Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Báo cáo giám sát loài Vù hương ở VQG Bến En

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 79 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH HÓA
BAN QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Giám sát loài Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte) tại Vườn quốc
gia Bến En – Thanh Hóa

Thanh Hóa, tháng 11 năm 2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT................................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU..........................................................................4
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ.......................................................................5
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................6
Phần I....................................................................................................................7
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................................7
1.1. Trên thế giới...............................................................................................7
1.2. Ở Việt Nam.................................................................................................8
Phần II.................................................................................................................11
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU..................11
2.1 Điều kiện tự nhiên....................................................................................11
2.1.1 Vị trí địa lý..................................................................11
2.1.2 Địa hình địa mạo........................................................11
2.1.3 Khí hậu, thuỷ văn.......................................................11
2.1.4 Địa chất và thổ nhưỡng..............................................12
2.2. Thực vật rừng..........................................................................................12
2.3. Điều kiện kinh tế xã hội..........................................................................13
2.3.1. Dân số.......................................................................13
2.3.2. Thực trạng một số ngành chủ yếu...........................13


Phần III...............................................................................................................16
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN............................16
Phần IV...............................................................................................................19
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ...............................................................19
4.7. Phân bố thực nghiệm N/Hvn và N/D1,3...............................................35
4.7.1. Phân bố thực nghiệm N/Hvn.....................................35
4.7.2. Phân bố thực nghiệm N/D1,3....................................36
Phần V.................................................................................................................38
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ..................................................................................38
5.1. Kết luận...................................................................................................38
5.2. Kiến nghị.................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................40
PHỤ LỤC............................................................................................................43


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TT
Ký hiệu
1 CQĐP
2 CTTT
3 D1,3
4 ĐDSH
8 HST
9 HSTT
10 Hvn
11 IIa, IIb, IIIa1, IIIa2, Gỗ - Nứa
12 IV%
13 M
14 N
15 N/D1,3

16 N/Hvn
17 ODB
18 OTC
21 PTNT
22 QĐ
23 QLBVR
24 R
27 TTR
28 TTV
29 UBND
30 VQG

Viết đầy đủ
Chính quyền địa phương
Công thức tổ thành
Đường kính cây tại vị trí 1,3m
Đa dạng sinh học
Hệ sinh thái
Hệ số tổ thành
Chiều cao vút ngọn
Kiểu trạng thái rừng
Hệ số tổ thành theo chỉ số quan trọng
Trữ lượng rừng
Số cây
Phân bố số cây theo đường kính
Phân bố số cây theo chiều cao
Ô dạng bản
Ô tiêu chuẩn
Phát triển nông thôn
Quyết định

Quản lý, bảo vệ rừng
Hệ số tương quan
Trạng thái rừng
Thảm thực vật
Ủy ban nhân dân
Vườn quốc gia

3


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
TT bảng
Biểu 01
Biểu 02
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5

Nội dung
Điều tra các chỉ tiêu tầng cây cao
Biểu điều tra cây tái sinh
Tổ thành theo số cây tầng cây cao của các OTC giám sát
Kết quả giám sát về số cây của loài Vù hương
Tổ thành cây tái sinh năm ở các OTC được giám sát
Tăng trưởng trên các OTC
Phương trình tương quan Hvn/D1,3 của các trạng thái rừng

4


Trang
16
17
19
23
27
32
35


DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
TT hình ảnh
Nội dung
Hình 4.1
Tổ thành IV% của các OTC trong thời gian giám sát
Hình 4.2
Biểu đồ cấu trúc tần tán của các OTC từ 2014 – 2016
Hình 4.3
Phân bố N/Hvn ở các OTC trong thời gian giám sát
Hình 4.4
Phân bố N/D1,3 các trạng thái rừng trong thời gian giám sát

5

Trang
25
31
36
37



ĐẶT VẤN ĐỀ
Vườn Quốc gia Bến En được thành lập năm 1992 nhằm bảo tồn Hệ sinh
thái đại diện cho hệ sinh thái núi đất đai thấp chuyển tiếp giữa đồng bằng duyên
hải và núi cao khu vực Bắc Trường sơn. Với diện tích 14.735 ha, VQG Bến En
có tới 1.417 loài thực vật thuộc 712 chi, 191 họ, 76 bộ, 9 lớp và 6 ngành thực vật
bậc cao có mạch với 101 loài quý hiếm, trong đó 57 loài có tên trong Danh lục
đỏ thế giới, IUCN 2013, 46 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và 14 loài
nằm trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Trong số 46 loài thực vật có
tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007 thì: Cấp độ rất nguy cấp (CR) có 3 loài, nguy
cấp (EN) có 13 loài, sẽ nguy cấp (VU) có 29 loài, ít nguy cấp (LR) có 1 loài.
Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte) là loài đặc hữu của Việt
Nam, phân bố trong pham vi hẹp nhưng lại có giá trị đặc biệt ở nhiều mặt: Trong
thân, rễ và lá có tinh dầu xá xị, rất được ưa chuộng trong y dược và tôn giáo; hạt
chứa dầu béo có thể dùng trong thực phẩm; gỗ tốt, không bị mối mọt, có mùi
long não nên thường được dùng để chế tác đồ gia dụng, đồ mỹ nghệ và đồ thờ
cúng. Chính sự đặc biệt này đã biến Vù hương thành đối tượng bị khai thác trái
phép ở nhiều nơi với hình thức phổ biến là khai thác tận diệt làm cho từ một loài
khá phổ biến trong vùng, đến nay Vù hương đã trở thành một loài quý hiếm,
thuộc nhóm nguy cấp (EN) trong IUCN – 2013, nhóm sẽ nguy cấp (VU) trong
Sách đỏ Việt Nam – 2007 và nhóm IIA – Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên,
việc quản lý, bảo vệ và phát triển loài này vẫn chưa được quan tâm ở nhiều địa
phương dẫn đến tình trạng ngày càng suy giảm nhanh tróng và đưa loài đến bờ
vực tuyệt chủng trong tự nhiên.
Trước tình hình đó, năm 2014, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt dự án
“Bảo tồn và phát triển loài Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte) tại
Vườn Quốc gia Bến En”. Để đánh giá được hiệu quả các hoạt động đã triển
khai cũng như hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng của đơn vị trong 3

năm vừa qua, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp cho công tác bảo tồn và phát
triển loài Vù hương thì việc giám sát loài trên các ô tiêu chuẩn và tuyến điều tra
định vị là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, dự án đã tiến hành thực hiên chuyên đề
nghiên cứu “Giám sát loài Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte) tại
Vườn quốc gia Bến En – Thanh Hóa”.
6


