Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển giống cà chua hero 95 vụ thu đông và vụ đông xuân tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ KIM OANH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG CÀ CHUA
HERO 95 VỤ THU ĐÔNG VÀ VỤ ĐÔNG XUÂN
TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ KIM OANH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG CÀ CHUA
HERO 95 VỤ THU ĐÔNG VÀ VỤ ĐÔNG XUÂN
TẠI THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Mão

THÁI NGUYÊN – 2018




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả công bố trong luận văn là hoàn
toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc.
Ngày 02 tháng 10 năm 2018

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Kim Oanh


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và
gia đình.
Trước tiên tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị
Mão người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu trong
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Nông học và Phòng
đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và người
thân đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn

này.
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Kim Oanh


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ..................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ………………………….3
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ……………………………………………..3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ……………………………………………..3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua trên thế giới ............................ 5
1.2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới ................................................. 5
1.2.2. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới............................................. 7
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua ở Việt Nam .............................
8
1.3.1. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam ..................................................
8

1.3.2. Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam ............................................. 9
1.4. Các nghiên cứu về thời vụ........................................................................ 13
1.5. Các nghiên cứu về mật độ ........................................................................ 14
1.6. Những kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu ..............................................
15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG

PHÁP

NGHIÊN CỨU............................................................................................... 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 16


4

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 16
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 16
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 16
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 16
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 16
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................... 17
2.4.3. Các biện pháp kỹ thuật .......................................................................... 20
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 22
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 23
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các mật độ trồng đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của giống cà chua Hero 95 trong vụ Thu Đông 2017
và vụ Đông Xuân 2017 - 2018 ........................................................................ 23

3.1.1. Thời kỳ vườn ươm ................................................................................ 23
3.1.2. Thời kỳ ngoài ruộng sản xuất................................................................ 24
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 49
1. Kết luận ....................................................................................................... 49
2. Đề nghị ........................................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51
PHỤ LỤC


5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BNN&PTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
CT

: Công thức

CV

: Coefficient variance (hệ số biến động)

Đ/C

: Đối chứng

ĐX

: Đông Xuân

FAO


: Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương thực)

KLTB

: Khối lượng trung bình

LSD

: Least Significant Difference (sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa)

NL

: Nhắc lại

NS

: Năng suất

NSLT

: Năng suất lí thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

TB

: Trung bình




: Thu Đông

TLB

: Tỉ lệ bệnh

TLH

: Tỉ lệ hại

P

: Probability (xác suất)


6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới giai đoạn 2013 - 2016 ..... 5
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của các châu lục trên
thế giới năm 2016 ............................................................................ 6
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam giai đoạn 2007-2011........ 8
Bảng 3.1: Thời gian sinh trưởng giai đoạn vườn ươm của giống cà chua
Hero 95 trong vụ Thu Đông 2017 và vụ Đông Xuân 2017 - 2018 ...
23
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của các mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng và
phát triển của giống cà chua Hero 95 trong vụ Thu Đông 2017... 24

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của các mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng
và phát triển của giống cà chua Hero95 trong vụ Đông Xuân
2017 - 2018.................................................................................... 25
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của các mật độ trồng đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của giống Hero 95 trong vụ Thu Đông 2017 ......... 27
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của các mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây của giống Hero 95 trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 ..........
30
Bảng 3.6: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống Hero 95 trong vụ
Thu Đông qua các kỳ theo dõi ...................................................... 32
Bảng 3.7: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống Hero 95 trong vụ
Đông Xuân qua các kỳ theo dõi .................................................... 34
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của các mật độ trồng đến động thái ra lá của giống
Hero 95 trong vụ Thu Đông 2017 ................................................. 36
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của các mật độ trồng đến động thái ra lá của giống
Hero 95 trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 ................................... 37
Bảng 3.10: Tốc độ tăng trưởng số lá trên thân chính của giống Hero 95
trong vụ Thu Đông qua các kỳ theo dõi ........................................
38


vii
Bảng 3.11: Tốc độ tăng trưởng số lá trên thân chính của giống Hero 95
trong vụ Đông Xuân qua các kỳ theo dõi...................................... 39
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại
trên giống cà chua Hero 95 vụ Thu Đông 2017 và vụ Đông
Xuân 2017 - 2018 .............................................................. 40
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của các mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất trên giống cà chua Hero 95 vụ Thu Đông 2017......
42

Bảng 3.14: Ảnh hưởng của các mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất trên giống cà chua Hero 95 vụ Đông Xuân
2017 - 2018......................................................................... 42
Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế của giống cà chua hero 95 ở các công thức
khác nhau trong vụ Thu Đông 2017.............................................. 46
Bảng 3.16: Hiệu quả kinh tế của giống cà chua hero 95 ở các công thức
khác nhau trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 ................................ 47


