Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

DỤNG CỤ CƠ BẢN TRONG PHẪU THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.49 KB, 17 trang )

Huấn luyện kỹ năng Y khoa – SKILLSLAB – Module Hệ niệu và cân bằng nội môi
Kỹ năng thủ thuật

DỤNG CỤ CƠ BẢN TRONG PHẪU THUẬT
A. MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này SV phải:
1. Gọi tên đúng của các dụng cụ cơ bản trong phẫu thuật.
2. Diễn giải đúng công dụng của các dụng cụ cơ bản trong phẫu thuật.
B. PHÂN BỐ THỜI GIAN:
- Giới thiệu: 5’
- Lý thuyết: 20’
- Thực hành: 50’
- Tổng kết: 15’
C. NỘI DUNG
1. DỤNG CỤ DÙNG ĐỂ CẮT:
1.1. Dao:
- Lưỡi và cán liền nhau: Dao Bistouri
+ Dễ sử dụng cứng rắn.
+ Phải mài khi sử dụng lại.
- Lưỡi và cán rời nhau, lắp lại khi sử dụng (Bistouri – American): rất thông dụng và phổ
biến. Có hai nhóm cán dao và lưỡi dao:
+ Cán số 3 và số 7 tương ứng lưỡi dao số 10,11,12,14,15…
+ Cán số 4 tương ứng lưỡi dao số: 20,21,22,,,

Dao Bistouri – American cán số 3

Dao Bistouri – American cán số 4

Dao Bistouri – American cán số 7
1



Huấn luyện kỹ năng Y khoa – SKILLSLAB – Module Hệ niệu và cân bằng nội môi
Kỹ năng thủ thuật

1.2. Kéo:
- Kéo Metzenbaum: 2 cành mảnh dẻ, đều nhau dùng để bóc tách, cắt mô mềm (như phúc
mạc, mô mỡ) tuyệt đối không dùng cắt chỉ hay cắt mô cứng.

- Kéo MayO: có kéo thẳng, kéo cong, 2 cành cứng rắn, gờ cứng, dầy, dùng để cắt mô dai
chắc (như cân cơ, cơ,…).

- Kéo cắt chỉ: có nhiều hình dạng:
+ Kéo cắt chỉ 2 đầu nhọn: cắt ngoài da.
+ Kéo cắt chỉ 1 đầu bầu, 1 đầu nhọn: cắt ngoài da.
+ Kéo cắt chỉ 2 đầu bầu: cắt chỉ trong sâu.

Kéo cắt chỉ 2 đầu nhọn

Kéo cắt chỉ 2 đầu bầu

2


Huấn luyện kỹ năng Y khoa – SKILLSLAB – Module Hệ niệu và cân bằng nội môi
Kỹ năng thủ thuật

- Kéo cắt chỉ thép: 2 cành rất ngắn, chỉ dùng để cắt chỉ thép.

- Kéo cắt băng: kéo Lister, 1 đầu tù, 1 đầu nhọn, dùng để cắt băng gạc.


2. DỤNG CỤ DÙNG ĐỂ KẸP:
2.1. Kẹp Halsted (kẹp Mosquitoes):
- Có hai hình dạng: thẳng và cong.
- Mũi nhọn, răng chiếm hết cành.
- Dùng để cầm máu, bóc tách phẫu trường nhỏ, nông.

3


Huấn luyện kỹ năng Y khoa – SKILLSLAB – Module Hệ niệu và cân bằng nội môi
Kỹ năng thủ thuật

2.2. Kẹp Kelly:
- To hơn kẹp Halted.
- Có hai hình dạng: thẳng và cong.
- Răng to, chiếm ½ cành.
- Dùng để kẹp cầm máu phẫu trường nhỏ.
- Rất thông dụng, dùng để kẹp cầm máu, bóc tách.

2.3. Kẹp Crile:
- Tương đương kẹp Kelly.
- Có 2 hình dạng: thẳng và cong.
- Răng thô chiếm hết cành.
- Dùng để bóc tách, cầm máu diện cắt.

4


Huấn luyện kỹ năng Y khoa – SKILLSLAB – Module Hệ niệu và cân bằng nội môi
Kỹ năng thủ thuật


2.4. Kẹp Rochester – Pean:
- To hơn kẹp Crile và tương tự kẹp Crile.
- Răng thô hơn, chiếm hết cành.
- Dùng cầm máu diện cắt rộng, kẹp mô bỏ đi, kẹp giữ.