Phần I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Đã có nhiều nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh rừng từ rất sớm, nhất là đối
với rừng mưa nhiệt đới, nhưng tập trung nhiều từ những năm 1930 trở lại đây.
Năm 1952, trong tác phẩm “Rừng mưa nhiệt đới” [20], Richards đã đề
cập đến phân bố số cây theo cấp kính, ông cho đó là một phân bố đặc trưng của
rừng tự nhiên hỗn loại.
G. N. Baur (1964) [8] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái nói
chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng nói riêng, trong
đó đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho
rừng mưa tự nhiên. Từ đó tác giả đưa ra các nguyên lý tác động sử lý lâm sinh
cải thiện rừng.
Công trình nghiên cứu của R. Catinot (1965) [9], J. Plaudy (1987) [19] đã
biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ, nghiên cứu các cấu trúc
sinh thái thông qua mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến.
P.W. Richards (1952) [20] đã đề xướng phương pháp vẽ biểu
đồ mặt cắt đứng của rừng và sử dụng lần đầu tiên ở Guam đến nay vẫn là
phương pháp có hiệu quả để nghiên cứu cấu trúc tầng thứ của rừng. Tuy nhiên
phương pháp này có nhược điểm là chỉ minh họa được cách sắp xếp theo chiều
thẳng đứng của các loài cây gỗ trong diện tích có hạn. Cusen (1953) đã khắc
phục bằng cách vẽ một số giải kề bên nhau và đưa lại một hình tượng về không

gian ba chiều.
P. W. Richards (1959, 1968, 1970) [20] đã phân biệt tổ thành rừng mưa
nhiệt đới làm hai loại là rừng mưa hỗn hợp và rừng mưa đơn ưu có tổ thành loài
cây đơn giản. Cũng theo tác giả thì rừng mưa thường có nhiều tầng (thường có 3
tầng, trừ tầng cây bụi và tầng cây cỏ). Trong rừng mưa nhiệt đới, ngoài cây gỗ
lớn, cây bụi và các loài thân thảo còn có nhiều loại dây leo cùng nhiều loài thực
vật phụ sinh trên thân hoặc cành cây.
Vấn đề về cấu trúc không gian và thời gian của rừng cúng được các
tác giả tập trung nhiều nhất như: Rollet B (1971), Brung (1970), Loeth et al
(1976). Rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu cấu trúc không gian và thời gian
của rừng theo định lượng và dùng các mô hình toán học để mô phỏng các quy
luật cấu trúc (dẫn theo Trần Văn Con, 2001) [24].
7


Các tác giả F. X. Schumarcher và T. X. Coil (1960) [29] đã sử dụng hàm
Weibull để mô hình hoá cấu trúc đường kính loài . Bên cạnh đó các hàm Meyer,
Hyperbol, hàm mũ, Peason, Poisson.....cũng đã được nhiều tác giả sử dụng để
mô hình hoá cấu trúc rừng.
Phương pháp phân tích lâm sinh đã được H. Lamprecht (1969) [30] mô tả.
Các tác giả nghiên cứu rừng tự nhiên vùng nhiệt đới sau đó đã vận dụng phương
pháp này và mở rộng thêm những chỉ tiêu định lượng mới cho phân tích cấu trúc
rừng tự nhiên như Kammesheidt (1994) [31], Nguyen Van Sinh (2000) [32].
Bermard –Roller (1974), Taylor (1954), Benard (1955) trên cơ sở nghiên
cứu rừng châu Phi đã xác định cây tái sinh trong nhiệt đới thiếu hụt, cần bổ sung
bằng trồng rừng nhân tạo. Budowski (1956), Bava (1954), Catinot (1965): Khi
nghiên cứu tái sinh rừng nhiệt đới ở châu Á lại nhận định rằng dưới tán rừng
nhiệt đới, nhìn chung có đủ cây tái sinh có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề tái
sinh rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất vẫn là hiệu quả của các phương
thức xử lý lâm sinh đến tái sinh các loài cây mục đích ở các kiểu rừng [18].

Theo George N.Baur (1964). Trong quá trình nghiên cứu về phục hồi rừng
nhiệt đới, vấn đề được quan tâm nhiều hơn cả vẫn là hiệu quả của các biện pháp
sinh học tác động vào tái sinh. Nhiều nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công
những phương thức tác động vào tái sinh có hiệu quả. Đặc biệt phải kể đến hệ
thống các phương pháp xử lý và hiệu quả của nó đối với tái sinh rừng và qua đó
tổng kết sâu sắc các bước xử lý hiệu quả từng phương thức đối với tái sinh trong
tác phẩm "Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa” của G.Baur [8].
Vansteenis (1956): Khi nghiên cứu rừng nhiệt đới Nam Mỹ, đã nêu hai
đặc điểm tái sinh phổ biến, đó là tái sinh vệt hay còn gọi là tái sinh lỗ trống và
tái sinh phân tán liên tục đối với quần xã thực vật rừng đã ổn định (dẫn theo
Thái Văn Trừng 1978) [21].
1.2. Ở Việt Nam
Mặc dù ra đời sau nhưng khoa học Lâm nghiệp ở Việt Nam đã được quan
tâm, nghiên cứu, trong đó có những công trình về sinh trưởng, cấu trúc, tái sinh
rừng,… nhằm phục vụ cho việc kinh doanh rừng lâu dài và ổn định.
Năm 1970, Trần Ngũ Phương [22] đã đề cập tới một hệ thống phân loại,
trong đó rất chú ý tới việc nghiên cứu quy luật diễn thế rừng.
Thái Văn Trừng (1978) [21] khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh
mưa ẩm nhiệt đới nước ta đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng vượt tán, tầng ưu thế
sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết.
8


Nguyễn Văn Trương (1983) [17] khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài đã
xem xét sự phân tầng theo hướng định lượng, phân tầng theo cấp chiều cao một
cách cơ giới. Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, Vũ Đình
Phương (1987) [26] đã nhận định, việc xác định tầng thứ của rừng lá rộng
thường xanh là hoàn toàn hợp lý và cần thiết, nhưng chỉ trong trường hợp rừng
có sự phân tầng rõ rệt có nghĩa là khi rừng đã phát triển ổn định mới sử dụng
phương pháp định lượng để xác định giới hạn của các tầng cây.

Các tác giả Vũ Đình Phương, Đào Công Khanh (2001) [27] thử nghiệm
phương pháp nghiên cứu một số quy luật cấu trúc, sinh trưởng phục vụ điều chế
rừng lá rộng, hỗn loại thường xanh ở Kon Hà Nừng - Gia Lai cho rằng đa số loài
cây có cấu trúc đường kính và chiều cao giống với cấu trúc tương ứng của lâm
phần, đồng thời cấu trúc của loài cũng có những biến động.
Về nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng thì việc mô hình hoá cấu trúc
đường kính (D1.3) được nhiều người quan tâm nghiên cứu và biểu diễn chúng
theo các dạng hàm phân bố xác suất khác nhau, nổi bật là các công trình của các
tác giả như Đồng Sĩ Hiền (1974) [10] dùng hàm Meyer và hệ đường cong
Poisson để nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ đường kính cho rừng tự
nhiên làm cơ sở cho việc lập biểu độ thon cây đứng ở Việt Nam. Nguyễn Hải
Tuất (1982, 1986) [13,14] đã sử dụng hàm phân bố giảm, phân bố khoảng cách
để biểu diễn cấu trúc rừng thứ sinh và áp dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu
cấu trúc quần thể rừng.
Trần Văn Con (1991) [23] đã áp dụng hàm Weibull để mô phỏng cấu trúc
đường kính cho rừng khộp ở Đăklăk. Lê Sáu (1995) [11] đã sử dụng hàm
Weibull để mô phỏng các quy luật phân bố đường kính, chiều cao tại khu vực
Kon Hà Nừng, Tây Nguyên.
Vấn đề tái sinh đã được Viện điều tra quy hoạch rừng tiến hành nghiên cứu
từ những năm 60 (thế kỷ XX) tại địa bàn một số tỉnh Quảng Ninh, Yên Bái,
Nghệ An, Hà Tĩnh (Hương Sơn, Hương Khê), Quảng Bình....các kết quả nghiên
cứu bước đầu đã được Nguyễn Vạn Thường (1991) [16] tổng kết và kết luận về
tình hình tái sinh tự nhiên của một số khu rừng miền Bắc Việt Nam, hiện tượng
tái sinh dưới tán rừng của các loài cây gỗ đã tiếp diễn liên tục, không mang tính
chất chu kỳ. Sự phân bố số cây tái sinh không đồng đều, số cây mạ có h < 20 cm
chiếm ưu thế rõ rệt so với lớp cây ở các cấp kích thước khác. Những loài cây gỗ
mềm, ưa sáng, mọc nhanh có khuynh hướng phát triển mạnh và chiếm ưu thế
9



