐT TRUYỆN, KHÔNG – THỜI
GIAN TRONG TIỂU THUYẾT “HENDERSON, ÔNG HOÀNG MƯA”
DƯỚI GÓC NHÌN LIÊN VĂN HÓA ................................................................. 38
2.1. Nghệ thuật kết cấu cốt truyện trong tiểu thuyết "Henderson, Ông hoàng mưa"
dưới góc nhìn liên văn hóa ................................................................................. 38
2.1.1. Cốt truyện phiêu lưu, bợm nghịch ........................................................ 38
2.1.2. Cốt truyện khai tâm .............................................................................. 42


4


2.1.3. Cốt truyện trưởng thành, giáo dục ........................................................ 45
2.1.4. Sự tổ hợp các kiểu cốt truyện trong kết cấu văn bản ............................. 48
2.2. Kết cấu không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết "Henderson, Ông hoàng
mưa" dưới góc nhìn liên văn hóa ....................................................................... 49
2.2.1. Không gian nước Mỹ tù túng, ngột ngạt ............................................... 49
2.2.2. Không gian châu Phi – không gian kiếm tìm bản ngã ........................... 52
2.3. Các dạng thức thời gian trong tiểu thuyết "Henderson, Ông hoàng mưa" dưới
góc nhìn liên văn hóa ......................................................................................... 56
2.3.1. Thời gian quá khứ – ám ảnh, bế tắc ...................................................... 56
2.3.2. Thời gian hiện tại – thức ngộ, phục sinh ............................................... 59
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
“HENDERSON, ÔNG HOÀNG MƯA” DƯỚI GÓC NHÌN LIÊN VĂN HÓA
.............................................................................................................................. 63
3.1. Người kể chuyện trong tiểu thuyết "Henderson, Ông hoàng mưa" dưới góc
nhìn liên văn hóa ............................................................................................... 63
3.1.1. Người kể chuyện xưng “Tôi” từ thể nghiệm cuộc đời đến trải nghiệm
tâm linh ......................................................................................................... 63
3.1.2. Người kể chuyện với chức năng khám phá thế giới đa văn hóa và tương

- Select.Pdf SDK
tác các Demo
nền văn Version
hóa ........................................................................................
65
3.1.3. Người kể chuyện với chức năng hệ tư tưởng: kiếm tìm, thức ngộ tâm
linh từ nền văn hóa châu Phi nguyên thủy ...................................................... 67

3.2. Điểm nhìn trần thuật trong "Henderson, Ông hoàng mưa" dưới góc nhìn liên
văn hóa .............................................................................................................. 70
3.2.1. Điểm nhìn bên trong của nhân vật “Tôi” và hành trình thức ngộ tâm linh
...................................................................................................................... 71
3.3.2. Di chuyển và phối kết linh hoạt các điểm nhìn trong đối thoại liên văn
hóa ................................................................................................................. 73
3.3. Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết "Henderson, Ông hoàng mưa" dưới góc
nhìn liên văn hóa ............................................................................................... 76
3.3.1. Kiểu trò chơi ngôn ngữ khôi hài, giễu nhại ........................................... 76
3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại, đối thoại triết lý dưới góc nhìn liên văn hóa ......... 79
3.4. Giọng điệu trong tiểu thuyết "Henderson, Ông hoàng mưa” dưới góc nhìn
liên văn hóa ....................................................................................................... 83
3.4.1. Giọng điệu phản tư, chiêm nghiệm ....................................................... 85
3.4.2. Giọng điệu bi – hài kịch ....................................................................... 87
5


3.4.3. Giọng điệu thức ngộ, triết lý................................................................. 90
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 96
PHỤ LỤC

Demo Version - Select.Pdf SDK

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nửa cuối thế kỷ XX nước Mỹ phải gánh chịu những tổn thất nặng nề từ

