Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Khảo sát sự biến động về giá một số loại cổ phiếu trên thị trường hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 61 trang )

BỘ YTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Dược HÀ NỘI

LÊ ANH DŨNG

KHẪO SÁT Sự
VỂ GIÁ MỘT
s ố LOẠI
■• BIẾN ĐỘNG


•.
CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược s ĩ KHOẮ 1998-2003)

- Người hướng dẫn: PGS-TS Từ Minh Koóng
Th.s Nguyễn Thanh Bình
- Nơi thực hiện: Bộ môn quản lý và kinh tế Dược
Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt
- Thời gian thực hiện : 05/3-20/5/2003

HÀ NỘI, 5-2003

Ịìíỉ-Ĩ ĩ . 9


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành khoá luận tốt nghiệp cho phép tôi được bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới:


Thầy hiệu trưởng PGS- TS Từ Minh Koóng - đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Thạc sĩ Nguyễn Thanh Bình - Bộ môn Quản lý và Kinh T ế Dược, người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
- Các thầy cô Bộ môn Tổ chức- Quản lý Dược.
- Ban giám đốc công ty cổ phần Dược và trang thiết bị y tế- Traphaco
- Ban giám đốc công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây
- Ban giám đốc công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà
- Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt
- Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán thuộc uỷ
ban chứng khoán nhà nước.
Cùng toàn thể các thầy cô, các cán bộ phòng ban Trường đại học Dược Hà
Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập tại trường.
Các anh chị em, bạn bè thân thiết đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong học tập. Cuối
cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ kính yêu, người đã nuôi
dưỡng, dạy bảo và chăm lo cho tôi trong cuộc sống và học tập.
Hà Nội ngày 20 tháng 05 năm 2003.
Sinh viên.
Lê Anh Dũng


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỂ.................................................................................................1
Phần 1.TỔNG QUAN................................ .................................................. 3
1.1- Điểm qua về quá trình ra đòi và phát triển thị trường Chứng khoán 3
1.2-Những nét cơ bản về Thị trường chứng khoán............ ........ ................ 4
1.2.1- Khái niệm về Thị trường chứng khoán.................................................. 4

1.2.2-Khái niệm về chứng khoán.................................................... ....... ......... 5
1.2.3-

Các chỉ số của thị trường chứng khoán............................................6

1.3-Vai trò và sự cần thiết của Thị trường Chứng khoán đối với việc
phát triển nền kinh tế............................................................... ............. .......7
1.3.1-Vai trò của TTCK đối với việc phát triển nền kinh tế nói chung..............7
1.3.2-

Sự cần thiết phải có TTCK ở Việt Nam.... ....................................... 13

1.3.3-Các văn bản pháp lý về việc phát hành và niêm yết chứng khoán........19
1.4-Thực trạng tiến trình cổ phần hoá DNNN Trong ngành Dược tại
Việt Nam....................................................................................................... 20
Phần 2. ĐỐI TƯỢNG- NỘI DUNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.22
2.1- Đối tượng nghiên cứ u.................................................................... .......22
2.2- Phương pháp nghiên cứu.......................... ...........................................22
2.3- Nội dung nghiên cứ u.......................................................................... ..22
Phần 3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ BÀN LUẬN........... ........................23
3.1- Thực trạng thị trường chứng khoán Việt N am ........................ ......... 23
3.2-Khảo sát một số loại cổ phiếu đang niêm y ế t.............................. ....... 25
3.2.1-£ồng ty cổ phần cơ điện lạnh-REE.................................. .................... 25


3.2.2-Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông- SACOM.......... .................26
3.2.3-Công ty cổ phần giấy Hải Phòng- HAPACO........................................ 27
3.2.4-Công ty cổ phần kho vận giao nhận ngoại thương -TRANSIMEX.......28
3.2.5-Phân tích sự biến động về giá của 4 cổ phiếu trên TTCK................... ...29
3.2.6-Chế độ cổ tức của công t y .................................................................... 35

3.2.7-Nhận xét, đánh g iá .................................................................................38
3.3. Kết quả khảo sát ở một số công ty cổ phần Dược phẩm.................... 39
3.3.1-Cổ phần hoá trong ngành Dược Việt N am ............................................ 39
3.3.2-

Kết quả khảo s á t.................................................................... ......... 44

Phần 4- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................

................ 48

4.1-Kết Luận ......................... .......................................................................48
4.1.1-Thị trường chứng khoán Việt Nam ................... .................................... 48
4.1.2-Với ngành Dược...... ............................................................................ 48
4.2-Kiến nghị.......................................................................................... ......49


CHÚ GIẢI CHỮVIẾT TẮT

CPH:

cổ phần hoá

CTCP:

Công ty cổ phần

DN:

Doanh nghiệp


DNDNN:

Doanh nghiệp Dược nhà nước

DNNN:

Doanh nghiệp nhà nước

ĐTCK:

Đầu tư chứng khoán

ÓTC :

Over the counter = Thị trường chứng khoán phi tập trung.

TTCK:

Thị trường chứng khoán

TTGDCK:

Trung tâm giao dịch chứng khoán

UBCKNN: uỷ ban chứng khoán nhà nước


ĐẶT VẤN ĐỂ
Trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá hiện nay, thị trường chứng

khoán (TTCK) là một trong những yếu tố cơ bản nhất của nền kinh tế thị
trường hiện đại và đã trở thành một hệ thống tài chính không thể thiếu trong
đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường. Nhận định rõ vấn đề
đó, Đại hội Đảng lần thứ VIII tháng 06/1996 đã đề ra nhiệm vụ trong chiến
lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới như sau: “Tăng nhanh khả năng
và tiêm lực tài chính của đất nước, lành mạnh hoá nền tài chính quốc g ia ....
Phát triển thị trường tiền tệ thị trường vôh, hình thành từng bước thị trường
chứng khoán. ”
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam
hiện nay nhu cầu về các nguồn vốn trung và dài hạn là rất cần thiết, trong khi
đó nguồn vốn tích luỹ trong nền kinh tế vẫn còn thấp.
Nhận định rõ tầm quan trọng của việc hình thành TTCK tại Việt Nam,
ngày 28/11/1996, Chính phủ đã chính thức ra quyết định thành lập Uỷ ban
chứng khoán Nhà nước là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp đối với TTCK
Việt Nam. Ngày 28 tháng 07 năm 2000 TTCK Việt Nam chính thức được hình
thành, đánh dấu một bước phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trải qua gần 3
năm hoạt động của TTCK Việt Nam với nhiều biến đổi thăng trầm, hiện nay
TTCK vẫn đang trên đà phát triển.
Nhưng đối với ngành Dược, thuốc là loại hàng hoá đặc biệt, hết sức thiết
yếu cho cuộc sống và cho việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Vì vậy, Đảng và
Nhà nước đã có chủ trương xây dựng ngành Dược Việt Nam hiện đại ngang tầm
với những yêu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân [1,11]. Để phát triển các
doanh nghiệp Dược, ngoài việc thu vốn và lợi từ các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc và trang thiết bị y tế thì các
DN Dược chưa huy động vốn bằng cách tham gia TTCK- một thị trường thuận lợi

