Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.8 MB, 62 trang )

Đồ án tốt nghiệp
– CNSH K14

Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến ThS. Thái Thị
Kim Thanh - Viện nghiên cứu Hải sản là người đã trực tiếp hướng dẫn và tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại Viện.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Trần Quang Thư
cùng các anh chị phòng Nghiên cứu Thủy sinh vật, lãnh đạo Viện Nghiên cứu
Hải sản đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt báo cáo
thực tập tốt nghiệp này.
Trong suốt 4 năm đại học, tôi đã nhận được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình
của các thầy cô trong Viện Sinh – Nông nói riêng và các thầy cô trong Trường
Đại học Hải Phòng nói chung. Đặc biệt là sự dìu dắt của cô Lưu Thúy Hòa, cô
Mai Thị Yến và cô giáo chủ nhiệm Tạ Thị Hạnh trong thời gian học tập tại
trường. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cố giáo.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, những người
thân đã luôn bên cạnh động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Vũ Thị Ngọc Anh

1


Đồ án tốt nghiệp


– CNSH K14

Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh

MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU.......................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU......................................................3
1.2.1. Mục đích.........................................................................3
1.2.2. Yêu cầu...........................................................................3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................4
2.1.................................TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
4
2.2................................TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
6
2.3.HÌNH THÁI, CẤU TẠO, PHÂN LOẠI LOÀI TẢO CERATIUM
FURCA.......................................................................................8
2.4.....KHÁI QUÁT CHUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN BA VÙNG NUÔI
11
2.4.1.Vùng nuôi Cát Bà (Hải Phòng).......................................11
2.4.2.Vùng nuôi Nghi Sơn (Thanh Hóa)..................................12
2.4.3.Vùng nuôi Long Sơn (Vũng Tàu)....................................13
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU........................................................................................14
3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.......14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................14
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................14
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................15
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................15
3.3.1. Phương pháp thu mẫu môi trường nước......................15

3.3.2. Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu ngoài hiện
trường.....................................................................................15
3.3.3. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. 16

2


Đồ án tốt nghiệp
Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh
– CNSH K14
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................16
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................17
4.1. VÙNG NUÔI CÁT BÀ (HẢI PHÒNG)..................................17
4.1.1. Biến động mật độ loài tảo Ceratium furca...................17
4.1.2. Biến động các yếu tố môi trường.................................17
4.1.3. Mối liên hệ giữa mật độ loài tảo Ceratium furca với một
số yếu tố môi trường..............................................................19
4.2. VÙNG NUÔI NGHI SƠN (THANH HOÁ).............................24
4.2.1. Biến động mật độ loài tảo Ceratium furca...................24
4.2.2. Biến động các yếu tố môi trường.................................26
4.2.3. Mối liên hệ giữa mật độ loài tảo Ceratium furca với một
số yếu tố môi trường..............................................................27
4.3. VÙNG NUÔI LONG SƠN (VŨNG TÀU)...............................32
4.3.1. Biến động mật độ loài tảo Ceratium furca...................32
4.3.2. Biến động các yếu tố môi trường.................................34
4.3.3. Mối liên hệ giữa mật độ loài tảo Ceratium furca với một
số yếu tố môi trường..............................................................37
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................40
5.1. KẾT LUẬN.........................................................................40
5.2. KHUYẾN NGHỊ..................................................................40

Phần 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................41
PHỤ LỤC.................................................................................45

3


Đồ án tốt nghiệp
– CNSH K14

Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Hình 2.1. Ceratium furca theo các mô tả gốc và các mô tả
điển hình về phân loài của chúng...........................................8
Hình 3.1. Vị trí điểm quan trắc môi trường khu vực nuôi cá
biển...................................................................................... 14
Bảng 3.1. Mức giá trị của hệ số tương quan và ý nghĩa........16
Hình 4.1. Biến động mật độ loài tảo Ceratium furca tại vùng
nuôi Cát Bà........................................................................... 17
Hình 4.2. Biến động nhiệt độ và độ muối tại vùng nuôi Cát Bà.
............................................................................................. 18
Hình 4.3. Biến động hàm lượng các muối dinh dưỡng tại vùng
nuôi Cát Bà........................................................................... 19
Hình 4.4. Mối liên hệ giữa mật độ Ceratium furca và nhiệt độ
tại......................................................................................... 21
vùng nuôi Cát Bà..................................................................21
Hình 4.5. Mối liên hệ giữa mật độ Ceratium furca và độ muối
tại......................................................................................... 22
vùng nuôi Cát Bà..................................................................22

