Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tài liệu tập huấn kỹ thuật điều tra rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.18 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG
***********

TÀI LIỆU TẬP HUẤN
Kỹ thuật điều tra, giám sát thực địa
loài Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte)

Hà Nội, tháng 8 năm 2014


I. Những thông tin cơ bản và nhận biết về loài Vù hương
- Phân bố:
Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte, 1913), thuộc họ Long não
(Lauraceae), là loài đặc hữu của Việt Nam. Phân bố ở Ba Vì (Hà Nội), Cúc Phương
(Ninh Bình), Thanh Hóa và rải rác ở khu vực đồi, núi thấp của của các tỉnh phía Bắc.
Vù hương mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên núi đất
hay núi đá vôi, ở độ cao 100 - 600 m, trên đất thoát nước và nhiều mùn, cùng với một
số loài cây khác như Re hương, Bứa, Sấu,....
- Một số đặc điểm sinh học, sinh thái:
Là cây gỗ to, thường xanh, cao tới 30 m, đường kính thân 0,7 - 0,9 m. Cành
nhẵn, màu hơi đen khi khô. Lá mọc cách, dai, hình trứng, dài 9 - 11cm, rộng 4 - 5cm,
thót nhọn về hai đầu, gân bậc hai 4 - 5 đôi. Cuống lá dài 2 - 3cm, nhẵn. Cụm hoa chùy
ở nách lá, dài 4 - 5cm, phủ lông ngắn màu nâu, cuống hoa dài 1 - 3mm, phủ lông. Bao
hoa 6 thùy có lông. Nhị hữu thụ 9, bao phấn 4 ô, 3 nhị vòng trong cùng với nhị có 2
tuyến, nhị lép 3, hình tam giác, có chân. Bầu hình trứng nhẵn, vòi ngắn, núm hình đĩa.
Quả hình cầu, đường kính 8 - 10mm, đính trên đế hoa hình chén. Mùa hoa tháng 1 - 5,
mùa quả chín tháng 6 - 9. Tái sinh bằng hạt hoặc bằng giâm hom.
- Giá trị sử dụng:
Trong thân và lá có tinh dầu với thành phần chính là long não, được sử dụng
rộng rãi trong công nghệ hóa mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm như: Sản xuất nước


hoa, dầu gội đầu, sữa tắm, hương liệu để sản xuất nước giải khát, làm thuốc chữa thấp
khớp, đau nhức. Lá dùng làm thuốc cầm máu, chữa đau dạ dày, phong thấp, mẩn ngứa
ngoài ra. Hạt chứa dầu béo, có thể dùng chữa cảm, sốt, lỵ, ho gà. Gỗ tốt không bị mối
mọt, có mùi long não, vân đẹp, khi khô ít bị nứt nẻ hay biến dạng, chịu nước, dễ gia
công nên được ưa chuộng để sản xuất đồ gia dụng, đồ nội thất và mỹ nghệ.
- Tình trạng hiện nay:
Vù hương là loài hiếm, tái sinh hạt kém lại thường bị khai thác để lấy gỗ, thậm
chí còn đào cả gốc rễ để chưng cất tinh dầu. Theo sách đỏ Việt Nam năm 2007, Vù
hương đang ở mức độ sắp nguy cấp: Bậc VU, cần phải được bảo vệ. Thực tế hiện nay
Vù hương là đối tượng nguyên vẹn trong các Vườn quốc gia Cúc Phương và Ba Vì.
II. Phương pháp điều tra
2.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin về loài và đánh giá nguy cơ.
Phỏng vấn người dân: Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia
(PRA). Mẫu chọn: Một số thôn ở các xã giáp với Vườn quốc gia, phỏng vấn những
người cao tuổi là người địa phương có nhiều năm tiếp xúc với rừng, phỏng vấn những
cán bộ lâm nghiệp lâu năm, những người thường tiếp xúc với rừng.

