Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

bài tập NHÓM tố TỤNG HÀNH CHÍNH 1 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.46 KB, 7 trang )

Bài tập số 3:
Ủy ban nhân dân huyện A thuộc tỉnh B ban hành quyết định số 01/QĐ-UB ngày
02/02/2012 thu hồi đất của một số hộ gia đình, trong đó có hộ gia đình ông K và gia
đình các con ông ở liền kề, để làm đường giao thông. Ông K khiếu nại quyết định thu
hồi đất. Chủ tịch UBND huyện A thuộc tỉnh B đã ban hành quyết định số 02/QĐUB
15-3-2012 với nội dung bác đơn khiếu nại. Ông K thay mặt cho hộ gia đình mình và
các con đã khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định 02; Tòa án đã thụ lý, xét xử
bác đơn khởi kiện của ông K, giữ nguyên quyết định 02 của UBND huyện A. Ông K
kháng cao. Tòa án có thẩm quyền bác kháng cáo của ông K và y án sơ thẩm.
Hỏi:
1. Phân tích các điều kiện khởi kiện mà ông K cần tuân thủ? Căn cứ pháp luật?
Theo tình huống, ông K cần tuân thủ theo các điều kiện sau để khởi kiện vụ án hành
chính trên:
 Xét về chủ thể khởi kiện: Ông K cần có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
tố tụng hành chính.
Thứ nhất, theo quy đinh tại khoản 6 Điều 3 Luật TTHC thì cá nhân, tổ chức,
cơ quan cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm hại bởi đối tượng khởi kiện là
quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc, quyết
định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử
tri nên đã khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền. Theo đó, cá nhân, tổ
chức, cơ quan là chủ thể có quyền khởi kiện với điều kiện quan trọng là đối tượng khởi
kiện phải ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của chủ thể khởi kiện. Theo tình
huống xét thấy, quyết định số 01/QĐ-UB có nội dung là thu hồi đất của một số hộ
trong đó có hộ gia đình ông K và gia đình các con ông ở liền kề. Vậy quyết định số 01
này liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích đối với số đất của hộ gia đình ông k và gia
đình các con ông đang ở, ông K có thể thay mặt hộ gia đình mình và các con khởi kiện
quyết định số 01 với tư cách là cá nhân tham gia vào tố tụng hành chính. Theo phân
tích trên và dựa vào Khoản 1 Điều 48 LTTHC thì ông K là cá nhân có năng lực pháp
luật tố tụng hành chính, có khả năng có quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính theo
quy định của pháp luật.



Thứ hai, để định đoạt quyền khởi kiện thì ông K phải có năng lực hành vi tố
tụng hành chính theo Khoản 2 Điều 48 LTTHC: “Năng lực hành vi tố tụng hành
chính là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính hoặc ủy quyền
cho người đại diện tham gia tố tụng hành chính.” Tình huống nêu trên không nói rõ
tuổi của ông K nhưng ta có thể xác định ông K là người trên 18 tuổi bởi ông đã có gia
đình và hơn nữa là các con cũng lập gia đình sống liền kề gia đình ông. Ông K cũng
không được đề cập trong tình huống là người mất năng lực hành vi dân sự. Bởi vậy,
theo Khoản 3 Điều 48 LTTHC thì ông K là người có năng lực hành vi tố tụng hành
chính đầy đủ.
Như vậy, ông K đáp ứng đầy đủ điều kiện của chủ thể khởi kiện vụ án hành chính để tự
mình trực tiếp tham gia tố tụng hành chính.
 Xét về đối tượng khởi kiện:

 Xét về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính trên:
Theo phân tích trên, đối tượng khởi kiện là một quyết định hành chính với nội
dung bác đơn khiếu nại của ông K. Xét thấy, quyết định số 01 này là quyết định hành
chính không thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh,
ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành
vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức. Theo Khoản 1 Điều 28 thì khiếu
kiện của ông K thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Tình huống nêu ra quyết định số 01 mà ông K khởi kiện là do Chủ tịch UBND
huyện A thuộc tỉnh B ban hành. Theo Khoản 1 Điều 29 LTTHC quy định về thẩm
quyền xét xử của Tòa án cấp huyện sẽ giải quyết sơ thẩm những khiếu kiện quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên
cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ
quan nhà nước đó. Như vậy, ta có thể xác định thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính
này là của Tòa án Nhân dân huyện A theo lãnh thổ nơi người có thẩm quyền trong cơ
quan nhà nước ban hành ra quyết định.
 Xét về thời hiệu khởi kiện:



Theo khoản 2 Điều 104 LTTHC quy định về thời hiệu khởi kiện thì ông K phải
khởi kiện quyết định hành chính số 01/QĐ-UB tới Tòa án huyện A kể từ ngày chính
thực nhận được quyết định trong thời gian 1 năm. Như vậy, thời hiệu khởi kiện vụ án
hành chính này được tính từ thời điểm ông K nhận được quyết định số 01/QĐ-UB
trong vòng 1 năm. Hết thời hạn 1 năm kể từ ngày ông K nhận được quyết định thì ông
K không có quyền khởi kiện vụ án hành chính này trừ một số trường hợp được quy
định tại Khoản 3 Điều 104 LTTHC và khoản 2 Điều 12 nghị quyết 02/2011/NQHĐTP. Theo đó, trong thời hạn 1 năm kể từ ngày ông K nhận được quyết định mà có
sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm ông không thể khởi kiện
được thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác sẽ không
được tính vào thời hiệu khởi kiện. Như vậy, nếu quá thời hiệu khởi kiện do sự kiện bất
khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì ông K vẫn có thể khởi kiện.
 Xét về hình thức khởi kiện:
Để khởi kiện một vụ án hành chính thì chủ thể khởi kiện phải đáp ứng về hình
thức khởi kiện. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 106 LTTHC thì người khởi kiện phải
có đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng
các phương thức như: nộp trực tiếp tới Tòa án hoặc gửi qua bưu điện ( nộp gián tiếp).
Nội dung đơn khởi kiện được quy định rõ trong Khoản 1 Điều 105 LTTHC. Người
khởi kiện phải kí tên hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện và kèm theo đơn phải có các tài
liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp ( Khoản 2
Điều 105 LTTHC). Như vậy, ông K phải tuân thủ theo các hình thức nêu trên để có thể
khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định số 01/QĐ-UB.
2. Xác định thành phần tham gia tố tụng hành chính trong vụ án nêu trên?. Căn
cứ pháp luật?
Theo tình huống đề bài nêu ra, giữa hộ gia đình ông K và Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện A đã xảy ra xung đột. Theo đó, ông K đại diện cho hộ gia đình mình và các
con cho rằng việc Chủ tịch ủy ban nhân huyện A bác đơn khiếu nại là trái với quy định
của pháp luật và đặc biệt đã xâm hại đến lợi ích của mình. Trong trường hợp này, khi
Tòa án thụ lý đơn khởi kiện của ông K, đương nhiên sẽ đặt ra vấn đề tư cách của

những người tham gia tố tụng. Vì đó là xung đột, là tranh chấp quyền, lợi ích giữa hai
bên đối với một quyết định hành chính. Theo Khoản 5 Điều 3 LTTHC và Điều 47


LTTHC thì người tham gia tố tụng bao gồm: người khởi kiện, người bị kiện, người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan,…
Quy định tại khoản 6, điều 3 Luật TTHC 2012 : Người khởi kiện là cá nhân, cơ
quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri”. Theo phân tích tại câu 1, ta có thể
xác định ông K là cá nhân, có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng
hành chính, có quyền khởi kiện quyết định hành chính số 02 xâm hại trực tiếp đến
quyền và lợi ích của mình. Tình huống nêu trên là ông K đã thay mặt hộ gia đình mình
để khởi kiện vụ án lên Tòa án. Vậy, người khởi kiện trong vụ án hành chính này là ông
K.
Khoản 7, Điều 3 Luật TTHC quy định như sau: “Người bị kiện là cá nhân, cơ
quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính,…’’. Vậy, Người bị kiện
sẽ là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện A. Vì theo tình huống, Chủ tịch UBND huyện A
là người trực tiếp ban hành ra quyết định số 02 với nội dung bác đơn khiếu nại của ông
K và ông K cho rằng đó là một quyết định hành chính trái pháp luật ảnh hưởng trực
tiếp tới quyền và lợi ích của hộ gia đình mình.
Theo khoản 8 Điều 3 LTTHC thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá
nhân, tổ chức, cơ quan tuy không khởi kiện, bị kiện nhưng việ giải quyết vụ án hành
chính có liên quan đến quyền lợi nghĩa vụ của họ. Trong tình huống, quyết định số 02
với nội dung bác đơn khiếu nại của ông K là người đại diện cho hộ gia đình mình và hộ
gia đình các con ở liền kề về quyết định số 01 tịch thu đất của những hộ gia đình này.
Như vậy, quyết định số 02 cũng ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của hộ gia đình ông
và các con ở liền kề. Dựa vào đó, chúng ta có thể xác định, người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính này là hộ gia đình ông K và các con.
Vậy, thành phần tham gia tố tụng hành chính trong vụ án trên gồm có: người

khởi kiện: Ông K; người bị kiện: Chủ tịch UBND huyện A thuộc tỉnh B; người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: hộ gia đình ông K và các con.
3. Xác định đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính trên? Căn cứ pháp luật?