1


cho việc huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. TTCK là một lĩnh vực

hoàn toàn mới đối với ngành Dược.
Vói mong muốn tìm hiểu về TTCK Việt Nam sau gần 3 năm hoạt động
để thấy được những lợi thế và hạn chế khi một công ty tham gia niêm yết trên
TTCK Việt Nam. Từ đó kiến nghị, đề xuất một số giải pháp thúc đẩy quá trình
phát triển ngành Dược trong xu thế cổ phần hoá hiện nay hoà cùng vói TTCK
Việt Nam, đưa ngành Dược Việt Nam lên một tầm cao mới.
Với những lý do trên, trong khuôn khổ thời gian và điều kiện cho phép,
chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát sự biến động về giá một sô loại cổ
phiếu trên thị trường hiện nay”, nhằm các mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng TTCK Việt Nam thông qua sự biến động giá và một số
chỉ số chứng khoán của 4 loại cổ phiếu đã niêm yết.
2. Tìm hiểu khả năng tham gia TTCK của một số công ty Dược trong xu thế
CPH hiện nay. Từ đó đề xuất một số ý kiến, giải pháp cho việc tham gia niêm
yết chứng khoán của một số công ty cổ phần Dược.

2


Phần 1. TỔNG QUAN
1.1- ĐIỂM QUA VỂ QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIEN

thị

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Từ thời Trung cổ, ở phương Tây đã xuất hiện những hình thức của Thị
trường chứng khoán(TTCK). Tại những thành phố có vị trí địa lí thuận lợi, các
lái buôn và thương gia thường tụ họp lại trong các buổi chợ để thương lượng
trao đổi hàng hoá. Điều đặc biệt là những cuộc thương lượng này chỉ có sự nói
miệng mà không cần có giấy tờ hay hàng mẫu. Ban đầu đó chỉ là những cá
nhân riêng lẻ thoả hiệp với nhau, ngồi riêng ra một chỗ để bàn bạc. Sau đó có

nhiều người tham gia, chỗ ngồi được nới rộng và trở thành một thị trường với
phép tắc và qui luật riêng. Thị trường chứng khoán bắt đầu hình thành. Năm
1453 ở trên quảng trường tại Bruges(BỈ) đã điễn ra buổi họp đầu tiên. Từ thế
kỷ thứ XV thị trường chứng khoán đã xuất hiện ở một số nước Châu Âu, ở các
thành phố có nền thương nghiệp phát triển như Venise (ý), Lyon (Pháp) 1545,
London (Anh) 1566. Đầu thế kỷ XVII (1608), thị trường chứng khoán
Amsterdam (Hà Lan), nơi có vai trò chủ yếu của thương mại quốc tế xuất hiện.
Sang đầu thế kỷ XVIII (1703) thị trường chứng khoán Petecbua (Nga) được
mở ra, năm 1792 thị trường chứng khoán của Mỹ ra đời [8,10,15,17,24]. Sự
phát triển luân chuyển Chứng khoán trong thời kỳ này chủ yếu là do tăng tín
dụng nhà nước. Mặc dù chứng khoán nhà nước được bán cho các nhà tư bản
mang tính dài hạn nhưng nhờ có thị trường Chứng khoán nên họ có thể biến
công trái nhà nước thành tiền tệ bất cứ lúc nào.
Ngoài công trái còn có cổ phiếu song số lượng còn hạn chế bởi thời kỳ
này công ty cổ phần chưa phát triển. Thế kỷ XVII, chỉ có một số ít công ty cổ
phần kinh doanh thương nghiệp với các nước thuộc địa như công ty Anh - Tây
ấn, công ty Anh- Đông ấn. Sự phát sinh ra các công ty cổ phần lúc đầu không
chỉ có quan hệ với hệ thống thuộc địa mà còn quan hệ với tín dụng nhà nước

3


bởi vì nhà nước cho thành lập công ty cổ phần trong điều kiện các công ty này
cho nhà nước vay rất nhiều tiền qua việc mua công trái.
Thị trường chứng khoán lan rộng, xâm nhập và phát triển vào khu vực
Đông Nam á vào nhưng năm 1960-1970, ở các nước Đông Âu và Trung Quốc
vào cuối những năm 1980, đầu năm 1990 [10,15,17,24].
Ở Việt Nam, từ năm 1986, Đảng và nhà nước ta bắt đầu thực hiện
đường lối chính sách đổi mới nhằm chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Những chính

sách mới này đã và đang kéo theo hàng loạt những thay đổi tích cực tạo nên
những cơ sở quan trọng ban đầu để tiến tới một thị trường tài chính tại Việt
Nam [15,16].
Báo cáo chính trị của ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã vạch ra nhiệm vụ “chuẩn
bị các điều kiện cần thiết để từng bước xây dựng thị trường Chứng khoán phù
hợp với điều kiện Việt Nam và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước”. Thực hiện chủ trương trên, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã ra Nghị định số 75/CP ngay 28-11-1996 về việc thành lập uỷ
ban chứng khoán nhà nước; Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11-7-1998 về
chứng khoán và Thị trường chứng khoán và các văn bản pháp luật khác để
giúp TTCK nhanh chóng hình thành ở Việt Nam.(Phụ lục 1)
1.2-NHỮNG NÉT c ơ BẢN VỂ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.
1.2.1-khái niệm về Thị trường chứng khoán [3,5,10,15,17,23]
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những
sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng có kỳ hạn
trên 1 năm). Thị trường chứng khoán không phải là cơ quan mua vào bán ra
các loại chứng khoán, không phải nơi sở hữu chứng khoán mà chỉ là nơi giao
dịch, việc mua bán chứng khoán được thực hiện thông qua những nhà môi giới.
Thị trường chứng khoán chia thành 2 loại.

