Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Thực tế xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân Ngân hàng TMCP Á Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.24 KB, 58 trang )

BÔ GIAO DUC VA ĐAO TAO
TRƯỜNG ĐAI HỌC THƯƠNG MAI


ĐỀ TAI
THỰC TẾ XẾP HẠNG TÍN DỤNG KH CÁ NHÂN NHTM
VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : Vũ Thu Hà
Nhóm thực hiện

: 07

1


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Stt

Họ và tên

Mã sv

Nhiệm vụ được giao

1

Lê Thị Thúy Quỳnh

15d180044



Mở bài, kết luận, tổng hợp
word

2

Nguyễn Thúy Quỳnh

15d180314

Chương I : phần 1, 2

3

Nguyễn Tú Quỳnh

15d180045

Chương II: phần 1, 2

4

Bùi Thị Thảo

15d180189

Chương III: phần 2

5


Lê Thị Phương Thảo

15d180316

Chương I: phần 3

6

Nguyễn Phương Thảo

15d180190

Slide

7

Phạm Phương Thảo

15d180050

Thuyết trình

8

Trần Phương Thảo

15d180317

Chương III: phần 1


9

Vũ Thị Thu Thảo

15d180386

Chương II: phần 4

10

Trương Thị Hoài
Thương

15d180319

Chương II: phần 3

2

Tự
đánh
giá

Nhóm
trưởng
đánh giá

Chữ ký



LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây tín dụng tiêu dùng ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế cũng như trong cơ cấu kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Tuy
nhiên với việc tăng trưởng tín dụng tiêu dùng quá mức sẽ tạo ra những rủi ro cao phát
sinh từ loại hình cho vay này như là: thứ nhất nguồn tiền đổ vào Chứng khoán và bất
động sản ngày một gia tăng dẫn đến nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại; thứ hai các
NHTM với việc đẩy mạnh phát triển tín dụng tiêu dùng mà bỏ qua việc quản lý rủi ro về
thanh khoản, nhất là sử dụng các nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài
hạn; và thứ ba nợ xấu trong thời gian gần đây có xu hướng tăng trở lại, do tập trung về
tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận mà bỏ qua một số tiêu chí xét duyệt cho vay, đặc biệt
là các tiêu chí đánh giá về khả năng trả nợ của người vay, trong đó ít quan tâm đến hệ
thống XHTD làm cơ sở để ra quyết định cho vay, đặt biệt đối với tín dụng tiêu dùng cá
nhân lại càng ít hơn.Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại các
NHTM Việt Nam đang là vấn đề bức xúc cả trên phương diện lý thuyết và thực tiễn.
Hiện nay, một trong những kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng của NHTM phân tích,
chấm điểm XHTD cho mỗi khách hàng. Do vậy, việc xây dựng và hoàn thiên hệ thống
XHTD, nhất là XHTD cá nhân là vấn đề được quan tâm hàng đầu nhằm hạn chế rủi ro
tín dụng, giảm bớt tỷ lệ nợ xấu phải trích lập dự phòng rủi ro, đáp ứng các yêu cầu của
Basel và Ngân hàng Nhà nước đặt ra.
Chính vì vậy, Ngân hàng TMCP Á Châu đã xây dựng hệ thống XHTD cho đối tượng
khách hàng doanh nghiệp, xem như một tiêu chí đánh giá khi xét 2 cấp tín dụng. Tuy
nhiên đối với hệ thống XHTD dành cho khách hàng cá nhân vẫn đang trong thời gian
thử nghiệm mô hình, trải qua thời gian áp dụng đánh giá và xếp hạng thử thì các thông
số của mô hình này vẫn còn nhiều bất cập, chưa thể áp dụng được khi xét cấp tín dụng.
Việc áp dụng hệ thống XHTD dành cho khách hàng cá nhân sẽ góp phần làm giảm rủi
ro liên quan đánh giá, xét duyệt hồ sơ vay cá nhân mà còn nâng cao khả năng quản trị
rủi ro ngân hàng nói chung . Đó là lý do mà nhóm chúng em muốn thực hiện đề tài “
Thực tế hệ thống XHTD khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu”.

3



Chương I:
Tổng quan về hoạt động tín dụng và một số nghiên cứu, kinh nghiệm về xếp
hạng tín dụng cá nhân.

1.

Hoạt động tín dụng

1.1.

Khái niệm

Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng (TCTD) với bên đi vay (là các
tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng (TCTD) chuyển giao tài
sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay
có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng (TCTD) khi đến
hạn thanh toán.
1.2.

Đặc điểm của tín dụng ngân hàng


Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền
tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế
quốc dân.

Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong
xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụng nặng

lãi hay tín dụng thương mại.

Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối với sự
vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội. Có những trường hợp mà nhu
cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hoá không tăng, nhất
là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hàng hoá bị co hẹp nhưng
nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống tình trạng phá sản. Ngược lại trong thời kỳ kinh
tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở mang sản xuất, hàng hoá lưu chuyển tăng mạnh
nhưng tín dụng ngân hàng lại không đáp ứng kịp. Đây là một hiện tượng rất bình
thường của nền kinh tế.

Hơn nữa tín dụng ngân hàng còn có một số ưu điểm nổi bật so với các hình thức
khác là:
Tín dụng ngân hàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của các tác nhân và
thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi
trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn.

4


Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau để đáp ứng nhu
cầu về thời hạn vay.
Tín dụng ngân hàng có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với mọi đối
tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay.
1.3.

Phân loại tín dụng ngân hàng

Có rất nhiều cách phân loại tín dụng ngân hàng dựa vào các căn cứ khác nhau tuỳ theo

mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên người ta thường phân loại theo một số tiêu thức sau:
- Theo thời gian sử dụng vốn vay, tín dụng được phân thành 3 loại sau:

Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sử
dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của
các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân.

Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn phục
vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các
công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.

Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cung
cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.

Thường thì tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và
một phần vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng ngân hàng chia thành 2 loại:

Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp cho các
doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh.

Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các
thiết bị gia đình... Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên.
- Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản cho vay, có các loại tín dụng sau:

Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra đều có
tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết khấu và bảo
lãnh.



5


Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra
không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp. Loại hình này thường được áp dụng
với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với ngân hàng, khách
hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối với ngân hàng như trả
nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng
hoàn trả nợ...
Trong nền kinh tế thị trường việc phân loại tín dụng ngân hàng theo các tiêu thức trên
chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi các hình thức tín dụng càng đa dạng thì cách phân loại
càng chi tiết. Phân loại tín dụng giúp cho việc nghiên cứu sự vận động của vốn tín dụng
trong từng loại hình cho vay và là cơ sở để so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế của
chúng.
2.

Xếp hạng tín dụng cá nhân

2.1.

Khái niệm

XHTD là việc đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với trách nhiệm tài chính;
hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc các yếu tố bao gồm năng lực đáp ứng
các cam kết tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi các điều kiện kinh doanh thay đổi, ý
thức và thiện chí trả nợ của người đi vay.
2.2 Đối tượng xếp hạng tín dụng
Hệ thống XHTD tiếp cận đến tất cả các yếu tố có liên quan đến rủi ro tín dụng, các
NHTM không sử dụng kết quả XHTD nhằm thể hiện giá trị của người đi vay mà đơn

thuần là đưa ra ý kiến hiện tại dựa trên các nhân tố rủi ro, từ đó có chính sách tín dụng
và giới hạn cho vay phù hợp. Một sự xếp hạng cao của một khách hàng đi vay chưa
phải là chắc chắn trong việc thu hồi đầy đủ các khoản nợ gốc và lãi vay, mà chỉ là cơ sở
để đưa ra quyết định đúng đắn về tín dụng đã được điều chỉnh theo dự kiến mức độ rủi
ro tín dụng có liên quan đến khách hàng là người đi vay và tất cả các khoản vay của
khách hàng đó.
2.3 Tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng
Hệ thống XHTD của NHTM nhằm cung cấp những dự đoán khả năng xảy ra rủi ro tín
dụng có thể được hiểu là sự khác biệt về mặt kinh tế giữa những gì mà người đi vay hứa
thanh toán với những gì mà NHTM thực sự nhận được.
Khái niệm rủi ro được xét đến ở đây là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất
ổn có thể ước đoán được xác suất xảy ra. Khái niệm tín dụng được hiểu là quan hệ
chuyển giao quyền sử dụng vốn giữa người cho vay và người đi vay trên nguyên tắc có

6


hoàn trả. Quan hệ tín dụng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa các chủ thể. Hệ thống
XHTD giúp NHTM quản trị rủi ro tín dụng bằng phương pháp tiên tiến, giúp kiểm soát
mức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mức lãi suất cho vay phù hợp với dự báo khả
năng thất bại của từng nhóm khách hàng. NHTM có thể đánh giá hiệu quả danh mục
cho vay thông qua sự giám sát sự thay dổi dư nợ và phân loại nợ trong từng nhóm
khách hàng đã được xếp hạng, qua đó điều chỉnh danh mục theo hướng ưu tiên nguồn
lực vào những nhóm khách hàng an toàn.
2.4 Nguyên tắc xếp hạng tín dụng
Khái niệm hiện đại về XHTD được tập trung vào các nguyên tắc chủ yếu bao gồm:
phân tích tín nhiệm trên cơ sở ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay và từng khoản
vay; đánh giá rủi ro dài hạn dựa trên ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh và xu hướng khả
năng trả nợ trong tương lai; đánh giá rủi ro toàn diện và thống nhất dựa vào hệ thống ký
hiệu xếp hạng.

Trong phân tích XHTD cần thiết sử dụng phân tích định tính để bổ sung cho những
phân tích định lượng. Các dữ liệu định lượng là những quan sát được đo bằng so, các
quan sát không thể đo lường bằng số được xếp vào dữ liệu định tính. Các chỉ tiêu phân
tích có thể thay đổi phù hợp với sự thay đổi của trình độ công nghệ và yêu cầu quản trị
rủi ro.
Việc thu thập số liệu để đưa vào mô hình XHTD cần được thực hiện một cách khách
quan, linh động. Sử dụng cùng lúc nhiều nguồn thông tin để có được cái nhìn toàn diện
về tình hình tài chính của khách hàng vay.
2.5 Mô hình xếp hạng tín dụng
Mô hình đơn giản nhất được sử dụng trong XHTD là mô hình một biến số, chỉ tiêu đánh
giá được thống nhất trong mô hình. Tỷ suất tài chính được sử dụng trong mô hình một
biến bao gồm các chỉ tiêu thanh khoản, các chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu
lợi tức, chỉ tiêu vay nợ và chi phí trả lãi. Các chỉ tiêu phi tài chính thường được sử dụng
bao gồm thời gian hoạt động của doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm và trình độ của nhà
quản trị cấp cao, triển vọng ngành, tuổi, trình độ học vấn của người vay...
Nhược điểm của mô hình một biến số là kết quả dự báo khó chính xác nếu thực hiện
phân tích và cho điểm các chỉ tiêu đánh giá theo một cách khác nhau. Để khắc phục
nhược điểm này, các nghiên cứu đã phát triển mô hình kết hợp nhiều biến số thành một
giá trị để dự báo sự thất bại của doanh nghiệp như mô hình phân tích hồi quy, phân tích
lôgích, phân tích xác suất có điều kiện, phân tích phân biệt nhiều biến số. NHTM áp
dụng các mô hình khác nhau tùy theo đối tượng xếp loại là cá nhân, doanh nghiệp hay
tổ chức tín dụng.

