Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

ĐỀ KSCL lớp 9 môn SINH học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.62 KB, 3 trang )

Đề khảo sát chất lượng môn sinh 9
Năm học 2018-2019
Chọn câu đúng trong các câu sau( Đáp án là ý có gạch chân)
Câu 1: Quá trình dịch mã tổng hợp protein diễn ra ở đâu trong tế bào?
A. Nhân.
B. Riboxom.
C. Mạng lưới nội chất.
D. Ty thể.
Câu 2. Đặc điểm chung của quá trình nhân đôi ADN và quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực là
A. Đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN của nhiễm sắc thể.
B. Đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.
C. Đều có sự tham gia của ADN pôlimeraza.
D. Đều diễn ra trên cả hai mạch của gen.
Câu 3: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen?
A. AaBb.
B. Aabb.
C. AABb.
D. aabb.
Câu 4. Một gen có 6800 nucleotit. Số lượng chu kỳ xoắn của gen theo mô hình Watson – Cric là
A. 340.

B. 338.

C. 680.

D. 200.

Câu 5: Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này
người ta đếm được 22 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong
tế bào này có kí hiệu là
A. 2n – 2


B. 2n – 1 – 1
C. 2n – 2 + 4
D. A,B đúng.
Câu 6: Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương
ứng được gọi là
A. lai phân tích.
B. lai khác dòng.
C. lai thuận-nghịch
D.lai cải tiến.
Câu 7: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương
phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F 1 lai phân
tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền
A. tương tác gen. B. phân li độc lập. C. liên kết hoàn toàn.
D. hoán vị gen.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về người đồng sinh ?
A. Những người đồng sinh cùng trứng không hoàn toàn giống nhau về tâm lý, tuổi thọ và sự biểu
hiện các năng khiếu.
B. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác
nhau thì các tính trạng đó do kiểu gen quy định là chủ yếu.
C. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác
nhau thì các tính trạng đó chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
D. Những người đồng sinh khác trứng thường khác nhau ở nhiều đặc điểm hơn người đồng sinh
cùng trứng.


Câu 9. Quá trình tổng hợp ARN diễn ra vào thời điểm nào của chu kỳ tế bào?
A. Kỳ đầu.
B. Kỳ giữa.
C. Kỳ sau.
D. Kỳ trung gian.

Câu 10. Dạng đột biến cấu trúc NST ít gây hậu quả nghiêm trọng nhất là
A. đột biến đảo đoạn.
B. đột biến lặp đoạn.
C. đột biến mất đoạn.
D. đột biến chuyển đoạn.
Câu 11. Đối với di truyền học, sự kiện đáng quan tâm nhất trong quá trình phân bào là :
A. Sự hình thành trung tử và thoi vô sắc.
B. Sự tan rã của màng nhân.
C. Sự nhân đôi, sự phân li và tổ hợp của NST.
D. Sự nhân đôi các cơ quan tử và sự phân
chia nhân.

Câu 12: Điều không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở mỗi người là: nhiễm sắc thể giới
tính
A. Chỉ gồm một cặp trong nhân tế bào.
B. Chỉ có trong các tế bào sinh dục.
C. Tồn tại ở cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY.
D. Chứa các gen qui định giới tính và các gen qui định tính trạng khác.
Câu 13: Theo quy luật PLĐL, xét phép lai ♂ AaBbCcDDEe
♀ aaBbCcddEE. Kiểu
gen AabbCcDdEE có tỉ lệ bao nhiêu?
A. 1/32
B. 1/64
C. 3/16
D. 9/16
Câu 14. Ở gà có bộ NST 2n=78. Một tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp một số
lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong
tất cả các giao tử là 19968. Tế bào sinh dục sơ khai đó đã nguyên phân với số lần là
A- 7.
B- 6.

C- 5.
D- 4.
Câu 15. Một gen dài 0,51µm, phân tử mARN tổng hợp từ gen này có hiệu số % giữa G và U là
20%, hiệu số % giữa X và A là 40%. Số nuclêôtit mỗi loại của gen là:
A. A = T = 300 ; G = X = 1200
B. A = T = 600 ; G = X = 900
C . A = T = 500 ; G = X = 1000
D. A = T = 700 ; G = X = 800
Câu 16: Dạng đột biến nào dưới đây là rất quý trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những
giống năng suất cao, phẩm chất tốt hoặc không hạt.
A. Đột biến gen.
B. Đột biến đa bội. C. Đột biến dị bội.
D. Thể ba nhiễm.
Câu 17. Giao phối gần hoặc tự thụ phấn lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống
do
A. Các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do tăng cường thể đồng hợp.
B. Các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.
C. Dẫn đến hiện tượng đột biến gen.
D. Tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.
Câu 18: Trong các quan hệ sau đây đâu là quan hệ cộng sinh
A.Trùng roi trong ruột mối
B. Địa y bám trên cành cây
C.Cá ép bám vào rùa biển
D.Dê và bò cùng ăn cỏ trên 1 cánh đồng
Câu 19. Tăng dân số quá nhanh không gây ra hậu quả nào sau đây
A. Năng suất lao động tăng
B. Thiếu nơi ở và lương thực.
C. Ô nhiễm môi trường.
D. Tắc nghẽn giao thông.
Câu 20. Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là quần thể sinh vật :



A. Các con ếch trên 1 cánh đồng .
C. Các con cá trong đầm.

B. Các cây cọ trên 1 quả đồi .
D. Những con sâu trong 1 thửa ruộng .



×