Hình 4.6. Mối liên hệ giữa mật độ Ceratium furca và hàm
lượng các muối dinh dưỡng tại vùng nuôi Cát Bà (tháng 4).. 23
Hình 4.7. Mối liên hệ giữa mật độ Ceratium furca và hàm
lượng các.............................................................................. 24
muối dinh dưỡng tại vùng nuôi Cát Bà (tháng 10)................24
Hình 4.8. Biến động mật độ loài tảo Ceratium furca tại vùng
nuôi Nghi Sơn.......................................................................25
Hình 4.9. Biến động nhiệt độ và độ muối tại vùng nuôi Nghi
Sơn....................................................................................... 26

4


Đồ án tốt nghiệp
Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh
– CNSH K14
Hình 4.10. Biến động hàm lượng các muối dinh dưỡng tại
vùng nuôi Nghi Sơn..............................................................27
Hình 4.11. Mối liên hệ giữa mật độ Ceratium furca và nhiệt độ
tại vùng nuôi Nghi Sơn.........................................................29
Hình 4.12. Mối liên hệ giữa mật độ Ceratium furca và độ muối
tại vùng nuôi Nghi Sơn.........................................................30
Hình 4.13. Mối liên hệ giữa mật độ Ceratium furca và hàm
lượng các muối dinh dưỡng tại vùng nuôi Nghi Sơn (tháng 4).
............................................................................................. 31
Hình 4.14. Mối liên hệ giữa mật độ Ceratium furca và hàm
lượng các muối dinh dưỡng tại vùng nuôi Nghi Sơn (tháng 10).
............................................................................................. 32
Hình 4.15. Biến động mật độ loài tảo Ceratium furca tại vùng
nuôi Long Sơn....................................................................... 33

Hình 4.16. Biến động nhiệt độ và độ muối tại vùng nuôi Long
Sơn....................................................................................... 34
Hình 4.17. Biến động hàm lượng các muối dinh dưỡng vùng
nuôi Long Sơn....................................................................... 35
Hình 4.18. Mối liên hệ giữa mật độ Ceratium furca và nhiệt độ
tại......................................................................................... 37
Hình 4.19. Mối liên hệ giữa mật độ Ceratium furca với độ muối
tại......................................................................................... 38
vùng muôi Long Sơn.............................................................38
Hình 4.20. Mối liên hệ giữa mật độ Ceratium furca và hàm
lượng các muối dinh dưỡng tại vùng nuôi Long Sơn (tháng 4).
............................................................................................. 38
Hình 4.21. Mối liên hệ giữa mật độ Ceratium furca và hàm
lượng các muối dinh dưỡng tại vùng nuôi Long Sơn (tháng
10)........................................................................................ 39

5


Đồ án tốt nghiệp
– CNSH K14

Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh

6


Đồ án tốt nghiệp
– CNSH K14


Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh
Phần 1:

MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Vi tảo là những cơ thể quang tự dưỡng, kích thước hiển vi, sống chủ
yếu trong các thủy vực. Chúng hấp thu các muối dinh dưỡng hòa tan trong
nước và tiến hành quang hợp dưới ánh sáng mặt trời tạo ra các hợp chất hữu
cơ sơ cấp cho thủy vực. Chúng là thức ăn của động vật phù du, các loại ấu
trùng và động vật thân mềm ăn lọc. Vì vậy chúng có ý nghĩa rất lớn đối với hệ
sinh thái biển.
Tuy nhiên, nhiều loài vi tảo cũng có khả năng gây hại. Một số loài có
khả năng sinh độc tố gây chết cho sinh vật biển. Một số khác có khả năng sinh
độc tố tích tụ trong sinh vật biển, gây ngộ độc cho con người. Nhiều loài vi
tảo khác không sinh độc tố nhưng có khả năng bùng phát với mật độ cao, tạo
ra đợt nở hoa làm đổi màu nước (hay còn gọi là hiện tượng “thủy triều đỏ”),
gây chết hàng loạt sinh vật biển. Theo Hallegeareff et al. (2004) có ba nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến thủy triều đỏ là (1) sự thay đổi bất thường của khí hậu,
(2) do vận tải biển mang bào tử nghỉ từ nơi này đến nơi khác và bùng phát khi
gặp môi trường thuận lợi và (3) nguyên nhân chủ yếu nhất trong đa phần các
trường hợp thủy triều đỏ đó là sự gia tăng hàm lượng muối dinh dưỡng trong
thủy vực. Các nguồn cung cấp chính muối dinh dưỡng cho các thủy vực bao
gồm hoạt động nuôi trồng thủy sản, rác thải sinh hoạt, xói mòn từ lục địa,
hoạt động nạo vét luồng lạch làm xáo trộn nền đáy khiến muối dinh dưỡng từ
trầm tích được giải phóng vào nước biển.
Điển hình trong số các loài tảo gây nên hiện tượng thủy triều đỏ là loài
tảo giáp Ceratium furca. Tác động gây chết là do sinh khối cao dẫn đến sự
cạn kiệt ôxy trong thủy vực, hoặc gây tắc nghẽn, tổn thương mang động vật