7


2.6. Phương pháp xếp hạng tín dụng theo mô hình điểm số.
Mục đích của XHTD là để dự đoán những khách hàng có khả năng rủi ro cao chứ
không nhằm lý giải tại sao họ phá sản, hay tìm câu trả lời cho giả thuyết về mối quan hệ
giữa khả năng phá sản với các biến số kinh tế xã hội.

XHTD theo mô hình điểm số là phương pháp khoa học kết hợp sử dụng dữ liệu nghiên
cứu 15 thống kê và áp dụng mô hình toán học để phân tích, tính điểm cho các chỉ tiêu
đánh giá. Các chỉ tiêu sử dụng trong XHTD được xác lập theo đối tượng khách hàng cá
nhân chấm điểm theo nhóm cá nhân tiêu dùng và kinh doanh, cụ thể đối với nhóm cá
nhân tiêu dùng bao gồm phân tích thông tin cá nhân người vay và khả năng trả nợ của
người vay, còn đối với nhóm cá nhân kinh doanh bao gồm phân tích thông tin cá nhân
kinh doanh, phân tích thông tin khác về cơ sở kinh doanh và phân tích phương án kinh
doanh. Sau đó dựa vào mô hình để tính điểm theo trọng số và quy đổi điểm nhận được
sang mức xếp hạng tương ứng.
2.7 Quy trình xếp hạng tín dụng.
Căn cứ vào chính sách tín dụng và các quy định có liên quan đến từng ngân hàng nhằm
xác lập quy trình XHTD. Một quy trình XHTD bao gồm các bước cơ bản sau:
(1) Thu thập thông tin liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá,
thông tin xếp hạng của các tổ chức tín nhiệm khác liên quan đến đối tượng xếp hạng.
Trong quá trình thu thập thông tin, ngoài những thông tin do chính khách hàng cung
cấp, cán bộ thẩm định phải sử dụng nhiều nguồn thông tin khác từ các phương tiện
thông tin đại chúng, thông tin tín dụng nội bộ của NH, thông tin từ CIC…
(2) Phân tích bằng mô hình để kết luận về mức xếp hạng. Sử dụng đồng thời chỉ tiêu tài
chính và chỉ tiêu phi tài chính. Đặc biệt đối với những chỉ tiêu phi tài chính phải được
sử dụng hết sức linh hoạt, khách quan, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng
mặt hàng kinh doanh, từng đối tượng khách hàng.
(3) Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng được xếp hạng để điều chỉnh mức xếp
hạng, các thông tin điều chỉnh được lưu giữ. Tổng hợp kết quả xếp hạng so sánh với
thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực hiện đối
với khách hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng.
3. Giới thiệu qua về xếp hạng tín dụng cá nhân tại một số ngân hàng Việt Nam.
3.1. Hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của BIDV.
Mô hình chấm điểm XHTD cá nhân của BIDV bao gồm hai phần là nhóm các
chỉ tiêu chấm điểm nhân thân với trọng số 0,4 và nhóm các chỉ tiêu chấm điểm


8


quan hệ với ngân hàng với trọng số 0,6. Các chỉ tiêu đánh giá, điểm ban đầu và
trọng số từng chỉ tiêu được trình bày trong bảng sau:
Các chỉ tiêu chấm điểm cá nhân của BIDV
Chỉ tiêu
100
75
Phần I: Thông tin về nhân thân
1
Tuổi
36-55
26-35
2

Trình độ học
vấn

Trên đại
học

Điểm ban đầu
50

25

0

56-60


20-25

10%

Cao
đằng

Trung
học

>60
hoặc 1820
Dưới
trung
học

Khác
Trên 5
người

10%

Đại học

3
4

Trọng số


Tiền án, tiền sự Không
Tình trạng cư
Chủ sở
Nhà
Với gia
Thuê
trú
hữu
chung
đình
5
Số người ăn
<3
3 người 4 người 5 người
theo
người
6
Cơ cấu gia
Hạt nhân Sống với
Sống
khác
đình
cha mẹ cùng gia
đình
khác
7 Bảo hiểm nhân
> 100
50-100
30-50
< 30

mạng
triệu
triệu
triệu
triệu
8 Tính chất công Quản lý, Chuyên
Lao
Lao
việc hiện tại
điều
môn
động
động
hành
được
thời vụ
đào tạo
nghề
9 Thời gian làm >7 năm 5-7 năm 3-5 năm 1-3 năm
công việc hiện
tại
10
Rủi ro thất
Thấp
Trung
nghiệp
bình
Phần II: Quan hệ với ngân hàng
1 Thu nhận ròng
> 10

5-10
3-5 triệu 1-3 triệu
ổn định hàng
triệu
triệu
tháng
2
Tỷ lệ số tiền
< 30%
30-45% 45-60% 60-75%
phải trả/thu
nhập
3
Tình hình trả Luôn trả
Đã bị
Đã có
Đã có nợ
nợ gốc và lãi
nợ đúng gia hạn
nợ quá quá hạn,

9

10%
10%
10%

10%

10%

Thất
nghiệp

10%

<1 năm

10%

Cao

10%

<1 triệu

30%

>75%

30%

Hiện
đang có

25%


hạn

4


Các dịch vụ sử
dụng

nợ, hiện
trả nợ
tốt

hạn/
khách
hàng
mới
Chỉ sử
dụng
dịch vụ
thanh
toán

Tiền gửi
và các
dịch vụ
khác

khả năng
trả nợ
không
ổn định

nợ quá
hạn

Không
sử dụng

15%

Căn cứ vào tổng điểm đạt được đã nhân với trọng số để xếp hạng khách hàng cá nhân
theo mười mức giảm dần từ AAA đến D như trình bày trong Bảng 1.05. Với mỗi mức
xếp hạng sẽ có cách đánh giá rủi ro tương ứng

