Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng ở rừng trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 27 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH HÓA
BAN QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Đánh giá tình hình sinh trưởng tại khu vực rừng trồng làm cơ sở đề xuất
các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát triển loài Vù
hương tại Vườn quốc gia Bến En

Thanh Hóa, tháng 11 năm 2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO........................3
DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH....................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................4
Phần I.........................................................................................................................5
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................5
Phần II........................................................................................................................6
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU.....................6
2.1. Đặc điểm tự nhiên...........................................................................................6
2.1.1. Vị trí địa lý...............................................................................................6
2.1.2. Địa hình, địa mạo.....................................................................................6
2.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng.................................................................................6
2.1.4. Khí hậu thủy văn......................................................................................7
2.1.5. Tài nguyên rừng.......................................................................................7
2.2. Điều kiện xã hội..............................................................................................8
Phần III.......................................................................................................................9
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.................................9
3.1.Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................9
3.2. Nội dung thực hiện..........................................................................................9


3.3. Phương pháp thực hiện....................................................................................9
3.3.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng.............................................................9
3.3.2. Điều tra thu thập số liệu sinh trưởng của rừng trồng:...........................11
3.4. Xử lý số liệu và tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu........................................12
Phần IV.....................................................................................................................13
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ.................................................................13
4.1. Tổng hợp quá trình sinh trưởng và phát triển của loài Vù hương tại khu vực
rừng trồng:............................................................................................................13
4.1.1. Tỷ lệ sống của Vù hương trên các diện tích rừng trồng.........................13
4.1.2. Cường độ tăng trưởng của Vù hương....................................................14
4.1.3 Một số loài sâu, bệnh hại Vù hương trên rừng trồng và biện pháp phòng
trừ.....................................................................................................................17
4.2. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài Vù hương.................................19
Phần V......................................................................................................................21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................21
5.1. Kết luận.........................................................................................................21
5.2. Kiến nghị.......................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................22
PHỤ LỤC.................................................................................................................23

2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
Ký hiệu, từ viết tắt
BC
CT
D00
D00tb
Hvn

Hvntb
HST
HSTR
Max
Min
NXB

ODB
OTC
TB
VQG
UBND
[1]

Giải nghĩa
Báo cáo
Công thức
Đường kính gốc
Đường kính gốc trung bình
Chiều cao vút ngọn của cây
Chiều cao vút ngọn trung bình của cây
Hệ sinh thái
Hệ sinh thái rừng
Giá trị lớn nhất
Giá trị nhỏ nhất
Nhà xuất bản
Quyết định
Ô dạng bản
Ô tiêu chuẩn
Giá trị trung bình

Vườn quốc gia
Ủy ban nhân dân
Số thứ tự tài liệu tham khảo

3


DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
TT
1
2
3
4

Tên hình ảnh
Hình. 4.1. Tương quan D00- Hvn của Vù hương trên rừng trồng
Hình 4.2. Sâu cuốn lá (1) và Sâu đục thân hại Vù hương
Hình 4.3. Nhện đỏ hại lá (1) và sâu đục nõn (2)
Hình 4.4. Bệnh Thán thư (1) và Bệnh cháy lá (2)

Trang
17
18
19
19

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT
1

2
3
4

Tên bảng
Bảng 4.1. Tỷ lệ sống của Vù hương trên các diện tích rừng trồng
Bảng 4.2. Cường độ tăng trưởng đường kính của Vù hương
Bảng 4.3. Cường độ tăng trưởng chiều cao của Vù hương
Bảng 4.4. Tương quan D00- Hvn của Vù hương trên mô hình

4

Trang
13
14
15
16


Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ

Vườn quốc gia Bến En là khu vực chuyển tiếp từ vùng núi Tây bắc và Bắc
Trường Sơn, đồng thời cũng là nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng ven biển Thanh –
Nghệ Tỉnh, với các kiểu địa hình núi đất đai thấp xen lẫn hệ thống núi đá vôi và
sông hồ tạo nên khu hệ động thực vật phong phú và đa dạng. Đặc biệt nơi đây trước
kia là trung tâm phân bố của loài Vù hương. Tuy nhiên, do được thành lập trên
những diện tích rừng đã qua khai thác chọn của Lâm trường Như Xuân và lâm
trường Sông Chàng, kết hợp với nhu cầu về gỗ lim của xã hội ngày một lớn, trong
khi mật độ dân số ở khu vực vùng đệm rất cao, đời sống hết sức khó khăn, thu nhập

chủ yếu dựa vào rừng và sản xuất nông nghiệp trên một diện tích vô cùng hạn chế,
nên người dân trong khu vực thường xuyên có những tác động tiêu cực vào rừng.
Trong số các hành vi vi phạm lâm luật của người dân trong cộng đồng thì
việc khai thác gỗ, đặc biệt là gỗ lim diễn ra phổ biến hơn cả, đã làm cho tình trạng
suy giảm về số lượng và chất lượng loài Vù hương ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Đứng trước thực trạng đó Vườn quốc gia Bến En đã tiến hành thực hiện Dự án
“Bảo tồn và phát triển loài Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte) tại Vườn
Quốc gia Bến En – Thanh Hoá”, nhằm bảo tồn và phục hồi các quần thể Vù hương ở
khu vực.
Để góp phần thực hiện thành công mục tiêu đặt ra thì ngoài việc nghiên cứu
các đặc điểm về hình thái, sinh thái, hiện trạng phân bố của loài Vù hương trong
khu vực cần phải có những hoạt động gây trồng, chăm sóc, theo dõi và đánh giá kết
quả của việc gây trồng trên thực địa, làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm
phát triển loài cây này trên các khu vực phân bố của nó là việc hết sức cần thiết và
mang tính chiến lược lâu dài. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu chuyên đề “Đánh giá tình hình sinh trưởng tại khu vực rừng trồng
làm cơ sở đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát
triển loài Vù hương tại Vườn quốc gia Bến En”.

