Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG MINH CÔNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI
MỚI TẠI HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG MINH CÔNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI
MỚI TẠI HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Trung Kiên
2. TS. Phan Xuân Hào

Thái Nguyên, năm 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Hoàng Minh Công

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, quan tâm và hướng
dẫn tận tình của thầy giáo TS. Trần Trung Kiên, TS. Phan Xuân Hào với cương
vị là người hướng dẫn khoa học, đã có nhiều đóng góp trong nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, Khoa Nông học, đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình tôi, bạn bè, đồng nghiệp…
luôn quan tâm, chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong thời gian tôi học tập
và nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày ……/……./2018
Tác giả luận văn

Hoàng Minh Công


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..............................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................5
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam .......................................6
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới .........................................................6
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam .........................................................8
1.2.4. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Hà Giang .............................................12
1.3. Tình hình nghiên cứu về giống ngô lai trên thế giới và ở Việt Nam .............13
1.3.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới .........................13
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về giống ngô lai ở Việt Nam ...............................17
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 25
2.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................25
2.1.1. Thí nghiệm khảo nghiệm giống ..............................................................25
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................25
2.2.1. Địa điểm tiến hành đề tài ........................................................................25
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ..............................................................................26

2.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................26
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................26
2.4.1. Phương pháp thí nghiệm.........................................................................26

iii


2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá ....................................28
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................31
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 32
3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô trong thí nghiệm
vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015 tại Bắc Quang - Hà Giang .........................32
3.1.1. Giai đoạn tung phấn, phun râu ...............................................................33
3.1.2. Giai đoạn chín sinh lý .............................................................................34
3.2. Một số đặc điểm hình thái của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu đông 2014
và vụ Xuân 2015 tại Bắc Quang – Hà Giang........................................................35
3.2.1. Chiều cao cây .........................................................................................36
Từ hình 3.1 có thể nhận thấy chiều cao cây của các giống tham gia thí nghiệm
có sự chênh lệch theo mùa vụ, vụ Xuân có chiều cao cây cao hơn so với vụ
Thu Đông. Mức chênh lệch chiều caotheo mùa vụ thể hiện rõ ở các giống. ...37
3.2.2. Chiều cao đóng bắp ................................................................................37
3.2.3. Số lá ........................................................................................................38
3.2.4. Chỉ số diện tích lá ...................................................................................39
3.3. Khả năng chống chịu của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông 2014 và vụ
Xuân 2015 tại Bắc Quang – Hà Giang .................................................................40
3.3.1. Sâu đục thân............................................................................................41
3.3.2. Sâu cắn râu (sâu đục bắp) .......................................................................42
3.3.3. Bệnh khô vằn ..........................................................................................42
3.3.4. Tỷ lệ đổ gẫy ............................................................................................43
3.4. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các giống ngô tham gia thí

nghiệm tại Bắc Quang – Hà Giang .......................................................................44
3.4.1. Trạng thái cây .........................................................................................45
3.4.2. Trạng thái bắp .........................................................................................45
3.4.3. Độ bao bắp ..............................................................................................45
3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí nghiệm tại
Bắc Quang – Hà Giang .........................................................................................46
3.5.1. Số bắp trên cây .......................................................................................47

iv


3.5.2. Chiều dài bắp ..........................................................................................48
3.5.3. Đường kính bắp ......................................................................................48
3.5.4. Số hàng trên bắp .....................................................................................49
3.5.5. Số hạt trên hàng ......................................................................................50
3.5.6. Khối lượng nghìn hạt (P1000 hạt).............................................................50
3.5.7. Năng suất lý thuyết .................................................................................51
3.5.8. Năng suất thực thu ..................................................................................52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 54
1. Kết luận .............................................................................................................54
2. Đề nghị ..............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 59

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CCC


: Chiều cao cây

CCĐB

: Chiều cao đóng bắp

CIMMYT

: International Maize and Wheat Improvement Center
(Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ Quốc tế)

cs

: Cộng sự

CSDTL

: Chỉ số diện tích lá

CV

: Coefficient of Variantion (Hệ số biến động)

Đ/c

: Đối chứng

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations

(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc)

IPRI

: International Rice Research Institute
(Viện nghiên cứu lúa quốc tế)

LSD.05

: Least Significant Difference
(Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 95%)

NS

: Năng suất

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

P

: Probability (xác suất)

P1000 hạt


: Khối lượng 1000 hạt

PTNT

: Phát triển nông thôn

QPM

: Quality Protein Maize (ngô chất lượng Protein cao)

TĐ14

: Thu Đông 2014

USDA

: United State Department of Agriculture
(Bộ Nông nghiệp Mỹ)
X15

: Xuân 2015

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô thế giới 2012 - 2016 ..................................................6
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở các châu lục trên thế giới năm 2016......................7
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất ngô ở một số nước trên thế giới năm 2016 .....................8
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 ...........................9

Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngô của các vùng sinh thái năm 2017 ...........................11
Bảng 1.6. Sản xuất ngô của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 - 2017 ...............................13
Bảng 2.1 Nguồn gốc các tổ hợp lai thí nghiệm .............................................................25
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngô lai tại Hà Giang ....................33
Bảng 3.2: Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ
Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015 tại Bắc Quang – Hà Giang ...................35
Bảng 3.3: Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu
Đông 2014 và vụ Xuân 2015 tại Bắc Quang – Hà Giang ...........................38
Bảng 3.4: Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu
Đông 2014 và vụ Xuân 2015 tại Bắc Quang – Hà Giang ...........................41
Bảng 3.5: Khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệmvụ Thu Đông 2014
và vụ Xuân 2015 tại Bắc Quang – Hà Giang ..............................................43
Bảng 3.6: Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các giống ngô thí nghiệm
vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015 tại Bắc Quang – Hà Giang......................44
Bảng 3.7: Các yếu tố cấu thành năng suất ngô thí nghiệm vụ Thu Đông 2014
tại Bắc Quang – Hà Giang ...........................................................................47
Bảng 3.8: Các yếu tố cấu thành năng suất ngô thí nghiệm vụ Xuân 2015 tại
Bắc Quang – Hà Giang.................................................................................49
Bảng 3.9: Năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông 2014 và vụ
Xuân 2015 tại Bắc Quang – Hà Giang ........................................................51

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ so sánh chiều cao cây của các giống tham gia thí nghiệm
vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015. ........................................................ 36
Hình 3.2: Biểu đồ so sánh chiều cao đóng bắp của các giống tham gia thí
nghiệm vụ Thu Đông 2014 và vụ Xuân 2015. ........................................... 37
Hình 3.3: Biểu đồ so sánh số lá của các giống tham gia thí nghiệm vụ Thu

Đông 2014 và Xuân 2015 tại Bắc Quang – Hà Giang ............................... 39
Hình 3.4: Biểu đồ so sánh chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống tham gia thí
nghiệm vụ Thu Đông 2014 và Xuân 2015 tại Bắc Quang – Hà Giang ........... 40
Hình 3.5: Biểu đồ năng suất lý thuyết của các giống ngô lai thí nghiệm vụ
Thu Đông 2014 và Xuân 2015 tại Bắc Quang – Hà Giang ....................... 52
Hình 3.6: Biểu đồ năng suất thực thu của các giống ngô lai thí nghiệm vụ Thu
Đông 2014 và Xuân 2015 tại Bắc Quang – Hà Giang ............................... 53

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây lương thực quan trọng, cung cấp
lương thực cho con người và thức ăn cho vật nuôi. Ngô còn là nguồn nguyên liệu
cho ngành công nghiệp lương thực - thực phẩm - dược phẩm và công nghiệp nhẹ.
Hiện nay, ngô đang được quan tâm đặc biệt với vai trò là nguồn nguyên liệu để sản
xuất nhiên liệu sinh học.
Với ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế, cùng với tính thích ứng rộng và tiềm
năng năng suất cao, cây ngô được hầu hết các quốc gia trên thế giới gieo trồng (166
nước) và diện tích ngày càng mở rộng. Năm 2016, sản xuất ngô thế giới đạt diện
tích 181,4 triệu ha, năng suất 57,3 tạ/ha và sản lượng 1.040,2 triệu tấn (FAO,
USDA, 2018) [26], [27].
Ở Việt Nam, ngô tuy chỉ chiếm 12,9% diện tích cây lương thực có hạt, nhưng
có ý nghĩa quan trọng thứ hai sau cây lúa. Năng suất ngô đến cuối những năm 1970
chỉ đạt 10 tạ/ha do vẫn trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc
hậu. Từ những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc
tế (International Maize and Wheat Improvement Center) nhiều giống ngô cải tiến đã
được trồng ở nước ta, góp phần nâng năng suất lên gần 15 tạ/ha vào đầu những năm
1990. Tuy nhiên, năng suất ngô của nước ta vẫn thấp hơn trung bình thế giới, năm

2016 đạt 78,5% (45/57,3 tạ/ha) (FAOSTAT, 2018)[26]. Về sản lượng, tuy tốc độ tăng
khá nhanh, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước còn tăng với
tốc độ cao hơn nhiều. Nếu như vào năm 1996, sản lượng ngô chưa đến 1,6 triệu tấn
ngô, nhưng ta đã xuất trên 300 nghìn tấn, thì những năm qua, mặc dầu sản lượng đã
đạt đến gần 5 trịệu tấn/năm, ta vẫn phải nhập từ 7 - 8 triệu tấn ngô/năm. Năm 2014,
Việt Nam nhập 4,764 triệu tấn, tổng giá trị nhập khẩu là 1,22 tỷ đô la Mỹ, năm
2015, nhập 7,595 triệu tấn trị giá 1,645 tỷ đô la Mỹ (Tổng cục thống kê, 2018)[25].
Năm 2016, Việt Nam nhập 8,3 triệu tấn ngô. Nhu cầu ngô ở nước ta trong thời gian