1


Đồ án tốt nghiệp
– CNSH K14

Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh

thủy sản. Thông thường, chúng tồn tại với mật độ nhất định và không gây hại.
Nhưng khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi, chúng có thể bùng phát với
mật độ cao tạo ra thủy triều đỏ, gây hại cho các loài tôm, cá và môi trường
thủy vực. Loài này đã từng gây hiện tượng thủy triều đỏ ở nhiều vùng biển
khác nhau trên thế giới như vịnh Sagami (dọc theo bờ biển Thái Bình
Dương), Nhật Bản vào các năm 1941, 1974 (Okaichi, 2003), năm 1997
(Machida et al., 1999); ở Hàn Quốc năm 1980 (Lee & Huh, 1983); ở Trung
Quốc vào các năm 1986, 1998 (Yan & Dai, 2000). Ở Việt Nam, loài này cũng
được ghi nhận đã nở hoa và gây thiệt hại đáng kể cho nuôi trồng thủy sản ở
Cát Bà - Hải Phòng vào tháng 6/2002 (Nguyễn Văn Nguyên, 2004) và đầm
Nha Phu – Khánh Hòa (Nguyễn Ngọc Lâm và cs, 2006).
Vùng nuôi thủy sản tập trung Cát Bà (Hải Phòng), Nghi Sơn (Thanh
Hóa), Long Sơn (Vũng Tàu) là một trong những vùng nuôi trọng điểm của
nước ta. Với tiềm năng lớn về diện tích nuôi, hiện tại và trong tương lai, đây
sẽ là một trong những vùng nguyên liệu xuất khẩu quan trọng. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, các vùng nuôi này đã xuất hiện hiện tượng thủy
triều đỏ do một số loài vi tảo bùng phát, trong đó có loài tảo Ceratium furca.
Đây là hiểm họa lớn đối với môi trường và các loài thủy sinh vật tự nhiên và
nuôi trồng. Tình trạng này còn ảnh hưởng tới nhiều ngành khác như: du lịch,
dịch vụ,... nếu như chất lượng nước trong các thủy vực vùng bờ không được
kiểm tra, giám sát và duy trì thường xuyên. Vì vậy, tôi thực hiện đề tài “Đánh

giá mối liên hệ giữa mật độ của loài tảo Ceratium furca với một số yếu tố
môi trường tại ba vùng nuôi thủy sản tập trung là Cát Bà (Hải Phòng),
Nghi Sơn (Thanh Hóa), Long Sơn (Vũng Tàu)” nhằm tiến hành nghiên cứu
về loài tảo gây hại này với mục tiêu nắm được biến động mật độ của chúng,
mối liên hệ giữa mật độ với một số yếu tố môi trường, qua đó kịp thời cảnh
báo khả năng bùng phát gây thủy triều đỏ tại các khu vực này.

2


Đồ án tốt nghiệp
– CNSH K14

Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh

1.2 . MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1.2.1. Mục đích
- Đánh giá được mối liên hệ giữa mật độ của loài tảo Ceratium furca
với một số yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ muối, các muối dinh dưỡng NO 2,
NO3, PO4, NH4) tại ba vùng nuôi thủy sản tập trung là Cát Bà (Hải Phòng),
Nghi Sơn (Thanh Hóa), Long Sơn (Vũng Tàu), trên cơ sở đó xác định được
mức độ ảnh hưởng đến các đối tượng nuôi tại ba vùng nuôi đó.
1.2.2. Yêu cầu
- Biến động mật độ loài tảo Ceratium furca tại ba vùng nuôi thủy sản
tập trung là Cát Bà (Hải Phòng), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Long Sơn (Vũng
Tàu).
- Biến động hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng, nhiệt độ, độ muối tại
ba vùng nuôi thủy sản tập trung là Cát Bà (Hải Phòng), Nghi Sơn (Thanh
Hóa), Long Sơn (Vũng Tàu).

- Mối liên hệ giữa mật độ loài tảo Ceratium furca với một số yếu tố
môi trường (nhiệt độ, độ muối, hàm lượng các muối dinh dưỡng NO 2-,
NO3-,NH4+, PO43-) tại ba vùng nuôi thủy sản tập trung là Cát Bà (Hải Phòng),
Nghi Sơn (Thanh Hóa), Long Sơn (Vũng Tàu).