5


Phần II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Bến En cách Thành phố Thanh Hóa 46 km về phía Tây
Nam, cách biển Đông 60 km và có tọa độ địa lý:
19028' - 19041' vĩ độ Bắc
105020' - 105035' kinh độ Đông

Tổng diện tích tự nhiên là 14.734,67 ha, thuộc địa bàn 2 huyện Như Thanh
và Như Xuân - tỉnh Thanh Hóa.
2.1.2. Địa hình, địa mạo
Vườn Quốc gia Bến En thuộc khu vực địa hình đai thấp, có 80% diện tích là
núi đất và 20% diện tích là núi đá vôi, toàn Vườn có 3 kiểu địa hình sau:
- Kiểu địa hình đồi núi thấp: Kiểu địa hình này có diện tích nhỏ, phân bố chủ
yếu ở phía Tây, Tây Nam. Độ cao địa hình lớn nhất là Núi Đàm (497m), các đỉnh
khác cao từ 300 - 350 m. Độ dốc trung bình 200 - 300.
- Kiểu địa hình đồi thoải: Chiếm diện tích lớn nhất trong vườn, độ cao trung
bình 150m, độ dốc từ 150 - 200
- Kiểu địa hình hồ và thung lũng: Gồm hồ Bến En và các thung lũng xen cài
giữa các khu đồi núi thấp, hồ có diện tích trung bình 2.281 ha, biến động từ 2.000
-2.800 ha, trong lòng hồ có 21 hòn đảo và bán đảo.
2.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng
Khu vực Bến En có 4 loại đất, độ phì tương đối cao, tầng đất mặt từ trung
bình đến dày rất thuận lợi cho các loài thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Đất phù sa sông suối (đất vàng, nâu) có diện tích khoảng 310 ha, đất có
tầng loang lỗ quá trình ngập nước không thường xuyên trong năm, nên bị biến chất
do glây hóa. Đất thường có màu nâu xám, tơi xốp, tầng dày, thành phần cơ giới có
cát pha hay thịt nhẹ, có kết cấu tốt phân bố rải rác theo các thung lũng Đồng Thô,
Điện Ngọc, Xuân Lý.
- Đất Feralit màu nâu vàng phát triển trên nhóm đá sét có diện tích khoảng
11.136 ha đây là loại đất tốt tầng dày, thành phần cơ giới thịt nặng và sét phù hợp
với nhiều loại cây trồng. Khả năng giữ ẩm tốt nhưng thoát nước kém. Phân bố chủ
yếu vùng trung tâm và phía Bắc của Vườn.
6


- Đất Feralit vàng nhạt phát triển trên nhóm đá cát có diện tích khoảng 1.200
ha, có tầng mỏng, thành phần cơ giới cát pha đất thịt nhẹ và trung bình, đất tơi xốp,

kết cấu rời rạc, khả năng giữ nước kém, chua, nghèo dinh dưỡng, khả năng phân
giải chất hữu cơ mạnh, dễ bị xói mòn rửa trôi.
- Đất phong hóa trên núi đá vôi có diện tích khoảng 1.077 ha chủ yếu thuộc
loại Macgalit, tầng dày, nông. Do địa hình dốc nên dễ bị rửa trôi bào mòn, đất
thường khô, thiếu nước, phù hợp với những loại thực vật ưa kiềm như: Trai lý, Lát
hoa, Thị rừng...
2.1.4. Khí hậu thủy văn
- Khí hậu
Vườn Quốc gia Bến En không xa biển, nên khí hậu ở đây ít nhiều chịu ảnh
hưởng khí hậu của biển và đai khí hậu lục địa. Nhiệt độ trung bình các tháng trong
năm là 23,3 0C, lượng mưa 1.790 mm/năm, độ ẩm trung bình: 85%
Các loại gió chủ yếu là: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau,
gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 10. Đôi khi có đợt gió Lào khô nóng vào tháng 6
hoặc tháng 7 khoảng 19 -22 ngày.
- Thủy văn
Khu vực có hệ thống sông chính là sông Mực nằm trọn trong địa giới vườn
quốc gia Bến En quản lý. Toàn bộ thủy vực gồm 4 suối lớn: Suối Hận, suối Thổ,
suối Cốc và suối Tây Toọng.
Hồ Bến En có dung tích nước biến động từ 250 - 400 triệu m 3, là thủy vực
của 4 suối nói trên. Hồ có nước quanh năm, diện tích mặt hồ trung bình 2.281 ha,
có khả năng tưới tiêu cho 12.000 ha đất nông nghiệp của 3 huyện Như Thanh,
Nông Cống và Quảng Xương. Ngoài ra hồ Bến En còn là nơi lưu giữ nguồn gen
nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch sinh thái.
2.1.5. Tài nguyên rừng
- Khu hệ thực vật
Tổng số loài theo thống kê được ở Bến En là 1.417 loài (chiếm 12,74% so
với hệ thực vật Việt Nam) thuộc 902 chi, 196 họ của 6 ngành thực vật bậc cao (Kết
quả điều tra cơ bản vườn quốc gia Bến En 1997 - 2000) đó là: Ngành Quyết lá
thông (Phylotophyta) 1 loài, ngành Thông đất (Lycopodiphyta) 4 loài, ngành cỏ
Tháp bút (Equisetophyta)1 loài, ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 101 loài, ngành