2


- Phỏng vấn về các mối đe dọa đối với loài Vù hương được ghi vào biểu 01
dưới đây:
Biểu 01. PHIẾU ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ
CÁC MỐI ĐE DỌA ĐỐI VỚI LOÀI VÙ HƯƠNG
1. Thông tin chung:
Tên người được phỏng vấn: …………………………………… Tuổi: …….........
Dân tộc: ……………………… Ngày phỏng vấn: ……………………………….
Thôn: ……………… Xã …………………… Huyện: …………………………..
Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………..
Số khẩu: ……………..Số lao động: …………..Số người đang đi học: …………

Số người phụ thuộc: ……………Thu nhập trung bình trong 1 năm:………….....
Thuộc hộ:
Giàu
Trung bình
Nghèo
Diện tích rừng được giao: ………………..
Diện tích đất rừng (nhưng không có rừng) được giao: …………………………...
2. Các tác động ảnh hưởng đến rừng và loài Vù hương
TT
Nội dung
Diễn giải
1
Số lần vào rừng trong 01 tháng
2
Mức độ tài nguyên rừng ở khu vực (Giàu,
Trung bình, Nghèo)
3
Nhu cầu sử dụng gỗ trong gia đình
(m3/năm)
4
Khi có nhu cầu thì lấy gỗ ở đâu?
5
Loại gỗ thường được khai thác
6
Mục đích chính của việc khai thác (sử dụng
hay bán?)
7
Phương pháp khai thác
8
Phương pháp vận chuyển

9
Có những đối tượng nào vào rừng của
VQG Bến En khai thác gỗ?(người trong
thôn/bản, người ngoài thôn/bản hay cả
người trong và ngoài thôn/bản?)
10
Có thường xuyên phát hiện các vụ khai thác
mới không?
11
Khi phát hiện có đối tượng khai thác trái
phép gỗ trong VQG Bến En, anh/chị có báo
cáo cơ quan chức năng không?
12
Nếu có thì báo cáo cho cơ quan nào?
13
Anh/chị có thường vào rừng thu hái lâm
sản ngoài gỗ không?
14
Các loại lâm sản ngoài gỗ thường thu hái
và biện pháp thu hái:
1. Củi (ste/năm)
2. Hoa
3. Quả

3


15
16
17

18
19

20

4. Hạt
5. Cây con
6. Mật ong
7. Cây thuốc
8. Sản phẩm khác
Thôn/bản có quy ước, hương ước quản lý,
bảo vệ rừng không?
Các cơ quan chức năng có thường xuyên
tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ
rừng không?
Anh/chị có biết Vù hương là loài cây quý
hiếm, cần được bảo tồn không?
Xin anh/ chị cho biết cây Vù hương thường
được người dân địa phương dung vào mục
đích gì?
Theo anh/chị cây những nguy cơ nào đang
đe dọa sự tồn tại và phát triển của cây Vù
hương tại địa phương

- Khai thác trái phép:
…………………
- Phá rừng, chuyển đổi mục đích sử
dụng rừng và đất rừng: ……….
- Chặt cây con làm củi: ………….
- Chăn thả gia súc tự do: …………

- Đốt than: ......................................
- Thu hái hoa quả: ……………….
- Nguyên nhân khác (kể tên, nếu có):
………………………………………

Anh/chị đã hoặc sẽ làm gì để góp phần bảo
tồn và phát triển loài Vù hương tại địa
phương?

- Phỏng vấn về các thông tin cơ bản của hộ gia đình sống trong khu vực VQG
Bến En được ghi vào biểu 02.
Biểu 02. ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ HỘ GIA ĐÌNH SỐNG Ở VƯỜN QUỐC GIA
Ngày phỏng vấn:…………………
Tên các cán bộ phỏng vấn:…………………………
Tên hộ, số:………………………………………
Thông tin chung
1
2

Số khẩu:……………………………………
Giới tính người được phỏng vấn:
□ Nam



Nữ

4

Xã:……………………

Huyện:……………..………
Tỉnh:…………………..…


3.

Chủ hộ là nữ?
□ Có



4.

Không
Dân tộc thiểu số?
□ Có Dân tộc gì __________________



5.

Không
Gia đình thuộc hộ Khá/Trung bình/Nghèo/Đói theo phân loại của xã?
□ Khá Thu nhập hàng năm (đồng) _________________





TB Thu nhập hàng năm (đồng) _________________

Nghèo Thu nhập hàng năm (đồng) _________________

Đói Thu nhập hàng năm (đồng) _________________
6. Số tháng thiếu ăn trong năm? ………………………………………………………
7. Ông, bà đã ở tại thôn này từ năm nào?........................................................................
8. Số lao động chính tạo thu nhập cho gia đình: (liệt kê các thành viên lao động chính)
…………………………………………………………………………………………9.
Gia đình có những loại đất nào, diện tích bao nhiêu? (thu thập chi tiết các loại đất)
Đất ở: ……………………………………….. m2
Đất vườn: …………………………………… m2
Đất lúa nước: ………………………………... m2
+ Lúa 1 vụ: ………………………………….. m2
+ Lúa 2 vụ: ………………………………….. m2
Đất lâm nghiệp: …………………………….. ha.
10. Gia đình đã được cấp giấy CNQSD Đ cho đất ở trong VQG chưa?
□ Có



