Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Diễn biến dự trự ngoại hối việt nam trước va sau khủng ho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.73 KB, 18 trang )

Diễn biến dự trữ ngoại hối tại việt nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu

PHỤ LỤC
1.

NGOẠI HỐI:...........................................................................................................................................2

2.

ĐỊNH NGHĨA VỀ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI:........................................................................................2

3.

VAI TRÒ CỦA DỰ TRỮ NGOẠI HỐI :.............................................................................................3

4.

3.1.

Dự trữ ngoại hỗi giúp quốc gia tăng khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối...............4

3.2.

Dự trữ ngoại hối bảo vệ nền kinh tế.............................................................................................4

3.3.

Dự trữ ngoại hối làm tăng vị thế quốc gia và doanh nghiệp.....................................................5

3.4.


Tăng niềm tin vào các chính sách tỷ giá và tiền tệ của Chính phủ..........................................5

QUY MÔ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI:.......................................................................................................5
4.1.

Tiêu chí đánh giá quy mô dự trữ ngoại hối: có 3 tiêu chí chính:..............................................5

4.1.1.

Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và giá trị 1 tuần nhập khẩu trong năm tiếp theo:..................6

4.1.2.

Tỷ lệ giữa dự trũ ngoại hối và nợ ngắn hạn nước ngoài.....................................................7

4.1.3.

Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và mức cung tiền rộng..............................................................8

4.2.

Tại sao cần có 1 quy mô dự trữ ngoại hối hợp lý:......................................................................8

4.2.1.

Nếu 1 quốc gia dự trữ quá ít:.................................................................................................8

4.2.2.

Nếu dự trữ quá nhiều :...........................................................................................................8


5.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH DỰ TRỮ NGOẠI HỐI:............................9

6.

DIỄN BIẾN DỰ TRỮ NGOẠI HỐI VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG:...........11

7.

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN...........................................................................................................14

8.

7.1.

Thuận lợi:......................................................................................................................................14

7.2.

Khó khăn:......................................................................................................................................15

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT.............................................................................................................................15
8.1.

Thứ nhất, tăng được quy mô của quỹ dự trữ ngoại hối..........................................................15

8.2.


Thứ hai, đa dạng hóa cơ cấu ngoại tệ........................................................................................16

Nhóm 2 – Cao học 16B1

Page 1


Diễn biến dự trữ ngoại hối tại việt nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu

DIỄN BIẾN DỰ TRỮ NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM
TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH TOÀN CẦU

1.

NGOẠI HỐI:
Ngoại hối (the foreign exchange) : là những ngoại tệ (tiền nước ngoài) vàng tiêu

chuẩn quốc tế,các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài.Trong
đó đặc biệt là ngoại tệ có vai trò, nó là phương tiện dự trữ của cải, phương tiện để mua,
để thanh toán và hạch toán quốc tế.
Ngoại hối bao gồm các phương tiện thanh toán có giá trị được sử dụng trong thanh
toán quốc tế. Trong đó, phương tiện thanh toán là những thứ có sẵn để chi trả, thanh toán
lẫn cho nhau.

2.

ĐỊNH NGHĨA VỀ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI:
Trong Cẩm nang Cán cân Thanh toán Quốc tế, Quỹ tiền tệ Quốc tế (International


Monetary Fund, viết tắt IMF) định nghĩa : Dự trữ ngoại hối (DTNH) là toàn bộ tài sản
bằng ngoại hối sẵn sàng sử dụng để can thiệp, thể hiện trên bảng cân đối tiền tệ của Ngân
hàng Trung ương (NHTW). Còn ở Việt Nam (VN) thì DTNH Nhà nước là tài sản bằng
ngoại hối được thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
VN.
Qua thống kê tình hình quản lý dự trữ ngoại hối của 82 quốc gia và vùng lãnh thổ
(SBV: 2007), cho thấy có tới 78 nước, chiếm 95% các nước giao NHTW trực tiếp quản lý
dự trữ ngoại hối, chỉ một vài quốc gia là có sự tham gia quản lý dự trữ ngoại hối của Bộ

Nhóm 2 – Cao học 16B1

Page 2


Diễn biến dự trữ ngoại hối tại việt nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu
Tài chính hay Quỹ đầu tư như Canada, Anh, Nhật… Tuy nhiên, ở các nước này, NHTW
vẫn là cơ quan trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ quản lý DTNH.
Theo báo cáo IMF (2007) về cơ quan quản lý và sở hữu dự trữ ngoại hối, có bốn
hình thức quản lý:
 NHTW sở hữu và quản lý;
 Chính phủ sở hữu và quản lý;
 Chính phủ sở hữu nhưng NHTW quản lý tài sản có;
 Chính phủ và NHTW đồng sở hữu dự trữ, nhưng NHTW quản lý tài sản có.
Với Việt Nam, theo các qui định hiện hành, cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối là
NHNN VN nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán
quốc tế và bảo toàn DTNH nhà nước.
Luật NHNN số 46/2010/QH12 điều 32 ngày 16/6/2010 quy định DTNH nhà nước
bao gồm:
 Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài
 CKhoan, GTCG khác bằng ngoại tệ do chính phủ, tổ chức nước ngoài tổ

chức quốc tế phát hành
 Quyền rút vốn đặc biệt , dự trữ tại quỹ tiền tệ quốc tế
 Vàng do NHNN quản lý
 Các loại ngoại hối khác của Nhà nước.