4


Thị trường sơ cấp: Là thị trường phát hành chứng khoán. Người phát
hành(Chính phủ hay doanh nghiệp) muốn huy động vốn phải phát hành ra thị
trường sơ cấp.
Thị trường thứ cấp: Là thị trường mà các chứng khoán được mua bán
sau khi các chứng khoán được bán trên thị trường sơ cấp. Trên thị trường thứ
cấp, lợi nhuận thu được từ việc bán chúng khoán thuộc về nhà đầu tư ( những

người buôn bán) chứ không thuộc về công ty phát hành chứng khoán.
Thị trường chứng khoán phi tập chungi OTC): Là nơi mà một người
bán thương lượng với một người mua. Các chứng khoán giao dịch tại thị
trường này là các chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ không đủ tiêu
chuẩn niêm yết tại sở giao dịch.
1.2.2-Khái niệm về chứng khoán [3,5,10,15,17,23]
Chứng khoán là loại giấy tờ có giá trị có kỳ hạn trên một năm được phát
hành và lưu thông trên thị trường chứng khoán. Chứng khoán gồm:
* Cổ phiếu(Stock): là một loại chứng từ (Dưới hình thức giấy tờ hay ghi tên
trên bảng điện tử) do các công ty cổ phần phát hành và xác nhận quyền sở hữu
hợp pháp của những người có cổ phần với tài sản của người phát hành.
* Trái phiếu(bond): Là một loại chứng thư xác nhận quyền làm chủ một món
nợ của chủ sở hữu đối với đơn vị phát hành. Trái phiếu là loại chứng khoán có
lợi tức cố định, được ấn định trước, gọi là lãi xuất.
Trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành, có thể là doanh nghiệp quốc
doanh, tư doanh, hoặc cổ phần. Chứng khoán do công ty quản lý quỹ đại diện
cho một quỹ đầu tư chứng khoán phát hành, xác định quyền hưởng lợi của
người đầu tư đối với quỹ.
* Các loai chứng khoán khác: Là công cụ tài chính mới được hình thành ở Mỹ,
bao gồm:
-

Giấy đảm bảo quyền mua cổ phiếu: là chứng chỉ do CTCP phát hành

cho các cổ đông của công ty ghi nhận quyền được mua cổ phiếu mới của công

5


ty với số lượng nhất định theo tỷ lệ vốn góp vào công ty cùng thời gian nhất

định, với giá thấp hơn giá thị trường.cổ đông sở hữu có thể đem bán trên
TTCK và nhận chênh lệch.
-

Chứng thế: Do CTCP phát hành cùng trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi

giúp cho người sở hữu có quyền chuyển những chứng khoán trên thành cổ
phiếu thường trong khoảng thời gian nhất định, theo một giá nhất định. Giá
này thường cao hơn giá hiện hành của cổ phiếu.
Hiện nay ở Việt Nam chưa dùng tới công cụ này vì công cụ này rất phức tạp [19].
1.2.3- Các chỉ số của thị trường chứng khoán [5,16]
Chỉ số của thị trường chứng khoán là số bình quân của tất cả các chứng
khoán giao dịch trên một Thị trường chứng khoán hay một loại chứng khoán
của một ngành [3,10,16].
* Chỉ số VN Index: là một chỉ số của Thị trường chứng khoán Việt Nam được
tính như sau
PlixQ li (1)
VN.index =

X 100

Poi X Qoi (2)
(1 )= Tổng giá thị trường tại thời điểm tính toán.
(2)= Tổng giá thị trường tại thời điểm gốc.
Pli = Giá cả giao dịch thực tế của cổ phiếu công ty tại thời điểm tính toán.
Poi = Giá cả giao dịch thực tế của cổ phiếu công ty tại thời điểm gốc.
Qli, Qoi= Số lượng cổ phần của công ty tại thòi điểm tính toán và gốc.
* Chỉ báo EPS: Cho ta biết thu nhập thuần năm gần nhất của một cổ phiếu thường.
Chỉ báo EPS được tính như sau:
Thu nhập thuần của công ty - cổ tức của cổ phiếu ưu đãi

EPS = --------------------- --------------------- ------------------------Tổng số cổ phiếu - Số cổ phiếu ưu đãi
*Chỉ báo P/E: Là tỷ số so sánh giữa thị giá chứng khoán và lợi nhuận.
P/E = Giá giao dịch/ EPS.
P/E cho biết muốn có một đồng lãi cần bỏ ra bao nhiêu vốn hay tính được tỷ lệ lãi.

6


*cổ tức (Dividend): Là khoản lãi của công ty cổ phần được chia cho các cổ
phiếu qua các năm.
* Cổ tức/ thi giá (Dividend/price): là tỉ lệ cổ tức của công ty cổ phần với giá
chứng khoán tính theo giá thị trường, cổ tức/ thị giá là cơ sở so sánh việc đầu
tư vào chứng khoán với gửi tiền vào ngân hàng [16].
1.3-VAI

TRÒ VÀ Sự CẦN THIÊT CỦA THỊ TRƯỜNG CHÚNG

KHOÁN ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIEN n e n

k in h t ê

1.3.1 Vai trò của TTCK đôi với việc phát triển nền kinh tế nói
chung
s.
1.3.1.1 TTCK khuyến khích dân chúns tiết kiêm và thu hút moi nguồn

VÔÌI

nhàn rỗi vào đầu tư.
Muốn phát triển phải đầu tư. Đầu tư, đối với bất cứ một doanh nghiệp

nào dù là khu vực nhà nước hay tư nhân cũng đều có hai giải pháp cơ bản:
-

Bản thân doanh nghiệp tự tích luỹ để đầu tư qua phân phối lợi nhuận.