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1:
Đồ thị biểu diễn động thái tăng trưởng chiều cao cây vụ Thu
Đông ....28
Hình 3.2:

Đồ thị biểu diễn động thái tăng trưởng chiều cao cây vụ
Đông Xuân .......................................................................30

Hình 3.3:
Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng trưởng chiều cao
cây..................................33
Hình 3.4:
.......34

Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng trưởng chiều cao cây vụ Đông Xuân

Hình 3.5:


Năng suất thực thu của giống cà chua Herro 95 ở các mật độ
trồng khác nhau trong vụ Thu - Đông 2017 và vụ Đông Xuân
2017 - 2018 ...............................................................................................43


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày
của con người. Đặc biệt khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đã được đảm
bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại được gia tăng như một nhân
tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ cho con người.
Trong các loại rau ăn quả được ưa chuộng, không chỉ riêng nước ta mà trên
toàn thế giới Cà chua (Lycopersion esculentum Mill.) là nguồn thực phẩm
cung cấp dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người như:
-Caroten, chất khoáng Ca, Fe, P, S, K, Mg, Na..., đường và các loại vitamin
A, B, B2, C, E và PP [10]. Ngoài ra nó còn có tác dụng chữa bệnh, chất
Licopen - thành phần tạo nên màu đỏ của cà chua có khả năng giúp giảm nguy
cơ mắc bệnh tim mạch, có khả năng ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do
gây ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt [8]. Cà chua tươi và sản phẩm
chế biến còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế, góp phần nâng cao thu
nhập và cải thiện điều kiện kinh tế cho người sản xuất.
Tuy mới có mặt ở Việt Nam từ hơn 100 năm nay nhưng do điều kiện
ngoại cảnh thuận lợi kết hợp với hiệu quả kinh tế cao nên cây cà chua cũng
khá phát triển ở nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ.
Nhược điểm của việc sản xuất cà chua ở Việt Nam là: chủ yếu trồng trong
một mùa vụ (vụ Đông Xuân) nên xảy ra hiện tượng cà chua có thời điểm thì
dư thừa, giá rẻ, có thời điểm thì khan hiếm, chủ yếu phải nhập từ Trung Quốc,
không đảm bảo độ an toàn vệ sinh thực phẩm, lại đắt đỏ. Để nâng cao hiệu

quả sử dụng cây cà chua thì trong những năm gần đây chúng ta đã tăng cường
trồng cà chua trên nhiều chân đất khác nhau và đưa thêm các vụ cà chua như
Xuân Hè, Thu Đông vào công thức luân canh để sản xuất được cà chua trong
điều kiện trái vụ như vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông. Nhiều giống cà chua mới


2

đã được tạo ra trong nước và nhập nội có nhiều ưu điểm về năng suất, chất
lượng và khả năng chống chịu. Trong vụ Thu Đông và Xuân Hè 2016 - 2017,
tác giả Vũ Lan Anh và Nông Ngọc Tuân [1] thực hiện “Nghiên cứu khả năng
thích ứng của một số giống cà chua nhập nội trong điều kiện trồng trái vụ năm
2016 tại thành phố Thái Nguyên” đã lựa chọn được giống cà chua nhập nội
của Hàn Quốc: Hero 95 là một trong hai giống có năng suất cao nhất, có khả
năng chống chịu với bệnh xoăn lá cà chua, có các ưu điểm vượt trội so với đối
chứng. Tuy nhiên, trước khi giới thiệu giống mới cho sản xuất đại trà cần phải
nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thích hợp với giống thì mới phát huy hết
tiềm năng của giống. Ngoài những biện pháp kỹ thuật như lựa chọn thời vụ
phù hợp, chọn vùng sinh thái thích hợp… thì việc lựa chọn mật độ trồng thích
hợp là một biện pháp có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng cà
chua. Xác định mật độ, khoảng cách gieo trồng hợp lý sẽ tạo mối tương quan
tốt giữa các cá thể trong quần thể, tạo được chỉ số diện tích lá hợp lý, tránh
được hiện tượng che khuất lá, làm tăng hiệu suất quang hợp, tăng khả năng
tích lũy vật chất khô… Vì vậy, phải căn cứ vào điều kiện của từng địa
phương, đặc điểm sinh vật học của từng giống để tạo ra những mật độ thích
hợp cho cà chua sinh trưởng và phát triển tốt nhất và cho năng suất cao
nhất. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên việc tiến hành đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển giống cà
chua triển vọng Hero 95 tại Thái Nguyên” là hết sức cần thiết.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