Hạt trần (Gymnospermae) 8 loài và ngành Hạt kín (Angiopermae) 1.242 loài. Hiện
có 33 loài thực vật quý hiếm như: Đinh hương, Vù hương, Trai lý, Chò chỉ .v.v..
7


Hệ thực vật vườn Quốc gia Bến En thuộc hệ thực vật Nam Trung Hoa - Bắc
Trường Sơn. Khu vực Bến En còn là vùng chuyển tiếp giữa 2 luồng thực vật Miền
Bắc và Miền Nam Việt Nam nên chịu ảnh hưởng nhất định của khu hệ thực vật
Miền Nam.
- Khu hệ động vật:
Kết quả điều tra cơ bản năm 1997 – 2000 và điều tra bổ sung năm 2013 ở
Bến En 1.530 loài động vật chiếm 17,31% so với hệ động vật Việt Nam, trong đó:
có 91 loài Thú, 261 loài Chim, 54 loài Bò sát, 31 loài Ếch nhái, 68 loài Cá và 499
loài Côn trùng. Ở Bến En có nhiều loài động vật quí hiếm (93 loài) được ghi trong
sách đỏ Việt Nam.
2.2. Điều kiện xã hội
Trong khu vực quản lý của Vườn quốc gia Bến En có 41.000 dân của 11 xã.
Thành phần dân tộc gồm: Kinh (chiếm 54,2%), Thái (28,1%), Mường (11,8%), Thổ
(8,9%). Hầu hết số dân nói trên sống ở vùng đệm, số dân nằm trong qui hoạch Vườn
Quốc gia Bến En của 3 xã Xuân Thái (huyện Như Thanh), Bình Lương, Tân Bình
(huyện Như Xuân) có 656 hộ và 3.246 nhân khẩu
+ Mật độ dân số bình quân vùng đệm là 80người/km 2, số dân trong Vườn
mật độ dân cư 50 người /km2
+ Sản xuất nông nghiệp
Việc đầu tư cho trồng trọt ít, năng suất thấp, diện tích trồng trọt bình quân
340m2/người. Tập quán canh tác lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, đời sống
người dân còn nhiều khó khăn, đa số đồng bào dân tộc vùng sâu xa thường thiếu ăn
từ 1 - 3 tháng trong năm.
+ Chăn nuôi: Chưa có qui hoạch, số lượng gia súc bình quân mỗi hộ có từ 1 2 con, nhiều gia đình có hàng chục con thả rông trong rừng.
Do những khó khăn về điều kiện kinh tế cùng với trình độ dân trí còn thấp,

người dân phải vào rừng khai thác lâm sản, săn bắn động vật, đốt nương làm rẫy đã
gây nên nhiều khó khăn cho công việc bảo vệ tài nguyên rừng.

8


Phần III
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1.Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của loài Vù hương ở khu vực
rừng trồng, từ đó đề xuất các giải pháp tác động tối ưu để bảo tồn và phát triển loài.
3.2. Nội dung thực hiện
Đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của cây Vù hương qua các giai
đoạn:
- Tỷ cây sống.
- Mức độ tăng trưởng đường kính gốc (D00).
- Mức độ tăng trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn).
- Đánh giá chất lượng cây và tình hình sâu bệnh hại.
3.3. Phương pháp thực hiện
3.3.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng
a. Loài cây, mật độ, phương thức và cự li trồng:
- Loài cây trồng: Vù hương.
- Mật độ trồng:
+ Trồng rừng tập trung: 625 cây/ha.
+ Trồng vườn cây đầu dòng: 5.000 cây/ha.
- Phương thức trồng: Trồng thuần loài.
- Cự ly trồng:
+ Trồng rừng tập trung: Cây cách cây 4,0 m, hàng cách hàng 4,0 m.
+ Trồng vườn cây đầu dòng: Cây cách cây 1,0 m, hàng cách hàng 2,0 m.
b. Tiêu chuẩn cây giống

Cây giống đem trồng phải đạt tiêu chuẩn sau: Cây được ươm trong bầu có
kích thước 10 x15 cm, thời gian gieo ươm trong vườn ươm từ 12 – 14 tháng, chiều
cao từ 30 - 35 cm, đường kính cổ rễ 0,4 - 0,6 cm. Sinh trưởng tốt, không cong queo
sâu bệnh và không bị cụt ngọn.
c. Xử lý thực bì
- Phương thức:
+ Trồng rừng tập trung: Phát thực bì 50% theo băng, trong quá trình phát nếu
gặp những cây gỗ tái sinh mục đích phải để lại, thời gian thực hiện trước khi làm
đất 20 ngày.
9


+ Trồng vườn cây đầu dòng: Phát toàn diện, chỉ để lại những cây gỗ tái sinh
mục đích làm cây che bóng.
- Phương pháp: Phát sát gốc (gốc phát không cao hơn mặt đất 10 cm); sau
khi phát phải băm dập thành đoạn ngắn và gom lại từng đống nhỏ để tạo điều kiện
cho việc phân hủy (không xử lý đốt thực bì sau khi phát dọn). Khu vực có nhiều
nứa tép phải cho tận dụng và đưa ra khỏi rừng để phòng chống cháy rừng.
d. Làm đất và bón lót
- Đào hố trước khi trồng 20 ngày, kích thước hố (30 x 30 x 30) cm, sau khi
đào hố tiến hành bón phân NPK với tỷ lệ 0,2 kg/hố đối với trồng rừng tập trung và
0,5kg/hố đối với trồng Vườn cây đầu dòng.
- Lấp hố: Sau khi đào 10 - 15 ngày tiến hành lấp hố bằng đất nhỏ (nhặt sạch
cỏ và đá cục trước khi lấp đất) để tạo độ ẩm, lấp đất thấp hơn miệng hố 3 - 5 cm.
e. Thời vụ trồng rừng
- Trồng vụ xuân: Từ tháng 3 - 4/2015.
- Thời tiết trồng: Trồng vào những ngày râm mát có mưa nhỏ, độ ẩm cao.
f. Vận chuyển cây con và trồng
- Vận chuyển: Cây con đem trồng không làm xây sát, gẫy ngọn, không vỡ
bầu. Nếu chưa trồng ngay thì phải để nơi râm mát và tưới nước ngày 02 lần cho đất