Biện pháp này chỉ có thể thực hiện được ở những doanh nghiệp hiện hữu, kinh
doanh có hiệu quả, có lãi.
-Biện pháp thứ hai, là huy động vốn từ bên ngoài chủ yếu bằng hai
nguồn tín dụng trung và dài hạn của các tổ chức tài chính, tín dụng và phát
hành cổ phiếu, trái phiếu. Biện pháp này chỉ có thể thực hiện được khi dân
chúng có nguồn tiết kiệm dồi dào và ý thức cũng như phong trào tiết kiệm
trong dân chúng tốt.
Người dân Việt nam từ trước tới nay chỉ biết khai thác lợi ích nguồn
vốn tiết kiệm và để dành của mình bằng một công cụ duy nhất là gửi vào ngân
hàng. Trong mấy năm gần đây đã có thêm một số hình thức mới là mua các
loại cổ phiếu, trái phiếu. TTCK sẽ đưa đến cho người dân những công cụ mới
đa dạng phong phú, phù hợp với từng loại đối tượng có suy nghĩ và tâm lý
riêng. Cả một hệ thống gồm hàng chục loại cổ phiếu và trái phiếu khác nhau
của nhiều ngành kinh tế, người tiết kiệm có thể tự mình lựa chọn, hoặc thông
qua những nhà tài chính chuyên môn lựa chọn những hình thức thích hợp nhất.

7


Mua cổ phiếu hoặc trái phiếu trên TTCK lợi nhuận thu được hàng năm
chỉ là một phần của lợi ích. Phần quan trọng hơn là mệnh giá cổ phiếu gia
tăng do công ty tự tích luỹ, và giá chứng khoán trên thị trường cao hơn mệnh
giá do uy tín của công ty phát hành. Ngoài ra còn là việc kiểm soát công ty...
Chính đó là tác nhân kích thích tiết kiệm trong dân chúng.
Ngoài ra trong hoạt động xã hội luôn luôn có những loại quỹ có vốn

bằng tiền tạm thời nhàn rỗi, như quĩ bảo hiểm, quĩ phúc lợi tập thể và các loại
quỹ tương trợ khác. Một phần vốn của các loại qũy này được gửi vào ngân
hàng để thực hiện việc thanh toán. Số còn lại quan trọng hơn nhiều, những
người quản trị quỹ luôn luôn tự hỏi là làm thế nào cho số tiền của họ vừa được
sinh lời nhiều nhất vừa được an toàn vừa có tính tạm thời... TTCK có khả năng
làm những việc đó. Có TTCK, số vốn nhàn rỗi trong xã hội sẽ được thu hút
vào công cuộc đầu tư. Vốn đầu tư sẽ sinh lời, càng kích thích ý thức tiết kiệm
trong dân chúng [8,10,15,24].
1.3.1.2 TTCK là môt côns cu giúp Nhà nước điều hành chính sách kinh tế
Nhà nước nào cũng có nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế. Nền kinh
tế tăng trưởng hay suy thoái trước hết phụ thuộc vào chính sách và các biện
pháp can thiệp của Nhà nước. Bất kỳ nhà nước nào cũng phải có ngân sách.
Ngân sách nhà nước càng lớn thì chương trình phát triển kinh tế xã hội càng
dễ dàng thành công.
Để có vốn cho chi tiêu của nhà nước. Nhà nước phải thực hiện chính
sách thuế. Thuế là biện pháp quan trọng nhất để tạo ngân sách Nhà nước.
Nhưng thông thường thuế không đủ cho chi tiêu, do đó phải có một nguồn thu
khác, đó là trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa
phương, một hình thức nhà nước vay tiền của dân [8,10,15,24].
Về kinh tế: việc nhà nước vay tiền của dân là thiết thực và lành mạnh,
vì Chính phủ không phải thông qua ngân hàng để phát hành thêm tiền giấy
vào lưu thông, tạo nên áp lực lạm phát.

8


Ngày nay hầu hết các quốc gia, việc nhà nước phát hành trái phiếu
thông qua TTCK vay tiền của dân là biện pháp thường xuyên và có kỹ thuật
tiên tiến. Nếu là trái phiếu kho bạc, đó là nguồn thu thường xuyên của ngân
sách, vốn huy động được hoà vào nguồn vốn thu thuế, phục vụ cho các chi

tiêu thường xuyên của nhà nước. Nếu là trái phiếu có mục đích, nguồn thu đó
được sử dụng vào mục đích đã định, như xây dựng đường, sân bay, bến cảng,
công trình văn hoá và phúc lợi xã hội.
Không có TTCK thì nhà nước vãn phát hành được trái phiếu nhưng đó
là trái phiếu ngắn và trung hạn. Và nói chung việc phát hành là khó khăn vì
khả năng thanh toán của trái phiếu (chuyển từ trái phiếu thành tiền và ngược
lại) là không đơn giản. Có TTCK tập trung, có việc phát hành, có việc mua đi
bán lại trái phiếu theo đúng tính chất thị trường thì việc phát hành trái phiếu
của nhà nước sẽ rất tiện lợi [15,24].
1.3.1.3 TTCK là côns cu thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài.
Vốn đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những
nước đang phát triển. Chúng ta ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng vốn đầu
tư trong nước dù lớn đến đâu cũng có giới hạn. Và dù có huy động một cách
tối đa nguồn tiết kiệm và để dành của nhân dân cũng không đủ cho nhu cầu tài
trợ các dự án đầu tư lớn. Do vậy phải có vốn đầu tư nước ngoài. Trong việc thu
hút vốn đầu tư nước ngoài có nhiều chính sách và biện pháp có thể thực hiện
được ồ nước ta. Theo luật đầu tư hiện hành, GÓ 3 hình thức đầu tư cơ bản: đầu
tư theo hợp đồng hợp tác liên doanh, đầu tư liên doanh và đầu tư 100% vốn
nước ngoài. Mỗi loại hình đều có mặt tích cực riêng của nó.
Loại đầu tư 100% thực chất đó là một doanh nghiệp nước ngoài hoạt
động trên đất nước ta, khai thác lao động tài nguyên và thị trường của ta.
Đầu tư liên doanh cơ bản cũng không có gì khác hơn loại đầu tư 100%
vốn nước ngoài, quyền kiểm soát doanh nghiệp liên doanh vẫn thuộc về nước
ngoài, vì trong liên doanh vốn của ta qua ít. Trong trường hợp vốn hai bên

