ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN VĂN ĐOÀN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ SINH TRƢỞNG CỦA RỪNG TRỒNG QUẾ TẠI THỊ TRẤN
PHỐ LU, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: Lâm nghiệp
: 2012 - 2016
Thái Nguyên, năm 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN VĂN ĐOÀN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ SINH TRƢỞNG CỦA RỪNG TRỒNG QUẾ TẠI THỊ TRẤN
PHỐ LU, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn
: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: 44 QLTNR
: Lâm nghiệp
: 2012 - 2016
: TS. Hồ Ngọc Sơn
Thái Nguyên, năm 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi, các số liẹu và kết quả trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra trên
thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan.
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 6 năm 2016
Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn
Ngƣời viết cam đoan
Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)
ii
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là nội dung rất quan trọng đối với mỗi sinh viên
trước lúc ra trường. Giai đoạn này vừa giúp sinh viên kiểm tra, hệ thống lại
những kiến thức, lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn công việc.
Để đạt được mục tiêu đó, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu khắt khe
của nhà tuyển dụng. Được sự cho phép của Khoa Lâm Nghiệp trường Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá sinh trưởng
của rừng trồng quế tại thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”.
Để hoàn thành đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô
giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn T.s: Hồ Ngọc Sơn.
Bên cạnh đó tôi còn được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của Hạt Kiểm lâm
huyện Bảo Thắng và các hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu. Nhân dịp này tôi
xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành tốt khoá luận nhưng do thời gian
và kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy không thể tránh khỏi những sai sót.
Rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và
các bạn đồng nghiệp để khoá luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Lào Cai, ngày 16 tháng 6 năm 2016
Sinh viên
Trần Văn Đoàn
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHOÁ LUẬN
Trang
Bảng 2.1. Hiện trạng đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng ....................................14
Bảng 3.1. Bảng điều tra sinh trưởng...........................................................................20
Bảng 3.2. Bảng mô tả phẫu diệnđấ t...........................................................................20
Bảng 4.1. Hiện trạng diện tích quế toàn tỉnh phân chia theo năm trồng .................24
Bảng 4.2. Kết quả điều tra sinh trưởng D1.3 ...............................................................26
Bảng 4.3. So sánh sinh trưởng D1.3 của rừng trồng Quế..........................................27
Bảng 4.4. Kết quả điều tra sinh trưởng Hvn................................................................28
Bảng 4.5. So sánh sinh trưởng Hvn của rừng trồng Quế...........................................29
Bảng 4.6. Kết quả điều tra sinh trưởng Dt .................................................................31
Bảng 4.7. So sánh sinh trưởng Dt của rừng trồng Quế.............................................32
Bảng 4.8. Đánh giá chấ t lươ ̣ng rừng trồ ng................................................................33
Bảng 4.9. Hiê ̣n tra ̣ng đấ t dưới tán rừng Quế tuổ4i...................................................36
Bảng 4.10. Hiê ̣n tra ̣ng đấ t dưới tán rừng Quế tuổ5.................................................
i
37
Bảng 4.11. Hiê ̣n tra ̣ng đấ t dưới tán rừng Quế tuổ6.................................................
i
38
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHOÁ LUẬN
Trang
Hình 4.1. Hình ảnh đo tại rừng Quế thuần loài tuổi 6 .................................... 25
Hình 4.2. Hình ảnh rừng trồng quế thuần loài ở thị trấn Phố Lu .................... 35
Hình 4.3. Hình ảnh lá quế bị bệnh đốm lá ...................................................... 39
v
DANH MỤC CÁC TƢ̀, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN
D1.3
: Đường kính ngang ngực 1.3m
Dt
: Đường kính tán cây
Hvn
: Chiề u cao vút ngo ̣n của cây
OTC
: Ô tiêu chuẩ n
TB
: Trunh bình
vi
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ……………………………………………….……………i
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHOÁ LUẬN ....................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHOÁ LUẬN ........................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN ......... v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
1.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu .......................................................... 2
1.2.1. Mục đích nghiên cứu....................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .............................. 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ..................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 4
2.1. Tổng quan vấn đế nghiên cứu ................................................................ 4
2.1.1. Cơ sở khoa học ................................................................................ 4
2.1.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ...................................................... 5
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 6
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.................................................. 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................... 9
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ............................................................ 12
2.3.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 12