3.

VAI TRÒ CỦA DỰ TRỮ NGOẠI HỐI :
Dự trữ ngoại hối ngày càng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc

gia. Có nhiều yếu tố cấu thành nên tầm quan trọng của dự trữ ngoại hối, nhưng một số
yếu tố chủ yếu là:
Nhóm 2 – Cao học 16B1

Page 3


Diễn biến dự trữ ngoại hối tại việt nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu
Dự trữ ngoại hối dùng để giải quyết các khoản nợ và các khoản thanh toán quốc tế
giữa Chính phủ các nước.
Trong quá trình phát triển, các nước thường xuyên thiếu vốn. Chính vì thế, vay
nước ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng. Nguồn vốn vay này thường dùng
chi cho cơ sở hạ tầng, chi tiêu chính phủ và trợ cấp xã hội. Dự trữ ngoại hối góp phần làm
tăng khả năng trả nợ của một quốc gia. Thông qua mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và dự
trữ ngoại hối, ta có thể đánh giá được khả năng thanh toán của quốc gia đó. Nếu khả năng
thanh toán tốt sẽ là một trong những điều kiện làm tăng hệ số tín nhiệm quốc gia. Với
lượng lớn DTNH, các nước có thể sử dụng sức mạnh dự trữ này để yêu cầu giảm giá
hàng hóa với hàng mua lượng lớn đồng thời giảm lãi suất khi đi vay, từ đó giúp tăng khả
năng thu hút các dòng vốn nợ của nước ngoài. Đây là một trong những nguồn vốn quan
trọng thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước, đặc biệt đối với những nước đang phát triển

như Việt Nam chúng ta.
3.1.

Dự trữ ngoại hỗi giúp quốc gia tăng khả năng can thiệp vào thị
trường ngoại hối

DTNH giúp điều chỉnh các dòng chu chuyển tiền tệ, giúp ổn định tỷ giá hối đoái,
cung cấp một môi trường kinh tế thuận lợi hơn, đặc biệt cho mục đích xuất nhập khẩu.
Đây là vai trò chính của dự trữ ngoại hối. Với chức năng như một quỹ bình ổn của nền
kinh tế, dự trữ ngoại hối góp phần làm ổn định cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Chính
sách này hết sức linh hoạt tùy thuộc vào từng quốc gia cũng như trong từng giai đoạn
khác nhau. Để làm cho đồng nội tệ mạnh hơn và ổn định hơn, các quốc gia có thể dùng
dự trữ ngoại hối để mua đồng nội tệ vào, từ đó làm tăng cầu nội tệ và xác định giá trị cao
hơn cho nó. Ngược lại, nếu muốn hạ thấp giá trị của đồng nội tệ, thúc đẩy xuất khẩu, các
nước có thể dùng dự trữ để mua những ngoại tệ khác, thay đổi cơ cấu trong dự trữ của
mình, làm tăng cầu ngoại tệ, tác động gián tiếp đến đồng nội tệ. Đây cũng là cơ chế
chống giảm phát trong nền kinh tế. Ngoài ra, đồng tiền định giá thấp còn giúp thu hút các
nhà đầu tư chứng khoán do các loại chứng khoán rẻ hơn so với thị trường quốc tế. Chính

Nhóm 2 – Cao học 16B1

Page 4


Diễn biến dự trữ ngoại hối tại việt nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu
vì thế, để thu hút các khách hàng và nhà đầu tư nước ngoài, một nước có thể dùng dự trữ
ngoại hối để làm định giá thấp đồng tiền của mình
3.2.

Dự trữ ngoại hối bảo vệ nền kinh tế


Dự trữ ngoại hối của một quốc là một tấm lá chắn giúp bảo vệ nền kinh tếcủa đất
nước chống lại những cuộc tấn công đầu cơ vào đồng nội tệ và bảo vệ nềnkinh tế khi có
khủng hoảng xảy ra. Ở những nước có dấu hiệu bất ổn về kinh tế vàcó dự trữ ngoại hối
thấp, các quỹ đầu cơ thường nhằm vào những yếu kém này đểtiến hành đầu cơ với mục
đích làm mất giá đồng bản tệ và thu lời. Thông quanhững hợp đồng mua bán phái sinh
tiền tệ, những tổ chức này gây nên hiện tượngkhan hiếm giả tạo ngoại tệ trên thị trường.
Khi đó, nếu dự trữ ngoại hối đủ mạnh,ngân hàng trung ương có thể can thiệp bằng cách
bán ra ngoại tệ, giữ vững giá trịvà ổn định của đồng nội tệ. Như vậy, dự trữ ngoại hối như
một tấm đệm giúp ổnđịnh lại thị trường, vô hiệu hóa sự tấn công của các quỹ đầu
cơ này.Tương tự khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, các dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ ồạt
chảy ra khỏi nền kinh tế, cung ngoại tệ trong nền kinh tế sẽ sụt giảm mạnh, dẫnđến nguy
cơ phá giá đồng nội tệ, lạm phát có thể gia tăng. Nếu nắm giữ dự trữngoại hối đủ mạnh,
ngân hàng trung ương các nước có thể can thiệp nhằm bình ổntỷ giá cũng như thị trường
ngoại hối. Từ đó góp phần hạn chế những tác động tiêucực của cuộc khủng hoảng kinh
tế.
3.3.