3


Đồ án tốt nghiệp
– CNSH K14

Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh

4


Đồ án tốt nghiệp
– CNSH K14

Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh

Phần 2:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC

Việc nghiên cứu tảo độc hại chẳng những có giá trị về mặt khoa học mà
còn có giá trị rất lớn về mặt thực tiễn sản xuất nên đã thu hút được nhiều
người quan tâm nghiên cứu. Thậm chí ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản

cũng rất quan tâm bởi vì tảo độc là một trong những hiểm họa trực tiếp đối
với ngành công nghiệp này.
Ceratium furca phân bố ở các vùng biển trên toàn thế giới, từ vùng có
khí hậu nhiệt đới đến vùng băng giá (Fukuyo et al., 1990). Mật độ của
Ceratium furca ở các vùng ven biển cao hơn ở các vùng ngoài khơi và nguy
cơ bùng phát thuỷ triều đỏ ở vùng ven biển cao hơn vùng ngoài khơi.
Ceratium furca thường được ghi nhận là một trong những loài gây thuỷ triều
đỏ phổ biến trên thế giới.
Tại Trung Quốc, đợt thủy triều đỏ tại vịnh Bohai – biển Hoàng Hải năm
1998 do loài tảo Ceratium furca bùng phát đã gây thiệt hại xấp xỉ 60,4 triệu
USD (Yan & Dai, 2000).
Cũng năm 1998, thủy triều đỏ đã làm ảnh hưởng đến 20 trong tổng số 26
khu vực nuôi cá, hủy hoại hơn 80% trữ lượng cá thường xuyên, gây thiệt hại
45 triệu USD tại Hong Kong và 500.000 USD tại Philippines (Wang et al.,
2007). Ngoài ra còn được ghi nhận ở vịnh Sagami (dọc theo bờ biển Thái
Bình Dương), Nhật Bản vào các năm 1941, 1974 (Okaichi, 2003), năm 1997
(Machida et al., 1999); ở Hàn Quốc năm 1980 (Lee & Huh, 1983).
Tại Hàn Quốc, loài tảo Ceratium furca cũng đã gây nên hiện tượng thủy
triều đỏ ở bến cảng Jangmok, thuộc vịnh Jinhae bán kín ở phía Bắc của đảo

5


Đồ án tốt nghiệp
– CNSH K14

Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh

Geoje vào đầu mùa hè năm 2009. Nồng độ nitrat + nitrit cao nhất được ghi
nhận ở các lớp bề mặt ở đầu mẫu, thay đổi từ 0,02 đến 25,2 μM. Nồng độ

amoni dao động từ 0,7 đến 6,0 μM và nồng độ phốt phát thấp hơn nhiều, dao
động từ giới hạn dưới của phát hiện từ 0,01 đến 0,27 μM (Baek et al., 2011).
Trong mùa hè năm 2007, một đợt nở hoa bất thường của Ceratium furca
kéo dài 6 tháng đã được quan sát thấy ở cảng Pago Pago, Samoa thuộc Mỹ.
Sự nở hoa lần đầu tiên được báo cáo trong tháng 5 và tiêu tan trong tháng
11/2007. Trong tháng 2 – 3/2009, một đợt nở hoa tương tự của Ceratium
furca đã được ghi nhận. Số lượng tế bào tối đa đã quan sát được vào ngày
20/09/2007 là 9.300 tb/ml. Vào thời điểm này, tổng lượng nitơ đo được ở mức
1,2 mg/l trong khi tổng lượng phốt phát thấp hơn giới hạn phát hiện. Tuy
nhiên cả hai đợt bùng phát, đều không gây tử vong cho cá trong thủy vực
(Steve L. Morton et al., 2009).
Tại Thái Lan, hiện tượng thủy triều đỏ đã được ghi nhận tại một cửa sông
ngập mặn của tỉnh Samut Songkhram vào tháng 12/2012. Các loài tảo được
xác định là nguyên nhân gồm Ceratium furca và Diplopsalis lenticula. Mật độ
tế bào của Ceratium furca đã được quan sát trong nghiên cứu này là khoảng
2000 tb/l (Tatsuya Yurimoto et al., 2015).
Theo Karthik và cs (2014), một đợt nở hoa của loài Ceratium furca đã
được ghi nhận lần đầu tiên tại Chouldari, Port Blair, phía Nam quần đảo
Andaman, Ấn Dộ vào 22 – 26/11/2012 với mật độ cực cao là 20000 tb/ml.
Loài này còn gây nên hiện tượng thuỷ triều đỏ ở các vùng biển khác
nhau trên thế giới như phía Nam California từ 26/02 – 11/03/1969 và từ 22 –
27/04/1971 (Eppley & Harison, 1972); tại Indo – Pacific vào tháng 7/1974
(Maclean, 1975).

6


Đồ án tốt nghiệp
– CNSH K14


Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh

Phần lớn các đợt nở hoa của chúng diễn ra ở các vùng nước ven biển
nhưng cũng có trường hợp chúng được ghi nhận tạo thuỷ triều đỏ tại các vùng
nước trồi (ở bờ biển California, Eppley et al., 1968).