2.3.2. Địa chất thổ nhưỡng ...................................................................... 12
2.3.3. Tình hình sản xuất nông – lâm nghiệp .......................................... 13
vii
2.3.3. Khí hậu, thủy văn .......................................................................... 14
2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng ...................................................................... 15
2.4.1. Hệ thống giao thông ...................................................................... 15
2.4.2. Hệ thông điện ................................................................................ 16
2.4.3. Hệ thống thủy lợi .......................................................................... 16
2.5. Tình hình văn hoá xã hội...................................................................... 16
2.5.1. Dân số, lao động............................................................................ 16
2.5.2. Y tế ................................................................................................ 17
2.5.3. Giáo dục – đào tạo ........................................................................ 17
Phầ n 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 18
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 18
3.3.1. Tổng quan về rừng trồng quế tại Lào Cai ..................................... 18
3.3.2. Đánh giá sinh trưởng rừng trồng quế ở tuổi 4, 5, 6 ...................... 18
3.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng Quế ............................... 18
3.3.4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng rừng Quế ............ 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 18
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 18
3.4.2. Tính toán nội nghiệp ..................................................................... 21
Phầ n 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CƢ́U ............................................................. 23
4.1. Tổng quan về rừng trồng tại Lào Cai ................................................... 23
4.2. Đánh giá sinh trưởng của rừng trồng quế ............................................ 24
4.2.1. Tình hình sinh trưởng.................................................................... 24
4.2.2. Sinh trưởng rừng quế ở tuổi 4, 5, 6 ............................................... 25
4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng quế ....................................... 35
4.3.1. Đất dưới tán rừng trồng quế .......................................................... 35
viii
4.3.2. Sâu bê ̣nh ha ̣i .................................................................................. 38
4.4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng rừng Quế ................... 39
Phầ n 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI ........................................................
41
̣
5.1. Kế t luâ ̣n ................................................................................................ 41
5.2. Tồn tại .................................................................................................. 42
5.3. Kiế n nghi ..............................................................................................
42
̣
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Quế là cây có tên khoa học Cinnamomum cassia. BL, thuộc họ Long
não (Lauraceae), một loài cây bản địa có nhiều công dụng, trong những năm
gần đây cây quế đã được gây trồng rộng rãi ở nhiều địa phương trong cả
nước. Với giá trị kinh tế cao, dễ gây trồng và là cây đặc sản đa tác dụng, cây
quế có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá
trị, nhất là giá trị xuất khẩu. Ngoài hiệu quả về mặt kinh tế, khi trồng quế
con đem lại hiệu quả khác như giải quyết được việc làm cho lao động nông
thôn, ổn định dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường
sinh thái, tăng độ che phủ rừng, bảo vệ đất, hạn chế tác động của lũ lụt, điều
hòa khí hậu.
Tất cả các bộ phận của cây quế như: vỏ, thân gỗ, lá, rễ đều có giá trị sử
dụng trong một số ngành sản xuất và đời sống nên đều trở thành hàng hoá.
Sản phẩm chính của cây quế là vỏ quế và tinh dầu quế được sử dụng nhiều
trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm, hương liệu và
chăn nuôi. Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, y học cây quế còn đóng góp vào
bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở
các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý.
Tuy nhiên, quế là một loài cây đặc sản riêng có của vùng nhiệt đới, chỉ thích
ứng trong một số điều kiện khí hậu cũng như thổ nhưỡng nhất định, trong khi
nhu cầu tiêu thụ quế lại khá phổ biến trên thế giới. Vì thế, việc nghiên cứu
các giống quế trồng trên các điều kiện sinh thái của từng vùng sẽ làm cơ sở
cho việc trồng quế có quy hoạch, tăng nguồn xuất khẩu, góp phần cải thiện
môi trường và cải thiện đời sống của đồng bào miền núi.
2
Thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai là một nơi miền núi,
quế là cây xoá đói giảm nghèo nên được gieo trồng trên quy mô diện tích
lớn, diện tích trồng là:tỉnh Lào cai 11198,5ha, huyện Bảo Thắng 1689,1ha, (
Nguồn:Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai, năm 2015), chứng tỏ đặc tính bản địa
của cây quế phù hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương. Tuy nhiên, do
nhiều nguyên nhân, gần đây diện tích, năng suất, phẩm chất của cây quế đã
suy giảm đáng kể trong khi đó, trên thực tế sự hiểu biết về cây quế ở khu vực
này chưa được nhiều. Nhằm xác định hiện trạng và tìm ra được những thuận
lợi khó khăn, từ đó đề xuất một số giải pháp gây trồng bền vững đối với cây
quế tại thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, xuất phát từ thực tế
trên tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá sinh trưởng của rừng trồng Quế tại thị
trấn Phố Lu, huyện Bảo thắng, tỉnh Lào cai”.