chiến tranh và suy thoái kinh tế. Xã hội Mỹ bấy giờ không phải là thiên đường sống
nữa mà nó đang bộc lộ những hậu quả và tàn tích nghiêm trọng. Thế hệ công dân
Mỹ lớn lên trong sự khủng hoảng, lo sợ, bất an, mất phương hướng. Thực trạng ấy
đã thôi thúc con người dám nhìn thẳng và thay đổi cuộc sống. Giữa lúc đó nhà văn
Saul Bellow xuất hiện như một tia ánh sáng hứa hẹn một hướng đi mới, tiến bộ và
tương lai tốt đẹp cho thời đại tiếp theo.
Là nhà văn Nga gốc Do Thái với những trải nghiệm sâu sắc từ cuộc đời Saul
Bellow mang lại cho tiểu thuyết thế kỷ XX một hơi thở mới. Người dân Mỹ chờ
đón sự xuất hiện của ông giống như sự trở lại của những nhà thông thái, những tư
tưởng lớn như Melville, Hawthorne và Mark Twain. Và sự thật là sáng tác của ông
có tác động to lớn đến nhận thức của người dân Mỹ nói riêng và nhân dân trên thế
giới nói chung. Tiểu thuyết Saul Bellow là sự phân tích tinh tế nền văn hóa hiện đại,
ở đó nhà văn luôn trăn trở với việc giải quyết những đề tài tổng hợp như: cuộc đấu
tranh con người với chính mình, nhận thức con người trong thế giới hư ảo, mâu
thuẫn giữa hiDemo
vọng và
tuyệt vọng…
Với trí tuệSDK
uyên thâm và tấm lòng nhân đạo sâu
Version
- Select.Pdf
sắc cùng với sự lao động miệt mài Saul Bellow đã cống hiến hết mình cho sự phát
triển của nhân loại. Trải qua gần hai thế kỷ nhưng vẫn còn nguyên đó tính nóng
bỏng, nhân văn trong từng trang viết mà nhà văn muốn gửi đến bạn đọc. Đó cũng là
thông điệp về một thế giới tương lai tốt đẹp, hòa bình, nhân văn và nơi đó giá trị của
mỗi con người, mỗi quốc gia, dân tộc đều được khẳng định.
Vì những đóng góp trên ông đã từng nhận nhiều giải thưởng danh giá của
Mỹ, trên thế giới, nhất là giải thưởng Nobel văn học năm 1976. Nhận xét về nhà
văn, trong báo Văn nghệ trẻ có viết: Nếu tâm hồn là sự thể hiện tinh khiết nhất, rõ
ràng nhất, sống động nhất và sâu sắc nhất của lý trí, thì Bellow đã đem lại cho nền

văn học Mỹ tâm hồn đó [58]. Sự ra đi của Saul Bellow cũng là khép lại một thời kỳ
rực rỡ của văn học Mỹ thế kỷ XX. Tiểu thuyết "Henderson, Ông hoàng mưa" nói
riêng và sự nghiệp sáng tác của Saul Bellow nói chung đã đặt ra những vấn đề có
tính chất trường tồn về con người, văn hóa. Vì ngưỡng mộ tài năng, trí tuệ và tấm
lòng nhân văn nhân đạo của Saul Bellow chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Thế
giới nghệ thuật trong tiểu thuyết “Henderson, Ông hoàng mưa” dưới góc nhìn liên
văn hóa” để nghiên cứu.
7


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu về lý thuyết liên văn hóa
Thuật ngữ liên văn hóa từ khi ra đời đã trở thành khái niệm, phương tiện
quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học, nhất là văn học. Mặc dù được sử dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhưng nội hàm của thuật ngữ vẫn chưa đi đến một
khái niệm thống nhất. Để làm nổi bật được ý nghĩa, cấu tạo và vai trò của thuật ngữ
liên văn hóa người viết xin đi từ nhiều cấp độ, khía cạnh khác nhau để đưa đến cái
nhìn tổng thể, khách quan hơn cho người đọc:
- Từ cấp độ Văn hóa:
Tác giả Nicolas Journet trong bài viết “Đa văn hóa như là một lý thuyết xã
hội hiện đại” chỉ ra rằng đa văn hóa là một hiện tượng xã hội được ứng dụng từ xa
xưa, được sử dụng trong một số lĩnh vực, nhưng về mặt lý thuyết nó chưa được
quan tâm, nghiên cứu. Cho đến những năm đầu của thập niên 60, 70 nó được đưa
vào một nhánh trong thuật ngữ liên văn hóa. Như vậy liên văn hóa đã từng có
nguồn gốc, xuất thân từ thuật ngữ đa văn hóa, và trong xã hội hiện đại ngày nay cả
hai đã trở thành xu hướng quan trọng trong thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa các
vùng văn hóa, các quốc gia, dân tộc.
- Ở lĩnh
vực triết
học trong