Hệ thống ký hiệu XHTD cá nhân của BIDV
Điểm
95-100
90-94
85-89
80-84
70-79
60-69
50-59
40-49
35-39
< 35

Xếp hạng
AAA
AA
A
BBB
BB
B
CCC

CC
C
D

Đánh giá xếp hạng
Rủi ro thấp
Rủi ro trung bình
Rủi ro cao

Mô hình xếp hạng khoản vay cá nhân trong hệ thống XHTD của BIDV là một ma trận
kết hợp giữa kết quả XHTD với kết quả đánh giá tài sản đảm bảo. Việc đánh giá tài sản
đảm bảo cũng được chấm điểm theo ba chỉ tiêu là loại tài sản, tỷ suất giữa giá trị tài sản
so với khoản vay, rủi ro 25 giảm giá trị tài sản đảm bảo. Căn cứ vào tổng điểm đã chấm
cho tài sản đảm bảo để xếp loại theo mức A, B, C.
3.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của Vietinbank
Phần I: Thông tin cá nhân
1 Thời gian làm công
< 6 tháng
việc hiện tại
5
2 Tình trạng nhà ở
Sở hữu

6 tháng- 1
năm
10
Thuê

10


1-5 năm

> 5 năm

15
Chung với

20
Khác


3

Cơ cấu gia đình

riêng
30
Hạt nhân

20
4 Số người phụ thuộc
Độc thân
0
5 Thu nhập cá nhân hàng > 120 triệu
năm
40
6 Thu nhập gia đình hàng > 240 triệu
năm
40
Phần II: Quan hệ với ngân hàng

Khách hàng
1 Tình hình trả nợ gốc
mới
0
Khách hàng
mới
2

3

Tình hình trả lãi

Tổng dư nợ

4

Các dịch vụ khác

5

Số dư tiền gửi tiết kiệm

0
< 100 triệu
đồng
0
Chỉ gửi tiết
kiệm
15
> 500 triệu

40

12
Sống với
cha mẹ
5
< 3 người
10
36-120 triệu
30
72-240 triệu
30
Chưa quá
hạn bao giờ

gia đình
5
Sống cùng 1
gia đình
khác
0
3-5 người
5
12-36 triệu
15
24-72 triệu
15

Thời gian
quá hạn <

30 ngày
40
0
Chưa bao
Chưa bao
giờ chậm trả giờ chậm trả
trong 2 năm
gần đây
40
0
100 – 500
500 triệu
triệu đồng
đồng – 1 tỷ
đồng
40
0
Chỉ sử dụng Tiết kiệm và
thẻ
thẻ
5
25
100 – 500
20 – 100
triệu
triệu
25
10

0

Sống cùng 1
số gia đình
khác
-5
> 5 người
-5
< 12 triệu
-5
< 24 triệu
-5
Thời gian
quá hạn >
30 ngày
-5
Đã có lần
chậm trả
trong 2 năm
gần đây
-5
> 1 tỷ đồng
-5
Không sử
dụng
-5
< 20 triệu
0

Khác với hệ thống chấm điểm của BIDV, mô hình chấm điểm khách hàng cá nhân của
Vietinbank không sử dụng điểm trọng số đối với từng chỉ tiêu mà thay vào đó sử dụng
điểm âm (-) để giảm trừ điểm đạt được nếu khách hàng có những tiêu chí xếp hạng nằm

trong vùng nguy hiểm ảnh hưởng nặng nề tới khả năng tài chính dành cho việc trả nợ
ngân hàng và mỗi tiêu chí đánh giá tùy theo mức độ quan trọng sẽ có mức điểm tối đa
khác nhau từ 10 đến 40 điểm. Căn cứ vào tổng điểm đạt được qua chấm điểm về thông
tin cá nhân và chấm điểm quan hệ với khách hàng ( không sử dụng điểm trọng số) để
xếp hạng khách hàng theo mức giảm dần từ Aa+ đến C

11


Điểm
>= 401
351-400
301-350
251-300
201-250
151-200
101-150
51-100
0-50
<0

Xếp hạng
Aa+
Aa
AaBb+
Bb
BbCc+
Cc
CcC


Đánh giá xếp hạng
Rủi ro thấp

Rủi ro trung bình
Rủi ro cao

CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG
TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ACB

1. Giới thiệu chung về ngân hàng Á Châu


Quá trình hình thành và phát triển

- NHTMCP Á Châu được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN cấp
ngày 24/04/1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TPHCM cấp ngày
13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động và được xem là một
trong những NHTMCP đầu tiên trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi kinh tế Việt
Nam từ nền kinh tế tập trung, bao cấp tiến dần lên nền kinh tế thị trường.
- 1996 – 2000
• Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế
MasterCard và Visa.
• Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: Tham gia chươngtrình đào tạo toàn diện kéo
dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện.
• Hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng: Xây dựng hệ thống mạng diện rộng và
vận hành hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải
pháp ngân hàng toàn diện).