1.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng của cây Quế được trồng thuần
loài đều tuổi tại khu vực thị trấn Phố Lu giai đoạn tuổi 4, 5, 6 từ đó làm cơ sở
để lựa chọn các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động thích hợp nhất áp dụng
vào thực tiễn sản xuất tại khu vực nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được tình hình sinh trưởng của rừng trồng Quế tại thị trấn Phố
Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Đánh giá chấ t lươ ̣ng rừng trồ ng và tiǹ h hiǹ h sâu bệnh hại trên cây Quế
tại địa bàn nghiên cứu.
Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng rừng Quế.
3
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Việc nghiên cứu đề tài trước hết là một phương pháp tốt để tự hệ thống,
củng cố lại những kiến thức đã học được.
Giúp cho sinh viên bước đầu làm quen, hiểu biết thêm về các kiến thức
điều tra ngoài thực tế, không những hoàn thiện cả về mặt lý thuyết mà cả thực
hành, từ đó nâng cao được hiệu quả và chất lượng học tập, làm tiền đề cho
mỗi sinh viên sau khi ra trường có kiến thức vững vàng để bước vào cuộc
sống và công tác sau này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Sau khi nghiên cứu sẽ đóng góp một phần nhất định trong việc đề xuất
một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng rừng trồng. Việc nắm bắt
được quy luật sinh trưởng, mối liên hệ giữa sinh trưởng của cây rừng, cây bụi
thảm tươi với đặc điểm đất đai sẽ làm tiền đề cho việc đưa ra những biện pháp
kỹ thuật lâm sinh cụ thể, hợp lý phục vụ cho công tác điều tra kinh doanh
rừng cũng như công tác quy hoạch phát triển rừng Quế tại địa phương. Biết
được phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời đối với từng giai đoạn.
4
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan vấn đế nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở khoa học
Sinh trưởng là từ khi hạt nảy mầm đến khi trưởng thành, già và chết
hoặc bị khai thác. Kích thước của cây không ngừng tăng lên.
Từ thực tiễn đố điều tra rừng quan niệm: Sinh trưởng là sự tăng lên của
một đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng hoá của một vật sống (V. Bertalanfly)
hoặc là sự biến đổi của nhân tố điều tra theo thời gian (Vũ Tiến Hinh - Phạm
Ngọc Giao, 1997), (Lê Văn Phúc, Điều tra rừng, 2012, chương I, trang 39) [14].
Do sinh trưởng gắn liền với thời gian nên còn được gọi là quá trình sinh
trưởng. Các đại lượng sinh trưởng được xác định trực tiếp hoặc gián tiếp qua
chỉ tiêu nào đó của cây. Ví dụ: Chiều cao (H), đường kính(D), thể tích (V). Sự
biến đổi theo thời gian của các đại lượng này đều có quy luật.
Sinh trưởng của cây rừng và lâm phần là trọng tâm nghiên cứu của sản
lượng rừng và là vấn đề có tính chất nền tảng để nghiên cứu các phương pháp
dự đoán sản lượng cũng như xác định hệ thống biện pháp tác động nhằm nâng
cao năng suất của rừng.
Nghiên cứu sinh trưởng dựa trên những kiến thức về sinh thái rừng
(sinh thái quần xã). Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây rừng nói riêng
và cả quần xã rừng nói chung đều chịu tác động của điều kiện tự nhiên và
ngược lại nó cũng ảnh hưởng, gây biến đổi điều kiện tự nhiên trong quần xã
rừng. Điều kiện tự nhiên và quần xã rừng có quan hệ qua lại hữu cơ. Vì vậy
nghiên cứu của cây rừng phải xem xét được sự thay đổi của địa hình, đất đai,
phương thức gây trồng, tiểu khí hậu.
5
2.1.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
* Đặc điểm hình thái
Cây quế có tên khoa học là ( Cinnamomum cassia Neesex Blume), là
loài thân gỗ sống lâu năm, cao trung bình 18 – 20m, đường kính ngang ngực
có thể tới 40 – 45 cm, thân thẳng tròn, tán lá tương đối hẹp, vỏ mầu xám nâu.
Lá cây trồng trong cải tạo rừng và vườn rừng.
Lá đơn mọc cách hoặc gần đối, thuôn dài có thể tới 20 cm, rộng 4- 6
cm, phiến lá có ba đường vân đặc trưng của lá quế.
Hoa tự trùm sim, đầu cành nhánh mang những hoa trắng nhỏ, cuống dài
1,4 – 2,5 cm. Quả dài 12 – 15 cm.
* Đặc điểm sinh thái
Quế là loài cây thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều
vì vậy các vùng có quế mọc tự nhiên ở nước ta là vùng có lượng mưa cao từ
1.800 mm/năm trở lên, nhiệt độ bình quân hàng năm từ 20OC – 21OC, ẩm độ
bình quân trên 80%. Độ cao so với mặt nước biển: ở miền Bắc 200m, miền
Trung 500m, miền Nam 700m.