Không
11. Gia đình đã được cấp giấy CNQSDĐ cho đất sản xuất ở trong VQG chưa?
□ Có




Không

Không được áp dụng (ví dụ không có đất canh tác)
12. Đất của gia đình đang ở hiện nay thuộc đơn vị nào quản lý?

□ VQG Bến En



UBND xã
Từ trước đến nay ông, bà đã sử dụng đất đó như thế nào?
…………………………………………………………………………………………
Ông, bà có thuận lợi, khó khăn gì trên diện tích đất canh tác?
…………………………………………………………………………………………
Theo ông, bà: làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các loại đất trên?
…………………………………………………………………………………………
Sử dụng các nguồn tài nguyên của VQG
13. Mỗi tháng ông (bà) vào VQG bao nhiêu lần để thu lượm các nguồn tài nguyên từ
rừng?

5


14.

15.






Chưa bao giờ







Thức ăn cho gia súc




Mục đích thương mại /bán cho người khác

Hơn 2 lần
Từ 2-4 lần

Hơn 4 lần
Những loại sản phẩm tài nguyên nào gia đình thu lượm từ VQG?
□ Củi
□ Các sản phẩm ngoài gỗ
□ Than củi





Cây làm thuốc
Vật liệu xây dựng

Cá /tôm

Các động vật rừng

Khác…………………………

Nguyên liệu làm nghề
thủ công
Tại sao gia đình thu lượm các nguồn sản phẩm trên từ VQG?
□ Sử dụng cho hộ gia đình

Cả hai trên
16. Phát triển danh sách tài nguyên, số lượng sản phẩm, sử dụng và giá trị
Sản
phẩm
LN

Ở đâu?
(trong KBT= 1; ngoài Số
KBT=2; cả hai=3) +
lượng
Tên của vùng đó

Đơn
giá

Tổng giá Người
trị tiền mặt khai
thác

Khai
thác,thu hái
ntn


17. So với 10 năm trước đây, những loại sản phẩm rừng/ nguồn
tài nguyên nào mà ông (bà) nghĩ là khan hiếm hoặc là trở nên
phong phú hơn?
Các loại sản phẩm
Tăng
a. Hoa qua/thức ăn
b. cây thức ăn cho gia súc
c. Nguyên vật liệu để làm hàng rào hoặc xây
dựng
d. Các loại cây cảnh hoặc cây làm thuốc
e. Động vật hoang dã (săn bắt)
f. Mật ong rừng
g. Củi
h. Các nguyên liệu để làm nghề thủ công
i. Khác

6

Giữ nguyên

Giảm


Theo ông, bà : Tại sao các sản phẩm này lại tăng hoặc giảm ?
…………………………………………………………………………………………
18. Vấn đề gì mà ông (bà) cho là đã làm giảm tài nguyên rừng và Đ DSH ở khu vực ?
□ Phá rừng làm nông nghiệp, hoặc các dự án phát triển khác













Xói mòn đất (hoặc canh tác đốt nương làm rẫy)












KT KNTS làm giàu rừng

Săn bắt trái phép
Khai thác gỗ bất hợp pháp
Sâu bệnh/ vật phá hoại, các loài xâm lấn
Sự xuống cấp, suy thoái của khu vực đầu nguồn
Sự suy thoái đất
Suy giảm đa dạng sinh học

Khai thác bừa bãi hoặc đốt rừng làm nông nghiệp mà không trồng lại rừng
Sự xuống cấp chung của môi trường địa phương

Khác, liệt kê:………………………………………………………………
19. Theo ông, bà VQG có cần hỗ trợ tổ chức tập huấn cho người dân địa phương hay
không? Nếu có cần tổ chức khóa tập huấn nào?
□ KT trồng cây LSNG dưới tán rừng
Sâu bệnh hại
Lửa rừng
Chăn nuôi, thú y
Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản
DLST
Thu hái, CB thuốc
Thị trường lâm sản
Tham quan học tập

Khác? …………………………………………………………………………….
Theo ông, bà: Bằng cách nào có thể thực hiện được những nội dung tập huấn?
…………………………….……………………………………………………………..
20. Ông (bà) có hợp đồng bảo vệ rừng không?
□ Có



Không
Nếu có, ông, bà đã bảo vệ rừng như thế nào? ……………………………………..........
21. Ông (bà) đã có các thỏa thuận với VQG chưa?
□ Có




Không
Nếu có, những thỏa thuận nào? (liệt kê/mô tả tất cả…) ………………………………...