9


ngang nhau hoặc xấp xỉ thì việc điều hành công ty liên doanh lại không đơn
giản, ý kiến hai bên khó thống nhất, về phía ta phải đảm bảo hai lợi ích quốc

gia và doanh nghiệp liên doanh, trong khi phía nước ngoài họ chỉ biết lợi ích
của đơn vị liên doanh. TTCK là đơn vị vừa cho phép thu hút, vừa kiểm soát
vốn đầu tư nước ngoài một cách tốt nhất [8,10,15,24].
Trước hết, nói đến khả năng thu hút vốn của TTCK. Luật đầu tư nước
ngoài của ta được đánh giá là cởi mở nhưng trong quá trình thực hiện cũng có
những trở ngại đáng kể, đó là thiếu thông tin, một vấn đề mà nhà đầu tư nước
ngoài rất quan tâm. Không có thông tin đầy đủ chính xác thì dù có thừa vốn
cũng không giám đầu tư
Ngược lại, về phía ta cũng đã không ít trường hợp do không có đủ thông
tin cung cấp đã cấp những giấy phép đầu tư cho những tổ chức Mma" hoặc
cho những tổ chức không đáng cấp. TTCK hoạt động theo nguyên tắc công
khai. Nghĩa là mọi đối tượng tham gia mua bán chứng khoán phải công khai
hoá và cập nhật toàn bộ thông tin liên quan đến giá trị chứng khoán, và công
khai khả năng tài chính trong các giao dịch mua bán chứng khoán [15].
Như vậy TTCK sẽ khắc phục được tình trạng thiếu thông tin hoặc thông
tin không trung thực cho cả hai phía.
Thứ hai, về khả năng kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài của TTCK: Đầu
tư qua TTCK tức là đầu tư mua bán chứng khoán tại một TTCK có tổ chức.
Trong mỗi loại chứng khoán theo luật định sẽ được bán cho người nước ngoài.
Nói chung nhà đầu tư nước ngoài cũng không muốn thiết lập một xí nghiệp
100% vốn là của họ, họ muốn chung vốn với những công ty của nước sở tại,
với những người quản trị có năng lực. TTCK là một tấm gương khổng lồ phản
chiếu chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp có
chứng khoán được lưu thông trên thị trường. TTCK là nơi để các nhà đầu tư
nước ngoài quan sát theo dõi và nhận định các ngành các tổ chức kinh tế trong

10


nước. Nhờ đó họ thực hiện việc đầu tư có hiệu quả, vì giá mua bán cổ phiếu

phản ánh tình trạng của công ty [3, 15].
1.3.1.4 TTCK lưu thôns moi níỉuổn vốn trons nước
Các cổ phiếu, trái phiếu tượng trưng cho một số vốn đầu tư được mua đi
bán lại trên TTCK như một loại hàng hoá. Người có vốn (có cổ phiếu, trái
phiếu ...) không sợ vốn của mình bị bất động tức là không sợ bị giữ tại nơi mà
mình khồng thể lấy ra được khi không vừa ý. Vì khi cần, họ sẽ bán lại các cổ
phiếu, trái phiếu này trên TTCK để mua lại cổ phiếu trái phiếu khác nhờ vậy
sinh hoạt kinh tế thêm sôi động. Với một TTCK hoạt động tốt, các nhà doanh
nghiệp sẵn sàng bỏ vốn đầu tư phát triển kỹ nghệ. Vì nếu đầu tư đúng sẽ giúp
doanh nghiệp phát triển cả về sản xuất và danh tiếng trên thị trường, đến giai
đoạn phát triển giá trị cổ phiếu thường lớn hơn mệnh giá ban đầu, người ta đưa
bán số cổ phiếu đó lấy lời, để rồi lại đầu tư vào một cuộc kinh doanh khác.
Vốn của họ được luân chuyển để tài trợ cho các dự án đầu. Đây là phương
thức thông dụng mà các nhà nước theo cơ chế thị trường đã làm, nó làm cho
mọi nguồn vốn được lưu thông. Đối với những người có vốn tiết kiệm nhỏ
cũng có thể mua được chứng khoán trên TTCK mà không sợ bị thiếu tiền, vì
khi cần cũng có thể bán số chứng khoán đó cho người khác [3,15].
Một khi việc đầu tư vào các doanh nghiệp có lợi đối với mọi tầng lớp
dân chúng thì qua TTCK các món tiền tiết kiệm lớn nhỏ đều sẩn sàng từ bỏ
lĩnh vực bất động hoá, chấp nhận vào qua trình đầu tư.
1.3.1.5 TTCK là điều kiên tiền đề cho aúa trình cổ phần hoá .
Các nước công nghiệp phát triển đã trải qua những giai đoạn quốc hữu
hoá - tư nhân hoá - quốc hữu hoá, và hiện nay tư nhân hoá đang là xu thế
chung [8].
Nước ta trong công cuộc đổi mới, nhà nước ra chủ trương cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước. " c ổ phần hoá" và MTư nhân hoá " là hai khái
niệm khác nhau, trong đó cổ phần hoá là hành động mang tính kỹ thuật, còn

11



tư nhân hoá mang tính hệ qủa. Kết quả cuối cùng của cổ phần hoá là chuyển
từ một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, hoạt động theo luật doanh nghiệp
nhà nước thành một công ty cổ phần hoạt động theo luật của công ty cổ phần.
Cổ phần hoá có thể đưa đến tư nhân hoá, nếu toàn bộ cổ phần bán hết cho tư
nhân, hoặc ít ra là một phần lớn. cổ phần hoá cũng có thể không đưa tới tư
nhân hoá, nếu số cổ phần hoá doanh nghiệp bán cho tư nhân một phần nhỏ,
phần lớn số cổ phần được bán cho các doanh nghiệp nhà nước khác hoặc nhà
nước vẫn giữ ít nhất 50% [8,10,15].
Cổ phần hoá là qúa trình chuyển đổi từ công ty nhà nước sang công ty
cổ phần đòi hỏi phải có TTCK. Bởi lẽ TTCK và công ty cổ phần như hình với
bóng. Dân chúng bỏ tiền mua cổ phiếu, đó là hành động đầu tư, khác với hành
động tiết kiệm hoặc mua kỳ phiếu ngắn hạn. Thời hạn đầu tư qua cổ phiếu tối
thiểu phải 20 năm (theo luật công ty cổ phần hiện hành). Như vậy liệu các nhà
đầu tư có thể bán cổ phiếu của mình đi một cách dễ dàng được hay không?
Điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua TTCK [8,15,19].
1.3.1.6 TTCK kích thích các doanh nshiêu nâng cao trình đô quản lý
Nhờ TTCK, các doanh nghiệp mói có thể đem bán phát hành các cổ
phiếu trái phiếu của họ. Ban quản lý TTCK khi chấp nhận các cổ phiếu, trái
phiếu của những công ty có đủ điều kiện: Kinh doanh hợp pháp, tài chính
lành mạnh, có doanh lợi... và dân chúng cũng chỉ mua cổ phiếu của các công
ty thành đạt. Với sự tự do lựa chọn của người mua cổ phiếu, để bán được cổ
phiếu không có cách nào khác hơn là những nhà quản lý doanh nghiệp phải
tính toán, làm ăn đàng hoàng và hiệu quả hơn. Hơn nữa luật lệ của TTCK
buộc các doanh nghiệp tham gia TTCK phải công khai các báo cáo cân đối tài
chính, kết quả kinh doanh hàng quí, hàng năm trước công chúng...Qua đó
công chúng có cơ hội đánh giá được công ty [15].