2.1. Mục đích
- Xác định được mật độ gieo trồng thích hợp nhất đối với giống cà chua
triển vọng Hero 95 trong vụ Thu Đông và vụ Đông Xuân tại Thái Nguyên.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống cà chua Hero 95
ở các mật độ trồng khác nhau trong vụ Thu Đông năm 2017 và vụ Đông Xuân
năm 2017 - 2018


3

- Đánh giá tình hình sâu bệnh của giống cà chua Hero 95 tại các mật
độ trồng khác nhau trong vụ Thu Đông năm 2017 và vụ Đông Xuân năm
2017 - 2018.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về
khả năng sinh trưởng, sự đậu hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng của giống
cà chua đồng thời là dẫn liệu khoa học về tác động mật độ trồng đến khả năng
sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng và sâu bệnh hại của giống cà
chua Hero 95 tại Thái Nguyên.
- Thông qua quá trình thực hiện đề tài giúp tôi có điều kiện củng cố, bổ
sung và áp dụng những tri thức khoa học vào thực tiễn, đồng thời bổ sung
những kiến thức còn thiếu trong nghiên cứu khoa học cho bản thân.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ thời xác định được mật độ trồng
hợp lý để trồng cà chua đạt năng suất cao hơn chất lượng tốt mang lại hiệu
quả kinh tế cho người sản xuất.



4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Sản xuất nông nghiệp của Việt nam trong những năm gần đây nhờ áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến có sự chuyển hướng về kinh tế thị
trường, sản xuất nông nghiệp thu được nhiều thành tích đáng kể. Lương thực
là vấn đề cơ bản của nước ta đã được giải quyết và người dân không phải lo
lắng về an ninh lương thực, từ đó có điều kiện chủ động trong sản xuất và
phát triển cây có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây cà chua. Trong những
năm gần đây, diện tích trồng cà chua không ngừng gia tăng. Nhờ áp dụng
những tiến bộ khoa học nên các nhà khoa học đã đưa ra các giống cà chua có
năng suất cao như: VL2004, VL2910, TN129, TN386… bằng các con đường
lai tạo, chọn lọc, nhập nội… và các biện pháp khác.
Hiện nay ở nước ta, mật độ gieo trồng cà chua ở mỗi vùng là khác
nhau. Mật độ trồng thay đổi tùy theo từng giống, loại hình sinh trưởng và
vùng sinh thái khác nhau. Ở Miền Bắc, giống cà chua VT3 có thể trồng với
mật độ 28.000 - 30.000 cây/ha, ứng với khoảng cách trồng 70 x 45 - 50 cm
[7]. Giống cà chua DT84 được trồng với mật độ 31.000 - 35.000 cây/ha ứng
với khoảng cách trồng 70 x 40 - 45cm [9]. Giống cà chua hữu hạn và bán hữu
hạn có thể trồng với khoảng cách 70 x 35 - 45cm, mật độ trồng 30.000 40.000 cây/ha [11]. Đối với giống vô hạn như TN148, TN129 có thể trồng với
khoảng cách 70 x 50cm, mật độ trồng 27.000 cây/ ha [12]. Tại khu vực Thái
Nguyên giống TN129 có thể trồng với khoảng cách 70 x 40cm, mật độ 35.714
cây/ha [9].


5

Việc tìm ra một mật độ trồng thích hợp cho cây cà chua để phát huy hết

tiềm năng cho năng suất cần phải trải qua một quá trình thí nghiệm cho từng
giống và từng vùng sinh thái. Vì vậy, cần nhanh chóng xác định mật độ gieo
trồng phù hợp nhất cho từng giống cà chua, ở từng vùng sinh thái nhất định
để cà chua có thể sinh trưởng, phát triển tốt và phát huy tối đa tiềm năng năng
suất của giống.
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
So với các cây trồng khác thì cây cà chua là cây trồng có lịch sử
phát triển tương đối muộn. Song với giá trị dinh dưỡng, hiệu quả kinh tế
và khả năng thích nghi cao, dễ canh tác, cà chua được phát triển khá
nhanh chóng và ngày càng được chú trọng. Qua bảng số liệu thống kê tình
hình sản xuất cà chua trên thế giới trong những năm gần đây chúng ta có
thể thấy rõ điều này.
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới giai đoạn 2013 - 2016
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tấn/ha)

(tấn)

2013


4.831.159

341,475

164.972.148

2014

4.894.143

352,460

172.499.120

2015

4.786.088

363,810

174.122.499

2016

4.782.753

370,168

177.042.359


Nguồn: FAOSTAT - FAO statistic Division, 2018 [19]
Qua bảng 1.1 ta thấy tình hình sản xuất cà chua trong những năm gần
đây giảm dần về diện tích. Từ năm 2013 đến năm 2016 diện tích cà chua giảm
từ 4.831.159 ha xuống 4.782.753 ha. Từ năm 2013 đến năm 2016 năng suất
cà chua liên tục tăng từ 341.475 - 370.168 tấn/ha, trung bình cao nhất đạt