2.5. Kẹp Rochester – Carmalt:
- To như kẹp Rochester – Pean.
- Răng ở đầu cành đan chéo, răng dọc xuôi cành.
- Công dụng như kẹp Rochester – Pean.

2.6. Kẹp ruột (Clamp intestinal):
- Cành dài mảnh khảnh.
- Có hai hình dạng thẳng và cong.
- Răng xuôi hoặc xéo, hoặc đan chéo.
- Dùng để kẹp ruột mà không gây tổn thương thành
ruột.
2.7. Kẹp Babcock:
- Rất đặc thù, đầu kẹp được uốn vòng đặc biệt với khe hình tam giác.
- Dùng kẹp ruột thừa, kẹp dạ dày, vén tạng rỗng.
5


Huấn luyện kỹ năng Y khoa – SKILLSLAB – Module Hệ niệu và cân bằng nội môi
Kỹ năng thủ thuật

2.8. Kẹp Kocher:
- Có hai hình dạng: thẳng và cong.
- Tương tự như kẹp Crile nhưng có mấu nhọn ở đầu 2 cành.
- Dùng để kẹp giữ mô bỏ đi.


2.9. Kẹp Allis (Kẹp răng chuột):
- Dạng đặc thù với mấu răng nhọn ở đầu cành như răng chuột.
- Dùng để kẹp giữ mô bỏ đi, kẹp mô dưới da bộc lộ phẫu trường.

2.10. Kẹp xà mâu (Pine Right – angle):
- Răng chiếm ½ cành, đầu cành được uốn vuông góc với thân cành.
- Dùng đẻ bóc tách mạch máu, thần kinh, niệu quản.

6


Huấn luyện kỹ năng Y khoa – SKILLSLAB – Module Hệ niệu và cân bằng nội môi
Kỹ năng thủ thuật

2.11. Kẹp hình tim (Pince – en – Coeur):
- Đặc thù, đầu kẹp được uốn vòng hình tim.
- Cầm máu trong sản khoa.

2.12. Kẹp gắp sỏi:
- Đặc thù, đầu uốn cong nhiều dạng tương ứng hình dạng đường mật, đương niệu.
- Đầu có thể hình thìa hay hình vợt.
- Dùng để gắp sỏi đường mật, đường niệu.

2.13. Kẹp khăn (fixe champ):
- Hai đầu kẹp rất nhọn, dạng như hai càng cua.
- Dùng để kẹp giữ khăn mổ.
- Kẹp phải luôn bấm nếu không dùng đến vì rất dễ bị đâm vào tay.
7



Huấn luyện kỹ năng Y khoa – SKILLSLAB – Module Hệ niệu và cân bằng nội môi
Kỹ năng thủ thuật

2.14. Kẹp gạc (Porte Tampon) hay kẹp đầu vợt:
- Hình dạng giống kẹp hình tim nhưng dài hơn, đầu kẹp hình vợt có răng hoặc không.
- Dùng để gắp bông, gạc; Kẹp không có răng dùng để vén tạng.

2.15. Kẹp Bulldog:
- Kẹp giữ mạch máu trong phẫu thuật khâu nói mạch máu.

3. DỤNG CỤ ĐỂ KHÂU MAY:
3.1. Kẹp mang kim (Porte aiguille):
- Thân kẹp dài, cành ngắn và cứng rắn, đầu cành có nhiều răng mịn dọc, chéo, đan chéo.
- Dùng để kẹp kim khi khâu may.

8


Huấn luyện kỹ năng Y khoa – SKILLSLAB – Module Hệ niệu và cân bằng nội môi
Kỹ năng thủ thuật

3.2. Kẹp phẫu tích (Pine à disequée):
- Hình dạng như cây nhíp, đi cùng với kẹp mang kim, có dạng dài dạng ngắn.
-

Có 2 loại:
+ Kẹp phẫu tích không mấu: dùng để giữ kim, mô mềm mại.
+ Kẹp phẫu tích có mấu: dùng giữ kim, kẹp giữ da, kẹp giữ mô cứng chắc (cân).


3.3. Kim:
- Kim thẳng: thường có tiết diện đầu hình tròn
+ Nhiều kích cỡ.
+ Liền chỉ (serti) hoặc sỏ chỉ.
+ Uốn được hoặc không uốn được.
-

Kim cong:
+ Nhiều kích cỡ, nhiều độ cong.
+ Liền chỉ hoặc sỏ chỉ hoặc ấn chỉ.
+Tiết diện đầu hình tròn: Thường gọi là kim tròn, dùng để khâu bên trong cơ thể.
+ Tiết diện đầu hình tam giác: thường gọi là kim tam giác, dùng để khâu da.