Xác định đối tượng khởi kiện có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các vụ án
hành chính. Xác định đúng đối tượng khởi kiện vụ án hành chính sẽ giúp Tòa án ra bản
án đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Tại khoản 1 Điều 28 LTTHC quy định "trừ các quyết định hành chính, hành vi hành
chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại
giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi
hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức" thì những quyết định hành chính,
hành vi hành chính còn lại sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật TTHC có quy định:
“1. Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ
án hành chính là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức
khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ
chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa
đựng nội dung của quyết định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một
số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người
khởi kiện cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (trừ những văn bản
thông báo của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong
việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức bổ sung, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan
đến việc giải quyết, xử lý vụ việc cụ thể theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức
đó), bao gồm:
a) Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác
hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử
lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính;
b) Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi,

bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính được hướng
dẫn tại điểm a khoản này.”
Từ những căn cứ trên nhóm chúng em xác định đối tượng khởi kiện trong tình huống
này phải là Quyết định số 01/QĐ-UB ngày 02/02/2012 quyết định thu hồi đất của một
số hộ gia đình (vì nó đáp ứng các điều kiện về đối tượng khởi kiện theo khoản 1 Điều
28 Luật TTHC và Điều 1 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TTHC). Quyết định số
02/QĐ-UB ngày 15-3-2012 là quyết định giải quyết khiếu nại với nội dung bác đơn


khiếu nại của ông K không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính như trong tình
huống mà ông K đã kiện. Sở dĩ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định thu hồi
đất (tức là quyết định 02 trong tình huống) không đáp ứng được điều kiện theo quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TTHC. Theo đó
quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại phải có nội dung sửa đổi, bổ
sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính bị kiện thì quyết
định giải quyết khiếu nại này mới là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Tuy nhiên
quyết định giải quyết khiếu nại trong tình huống lại chỉ có nội dung “bác đơn khiếu
nại” tức là đồng nghĩa với việc quyết định số 01 – quyết định thu hồi đất được giữ
nguyên và vẫn có hiệu lực pháp luật. Như vậy quyết định số 02 không phải là đối
tượng khởi kiện vụ án hành chính.
4. Ông K kháng cáo đến tòa án nào? Căn cứ pháp luật?
Kháng cáo là việc yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại bản án, quyết định sơ thẩm
chưa có hiệu lực pháp luật theo thủ tục phức thẩm. Theo pháp luật tố tụng hành chính
hiện hành thì quyền kháng cáo thuộc về đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của
họ. Kháng cáo được coi là đúng pháp luật là điều kiện phát sinh thủ tục phúc thẩm là
khi các yếu tố dưới đây được đảm bảo đầy đủ: kháng cáo được thực hiện bởi các chủ
thể có thẩm quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật ( Điều 174 luật TTHC); được
thực hiện trong thời hạn pháp luật quy định (Điều 176 Luật TTHC); bản án, quyết định

bị kháng cáo phải là bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật (Điều 173
Luật TTHC).
Trong tình huống này, xét về các điều kiện để kháng cáo thì ông K là người có thẩm
quyền kháng cáo đối với bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực của Tòa án trong thời hạn
pháp luật đã quy định. Ở đây tình huống không nêu rõ thời điểm cụ thể bản án sơ thẩm
có hiệu lực pháp luật và cũng không nêu rõ ngày tháng ông K kháng cáo nên ta mặc
nhiên cho rằng ông đã đáp ứng được đầy đủ điều kiện để kháng cáo theo quy định của
pháp luật.
Theo yêu cầu của đề bài có hỏi ông K kháng cáo đến Tòa án nào? Căn cứ vào
thẩm quyền tiếp nhận đơn kháng cáo của Tòa án theo khoản 2 Điều 175 Luật TTHC thì
đơn kháng cáo phải gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án bị kháng cáo theo đó
trong trường hợp này Tòa án cấp sơ thẩm là Tòa án nhân dân huyện A thuộc Tỉnh


B(theo Điều 29 Luật TTHC). Trong trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án
câp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ
tục cần thiết theo quy định của pháp luật. Như vậy trong trường hợp này ông K có thể
kháng cáo tới tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án bị kháng cáo – Tòa án nhân dân Huyện A
thuộc Tỉnh B, và Tòa án cấp phúc thẩm – Tòa án nhân dân Tỉnh B. Tuy nhiên kháng
cáo của ông K nên gửi đến Tòa án sơ thẩm đã ra bản án bị kháng cáo thì sẽ đúng theo
trình tự thủ tục tố tụng hơn nữa sẽ rút ngắn được thời gian tố tụng lại đảm bảo việc giải
quyết vụ án được nhanh chóng.
5. Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án trên. Căn cứ pháp luật
Căn cứ vào Điều 28 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, quy định “phúc thẩm
những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án
cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng” theo quy định
thì tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm trong tình huống này là tòa hành chính Toà
án nhân dân tỉnh B




×