6

70.168 tấn/ha năm 2016 và thấp nhất là 341.475 tấn/ha năm 2013. Sản lượng
cà chua dao động từ 164.972.148 - 177.042.359 tấn tăng dần qua các năm.
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của các châu lục
trên thế giới năm 2016
Châu

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tấn/ha)

(tấn)

Châu Phi

1.269.456


155,911

19.792.182

Châu Mỹ

448.194

582,212

Châu Á

2.563.569

415,382

Châu Âu

94.993

488,281

24.169.570

Châu Đại Dương

6.541

764,704


500.167

26.094.425
106.486.015

Nguồn: FAO STAT Statistics Division 2018 [19]
Qua bảng 1.2 ta thấy, châu Á là châu lục có sản lượng cà chua lớn nhất
106.486.015 tấn với diện tích 2.563.569 ha. Tuy nhiên châu Mỹ và châu Đại
Dương có năng suất lớn nhất: châu Mỹ là 582,212 tấn/ha; châu Đại Dương là
764.704 tấn/ha. Điều đó cho ta thấy rằng châu Mỹ có những bước tiến mới về
giống và khoa học kỹ thuật trong việc trồng và sản xuất cà chua.
Xét về mặt sản lượng, cà chua chiếm 1/6 tổng sản lượng rau hàng năm
trên toàn thế giới và luôn đứng ở vị trí số một. Qua đây có thể thấy cà chua có
vị trí quan trọng như thế nào. Châu Á tuy là châu lục sản xuất cà chua nhiều
nhất trên thế giới (chiếm 22%) nhưng hàng năm vẫn phải nhập khẩu trên 21
triệu tấn cà chua tươi, chiếm hơn 60% lượng cà chua nhập khẩu của toàn thế
giới. Đứng đầu trong các nước nhập khẩu cà chua là: Anh, Đức, Hà Lan…
[10]. Do có giá trị kinh tế cao và khả năng thích nghi cao, dễ canh tác, cà chua
nhanh chóng trở thành cây trồng được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trên thế
giới, đặc biệt là các quốc gia thuộc châu Á vì đây là khu vực có điều kiện khí
hậu tương đối phù hợp cho cà chua sinh trưởng phát triển và cho năng suất
cao. Mặt khác, do khả năng tiêu thụ mặt hàng này là khá tốt với một thị


7

trường rộng lớn và ổn định cây cà chua đã nhanh chóng trở thành một trong
những cây trồng chính ở nhiều quốc gia trên thế giới.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới

Về tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới hiện nay vẫn chủ yếu tập
trung về lĩnh vực chọn tạo giống có khả năng cho năng suất, chất lượng cao,
có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Các nhà
khoa học đã sử dụng nguồn gen của các loài cà chua hoang dại và bán hoang
dại, bằng nhiều con đường khác nhau như: lai tạo, chọn lọc, gây đột biến… để
tạo ra các giống cà chua có nhiều đặc điểm như mong muốn.
Ai Cập là một trong những quốc gia tiến hành nhiều nghiên cứu về cà
chua và cũng là nước đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực chọn tạo giống.
Ngay từ giai đoạn từ năm 1977 đến năm 1984, Ai Cập đã có cả một đề án
quốc gia nhằm phát triển cây trồng có năng suất chất lượng cao, trong đó có
những nghiên cứu về cà chua, cho ra đời nhiều giống cà chua có nguồn gốc từ
Mỹ như: Cal, Ace, Housney, Marmande VF, Pritchard, VFN- 8 và VFNBush với những đặc điểm tốt như quả to, năng suất, chất lượng cao. Ngoài ra
còn thu được một số giống khác như: Casstlex- 1017, Castrock, E- 6202,
Peto- 86, UC- 82, UC- 97… có đặc điểm quả chắc, thịt quả dày, hạt ít. Riêng
giống VF- 45 và B- 7897 được coi là giống cải tiến vì vừa có khả năng cho
năng suất cao, vừa có chất lượng tốt, các giống này đều thích hợp trồng trong
thời vụ có nhiệt độ cao [20]
Bên cạnh các thành tựu về gen, việc ứng dụng hiệu quả ưu thế lai vào
cà chua được phát triển mạnh ở thế kỷ 20. Hiện nay ưu thế lai được ứng dụng
rộng rãi trong sản xuất do con lai có những ưu điểm vượt trội so với bố mẹ
như: chỉ số chín sớm, chất lượng, năng suất, độ đồng đều của quả cao, có khả
năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận của môi trường tốt.