trong lớp cây tái sinh. Những loài cây gỗ cứng sinh trưởng chậm chiếm tỷ lệ thấp
và phân bố tản mạn, thậm chí còn vắng bóng ở thế hệ sau trong rừng tự nhiên.
Trong một công trình nghiên cứu về cấu trúc, tăng trưởng trữ lượng và tái
sinh tự nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài ở ba vùng kinh tế (Sông Hiếu,
Yên Bái và Lạng Sơn). Nguyễn Duy Chuyên (1988) [12] đã khái quát đặc điểm
phân bố của nhiều loài cây có giá trị kinh doanh và biểu diễn bằng các hàm lý
thuyết. Từ đó làm cơ sở định hướng các giải pháp lâm sinh cho các vùng sản
xuất nguyên liệu.
Viện Điều tra - Quy hoạch rừng (1962 - 1969) đã thực hiện điều tra
nghiên cứu tái sinh tự nhiên vùng Sông Hiếu bằng phương pháp đo đếm điển
hình dựa vào số lượng cây tái sinh trên hécta và điều tra nghiên cứu tái sinh theo
các loại hình thực vật ưu thế của rừng thứ sinh ở Yên Bái. Căn cứ vào mật độ
cây tái sinh, Vũ Đình Huề (1969)[6], đã phân chia khả năng tái sinh tự nhiên
rừng nhiệt đới thành năm cấp, trong đó cấp trung bình có số cây tái sinh 4.000 8.000 cây/ha, cấp tái sinh yếu có số cây dưới tán rừng 2.000 - 4.000 cây/ha.
Nhìn chung, các nghiên cứu này mới chú trọng đến số lượng cây tái sinh. Thông
qua kết quả điều tra năm (1975) Vũ Đình Huề đã tổng kết trong báo cáo khoa
học “ Khái quát về tình hình tái sinh rừng miền Bắc Việt Nam” Theo báo cáo đó
đã khẳng định, tái sinh tự nhiên rừng miền Bắc Việt Nam mang những đặc điểm
của tái sinh rừng nhiệt đới [25].
Nguyễn Ngọc Lung (1993) [15] và cộng sự khi nghiên cứu về khoanh
nuôi và phục hồi rừng đã cho rằng, nghiên cứu quá trình tái sinh phải nắm chắc
các yếu tố môi trường và các quy luật tự nhiên tác động lên thảm thực vật. Qua
đó xác định các điều kiện cần và đủ để tác động của con người đi đúng hướng,
quá trình này được gọi là xúc tiến tái sinh tự nhiên.
Theo tác giả quá trình tái sinh tự nhiên phụ thuộc vào 3 yếu tố:
+ Nguồn hạt giống, khả năng phát tán trên một đơn vị diện tích.
+ Điều kiện để hạt giống nảy mầm, phát triển hệ rễ (T0, W%, thảm tươi).
+ Điều kiện để cây mạ, cây con sinh trưởng và phát triển (đất, nước và ánh
sáng).


10


Phần II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Bến En nằm trên địa bàn hai huyện Như Xuân và Như
Thanh (tỉnh Thanh Hoá), có toạ độ địa lý 19 028' - 19041' vĩ độ Bắc và từ 105020'
- 105035' kinh độ Đông. Vườn có tổng diện tích là 14.735 ha. Địa hình gồm một
phức hệ sông suối, hồ đầm, núi đá, núi đất có xen kẻ với thung lũng. Trung tâm
là hồ sông Mực với hệ thống đảo nổi còn rừng bao phủ và nhiều chi nhánh lan
tỏa được bao bọc bởi các kiểu địa hình núi đá xen núi đất.
2.1.2 Địa hình địa mạo
Vườn Quốc gia Bến En bao gồm các kiểu địa hình đồi, núi, sông hồ xen
kẻ. Gồm 3 kiểu địa hình chính sau:
+ Kiểu địa hình đồi núi thấp: Kiểu địa hình này có diện tích nhỏ, phân bố
chủ yếu ở phía Tây, Tây Nam và phía Đông như: Núi Đàm, núi Bao Cù, núi Đầu
Lớn. Đỉnh cao nhất là đỉnh núi Đàm (cao 497m). Nhìn chung kiểu địa hình này
khá hiểm trở, độ dốc lớn
+ Kiểu địa hình đồi thoải: Chiếm diện tích lớn nhất trong, tập trung ở khu
vực Bình Lương, Xuân Thái, Điện Ngọc, các đảo nổi vung lòng hồ và dọc quốc
lộ 15. Độ cao không quá 150m
+ Kiểu địa hình hồ và thung lũng: Bao gồm hồ Bến En và các thung lũng
xen kẻ giữa các khu đồi, núi thấp.
2.1.3 Khí hậu, thuỷ văn
2.1.3.1. Khí hậu
Khu vực Bến En có cùng tính chất chung của chế độ khí hậu phía Nam
tỉnh Thanh Hoá. Bến En cách biển không xa, nên vừa chịu ảnh hưởng của khí
hậu biển, vừa chịu ản hưởng của đai cao địa hình. Nhiệt độ không ổn định , biên

độ nhiệt lớn (12,30C). Tổng nhiệt cả năm 85000C, năng lượng bức xạ tổng cộng
120kcal/cm2/năm. Tháng nóng nhất là tháng 7 (nhiệt độ cao nhất lên tới 41,7 0C)
và lạnh nhất là tháng 1 ( nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới 3,10C)
Lượng mưa vùng khá cao (1790mm/năm)
2.1.3.2. Thuỷ văn