7


22. Ông (bà) có biết VQG Bến En thành lập với mục đích gì? ………………………...
Ông, bà đã tham gia những hoạt động gì để bảo vệ VQG và bảo tồn Đ DSH?
……………………………………………………………………………………
Theo ông, bà làm thế nào để vừa bảo vệ được QG vùa đảm bảo đời sống người dân?
……………………………………………………………………………………
23. Theo ông, bà những phương tiện truyền thông nào về QLBVR được mọi người tin
tưởng nhất?
□ Khuyến nông viên









Cán bộ VQG
Tổ chức đoàn thể
Phát thanh viên của thôn trên loa đài
Tivi/ đài
Hàng xóm
Tờ rơi, cuốn sách nhỏ, bảng tin


Khác? …………………………………………………………….
24. Ông (bà) có sẵn sàng tham gia vào dự án phát triển hoặc bảo vê tài nguyên thiên
nhiên?
□ Có



Không
Tại sao? …………………………………………………………………………...
2.2. Phương pháp điều tra theo tuyến:
Sau khi nắm bắt được thông tin về khu vực phân bố của loài, tiến hành lập
tuyến điều tra: Tuyến điều tra phải đảm bảo đi qua tất cả các dạng địa hình phân bố
trong từng khu vực tiến hành điều tra như: thung lũng, núi đất, núi đá và đi qua các
trạng thái rừng; tuyến phải đảm bảo rãi đều trên toàn bộ diện tích của Vườn, trên các
tuyến điều tra, điều tra về hai bên tuyến với chiều rộng mỗi bên là 10m.
Mục tiêu của phương pháp điều tra tuyến là xác định sự phân bố của loài, tùy
vào mục tiêu của dự án để xác định số tuyến điều tra và thiết kế biểu điều tra cho phù
hợp. Tất cả các thông tin thu thập trên tuyến được ghi cụ thể và tỉ mỹ vào biểu 03.
Biểu 03. BIỂU ĐIỀU TRA TUYẾN
Số hiệu Tuyến.............
Tờ số:......................
Đá mẹ, đất:..................
Địa hình:..................
GPS Điểm đầu: .....................................................
GPS Điểm kết thúc: .............................................
Địa điểm:...............................................................

TT
1


Tên loài

D1.3
cm

Doo
cm

Hvn

8

Số
lượng

Kiểu rừng:.......................
Độ rộng tuyến.......................
Độ cao:..................................
Ngày điều tra:.......................
Người ĐT:.............................
Sinh
cảnh

GPS

Ghi chú


2

3

2.3. Phương pháp điều tra trên ÔTC
Sau khi xác định các khu vực có loài Vù hương phân bố theo các trạng thái
rừng tiến hành lập các OTC điển hình đại diện, ô tiêu chuẩn phải được lập ở tất cả các
dạng lập địa như chân, sườn, đỉnh…, diện tích mỗi OTC tùy thuộc và mức độ chi tiết
của dự án để lập ÔTC, thông thường diện tích ÔTC từ 1.000m 2 đến 2.000m2, ÔTC
thường lập là hình chữ nhật.
- Điều tra tầng cây gỗ:
Trên các OTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng toàn bộ những cây có
đường kính D1,3 ≥ 6cm về các chỉ tiêu: D1,3 , HVN, HDC, DT.
D1,3 đo bằng thước kẹp kính có khắc vạch tới mm. Đo H VN, HDC bằng thước
Blumenleiss (hoặc có thể đo bằng Sào đo cao). Đo D T bằng thước dây. Kết quả được
ghi vào biểu 04.
Biểu 04. BIỂU ĐIỀU TRA TẦNG CÂY CAO
Số hiệu ÔTC:.......................
Tờ số:...............................
Đá mẹ, đất:...........................
Địa hình:..........................
GPS:.....................................................................................
Địa điểm:..............................................................................
TT