8

1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam
Lịch sử phát triển cà chua ở Việt Nam so với thế giới còn rất trẻ. Cây
cà chua tuy mới được trồng ở Việt Nam khoảng hơn 100 năm, nhưng đến nay

đã được trồng rộng rãi trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng Trung Du
Bắc Bộ, Đà Lạt... [12].
Theo bảng 1.2 số liệu thống kê, diện tích và sản lượng cà chua của
nước ta có chiều hướng gia tăng.
Qua bảng thống kê từ năm 2007 - 2011 cho ta thấy, sản xuất cà chua
tăng mạnh cả về diện tích trồng và sản lượng cũng tăng từ 455,18 tấn lên
589,83 tấn. Tuy nhiên trong 2 năm 2009 và 2010 diện tích cà chua không
những không tăng mà năng suất thậm chí còn giảm so với các năm trước.
Trên thực tế, diện tích trồng cà chua tăng mạnh trong giai đoạn này là do tăng
nhanh về diện tích trồng cà chua trái vụ (vụ Thu Đông và vụ Xuân Hè), mà
trong đó vai trò của các giống chịu nhiệt trồng trái vụ là rất rõ ràng. Hiện nay
cả nước có khoảng 115 giống cà chua được gieo trồng, trong đó có 10 giống
được gieo trồng phổ biến.
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam giai đoạn 2007-2011
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(nghìn tấn)

2007

23,13


19,68

455,18

2

2008

24,85

21,55

535,44

3

2009

20,54

24,07

494,33

4

2010

21,79


25,26

550,18

5

2011

23,08

25,55

589,83

TT

Năm

1

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2008-2013 [16]


9

Phần lớn ở nước ta cà chua được trồng ở các tỉnh phía Bắc, hiện nay
vẫn tập trung lớn ở đồng bằng Sông Hồng như: Hải Dương, Bắc Ninh, Hà
Tây, Nam Định,… chiếm trên 60% diện tích của cả nước. Tại các tỉnh phía
Nam cà chua được trồng nhiều ở các tỉnh như: Lâm Đồng, An Giang, TP. Hồ
Chí Minh, Bình Thuận với khoảng 400 ha trong mỗi tỉnh.

Hiện nay, cùng với chính sách mở cửa, hoà nhập vào thương mại quốc
tế, xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành rau quả nói riêng đã có những
chuyển biến mới, giai đoạn 1995 đến 2001 xuất khẩu rau quả của Việt Nam
đã vươn tới trên 40 quốc gia và lãnh thổ, đạt kim ngạch xuất khẩu 329,972
triệu USD vào năm 2001. Riêng cà chua đóng hộp và cà chua tươi xuất khẩu
sang Nga, Đài Loan và Singapore là 26 tấn, đạt giá trị 48 nghìn USD. Đến
nay, tuy số thị trường xuất khẩu không giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu có
xu hướng giảm mạnh. Một trong những nguyên nhân là việc xuất khẩu vào thị
trường Trung Quốc (thị trường rau hoa quả lớn nhất của Việt Nam) bị giảm
mạnh, khi Trung Quốc ra nhập WTO. Tuy nhiên, xuất khẩu cà chua của nước
ta vẫn đạt khá cao, năm 2005, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 10 triệu
USD[18].
Muốn đạt được mục tiêu này ngoài việc tiếp thị và xúc tiến thương mại
chúng ta còn phải làm tốt công tác khoa học công nghệ, tạo ra các sản phẩm
có sức cạnh tranh cao, cần có bộ giống tốt cho từng thời vụ trồng và từng
vùng sinh thái tạo cho cây có khả năng chống chịu tốt đối với điều kiện ngoại
cảnh cũng như sâu bệnh hại, có quy trình canh tác thích hợp cho từng vùng,
mỗi vụ trồng và các giống khác nhau để phát huy tối đa tiềm năng năng suất
của giống làm giảm chi phí sản xuất, sẽ cho năng suất, chất lượng bảo đảm vệ
sinh thực phẩm theo hướng sản xuất an toàn [13]. Hình thành vùng sản xuất
hàng hóa lớn cho xuất khẩu và chế biến công nghiệp.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những năm gần đây quá trình nghiên cứu và chọn tạo
giống cà chua đã có nhiều thành công, các nhà khoa học đã chọn tạo ra được


10

nhiều dòng, giống thích ứng được với điều kiện tự nhiên nước ta, chúng có
khả năng cho năng suất và phẩm chất tốt.