11


Khu vực có hai hệ thống sông chính là sông Chàng và sông Mực. Hồ Bến
En có dung tích biến động từ 250-400 m 3, là thuỷ vực của 4 suối: Suối Hận, suối
Thô, suối Cốc và suối Tây Tọn.
2.1.4 Địa chất và thổ nhưỡng
2.1.4.1. Địa chất
Theo tài liệu nghiên cứu của Viện điều tra quy hoạch rừng (1995), lịch sử
hình thành địa chất trong vùng khá phức tạp, nhưng chủ yếu vẫn là các loại đá
trầm tích được hình thành từ kỷ Triat và các thành hệ màu đỏ trầm tích từ kỷ
Jura –creta như phiến thạch sét, sa thạch. Trải qua quá trình địa chất lâu dài,
những hoạt động xâm thực, bóc mòn, bồi tụ đã tạo nên một loạt thung lũng được
phủ đầy phù sa mới khá màu mỡ, nằm rải rác trong khu vực Vườn
2.1.4.2. Thổ nhưỡng
Theo tài liệu của Viện điều tra quy hoạch rừng (1995), ở Bến En có các
loại đất chính sau:
+ Đất phù sa sông suối: Có diện tích 310 ha, phân bố rải rác theo các
thung lũng trong vùng như Đồng Thô, Điện Ngọc, Làng Lúng, Xuân Lý
+ Đất Feralít màu đỏ vàng phát triển trên nhóm đất sét: Có diện tích
11.438 ha, phân bố ở vùng phía Bắc và Trung tâm Vườn
+ Đất Feralít màu vàng nhạt, phát triển trên nhóm đá cát: Có diện tích 1.240 ha
+ Đất phong hoá trên núi đá vôi: Có diện tích 1.077 ha. Loại này chủ yếu
thuộc loại Macgalít, cấu tạo phẫu diện chủ yếu ở tầng A và C.

2.2. Thực vật rừng
Do đặc điểm địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, nên thảm thực vật rừng Bến
En mang nét rất đặc trưng. Theo phương pháp phân loại của Fao Rome 1989, kết
hợp với hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng, thảm thực vật Bến En được
phân thành các kiểu rừng chính sau:
Các kiểu rừng ở Vườn quốc gia Bến En
+ Kiểu rừng kín thường xanh vùng thấp (<500m) nhiệt đới ẩm thứ sinh
trên núi đá vôi
+ Kiểu rừng kín thường xanh vùng thấp (<500m) nhiệt đới ẩm thứ sinh
sau khai thác trên núi đất
+ Kiểu rừng hỗn giao gỗ- tre nứa thứ sinh
+ Kiểu rừng tre nứa thứ sinh có cây gỗ rải rác
+ Kiểu rừng trồng
+ Kiểu rừng cây bụi có cây gỗ rải rác trên núi đá vôi
12


+ Kiểu rừng cây bụi, cỏ có cây gỗ rải rác trên núi đất
+ Các loại đất khác
2.3. Điều kiện kinh tế xã hội
2.3.1. Dân số
2.3.1.1. Dân số trong toàn vùng
Vườn Quốc gia Bến En nằm trên 2 huyện Như Thanh và Như Xuân bao
gồm 13 xã và 2 thị trấn (cả vùng lõi và vùng đệm). Theo số liệu từ niên giám
thống kê 2 huyện năm 2011, kết hợp số liệu thu thập tại các xã, dân số trong
toàn vùng hiện nay là 12.369 hộ, 56.143 nhân khẩu, trong đó nam 28.064người
(chiếm 49,98%), nữ 28.079 người (chiếm 50,01%) tổng nhân khẩu.
Thành phần dân tộc gồm:
- Dân tộc Kinh: 26.027 Người chiếm 51,01%.
- Dân tộc Thái: 10.096 Người chiếm 17,98%.

- Dân tộc Mường: 10.513 Người chiếm 18,73%.
- Dân tộc khác: 6.897 Người chiếm 12,28%.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên toàn vùng là 0,93%, trong đó tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên thấp nhất ở các xã Hải Vân, Xuân Quỳ (0,8%), các xã có tỷ lệ tăng
cao như Tân Bình (1,5%), Xuân Thái (1,17%).
Phân bố dân số dân số bình quân toàn vùng là 95 người/km 2, khu vực
đông nhất ở 2 thị trấn TT Bến Sung (1.137 người/km 2) vàTT Yên Cát (779
người/km2), thấp nhất ở các xã Xuân Hòa (25 người/km 2), Bình Lương (42
người/km2).
2.3.1.2 Dân số trong vùng lõi
Hiện tại vùng lõi VQG Bến En vẫn còn người dân thuộc 9 thôn sinh sống
thuộc 3 xã: Tân Bình; Xuân Quỳ; Hóa Quỳ với mật độ dân số khá đông, gồm
440 hộ với 1.813 nhân khẩu. Trong đó xã có số dân đông nhất Tân Bình 1.111
người trên 274 hộ, xã Xuân Quỳ 495 người trên 75 hộ, xã Hóa Quỳ 207 người
trên 58 hộ.
2.3.2. Thực trạng một số ngành chủ yếu
2.3.2.1. Sản xuất nông nghiệp trên toàn vùng
a. Trồng trọt
Cây lương thực: Cây trồng chủ yếu như: lúa nước, ngô, khoai, sắn,...quá
trình canh tác còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, chưa áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, do vậy năng suất còn thấp điển hình như: Lúa từ
4 đến 4,5 tấn/ha; ngô 3,3 tấn/ha; cây khoai 5,8 tấn /ha. Tổng sản lượng cây
13


lương thực cây có hạt năm 2011 đạt 14.647,7 tấn, bình quân lương thực trên đầu
người đạt 290kg/người/năm (trong đó lúa đạt 261 kg/người/năm), với năng suất
như vậy không đảm bảo được an ninh lương thực cho người dân trong vùng.
Cây công nghiệp ngắn ngày: Cây công nghiệp ngắn ngày được trồng tại
khu vực VQG Bến En chủ yếu là cây mía; cao su, diện tích chủ yếu tại khu vực

vùng đệm, và một phần đất vùng lõi VQG, năng suất mía bình quân đạt khoảng
41,2 tấn/ha. Trong những năm vừa qua diện tích trồng mía được mở rộng phục
vụ nhu cầu nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn, điều này dẫn đến không ít
diện tích đất rừng của Vườn bị xâm lấn phục vụ trồng cây công nghiệp.
b. Chăn nuôi
Theo số liệu thống kê năm 2011 trên toàn khu vực Vườn hiện có: Tổng
đàn trâu 7.968 con; bò 1.498 con; lợn 11.890 con; gia cầm 158.358 con. Trong
đó số lượng gia súc, gia cầm được nuôi nhiều nhất tại khu vực các xã: Xuân
Thái và Xuân Bình, ít nhất tại khu vực 2 thị trấn Yên Cát và TT Bến Sung. Nhìn
chung, với điều kiện đồi núi thấp, diện tích rộng, thuận lợi cho các hoạt động
chăn nuôi gia súc lớn như: Trâu, Bò, Dê,… Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua
do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời tiết trên cả nước ảnh hưởng không nhỏ tới
hoạt động chăn nuôi của người dân khu vực Bến En.
2.3.2.2. Sản xuất lâm nghiệp
a. Trồng rừng
Công tác trồng rừng trên địa bàn được thực hiện nhiều năm nay. Những
năm gần đây được sự đầu tư của các Dự án 327, dự án 661, Dự án trồng rừng
sản xuất..., diện tích rừng trồng được nâng lên rõ rệt. Đến nay, toàn vùng đã có
1.254 ha rừng trồng, gồm các loài cây Keo, Mỡ, Luồng... ngoài ra, trong khu
vực vùng đệm VQG Bến En trên địa bàn các xã diện tích trồng cao su đến nay
bắt đầu cho thu hoạch mủ.
Nhìn chung, các chương trình trồng rừng đã góp phần làm tăng diện tích
rừng trong khu vực, đặc biệt là khu vực vùng đệm. Đồng thời cũng mang lại
nguồn thu nhập đáng kể cho người dân từ đó góp phần vào việc ổn định đời
sống trong khu vực.
b. Giao đất giao rừng
Công tác giao đất theo Nghị định 02/CP được tiến hành nhiều năm nay.
Do vậy, cho đến nay phần lớn diện tích đất rừng đã có chủ, đây là điều kiện
thuận lợi cho công tác bảo vệ rừng, thúc đẩy người dân đầu tư cho các hoạt động
sản xuất lâm nghiệp,... Tuy nhiên, công tác giao đất tồn tại một số bất cập, ranh