3.4. Chỉ:
Nhiều cỡ số, gọi theo số 0, số 0 càng nhiều sợi chỉ càng nhỏ và ngược lại.
Chỉ tan: cơ thể có khả năng hấp thụ, thời gian hấp thụ tùy loại chỉ từ 7-14 ngày, đến
30-90 ngày.
+ Chỉ tan nhanh: chỉ plain.
+ Chỉ tan vừa: Chromic.
+ Chỉ tan chậm: Chỉ Safil, chỉ Vicryl…
Chỉ không tan: không hấp thụ, thường khâu da, đôi khi khâu bên trong cơ thể.
+ Chỉ Silk
+ Chỉ Cotton
9


Huấn luyện kỹ năng Y khoa – SKILLSLAB – Module Hệ niệu và cân bằng nội môi
Kỹ năng thủ thuật

+ Chỉ nylon

+ Chỉ kim loại
4. DỤNG CỤ DÙNG ĐỂ BANH:
4.1. Banh Farabeuf:
- Thân trơn láng, uốn vuông góc,
hai đầu không cân xứng, có nhiều cỡ, luôn đi từng đôi.
- Dùng để banh phẫu trường nông.

4.2. Banh Hartmann:
- Hình dạng là thanh kim loại tròn khép kín,
uốn cong hình Z, khá mảnh khảnh.
- Dùng để vén phúc mạc,
banh bụng tạm thời trong thì thám sát

4.3. Banh Richarson:
- Hình dạng vững chắc, có nơi tựa để cầm, với một đầu banh, với 2 đầu banh, bảng
banh phẳng và rộng.
- Dùng để banh bụng.

4.4 Banh Deaver:
- Hình như dấu hỏi với bảng banh phẳng.
- Dùng để vén tạng (như gan, lách).

10


Huấn luyện kỹ năng Y khoa – SKILLSLAB – Module Hệ niệu và cân bằng nội môi
Kỹ năng thủ thuật

4.5. Banh malleable:
- Là một mảnh kim loại dẻo có thể uốn được hình dạng mong muốn, rất tiện dụng.

- Dùng để banh bụng che chắn các tạng bên trong bụng, che ruột trong thì đóng
bụng…

4.6. Banh Balfour (mỏ neo):
- Hình dạng như mỏ neo, nhiều cỡ to nhỏ, bảng banh rất to và phẳng, thường đi
chung với bộ banh tự động (Gosset).
- Dùng để banh bụng, vén tạng như: Bàng quang trong sản khoa hay phẫu thuật vùng
bụng dưới. Đôi khi vén dạ dày và ruột về phía trên vùng thượng vị.

4.7. Banh tự động Gosset:
- Cành banh như banh Hartmann, được lắp chung với banh Balfour trong cùng hệ
thống ốc vis, có thể tăng giảm biên độ banh.
- Dùng để banh bụng không phải dùng lực tay kéo liên tục.

11


Huấn luyện kỹ năng Y khoa – SKILLSLAB – Module Hệ niệu và cân bằng nội môi
Kỹ năng thủ thuật

4.8. Banh Volkmann:
- Hình dạng như cái bồ cào “lão trư”.
- Dùng để banh cơ.

4.9. Banh hầu (banh Pharynx):
- Là một banh tự động.
- Dùng để banh vùng hầu họng, da đầu.

5. CÁC DỤNG CỤ THÔNG THƯỜNG KHÁC:
5.1. Các ống thông: Cỡ theo số F (1F=0,33 mm)

- Ống thông Nelaton: nhiều cỡ, thông dụng, thường để thông tiểu, đặt dẫn lưu tràn
dịch, tràn khí màng phổi.

12


Huấn luyện kỹ năng Y khoa – SKILLSLAB – Module Hệ niệu và cân bằng nội môi
Kỹ năng thủ thuật

- Ống thông Robinson: tương tự ống thông Nelaton nhưng cứng hơn, dùng để thông
tiểu trong các trường hợp chít hẹp niệu đạo.