Nhờ thành tựu nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống nước ta đã tạo được
các giống cà chua như: HP- 1, HP- 2, HP- 3… từ tập đoàn cà chua nhập nội
của Nhật Bản, được tiến hành tại trại giống rau Hồng Phong- Hải Phòng.
Trong đó nổi trội hơn cả là giống HP- 5, với đặc điểm năng suất cao, khả
năng chống chịu khá, tuy nhiên nhược điểm của giống này là khi chín vẫn có
chỗ còn xanh.
Tại trung tâm giống cây trồng Việt - Xô trong giai đoạn 1983- 1993 đã
tiến hành chọn lọc giống cà chua từ tập đoàn các giống cà chua nhập nội.
Nghiên cứu thử nghiệm gần 400 mẫu giống, kết quả đã chọn được một số
giống như: Raketa, Salut, Bogdanovski… với những ưu điểm là có khả năng
thích nghi cao với điều kiện nước ta, chín sớm, năng suất cao, chất lượng đạt
khá và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt [2].
Khi nghiên cứu tập đoàn giống cà chua các nhà khoa học đã đưa ra một
số nhận định ban đầu như sau: Các giống thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn
thường chín sớm và chín tập trung hơn so với các giống thuộc loại hình sinh
trưởng vô hạn. Các giống có năng suất cao thường có số quả trung bình trên
cây lớn hơn 10, khối lượng trung bình quả trên 70 gam/quả.
Ở Việt Nam nguồn vật liệu khởi đầu cà chua được thu thập từ nhiều
nguồn như nhập nội, các giống địa phương, các dạng cà chua dại và bán
hoang dại… Những dạng này sẽ được chọn lọc và lai tạo với nhau nhằm thu
được các giống tổng hợp, có các tính trạng tốt để phục vụ sản xuất. Các giống
nhập nội thường có ưu điểm về năng suất, các giống địa phương thường có
thế mạnh về chất lượng, còn các giống hoang dại và bán hoang dại thì thế
mạnh chủ yếu là khả năng thích nghi và tính chống chịu cao. Hàng năm các
cơ sở nghiên cứu đã lai tạo được hàng trăm cặp lai cà chua và chọn lọc hàng


11

ngàn cá thể từ con lai của các cặp lai khác nhau. Công sức của các nhà khoa

học bỏ ra đã được đền đáp xứng đáng, nhiều giống cà chua mới đã được tạo ra
và được công nhận là giống quốc gia. Nhiều giống đã được khu vực hóa và
nhiều giống đang tiếp tục trong giai đoạn khảo nghiệm đánh giá [12].
Trong giai đoạn từ 1994 - 1997 Vũ Thị Tình và cộng sự đã tiến hành
chọn lọc thành công giống cà chua chịu nhiệt VR- 2 từ tập đoàn 17 giống cà
chua quả nhỏ được nhập nội từ Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản… Sau thời gian
dài chọn lọc đã cho ra đời giống cà chua VR- 2 ổn định về năng suất, đồng
đều về dạng cây. Giống có thời gian sinh trưởng trung bình, năng suất cao và
ổn định, vụ Đông Xuân đạt 30 tấn/ha, vụ Xuân Hè đạt 18- 23 tấn/ha. Quả nhỏ,
đều quả, thịt quả chắc, chất lượng tốt, chịu được vận chuyển và bảo quản lâu
dài. Đặc biệt có khả năng chịu nhiệt, chống chịu tốt với bệnh mốc sương và
virus, có thể trồng nhiều vụ trong năm [6].
Trong khuôn khổ một chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm
nghiên cứu và phát triển rau đậu châu Á, Viện nghiên cứu rau quả và trường
Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Các nhà khoa học đã tiến hành đánh giá và
tuyển chọn giống cà chua có khả năng chịu bệnh héo xanh vi khuẩn. Kết quả
sau khi đánh giá 15 giống đã thu được các giống như: CHX- 1, CLN- 1462,
CLN- 1464, CLN- 5915… ngoài khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn còn
có một số đặc điểm khá tốt như khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện khí
hậu nóng ẩm của nước ta, tỷ lệ đậu quả tương đối cao và năng suất đạt khá.
Trong đó giống CHX- 1 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho
phép khu vực hóa năm 2002 [12].
Trong chương trình phát triển cà chua chế biến, Viện nghiên cứu rau
quả đã chọn ra giống cà chua PT- 18 từ nguồn vật liệu ban đầu là 180 mẫu
giống nhập nội từ nước ngoài. Giống này thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn,
chiều cao cây trong vụ Đông Xuân đạt 80- 100cm, vụ Xuân Hè là 90- 110cm.