Quế có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau (trừ đất đất đá vôi, đất
cất, đất ngập úng), đất phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, phiến thạch mi
ca, có độ dầy đất trên 80cm, độ pH từ 4,5 – 5,5, phát triển không tốt trên đất
phù sa quá xốp.
Trong 2 năm đầu, Quế là cây cần được che bóng, sau đó ưa sáng hoàn
toàn. Trong rừng tự nhiên cây tái sinh dưới tán cây mẹ. Trạng thái thực bì
thích hợp với việc trồng quế là các dạng rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng phục
hồi, rừng nứa hoặc cây bụi có cây gỗ rải rác, nương rẫy mới. Không trồng
Quế trên đât trống đồi núi trọc, nơi chỉ có thảm cỏ, cây bụi chịu hạn, cỏ tranh
xấu, nơi không có hoàn cảnh rừng.
(Lương Thị Anh, giáo trình trồng rừng, chương VI, trang 154) [1].
6
* Phân bố
- Phân bố trên thế giới
Trên thế giới quế phân bố tự nhiên và được gây trồng trở thành hàng
hóa ở một số nước châu Á và châu Phi như Indonesia, Trung Quốc, Việt
Nam, Xrilanca và Madagaxca. Trong các nước có quế, cây quế cũng chỉ phân
bố ở một địa phương nhất định, có đặc điểm khí hậu, đất đai và địa hình thích
hợp của nó, ở ngoài vùng sinh thái quế sinh trưởng và phát triển không tốt.
- Phân bố ở Việt Nam
Quế phân bố nhiều ở các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi (Tùy Phước,
Trà My, Tam Kỳ, Thăng Bình, Quế Sơn), Nghệ An (Quỳ Châu, Quỳ Hợp,
Quế Phong), Thanh Hóa (Thường Sơn, Ngọc Lạc), Yên Bái, Quảng Ninh
(Quảng Hà).
(Lương Thị Anh, giáo trình trồng rừng, chương VI, trang 155) [1].
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.2.1.1. Nhiên cứu về sinh trưởng
- Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng của rừng trồng.
Theo Vater (1925) thì: “Lập địa nên hiểu là tất cả các yếu tố ngoại cảnh
thường xuyên tác động tới sự sinh tồn và phát triển của thực vật” cũng có
nghĩa là lập địa bao gồm tất cả các yếu tố như: Khí hậu, địa hình, đất, sinh vật
tạo thành một quần lạc sinh địa. Tất cả các yếu tố trong quần lạc sinh địa có
ảnh hưởng qua lại, tác động lẫn nhau và phụ thuộc vào nhau, trong đó con
người có vai trò đặc biệt quan trọng. Có thể hiểu lập địa như là nơi mà cây
sinh sống và phát triển hay là phạm vi không gian chứa đựng tất cả các yếu tố
ngoại cảnh tác động đến đời sống thực vật.
Tập hợp các kết quả nghiên cứu ở các nước vùng nhiệt đới, tổ chức
nông lương thế giới FAO (1984)[22] đã chỉ ra rằng khả năng sinh trưởng
7
củarừng trồng, đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất
nhiều vào 4 nhân tố chủ yếu liên quan đến điều kiện lập địa là: Khí hậu, địa
hình, loại đất và hiện trạng thực bì.
Khi nghiên cứu về sản lượng rừng trồng Bạch đàn ở Brazil, Golcalves
J.L.M và cs, (2004)[20] cho rằng năng suất rừng trồng là sự “kết hợp” thích
hợp giữa kiểu gen với điều kiện lập địa và kỹ thuật canh tác. Ngoài ra, tác giả
còn chỉ cho thấy giới hạn của sản lượng rừng có liên quan tới các yếu tố môi
trường theo thứ tự mức độ quan trọng như sau: Nước > dinh dưỡng > độ sâu
tầng đất.
- Ảnh hưởng của biện pháp tưới nước đến sinh trưởng của rừng trồng .
Theo Evans.J (1992)[19] cho thấy: Ngoài những biện pháp trên, biện
pháp tưới nước cho cây mới trồng, nhất là ở những vùng khô hạn tuy còn rất
ít công trình nghiên cứu nhưng đã có một vài công trình đề cập đến. Như ở
Brazil khi trồng rừng Bạch đàn E.grandis trên những vùng đất khô hạn người
ta đã phải tưới cho cây con mới trồng 3-4 lít nước/cây, sau đó 3 ngày và 9
ngày phải tưới nước lại nếu chưa có mưa.