trong bầu luôn ẩm.
- Cách trồng: Moi đất dưới hố lên, dùng dao lam bóc vỏ bầu, đặt cây ngay
thẳng giữa hố bầu và thân cây thẳng đứng, cổ rễ cách mặt đất 2 - 3cm, lấp đất, nén
nhẹ xung quanh cây cho tới khi chặt, không làm vỡ bầu, sau đó phủ lớp đất nhỏ lên
mặt bầu dày 2 - 3 cm.
g. Chăm sóc và trồng dặm
- Trồng dặm:
+ Sau khi hoàn thành công tác trồng rừng từ 1-2 tháng, tiến hành kiểm tra tỉ lệ
cây sống, cây đạt tỷ lệ > 85% phân bố đều thì không phải trồng dặm. Cây chết tập
chung thành từng đám hoặc tỷ lệ cây sống < 85% thì phải trồng dặm.
+ Trồng dặm tiến hành vào vụ Thu của năm thứ nhất (sau khi tiến hành chăm
sóc) và vụ Xuân của năm thứ 2 (từ tháng 3 - 4/2016) sau khi tiến hành chăm sóc,
khi trồng phải chọn cùng một loài cây, cùng một kích thước và cùng một tuổi với
cây đã trồng, theo mật độ, cự ly hàng, cự ly cây đã được phê duyệt.
- Kỹ thuật chăm sóc:

10


+ Thời gian chăm sóc: Chăm sóc liên tục 2 năm. Năm đầu chăm sóc 1 lần
vào tháng 10 - 11, năm thứ 2 chăm sóc 2 lần, lần 1 từ tháng 3 - 4, lần 2 từ tháng 10
– 11 (sau khi chăm sóc lần 1 tiến hành trồng dặm).
+ Nội dung chăm sóc:
Phát dọn thực bì toàn diện, phát sạch dây leo, cỏ dại xung quanh thân, gốc
cây trồng (nếu thực bì phủ kín cây trồng, cần phải kiểm tra và đánh dấu vị trí cây
trồng trước khi phát để tránh phát vào cây trồng).
Xới vun gốc 1 lần /năm, năm thứ nhất: xới vun gốc sau khi phát dọn thực bì;
Năm thứ 2: xới vun gốc sau khi phát chăm sóc lần 2, rẫy sạch cỏ xung quanh gốc
cây, đường kính xáo xới từ 0,6 – 0,8 m. Sau đó xới và vun đất cho gốc cây độ sâu
từ 10 – 15 cm (càng xa gốc cây càng xới sâu hơn).

h. Bảo vệ rừng trồng
Thực hiện giao khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ đến từng hộ gia đình hoặc
theo từng nhóm hộ trồng rừng, gắn lợi ích kinh tế kết hợp phòng hộ và bảo vệ môi
trường để các hộ có trách nhiệm trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng có hiệu quả.
Tăng cường công tác tuyên truyền Luật bảo vệ và phát triển rừng để mọi
người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng. Phối kết hợp
giữa các hộ với lực lượng bảo vệ rừng của địa phương và Kiểm lâm quản lý tiểu
khu để bảo vệ rừng.
- Kiểm tra phát hiện sâu bệnh hại rừng để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.
- Nghiêm cấm chăn thả gia súc vào khu vực trồng rừng.
i. Phòng chống cháy rừng
- Không được đốt thực bì trong lô trồng rừng.
- Những khu vực có nhiều nứa tép, sau khi phát dọn cần phải tận dụng đưa ra
khỏi rừng để phòng chống cháy rừng.
- Phát dọn thực bì xung quanh lô trồng rừng để phòng chống cháy rừng và
thuận lợi cho việc tuần tra bảo vệ rừng.
- Thường xuyên tuần tra canh gác phát hiện lửa rừng để kịp thời xử lý.
- Trong mùa khô hanh phải thành lập tổ phòng cháy, chữa cháy rừng phối
hợp với chính quyền địa phương và kiểm lâm viên địa bàn xây dựng phương án
phòng cháy, chữa cháy rừng, chuẩn bị lực lượng, dụng cụ, phương tiện cần thiết để
phòng khi có cháy rừng xảy ra.
3.3.2. Điều tra thu thập số liệu sinh trưởng của rừng trồng:
Lập 10 OTC điển hình diện tích mỗi OTC là 1.000m 2 (40mx50m). Trên các
OTC tiến hành đo đếm tỷ lệ cây sống và các chỉ tiêu sinh trưởng (D00 , Hvn).
11


D00 đo bằng thước Banme. Đo Hvn bằng thước dây. Kết quả được ghi vào
mẫu biểu sau:
Biểu điều tra sinh trưởng của Vù hương ở rừng trồng

Số hiệu OTC:
Diện tích OTC: 1.000 m2
Mật độ trồng: 625 cây/ha
Thời gian trồng: 3/2015

TT
1
2
3

Tên cây

Tờ số:
Địa hình:
Độ cao:
Ngày điều tra:

Sống

Phương thức trồng:
Đá mẹ, Đất:
Địa điểm:
Người điều tra:

D00 (cm)

Hvn (cm)

Sâu
bệnh


Sinh
trưởng

Vù hương
Vù hương
Vù hương


3.4. Xử lý số liệu và tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu.
Sau khi thu thập, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng trên các OTC, tổng hợp và
phân tích số liệu theo các phương pháp thống kê toán học ứng dụng trong lâm
nghiệp trên cơ sở sử dụng phầm mềm SPSS và Excel để tính toán các chỉ số cần
thiết theo yêu cầu của chuyên đề.