Dự trữ ngoại hối làm tăng vị thế quốc gia và doanh nghiệp

DTNH thể hiện sức mạnh kinh tế của mộ quốc gia, làm tăng vị thế quốc giavà
doanh nghiệp trên trường quốc tế, giúp mở rộng thương mại quốc tế, giảm chi phí tài
chính doanh nghiệp trong nước, ngăn ngừa và giải quyết rủi ro tài chínhquốc tế. Dự trữ
ngoại hối giúp làm tăng niềm tin của những nhà đầu tư quốc tế vàothị trường trong nước
khi mà những khoản đầu tư này được đảm bảo khả năngchuyển đổi khi quá trình đầu tư
kết thúc. Chính vì thế, những nước có dự trữ ngoại hối lớn sẽ có lợi hơn trong thu hút đầu
tư nước ngoài. Trên thực tế, xây dựng DTNH mạnh giúp các nước ở trong 1 vị thế tốt với
các đồng minh và góp phần cân bằng kinh tế thế giới.

Nhóm 2 – Cao học 16B1


Page 5


Diễn biến dự trữ ngoại hối tại việt nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu
3.4.

Tăng niềm tin vào các chính sách tỷ giá và tiền tệ của Chính phủ

Dự trữ ngoại hối lớn giúp tăng niềm tin của người dân vào các chính sách tỷ giá và
tiền tệ của Chính phủ. Như đã phân tích ở trên, với những lợi ích đem lại, dự trữ ngoại
hối giúp ổn định tâm lý người dân trong nước. Việc ổn định của thị trường cũng như tâm
lý tin tưởng của người dân là một trong những điều kiện để các quy định và chính sách
của nhà nước được thực thi có hiệu quả.

4.

QUY MÔ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI:
4.1.

Tiêu chí đánh giá quy mô dự trữ ngoại hối: có 3 tiêu chí chính:

4.1.1. Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và giá trị 1 tuần nhập khẩu trong năm
tiếp theo:
Quy mô dự trữ ngoại hối được tính bằng số tuần nhập khẩu, tiêu chí này cho thấy
mức độ hỗ trợ thanh toán quốc tế của dự trữ ngoại hối. theo đánh giá của IMF dự trữ
ngoại hối có quy mô tương đương 12-14 tuần nhập khẩu thì quốc gia đó được coi là đủ
dự trữ ngoại hối.

Số

thá

2

ng

2.

2.

1.

2.

2.

2

1

8

2

1

2.2

2.1


3

3.8

1.9

1.4

1.4



9

0

0

0

0

0

20

20

20


20

20

20

20

m

9

0

1

2

3

4

05

06

07

08


09

10

11

Hình 1 Quy mô Dự trữ ngoại hối tính theo tháng nhập khẩu giai đoạn 1999-2011
Nguồn : Số liệu được lấy từ tạp chí công nghệ ngân hàng số 75
(Năm 2007 , đáp ứng 3 tháng nhập khẩu đạt chuẩn an toàn)

Nhóm 2 – Cao học 16B1

Page 6


Diễn biến dự trữ ngoại hối tại việt nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu

Quy mô dự trữ ngoại hối (DTNH) tính theo tháng nhập khẩu thực tế cho thấy,
nguồn DTNH của VN hầu hết duy trì ở mức thấp khoảng 2 tháng nhập khẩu (Hình 1) và
đạt chuẩn an toàn vào năm 2007 với việc đáp ứng 3 tháng nhập khẩu và 3,8 tháng nhập
khẩu vào năm 2008, năm 2009, năm 2010 DTNH sụt giảm chỉ còn một nửa, tương ứng
với 1,9 tháng (2009) và 1,4 tháng (2010). Trong năm 2011, nguồn DTNH đã có sự tăng
trưởng trở lại nhưng vẫn ở mức thấp là 13,8 tỉ USD USD tương đương 1,4 tháng nhập
khẩu.
4.1.2. Tỷ lệ giữa dự trũ ngoại hối và nợ ngắn hạn nước ngoài
Đây là tiêu chí chính và phổ biến nhất để đánh giá mức tương xứng của các tài sản
dự trữ ngoại hối. Chỉ tiêu này (cũng được biết đến như nguyên tắc Greenspan-Guidotti)
phản ánh khả năng đối phó của một quốc gia khi có hiên tượng tấn công ngoại tệ hay rút
tiền ồ ạt ra nước ngoài. Tiêu biểu một quốc gia được xem là thận trọng và khôn ngoan
nếu quốc gia đó nắm giữ lượng dự trữ tiền tệ đủ để trả cho các khoản nợ nước ngoài

trong vòng 1 năm (Rodrik và Velasco, 1999 và Garcia Soto.2004)
Phầ

148

380

470

Nhóm 2 – Cao học 16B1

530

470

325
Page 7

365

550

600

558

317

179



Diễn biến dự trữ ngoại hối tại việt nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu
n
trăm
%


199

200

200

200

200

200

200

200

200

200

200

201


m

9

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

0

Dự trữ ngoại hối / Nợ ngắn hạn (%) của Việt Nam từ 1999-2010
Nguồn : Số liệu được lấy từ tạp chí công nghệ ngân hàng số
75