Nguyễn Huy Sơn (2006), ở Trung Quốc áp dụng biện pháp tưới nước
thấm nhỏ giọt cho rừng trồng cây Dương Lai (Populus euramericana) trên
vùng đất khô hạn, kết quả thu được sau 6 năm tuổi cho thấy đường kính
ngang ngực tăng trưởng gấp gần 3 lần so với đối chứng.
- Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất rừng trồng
Bón phân cho cây trồng lâm nghiệp là một trong những biện pháp kỹ
thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng đặc biệt là ở những nơi
đất đai khô cằn, ít chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, chúng ta cần lựa chọn loại
phân và cách bón nào cho kết quả, liều lượng bón là bao nhiêu và nên bón vào
lúc nào cho phù hợp nhu cầu sinh lý của cây, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây
sinh trưởng, bón ít mà thu lợi nhiều không gây lãng phí hoặc làm ô nhiễm hay
8
suy thoái môi trường. Vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới
quan tâm, điển hình như công trình nghiên cứu của Mello (1976) ở Brazil cho
thấy bạch đàn Eucalyptus sinh trưởng khá tốt ở công thức không bón phân
nhưng bón NPK thì năng suất có thể lên trên 50%.
Bolstand và cộng sự (1988)[18] cũng đã tìm thấy một vài loại phân có
phản ứng tích cực mang lại kết quả như ở Potasium, phosphate, boron và
magnesium. Khi nghiên cứu bón phân cho rừng trồng Thông P.caribeae ở Cuba.
Herrero và cộng sự (1988)[21] cũng cho thấy phân bón phosphate đã
nâng sản lượng rừng từ 56 lên 69 m3/ha sau 13 năm trồng.
2.2.1.2. Những nghiên cứu về cây Quế
Năm 1928, J.Lan trong tác phẩm: „Cây trồng phổ biến ở Đông Dương’,
phần nghiên cứu: Cây thực vật Hà Nội đã đề cập đến cây Quế. Theo theo tác
giả thì cây Quế được sử dụng từ thời của người Hêbrơ, Hy Lạp, La Mã.
Những người thời cổ đã dùng Quế từ những người Phênisiên được lấy từ
những vùng trung tâm Châu Á. Mãi đến năm 1896 cây Quế mới được gieo
trồng và đạt kết quả tốt. Ông đã phân loại Quế ra ba loài Quế chủ yế đó là
Cinnamomom zeylanicum, Cinnamomum loureiril Nees và Cinnamomum
cassia Blume (Phạm Xuân Hoàn, trang 1, 2) [13].
Năm 1974 giáo sư John E-Gunter Trường Đại học tổng hợp Michigan Mỹ
đã xuất bản giáo trình: Những vấn đề cơ bản trong đánh giá đầu tư Lâm nghiệp.
Năm 1979 tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới (FAO), đã xuất
bản giáo trình phân tích các dự án lâm nghiệp. Tài liệu này dùng giảng dạy
cho các địa phương mà tổ chức FAO có đầu tư dự án trồng rừng và phát triển
lâm nghiệp.
Như vậy, đánh giá hiệu quả kinh doanh trồng rừng, về mặt phương
pháp luận ngày càng được phát triển và phổ cập rộng rãi trên thế giới. Nhiều
9
quốc gia đã và đang vận dụng các phương pháp kỹ thuật đánh giá trên đây là
việc đánh giá hiệu quả trồng rừng. (Phạm Xuân Hoàn, trang 2) [13].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
- Phân vùng sinh trưởng cho thực vật
Ở nước ta khoa học nghiên cứu về sản lượng rừng hình thành tương
đối muộn so với các nước khác, nhưng việc nghiên cứu và dự đoán sản lượng
rừng phục vụ công tác điều tra kinh doanh rừng ở nước ta đã được các nhà
khoa học thuộc Viện khoa học lâm nghiệp, Viện điều tra quy hoạch rừng,
trường Đại học Lâm Nghiệp và các trung tâm nghiên cứu trong cả nước tiến
hành nghiên cứu, lúc đầu chỉ là thăm dò, mô tả định tính. Cho đến nay thì mô
hình toán học cũng đã dần làm rõ ngành khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Đầu tiên các tác giả Nguyễn Ngọc Nhị và Nguyễn Văn Khánh phân
vùng sinh trưởng cho thực vật rừng Việt Nam dựa vào các đặc trưng về khí
hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng và thực vật với hệ thống chi tiết gồm 6 cấp, tổng số
khu vực sinh trưởng 100 cấp cho toàn quốc.
- Phân loại các giống quế, đặc tính sinh vật học và khả năng gây trồng quế.