2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

Do Ceratium furca là loài khá phổ biến nên ngay từ những nghiên cứu
ban đầu ở Việt Nam các tác giả đã ghi nhận sự bùng phát của loài này.
Năm 1978, Trương Ngọc An và Hàn Ngọc Lương ghi nhận loài này ở
vùng cửa sông Hồng, sông Ninh Cơ và sông Đáy (tỉnh Hà Nam Ninh).
Ở hầu hết các nghiên cứu tiếp đó, loài này là một trong số những loài
thường xuyên bắt gặp ở khắp vùng biển Việt Nam như đầm Nha Phu, Cửa Hội
(Nguyễn Ngọc Lâm & Đoàn Như Hải, 1996), Trường Sa (Nguyễn Tiến Cảnh
và cs, 2001), biển miền Nam (Nguyễn Dương Thạo và cs, 2001), Thái Bình
(Lê Thanh Tùng và cs, 2006).
Theo Thái Thị Kim Thanh (2016), Ceratium furca là một trong những
loài tảo gây hại hay bắt gặp ở vùng ven biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Trung
Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Năm 2002, Nguyễn Ngọc Lâm nghiên cứu hiện tượng thủy triều đỏ ở
ven biển Bình Thuận, Ninh Thuận đã xác định Ceratium furca là một trong
những loài tảo gây nên hiện tượng “nở hoa”.

7


Đồ án tốt nghiệp
– CNSH K14


Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh

Năm 2003, Nguyễn Văn Nguyên đã ghi nhận Ceratium furca là loài
tảo gây nên hiện tượng thủy triều đỏ ở Cát Bà vào tháng 6/2002. Khi đó, tại
khu vực phía đông đảo Cát Bà, toàn bộ vùng nước chuyển thành màu da cam
trong nhiều ngày từ 26 - 29/06/2002, với độ rộng khoảng 4 – 5km, kéo dài
khoảng 10km, từ phía cực đông nam của đảo Cát Bà xuống đến vịnh Lan Hạ.
Khối nước bị ảnh hưởng của thủy triều đỏ ra vào theo nhịp điệu của thủy
triều. Đặc biệt lớp nước này chỉ sâu khoảng 50cm bề mặt. Tỷ lệ cá chết tăng 6
lần so với bình thường. Trong thời gian này, vùng biển từ Thái Bình đến
Thanh Hóa cũng xảy ra hiện tượng thủy triều đỏ. Mật độ Ceratium furca thấp
nhất là 2×106tb/l (do hầu hết mẫu thu được đã vào giai đoạn tàn lụi). Nhiệt độ
nước biển trong thời kỳ này là khá cao (trên 300C) cũng góp phần làm cho
Ceratium furca phát triển mạnh. Như vậy, trong đợt thủy triều đỏ nêu trên,
loài Ceratium furca đã bùng phát trên diện rộng, từ phía bắc vịnh Hạ Long
đến Hà Tĩnh; tuy nhiên, mật độ cao làm đổi màu nước chỉ xảy ra ở Cát Bà.
Năm 2006, Chu Văn Thuộc và cộng sự đã tiến hành điều tra, nghiên
cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi thủy sản tập trung ven biển đã ghi
nhận 47 loài thuộc ngành tảo giáp, trong đó có 3 loài thuộc chi Ceratium, gồm
C.furca, C.fusus, C.trichoceros có khả năng bùng phát với mật độ cao.
Năm 2006, Tôn Thất Pháp và cộng sự nghiên cứu về mối liên quan
giữa biến động thành phần loài và mật độ vi tảo, tảo độc hại với các yếu tố
môi trường ở đầm Lăng Cô, Thừa Thiên Huế đã xác định 2 loài thuộc chi
Ceratium đó là C.furca và C.strictum (bổ sung thông tin về mối quan hệ với
các yếu tố môi trường)
Ceratium furca không những phân bố phổ biến ở vùng biển ven bờ,
trong các vùng nuôi cá lồng bè mà còn được tìm thấy cả ở vùng biển khơi như
vùng biển Trường Sa (Nguyễn Hoàng Minh, 2004), vùng đánh cá chung Vịnh
Bắc Bộ (Nguyễn Dương Thạo, 2008).


8


Đồ án tốt nghiệp
– CNSH K14

Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh

Năm 2011, loài Ceratium furca đã bùng phát gây thủy triều đỏ tại khu
vực Hang Vẹm và Bến Bèo, Cát Bà từ ngày 20/07 đến 04/08. Theo số liệu
quan trắc tại Bến Bèo, mật độ lên tới 80000 tb/l so với mật độ thông thường
khoảng vài ngàn tb/l. Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp huyện Cát Hải, ít
nhất trên 4 tấn cá giống và hơn 7 tấn cá thương phẩm nuôi lồng ở hai khu vực
trên đã bị chết bởi thủy triều đỏ (Nguyễn Văn Nguyên, 2013).
Mặc dù Ceratium furca được biết đến là loài tảo gây thủy triều đỏ phổ
biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam những ghi nhận về thủy triều đỏ nói
chung và của loài tảo này nói riêng còn khá ít. Một số kết quả nghiên cứu chỉ
là bước đầu, mang tính thăm dò nhưng đã thu được những dẫn liệu bổ ích.