bài “Triết SDK
học liên văn hóa” [52], tác giả Choe
Demo
Version
- Select.Pdf
Huyndok đã đưa ra quan điểm mới mẻ, tương đối đầy đủ về liên văn hóa:
+ Liên văn hóa – là mối quan hệ giữa các nền văn hóa
+ Liên văn hóa – đối thoại bình đẳng, dân chủ giữa các nền văn hóa, xóa bỏ
quan niệm về hình thái văn hóa trung tâm và văn hóa ngoại vi.
- Trong lĩnh vực văn học, thuật ngữ liên văn hóa được các tiểu thuyết gia vận
dụng hiệu quả và đạt được nhiều thành tựu nghệ thuật quan trọng. Từ góc độ nghiên
cứu, thuật ngữ liên văn hóa được đề cập trong các công trình sau:
+ PGS.TS Bửu Nam trong công trình Toàn cầu hóa và xu hướng tiểu thuyết
“Liên văn hóa” trong văn học thế giới đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh, đa chức năng
của xu hướng liên văn hóa. Qua các tác phẩm văn học người đọc nhận ra giọng điệu
mới mẻ của các nền văn hóa trong thời đại “rút ngắn khoảng cách địa lý”, thể loại
tiểu thuyết và xu hướng liên văn hóa đã đưa lại thành tựu xuất sắc trong văn học
nghệ thuật.
+ Cũng đi vào khám phá nội hàm của thuật ngữ liên văn hóa còn có các công
trình nghiên cứu khác như: “Sự khám phá Châu Mỹ và tiếp xúc liên văn hóa” trong

8


“Tạp chí văn hóa nghệ thuật” của TS. Phạm Thị Anh Nga, “Giao lưu liên văn hóa
và tiến bộ chung của nền văn minh thế giới” của tác giả Yao Jiehou.
Trên đây là những điểm mục nghiên cứu về liên văn hóa trong “Lịch sử
nghiên cứu vấn đề”. Với những thông tin khiêm tốn người viết mong muốn bước
đầu cung cấp những tư liệu quan trọng về lý thuyết để người đọc có được cái nhìn
khách quan hơn về luận văn nghiên cứu của chúng tôi.

2.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết "Henderson, Ông hoàng mưa" và
tác giả Saul Bellow
Saul Bellow là một hiện tượng đặc biệt, sáng tác của ông cũng vậy. Tiểu
thuyết của ông được ngụy trang bởi lối viết tự do, phóng dật, thoải mái nhưng lại
chứa đựng những vấn đề nóng bỏng, cấp thiết của thời đại. Những đóng góp to lớn,
nhiệt thành của ông đã được nhân loại đánh giá cao. Năm 1976 ông đã vinh dự được
nhận giải thưởng Nobel văn học. Với thế hệ văn chương trẻ thì ông quả là bậc thầy
về sự bứt phá, đổi mới về nghệ thuật trong tiểu thuyết. Nghiên cứu về Bellow cũng
như giá trị to lớn trong sự nghiệp của ông đang là vấn đề đáng được quan tâm. Tuy
nhiên do hạn chế bởi khoảng cách địa lý, cũng như văn hóa và ngôn ngữ nên các
công trình nghiên cứu về Bellow ở Việt Nam vẫn còn hạn chế và khiêm tốn. Sau
đây người viết
xin điểm
qua một
số những cuốn
sách và bài viết trong nước có liên
Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
quan đến tác giả và tiểu thuyết "Henderson, Ông hoàng mưa".
- Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lê Huy Bắc trong cuốn “Từ điển văn
học nước ngoài” (2009) tập trung vào những đột phá về mặt nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Saul Bellow. Thế kỷ XX, Saul Bellow xuất hiện như một luồng gió
mới, “văn phong Bellow linh hoạt, ý nghĩa thâm trầm” “ông là bậc thầy trong
nghệ thuật châm biếm, hài hước” [3, tr.97] và chỉ đứng sau nhà văn vĩ đai
Melville, Mark Twain.
- Công trình nghiên cứu “Lịch sử văn học Hoa Kỳ” (NXB Giáo dục) (2010)
của tác giả Lê Huy Bắc là cái nhìn bao quát, đầy đủ nhất về một nền văn học đáng
được tự hào của người dân Hoa Kỳ. Trong dòng chảy lịch sử của quốc gia này, Saul