Phân loại quế theo tác giả Đỗ Tất Lợi thì Quế có ba loài chính như sau:
Quế Thanh Hóa, Nghệ An (Cinnamomum loureirii Nees), Quế Trung Quốc
(Cinamomum cassia Blume), Quế Xây Lan (Cinamomum zeylanicum Nees).
Kết quả nghiên cứu cây Quế miền Bắc Việt Nam của tác giả Trần Hợp đã
kết luận: Quế miền Bắc Việt Nam xếp vào một loài là Cinamomum cassia Blume.
Tác giả Thạch Bích và Hoàng Minh Tuấn cũng đã khẳng định tên khoa
học của cây Quế đang trồng ở Thanh Hóa hiện nay cùng loài với Quế bì ở
Trung Quốc là loài: Cinamomum cassia Blume.
Đỗ Đình Sâm, Hoàng Xuân Tý, Ngô Đình Quế và Nguyễn Tiến Đạt
tiến hành nghiên cứu về đất và phân hạng đất trồng quế ở Quảng Nam – Đà
Nẵng vào giai đoạn 1983 – 1987 và 1995.
10
Trần Hợp (1992) đã nghiên cứu và tìm hiểu các đặc tính sinh vật học và
khả năng gây trồng cây Quế. Tác giả tập trung nghiên cứu các đặc tính sinh
vật học của cây Quế làm cơ sở cho việc nhân rộng pham vi gây trồng cây
Quế. (Trần Hữu Dào, trang 3)[15]
- Ảnh hưởng gieo ươm, chọn và nhân giống cây đến sinh trưởng
Ở Việt Nam từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về
gieo Ươm giống cây. Nhìn chung, khi nghiên cứu gieo ươm giống cây, một
mặt các nhà nghiên cứu hướng vào xác định những nhân tố sinh thái có ảnh
hưởng quyết định đến sinh trưởng của cây con. Nhưng nhân tố được quan
tâm nhiều nhất là ánh sáng, đất, hỗn hợp ruột bầu, chế độ nước và kích
thước bầu. Mặt khác, nhiều nghiên cứu còn hướng vào việc làm rõ tiêu
chuẩn cây con đem trồng.
Theo Nguyễn Văn Sở (2004), sự phát triển của cây con phụ thuộc
không chỉ vào tính chất di truyền của cây, mà còn vào môi trường sinh trưởng
của. Tuy nhiên không phải tất cả các loài cây đều cần môi trường như nhau,
mà chúng thay đổi tùy thuộc vào đặc tính sinh thái học của mỗi loài cây.
Theo Nguyễn Thị Mừng (1997), thành phần ruột bầu được cấu tạo từ
79% đất + 18% phân chuồng + 0,5%N + 2%P + 0,5%K hoặc 80% đất +15%
phân chuồng + 1%N + 3%P + 1%K sẽ đảm bảo cho cây Cẩm lai (Dalbergia
bariaensis Pierre ) sinh trưởng tốt trong giai đoạn vườn ươm. Khi nghiên cứu
gieo ươm Dầu song nàng (Dipterrocarpur dyerii), Nguyễn Tuấn Bình (2002)
cũng nhận thấy hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng cây
con. Theo tác giả, đất feralit đổ vàng trên phiến thạch sét và đất sám trên
granit có tác dụng nâng cao sức sinh trưởng của cây con Dầu song nàng. Hàm
lượng lân supe photphat (Long Thành) thích hợp cho sinh trưởng của cây Dầu
song nàng là 2% - 3%, còn phân NPK là 3% so với trọng lượng bầu. (Quốc
Việt Hùng) [17].
11
Kết quả nghiên cứu Nguyễn Huy Sơn, nghiên cứu chọn và nhân giống
Quế có năng suất tinh dầu cao, đã xác định được cơ sở khoa học để đề xuất
các biện pháp chọn và nhân giống phát triển cây quế.
Ngoài khả năng sinh trưởng có liên quan chặt chẽ tới sản lượng vỏ thì
hàm lượng và chất lượng tinh dầu của vỏ Quế cũng là chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá chất lượng giống Quế. Trên cơ sở các cây trội đã được chọn theo các
chỉ tiêu sinh trưởng, tiến hành phân tích hàm lượng tinh dầu và hàm lượng
hợp chất chủ yếu của tinh dầu là aldehyd cinnamic.
Kết quả cho thấy hàm lượng tinh dầu trong vỏ của các cây trội đều cao
và đạt từ 2,2% trở lên, thậm chí có cây còn đạt tới 5,15%, trong khi đó ở các
mẫu đối chứng là những cây xung quanh chỉ đạt dưới 2,1%. Tuỳ thuộc vào
tuổi cây và vùng sinh thái mà hàm lượng tinh dầu có thể cao thấp khác nhau.