12


Phần IV
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Tổng hợp quá trình sinh trưởng và phát triển của loài Vù hương tại
khu vực rừng trồng:
4.1.1. Tỷ lệ sống của Vù hương trên các diện tích rừng trồng
Kết quả điều tra tỷ lệ sống của loài Vù hương trên mô hình sau 18 tháng
trồng rừng được tổng hợp tạ bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tỷ lệ sống của Vù hương trên các diện tích rừng trồng
TT
OTC
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
TB

Lần 1 (sau 5 tháng)
Số cây
sống
55
57
56
59
59
59
59
58
59
59
580

Tỷ lệ cây
sống(%)
87,3
90,5
88,9

93,7
93,7
93,7
93,7
92,1
93,7
93,7
92

Lần 2 (sau 15
tháng)
Số cây Tỷ lệ cây
sống
sống(%)
53
84,13
54
85,71
55
87,30
55
87,30
56
88,89
56
88,89
54
85,71
54
85,71

57
90,48
56
88,89
550
87,30

Lần 3 (sau 18 tháng)
Số cây
sống
53
54
55
54
56
55
54
54
56
56
547,00

Tỷ lệ cây
sống(%)
84,13
85,71
87,30
85,71
88,89
87,30

85,71
85,71
88,89
88,89
86,83

Nhận xét :
Bảng 4.1 cho thấy: Tỷ lệ cây sống giảm dần theo thời gian. Sau 05 tháng tỷ
lệ đạt 92%, sau 15 tháng đạt 87,3% và sau 18 tháng đạt 86,83%.
Biên độ dao động về tỷ lệ cây chết trong khoảng từ 5 đến 15 tháng sau trồng
là 4,7% nhưng từ 15 đến 18 tháng sau trồng là 0,47%, bằng 10% so với 15 tháng
đầu, cho thấy sau khi trồng được 15 tháng, tỷ lệ sống của Vù hương trên hiện
trường đã cơ bản ổn định.
Thực tế theo dõi cũng cho thấy nguyên nhân gây chết sau 12 tháng chủ yếu
là do sự xâm lấn, chèn ép của cây bụi, thảm tươi hoặc do bị tổn thương trong quá
trình chăm sóc.

13


Kết quả này cho thấy Vù hương đã thực sự thích nghi với môi trường tự
nhiên khu vực trồng rừng và có khả năng phát triển tốt.
4.1.2. Cường độ tăng trưởng của Vù hương
Bên cạnh việc theo dõi tỷ lệ sống, dự án đã tiến hành đánh giá cường độ tăng
trưởng của Vù hương trên mô hình.
a. Tăng trưởng đường kính gốc
Kết quả đo đếm tăng trưởng về đường kính gốc được tổng hợp tại bảng 4.2.
Bảng 4.2. Cường độ tăng trưởng đường kính của Vù hương
Sinh trưởng đường kính gốc (cm)
Sau 5

tháng
TT OTC
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trung bình

Doo
0,52
0,48
0,49
0,5
0,5
0,5
0,49
0,49
0,5
0,49

Sau 15 tháng
ΔD/
Doo
ΔD

tháng
0,61
0,09
0,009
0,58
0,1
0,01
0,55
0,06
0,006
0,58
0,08
0,008
0,59
0,09
0,009
0,59
0,09
0,009
0,57
0,08
0,008
0,58
0,09
0,009
0,58
0,08
0,008
0,57
0,08

0,008

0,496 0,580 0,084

0,008

Sau 18 tháng
Doo
0,65
0,62
0,58
0,62
0,62
0,63
0,6
0,62
0,6
0,6
0,614

ΔD
0,04
0,04
0,03
0,04
0,03
0,04
0,03
0,04
0,02

0,03

ΔD/
tháng
0,013
0,013
0,010
0,013
0,010
0,013
0,010
0,013
0,007
0,010

0,034

0,011

Nhận xét :
Nhìn vào kết quả điều tra ở bảng 4.2 cho thấy: Cường độ tăng trưởng về
đường kính gốc của cây Vù hương qua các lần điều tra tăng dần theo thời gian. Lần
điều tra thứ nhất (sau khi trồng 5 tháng) D00 đạt trung bình 0,496 cm, lần điều tra
thứ 2 (sau khi trồng 15 tháng) tăng lên 0,58 cm, đạt cường độ 0,008cm/tháng, lần
điều tra thứ 3 (sau khi trồng 18 tháng) D 00 trung bình là 0,614 cm, đạt cường độ
0,11 cm/tháng. Điều này chứng tỏ cây Vù hương sau khi đưa ra trồng ngoài môi
trường rừng tự nhiên với quy trình trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ phát triển
tốt. Trong giai đoạn 5 tháng sau khi trồng, bộ rể của cây phát triển chậm nên quá
trình hút nước và chất dinh dưỡng ở môi trường tự nhiên để cung cấp cho cây kém,
cây chưa thích nghi với môi trường tự nhiên, ở lần điều tra thứ 2 giai đoạn này bộ