14


giới giao đất không rõ ràng, vẫn còn tranh chấp đất đai, sử dụng không đúng quy
hoạch, đúng mục đích trên đất được giao.
c. Khai thác và chế biến lâm sản
Hiện tại trên địa bàn khu vực VQG Bến En hiện có 8 cơ sở chế biến lâm
sản được cấp phép hoạt động. Trong đó, nguyên liệu chủ yếu là gỗ tròn được
khai thác từ rừng trồng trong khu vực và nhập từ nơi khác, sản phẩm chủ yếu
của các cơ sở này là gỗ xẽ, ván sàn, cốt pha và đồ mộc gia dụng,...
Diện tích khai thác chủ yếu là rừng trồng, hàng năm khai thác trong khu
vực khoảng 1.500m3, 50.000 ster củi, 22.000 cây Luồng, 100.000 cây tre nứa
khác. Ngoài ra, đối với khu vực vùng lõi vẫn còn hiện tượng người dân khai thác
trái phép gỗ, củi từ rừng tự nhiện, điều này làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng
của Vườn.
d. Tình hình thực hiện một số chương trình dự án nông – lâm nghiệp
- Dự án 661, trồng rừng sản xuất: các hạng mục bao gồm bảo vệ, khoanh
nuôi phục hồi rừng, trồng rừng. Hiệu quả của dự án góp phần phủ xanh đất trống
đồi núi trọc, nâng cao chất lượng rừng.
- Dự án trồng rừng nguyên liệu: Các xã nằm trong vùng đều trong quy
hoạch trồng rừng nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy Lam Sơn.
- Chương trình trồng cây Cao su thuộc chương trình đầu tư của Công ty
Cao su và một số dự án nhỏ của chương trình khuyến nông, khuyến lâm.
2.3.2.3. Các ngành kinh tế khác
Các nghành kinh tế khác chưa phát triển, sản xuất công nghiệp trong vùng
hầu như không có. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp gồm các nghành nghề như làm
gạch ngói, khai thác đá (Xuân Khang, Xuân Phúc, Hải Vân), rèn đúc, làm mộc,
đan lát.. Quy mô sản xuất còn nhỏ, phần lớn do tư nhân quản lý. Khối lượng sản
phẩm hàng năm không lớn (gạch 60 vạn viên/năm, đá xây dựng 10.000m3).


15


Phần III
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được mức độ tăng trưởng, cấu trúc của các trạng thái rừng nơi
có Vù hương phân bố tập trung tại Vườn quốc gia Bến En – Thanh Hóa.
3.2. Nội dung thực hiện
- Giám sát sự biến đổi về tổ thành theo số cây và tổ thành theo chỉ số quan
trọng của tầng cây cao.
- Giám sát sự biến đổi tổ thành cây tái sinh và cây tái sinh triển vọng trên
các trạng thái rừng tại khu vực có loài Vù hương phân bố tập trung.
- Giám sát biến đổi về cấu trúc tầng tán rừng của tầng cây cao.
- Giám sát các chỉ tiêu tăng trưởng D1.3, Hvn, M, N của tầng cây cao.
3.3. Phương pháp ngoại nghiệp
- Điều tra tầng cây cao trên OTC định vị:
Sau khi xác định các khu vực có loài Vù hương phân bố theo các trạng
thái rừng tiến hành lập các OTC điển hình diện tích mỗi OTC là 2.000m 2
(40x50m). Trên các OTC tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng toàn bộ
những cây có đường kính D1,3 ≥ 6cm về các chỉ tiêu: D1,3 , Hvn, Dt.
D1,3 đo bằng thước kẹp kính có khắc vạch tới mm. Đo H vn, bằng thước
Blumenleiss ở một số cây điển hình cây làm chuẩn rồi sau đó mục trắc các cây
xung quanh, xác định chiều cao tới dm. Đo D t bằng thước dây. Kết quả được ghi
vào mẫu biểu 01.
Biểu 01. Điều tra các chỉ tiêu tầng cây cao
TT

Tên loài


D1.3
(cm)

Hvn
(m)

Hdc
(m)

Dt
(m)

Sinh
trưởng

Vật
hậu

Ghi
chú

- Điều tra cây tái sinh trên OTC định vị:
Trên các OTC định vị, lập 05 ODB ở 4 góc và trung tâm OTC, diện tích
mỗi ODB là 25 m2 (5m x 5m), tiến hành điều tra cây tái sinh, kết quả được ghi
vào biểu 02.
Biểu 02: Biểu điều tra cây tái sinh
16


Ô

BD

TT

Tên
cây

Số cây tái sinh
H=50H<50cm 100cm H>100cm

Sinh trưởng

Nguồn gốc

Tốt

Hạt

Xấu

Chồi

Quá trình điều tra được lặp lại 3 lần, từ 2014 đến 2016, mỗi năm điều tra
01 lần.
3.4. Xử lý số liệu và tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu.
Sau khi thu thập, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng trên các OTC,tổng hợp
số liệu và sử dựng phầm mềm SPSS 16.0 và Excel trên máy vi tính để tính toán
các số liệu cần thiết.
+ Tính toán công thức tổ thành theo Ntb = ni/N.
Trong đó:

ni là tổng số cây của loài i trong các OTC điều tra
N là tổng số loài cây trong các OTC điều tra.
Những loài có tổng số cây ≥ Ntb thì tham gia vào công thức tổ hành rừng.
+ Tính toán công thức tổ thành theo IV% = (N% + G%)/2.
Trong đó:
IV% là chỉ số quan trọng.
Ni% là số cây của loài i
Gi% là tiết diện ngang của loài i
Những loài có chỉ số IV% ≥ 5% thì tham gia vào công thức tổ thành.
+ Tính toán mật độ trữ lượng các lâm phần:
Dg = 1.1286*

∑ Gi
∑ ni

Hg = b + a*logDg
M=

π * Dg 2 * Hg * 0,45
*∑ni/ha
4

Trong đó : 1.1286 là hằng số thực nghiệm.
0.45 là hình số.
Dg : Đường kính tại vị trí 1,3m tính theo tiết diện ngang.
Hg : Chiều cao vút ngọn tính theo Dg.
∑Gi : Tổng tiết diện ngang của các loài trên OTC.
∑ni : Tổng số cây trên OTC.
17



∑ni/ha : Mật độ cây trên một héc ta.
+ Phân chia tầng tán rừng: Sử dụng các phân chia tầng thứ theo Trân Văn
Con – Viện KHLN Việt Nam (2010) để xác định cấu trúc tầng thứ tại các lâm
phần nghiên cứu.
+ Tính toán tăng trưởng các chỉ tiêu D1,3, Hvn, M, N của tầng cây cao bằng
phương pháp thống kê thông thường.