12



• Tái cơ cấu Hội sở theo hướng phân biệt đơn vị kinh doanh và hỗ trợ.
• Thành lập Công ty Chứng khoán ACB.
-2001 - 2005
• Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh
toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở.
• Ngân hàng Standard Chartered Bank (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn
diện, và trở thành cổ đông chiến lược của ACB.
• Triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: (i) nâng
cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ có khả năng tích hợp với nền
công nghệ lõi hiện có, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.
-2006 – 2010
• Niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
• Đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động: Thành lập mới và đưa vào hoạt động
cả thảy 223 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng từ 58 đơn vị vào cuối năm 2005 lên 281
đơn vị vào cuối năm 2010.
• Thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB.
• Phát hành thêm 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn
1.800 tỷ đồng (2007); và tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng (2008).
• Xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai.
• Được Nhà nước Việt Nam tặng hai Huân chương Lao động và được nhiều tạp chí tài
chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
-2011 - 2015
• Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020
được ban hành; trong đó nhấn mạnh đến việc chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành
phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc
tế tốt nhất.
• Đưa vào hoạt động Trung tâm Dữ liệu dạng môđun (enterprise module data center),

xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

13


• Trung tâm Vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong ngành cùng một lúc được Tổ chức QMS
Australia chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO
9001:2008 và Tổ chức Công nhận Việt Nam (Accreditation of Vietnam) công nhận năng
lực thử nghiệm và hiệu chuẩn (xác định hàm lượng vàng) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn
ISO/IEC 17025:2005.
• Sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến hoạt động của ACB, đặc biệt là huy động
và kinh doanh vàng. ACB đã ứng phó tốt sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 8,
nhanh chóng khôi phục toàn bộ số dư huy động tiết kiệm VND chỉ trong thời gian ngắn
sau đó, và thực thi quyết liệt việc cắt giảm chi phí trong 6 tháng cuối năm.
• Năm 2013, hiệu quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăng
trưởng khả quan về huy động và cho vay, lần lượt là 10,3% và 4,3%. Nợ xấu của ACB
được kiểm soát dưới mức 3%. Quy mô nhân sự cũng được tinh giản. ACB thực hiện lộ
trình tái cơ cấu 2013 – 2015 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
• Năm 2014, ACB nâng cấp hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi (core banking) từ TCBS lên
DNA, thay thế hệ cũ đã sử dụng 14 năm, hoàn tất việc thay đổi logo, bảng hiệu mặt tiền
trụ sở cho toàn bộ các chi nhánh và phòng giao dịch và ATM theo nhận diện thương
hiệu mới (công bố ngày 05/01/2015), hoàn tất việc xây dựng khung quản lý rủi ro nhằm
đáp ứng đầy đủ các quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an toàn, quy mô và hiệu quả hoạt
động kinh doanh của kênh phân phối được nâng cao.
• Năm 2015, ACB hoàn thành các dự án chiến lược như (i) tái cấu trúc kênh phân phối,
(ii) hình thành trung tâm thanh toán nội địa (giai đoạn 1), (iii) hoàn thiện phương thức
đánh giá hiệu quả hoạt động đơn vị và nhân viên Hội sở; đồng thời cho khởi tạo và triển
khai các dự án ngân hàng giao dịch (transaction banking), ngân hàng ưu tiên (priority
banking), quản lý bán hàng (customer management system), v.v. nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh.

-2016 – 2017
• Năm 2016, ACB đã hoàn thành theo tiến độ nhiều hạng mục của các dự án công nghệ
để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, vận hành và quản lý hệ thống, tiêu biểu như chuyển đổi
hệ thống core chứng khoán ACBS; cải tiến các chương trình CLMS, CRM, ACMS,
ELM, PASS để hỗ trợ việc tinh gọn quy trình nghiệp vụ; nâng cấp hệ thống các máy
ATM, website ACB, gia tăng tiện ích, dịch vụ thanh toán cho khách hàng, v.v. Ngoài ra,
ACB tiếp tục hoàn thành các dự án chiến lược như (i) ngân hàng giao dịch, (ii) ngân
hàng ưu tiên, (iii) xây dựng quy trình kinh doanh – ACMS (giai đoạn 1), v.v. nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh. Và đặc biệt, trong năm ACB tái cấu trúc thành công tổ chức và
mô hình hoạt động, hiệu quả hoạt động của kênh phân phối tăng, tổ chức tại Hội sở
được tinh gọn hơn.

14


• Năm 2017, ACB đã có một năm hoạt động thành công. Năm 2017, tổng tài sản đạt
284.316 tỷ đồng, tăng trưởng gần 22%; huy động vốn đạt 241.393 tỷ đồng, tăng trưởng
gần 17%; và tín dụng đạt 198.513 tỷ đồng, tăng trưởng 20%. ACB đã tất toán toàn bộ
trái phiếu VAMC. Nợ xấu chỉ còn 0,7%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất trước và sau xử
lý các vấn đề tồn đọng lần lượt là 4.924 tỷ đồng và 2.656 tỷ đồng.



Kết quả hoạt động của ACB

Các biểu đồ tăng trưởng:



Cơ cấu tín dụng của ACB có một số nét chính như sau:


- Theo loại tiền vay: Nhằm tránh những rủi ro về biến động tỷ giá, loại tiền tệ chủ yếu
cho vay của ACB là Việt Nam Đồng
- Theo kỳ hạn vay: Trong giai đoạn 2015-2017, các khoản cho vay ngắn hạn có tỷ trọng
cao nhất trong danh mục cho vay của ACB. Tuy nhiên, tỷ trọng này giảm dần qua các
năm và tỷ trọng các khoản cho vay dài hạn có xu hướng tăng lên
Dư nợ tín dụng của ACB giai đoạn 2015 – 2017 (đ.vị: trđ)
Chỉ tiêu/ Năm
2017
2016
Theo thời hạn vay
-Ngắn hạn
98.989.236
76.446.864
-Trung hạn
19.234.602
21.320.449
-Dài hạn
80.289.556
65.633.908
Theo loại tiền vay
-VND
189.662.730
154.426.322
- Ngoại tệ & Vàng
8.850.664
8.974.899


Chất lượng tín dụng tại ACB trong thời gian qua


15

2015
63.927.539
21.342.510
50.078.222
126.416.820
8.931.451


- ACB luôn kiểm soát tốt nợ quá hạn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. ACB luôn duy
trì tỷ lệ nợ quá hạn nằm trong tầm kiểm soát.
Tình hình kiểm soát nợ quá hạn tại ACB (đ.vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu/ Năm
2015
2016
2017
Tổng tài sản
201.457
233.681
284.316
Dư nợ cho vay
135.348
163.401
198.513
Nợ quá hạn
4.109
3.444
1.839