14


rể của cây đã tương đối phát triển, kết hợp với việc chăm sóc đúng kỹ thuật nên cây
trồng phát triển nhanh hơn, cường độ tăng trưởng về đường kính gốc trung bình
cũng tăng lên và sau 18 tháng, khi Vù hương cơ bản đã hoàn toàn thích nghi với
điều kiện tự nhiên nên cây sinh trưởng rất nhanh. Vì vậy sau lần chăm sóc thứ 2 của
năm thứ 2 ta có thể tập trung vào vào việc bảo vệ để hạn chế sự tác động tiêu cực
của con người và gia súc.
b. Tăng trưởng chiều cao vút ngọn
Tăng trưởng chiều cao vút ngọn là môt chỉ tiêu cực kỳ quan trọng đối với cây
rừng. Tùy từng loài khác nhau mà cường độ tăng trưởng chiều cao khác nhau. Tuy
nhiên các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và điều kiện ngoại cảnh cũng ảnh hưởng lớn
đến cường độ tăng trưởng chiều cao của cây. Chính vì vậy, trong trồng rừng, việc
đánh giá chỉ tiêu tăng trưởng chiều cao sẽ cho chúng ta biết môi trường và các
phương pháp kỹ thuật lâm sinh tác động có phù hợp với loài cây trồng trong từng
giai đoạn hay không.
Kết quả điều tra tăng trưởng chiều cao của Vù hương trên mô hình rừng
trồng sau 18 tháng được thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Cường độ tăng trưởng chiều cao của Vù hương
TT OTC

1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
Trung bình

Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (cm)
Sau 15 tháng
Sau 18 tháng

Sau 5
tháng
Hvn

Hvn

ΔH

ΔH/
tháng

Hvn

ΔH

ΔH/
tháng

46,5
43,9
45,5
45,6

45,6
45,9
44,9
46,5
45
45,8
45,520

69,8
65
66
68,4
68,4
68,7
67,5
68,9
66,6
67,5
67,680

23,3
21,1
20,5
22,8
22,8
22,8
22,6
22,4
21,6
21,7

22,160

2,33
2,11
2,05
2,28
2,28
2,28
2,26
2,24
2,16
2,17
2,216

82,2
76,1
76
80,8
79,3
81,2
79,4
81,3
77,1
79,6
79,300

12,4
11,1
10
12,4

10,9
12,5
11,9
12,4
10,5
12,1
11,620

4,133
3,700
3,333
4,133
3,633
4,167
3,967
4,133
3,500
4,033
3,873

Nhận xét :
15


Qua số liệu thể hiện trên bảng 4.3 ta thấy: Cường độ tăng trưởng ΔH của cây
Vù hương qua các lần điều tra là tăng dần cụ thể là : lần thứ nhất (sau khi trồng 5
tháng) ΔH = 6,45cm, lần thứ 2 (sau khi trồng 15 tháng) ΔH = 40,89cm và đến lần
điều tra thứ 3 (sau khi trồng 27 tháng) ΔH = 83,84. Cường độ tăng trưởng/tháng
ΔH/tháng qua các lần điều tra cũng tăng dần qua các lần điều tra nhưng càng về
giai đoạn sau thì cường dộ tăng trưởng nhanh hơn: Lần 1 ΔH/tháng = 2,15cm, lần 2

ΔH/tháng = 2,73cm và lần 3 ΔH/tháng = 3,11cm điều này càng chứng tỏ cây Vù
hương trồng ở rừng Bến En là rất phù hợp.
c. Tương quan D00 - Hvn
Tương quan D-H là một chỉ tiêu quan trọng đối với cây rừng, thể hiện quá
trình sinh trưởng có đảm bảo sự cân đối giữa chiều cao và đường kính hay không.
Tương quan D-H không chỉ có tác dụng đối với công tác điều tra, tính toán
mức tăng trưởng, trữ lượng rừng mà còn cho biết « sức khỏe » của cây rừng. Hệ số
tương qua D-H càng cao thỉ mối quan hệ D-H càng chặt đồng thời chứng tỏ sự phát
triển D và H của cây rừng là cân đối, tức cây rừng sinh trưởng tốt, chất lượng cao,
phát triển theo đúng quy luật, ít bị tác động tiêu cực của cong người cũng như tác
động của môi trường và ngược lại.
Chính vì vậy, trong nghiên cứu sinh trưởng của rừng việc cần thiết là phải
nghiên cứu mối quan hệ D-H trong lâm phần. Tương quan D-H của mô hình rừng
trồng loài Vù hương được tổng hợp tại bảng 4.4.
Bảng 4.4. Tương quan D00- Hvn của Vù hương trên mô hình
Thời gian
sinh trưởng
trên rừng
trồng
5
15
18

Các chỉ số
tăng trưởng
thực nghiệm
Doo Hvn
0,496 45,52
0,58 67,68
0,614 79,3


Các chỉ số
Hệ số
tăng trưởng tương
lý thuyết
quan
Doo HVn
(R2)
0,5 69,27 0,61
0,6 78,19 0,65
0,7 85,74
0,7

Phương trình tương quan
Hvn= 61,04561+50,96896* log D00
Hvn = 86,9907+81,5797*log D00
Hvn = 103,1895+112,6707 * logD00

Nhận xét:
Qua bảng 4.4 ta thấy hệ số tương quan tăng dần và khá nhanh theo thời gian,
từ 0,61 sau 5 tháng lên 0,65 sau 15 tháng và 0,7 sau 18 tháng sinh trưởng trên mô
hình chứng tỏ Vù hương sinh trưởng tốt và đang dần đưa Vù hương tiệm cận với
quy luật sinh trưởng tự nhiên của loài. Điều này cũng khẳng định điều kiện lập địa,
kỹ thuật áp dụng trong việc trồng Vù hương trên mô hình là phù hợp với đặc tính
sinh học và yêu cầu sinh thái của loài.
16


Trên cơ sở số liệu điều tra và phương trình tương quan, mối tương quan D 00Hvn của Vù hương trên mô hình được mô phỏng như hình 4.1 dưới đây.