12



1.3.2 Sự cần thiết phải có TTCK ở Việt Nam.
Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế Việt
Nam đã đạt được những tiến bộ hết sức quan trọng trên cơ sở ổn định chính trị
xã hội, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát bị đẩy lùi, đời sống nhân
dân được nâng cao, nền kinh tế đã bắt đầu có cho tích luỹ đầu tư phát triển.
Kinh tế thời kỳ lạm phát cao đã bước sang thời kỳ tăng trưởng cao (1990 2000). Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước GDP bình quân hàng năm thời
kỳ 1991 - 1997 đạt 8,2%. lạm phát giảm từ 12,7% trong năm 1995 xuống mức
bình quân thời kỳ 1996 - 1999 là 4,35%/năm. Đầu tư toàn xã hội bằng nguồn
vốn trong và ngoài nước từ 15,8% năm 1990 lên 29% năm 1997. Tỷ lệ tiết
kiệm trong nước tăng từ 17% năm 1992 lên 25% năm 1999. Tuy nhiên để thực
hiện phấn đấu đến năm 2020 nước ta về cơ bản thành một nước công nghiệp
có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo nhịp độ
tăng trưởng GDP ở mức 9 - 10%/ năm, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá
thành công chúng ta phải hướng tới giải quyết vấn đề có tính nhân quả giữa
tiết kiệm - đầu tư - tăng trưởng [26]. Thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá
chính là nhằm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, muốn tốc độ tăng trưởng cao
đòi hỏi phải có vốn lớn, để có vốn lớn phải thực hiện tiết kiệm. Trước đòi hỏi
bức xúc từ nhu cầu vốn trung và dài hạn cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững, khắc phục nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế
giới, chúng ta cần phải có những chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực tài
chính trong nước, biến các nguồn vốn nhàn rỗi thành vốn đầu tư hoạt động
sinh lời và thu hút vốn nước ngoài bằng nhiều hình thức như phát hành trái
phiếu, cổ phiếu, mở rộng các quỹ đầu tư. Ngoài ra đi đôi với xây dựng thị
trường tiền tệ, thị trường hối đoái để tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế tăng
trưởng và phát triển cao thì cần thiết phải xây dựng TTCK Việt Nam. Nhu cầu
xây dựng TTCK Việt Nam xuất phát từ những lý do chủ yếu sau:

13



13.2.1. Tao kênh huy đôns vốn cho nền kỉnh tế
Chúng ta biết rằng vốn là yếu tố đảm bảo tới 40% - 50% tốc độ tăng trưởng
của GDP. Tầm quan trọng của thị trường vốn trong nền kinh tế quốc dân có
thể được đánh giá bằng tỷ lệ tổng giá trị thị trường trên thu nhập quốc nội
(GDP). Hầu hết các nước phát triển đều duy trì tỷ lệ này ở mức độ cao. Ví dụ,
như trong năm 2000, các quốc gia trong đó có Hongkong (382%), Anh
(183%), Singapore (168%), Mỹ (153%) và Pháp (112%) đều có tỷ lệ tổng giá
trị thị trường trên GDP đạt trên 100%. Tỷ lệ này của Đài Loan(86%) và Nhật
Bản(67%) đều ở trên mức 50%, trong khi đó Hàn Quốc(32%) và Trung Quốc
(33%) cũng duy trì ở mức độ tương đối cao. Trong khi đó hệ thống ngân hàng
của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu đầu tư trong nước và 8%
tổng mức đầu tư của toàn xã hội. Nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội không nhỏ
lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng, nhưng với cơ cấu tài chính - tín dụng hiện tại
thì chúng không thể chuyển hoá thành vốn đầu tư dài hạn được. Trong khi đó
chính sách tiền tệ, tín dụng hiện tại nặng vể sử dụng kỹ thuật cơ học như trần
lãi xuất cho vay, hạn mức tín dụng... nên chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho
nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng trong nước hoạt động chưa đủ mạnh, các quỹ
đầu tư chưa phát triển, nguồn tài chính còn hạn hẹp... thì việc xây dựng và
điều hành và một TTCK có hiệu quả là rất cần thiết [15]
TTCK cho phép huy động vốn đầu tư trung hạn và dài hạn trong nước
và nước ngoài phục vụ cho việc phát triển kinh tế và sự nghiệp công nghiệp
hoá hiện đại hoá đất nước. Sự tồn tại của TTCK là yếu tố quyết định thu hút
các nhà đầu tư nước ngoài bởi họ đầu tư vào TTCK không chỉ bởi để hưởng
lãi, mà còn để hưởng chênh lệch giá chứng khoán lên cao và hưởng giá trị cổ
phần tăng khi công ty làm ăn phát đạt.
Trong nền kinh tế, việc huy động vốn thường được thực hiện thông qua
hai kênh chính sau đây:
Kênh dẫn vốn dài hạn được thực hiện chủ yếu thông qua TTCK.