Bellow như trụ cột có vai trò to lớn, tác phẩm của ông có ý nghĩa không chỉ của một
quốc gia, một nền văn hóa, mà đã phá vỡ giới hạn địa lý, đi phiêu lưu tới mọi miền
đất chạm đến những vấn đề nhân văn cao cả. Bên cạnh vị trí của Saul Bellow, tác
giả điểm xuyết những tác phẩm tiêu biểu, tiểu thuyết "Henderson, Ông hoàng mưa"
được coi là sự chín muồi ở một phong cách mới thấm đẫm tính trí tuệ, nhân văn và
làm nên thành công cho danh tiếng của Saul Bellow.
9


- Trong tựa đề tiểu thuyết Henderson, Ông hoàng mưa (Nhà xuất bản văn
học) (2010) nhóm tác giả nghiên cứu đánh giá cao vị trí của Saul Bellow trên văn
đàn văn học Mỹ: “Saul Bellow là một trong những tác gia lớn nhất có tầm ảnh
hưởng sâu rộng nhất đối với văn chương thế kỷ hai mươi” [7]. Tuy ngắn gọn nhưng
lời tựa của cuốn sách đã chỉ ra được những phát hiện tinh tế của nhà văn về “nhược
điểm cố hữu và trầm kha” của nền văn minh hiện đại, và giữa nền văn minh ấy nhân
vật của Bellow cố gắng “đối đầu với những thế lực tiêu cực của xã hội hiện đại,
mang một ý chí ngoan cường muốn vượt thoát sự yếu đuối và vô minh của bản thân
ngõ hầu”.
- Tác giả Đoàn Tử Huyến đã dành tặng cho Bellow với những câu văn
ngưỡng mộ “Saul Bellow… là nhà viết tiểu thuyết trí tuệ nhất và có phong cách đặc
sắc nhất trong số các nhà văn Mỹ hiện đại” [18, tr.420]. Trong cuốn sách nghiên
cứu đồ sộ “108 nhà văn thế kỷ XX – XXI” (2011) tác giả giới thiệu một cách tỉ mỉ,
sâu sắc từ cuộc đời, con người, thời đại và những tác phẩm tiêu biểu nhất của
Bellow. Sáng tác lơ lửng, không thích ứng giữa đời của nhà văn lại là minh chứng
phản ánh trung thành thực trạng của cả thế hệ Mỹ lớn lên trong chiến tranh và
khủng hoảng. Từ đó chúng ta thấy được chủ nghĩa nhân văn và tư tưởng nhân đạo
tiến bộ của Bellow.
Demo Version - Select.Pdf SDK
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên thì tác giả Saul Bellow và tiểu
thuyết "Henderson, Ông hoàng mưa" còn được đăng tải trên các trang báo mạng,

sau đây người viết xin điểm qua một vài bài viết:
- Bài viết Saul Bellow: Bay giữa bầu trời và mặt đất (2005) trên
“Vietbao.vn” tác giả bài viết có cái nhìn sâu sắc, mới mẻ, thiết thực về những đóng
góp của Saul Bellow. Thế kỷ XX là thế kỷ của sự vinh danh, và Saul Bellow là con
người của sự vinh danh đó. Văn học Mỹ có lời ca ngợi ông như sau:“William
Faulkner và Saul Bellow là xương sống của văn học Mỹ. Hai ông là những
Melville, Hawthorne và Mark Twain của thế kỷ XX” [58]. Và tác phẩm của ông là
chiều sâu trí tuệ: “Tác phẩm của Saul Bellow để lại cảm giác phong phú trong tư
tưởng, đưa người đọc chìm sâu trong những suy ngẫm đầy ắp trí tuệ, độ căn tuyệt
đối về triết lý” [58].
- Trong ấn phẩm đặc biệt “Tóm lược văn học Hoa Kỳ” (2007) do tác giả
Kathryn VanSpackeren trên trang photos.state.gov [59], đã ghi lại một cách cô
đọng, súc tích những gương mặt điển hình, mang đậm dấu ấn thời đại, trong đó có
Saul Bellow.
10