Mức khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới là trên 200%

Tỷ lệ DTNH/Nợ ngắn hạn nước ngoài trong giai đoạn 1999-2009 thể hiện khả
năng thanh toán các khoản nợ tới hạn khá tốt của nước ngoài trong năm sắp tới. Năm
2008, tỷ lệ DTNH/Nợ ngắn hạn của Việt Nam đạt 558%. Tuy nhiên, tỷ lệ này trong năm
2010 chỉ còn tương đương 179%, giảm mạnh so với 317% của năm 2009. Nếu năm 2007,
chỉ tiêu này đang là 600%, cuối năm 2010 chỉ còn chưa đầy 200%, trong khi mức khuyến
nghị của ngân hàng thế giới là trên 200%
4.1.3. Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và mức cung tiền rộng
Tiêu chí này cho thấy khả năng can thiệp tỷ giá hối đoái của NHTW. Nếu tỷ lệ này
gần bằng 0% cung tiền rộng vượt quá mức dự trữ ngoại hối. trong chế độ tỷ giá cố định,
Nhóm 2 – Cao học 16B1

Page 8


Diễn biến dự trữ ngoại hối tại việt nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu
mức gia tăng trong tổng tiền liên quan đến DTNH càng cao thì khả năng đối phó với các
cú sốc cầu tiền càng phải cao. Với tiêu chí này,tỷ lệ từ 10-20% được coi là đủ dự trữ
ngoại hối.
4.2.

Tại sao cần có 1 quy mô dự trữ ngoại hối hợp lý:

4.2.1. Nếu 1 quốc gia dự trữ quá ít:
Nếu nguồn dự trữ không bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng
rất nguy hiểm, vì dự trữ ngoại hối là phương tiện cuối cùng của nền kinh tế quốc gia,
nhằm mục đích phòng vệ khi an ninh tài chính bị đe dọa, giảm thiểu nguy cơ khủng
hoảng kinh tế có thể xảy ra.( vậy phải chăng dự trữ càng lớn là càng tốt)
4.2.2. Nếu dự trữ quá nhiều :

Nắm giữ ngoại hối cũng có những chi phí nhất định. Dự trữ ngoạihối thường có
những tiêu chuẩn nhất định, khi dự trữ vượt mức quá lớn, các nướccó thể phải chịu
những chi phí gọi là chi phí dự trữ ngoại hối.


Thứ nhất, chi phí phát sinh từ rủi ro tỷ giá. Thị trường ngoại hối trên thế

giới biến đổi không ngừng, trong đó có tỷ giá. Khi có biến động tỷ giá theo chiềuhướng
xấu, giá trị của nó sẽ giảm đi một cách tương đối khiến cho giá trị dự trữgiảm đi. Thậm
chí, việc tỷ giá thay đổi có thể gây ra những khoản lỗ lớn mặc dùnền kinh tế không có
khủng hoảng.


Thứ hai, lạm phát. Ảnh hưởng của việc giảm sức mua đồng tiền trong dự

trữngoại hối thường xuyên do lạm phát cũng làm giảm giá trị của nguồn dự trữ này.Chính
vì thế, chính phủ các nước phải thường xuyên gia tăng dự trữ ngoại hốinhằm duy trì sức
mạnh ảnh hưởng của mình.


Thứ ba, chi phí cơ hội. Nắm giữ ngoại hối thường là những tài sản an toàn,

có khảnăng sinh lời thấp như trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ hay của các địa
phương.Việc nắm giữ dự trữ ngoại hối sẽ làm mất đi các cơ hội đầu tư có khả năng sinh
lợi cao.Chính vì thế ngày nay các nước có dự trữ ngoại hối lớn thường đa dạng hóa các
Nhóm 2 – Cao học 16B1

Page 9



Diễn biến dự trữ ngoại hối tại việt nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu
khoảnđầu tư của mình, trong đó có những quỹ dành cho việc đầu tư vào những tài sản có
khảnăng sinh lời cao, tuy cũng phải chịu rủi ro lớn.
Thông thường mức dự trữ ngoại hối vừa đủ được xác định theo nguyên tắc: mức
dự trữ ngoại hối của 1 nước cần tương đương từ 3 đến 6 tháng nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ của nước đó.
Với các nước tự do hóa tài khoản vốn hay có chế độ tỷ giá linh hoạt có sự kiểm
soát của nhà nước nhu Việt Nam, nếu chỉ sử dụng nguyên tắc so sánh mức dự trữ ngoại
hối với 3 đến 6 tháng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ không thích hợp vì các nước này
phải đối mặt với rủi ro đảo chiều 1 cách đột ngột các luồng vốn ngắn hạn như luồng vốn
đầu tư gián tiếp(Nguyễn Thị Nhung, tạp chí ngân hàng 12/2007). Thông thường các nước
này cần có 1 lượng dự trữ ngoại hối lớn hơn để sẵn sàng can thiệp khi xảy ra hiện tượng
rút vốn và chuyển tiền ồ ạt ra nước ngoài.
Việc NHTW tăng cường mua ngoại tệ vào (để theo đuổi chính sách ổn định tỷ giá
hoặc tăng dự trữ ngoại hối) sẽ làm cung đồng nội tệ tăng lên gây ra áp lực lạm phát cho
nền kinh tế.
Một mức dự trữ thích hợp là điều kiện tiên quyết với hầu hết các nước khác đang
tìm các tận dụng nguồn tiết kiệm của các quốc gia khác ( thông qua vay nợ hoặc đầu tư
nước ngoài) để phát triển kinh tế nước ngoài) để phát triển kinh tế nước mình, mức dự trữ
này càng cần đủ lớn để tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.