14


Kênh dẫn vốn ngắn được thực hiện qua hệ thống ngân hàng. Trong thời
gian đầu, khi qui mồ kinh tế còn nhỏ bé, nhu cầu về vốn chưa lớn thì việc huy
động vốn qua ngân hàng đủ đáp ứng cho nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát
triển với qui mô lớn thì kênh ngân hàng sẽ không đáp ứng yêu cầu luân
chuyển vốn.
Đối với Việt Nam, nếu không thiết lập TTCK thì khó có thể đáp ứng
được nguồn vốn dài hạn để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước: Nguồn vốn dư thừa sẽ chạy vào lĩnh vực như bất động sản, mua
ngoại tệ cất trữ... Khi đó Chính phủ sẽ khó kiểm soát hoạt động tài chính,
ngân hàng dễ bị khủng hoảng.
1.3.2.2.Tao ra môt kênh đầu tư cho các nguồn vốn trong và nsoài nước
Trong cơ chế thị trường, hàng loạt thị trường đã ra đời và phát triển như
thị trường hàng hoá tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, thị trường sức lao
động, thị trường khoa học kỹ thuật, thị trường thông tin thị trường tiền tệ, thị
trường hối đoái...Thị trường Chứng khoán là một bộ phận của hệ thống thị
trường đó, tạo nên sự ra đời và phát triển của thị trường này là một nhu cầu
khách quan. Mặt khác, do Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế với điểm xuất
phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, trong khi nền kinh tế các nước trong
khu vực đã phát triển mạnh với xu thế toàn cầu hoá sâu rộng nên để hoà nhập
với xu thế chung của thế giới và khắc phục tình trạng tụt hậu so với các nước
thì việc xây dựng TTCK là một trong những giải pháp vốn cần được coi trọng
[10,24].
Ị.3.2.3. Thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nshiêp nhà nước.
Bản chất của TTCK là nơi mà nhà nước có thể thực hiện chương trình
cổ phần hoá doanh nghiệp phù hợp với các chính sách đã được công bố. Ở
Việt Nam, qúa trình đổi mới DNNN - lực lượng kinh tế lớn nhất, có vai trò và
khả năng tạo sức khuyến khích tham gia TTCK mạnh nhất - diễn ra còn

chậm. Nếu đến hết năm 2001 cả nước mới chỉ cổ phần hoá được 675 DNNN,

15


bằng 13% số doanh nghiệp hiện có. Phân chia theo ngành nghề thì các doanh
nghiệp CPH thuộc ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 53.3%, thương mại
và dịch vụ chiếm 34.2%, giao thông vận tải chiếm 7.7%, nông nghiệp chiếm
2.5% và thuỷ sản chiếm 2.3% tổng số đơn vị đã cổ phần hoá [25].
Ngoài ra, theo Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, thì tính
từ năm 1992 đến hết tháng 6 năm 2002, cả nước mới chuyển đổi sở hữu được
875 Doanh nghiệp, trong đó có 780 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp
được chuyển đổi thành công ty cổ phần (CTCP). Trong đó số doang nghiệp
(DN) chuyển đổi sở hữu thuộc ngành công nghiệp xây dựng là 409, chiếm tỷ
lệ 52.43%, ngành thương mại và dịch vụ có 273 DN, chiếm 35 %, ngành giao
thông vận tải có 63 DN chiếm 8% thấp nhất là ngành nông nghiệp và thuỷ sản
với 2,6% và 2% số doanh nghiệp trong toàn ngành.
Việc triển khai cổ phần hoá đã huy động được trên 3.000 tỷ đồng vốn từ
xã hội Sau cổ phần hoá, phần vốn Nhà nước tại DN tăng từ 10% lên đến 15%
so với giá trị sổ sách. Tổng số DN cổ phần hoá chiếm khoảng 13% số doanh
nghiệp nhà nước hiện có, nhưng phần lớn là các doanh nghiệp này có vốn dưới
10 tỷ đồng. Tổng số vốn của 675 DN chỉ tương đương 2,5% tổng số vốn nhà
nước trong các DNNN.
Một trong các giải pháp thúc đẩy chương trình này là việc xây dựng
TTCK để xác định đúng đắn giá trị tài sản DN được cổ phần hoá, tạo ra thị
ừường mua bán các cổ phiếu của các doanh nhiệp sau khi phát hành một cách
hợp pháp.
1.3.2.4. TTCK nâng cao tính nhâv cảm và năns đôns trong thỉ trường
TTCK là nơi cung cấp nhanh nhất mọi thông tin về Chứng Khoán.
TTCK là một công cụ tài chính quan trọng để huy động vốn và đầu tư trong

toàn xã hội và đưa đồng vốn của doanh nghiệp và người đầu tư trong toàn xã
hội đến những nơi sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhưng đây là một thể chế
tài chính bậc cao, rất nhạy cảm nên nó vừa là cơ hội lại vừa là thách thức đối

16


với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và đòi hỏi họ phải tự mình đổi mới cách
nghĩ, cách làm, cách quản lý trong một hệ thống thể chế pháp quy ngày càng
được xây dựng và bổ sung đồng bộ.
Ngoài ra việc xây dựng và phát triển TTCK tại Việt Nam trong giai
đoạn này còn rất cần thiết bởi những lý do sau:
+ Dưới góc độ kinh tế, với tư cách là một bộ phận của thị trường tài
chính có chức năng hoạt động và phân bể nguồn vốn trung và dài hạn có hiệu
quả, TTCK là trung tâm thu nhận, phân phối và giao lưu các nguồn vốn tiết
kiệm cho đầu tư của toàn xã hội, gắn bó hữu cơ trong sự phát triển đồng bộ hệ
thống tài chính - tiền tệ cấu thành nền tài chính quốc gia.
+ TTCK là một loại cơ sở hạ tầng về tài chính của nền kinh tế giúp cho
đồng vốn đầu tư đi vào những ngành, những doanh nghiệp biết tạo ra hiệu quả
thông qua sự định hướng của thị trường vốn.
+ TTCK hoạt động tốt cung cấp sự dự báo tuyệt vời về chu kỳ kinh
doanh trong tương lai.
+ TTCK cũng sẽ mang lại nhiều tiện ích cho công chúng, giúp công
chúng có thể lựa chọn các hình thức đầu tư vào công ty, cho nhà nước vay dầi
hạn qua các trái phiếu, chuyển dịch vốn một cách dễ dàng trước các hình thức
đầu tư.
Xuất phát từ sự cần thiết đó, ngày 20/7/2000, Thị trường Chứng khoán
Việt Nam đã được khai trương và đi vào hoạt động. Tuy thị trường chứng
khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động được gần ba năm nhưng vẫn có những
suy nghĩ khác nhau về sự ra đời của thị trường. Cho đến nay về nguyên tắc,

nước ta đã có những yếu tố cần thiết để xây dựng thị trường chứng khoán,
song vẫn chưa hội đủ tất cả mọi điều kiện cần và đủ để TTCK vận hành có
hiệu quả ngay sau khi ra đời. Do trình độ phát triển thấp, thể chế kinh tế thị
trường chưa hoàn chỉnh và còn nhiều điểm yếu kém, nên nền kinh tế đang