Cụ thể là những cây trội ở Văn Yên-Yên Bái có hàm lượng tinh dầu biến
động từ 2,20-2,85%; ở Trà Mi-Quảng Nam biến động từ 2,80-5,15%; Trà
Bồng-Quảng Ngãi biến động từ 2,20-3,86. Qua số liệu này cho thấy giống
Quế ở Quảng Nam có hàm lượng tinh dầu cao hơn hẳn giống Quế ở Yên Bái.
(Nguyễn Huy Sơn)[16].
Qua kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy
việc nghiên cứu tình hình sinh trưởng của một số loài cây nào đó đều dựa vào
các chỉ tiêu về đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn, đường kính tán,
tuổi lâm phần và vòng năm. Từ đó tính toán các chỉ tiêu về tăng trưởng và
đưa ra những nhận xét, đánh giá chính xác.Thông qua những nghiên cứu có
liên quan đến đề tài này có thể kế thừa những kết quả nghiên cứu cho rừng
trồng nói chung và rừng trồng Quế nói riêng.
12
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Phố Lu có diện tích 16, 42 km2, dân số là khoảng 10226 người.
Thị trấn Phố Lu có quốc lộ 4E và đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi qua địa bàn.
Cầu Phố Lu bắc qua sông Hồng là cầu chung cho cả đường bộ và đường sắt.
Đầu năm 2015 đã khánh thành và thêm 01 cầu Phố Lu bắc qua sông Hồng nối
với quốc lộ 152 từ thị trấn Phố Lu đi ngã ba Mỏ xã Xuân Giao. Sông Hồng
tạo thành ranh giới tự Nhiên Phía Tây và Nam của thị trấn.
- Phía Bắc giáp xã Thái Niên, xã Xuân Quang.
- Phía Đông giáp xã Xuân Quang.
- Phía Tây giáp xã Sơn Hà, xã Sơn Hải.
- Phía Nam giáp xã Phố Lu.
2.3.2. Địa chất thổ nhưỡng
Lào Cai có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất khác nhau,
trong đó có 5 nhóm đất chính là:
- Nhóm đất phù sa: diện tích nhỏ, chiêm 1,47% diện tích tự nhiên, phân
bố chủ yếu dọc sông Hồng và sông chảy.
- Nhóm đất đỏ vàng: thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng
đỏ rực rỡ. Hình thành và phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh ở độ cao
900m trở xuống, diện tích chiếm 40% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ: chiếm 30% diện tích đất tự nhiên, phân bố tập
trung tại các huyện Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà, Văn Bàn.
- Nhóm đất mùn alit trên núi: chiếm 11,42% diện tích đất tự nhiên, tập
trung ở huyện Sa Pa, Văn Bàn
- Nhóm đất đỏ vàng bị biến đổi màu do trồng lúa: đây là các loại đất
feralitic hoặc mùn feralitic ở các sườn và chân sườn. Diện tích chiếm 2% diện
tích đất tự nhiên phân bố rải rác ở các huyện Bắc Hà và Sa Pa.
13
- 5 nhóm đất còn lại chiếm 15,11% diện tích đất tự nhiên.
2.3.3. Tình hình sản xuất nông – lâm nghiệp
Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển khá, đã phát huy có hiệu quả
những lợi thế về đất đai, khí hậu để chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng
sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ. Các vùng sản xuất hàng hóa
như: lúa, ngô, chè, chuối, dứa … được hình thành khá rõ rang và bước đầu
hình thành các vùng sản xuất có hiệu quả như: cây thuốc lá, râu an toàn, hoa,
cây ăn quả ôn đới, cao su. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng rông
rãi vào sản xuất, đặc biệt là kỹ năng giống, thâm canh, tăng vụ. Chăn nuôi có
bước phát triển khá đặc biệt là chưa nuôi thủy sản và những vật nuôi có thể
mạnh như: trâu, bò, ngựa … Cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển biến rõ
nét và đúng hướng, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ tăng dần.
Theo số liệu thống kê năm 2014 toàn tỉnh đã gieo trồng cả năm đạt
30.762 ha, năng suất lúa đạt 48,05 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực cây có
hạt đạt: 266,05 nghìn tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 400
kg/người/năm.