Tên cây

D1.3
cm

Hvn
m


Hdc
m

Dt
m

Kiểu rừng:................
Độ cao:.......................
Ngày ĐT:...................
Người ĐT:.................
Sinh
trưởng

Vật hậu Ghi chú

1
2
3
….
- Điều tra cây tái sinh:
Trong mỗi ô tiêu chuẩn bố trí 05 ô dạng bản, mỗi ô có diện tích 25 m 2 (5m
x5m), ô dạng bản được lập ở 04 góc và ở giữa ô tiêu chuẩn. Trong mỗi ô dạng bản tiến
hành điều tra về: tên loài cây, chiều cao, chất lượng của cây tái sinh, cây tái sinh được
chia thành 03 cấp chiều cao: <50 cm, 50 – 100 cm, > 100cm. Kết quả được ghi vào
biểu 05.
Biểu 05. BIỂU ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH
Số hiệu ÔTC:...........
Ô


TT

Tên cây

Tờ số:.....

Ngày ĐT:...................

Số cây tái sinh

Sinh trưởng

9

Địa điểm:...................
Nguồn gốc


DB
Số
1
2
3
….

H<
50cm

H=50100cm


H>
100cm

Tốt

Xấu

Hạt

Chồi

Ghi
chú

- Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi, ngoại tầng:
Cây bụi, thảm tươi, thực vật ngoại tầng được điều tra trong các ô dạng bản.
Các chỉ tiêu cần điều tra: tên loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ
trung bình. Kết quả được ghi vào biểu 06.
Biểu 06. BIỂU ĐIỀU TRA CÂY BỤI THẢM TƯƠI, TV NGOẠI

TẦNG
Số hiệu ÔTC:..............

ÔDB
số
1
2
3



TT

Tờ số:......

Tên cây

Ngày ĐT:.......................

Số bụi

Số cây

% CP

Địa điểm:......................

Htb
( m)

Phân bố

Ghi
chú

2.4. Phương pháp xác định các loài cây bạn đi kèm:
Trên tuyến điều tra khi bắt gặp loài mục tiêu thì tiến hành thu thập số liệu về
cây bạn. Sử dụng phương pháp ÔTC 6 cây trong đó lấy loài mục tiêu có đường kính
D1,3 ≥ 20cm làm cây trung tâm, xác định các chỉ tiêu sinh trưởng của 6 cây có D 1,3 ≥
6cm gần cây Mục tiêu nhất, kết quả ghi vào biểu 07.
Biểu 07. BIỂU ĐIỀU TRA Ô 6 CÂY


LOÀI TRUNG TÂM:
Số hiệu ÔTC:.................................. Tờ số:..............................
Đá mẹ, đất:..................................... Địa hình:.........................
GPS:............................................................................................
Địa điểm:....................................................................................

10

Kiểu rừng:.......................
Độ cao:............................
Ngày ĐT:..........................
Người ĐT:.........................


TT

Tên
cây

KC
(m)

D1.3
(cm)

Hvn
(m)

Hdc

(m)

Dt
(m)

ST

Vật
hậu

Ghi
chú

00
1
2
3
4
5
6
2.5. Phương pháp điều tra, đánh giá tác động theo tuyến
Điều tra đánh giá tác động thường sử dụng phương phap điều tra, đánh giá
tác động theo tuyến: Điều tra lặp qua các năm trên tuyến cố định để đánh giá tác
động qua các năm. Trên mỗi tuyến điều tra cách 200m điều tra 01 ô tiêu chuẩn
(hình tròn) có diện tích 400m 2 thu thập các tác động và cho điểm từ 0 - 3 điểm tuỳ
theo mức độ tác động (không có tác động, ít tác động, tác động trung bình, tác động
nhiều). Căn cứ vào tổng số điểm được cho để đánh giá mức độ tác động qua các
năm. Kết quả điều tra được ghi vào biểu 08.
Biểu 08. BIỂU ĐIỀU TRA TÁC ĐỘNG
Số hiệu Tuyến...................

Tờ số:............................
Đá mẹ, đất:.......................... Địa hình:......................
GPS Điểm đầu: .............................................................
GPS Điểm kết thúc: ..................................................
Địa điểm:...............................................................

