Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thực tập Vi Sinh (tham khảo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.4 KB, 5 trang )

ĐỀ THI THỰC TẬP – THAM KHẢO
TRẠM 1:
- Đọc kết quả thí nghiệm Mannitol/MSA (đỏ)
+ Môi trường MSA, chất chỉ thị: đỏ phenol
+ Ủ 350C/18-24h
+ Có VK mọc hay không?
+ Kết quả:
+ Vàng: Mannitol(+)
+ Đỏ: Mannitol(-)
TRẠM 2:
- Đọc thí nghiệm Coagulase/huyết tương (vàng)
+ Môi trường huyết tương.
+ Thử nghiệm phân biệt Staphylococcus aureus và các loại Staphylococci khác.
+ Kết quả:
+ Huyết tương đông vón, lợn cợn: Coagulase(+)
+ Huyết tương lỏng: Coagulase(-)
+ Chú ý: quan sát KQ trong 10s đầu.
TRẠM 3:
- Thí nghiệm tiêu huyết (Hemolysin)/thạch máu.
+ Môi trường (BA: Blood Agar)
+ Có VK mọc hay không?
+ Kết quả:
+ Có vòng sáng quanh khúm VK: (+)
+ Không có vòng sáng: (-)
TRẠM 4:
- Thử nghiệm kháng Novobiocin/thạch nâu (CA).
+ Ủ 350C/18-24h
+ Kháng (-): d vòng vô khuẩn ≤ 16mm: Staphylococcus saprophyticus.
+ Nhạy cảm (+): d vòng vô khuẩn > 16mm: Staphylococcus aureus hoặc các Staphylococci
Coagulase(-) khác.
TRẠM 5:


- Thử nghiệm nhạy cảm Bacitracin (Taxo A).
+ Kháng (Taxo A(-)): không có vòng vô khuẩn.
+ Nhạy (Taxo A(+)): có vòng vô khuẩn: Streptococcus tiêu huyết β nhóm A.
TRẠM 6:
- Thử nghiệm nhạy cảm Optochin (Taxo P).
+ Dùng để phân biệt Pneumococcus và các Streptococci tiêu huyết α khác (Streptococcus
viridans).
+ Kháng (Taxo P(-)): đường kính vòng vô khuẩn < 14mm: làm thêm thử nghiệm tan trong muối
mật (Bile Esculin) để xác định Pneumococcus.
+ Nhạy (Taxo P(+)): đường kính vòng vô khuẩn ≥ 14mm: Pneumococcus.
TRẠM 7:
- Đọc kết quả kháng sinh đồ trên đĩa thạch (Kirby Bauer):
+ Có vòng vô khuẩn → đo đường kính (mm) → nhạy cảm/trung gian/kháng
+ Không có vòng vô khuẩn → kháng
TRẠM 8:
- Đọc phết VK nhuộm Gram trên KHV:
+ Màu đỏ: Gr(-) / Màu tím: Gr(+)
+ Hình cầu: cầu khuẩn / Hình que: trực khuẩn.
+ KQ: cầu/trực khuẩn Gr(±), sắp xếp: rải rác, chuỗi, đôi, chùm (cầu khuẩn); rải rác, bó (trực
khuẩn); phẩy khuẩn, xoắn khuẩn (trực khuẩn).
TRẠM 9:
- Đọc KQ cấy vạch 3 chiều xem có bao nhiêu loại khúm?
TRẠM 10:
- Đọc kết quả phết VK kháng nhuộm Gram
+ Trả lời có hay không trực khuẩn kháng acid (Acid Fast Bacilli):
+ AFB(+)
+ AFB(-)


TRẠM 11:

- Đọc KQ môi trường KIA (đỏ)
+ Môi trường: KIA
+ Glucose(+)
+ Lactose(+): vàng / (-): đỏ
+ Gas(+): có lỗ khí, thạch bị đẩy, vỡ / (-): không có khí
+ H2S(+): đen / (-): không đen
TRẠM 12:
- Đọc KQ môi trường Citrate (xanh lá)
+ Citrate(+): xanh dương (pH=7,6)
+ Citrate(-): xanh lá cây (pH=6,9)
TRẠM 13:
- Đọc KQ môi trường Urea (tím sen)
+ Urea(+): mặt khum chất lỏng màu tím đậm.
+ Urea(-): mặt khum tím nhạt.
TRẠM 14:
- Đọc KQ môi trường SIM (bán lỏng):
+ H2S(+): đen / (-): không đen
+ Di động(+): đục xung quanh đường cấy / (-): không đục xa đường cấy
+ Indole(+): nhỏ Kovac’s → đỏ / (-): vòng
TRẠM 15:
- Đọc KQ cấy vạch 3 chiều trên môi trường MC:
+ Môi trường: MC
+ Mấy loại khúm.
+ Lac(+): đỏ, hồng (nhìn xung quanh khúm) / (-): trắng, vàng
TRẠM 16:
- Đọc KQ môi trường phân lập SS:
+ Môi trường: SS
+ Có mấy loại khúm.
+ Lac(+): đỏ, hồng (nhìn xung quanh khúm) / (-): trắng, vàng
+ H2S(+): đen / (-): không đen