5.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH DỰ TRỮ NGOẠI HỐI:
Việc duy trì mức dự trữ ngoại hối phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tùy thuộc vào tình

hình cụ thể của mỗi quốc gia. Dự trữ ngoại hối có thể chịu tác động của các nhân tố sau:


Thặng dư - thâm hụt của cán cân vãng lai: cán cân thương mại thường


xuyên thâm hụt trong khi nguồn đầu tư tài chính không khả quan thì nguồn dự trữ ngoại
hối rất cần thiết cho việc tài trợ cho các hoạt động thanh toán. Cán cân thanh toán càng
biến động thì cần mức độ dự trữ ngoại hối càng lớn
Nhóm 2 – Cao học 16B1

Page 10


Diễn biến dự trữ ngoại hối tại việt nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu


Nợ nước ngoài: đối với các nước đang phát triển cần nhiều vốn để tiếp tục

CNH-HĐH, do đó thu hút vốn đầu tư rất nhiều và vay nợ của nước ngoài để tác động lên
các chính sách phát triển. vì vậy cần một mức dự trữ ngoại hối nhất định để tạp niềm tin
cho chủ nợ về khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ. với những nước đi vay thì một nguồn dự
trữ ngoại hối lớn có mức tín nhiệm cao dễ dàng huy động được nguồn vốn mới.


Những cú sốc, biến động kinh tế trong và ngoài nước với mức độ đô la hóa

tương đối cao, dự trữ ngoại hối của một nước cũng phải gia tăng để đảm bảo can thiệp
khi có hiện tượng rút ngoại tệ ồ ạt tại các ngân hàng thương mại.
Hiện nay cán cân thương mại thường xuyên thâm hụt, đầu tư nước ngoài đặc biệt
là đầu tư gián tiếp chưa thật sự bền vững nên thị trường ngoại hối cũng tao nên sự bất ổn
định về cung cầu ngoại tệ trên thị trường. với các nước tự do hóa tài khoản vốn, thường
thì NHTW phải can thiệp mua ngoại tệ tăng dự trữ đi đôi với việc thực hiện các nghiệp
vụ của thị trường mở để hút bớt lượng tiền đã bom vao lưu thông để vừa duy trì khả năng
cạnh tranh của hàng xuất khẩu và kèm chế nguy cơ lạm phát khi nguồn vốn đổ vào với

khối lượng lớn. bên canh đó NHTW cũng phải sẵn sang bán ngoại tệ ra để can thiệp khi
có sự rút vốn ào ạt của các nhà đầu tư để ổn định thị trường ngoại hối. để làm được điều
này NHTW các nước phải dự trữ 1 lượng ngoại tệ không nhỏ ngoài mức đủ để đáp ứng
nhu cầu nhập khẩu theo thông lệ quốc tế
 Biến động tỷ giá, giữ tỷ giá cố định: các NHTW thường phải dự tính hoặc dự báo
về thời gian và phạm vi ảnh hưởng của các biến động của thị trường do các yếu tố
trong nước và ngoài nước. các yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới giá tri đồng tiền của
quốc gia đó so với đồng tiền mạnh, do đó để giữ được giá trị đồng tiền thì NHTW
cần có 1 nguồn dự trữ ngoại tệ để có thể can thiệp vào thị trường đảm bảo đồng
nội tệ không bị giảm giá

6.

DIỄN BIẾN DỰ TRỮ NGOẠI HỐI VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG

HOẢNG:
Nhóm 2 – Cao học 16B1

Page 11


Diễn biến dự trữ ngoại hối tại việt nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu
Nhìn chung trước khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra và bắt đầu ảnh hưởng
đến nước ta, giai đoạn 2005 – 2007 chứng kiến một sự gia tăng khá ngoạn mục của dự trữ
ngoại hối. Đến thời điểm cuối năm 2007 dự trự ngoại hối của nước ta đạt 20,964 tỷ USD
tăng 12,41 tỷ USD so với năm 2005 tương ứng tăng 145%. Nguyên nhân dẫn đến sự gia
tăng của dự trự ngoại hối là do sự gia tăng đáng kể thặng dư trong tài khoản vốn. Cuối
năm 2007, tài khoản vốn của Việt Nam thặng dư khoảng 17,540 tỷ USD tăng 14,45 tỷ
USD so với năm 2005 tương ứng tăng gấp 4 lần.
Thặng dư tài khoản vốn tăng mạnh là do trong giai đoạn trên Việt Nam đã chính