Tỷ lệ NQH/Dư nợ
3,1%
2,1%
0,9%
Cho vay/Tổng tài sản
67,18%
69,92%
69,82%
Nguồn : Báo cáo thường niên của ACB năm 2015, 2016 và
2017

2. Chính sách tín dụng hiện hành của ACB
Có 11 nhóm tiêu chí được áp dụng để thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng như kiểm
soát, đánh giá chất lượng tín dụng danh mục cho vay của ACB với các cấp độ khác
nhau (nhóm cấp tín dụng bình thường, nhóm hạn chế, nhóm không cấp và nhóm chấm
dứt cấp tín dụng) và được chia thành 2 nhóm lớn sau:
Nhóm xét duyệt, bao gồm: Đối tượng KH, ngành nghề kinh doanh, tình hình tài
chính, nguồn trả nợ, vị trí địa lý, tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm
bảo.
• Đối tượng KH mục tiêu: KHCN có thu nhập rõ ràng, có tích lũy, nghề
nghiệp ổn định, địa vị xã hội rõ ràng và không có khả năng dùng địa vị xã
hội tác động trực tiếp lên việc thực hiện quyền của ACB, quan hệ xã hội lành
mạnh, lịch sử tín dụng tốt, có năng lực hành vi dân sự, có thái độ hợp tác tốt
với ACB.
• KHDN có ngành nghề hoạt động rõ ràng và tập trung, lịch sử tín dụng tốt,
đội ngũ điều hành có kinh nghiệm, cơ cấu sở hữu và cổ đông rõ ràng, có thái
độ hợp tác tốt với ACB.
• Ngành nghề kinh doanh:
Tập trung cho vay các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có khả
năng tăng trưởng hoặc phát triển ổn định, ít nhạy cảm với thời tiết và các yếu tố văn

hóa, tín ngưỡng, chính trị và chính sách, ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế trong thời
gian kinh tế đi xuống, năng lực cạnh tranh trên trung bình, có khả năng tạo giá trị gia
tăng tốt. Một số ngành ưu tiên như: bán buôn bán lẻ hàng tiêu dùng, hàng công nông
lâm nghiệp; chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống, thức ăn chăn nuôi, chiến biến
thuỷ hải sản; sản xuất đồ gia dụng, thiết bị văn phòng; sản xuất hoá chất cơ bản, hạt
nhựa, cao su tổng hợp; sản xuất mỹ phẩm, giày dép, …


16













Tình hình tài chính: chủ yếu là các chỉ số giúp đánh giá mức độ hợp lý của
nguồn trả nợ, khả năng trả nợ, độ ổn định và chủ động về tài chính, khả năng
bù đắp rủi ro, độ nhạy tài chính,… của KH
Nguồn trả nợ dựa trên mức độ ổn định, khả năng kiểm chứng và mức độ
chắc chắn của dòng tiền, nguồn trả nợ bằng tổng thu trừ đi tổng chi.
Vị trí địa lý: tập trung cho vay các KH có địa điểm sinh sống, kinh doanh
gần nơi ACB có trụ sở, có cơ sở hạ tầng phát triển, … để dễ dàng tiếp cận và
phục vụ KH một cách trọn gói, thuận tiện cho việc gặp gỡ và thường xuyên

kiểm tra tình hình KH vay.
Tài sản đảm bảo: phân loại dựa trên độ thanh khoản, sự ổn định về giá trị, sự
dễ dàng hay phức tạp trong quản lý và bảo quản, khả năng dễ dàng đo đếm
và yếu tố pháp lý trong sở hữu.
Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo: tùy thuộc vào phân nhóm KH, theo cấp
phê duyệt, độ ổn định về giá tài sản, thanh khoản và các rủi ro khác sẽ có tỷ
lệ cho vay chuẩn khác nhau.

Nhóm kiểm soát bao gồm: sản phẩm tín dụng, kỳ hạn cho vay và loại tiền vay,
quy mô khoản vay và kênh phân phối.
• Sản phẩm tín dụng: dựa vào tính chất sản phẩm như mục đích sử dụng, nguồn
trả nợ, tài sản đảm bảo, kỳ hạn vay, loại tiền tệ, KH mục tiêu, … và các chính
sách, chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN và chính sách quản trị RRTD của
ACB tại từng thời kỳ
• Kỳ hạn và loại tiền, Quy mô khoản vay, Kênh phân phối tuỳ thuộc vào chính
sách tín dụng từng thời kỳ

Khi phân tích và thẩm định KH, mỗi KH sẽ được xếp vào một trong bốn nhóm sau:
-

-

-

Nhóm cấp tín dụng bình thường: là các KH thoả các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm
xét duyệt) đều thuộc nhóm “cấp tín dụng bình thường”, và các tiêu chí còn lại
không có tiêu chí nào thuộc nhóm “hạn chế cấp tín dụng” hay “không cấp tín
dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng” .
Nhóm hạn chế cấp tín dụng: là các KH có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến
6 (nhóm xét duyệt) thuộc nhóm “hạn chế cấp tín dụng” và các tiêu chí còn lại

không có tiêu chí nào thuộc nhóm “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín
dụng”.
Nhóm không cấp tín dụng: là các KH có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 6
(nhóm xét duyệt) thuộc nhóm “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín
dụng”.

17


-

Nhóm chấm dứt cấp tín dụng (đối với KH hiện hữu): là các KH có ít nhất một
trong các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) thuộc nhóm “chấm dứt cấp tín
dụng”.