TRẠM 17:
- Đọc KQ môi trường phân lập EM: (thạch tím than)
+ Môi trường: EM
+ Mấy loại khúm.
+ Lac(+): tím / (-): trong
+ Ánh kim(+): E.coli


CÂU HỎI LÝ THUYẾT
Bài 1: Dụng cụ cơ bản, phương pháp nhuộm Gram, nhuộm Ziehl-Neelsen.
1. Nguyên tắc nhuộm Gram:
- Alcol 950 sẽ tẩy màu của hợp chất “tím Gentian – Iod” của VK Gr(-).
2. Bộ thuốc nhuộm Gram:
- Tím Gentian, Lugol, Alcol 950,Đỏ Safranin.
3. VK Gr:
- Gr(+): có 40 lớp Peptidoglycan chiếm 50% vật liệu cấu tạo TB.
- Gr(-): có 1-2 lớp Peptidoglycan chiếm 5-10% vật liệu cấu tạo TB.
4. Nhỏ dầu Cèdre quan sát ở vật kính 100X để tăng độ chiết quang.
5. Tiêu cự là gì:
- Là khoảng cách nhìn rõ nhất từ tiêu bản đến vật kính.
6. Tiêu cự các vật kính:
- 10X: 16 mm
- 40X: 4 mm
- 100X: 1 mm
7. Độ phóng đại = độ phóng đại thị kính x độ phóng đại vật kính
8. Dụng cụ cơ bản trong PTN VS gồm: đèn cồn, kim cấy, vòng cấy, ống nghiệm, hộp Petri.
9. Thời gian trả lời kết quả xét nghiệm VK là 3 ngày.
10. Đặc điểm cấu tạo của trực khuẩn kháng acid:
- Dài, mãnh, bắt màu đỏ
- Kháng lại sự xâm nhập của phẩm nhuộm do có lượng lớn lipid ở lớp cỏ.

11. Trực khuẩn kháng acid chỉ bắt màu với thuốc nhuộm Carbonfuchsin.
12. Bộ thuốc nhuộm của phương pháp nhuộm kháng acid:
- Carbonfuchsin, Methylen Blue, Dung dịch acid-alcol (HCl 3% - Alcol 700)
13. Công dụng của dung dịch acid-alcol:
- Tẩy màu Carbonfuchsin của TB biểu mô, bạch cầu.
14. Công dụng của Methylen Blue:
- Bắt màu xanh đối với TB biểu mô, bạch cầu.
Bài 2: Phân lập vi khuẩn.
1. Nguyên tắc cấy vạch 3 chiều:
- Làm cạn dần mầm cấy.
2. Mục đích của việc làm cạn dần mầm cấy:
- Phân lập VK.
3. Môi trường cấy vạch 3 chiều:
- NA (Nutrient Agar).
Bài 3: Chỉ tiêu xét nghiệm nước về VSV.
1. Coliform đánh giá tình trạng vệ sinh chung của nguồn nước.
2. Faccal coliform đánh giá vi sinh vật nguồn nước.
3. Faccal streptococci là bằng chứng nguồn nước nhiễm phân.
4. Clostridium perfringens đánh giá chất lượng khử khuẩn mẫu nước.
5. Staphylococcus gây tiêu chảy trong ngộ độc thực phẩm.
Bài 4: Kiểm tra vi sinh không khí.
1. Cho biết các loại VSV mọc trên các môi trường sau:
BA cho tất cả VSV
mọc
370C/5-10% CO2/24h
MC cho trực khuẩn Gr(-)
mọc
370C/24h
SA cho vi nấm
mọc

370C/72h
2. Các môi trường dùng để kiểm tra vi sinh không khí là:
- BA, MC, SA
3. Kể tên các phương pháp kiểm tra vi sinh không khí:
- Phương pháp lắng bụi Koch.
- Phương pháp hút bụi bằng màng lọc Gelatin.
- Phương pháp hút bụi trực tiếp lên mặt thạch đặt trong máy hút.