18


Phần IV
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Kết quả giám sát cấu trúc tổ thành tầng cây cao theo số cây nơi
có loài Vù hương phân bố
Tổ thành theo số cây thể hiện mức độ phong phú của loài và số cá thể của
mỗi loài trong quần xã thực vật rừng.
Do đặc điểm loài Vù hương chỉ phân bố tại khu vực Xuân Bái, Sông
Chàng, Đồng Thổ (TK 616, 619 và 634A) có diện tích 2.781,62 ha nhưng không
đều và cũng chỉ trên một số diện tích của các tiểu khu trên nên chúng tôi đã tiến
hành giám sát tại 06 OTC thuộc các trạng thái: IIIa1, IIIa2, IIa, IIb và Gỗ - Nứa.
Do đặc điểm hiện trạng loài Vù hương ở khu vực VQG Bến En phân bố rải
rác nên không thuận lợi cho việc lập OTC định vị giám sát. Vì vậy, dự án đã lựa
chọn 06 OTC điển hình gồm: Các TTR IIIa2, IIIa1, IIa, IIb mỗi trạng thái lập 01 ô,
từ OTC1 – OTC4, riêng trạng thái Gỗ - Nứa là nơi Vù hương phân bố tập trung
hơn nên giám sát trên 02 ô, từ OTC5 – OTC6.
Kết quả giám sát về cấu trúc tổ thành theo số cây ở các OTC được tổng
hợp tại bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tổ thành theo số cây tầng cây cao của các OTC giám sát
TT Năm Số

giám loài
sát

Số loài
T.gia
CTTT

Công thức tổ thành

OTC1
1

2014

44

13

2

2015

44

14

3

2016


46

14

1

2014

41

10

0,99 Kh + 0,81 Va + 0,63 Cc + 0,63 Mn + 0,54 Cl
– 0,45 Tâ – 0,45 Tđ – 0,36 Ts – 0,36 Su – 0,27 S2
– 0,27 Ss – 0,27 Đt -0,27 Na + 3,96 Lk (31)
1,03 Kh + 0,77 Va + 0,60 Cc + 0,60 Mn + 0,51 Cl
+ 0,51 Tđ – 0,42 Tâ – 0,42 Ts – 0,34 Su – 0,26 Đ3
- 0,26 S2 – 0,26 Ss – 0,26 Đt -0,26 Na + 3,5 Lk
(30)
1,0 Kh + 0,83 Va + 0,58 Cc + 0,58 Mn + 0,50 Cl +
0,50 Tđ – 0,43 Tâ – 0,43 Ts – 0,33 Su – 0,25 Đ3 0,25 S2 – 0,25 Ss – 0,25 Đt - 0,25 Na + 3,58 Lk
(32)
OTC2
1,13 Ti + 0,94 Tă + 0,96 Nv + 0,70 Ci + 0,52 Tô –
19


2

2015


43

12

3

2016

43

12

1

2014

23

8

2

2015

26

8

3


2016

27

8

1

2014

55

20

2

2015

55

20

3

2016

55

20


1

2014

25

7

2

2015

26

7

3

2016

26

7

0,43 Ta – 0,43 Tg – 0,35 Dx – 0, 35 Sn – 0,35 Le +
3,74 Lk (31)
1,11 Ti + 1,04 Tă + 0,85 Nv + 0,68 Ci + 0,43 Tô –
0,43 Ta – 0,43 Tg – 0,34 Dx – 0, 34 Sn – 0,34 Le –
0,34 Vư – 0,26 Lê + 3,50 Lk (31)

1,07 Tă + 0,99 Ti + 0,91 Nv + 0,66 Ci -0,41 Tô –
0,41 Ta – 0,41 Tg – 0,33 Dx – 0, 33 Sn – 0,33 Le –
0,33 Vư – 0,33 Lê + 3,47 Lk (31)
OTC3
2,18 Lê + 0,9 Să + 0,9 Sâ + 0,77 Tm + 0,51 Tn +
0,51 Mo + 0,51 Đ 3 + 0,51 Dê + 3,26 Lk (15)
2,05 Lê + 0,96 Să + 0,84 Sâ + 0,72 Tm + 0,48 Tn
+ 0,48 Mo + 0,48 Đ 3 + 0,48 Dê + 3,49 Lk (15)
2,02 Lê + 0,95 Să + 0,83 Sâ + 0,71 Tm + 0,48 Tn
+ 0,48 Mo + 0,48 Đ 3 + 0,48 Dê + 3,57 Lk (15)
OTC4
1,27 Mo + 0,90 Dê + 0,57 Đx – 0,47 So – 0,47 Si
– 0,33 St – 0,33 Tt – 0,33 Ti – 0,28 Bu – 0,28 Le –
0,28 Nv – 0,28 Tă – 0,24 Đ 3 – 0,24 Bâ – 0,19 Ci
– 0,19 Ct – 0,19 S3 – 0,19 Ta – 0,19 Tơ – 0,19 Vư
+ 2,59 Lk(35).
1,26 Mo + 0,93 Dê + 0,56 Đx – 0,47 So – 0,47 Si
– 0,33 Nv – 0,33 Tt – 0,33 Ti – 0,33 St - 0,28 Bu –
0,28 Le – 0,28 Tă – 0,23 Ci – 0,23 Đ 3 – 0,23 Bâ –
0,19 Ct – 0,19 S3 – 0,19 Ta – 0,19 Tơ – 0,19 Vư +
2,56 Lk(35).
1,24 Mo + 0,92 Dê + 0,55 Đx + 0,51 So – 0,46 Si
– 0,32 Nv – 0,32 Tt – 0,32 Ti – 0,32 St- 0,28 Bu –
0,28 Le – 0,28 Tă – 0,23 Ci – 0,23 Đ 3 – 0,23 Bâ –
0,18 Ct – 0,18 S3 – 0,18 Ta – 0,18 Tơ – 0,18 Vư +
2,58 Lk(35).
OTC5
2,43 Lê + 0,86 Nv + 0,86 Bô + 0,71 Dđ – 0,43 Lx
– 0,43Ct – 0,43 Cô + 3,86 Lk(18).
2,33 Lê + 0,96 Nv + 0,82 Bô + 0,68 Dđ + 0,55 Lx