Lâm nghiệp được coi trọng và phát triển theo hướng bền vững. Hoạt
động lâm nghiệp đã thực sự chuyển từ quốc doanh là chủ yếu phát triển lâm
nghiệp xã hội với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Trông rừng kinh tế phát
triển mạnh và trở thành phong trào rộng khắp tại các địa phương, đã hình
thành các vùng nguyên liệu gắn với các cơ sở chế biến, nâng cao hiệu quả
kinh tế rừng, hàng năm toàn tỉnh trồng trên 6000ha. Đã có xu hướng chuyển
sang thâm canh mới cho năng suất cao, chất lượng tốt; tạo vùng nguyên liệu
tập trung gắn với các nhà máy chế biến; hiệu quả sử dụng đất từng bước được
nâng cao. Rừng được bảo vệ và phát triển tốt hơn, diện tích rừng trên toàn
tỉnh là 338.347 ha, tỷ lệ che phủ 52,8%.
14
Bảng 2.1. Hiện trạng đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng
Đơn vị: Ha
Phân theo 3 loại rừng
Loại đất, loại rừng
Tổng
Rừng đặc
Rừng
Rừng sản
dụng
phòng hộ
xuất
Diện tích đất lâm nghiệp 417.281,46 63.570,72 156.014,55 197.969,19
1. Đất có rừng
338.581,94 58.586,79 138.318,46 141.676,69
- Rừng tự nhiên
259.883,13 57.897,33 122.150,68
79.835,12
- Rừng trồng
76.698,81
689,46
16.167,09
61.841,57
2. Đất chưa có rừng
78.699,52
4.983,93
17.696,09
56.019,50
Nguồn: Số liệu theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Lào Cai,
năm 2014[12]
Qua bảng 2.1 ta thấy:
- Đối với đất lâm nghiệp: Tiềm năng về đất lâm nghiệp còn rất lớn, cần
tích cực vận động nhân dân tăng cường liên doanh , liên kết với Công ty lâm
nghiệp để trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng , trồng rừng sớm vào đầu vụ để cây
có điều kiện sinh trưởng tốt . Diện tích đất chưa có rừng cần sử dụng triệt để
trồng thêm rừng.
2.3.3. Khí hậu, thủy văn
2.3.3.1. Khí hậu
Lào cai thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm
từ 25OC – 30OC. Trong năm, có hai mùa rõ rệt: Vào mùa đông, thời tiết lạnh
và khô (nửa đầu mùa), lạnh và ẩm (nửa cuối mùa); Vào mùa hè, thời tiết nóng
ẩm và khô nóng (nửa đầu mùa) và bảo toàn tính chất nóng ẩm (nửa cuối mùa).
Sự kết hợp giữa hoàn lưu với địa hình là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự pân
hóa mạnh mẽ của khí hậu Lào Cai.
15
Chế độ mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt
đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; đây là vùng có lượng mưa khá lơn so
với toàn quốc, trung bình: 2.000 mm/năm; dòng chảy mặt khoảng 9,5 tỷ m3.
Giông và gió lốc: thường xảy ra trong năm ở tỉnh Lào Cai. Kèm theo
going và lốc tố là mưa rất to, có thể gây lũ lụt đột ngột, cường suất lũ lớn, gây
xói mòn rửa trôi, sụt lở đất.
2.3.3.2. Thủy văn
Lào cai là tỉnh năm trong vùng đầu nguồn của lưu vực hai con sông lớn
+ Sông Hồng có lưu vực bao gồm các huyện phía Tây của tỉnh như: Bát
Xát, Sa Pa, Văn Bàn; Bảo Thắng, thành phố Lào Cai và một phần diện tích
phía Tây huyện Mường Khương, Bảo Yên. Lưu lượng nước sông không điều
hòa, mùa mưa lớn (khoảng 4.830 m3/s), mực nước cao (độ cao tuyệt đối
86,85m); mùa khô, lưu lượng nhỏ (chỉ khoảng 70m3/s), mực nước thấp
(khoảng 74,25m).
+ Sông chảy có lưu vực gồm các huyện Si Ma Cai, Bắc Hà và một phần
diện tích phía Đông huyện Mương Khương, Bảo Yên; chiều dài đoạn chảy
qua tỉnh là 124 km; lưu lượng nước mùa lũ đạt 1.670 m3/s, mùa khô đạt
17,6m3/s.
Trên lưu vực hai dòng sông chính, còn có hệ thống sông suối dày đặc
với hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ (trong đó co 107 sông, suối dài từ 10 km
trở lên) và được phân bố khá đều trên địa bàn. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn
có nguồn nước khoáng, nước nóng và nguồn nước siêu nhạt ở các địa phương.
2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng
2.4.1. Hệ thống giao thông
Lào Cai có mạng lưới giao thong vận tải khá thuận lợi, bao gồm đường
bộ, đường sắt, đường sông. Nhưng hiện đang xuống cấp và chưa đáp ứng