4. Mục đích kiểm tra vi sinh không khí:
- Phát hiện VSV gây bệnh qua đường hô hấp trong không khí.
- Đánh giá tình trạng vệ sinh các cơ sở SX thực phẩm, các cơ sở y tế.
- Đánh giá hiệu quả biện pháp khử trùng ở các cơ sở y tết.
- Điều tra tình trạng ô nhiễm do VSV có thể gây dịch.
Bài 5: Kháng sinh đồ.
1. Kể tên 3 phương pháp làm KSĐ:
- Phương pháp Kirby-Bauer.
- Phương pháp pha loãng liên tiếp.
- Phương pháp E-Test.
2. Kể tên 3 vật liệu chính để làm KSĐ:
- Đĩa KS.
- Môi trường.
- Huyền dịch VK.
3. Môi trường tiêu chuẩn làm KSĐ bằng phương pháp Kirby-Bauer là MHA.
4. Độ đục McFarland là: 0,5 = 108 CFU/ml
5. MIC là nồng độ tối thiểu (µg/ml) ức chế sự phát triển của VK quan sát được bằng mắy thường.
Bài 6: Vi khuẩn đường ruột.
1. Tính chất chung của Enterobacteriaceae:
- Trực khuẩn Gr(-); đa số di động trừ Shigella, Klebsiella; Glu(+), Oxidase(-).
2. 4 loại VK đường ruột gây bệnh thường gặp:

- E.coli (gây tiêu chảy): ETEC, EIEC, EHEC, VTEC
- Shigella (gây lị trực trùng):
nhóm A: S.dysenteriae (thường gặp ở VN)
nhóm B: S.flexneri
(thường gặp ở VN)
nhóm C: S.boydii
nhóm D: S.sonnei
- Salmonella (gây thương hàn).
- Yersinia (gây dịch hạch).
3. Môi trường chuyên chở thường dùng là Cary-Blair.
4. Kể tên 3 môi trường phân lập: MC, EMB, SS.
5. Kể tên 5 môi trường sinh hóa: KIA, MR-VP, SIM, Urea, Citrate.
6. Quy trình phân lập Enterobacteriaceae:
- Bệnh phẩm → Cary-Blair → EMB, MC, SS → chọn khúm → KIA/TSI: oxidase(-) → PƯ sinh hóa cơ
bản.
7. Trong môi trường EMB có ánh kim chắc chắn có E.coli.
8. Trong môi trường KIA nồng độ Glucose/Lactose: 1/10
9. Môi trường TSI khác KIA ở chỗ có thêm đường sucrose.
10. Thạch TSI khảo sát tính chất gì của VK?
- Biết sơ khởi về dạng VK đang phân lập, khảo sát 4 tính chất sinh hóa Glu, Lac, H2S, Gas.
11. Thạch TSI khảo sát thêm tính chất gì của VK?
- Tìm ra những VK lên men Lac chậm vì đa số VK đường ruột lên men Lac chậm đều lên men Suc sau 1
ngày.
12.Môi trường citrate khảo sát tính chất gì của VK:
- Xem VK có sử được citrate như nguồn năng lượng không.
13. Chất chỉ thị trong môi trường Citrate là Bromothymol Blue.
14. Môi trường Urea khảo sát VK có sinh Urease không.
15. Môi trường SIM khảo sát VK có sinh H2S, Indole, di động không.
16. Phản ứng Indole dùng thuốc thử Kovac’s.



Trắc nghiệm:
1. Công dụng của đèn cồn là
a. Khử khuẩn
b. Diệt khuẩn
c. Bảo vệ
d. Tất cả đều đúng
2. Khi mở nắp ống nghiệm phải nghiên ống nghiệm 1 góc:
a. 450
b. 900
c. 1350
d. 1800
3. Gr(+) khác Gr(-) ở chỗ:
a. Lớp lipid
b. Lớp biểu bì
c. Lớp peptidoglycan
d. Lớp mỡ
4. Kích thước của VK được tính bằng đơn vị:
a. nm
b. mm
c. µm
d. cm
5. Phương pháp nhuộm Gram còn gọi là phương pháp nhuộm:
a. Đơn
b. Kép
c. Nóng
d. Lạnh
6. Phương pháp nhuộm Gram 2 màu tương phản là:
a. Đỏ/hồng
b. Vàng/đỏ

c. Tím/xanh
d. Tím/đỏ
7. Phương pháp nhuộm kháng acid có 2 thành phần thuốc:
a. Tím/đỏ
b. Đỏ/xanh
c. Vàng/hồng
d. Tím/xanh
8. Mục đích của cấy vạch 3 chiều là gì?
a. Nhân chủng VK
b. Làm tăng số lượng VK
c. Tách rời từng khúm VK riêng
d. Dễ nhận dạng
9. Phương pháp nhuộm kháng acid còn được gọi là phương pháp:
a. Đơn
b. Kép
c. Ziehl-Neelsen
d. Lạnh
10. Khi đọc kết quả nhuộm Gram:
a. Hình dạng
b. Màu sắc
c. Sắp xếp
d. Cả 3
11. Khi đọc kết quả nhuộm kháng acid:
a. Hình dạng
b. Màu sắc
c. Sắp xếp
d. Xác định trực khuẩn kháng acid




×