- Và phải kể đến một số bài viết trên trang mạng “Newvietart.com” tác giả
Lương Văn Hồng trong bài “Saul Bellow – giải văn học năm 1976”, “Vietbao.vn”
của báo “Văn nghệ trẻ”, “vietnam.net” với bài viết: “Saul Bellow được trao giải
Nobel vì những đóng góp to lớn cho sự phát triển văn học Mỹ và thế giới những tác
phẩm mang tính nhân đạo sâu sắc” của dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng.
Với những trích lược trong các bài viết, công trình nghiên cứu trên thì người
viết nhận thấy rằng vấn đề về tác phẩm và tác giả Saul Bellow vẫn đang còn là
những dấu chấm lửng trong văn học Việt Nam, chưa được quan tâm đúng mức. Vậy
với luận văn “Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết "Henderson, Ông hoàng mưa"
dưới góc nhìn liên văn hóa” chúng tôi những mong sẽ đem đến cho bạn đọc trong
nước một cái nhìn mới mẻ, sâu sắc, toàn diện hơn về vấn đề mang tính con người,
thời đại mà Saul Bellow muốn gửi gắm.
3. Đối tượng và phạm vi khảo sát

- Đối tượng nghiên cứu: Tiểu thuyết “Henderson, Ông hoàng mưa” của tác
giả Saul Bellow (do Thiếu Khanh Nguyễn Huỳnh Điệp dịch) (NXB Văn học).
- Phạm vi nghiên cứu: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết "Henderson,
Ông hoàng mưa" dưới góc nhìn liên văn hóa.
4. Mục
đích, Version
nhiệm vụ -nghiên
cứu SDK
Demo
Select.Pdf
- Mục đích: Từ góc nhìn liên văn hóa người viết tiếp cận tác phẩm để thấy
được tài năng nghệ thuật bậc thầy, cũng như sáng tác độc đáo, kì lạ của Saul Bellow.
Qua đó chuyển tải được thông điệp mang tính thời đại đến bạn đọc trong nước.
- Nhiệm vụ: Từ góc nhìn liên văn hóa trong "Henderson, Ông hoàng mưa" để
thấy được thế giới nghệ thuật phong phú, kì lạ, uyên bác của nhà văn Mỹ - Saul Bellow.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khám phá thế giới nghệ thuật dưới góc nhìn liên văn hóa là sự tổng hợp của
nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó người viết lựa chọn những phương pháp sau:
5.1. Tiếp cận Thi pháp học
Người viết đã vận dụng phương pháp thi pháp học lý thuyết để khảo sát thế
giới nghệ thuật trong tiểu thuyết "Henderson, Ông hoàng mưa".
5.2. Tiếp cận nguyên lý đối thoại của M.Bakhtin
Đối thoại và nguyên lý đối thoại văn hóa được xem là cách tân trong văn học
hiện đại. Trên nguyên lý cơ bản của M. Bakhtin, người viết phần nào thâm nhập,
giải mã được chiều sâu phức tạp trong độc thoại đa âm, và đối thoại đa văn hóa.

11


5.3. Phương pháp cấu trúc hệ thống

Phương pháp cấu trúc hệ thống giúp người viết triển khai tối ưu được hiệu
quả thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết "Henderson, Ông hoàng mưa".
Ngoài những phương pháp trên người viết còn sử dụng trong luận văn những
phương pháp như: xã hội học, phân tích, tổng hợp.
6. Đóng góp của luận văn
- Đối với bạn đọc Việt Nam, tác giả Saul Bellow và tiểu thuyết "Henderson,
Ông hoàng mưa" vẫn còn là một phạm trù mới mẻ chưa được biết đến rộng rãi. Cho
nên luận văn của chúng tôi bước đầu giải mã tác phẩm với một lý thuyết phù hợp
với đặc trưng của tiểu thuyết, góp phần soi rọi được những chiều sâu bí ẩn và vẻ
đẹp độc đáo của nó.
- Dưới góc nhìn liên văn hóa, thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết
"Henderson, Ông hoàng mưa" đã thể hiện thành công ý đồ của một dòng tư tưởng
minh triết Hoa Kỳ thế kỷ XX, đó là hành trình thức ngộ và kiếm tìm bản ngã đích
thực của con người trong sự giao lưu, tương tác các nền văn hóa.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có cấu
trúc ba chương
như sau:
Demo
Version - Select.Pdf SDK
Chương 1. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết "Henderson, Ông hoàng mưa"
dưới góc nhìn liên văn hóa
Chương 2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện, không – thời gian nghệ thuật
trong tiểu thuyết "Henderson, Ông hoàng mưa" dưới góc nhìn liên văn hóa
Chương 3. Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết "Henderson, Ông hoàng
mưa" dưới góc nhìn liên văn hóa

12




×