Hình. 4.1. Tương quan D00- Hvn của Vù hương trên rừng trồng
Nhận xét:
Từ đồ thị 4.1 ta thấy tương quan thực nghiệm của Vù hương trên mô hình
sau 15 tháng có xu hướng giao cắt với tương quan lý thuyết nhưng đến giai đoạn 15
– 18 tháng lại có xu hướng tiệm cận để rồi chạy song song với tương quan lý
thuyết. Điều này một lần nữa cho thấy quá trình sinh trưởng của Vù hương trên mô
hình tương đối tốt, tăng trưởng Hvn và D00 khá cân đối, phù hợp với quy luật tự
nhiên của loài và điều kiện lập địa của khu vực cũng như tính hợp lý của các biện
pháp kỹ thuật đã tác động.
4.1.3 Một số loài sâu, bệnh hại Vù hương trên rừng trồng và biện pháp
phòng trừ
Vù hương là loài cây bản địa phân bố tự nhiên trong khu vực nên ít sâu bệnh.
Tuy nhiên trong quá trình theo dõi sinh trưởng của cây trên mô hình, chúng tôi
nhận thấy tùy vào thời điểm khác nhau mà Vù hương có thể bị nhiễm một số loại
sâu bệnh như sau:
17


- Vụ Xuân có thể bị sâu nâu cuốn lá, sâu đục thân mức độ nhỏ lẻ, trường hợp
bị nhiều có thể sử dụng các loại thuốc: Virrtako 40WG, Suprathion 40EC,
Ortus 5SC, Nissorun, Pegasus, Dimethoate, Mitac, Rufast, Ortus,
Comites, Abamectin, Kelthane,… Phun 03 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày.
1

2

Hình 4.2. Sâu cuốn lá (1) và Sâu đục thân hại Vù hương
- Vụ Thu – Đông có thể bị sâu đục nõn, nhện đỏ hại lá mức độ nhỏ lẻ, trường
hợp bị nhiều có thể sử dụng các loại thuốc: Virrtako 40WG, Suprathion 40EC,
Ortus 5SC, Nissorun, Pegasus, Dimethoate, Mitac, Rufast, Ortus,

Comites, Abamectin, Kelthane,… Phun 03 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày.

18


1

2

Hình 4.3. Nhện đỏ hại lá (1) và sâu đục nõn (2)
- Khi thời tiết ẩm ướt, độ tàn che cao Vù hương rất dễ bị bệnh thối nhũn
(Thán thư) hoặc cháy lá do nấm gây ra, trường hợp này cần mở tán để tăng cường
ánh sáng trực xạ, cắt bỏ phần thối nhũn đem chôn sau đó dung một trong các loại
thuốc trị nấm như: Daconil, Kasumin, Saipan + Mexyl, Saipan + Alpine,
Mexyl + Alpine, Aliette, Carbenzim 500FL,…phun 03 lần, mỗi lần cách
nhau 5 - 7 ngày.
1

2

Hình 4.4. Bệnh Thán thư (1) và Bệnh cháy lá (2)
4.2. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài Vù hương
Qua kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng của loài Vù hương trên thực địa
trồng rừng tại VQG Bến En, để góp phần bảo tồn và phát triển các loài cây này,
chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là: Cây giống đem trồng phải đạt tiêu chuẩn: Cây được ươm trong bầu
có kích thước 10 x15 cm, thời gian gieo ươm trong vườn ươm từ 12 – 14 tháng,
chiều cao từ 30 - 35 cm, đường kính cổ rễ 0,4 - 0,6 cm. Sinh trưởng tốt, không cong
queo, không bị cụt ngọn và không mang mầm bệnh.
Hai là: Thực tế trồng rừng Vù hương cho thấy, thời vụ trồng có ảnh hưởng

rất lớn đến tỷ lệ sống của loài cây này. Trong khuôn khổ dự án, chúng tôi đã tiến
hành trồng rừng vào vụ Xuân và cho tỷ lệ sống trung bình đạt 86,83% vào năm thứ
19


3 sau khi trồng. Đây là một kết quả khá cao, đảm bảo yêu cầu trồng rừng đại trà, do
đó cần triển khai trồng rừng Vù hương vào những ngày râm mát trong vụ.
Ba là: Để đảm bảo hiệu quả của công tác bảo tồn loài Vù hương trong rừng
tự nhiên cũng như trên các diện tích rừng trồng cần phải làm tốt công tác bảo vệ
trước sự tàn phá của con người và trâu bò, thực hiện nghiêm túc các yêu cầu kỹ
thuật trồng và chăm sóc rừng. Chú ý mở tán hợp lý cho cây theo độ tuổi và điều
kiên thời tiết, tránh để cây bị nấm bệnh.
Bốn là: Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân để hạn chế việc
khai thác rừng bừa bãi, bảo tồn cây mẹ để duy trì nguồn hạt giống cung cấp cho
công tác gieo ươm, mở rộng diện tích trồng rừng.
Năm là: Gắn quyền lợi và trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ
và phát triển rừng, làm tốt công tác phối kết hợp giữa lực lượng bảo vệ rừng thôn
bản, các cấp chính quyền và cán bộ kiểm lâm để khuyến khích nhân dân tham gia
công tác bảo vệ, phát triển rừng và kịp thời ngăn chặn những hành vi xâm hại rừng,
kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng.