– 0,41Ct – 0,41 Cô + 3,86 Lk(18).
2,33 Lê + 0,96 Nv + 0,82 Bô + 0,68 Dđ + 0,55 Lx
20


– 0,41Ct – 0,41 Cô + 3,86 Lk(18).
OTC6
1 2014 24
6
1,86 Tu + 1,43 Dđ + 0,86 Đ 3 + 0,86 Bô + 0,71 Ka
+ 0,57 La + 3,71 Lk (18)
2 2015 25
6
1,86 Tu + 1,43 Dđ + 0,86 Đ 3 + 0,86 Bô + 0,71 Ka
+ 0,57 La + 3,71 Lk (19)
3 2016 25
6
1,86 Tu + 1,43 Dđ + 0,86 Đ 3 + 0,86 Bô + 0,71 Ka
+ 0,57 La + 3,71 Lk (19)
Qua bảng 4.1 ta thấy có có sự thay đổi nhỏ về thành phần loài theo thời
gian của các trạng thái.
Tại OTC1: Năm 2014 - 2015 có 44 loài, nhưng đến năm 2016 có 46 loài,
tăng 02 loài là Lim xẹt và Thanh Thất do có sự gia nhập vào tầng cây cao của
lớp cây tái sinh triển vọng. Về công thức tổ thành cũng có sự thay đổi nhỏ ở năm
2015 và 2016 khi có thêm loài Đẻn ba lá tham gia, nâng số loài trong công thức
tổ thành lên 14 loài so với 13 loài của năm 2014. Tuy nhiên trong cả 3 năm giám
sát loài Vù hương không xuất hiện trong công thức tổ thành. Về công thức tổ
thành cũng có sự thay đổi nhỏ ở năm 2015 và 2016 khi có thêm loài Đẻn ba lá
tham gia, nâng số loài trong công thức tổ thành lên 14 loài so với 13 loài của
năm 2014. Trong cả 3 năm giám sát, các loài Khổng, Vạng trứng, Chò chỉ, Máu

chó lá nhỏ, Cà lồ luôn là những loài có hệ số tổ thành cao nhất và là 05 loài xếp
đầu bảng của công thức tổ thành theo số cây. Như vậy, trong OTC1 các loài có
hệ số tổ thành cao bao gồm cả loài tiên phong ưa sáng (Vạng trứng) và loài có
khả năng chịu bóng (Máu chó lá nhỏ, Chò chỉ) cho thấy ở trạng thái này việc
phát sinh, phát triển có sự sai khác so với quy luật diễn thế tự nhiên của HST
rừng. Đây là kết quả của quá trình khai thác chọn trong thời gian trước khi thành
lập VQG Bến En.
Tại OTC2: Số lượng loài cây điều tra tăng từ 41 loài năm 2014 lên 43 loài
trong năm 2015 và 2016, đó là có thêm sự xuất hiện của 02 loài Nhọ nồi lông và
Ràng ràng xanh ở tầng cây cao trong năm 2015. Năm 2014 có 10 loài tham gia
công thức tổ thành, Vù hương xếp thứ 11, đồng hạng với 12 loài như: Lá nến,
Mãi táp, Giẻ đen, Hải mộc, Gội trắng,…. Nên không đủ điều kiện tham gia
CTTT. Năm 2015 và 2016, công thức tổ thành gồm 12 loài, do có thêm 02 loài
là Vù hương và Lá nến tham gia. Như vậy, đối với OTC2, Vù hương là một
trong số ít loài tham gia công thức tổ thành ở 2 năm sau trong thời gian giám sát
cho thấy, ở trạng thái này Vù hương là một trong những loài ưu thế và có vai trò
lớn đối với lâm phần.
21


Đối với OTC3: OTC3 được lập ở trạng thái IIa, đây là trạng thái rừng non
phục hồi chưa có trữ lượng sau khai thác trắng và canh tác nương rẫy Kết quả
giám sát cho thấy OTC3 là OTC có số lượng loài cây biến đổi nhiều nhất và liên
tục tăng từ năm 2014 đến 2016. Nếu như năm 2014, chỉ có 23 loài thì đến 2015
đã tăng thêm 3 loài là: Ba bét nâu, Hải mộc và Lim xẹt, đến năm 2016 tăng thêm
01 loài Đa ba gân và nâng lên thành 27 loài trong ô. Điều này rất phù hợp với quy
luật phát triển tự nhiên của trạng thái rừng, do đây là rừng non đang trong quá
trình phục hồi nên sự gia tăng về số loài là quy luật tất yếu. Kết quả này cũng
chứng minh công tác quản lý, bảo vệ rừng trong thời gian từ năm 2014 – 2016
của VQG Bến En đạt kết quả rất tốt, các tác động tiêu cực vào rừng đã được hạn

hế đến mức thấp nhất. Ở OTC3 luôn có 08 loài tham gia CTTT từ 2014 - 2016,
Vù hương luôn xếp ở vị trí thứ 12 và đồng hạng với các loài Lim xẹt, Lòng mang,
Săng lẻ, Sơn ta,… và không tham gia CTTT, cho thấy số lượng cá thể của loài Vù
hương ở trạng thái rừng này thấp và không thay đổi trong suốt 03 năm triển khai
các hoạt động giám sát của dự án.
Trong OTC4: Không có sự thay đổi về tổng số loài và số loài tham gia
công thức tổ thành, với tổng số loài trong OTC là 55 và số loài tham gia CTTT
là 20, nhưng có sự gia tăng về só cây. Năm 2015 tăng 03 cây gồm: Ngát vàng,
Dền đỏ và Chân chim, đến năm 2016 tiếp tục tăng thêm 02 cây là Song sụ và
Trâm tía, nâng số cây trong OTC từ 212 cây năm 2014 lên 215 năm 2015 và 217
cây vào năm 2016. Số loài tham gia công thức tổ thành ở OTC 4 là 20 loài trong
cả 03 năm giám sát và không có sự thay đổi về loài mà chỉ có sự tăng giảm chút
ít về hệ số tổ thành.
OTC 5: Năm 2015 tăng 03 cây gồm: Ngát vàng, Lim xanh và Lim xẹt so
với năm 2014. Đặc biệt việc tăng thêm 01 cây Lim xẹt cũng đồng thời tăng thêm
01 loài, nâng tổng số loài trong OTC 5 từ 25 lên 26 loài và giư đến 2016. Việc
tăng nhẹ số cây và số loài không ảnh hưởng lớn đến công thức tổ thành. Vì vậy
thành phần và số loài tham gia CTTT vẫn là 07 loài từ năm 2014 đến năm 2016,
chỉ thay đổi nhẹ về hệ số của các loài tham gia.
OTC6: Tổng số loài trong OTC tăng từ 24 loài năm 2014 lên 25 loài trong
năm 2015 và duy trì đến năm 2016. Tuy nhiên ở OTC6 có sự khác biệt các OTC
khác đó là việc giảm loài Dướng nhưng tăng 02 loài là Thành ngạnh và Lim xẹt.
Tuy nhiên số lượng tham gia công thức tổ thành vẫn là 6 loài và HSTT không có
sự thay đổi trong cả 3 năm giám sát.
22