12


Thân cây mập, lá màu xanh nhạt, tỷ lệ đậu quả khá cao, trọng lượng trung
bình quả đạt 70- 75g/quả, số quả trên cây đạt cao từ 18- 25 quả/cây, năng suất
25- 48 tấn/ha. Giống cũng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
cho phép khu vực hóa [12].
Với mục tiêu chọn lọc giống cà chua có năng suất cao trên 30 tấn/ha,
khối lượng quả trung bình lớn hơn 50g, có khả năng kháng một số bệnh trong
điều kiện trồng trái vụ. Trong giai đoạn 1997- 2002, các nhà khoa học đã tiến
hành tuyển chọn các giống cà chua nhập từ Trung tâm nghiên cứu và phát
triển rau đậu châu Á. Kết quả cho thấy đã thu được giống HX- 5 với thời gian
sinh trưởng từ 130- 140 ngày, năng suất trong vụ Đông Xuân 45- 55 tấn/ha,
vụ Xuân Hè 30- 40 tấn/ha, có khả năng chống chịu tốt với một số bệnh như:
héo xanh vi khuẩn, đốm vòng… thích hợp trồng trái vụ trong điều kiện khí
hậu miền Bắc nước ta. Giống HX- 5 đã được khu vực hóa năm 2002.
Trong một chương trình hội thảo gần đây về nghiên cứu và phát triển
cà chua ở Việt Nam, rất nhiều giống cà chua mới lần đầu tiên được đưa ra
giới thiệu như: C50, C90 của Viện cây Lương Thực và Thực phẩm, các giống
VL2000, VL2500, VL2910… do Công ty Giống cây trồng Hoa Sen giới
thiệu. Các giống này nhìn chung đều có nhiều đặc tính tốt về sinh trưởng,
chống chịu, năng suất và chất lượng. Bên cạnh đó còn đáp ứng ngày càng cao
hơn về khả năng chịu nhiệt, sinh trưởng thích nghi với trồng trái vụ trong điều
kiện khí hậu miền Bắc nước ta.
Qua các kết quả rất đáng khích lệ về tình hình nghiên cứu và phát triển
cà chua trong nước, chúng ta hoàn toàn tin tưởng trong tương lai không xa
việc nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nói
chung và sản xuất cà chua nói riêng sẽ còn đạt được nhiều thành công hơn
nữa, phục vụ tốt hơn cho sản xuất của nước ta. Hướng nghiên cứu cà chua
trong những năm tới vẫn là tập trung vào chọn tạo các giống cà chua năng


13


suất cao phục vụ công nghiệp chế biến và các giống cà chua chịu nhiệt để
phục vụ sản xuất cà chua trái vụ.
1.4. Các nghiên cứu về thời vụ
Về thời vụ trồng cà chua được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều, ở
Việt Nam, các tác giả Tạ Thu Cúc, Đường Hồng Dật, Trần Khắc Thi và Chu
Thị Thơm cho rằng: đối với vùng đồng bằng Sông Hồng có thể trồng vụ hè
thu và thu đông, gieo hạt từ đầu tháng 6 đến tháng 7, trồng khoảng đầu tháng
7 đến cuối tháng 7, cho thu hoạch vào tháng 10 dương lịch. Vụ đông xuân có
3 trà: trà sớm gieo hạt tháng 7, tháng 8, thu hoạch cuối tháng 10 đến tháng 12;
trà chính vụ gieo hạt từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10, thu hoạch cuối tháng
12 đến tháng 3 năm sau; trà muộn gieo hạt vào tháng 11, 12 thu hoạch vào
tháng 3 tháng 4 năm sau. Vụ xuân hè gieo hạt cuối tháng 1, đầu tháng 2, thu
hoạch vào tháng 5 tháng 6. Vụ hè gieo hạt tháng 2 đến tháng 3, thu hoạch
tháng 5 tháng 6 [6], [4], [14].
Các tác giả trên cũng chỉ ra rằng, trong 5 vụ trên, chỉ có vụ đông
xuân là thuận lợi hơn cả, vì điều kiện thời tiết thuận lợi cho cây cà chua
sinh trưởng phát triển, ít sâu bệnh hại, năng suất và chất lượng quả cao, vì
vậy mà sản lượng thường tập trung nhiều , giá bán thấp ảnh hưởng đến thu
nhập của người sản xuất. Các vụ còn lại thời tiết không thuận lợi, sâu
bệnh phá hoại nặng, nên ảnh hưởng xấu đến năng suất cà chua, nhưng có
ưu điểm là rải vụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng vào những ngày
nắng nóng, đồng thời giá bán cao có lợi cho người sản xuất. Tuy nhiên, để
hạn chế những thất thoát về năng suất trong điều kiện trái vụ này, các tác
giả trên cũng khuyến cáo là nên chọn dùng những giống cà chua có khả
năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận và sâu bệnh hại tốt,
cần tăng cường chăm sóc cho cà chua.