- Ống thông Foley: thân ống có 2 ngã, 1 ngã thông thường, 1 ngã còn lại dùng để
bơm bong đầu ống thông, chèn nơi tiền liệt tuyến đã cắt bỏ đi trong phẫu thuật phì
đại tiền liệt tuyến.

- Ống thông Malecott: đầu thông hình cánh chồn, dùng dẫn lưu bàng quang ra da,
nuôi ăn trong mở dạ dày ra da.

- Ống thông Pezzer: đầu thông hình đầu rắn, công dụng tương tự như Malecott.

- Ống thông Kerh: ống thông chữ T, rất đặc thù dùng để dẫn lưu mật, ở đoạn ống mật
chủ trong dẫn lưu mật.

13


Huấn luyện kỹ năng Y khoa – SKILLSLAB – Module Hệ niệu và cân bằng nội môi
Kỹ năng thủ thuật


- Thông lòng máng: (canule de canella) thân có lòng máng, đuôi cánh bướm. Dùng
để bộc lộ tĩnh mạch.

5.2. Các ống dẫn lưu:
- Ống dẫn lưu (drain): là một ống chất dẻo, nhiều kích cỡ, thường dùng trong dẫn lưu
ổ bụng, ổ khớp, đầu – mặt – cổ; nguyên tắc dẫn lưu dựa vào sự chênh lệch áp lực của
dịch.
- Meche: là một dải sợi bông (cotton), hình dạng như sợi tim (bấc) đèn; dùng dẫn lưu
ổ áp xe, chèn cầm máu, nguyên tắc dẫn lưu dựa vào lực thấm của sợi bông.

- Penrose: là một ống hoặc bảng cao su mỏng, rất tiện dụng, có thể dẫn lưu nhiều nơi,
nguyên tắc dẫn lưu dựa vào lực mao dẫn.

14


Huấn luyện kỹ năng Y khoa – SKILLSLAB – Module Hệ niệu và cân bằng nội môi
Kỹ năng thủ thuật

- Penrose – Meche: là một meche luồn trong Penrose, dẫn lưu rất hiệu quả.
5.3. Các đầu ống hút:
Để lắp vào dây hút, hút dịch máu trong lúc mổ xẻ.
-

Đầu ống hút Poole: có vỏ với nhiều lỗ nhỏ lắp vào một nòng, dùng hút trong phẫu
thuật ngực bụng.

-

Đầu ống hút Yankauer: hình dáng đặc thù, dùng hút dịch trong phẫu thuật ngực

bụng.

-

Đầu ống hút Frazier: mảnh khảnh, dùng hút dịch ở phẫu thuật mặt, tai mũi họng,…

5.4. Bộ Krisaber:
Gồm thông nòng, nòng trong, nòng ngoài. Có nhiều cỡ số, dùng để đặt vào khí quản
trong phẫu thuật khai khí đạo.

15


Huấn luyện kỹ năng Y khoa – SKILLSLAB – Module Hệ niệu và cân bằng nội môi
Kỹ năng thủ thuật

5.5. Kim Trocar:
- Gồm nòng trong là một kim to nhọn, nòng ngoài hình ồng như một ống thông.
- Dùng để chọc thăm dò, dẫn lưu tràn dịch màng phổi…

5.6. Bộ Michel:
- Kiềm bấm kim Michel, gỡ kim.
- Kim Michel.
- Dòng kẹp da thay cho khâu da.

5.7. Que thăm dò vết thương:
- Que Probe, mềm mại, dễ uốn, dễ thăm dò vết thương, để dò đường dò hậu môn.

16



Huấn luyện kỹ năng Y khoa – SKILLSLAB – Module Hệ niệu và cân bằng nội môi
Kỹ năng thủ thuật

5.8. Kềm gặm xương (Pince Gouge):
- Kẹp to, cành và thân cứng rắn hình dạng như cây kềm.
- Dùng để gặm xương.

D. THỰC HÀNH:
-

Lần 1: 40 phút
SV chia thành nhóm , mỗi nhóm 2 SV học nhận biết dụng cụ phẫu thuật cơ bản.

-

Lần 2: (10 phút).
+ Chọn 1 SV cho nhận biết 1 số dụng cụ phẫu thuật cơ bản.
+ Các SV còn lại nhận xét và đóng góp ý kiến.

-

CBG nhận xét và tổng kết (15 phút).

E. ĐÁNH GIÁ:
Thi cuối module theo OSCE
F. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng phẫu thuật thực hành.
2. Cẩm nang phòng mổ.


17



×