TT Tác động

Thời
gian

ĐT
Mức ĐT gây
bị
độ



AH tới
ĐTNC

Kiểu rừng:........................
Độ rộng tuyến..................
Độ cao:.............................
Ngày điều tra....................
Người ĐT:.......................

GPS

Ghi chú


1
2
3

2.6. Phương pháp điều tra, giám sát trên các ÔTC và tuyến định vị:
Điều tra ặp lạ 3 lần, mỗi năm 01 lần, các chỉ tiêu điều tra gồm: Các chỉ tiêu
sinh trưởng, thành phần loài, điều tra tái sinh trên OTC; thành phần loài cây bạn,
chỉ tiêu sinh trưởng các loài trong ô 7 cây và cây Vù hương tái sinh trên tuyến như
điều tra lần đầu (năm 2011).
2.7. Phương pháp điều tra đất

11


Tiến hành đào phẫu diện đất ở các vị trí đặc trưng hoặc đào phẩu diện theo từng
dạng lập địa để thu thập mẫu đất. Phẫu diện thường có kích thước 80cm x 200 cm, tiến
hành mô tả ngay tại thực địa theo quy định và mẫu phiếu có sẳn trong giáo trình. Lấy
mẫu phân tích theo các chỉ tiêu lý, hóa học, như sau:
+ Xác định pH bằng pH meters.
+ Xác định độ chua trao đổi (E) bằng phương pháp chuẩn độ Xocolop.
+ Xác định độ chua thủy phân bằng phương pháp Kapen.
+ Xác định dung trọng (D) bằng phương pháp ống dung trọng.
+ Xác định tỷ lệ mùn bằng phương pháp Churin
+ Xác định NH4+ bằng phương pháp so mầu Netle.
+ Xác định P205 bằng phương pháp Kiessa.
+ Xác định K20 bằng phương pháp Coban.
+ Xác định thành phần cơ giới bằng ống hút Robison và phân cấp 6 bậc của
Nga.
+... tùy theo yêu cầu của dự án.

Các mẫu đất thường được phân tích tại các trung tâm chuyên ngành, vì tại cơ sở
thiếu phương tiện và thiết bị để phân tích.
2.8. Phương pháp xử lý số liệu
Có nhiều phương pháp và cách tính toán số liệu. Tuy nhiên, hiện nay có sự hỗ
trợ của các phần mền xử lý số liệu nên thường ứng dụng các phương pháp sau:
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê sinh học
- Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố: Dùng các hàm thống kê đánh giá.
- Dùng phương pháp so sánh để đánh giá kết quả.
III. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu cơ bản cho một cuộc điều tra.
- Các loài bảng, biểu điều tra chuẩn bị sẳn
- Bút mực, bút chì, Ghim, kẹp tài liệu…
- Thiết bị thu hái mẫu: Sào, Giấy báo, kẹp tiêu bản, dây buộc…
- Máy ảnh chụp tư liệu
- Máy định vị GPS + Pin
- Địa bàn cầm tay
- Thước kẹp kính, thước dây, thước đo cao hoặc Sào đo cao
- Dụng cụ bảo quản mẫu vật tài liệu khi gặp trời mưa
- Bảo hộ lao động
- Dụng cụ ngủ rừng: Tăng, võng, bạt…
- Thực phẩm: Dự trù đủ cho 1 đợt điều tra
- Tư trang cá nhân…..

12


BIỂU ĐIỀU TRA CÂY BỤI THẢM TƯƠI, TV NGOẠI TẦNG
Số hiệu ÔTC:..............

ÔDB
số

I

TT

Tờ số:......

Tên cây

Ngày ĐT:.......................

Số bụi

Số cây

1
2

II


1
2

III


1
2

13


% CP

Địa điểm:......................

Htb
( m)

Phân bố

Ghi
chú


IV


1
2

V


1
2


14



BIỂU ĐIỀU TRA TUYẾN
Số hiệu Tuyến.............
Tờ số:......................
Đá mẹ, đất:..................
Địa hình:..................
GPS Điểm đầu: .....................................................
GPS Điểm kết thúc: .............................................
Địa điểm:...............................................................

TT
1
2
3

Tên loài

D1.3
cm

Doo
cm

Hvn



15

Số
lượng


Kiểu rừng:.......................
Độ rộng tuyến.......................
Độ cao:..................................
Ngày điều tra:.......................
Người ĐT:.............................
Sinh
cảnh

GPS

Ghi chú



×