2.3. HÌNH THÁI, CẤU TẠO, PHÂN LOẠI LOÀI TẢO CERATIUM FURCA

 Hệ thống phân loại.
Ngành: Pyrrophyta
Lớp: Dinophyceae (Butschli, 1885) Pascher, 1914
Bộ: Gonyaulacales Haeckel, 1894
Họ: Ceratiaceae Kofoid, 1907
Chi: Ceratium Schrank, 1793
Loài: Ceratium furca (Ehrenberg) Claparéde & Lachmann, 1859

9



Đồ án tốt nghiệp
– CNSH K14

Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh

 Đặc điểm hình thái.

Hình 2.1. Ceratium furca theo các mô tả gốc và các mô tả điển hình về
phân loài của chúng.
A.

Mô tả gốc của Claparede & Lachmann, 1859

B.

C.furca var. berghii (Nie, 1936)

C.

C.furca var. eugrammum (Nie, 1936)

D.

C.furca var. hircus (Nie, 1936)

Ceratium furca là loài tảo hai roi, thuộc bộ Gonyaulacales, tế bào có vỏ
giáp, được chia thành hai phần: nắp vỏ trên được kéo dài thành sừng đinh và
nắp vỏ dưới nối dài thành hai sừng đối đỉnh, giữa hai nắp vỏ được nối với

nhau bởi đai ngang và hệ thống tấm bụng. Ceratium furca có chiều dài từ 150
- 230μm và chiều rộng từ 30 - 35μm (Montagnes, 2006).
Ceratium furca được Ehrenberg (1836) mô tả lần đầu tiên với tên là
Peridinium furca. Sau đó Claparede & Lachmann (1859) chuyển chúng sang
chi Ceratium và giữ nguyên tên loài là Ceratium furca. Theo mô tả gốc này
(hình 1) thì hình thái của Ceratium furca được đặc trưng bởi hai sừng đối đỉnh
gần như song song với nhau, sừng trái dài và rộng hơn sừng phải, trên sừng

10


Đồ án tốt nghiệp
– CNSH K14

Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh

có răng. Rãnh bụng tiêu giảm thành khe hẹp. Rãnh ngang (vành đai) có lông
cứng hoặc gai ngắn, phần giữa vành đai không có gai.
 Cấu trúc tấm của Ceratium furca:
Kofoid (1907) là người đầu tiên nghiên cứu cấu trúc tấm vỏ của
Ceratium furca dưới kính hiển vi quang học. Cũng từ công trình này, Kofoid
đã đề xuất một hệ thống tên gọi mới cho tất cả các loài tảo giáp: lập bảng
danh pháp các tấm của chi Ceratium. Hệ thống này nhanh chóng được chấp
nhận (hệ thống Kofoidal). Theo tác giả nảy, Ceratium có:
 bốn tấm đỉnh – tapical (4’)
 bốn tấm trước vành đai – precingular (4’’)
 bốn tấm vành đai – cingurla (4c)
 năm tấm sau vành đai – postcingurla (5’’’)
 hai tấm ở sừng đối đỉnh – antapical (2’’’’).
Kofoid (1907) đã không nghiên cứu các tấm ở phần lõm của vùng

bụng. Ông cho rằng có bốn tấm vành đai trước bụng (4’’), nhưng các tác giả
sau này phát hiện thêm một tấm, nâng tổng số tấm precingurla lên thành năm
tấm (5’’) (Gómez, 2010). Sau Kofoil cũng có những nghiên cứu về cấu trúc
tấm vỏ Ceratium furca nhưng mỗi công trình nghiên cứu lại đưa ra hệ thống
tấm khác nhau.
Đến ngày nay, hệ thống tấm Ceratium furca của Steidinger & Tangen
(1997) và Gómez (2010) được công nhận và sử dụng rộng rãi là:
 bốn tấm đỉnh – tapical (4’)
 sáu tấm trước vành đai – precingular (6’’)

