Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề kiểm tra môn hóa học lớp 12 chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.28 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT ĐỨC HỢP

KIỂM TRA 45 PHÚT – NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN HÓA HỌC 12

Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu)
(Đề có 3 trang)

Họ tên :............................................................... Số báo danh : ...................

Mã đề 135

Câu 1: Al và Cr giống nhau ở điểm:
A. cùng tác dụng với HCl tạo ra muối có mức oxi hóa là +3.
B. cùng tác dụng với khí clo tạo ra muối có dạng MCl3.
C. cùng bị thụ động trong dung dịch nước cường toan.
D. cùng tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra chất NaMO2.
Câu 2: Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào dung dịch Cr2(SO4)3 đến dư, hiện tượng quan sát được là:
A. Xuất hiện kết tủa keo màu vàng. Sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch màu xanh lục
B. Xuất hiện keo tủa màu vàng.
C. Xuất hiện kết tủa keo màu lục xám.
D. Xuất hiện kết tủa keo màu lục xám, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch màu xanh lục.
Câu 3: Cho 17,9 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 200 gam dung dịch H 2SO4 24,01%. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 9,6 gam chất rắn và có 5,6 lít khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 10,2
gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối
lượng muối trong dung dịch là:
A. 2,24 lít và 56,3g.
B. 2,688 lít và 67,7g.
C. 2,24 lít và 59,18g.
D. 2,688 lít và 59,18g.


Câu 4: Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là
A. Na2CrO4, NaClO, H2O
B. NaCrO2, NaCl, NaClO, H2O
C. NaCrO2, NaCl, H2O
D. Na2CrO4, NaCl, H2O
Câu 5: Tính chất vật lí nào dưới đây của crom không đúng ?
A. Crom có nhiệt độ nóng chảy là 1890oC
B. Crom là một kim loại cứng nhất, rạch được thủy tinh.
C. Crom có màu trắng, ánh bạc
D. Crom thuộc kim loại nhẹ (khối lượng riêng là 7,2 g/cm3).
Câu 6: Số hiệu nguyên tử của crom là 24. Vị trí của crom trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 3, nhóm VIB
B. Chu kì 3, nhóm IIB
C. Chu kì 4, nhóm IIIB
D. Chu kì 4, nhóm VIB
Câu 7: Chọn phát biểu đúng về phản ứng của crom với phi kim:
A. Lưu huỳnh không phản ứng được với crom.
B. Ở nhiệt độ cao, oxi sẽ oxi hóa crom thành Cr(VI).
C. Ở nhiệt độ cao, clo sẽ oxi hóa crom thành Cr(II).
D. Ở nhiệt độ thường crom chỉ phản ứng với flo.
Câu 8: Crom không phản ứng với chất nào sau đây ?
A. dung dịch H2SO4 loãng đun nóng.
B. dung dịch NaOH đặc, đun nóng.
C. dung dịch HNO3 đặc, đun nóng.
D. dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng.
Câu 9: Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl (vừa đủ) thu được dung dịch X. Cho các hóa chất sau: Cu, Mg, Ag,
AgNO3, Na2CO3, NaHCO3, NaOH, NH3. Hãy cho biết có bao nhiêu hóa chất tác dụng được với dung dịch X.
A. 7
B. 8
C. 6

D. 5
Câu 10: Cho hỗn hợp Mg, Al và Fe vào dung dịch AgNO3, đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X và dung
dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí tới khối lượng không
đổi thu được hỗn hợp T chứa 3 chất rắn khác nhau. Vậy trong dung dịch Y chứa các cation:
A. Mg2+, Al3+, Fe2+, Fe3+, Ag+
B. Mg2+, Fe3+, Fe2+, Al3+
2+
3+
3+
+
C. Mg , Al , Fe , Ag .
D. Mg2+, Al3+, Fe2+, Fe3+
Câu 11: Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp AgNO 3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn
Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H 2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 6,384 lít khí
SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong
Trang 1/3 - Mã đề 135


không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần
trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 70,00%.
B. 28,00%.
C. 79,13%.
D. 60,87%.
Câu 12: Nguyên tắc sản xuất gang là
A. Khử sắt oxit bằng chất khử bất kỳ ở nhiệt độ cao
B. Khử sắt oxit bằng Al ở nhiệt độ cao
C. Khử sắt oxit bằng CO ở nhiệt độ cao
D. Khử sắt oxit bằng C ở nhiệt độ cao
Câu 13: Cho từng chất C, Fe, BaCl2, , Fe3O4, FeCO3, FeS, H2S, HI, AgNO3, KBr, Na2SO3, FeSO4 lần lượt tác

dụng với H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là:
A. 10
B. 9
C. 7
D. 8
Câu 14: Nung 8,42 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Fe trong oxi một thời gian thu được 11,62 gam hỗn hợp Y. Hòa
tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Số mol HNO3
phản ứng là:
A. 0,64 mol
B. 0,72 mol
C. 0,56 mol
D. 0,48 mol
Câu 15: Trong các trường hợp sau:
a. lò nung được làm bằng gang, luôn nung ở nhiệt độ cao
b. hợp kim Fe-C để trong không khí ẩm
c. cho miếng Fe kim loại vào dung dịch CuCl2
d. hợp kim Fe-Cu được nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.
Số trường hợp xảy ra sự ăn mòn điện hoá và hoá học tương ứng là:
A. 1 và 3
B. 2 và 2
C. 3 và 1
D. 2 và 1
Câu 16: Cho sơ đồ phản ứng:
 H 2 SO4
 NaOH
 HCl
CrO3 ����
X ����
�Y ���
� Z ��

�X
X, Y, Z là các hợp chất chứa crom. X, Y, Z lần lượt là
A. Na2CrO4, Na2Cr2O7, CrCl3.
B. Na2Cr2O7, Na2CrO4, CrCl3.
C. NaCrO2, Na2Cr2O7, CrCl3.
D. Na2CrO4, Na2Cr2O7, Cl2.
Câu 17: Khi cho hỗn hợp Fe 3O4 và Cu vào dung dịch H 2SO4 loãng dư thu được chất rắn X và dung dịch Y. Dãy
gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Y là
A. BaCl2, HCl, Cl2.
B. NaOH, Na2SO4, Cl2.
C. H2S, NaNO3, NH4Cl.
D. Br2, NaNO3, KMnO4.
Câu 18: Cho hỗn hợp kim loại gồm x mol Zn và y mol Fe vào dung dịch chứa z mol CuSO 4. Kết thúc phản ứng
thu được dung dịch chứa 2 muối. Xác định điều kiện phù hợp cho kết quả trên
A. x < z �x + y
B. x �z �x+y
C. x �z
D. z �x + y
Câu 19: Nhúng các thanh Fe giống nhau lần lượt vào các dung dịch: AgNO3 (1), Al(NO3)3 (2),
Cu(NO3)2 (3), Fe(NO3)3 (4). Các dung dịch có thể phản ứng với Fe là
A. 1 và 2
B. 1, 3 và 4
C. 1, 2, 3, 4
D. 1 và 3
Câu 20: Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu và Ag vào dung dịch chứa duy nhất chất tan Y dư, khuấy đều cho các phản
ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thì thu được duy nhất kết tủa là Ag với khối lượng đúng bằng khối lượng Ag
trong hỗn hợp X. Trong số các chất: Fe 2(SO4)3; Cu(NO3)2; FeSO4 ; AgNO3; FeCl3; CuSO4 ; Fe(NO3)2. Số chất có
thể là Y là
A. 3.
B. 1.

C. 2.
D. 4.
Câu 21: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 vào 400 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu
được 2,24 lít khí (đktc), dung dịch Y và 2,8 gam kim loại không tan. Giá trị m là:
A. 25,2
B. 22,4
C. 30,0
D. 27,2
Câu 22: Thép là hợp kim của sắt chứa
A. hàm lượng cacbon nhỏ hơn 0,2%.
B. hàm lượng cacbon nhỏ hơn 2%.
C. hàm lượng cacbon lớn hơn 2%.
D. hàm lượng cacbon lớn hơn 0,2%.
Câu 23: Cho hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO 3, khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và chất rắn Y.
Y tác dụng với dung dịch HCl có khí thoát ra, dung dịch X chứa ion kim loại:
A. Fe2+
B. Fe3+ và Cu2+
C. Fe2+ và Cu2+
D. Fe3+
Câu 24: Đem ngâm miếng kim loại sắt vào dung dịch H2SO4 loãng. Nếu thêm vào đó vài giọt
dung dịch CuSO4 thì sẽ có hiện tượng gì?
A. Lượng khí bay ra không đổi
Trang 2/3 - Mã đề 135


B. Lượng khí sẽ ngừng thoát ra (do kim loại đồng bao quanh miếng sắt)
C. Lượng khí bay ra nhiều hơn
D. Lượng khí thoát ra ít hơn
Câu 25: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là
A. +2, +3, +6.

B. +1, +2, +4, +6.
C. +2; +4, +6.
D. +3, +4, +6.
Câu 26: Gang, thép là hợp kim của sắt. Tìm phát biểu đúng ?
A. Gang là hợp kim sắt – cacbon (5-10%).
B. Nguyên tắc sản xuất thép là oxi hóa các tạp chất trong gang (C, Si, Mn, S, P..) thành oxit, nhằm giảm hàm
lượng của chúng.
C. Thép là hợp kim sắt – cacbon (2-5%).
D. Nguyên tắc sản xuất gang là khử sắt trong oxit bằng CO, H2 hay Al ở nhiệt độ cao.
Câu 27: Hòa tan hết 32 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe 2O3 vào 1 lít dung dịch HNO3 1,7M, thu được V lít
khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5+, ở đktc) và dung dịch Y. biết Y hòa tan tối đa 12,8 gam Cu và không có
khí thoát ra. Giá trị của V là
A. 3,92.
B. 6,72.
C. 4,48.
D. 9,52.
Câu 28: Hoà tan hết cùng một lượng Fe trong dung dịch H2SO4 loãng dư (1) và H2SO4 đặc nóng dư (2) thì thể
tích khí sinh ra trong cùng điều kiện là
A. (1) bằng (2).
B. (1) gấp đôi (2).
C. (2) gấp ba (1).
D. (2) gấp rưỡi (1).
Câu 29:
Cho Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3 sau phản ứng dung dịch thu được chứa
chất tan nào ?
A. HNO3; Fe(NO3)2
B. Fe(NO3)2
C. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3
D. Fe(NO3)3
Câu 30: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2; (2) Cho Ba vào dung dịch Ba(HCO3)2 dư ;
(3) Sục khí SO3 vào dung dịch BaCl2 ;
(4) Dẫn khí H2S vào dung dịch FeSO4 ;
(5) Sục khí SO2 vào dung dịch BaCl2 ;
(6) Nhỏ dung dịch NaHCO3 vào dung dịch BaCl2 rồi đun nóng ;
(7) Nhỏ từ từ dung dịch NaAlO2 vào dung dịch HCl đến dư;
(8) Dẫn khí H2S vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Số trường hợp xuất hiện kết tủa khi kết thúc thí nghiệm là ?
A. 6
B. 7
C. 5
D. 8
------ HẾT ------

Trang 3/3 - Mã đề 135



×