Chính sách tín dụng hiện tại của ACB dựa trên nguyên tắc thận trọng, với phương châm
“chỉ cho vay khi kiểm soát tốt rủi ro”. ACB đã tiến hành đánh giá lại các khoản cấp tín
dụng hiện hữu và tuyển chọn, duy trì những KH tốt, có uy tín trả nợ, đồng thời, thu hẹp
các khoản tín dụng được xem là có nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn, gây rủi ro cho ACB.
3. Mô hình chấm điểm tín dụng cá nhân của ngân hàng Á Châu
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân của ngân hàng ACB bao gồm
các thành phần sau :
-

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân kinh doanh

-

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân tiêu dùng


3.1 Hướng dẫn chấm điểm hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân kinh doanh :
-

Mục đích chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân kinh doanh là đánh giá
và phân loại rủi ro đối với khách hàng vay vốn tại ngân hàng ACB theo định kì tổi
thiểu 3 tháng.

-

Việc xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng cá nhân kinh doanh dựa trên xếp loại
rủi ro của cá nhân kinh doanh .Mỗi chỉ tiêu dùng để đánh giá có năm mức là 20 40
60 80 và 100.

-

Việc xếp loại rủi ro của cơ sở kinh doanh dựa trên 3 nhóm chỉ tiêu :

* Nhóm chỉ tiêu thông tin về cá nhân kinh doanh là chủ cơ sở kinh doanh
* Nhóm chỉ tiêu thông tin khác liên quan đến cơ sở kinh doanh
* Nhóm chỉ tiêu về phương án kinh doanh ( cho cá nhân kinh doanh vay vốn cho mục
đích bổ sung vốn lưu động ) hoặc nhóm chỉ tiêu về phương án đầu tư ( cho cá nhân kinh
doanh vay vốn cho mục đích vay vốn trung dài hạn )

18


-

Xếp hạng rủi ro của cá nhân kinh doanh dựa trên 3 nhóm chỉ tiêu có tỉ trọng như sau
:


STT
1
2
3

Các nhóm chỉ tiêu
Thông tin về cá nhân kinh doanh là chủ cơ sở kinh doanh
Thông tin khác liên quan đến cơ sở kinh doanh
Phương án kinh doanh / đầu tư
Tổng cộng

Tỷ trọng
10 %
55%
35%
100%

3.2 Hướng dẫn chấm hệ thống xếp loại tín dụng cá nhân tiêu dùng :
- Mục đích chấm điểm tín dụng đối với cá nhân vay tiêu dùng là đánh giá và phân loại
rủi ro đối với khách hàng vay vốn tại ngân hàng ACB theo định kì tối thiểu 3 tháng .
- Việc đánh giá sẽ thực hiện theo từng món vay dựa trên đánh giá xếp loại rủi ro khách
hàng , mỗi chỉ tiêu dùng để đánh giá sẽ có năm mức điểm là 20 40 60 80 và 100.

- Phần xếp loại rủi ro khách hàng xem xét 2 nhóm chỉ tiêu :
* Nhóm chỉ tiêu về nhân thân
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ

- Trong nhóm chỉ tiêu về nhân than chiếm tỷ trọng 40% và nhóm chỉ tiêu về khả năng
trả nợ chiếm 60% trong tổng xếp loại rủi ro.


3.3 Xếp loại khách hàng :
Tổng điểm kết hợp của 3 nhóm chỉ tiêu đối với trường hợp chấm điểm cá nhân kinh
doanh và 2 nhóm chỉ tiêu đối với trường hợp chấm điểm cá nhân tiêu dùng sẽ giúp xếp
loại rủi ro theo bảng :

Bảng xếp loại chấm điểm khách hàng
Điểm
Xếp loại
90-100
AAA
80-90
AA

19

Phân loại rủi ro
Nợ đủ tiêu chuẩn
Nợ đủ tiêu chuẩn


75-80
70-75
65-70
60-65
56-60
53-56
45-53
20-45


A
BBB
BB
B
CCC
CC
C
D

Nợ đủ tiêu chuẩn
Nợ cần chú ý
Nợ cần chú ý
Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ nghi ngờ
Nợ có khả năng mất vốn

3.4 Một số trường hợp không áp dụng chấm điểm :
-

Cá nhân kinh doanh chết không mua bảo hiểm quy định cho ACB là người hưởng
thụ ; cá nhân kinh doanh vay bỏ trốn , bị mất khả năng lao động hoặc cơ sở kinh
doanh đóng cửa không hoạt động mà người vay không có nguồn thu nhập nào khác
hỗ trợ trả nợ .

-

Cá nhân có nợ quá hạn trên 360 ngày.


Các trường hợp nêu trên sẽ được phân loại trực tiếp vào nhóm nợ có mức rủi ro cao
nhất – Nhóm nợ có khả năng mất vốn.
4. Nghiên cứu một số tình huống xếp hạng thử nghiệm thực tế tại Ngân hàng ACB
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD cá nhân theo hướng
tăng cường dự báo nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng, vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu những hồ sơ tín dụng cá nhân đã được xếp hạng thử nghiệm vào năm 2016, với
mức xếp hạng từ A đến AAA, mức xếp hạng được đánh giá là rủi ro thấp, ưu tiên cấp tín
dụng nhưng trên thực tế các khoản vay này đã phát sinh nợ xấu trong năm 2018, tiêu chí
chọn hồ sơ đưa vào nghiên cứu này là hồ sơ vay tiêu dùng và hồ sơ vay kinh doanh cá
thể đang có nợ xấu.
Bảng điểm xếp loại chấm điểm khách hàng của Ngân hàng ACB là căn cứ để kết luận
xếp hạng chấm điểm tín dụng tiêu dùng cá nhân năm 2017 sẽ giúp xếp loại rủi ro theo
bảng dưới đây:

Bảng xếp loại chấm điểm khách hàng
Điểm

Xếp loại

20

Phân loại rủi ro


90 – 100

AAA

Nợ đủ tiêu chuẩn


80 – 90

AA

Nợ đủ tiêu chuẩn

75 – 80

A

Nợ đủ tiêu chuẩn

70 – 75

BBB

Nợ cần chú ý

65 – 70

BB

Nợ cần chú ý

60 – 65

B

Nợ dưới tiêu chuấn


56 – 60

CCC

Nợ dưới tiêu chuấn

53 – 56
43 - 53
25 - 45

CC
C
D

Nợ dưới tiêu chuấn
Nợ nghi ngờ
Nợ có khả năng mất vốn

Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng sẽ được tính theo:



Điểm khách hàng = Tổng điểm từng chỉ tiêu nhỏ x tỷ trọng chỉ tiêu

Bảng 2: Các chỉ tiêu chấm điểm cá nhân tiêu dùng tại NH ACB năm 2017
Chỉ tiêu

Điểm ban đầu
100


75

50

Trọng
25

0

số

Phần I: Thông tin về nhân thân
25 – 29
1

30 – 50

Tuổi

tuổi

tuổi
hoặc 51


55

>
56 – 60
tuổi


20 –

tuổi

24

hoặc

tuổi

18 – 19

tuổi
2

Trình
vấn

độ học

Đại học

61
10%

tuổi

Cao


Trung

đẳng

cấp

21

Dưới
trung
cấp

5%


3

Lý lịch tư pháp

Tốt

Đã



tiền

án 10%

tiền sự

4

Tình trạng hôn Có gia

Độc

Ly

Khác

nhân

thân

dị/góa

(ly

đình

22

10%


thân)
5

Tình trạng


chổ

ở hiện tại

Nhà

sở

hữu



nhà Nhà

bố mẹ

riêng

đi Khác

thuê
Sống

Sống
chung

Gia
6 Cơ cấu gia đình

đình hạt


với

nhân

chung
với

Các
gia trường

10%

bố đình hạt hợp

mẹ

nhân

khác

khác
Số
7

người

phụ

thuộc vào kinh


<

tế của người

người

3

5
3 người

4 người

người

>
5
người

15%

vay
Lao

Cấp

động

chuyên


được

viên
8

Tính chất

công Cấp

việc hiện tại

quản lý

đào

hoặc

/công

kinh

nhân/

doanh
có đăng

9

Rủi

nghiệp

ro

nghề

kinh
doanh
tự do

Rất thấp Thấp

Phần II: Khả năng trả nợ người vay

23

Lao
động
thời
tạo vụ
15%

/thất
nghiệp
/ nghỉ
hưu

Trung

Tương


bình

đối

Cao

10%


Tổng
1

thu nhập >

15 10 – 15

7 –

Hàng tháng của triệu

triệu

triệu

triệu

triệu

người vay


đồng

đồng

đồng

đồng

đồng

< 50%

70–90
50–60% 60–70% %

Tỷ lệ số
phải
2

10 5 –

7<

5
10%

tiền
trả/thu


nhập ròng ổn

> 90%
30%

định
3

Dư nợ/Tổng tài
sản
Tình hình

4

nợ

quá hạn của dư
nợ hiện tại

30

< 30%

- 50–

50%

70%

Không



nợ

quá hạn

tại các TCTD
Khác trong

trả

6

Tiền

gởi

kiệm tại NH

nợ

quá

hạn

<=



nợ


quá hạn

hạn
tiết

Nợ

Đã từng

12 đúng

tháng qua

90%

90 ngày

Tình hình trả nợ Luôn
5

70



-

> 90%

20%


Nợ quá
>

hạn
90

15%

ngày
Đang


nợ

quá

15%

hạn
Không

10%

Nguồn: Tài liệu Xếp hạng tín dụng cá
nhân Ngân hàng ACB

Để hiểu rõ hơn về nghiên cứu xếp hạn tín dụng cá nhân cần nghiên cứu cụ thể 1 vài tình
huống sau:
a. Nghiên cứu trường hợp thứ nhất: Anh A vay tiêu dùng được xếp loại CCC- nợ


nhóm 3. Nợ dưới tiêu chuẩn và đang có nợ xấu

24


Anh A công tác tại công ty điện tử Hanaco với chức vụ trưởng phòng kinh doanh,
nguồn thu nhập trả nợ từ lương và vay tiền đất, dưới đây là bảng tóm tắt về anh A và
thông tin khoản vay:

Bảng 1: Chấm điểm XHTD cá nhân vay tiêu dùng của anh A theo đề
xuất của đề tài nghiên cứu
Điểm
Chỉ tiêu

Đánh giá

ban
đầu

Trọng

Điểm
trọng

số

số

Phần I: Thông tin về nhân thân

1

Tuổi

35

100

10%

10

2

Trình độ học vấn

Đại học

100

5%

5

3

Lý lịch tư pháp

100


10%

10

4

Tình trạng hôn nhân

50

10%

5

5

Tình trạng chổ ở hiện tại

100

15%

15

6

Cơ cấu gia đình

75


10%

7,5

100

15%

15

75

15%

11,25

75

10%

7,5

100%

86,25

10%

10


7

Chưa có
án, tiền sự
Đã ly dị
Nhà
Sống

9

Rủi ro nghề nghiệp

hữu
chung

với bố mẹ
< 3 người

kinh tế của người vay
Tính chất công việc hiện tại

sở

riêng

Số người phụ thuộc vào

8

tiền


Kinh doanh có
đăng ký
Thấp

Tổng
Phần II: Thông tin về khả năng trả nợ
1

Tổng thu nhập hàng tháng
của người vay
2

Tỷ lệ 87%

20 triệu đồng
25

30%

25

100
7,5


×