thức gia nhập WTO với một vị thế được đánh giá là tương đối có lợi. Chính vì vậy, uy tín
của nước ta trong mắt các nhà đầu tư quốc tế đã tăng lên đáng kể, điều này khiến các
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và vốn đầu tư ngắn hạn khác (Portfolio
investment) đổ vào nước ta một cách ồ ạt. Năm 2007, vốn FDI vào nước ta đạt 6,55 tỷ
USD tăng 4,24 tỷ USD so với năm 2006 tương ứng tăng 182%; vốn vay trung và dài hạn
ròng tăng 1,02 tỷ USD đạt 2,045 tỷ USD tương ứng tăng 99,5%; vốn đầu từ ngắn hạn
khác tăng 4,93 tỷ USD, đạt 6,243 tỷ USD tương ứng tăng 375%. Với chế độ tỷ giả gần
như là cố định, năm 2007 khi dòng vốn ngoại tràn vào Việt Nam để ổn định tỷ giá NHNN
đã mua vào một lớn khá lớn ngoại tệ khiến dự trữ ngoại hối tăng mạnh. Ngược lại,
NHNN cũng đã bơm ra nền kinh tế một lượng nội tệ tương ứng với lượng lớn ngoại hối
mua vào khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát.
Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, nhìn lại giai đoạn 2008 – 2009 có thể
thấy cuộc khủng này có sự ảnh hưởng không nhỏ đến dự trự ngoại hối của Việt Nam.
Ảnh hưởng của khủng hoảng bắt đầu tác động đến nước ta từ cuối năm 2008. Dự trự
ngoại hối của nước ta trong năm này đạt 23,02 tỷ USD – cao nhất kể về trước. Bước qua
năm 2009 dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ còn 14,1 tỷ USD giảm 8,92 tỷ USD so với
năm 2008, tương ứng giảm 38,75%.
Nhìn vào cán cân thanh toán của Việt Nam năm 2009, ta có thể phần nào hiểu
được nguyên nhân. Năm 2009, thâm hụt tài khoản vãng lai ờ nước ta vẫn ở mức cao (-6,6
tỷ USD); tuy có giảm 0,39 tỷ USD so với năm 2008 tương ứng giảm 5,61% nhưng mức
Nhóm 2 – Cao học 16B1

Page 12


Diễn biến dự trữ ngoại hối tại việt nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu
giảm không đáng kể. Trong khi đó, tài khoản vốn có sự giảm sút không nhỏ; từ 9,1 tỷ
USD năm 2008 giảm 2,3 tỷ USD còn 6,8 tỷ USD năm 2009 tương ứng giảm 25,27%.
Trong tài khoản vốn 2009 của nước ta thì các khoản vốn ngắn hạn là giảm nhiều
nhất. Tổng đầu tư ngắn hạn ròng và đầu tư ngắn khác năm 2008 là 456 triệu USD, bước

qua năm 2009 đã hoàn toàn đảo chiều. Năm 2009, có hiện tượng tháo rút hàng loạt của
các nguồn vốn ngắn hạn, đầu tư ngắn hạn ròng của nước ta vào thời điểm kết thúc năm
âm khoảng 4,5 tỷ USD . Chính sự tháo lui không ít của các nguồn vốn ngắn hạn, từ kinh
nghiệm của cuộc khủng hoảng năm 1997 diễn ra ở Thái Lan, dư luận thời điểm bấy giờ
đã xuất hiện không ít cảnh báo về an toàn tài chính nước nhà.
Tuy vậy, vào thời gian trên nền tài chính nước ta chưa thực sự hội nhập sâu với thế
giới; nước ta năm 2009 chỉ mới bắt đầu bước ra sân chơi lớn đánh dấu bởi sự kiện gia
nhập WTO hơn 1 năm trước đó nên nền tài chính VN không chịu quá nhiều tác động tiêu
cực từ cuộc khủng hoảng tài chính này.
Mặt khác, năm 2009 tuy vốn ngắn hạn giảm nhưng vốn dài hạn không giảm mà
còn tăng. Cụ thể vốn vay trung và dài hạn năm 2009 tăng 2,46 tỷ USD từ 2,045 tỷ lên 4,5
tỷ USD tương ứng tăng 120%. Vốn FDI năm 2009 giảm không đáng kể (giảm 0,2 tỷ
USD so với năm 2008 đạt 7,6 tỷ USD). Chính sự gia tăng trong vốn vay trung dài hạn và
sự ổn định của vốn FDI trong năm đã làm giảm áp lực cho dự trự ngoại hối khi vốn ngắn
hạn tháo lui.
Bên cạnh đó, vốn vay trung dài hạn của VN chủ yếu là vốn ODA. Đây là nguồn
vốn có nhiều ưu đãi và được xem như là một khoản viện trợ từ chính phủ của các nước
giàu cho các quốc gia còn kém phát triển. Ngoài ý nghĩa phát triển kinh tế, trong bối cảnh
Việt Nam giai đoạn những năm đầu sau khủng hoảng tài chính toàn cẩu diễn ra, nguồn
vốn trên và vốn FDI thực sự có ý nghĩa quan trọng trong việc tài trợ cho BOP, giảm rủi
ro do thâm hụt thương mại kéo dài, góp phần duy trì dự trữ ngoại hối nước ta ở ngưỡng
an toàn (12 tuần nhập khẩu – IMF).