20


PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
- Vù hương là loài cây bản địa kết hợp với việc trồng và chăm sóc đúng kỹ
thuật nên tỉ lệ cây sống và phát triển sau khi trồng tại Vườn quốc gia Bến En là rất
cao, đạt 86,83% ở giai đoạn cuối chu kỳ chăm sóc.

- Mặc dù là loài cây bản địa nhưng thời gian đầu mới trồng, Vù hương sinh
trưởng khá chậm song khả năng thích ứng với môi trường tốt, mức độ tăng trưởng
cân đối giữa chiều cao và đường kính. Tương quan D-H ngày càng chặ chẽ và thể
hiện tính bền vững.
- Vù hương có thể bị nhiễm một số bệnh như: Thán thư, khô vằn gây hại khi
thời tiết ẩm ướt hoặc độ tàn che quá lớn cần thường xuyên vệ sinh rừng, chăm sóc
phát quang, mở tán rừng theo độ tuổi và phù hợp với điều kiện thời tiết. Ngoài ra
cũng có thể bị một số loài như: Nhện đỏ, sâu đục nõn,… gây hại vào các mùa sinh
trưởng, trường hợp bị nặng có thể dung thuốc hóa học để phòng trừ.
5.2. Kiến nghị
Khu vực rừng Bến En đa phần là địa hình núi đất đai thấp, nên các loại thực
bì phát triển rất mạnh đặc biệt như: Mai dương, dây khoai rừng, sắn dây rừng….
những loài này khi cây trồng còn nhỏ sẽ bị chúng chèn ép rất mạnh làm hạn chế
quá trình sinh trưởng và phát triển của cây và cây sẽ dần chết đi. Chính vì vậy Vù
hương phải được thiết kế trồng theo băng, không nên phát trắng để hạn chế sự phát
triển của các loại thực bì có hại và tránh ánh nắng trực tiếp.
- Cần tăng số lần chăm sóc trong năm từ 2 lên 3 lần để cây trồng phát triển
tốt hơn, không chịu sự chèn ép của các loại thực bì.
- Nên triển khai nhân rộng diện tích trồng rừng ra các khu vực khác trong
diện tích của Vườn, đặc biệt là những khu vực rừng nghèo kiệt để làm tăng trữ
lượng lâm phần và phát huy thế mạnh của loài Vù hương trong quần thể đa dạng
sinh học Vườn quốc gia Bến En./.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 1996. Sách đỏ Việt Nam, phần thực
vật. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2001. Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật

lâm sinh tập I, NXb Nông nghiệp Hà Nội.
3. Hoàng Văn Sâm, Pieter Baas, Paul A.J.Keβler (2008), Đa dạng thực vật
Vườn quốc gia Bến En, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Lương Thị Anh, 2014. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, trồng một số loài
cây bản địa tại Trường Đại học Thái Nguyên. – Đề tài nghiên cứu khoa học.
5. Lương Thị Anh, Mai Quang Trường, 2007. Giáo trình trồng rừng, NXb Nông
Nghiệp Hà Nội.
6. Nguyễn Đức Kiên, 2010. Nghiên cứu chọn, nhân giống và kỹ thuật gây
trồng Giổi xanh và Re gừng” – Đề tài nghiên cứu khoa học - TT nghiên cứu giống
cây rừng, Viện Khoa học lâm nghiệp.
7. Nguyễn Đình Ưng, 2014. “Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây
lá khôi tía tại Vườn quốc gia Bái Tử Long – Đề tài KH&CN.
8. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001. Nhân giống vô tính và trồng rừng dòng vô tính.
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Nguyễn Phương Triều, 2008. Báo cáo tổng kết đề tài “Bảo tồn và phát triển
một số nguồn gen thực vật và động vật rừng quí tại Cúc Phương”.
10. Tống Văn Hoàng – VQG Bến En, 2015, Báo cáo đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật
gây trồng, phát triển loài Chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume) tại Vườn
quốc gia Bến En”.

22


PHỤ LỤC

23


Phụ lục 01. Bảng tính tương quan D00-Hvn sau 5 tháng trồng rừng
SUMMARY OUTPUT

Regression
Statistics
Multiple R
R Square
Adjusted R Square
Standard Error
Observations
ANOVA

0,6122079
0,3747985
0,2966483
0,6517856
10

df
Regression
Residual
Total

Intercept
X Variable 1

1
8
9
Coefficient
s
61,045609


SS
MS
F
2,037404639 2,037404639 4,795874585
3,398595361 0,42482442
5,436
Standard
Error
t Stat
P-value
7,092481085 8,607087955 2,56982E-05

50,968957

23,27404326 2,189948535 0,059925795

24

Significance
F
0,0599258

Lower 95% Upper 95%
44,6903178 77,4008992
-2,70108302 104,638997

Lower
95,0%
44,6903178
2,70108302


Upper
95,0%
77,4008992
104,638997


Phụ lục 02. Bảng tính tương quan D00-Hvn sau 15 tháng trồng rừng
SUMMARY OUTPUT
Regression
Statistics
Multiple R
R Square
Adjusted R Square
Standard Error
Observations
ANOVA

0,6528713
0,426241
0,3545211
1,1763956
10

df
Regression
Residual
Total

Intercept

X Variable 1

1
8
9
Coefficient
s
86,991072
81,579704

SS
8,224746272
11,07125373
19,296
Standard
Error
7,93006851
33,46372458

MS
F
8,224746272 5,943136323
1,383906716

t Stat
P-value
10,96977564 4,23595E-06
2,437854861 0,040700467

25


Significance
F
0,04070047

Lower 95% Upper 95%
68,7043016 105,277843
4,41221644 158,747191

Lower
95,0%
68,7043016
4,41221644

Upper
95,0%
105,277843
158,747191


×