11


Đồ án tốt nghiệp
– CNSH K14

Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh

 năm tấm vành đai – cingurla (5c)
 sáu tấm sau vành đai – postcingurla (6’’’)
 hai tấm ở sừng đối đỉnh – antapical (2’’’’).
 Đặc điểm sinh trưởng, sinh sản.
Ceratium furca sinh sản theo cả 2 phương thức là sinh sản sinh dưỡng
và sinh sản hữu tính (Scott & Brandt, 2011). Tốc độ sinh trưởng của
Ceratium furca khá chậm (Baek et al., 2009). Chúng chỉ có thể đạt tốc độ
phân chia cao nhất 0,72 lần/ ngày (Baek et al., 2006), tế bào thường phân chia
vào rạng sáng nên vào thời điểm này chúng hoạt động rất mạnh. Ceratium
furca có nhu cầu rất cao về cường độ ánh sáng và cần chiếu sáng trong thời
gian dài. Chúng cần dinh dưỡng để sống nhưng cũng có thể sống được trong
điều kiện hạn chế dinh dưỡng (Baek et al., 2009). Ceratium furca có thể đạt

mật độ cao ngay cả khi hàm lượng dinh dưỡng rất thấp vì chúng có khả năng
dị dưỡng (Baek et al., 2006).
 Đặc điểm sinh thái.
Ceratium furca là loài phổ biến ở các vùng biển trên thế giới. Chúng
được ghi nhận là có thể bùng phát với mật độ cao và có khả năng gây hại. Dù
không sinh độc tố nhưng những đợt bùng phát của Ceratium furca luôn gây
tổn thất lớn cho động vật thủy sản. Nguyên nhân là do cạn kiệt ôxy, sự phân
hủy sinh khối của chúng sau bùng phát, gây mất không gian sống của nhuyễn
thể hai mảnh vỏ. Dodge & Marshall (1994) đã ghi nhận Ceratium furca phân
bố rộng, từ 2 - 30°C ở Thái Bình Dương, phía bắc Đại Tây Dương và những
vùng nước phụ cận. Ở vịnh Sagami, Nhật Bản, Ceratium furca tồn tại gần
như quanh năm và chịu được khoảng dao động về môi trường rất lớn như
nhiệt độ, độ muối, hàm lượng dinh dưỡng và cường độ ánh sáng (Baek et al.,
2006). Chúng là loài gây thủy triều đỏ ở nhiệt độ cao, độ muối thấp (Baek et

12


Đồ án tốt nghiệp
– CNSH K14

Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh

al., 2006, 2007). Trong điều kiện phòng thí nghiệm, Ceratium furca phát
triển tốt nhất ở nhiệt độ 18 - 28°C (Baek et al., 2008).

13


Đồ án tốt nghiệp

– CNSH K14

Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh

 Khả năng di chuyển.
Giống như các loài tảo giáp khác, Ceratium furca có roi và có khả năng
di chuyển khá nhanh. Chúng di chuyển lên xuống trong cột nước theo chu kỳ
ngày đêm, mà tác nhân kích thích di chuyển chính là ánh sáng. Kết quả thử
nghiệm trong phòng thí nghiệm của Baek et al (2009) cho thấy, chúng di
chuyển lên tầng mặt 3 giờ trước khi chu kỳ chiếu sáng bắt đầu và di chuyển
xuống 3 giờ trước khi trời tối. Tốc độ di chuyển đạt 250μm/s (khoảng 0,9
m/giờ). Khả năng di chuyển của Ceratium furcarất tốt nhờ hai roi, đây là đặc
điểm tạo cho loài này ưu thế cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng, chúng có
thể chủ động tìm đến nguồn sáng và dinh dưỡng.
2.4. KHÁI QUÁT CHUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN BA VÙNG NUÔI

2.4.1. Vùng nuôi Cát Bà (Hải Phòng)
- Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Gió mùa Tây Nam
thịnh hành từ tháng 5 – tháng 8, gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 tháng 3 năm sau. Tốc độ gió trung bình trong cả năm khoảng 2,3 – 6,5m /s,
vói tốc độ cực đại ghi được là 14 – 15m /s.
- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 200C. Nhiệt độ cao nhất là 380C
vào tháng 7, nhiệt độ thấp nhất là 50C vào tháng 1.
- Độ ẩm tương đối trung bình năm đạt 82%, cao nhất trung bình nhiều
năm là 88% vào tháng 3. Độ ẩm cao vào các tháng có mưa phùn (tháng 2, 3,
4) đạt 86%, độ ẩm thấp vào các tháng hanh khô (tháng 10, 11, 12) đạt 73%.
- Nắng: số giờ nắng trung bình cả năm là 1600 giờ. Tháng 5, 6 có số
giờ nắng nhiều nhất, từ 160 – 180 giờ. Tháng 2, 3 có số giờ nắng ít nhất, từ 42
– 47 giờ.