Nhóm 2 – Cao học 16B1

Page 13


Diễn biến dự trữ ngoại hối tại việt nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu
Từ 2010 đến nay, vốn FDI và ODA vẫn tiếp tục được duy trì ổn định và có xu

hướng tăng nhẹ. Đến thời điểm cuối năm 2012, FDI của nước ta đạt 8,7 tỷ USD tăng 1,9
tỷ USD so với năm 2010; vốn ODA đạt 6,6 tỷ USD giảm 0,3 tỷ USD. Đặc biệt, từ năm
2011 đến nay tài khoản vãng lai của VN đã có thặng dư (0,2 tỷ USD năm 2011, năm 2012
đạt 9,3 tỷ USD). Chính sự ổn định của dòng vốn dài hạn và thặng dư thương mại đã
khiến dự trự ngoại hối của VN liên tục được cải thiện, đến năm 2012 dự trự ngoại hối của
VN đạt 25,4 tỷ USD tăng 11,3 tỷ USD so với năm 2010 tương ứng tăng 80,14%.
Năm 2013 trong tài khoản vốn của Việt Nam có sự thay đổi đột ngột. Đến thời
điểm cuối năm, tài khoản vốn của nước ta âm 0,2 tỷ USD giảm 8,9 tỷ USD so với năm
2012 do có sự sụt giảm mạnh tại khoản mục tài sản nước ngoài ròng (Net forein assets)
trong các khoản vốn ngắn hạn (âm 12 tỷ USD, gấp đôi so với năm 2012). Tuy nhiên do
thặng dư tài khoản vãng lai vẫn được duy trì ổn định (9,5 tỷ USD năm 2013) nên đã giảm
được áp lực đáng kể lên dự trự ngoại hối. Cuối năm 2013, dự trữ ngoại hối nước ta thậm
chí còn tăng nhẹ ước tính tăng khoảng 0,6 tỷ USD đạt 26 tỷ USD.
Tình trạng thâm hụt trong tài sản nước ngoài ròng thay đổi không đáng kể trong
năm 2014 (âm 11,8 tỷ USD). Thặng dư trong tài khoản vãng lai giảm 1,7 tỷ USD còn 7,8
tỷ USD trong năm vừa qua theo ước tính của IMF. Tuy vậy, tài khoản vốn năm 2014 vẫn
thặng dư 4,3 tỷ USD nên dự trữ ngoại hối nước ta theo ước tính của IMF không hề giảm
sút. Năm 2014 IMF thậm chí còn ước tính dự trữ ngoại hối nước ta đạt 38 tỷ USD tăng
khoảng 12 tỷ USD so với năm 2013 – một mức tăng khá ấn tượng trong các năm hậu
khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Kết luận: nhìn chung giai đoạn trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (từ
năm 2005 – 2014) dự trữ ngoại hối VN có nhiều biến động nhưng xu hướng chung là gia
tăng và ở mức an toàn theo khuyến cáo của IMF. Sự gia tăng của dự trữ ngoại hối trong
những năm gần đây nguyên nhân quan trọng là do nước ta đã bắt đầu có thặng dư trong
cán cân thương mại. Xuất siêu phần nào chứng tỏ sau gần 30 năm đổi mới, nền sản xuất
nước nhà bước đầu đã có tích lũy, năng lực sản xuất được cải thiện.

Nhóm 2 – Cao học 16B1

Page 14



Diễn biến dự trữ ngoại hối tại việt nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu

7. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
7.1.

Thuận lợi:

Kể từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng 1/2007, Việt Nam
đã dần dần thực hiện tự do hóa các thị trường theo đúng cam kết về mở cửa kinh tế. Sự
bùng nổ của thị trường chứng khoán cuối năm 2006 và năm 2007 đã khiến cho Việt Nam
Nhóm 2 – Cao học 16B1

Page 15


Diễn biến dự trữ ngoại hối tại việt nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu
được coi là một điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Sự tăng
trưởng mạnh của các luồng tài chính quốc tế như FDI, FPI, kiều hối, ODA trong năm
2007 đã khiến cho dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã liên tục tăng, đạt đỉnh vào tháng 7
năm 2008 khoảng 26 tỷ USD.
Với mục đích bình ổn kinh tế vĩ mô, trong năm 2011 và 2012, Chính phủ và
NHNN đã thực thi hàng loạt các biện pháp điều hành quyết liệt để kiềm chế lạm phát,
bình ổn thị trường ngoại hối, chống tình trạng đô la hóa và vàng hóa nền kinh tế. Nhờ đó,
kinh tế vĩ mô đã có những dấu hiệu tích cực, thị trường ngoại hối bình ổn, dự trữ ngoại
hối đã tăng dần trở lại, ước đạt khoảng tương đương 22-23 tỷ USD vào cuối năm 2012
7.2.

Khó khăn:


Sau khi tăng liên tục và đạt mức đỉnh vào giữa năm 2008, dự trữ ngoại hối của
Việt Nam bị suy giảm mạnh do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu và các bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước.
Trong năm 2014, dự trữ ngoại hối VN tăng lên đến 35 tỷ USD (số liệu đến tháng
9/2014). Tuy nhiên nguyên nhân tăng dự trữ ngoại hối chủ yếu do nhập siêu và tình trạng
USD hóa giảm mạnh. Việc tăng dự trữ ngoại hối không xuất phát từ việc dòng vốn đầu tư
gián tiếp, trực tiếp và kiều hối vào Việt Nam lớn như năm 2006 và 2007. Đối với một nền
kinh tế như Việt Nam việc nhập siêu ở mức độ vừa phải là cần thiết để phục vụ quá trình
phát triển của nền kinh tế. Cán cân thương mại đổi chiều trong ba năm qua từ mức nhập
siêu lớn sang xuất siêu. Tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế suy giảm từ mức trên 40%, xuống
còn quanh mức 30% GDP cho thấy quá trình hấp thụ vốn của nền kinh tế đang rất yếu.
8. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
8.1.