trường Chứng khoán. Có thể nói rằng, sự ra đời của TTCK Việt nam sẽ còn
phải gặp một số khó khăn. Cụ thể là:
Môt là: Mấy năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta bị
chậm lại. Đây là hậu quả của việc suy giảm mạnh đầu tư và những khó khăn
trong tiêu thụ sản phẩm cùng sự yếu kém nội tại của nền kinh tế.
Hai là: Mối trường đầu tư chưa ổn định, biểu hiện là sự suy giảm lòng
tin vào thị trường. Đây là yếu tố bất lợi nhất đối với hoạt động của TTCK.
Ba là: Quá trình đổi mới DNNN diễn ra còn chậm. Số DNNN được cổ
phần hoá còn thấp so với yêu cầu và mục tiêu của Chính Phủ đặt ra, hệ quả
trực tiếp của tình hình này là lượng hàng hoá và chủ thể kinh doanh đủ tiêu
chuẩn đăng ký tại TTGDCK còn ít ỏi.
Bốn là: Khu vực kinh tế tư nhân có vai trò lớn trong triển vọng phát
triển lâu dài của TTCK những lực lượng này ở nước ta còn nhỏ yếu rất ít DN
tư nhân có đủ tiêu chuẩn niêm yết trên TTCK
Năm là: Việc khai trương TTCK đầu tiên trong một nền kinh tế đang ở
quá trình chuyển đổi còn nhiều non kém là một khó khăn. TTCK CÓ độ nhạy
cảm cao và tốc độ phản ứng rất nhanh, nhưng lại vận động trong môi trường
kinh tế quốc tế đầy biến động thường là điểm yếu cơ bản của TTCK trong giai
đoạn đầu.
Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn và ảnh hưởng không thuận lợi đó,
nền kinh tế cũng chứa đựng nhiều xu hướng và yếu tố có khả năng tác động
tích cực đến triển vọng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, tạo
điều kiện cho thị trường chứng khoán nước ta tồn tại và phát triển [15].
1.~.3. Các văn bản pháp lý về việc phát hành và niêm yết chứng khoán

Hiện nay việc phát hành chứng khoán ra công chúng và niêm yết chứng
khoán còn chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp lý khác nhau như:
NĐ 120/CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế
tạm thời về việc phát hành trái phiếu cổ phiếu của DNNN;

18


Nghị định 44/CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về việc cổ phần hoá
các DNNN.
Nghị định 48/1998/CP của Chính phủ ngày 11/7/1998 về chứng khoán
và thị trường chứng khoán.
Nghị định 48/1998/CP chỉ điều chỉnh việc phát hành chứng khoán ra
công chúng để niêm yết trên Trung tâm giao địch chứng khoán. Do vậy,
những công ty phát hành chứng khoán ra công chúng nhưng không muốn
nỉêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ không nằm trong khuôn khổ
điều chỉnh của NĐ này.
Theo điều 21 Nghị định 48/1998/CP về chứng khoán và thị trường
chứng khoán thì tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng muốn niêm yết cổ
phiếu phải có các điều kiện sau:
- Là công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần.
- Phải có vốn điều lệ thực từ 10 tỷ đồng trở lên tính đến ngày xin phép phát
hành.
- Hoạt động có lãi trong 2 năm liên tục liên tnrớe năm xin phép niêm yết.
- Tối thiểu 20% vốn cổ phần của công ty được nắm giữ bởi ít nhất 100 cổ
đông nhỏ. Trường hợp vốn cổ phần của công ty từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ
tối thiểu này là 15% vốn cổ phần.
- Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợi phát hành, được
đại hội cổ đông thông qua.
- Thành viên hội đồng quản trị, Giám đốc (tổng giám đốc) có kinh nghiệm

quản lý kinh doanh.
- Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát
hành vào thời điểm kết thúc đợt phát hành.
- Cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có
tổ chức bảo lãnh phát hành.

19


1.4. THựC TRẠNG TIÊN TRÌNH c ổ PHAN HOÁ DNNN TRONG
NGÀNH DƯỢC TẠI VIỆT NAM
Tiến trình CPH DNNN ở Việt Nam diễn ra chậm, theo xu thế chung đó
tiến trình này trong ngành Y tế cũng diễn ra chậm.
Công tác CPH DNNN trong ngành Y tế chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1999
với một loạt các công ty cổ phần Dược được CPH từ các công ty Dược địa
phương cấp quận, huyện của các tỉnh như Nam Định, Hà Nam, Lâm Đồng,
Ninh Thuận, TP.HỒ Chí Minh, các ngành như Bộ giao thông vận tải, Bộ nông
Nghiệp. Các DNDNN ở trung ương và các doanh nghiệp trực thuộc tổng công
ty theo kế hoạch phải tiến hành CPH 15 doanh nghiệp nhưng vẫn còn chậm trễ
trong công việc thực hiện.
Hiện nay Bộ y tế có hai tổng công ty, đó là: Tổng công ty Dược Việt
Nam với 19 doanh nghiệp thành viên, Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam với
7 doanh nghiệp thành viên, cùng hơn 100 công ty, xí nghiệp Dược địa phương,
!
hơn 450 doanh nghiệp tư nhân, công ty Trách nhiệm hữu hạn, CTCP. Từ sau
khi sắp xếp theo chỉ thị 500/TTg hoạt động kinh doanh của doanh nhiệp dần
dần đi vào ổn định và từng bước phát triển: doanh thu, lãi và mức nộp ngân
sách nhà nước ngày càng tăng, đời sống của công nhân được cải thiện và ổn
định. Người lao động trong công ty là những cổ đông đóng góp cổ phần đã
làm việc có trách nhiệm hơn, gắn bó hơn với doanh nghiệp.

Tính đến năm 2001 có 32 CTCP Dược trên tổng số 145 DNDNN trên cả
nước, tương đương đạt 22,1 %.So với con số 11,6% tổng DNNN đã CPH trên
toàn quốc thì 22,1% là con số tích cực, 2 trên 19 doanh nghiệp trực thuộc tổng
công ty Dược hoàn thànhCPH mà theo kế hoạch phải là 15 doanh nghiệp; xét
theo quy mô thì mới chỉ có 12 trên tổng số 61 tỉnh thành trong cả nước là có
thực hiện CPH.Như vậy về quy mô thực hiện CPH DNDNN theo chủ trương

20


×