14



Đồ án tốt nghiệp
– CNSH K14

Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh

- Lượng bốc hơi trung bình từ 700 – 1200mm/năm, cao nhất vào các
tháng hanh khô (tháng 10, 11, 12), thấp nhất vào các tháng có mưa phùn
(tháng 2, 3, 4).
- Dao động của thủy triều: 3,3-3,9m.
- Độ muối nước biển: từ 25‰ (mùa mưa) đến 32‰ (mùa khô)
2.4.2. Vùng nuôi Nghi Sơn (Thanh Hóa)
- Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa hạ
nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng. Mùa
đông lạnh, ít mưa và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió trung
bình năm từ 1,3 - 2 m/s.
- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C- 240C. Hàng năm có 4 tháng
nhiệt độ trung bình thấp dưới 200C (từ tháng 12 - tháng 3 năm sau), có 8
tháng nhiệt độ trung bình cao hơn 200C (từ tháng 4 - tháng 11).
- Độ ẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 85 - 87%, phía Nam có
độ ẩm cao hơn phía Bắc.
- Lượng mưa khá lớn, trung bình năm từ 1400 - 1.700mm/năm, nhưng
phân bố rất không đều giữa hai mùa. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, khô hạn nhất là
tháng 1, lượng mưa chỉ đạt 4 - 5 mm/tháng. Ngược lại mùa mưa (từ tháng 5
đến tháng 10) tập trung tới 80 - 85% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào
tháng 8 (có 15 - 19 ngày mưa) với lượng mưa lên tới 400 - 700 mm/tháng.
- Nắng: tổng số giờ nắng bình quân trong năm từ 1600 - 1800 giờ. Các
tháng có số giờ nắng nhiều nhất trong năm là từ tháng 5 đến tháng 8, đạt từ

200 - 300 giờ/tháng. Các tháng 12 và tháng 1 có số giờ nắng thấp nhất từ 5060 giờ/tháng.

15


Đồ án tốt nghiệp
– CNSH K14

Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh

Tổng bức xạ vào các tháng mùa hè lên rất cao, đạt tới 500 - 600
cal/cm2/ngày từ tháng 5 đến tháng 7, đó là thời kỳ ít mây và mặt trời ở gần
thiên đỉnh. Tuy nhiên vào mùa đông xuân rất nhiều mây, ít nắng và mặt trời
xuống thấp cho nên bức xạ mặt trời giảm sút rõ rệt, cực tiểu vào các tháng 12
hoặc tháng 1 với mức độ 200 - 500 cal/cm2/ngày.
- Vùng biển Thanh Hóa nhìn chung có chế độ nhật triều chiếm ưu thế.
Độ cao mực nước chiều trung bình kỳ nước cường biến đổi trong khoảng 1,2 2,5m.
- Độ muối nước biển có biến trình mùa, mùa đông cao hơn mùa hè (từ
0,2 – 1,0‰). Giá trị trung bình của độ muối dao động từ 28,44 – 31,33‰.
2.4.3. Vùng nuôi Long Sơn (Vũng Tàu)
- Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ
rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây
Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió
mùa Đông Bắc.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27°C, tháng thấp nhất khoảng
24,8°C, tháng cao nhất khoảng 28,6°C, sự thay đổi nhiệt độ của các tháng
trong năm không lớn.
- Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 80%.
- Số giờ nắng trung bình năm khoảng 2400 giờ và phân phối đều các
tháng trong năm.

- Lượng mưa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1600mm/năm) và
phân bố không đều theo thời gian, tạo thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cả năm; và 10% tổng lượng mưa tập
trung vào mùa khô là các tháng còn lại trong năm.

16


Đồ án tốt nghiệp
– CNSH K14

Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh

17


Đồ án tốt nghiệp
– CNSH K14

Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh
Phần 3:

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: loài tảo Ceratium furca.
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm thu mẫu: tại 3 vùng nuôi Cát Bà (Hải Phòng), Nghi Sơn
(Thanh Hóa), Long Sơn (Vũng Tàu).


18


Đồ án tốt nghiệp
– CNSH K14

Sinh viên: Vũ Thị Ngọc Anh

Hình 3.1. Vị trí điểm quan trắc môi trường khu vực nuôi cá biển.
- Địa điểm phân tích mẫu: Phòng thí nghiệm - Trung tâm quan trắc môi
trường biển - Viện nghiên cứu hải sản.
- Thời gian: từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 5 năm 2017
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Biến động mật độ loài tảo Ceratium furca tại ba vùng nuôi thủy sản tập
trung là Cát Bà (Hải Phòng), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Long Sơn (Vũng Tàu).
- Mối liên hệ giữa mật độ loài tảo Ceratium furca với một số yếu tố môi
trường (nhiệt độ, độ muối, các muối dinh dưỡng NO2-, NO3-, NH4+, P-PO43-3
vùng nuôi thủy sản tập trung là Cát Bà (Hải Phòng), Nghi Sơn (Thanh Hóa),
Long Sơn (Vũng Tàu).
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Phương pháp thu mẫu môi trường nước
- Các mẫu nước đươc thu bằng bathomet nhựa của hãng Nikin (loại 5
lít). Sử dụng thiết bị đo môi trường đa thông số YSI của hãng HACH và khúc
xạ kế (Refractometer) để xác định nhiệt độ và độ muối của nước.

19



×