Thứ nhất, tăng được quy mô của quỹ dự trữ ngoại hối

Việc tăng quy mô quỹ dự trữ ngoại hối là rất cần thiết nhưng cũng là một thách
thức đối với Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khá khó khăn như hiện nay. Ðể
làm được điều này, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Nhóm 2 – Cao học 16B1

Page 16


Diễn biến dự trữ ngoại hối tại việt nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu
- Cải thiện cán cân thương mại và kiểm soát cán cân vãng lai: Xuất nhập khẩu là
thước đo quan trọng về mức độ mở cửa của nền kinh tế, đồng thời nó cũng ảnh hưởng
mạnh mẽ đến quy mô dự trữ ngoại hối của quốc gia đó. Một quốc gia có cán cân thương

mại càng thặng dư thì khả năng tích luỹ ngoại hối càng cao. Do vậy, cần có một cơ chế
đồng bộ nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, mở rộng quan hệ thương mại với nước
ngoài, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế để qua đó thúc đẩy trao đổi
thương mại với các quốc gia. Ðồng thời, NHNN cần thường xuyên kiểm soát được sự
biến động của cán cân vãng lai làm cơ sở cho các quyết định dự trữ cũng như can thiệp
trên thị trường.
- Có các biện pháp thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Luồng vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua có sự gia tăng đáng kể, các tổ chức nước ngoài đã
cam kết đầu tư vào Việt Nam với số tiền ngày càng cao, qua đó khẳng định vị thế Việt
Nam trên trường quốc tế. Nhưng trên thực tế, số vốn giải ngân trên số vốn cam kết vẫn ở
mức thấp, nguồn vốn ODA giải ngân hàng năm chỉ đạt khoảng 50% cam kết. Do đó,
trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hành lang pháp lý
nhằm trước mắt tạo sự tin tưởng với các nhà đầu tư để giải ngân theo cam kết và sau đó
tiếp tục thu hút thêm các nguồn vốn vào Việt Nam, góp phần mở rộng quy mô dự trữ
ngoại hối.
- Tăng cường thu hút ngoại tệ về NHNN: Ngoại tệ chảy vào nước ta xuất phát từ
nhiều nguồn và hoạt động khác nhau, bao gồm kiều hối, ngoại tệ do cá nhân mang từ
nước ngoài về, nguồn ngoại tệ do khách du lịch nước ngoài chi trả tại Việt Nam, tiền
lương của người Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó, kiều hối
là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất. Với chính sách tự do hoá các giao dịch vãng lai,
nguồn kiều hối chảy về nước liên tục gia tăng qua các năm. Tuy nhiên, để khai thác tối đa
nguồn ngoại tệ này, chúng ta cần tạo niềm tin cho kiều bào về sự ổn định kinh tế chính trị
xã hội trong nước để họ yên tâm chuyển tiền về nước; Cơ quan hải quan cần kiểm soát
chặt chẽ hơn nguồn kiều hối lậu chảy về; NHNN khuyến khích các ngân hàng thương
mại mua để tăng nguồn kiều hối thu hút vào ngân hàng và bán cho NHNN.
Nhóm 2 – Cao học 16B1

Page 17



Diễn biến dự trữ ngoại hối tại việt nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu
8.2.

Thứ hai, đa dạng hóa cơ cấu ngoại tệ

Ða dạng hóa tiền tệ trong thanh toán và dự trữ quốc tế ở Việt Nam sẽ góp phần
giảm thiểu những tổn thất và rủi ro này cho các doanh nghiệp nói riêng và bảo đảm an
ninh tài chính quốc gia nói chung. Cùng với các tiền tệ khác như EUR, JPY, GBP… thì
CNY đang là một trong những tiền tệ được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam phải
cân nhắc và tính toán đưa vào giỏ tiền tệ của mình, đặc biệt khi tiền tệ này đang trong
tiến trình trở thành tiền tệ quốc tế. Hơn nữa, việc đa dạng hóa tiền tệ trong thanh toán và
dự trữ quốc tế cũng giúp cho nền kinh tế, và chính sách tiền tệ độc lập hơn so với các
nước bạn hàng, đặc biệt là nước có tiền tệ được sử dụng trong thanh toán và dự trữ.
Cũng cần lưu ý rằng, không phải dự trữ càng nhiều ngoại hối càng tốt. Việc tích
luỹ quá nhiều ngoại hối có thể làm phát sinh thêm nhiều loại chi phí. Mặc dù thiệt hại từ
việc mở rộng dự trữ ngoại hối của Việt Nam là chưa thể hiện, nhưng NHNN Việt Nam
cần phải có tính toán cụ thể để xác định khối lượng dự trữ ngoại hối vừa đảm bảo đủ lớn,
an toàn, vừa tạo hiệu quả cao cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, cơ chế điều hành tỷ giá cũng
cần linh hoạt hơn để có thể điều chuyển quĩ bình ổn tỷ giá và giá vàng sang quĩ dự trữ
ngoại hối, đáp ứng nhu cầu thanh toán và trả nợ. Ðồng thời NHNN cần công bố công
khai các số liệu cụ thể về dự trữ ngoại hối, cơ cấu dự trữ ngoại hối trên các phương tiện
thông tin (như đa cung cấp cho IMF) để các nhà nghiên cứu, các nhà đầu tư nước ngoài
và công chúng có thông tin chính xác về dự trữ ngoại hối của Việt Nam.

Nhóm 2 – Cao học 16B1

Page 18




×