Kết quả này chứng minh công tác quản lý, bảo vệ rừng trong thời gian từ
năm 2014 – 2016 của VQG Bến En đạt kết quả rất tốt, các tác động tiêu cực vào
rừng đã được khống chế và chỉ sảy ra ở mức độ rất thấp. Ở trạng thái này, Vù

hương luôn xếp ở vị trí thứ 12 không thay đổi và không tham gia công thức tổ
thành trong suốt 03 năm triển khai các hoạt động giám sát.
Kết quả giám sát riêng về số cây của loài Vù hương trên 06 OTC định vị
được tổng hợp tại bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả giám sát về số cây của loài Vù hương
TT

Năm
giám
sát

Số
cây

HS
TT

Thứ
hạng

1

2014

2

0,1
8

14


2

2015

2

0,1
7

15

3

2016

2

0,1
7

15

1

2014

2

0,1

8

11

2

2015

2

0,1
7

14

3

2016

2

0,1
8

13

1

2014


2

12

2

2015

2

3

2016

2

0,2
6
0,2
4
0,2

12
12

Loài đồng hạng

OTC1
10 loài: Gội tía, Ngô đồng, Thàn mát,
Lá nến, Chiêu lưu nghệ, Ô rô, Dâu da,

Táu gai rừng, Mãi táp, Đẻn 3 lá.
10 loài: Gội tía, Ngô đồng, Thàn mát,
Lá nến, Chiêu lưu nghệ, Ô rô, Dâu da,
Táu gai rừng, Mãi táp, Trám trắng.
10 loài: Gội tía, Ngô đồng, Thàn mát,
Lá nến, Chiêu lưu nghệ, Ô rô, Dâu da,
Táu gai rừng, Mãi táp, Trám trắng.
OTC2
11 loài: Lá nến, Mãi táp trơn, Giẻ đen,
Suôi, Vạng trứng, Hải mộc, Gội trắng,
SP4, Xoan đào, Re xanh, Chè đuôi.
9 loài: Chè đuôi, Dền đỏ, Xoan đào,
Giẻ đen, Hải mộc, Mãi táp trơn, Re
xanh, Suôi, Gội trắng
10 loài: Chè đuôi, Dền đỏ, Xoan đào,
Giẻ đen, Hải mộc, Mãi táp trơn, Re
xanh, Suôi, Gội trắng và Lòng trứng
OTC3
03 loài: Săng lẻ, Sơn ta và Lòng mang
tía
04 loài: Săng lẻ, Sơn ta và Lòng mang
tía và Lim xẹt
04 loài: Săng lẻ, Sơn ta và Lòng mang
23


4

tía và Lim xẹt
OTC4

1
2014
2
0,0 21
16 loài: Bã đậu, Giổi bà, Hải mộc, Máu
9
chó, Trẩu, Mãi táp, Trâm vối, Ngái,
Dung nam,...
2
2015
2
0,0 21
16 loài: Bã đậu, Giổi bà, Hải mộc, Máu
9
chó, Trẩu, Mãi táp, Trâm vối, Ngái,
Dung nam,...
3
2016
2
0,0 21
16 loài: Bã đậu, Giổi bà, Hải mộc, Máu
9
chó, Trẩu, Mãi táp, Trâm vối, Ngái,
Dung nam,...
OTC5
1
2014
2
0,2 8
08 loài: Bộp, Đẻn 3 lá, Lòng mang,

9
Sảng nhung, Sung, Sung vè, Trám trắng
và Sp1.
2
2015
2
0,2 8
08 loài: Bộp, Đẻn 3 lá, Lòng mang,
7
Sảng nhung, Sung, Sung vè, Trám trắng
và Sp1
3
2016
2
0,2 8
08 loài: Bộp, Đẻn 3 lá, Lòng mang,
7
Sảng nhung, Sung, Sung vè, Trám trắng
và Sp1
OTC6
1
2014
2
0,3 7
03 loài: Song xanh, Dướng và Chè đuôi
2
2015
2
0,2 7
05 loài: Song xanh, Thành ngạnh, Sp1,

9
Sp2 và Chè đuôi
3
2016
2
0,2 7
05 loài: Song xanh, Thành ngạnh, Sp1,
9
Sp2 và Chè đuôi
Kết quả giám sát ở bảng 4.2 đã ghi nhận luôn có sự bổ sung cá thể và thậm
chí cả loài mới vào nhóm đồng hạng của Vù hương nhưng riêng Vù hương thì
không có sự tăng lên hay giảm xuống về số lượng cá thể trong suốt 03 năm giám
sát trên tất cả 06 OTC. Thậm chí về thứ hạng của Vù hương cũng chỉ thay đổi ở
OTC1 và OTC2 và Vù hương luôn là loài có số lượng ít và chỉ tham gia CTTT
theo số câychirOTC2 trong 02 năm 2015 và 2016.
4.2. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao theo chỉ số quan trọng (IV%).
Chỉ số quan trọng IV% thể hiện mức độ ảnh hưởng của loài đến quần xã.
Loài có chỉ số IV% càng cao thì mức độ ảnh hưởng của nó tới lâm phần càng
lớn. Để xác định loài tham gia công thức tổ thành người ta chỉ lấy những loài có
24


chỉ số IV% ≥ 5% và cộng dồn cho đến khi tổng IV% các loài từ cao đến thấp đạt
giá trị ≥ 50% thì dừng lại. Sau 3 năm giám sát, tổ thành theo chỉ số quan trọng
của OTC được thể hiện trong hình 4.1.

Hình 4.1. Tổ thành IV% của các OTC trong thời gian giám sát
Nhìn vào hình 4.1 ta thấy thành phần các loài có hệ số IV% nhỏ khá lớn ở
cả 4 trạng thái, chiếm tỷ lệ từ 20 – hơn 50% chứng tỏ các trạng thái rừng nơi Vù
hương phân bố có sự đa dạng sinh học rất cao.

Mặc dù ở OTC1, loài Vù hương không có mặt trong công thức tổ thành
theo số cây nhưng nhờ có tổng tiết diện ngang (G) khá lớn nên trong công thức
tổ thành theo chỉ số quan trọng, Vù hương vẫn tham gia công thức tổ thành với
giá trị IV% lớn thứ 3 trong cả 03 năm giám sát. Kết quả này cho thấy: Tuy số
lượng cá thể ít nhưng Vù hương vẫn là một trong số các loài có vai trò có ảnh
hưởng đáng kể trong HST rừng.
Ở OTC2, Vù hương có chỉ số VI% xếp thứ 19 trong 02 năm 2014 và 2016
và thứ 18 trong năm 2015 do đó không tham gia công thức tổ thành,việc này
đồng nghĩa với sự ảnh hưởng đến môi trường rừng của Vù hương trong OTC
này rất nhỏ.
Ở OTC3, Vù hương có giá trị VI% xếp thứ 8/12 loài tham gia CTTT năm
2014, thứ 7/8 loài tham gia CTTT năm 2015 và 8/9 loài tham gia CTTT năm
25


×