14


Vùng Bắc Trung bộ có đặc điểm khí hậu gần giống như vùng đồng
bằng Bắc bộ, nhưng do mưa muộn hơn nên thời vụ muộn hơn từ 15 -20
ngày so với vùng đồng bằng Sông Hồng. Ở miền Nam chủ yếu trồng cà
chua vụ đông xuân từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau là thích hợp nhất, vụ
này cà chua đạt tỷ lệ đậu quả cao, năng suất cao. Ngoài ra, ở đây có thể
trồng cà chua mùa mưa, nhưng chỉ có một số giống chịu nhiệt và ra hoa
được trong điều kiện ẩm độ cao mới cho năng s uất khá như: Red Crown
250, New ca-rai-bô, KBT4, TN-52, VL2000. Các giống này ra hoa đậu
quả ngay cả thời gian mưa lớn liên tục và tương đối ít bị bệnh héo xanh
[15]. Riêng vùng Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), nơi có khí hậu mát lạnh, nhiệt
độ trung bình hàng năm 180C, nên cà chua được trồng quanh năm. Như
vậy, việc bố trí thời vụ thích hợp cho cà chua chủ yếu phụ thuộc vào yếu
tố giống, nhiệt độ và ẩm độ.
1.5. Các nghiên cứu về mật độ
Về khoảng cách trồng cà chua tác giả Tạ Thu Cúc đã nghiên cứu và cho
rằng, những giống thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn có cành lá xum xuê,
phân cành mạnh phải trồng thưa hơn 2 loại hình còn lại [3].
Theo Trần Khắc Thi và cs thì cà chua có thể phát triển phù hợp với
khoảng cách 0,7 x 0,4 m (mật độ 3,5 - 4,0 vạn cây/ha) [12], giống VT3, PT18
(hữu hạn, bán hữu hạn) có thể trồng với mật độ 3,1- 4,0 vạn cây/ha. Khoảng
cách 75 x 40cm hay 70 x 40 - 45 cm là tốt nhất. Giống vô hạn như TN148,
TN129 trồng với khoảng cách 70 x 50 cm, mật độ 2,8 vạn cây/ha. Tác giả
Trần Khắc Thi và cs, 2003 [12] cho rằng, ở Việt Nam để cà chua có năng
suất cao nên trồng với mật độ 3,2 - 4,0 vạn cây/ha. Hiện nay trong sản xuất
thường áp dụng các mật độ khoảng cách sau:
Đối với giống vô hạn: 70 x 40cm (3,2 vạn cây/ha)
Đối với giống hữu hạn: 70 x 35cm (3,5 vạn cây/ha)



15

Đối với giống hữu hạn vụ sớm: 70 x 30cm (4,0 vạn cây/ha)
Ở Miền Nam cà chua múi trồng với khoảng cách hai hàng trên luống
cách nhau 70 - 80cm, cây trồng cách nhau 40 - 50cm (mật độ 30 - 32 nghìn
cây/ha). Cà chua hồng trồng hàng cách nhau 70cm, trên cùng hàng cách nhau
30 - 40cm (mật độ 35 - 40 nghìn cây/ha).
Các giống cà chua F1 TN52, TN507, TN148, TN323…trồng với mật
độ từ 2.100 - 2.300 cây/1000m2 đối với mùa nắng. Mật độ trồng từ 1.700 1800 cây/1000m2 đối với mùa mưa.
1.6. Những kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu
Những kết quả nghiên cứu về tác động của điều kiện ngoại cảnh đến
đời sống của cây cà chua đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ rất sớm, vì
vậy đó chính là cơ sở cho việc xác định thời vụ, mật độ khoảng cách và chế
độ dinh dưỡng tối ưu cho cà chua đối với từng vùng sinh thái của nước ta.
Các tác giả đã giới thiệu thời vụ trồng thích hợp nhất cho cà chua ĐX
từ tháng 9 đến tháng 10, vụ XH từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2. Mật độ
khoảng cách trồng thích hợp cho cà chua vô hạn là 3,2 vạn cây/ha với khoảng
cách 70 x 40cm, giống hữu hạn và bán hữu hạn từ 3,1 - 4,0 vạn cây/ha với
khoảng cách 70 x 35 - 40cm. Các kết quả đã công bố ở trên là những tài liệu
có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa
được thử nghiệm trờn một số giống mới cú tiềm năng, triển vọng tại vùng
trung du đồi núi như Thái Nguyên, điều đó cho thấy, sự cần thiết phải tiến
hành các thí nghiệm để xác định thời vụ và mật độ khoảng cách trồng thích
hợp cho giống cà chua mới tại Thái Nguyên.


×