1


tới là rất lớn. Theo chiến lược của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm
2020 sản lượng ngô của Việt Nam cần đạt 8 - 9 triệu tấn/năm để đảm bảo cung cấp
đầy đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước.
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc với diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2,
địa hình chủ yếu là núi đá và cao nguyên, diện tích canh tác ít. Dân số là 724.537
người, đa số là các dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ văn hóa còn thấp, việc áp
dụng khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn. Ở tỉnh Hà Giang, ngô là cây
lương thực chính chỉ đứng sau cây lúa. Năm 2016, diện tích ngô là 53,5 nghìn
ha, năng suất đạt 34,6 tạ/ha, sản lượng 185,1 nghìn tấn. Với diện tích trồng ngô
lớn nhất vùng Đông Bắc nhưng năng suất ngô của tỉnh bằng 76,4% so với trung
bình cả nước (Tổng cục thống kê, 2018)[25]. Tỷ lệ sử dụng giống ngô lai trong
sản xuất toàn tỉnh chiếm khoảng 75%.
Sản xuất ngô ở Hà Giang còn gặp khá nhiều khó khăn, vì phần lớn diện tích
ngô được trồng trên đất dốc, phụ thuộc chủ yếu vào nước trời, đầu tư thâm canh
thấp, Những nghiên cứu về các yếu tố sinh học, sinh thái, biện pháp kỹ thuật canh
tác cho việc phát triển ngô ở Hà Giang đến nay còn ít, không có hệ thống, ít được
ứng dụng vào thực tiễn sản suất. Công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật về giống mới và các biện pháp canh tác thiếu đồng bộ, chưa thật phù hợp với

điều kiện sinh thái và kinh tế của vùng, dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Huyện Bắc Quang có địa hình địa mạo tương đối phức tạp so với địa hình của
tỉnh Hà Giang nói chung có thể chia thành 3 dạng địa hình như sau.
Địa hình, địa mạo - Địa hình núi cao trung bình: Tập trung nhiều ở các xã Tân
Lập, Liên Hiệp, Đức Xuân với độ cao từ 700m đến 1.500m có đọ dốc trên 250, chủ
yếu là đá Grannit, đá vôi và phiến thạch. Địa hình đồi núi thấp: Có độ cao từ 100m
đến 700m, phân bổ ở tất cả các xã, địa hình đồi bát up, lượn sóng thuận lợi cho phát
triển các loại cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Địa hình thung lũng: Gồm
các dải đất bằng thoải, lượn sóng ven sông lô, sông con và suối sảo. Địa hình khá

2


bằng phẳng có điều kiện giữ nước và tưới nước trên hầu hết diện tích đất đã được
khai thác trồng lúa và trồng màu.
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, được chia thành 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình
khoảng từ 22,5 đến 23,0 độ C. Lượng mưa trung bình khoảng 4.665 5.000mm/năm, huyện Bắc Quang là một trong những vùng có số ngày mưa nhiều
nhất ở Việt Nam, khoảng từ 180 đến 200 ngày/năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5
đến tháng 11 hàng năm, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa của cả năm. Huyện
Bắc Quang có diện tích tài nguyên rừng rất lớn, tính cả diện tích đất đồi núi chưa sử
dụng, có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp thì huyện Bắc Quang có
khoảng 85.200 ha, chiếm 78% diện tích đất tự nhiên.
Năm 2016, diện tích ngô là 3.200 ha trong đó trồng thâm canh là 3.010 ha,
trồng bằng các giống ngô lai là 2.676,6 ha, năng suất đạt 39.0 tạ/ha, sản lượng
12.479,9 tấn.
Để đáp ứng nhu cầu về ngô ngày càng tăng của tỉnh Hà Giang, cần thiết phải
đưa thêm vào sản xuất các giống ngô lai mới có năng suất cao, có thời gian sinh
trưởng trung bình sớm để phù hợp với điều kiện sinh thái và cơ cấu mùa vụ của tỉnh
Hà Giang. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu
khả năng sinh trưởng và phát triển một số giống ngô lai mới tại huyện Bắc

Quang, tỉnh Hà Giang” .
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được giống ngô lai ưu tú có thời gian sinh trưởng trung bình, cho năng
suất cao và ổn định, thích nghi với điều kiện sinh thái vùng thấp tỉnh Hà Giang.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài sẽ bổ sung thêm dữ liệu khoa học về các giống ngô lai ở điều kiện miền
núi phía Bắc.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài sẽ chọn được 1 giống ngô lai mới có khả năng sinh trưởng, phát triển

3


tốt, cho năng suất cao và ổn định, thích nghi với điều kiện Hà Giang nói riêng và
vùng miền núi phía Bắc nói chung, góp phần mở rộng diện tích các giống ngô mới
làm tăng hiệu quả sản xuất.
- Đề tài sẽ góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ nhằm khai thác hết
tiềm năng đất đai, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ nông dân
vùng miền núi.

4


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp, giống có vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao
năng suất và sản lượng cây trồng. Khả năng thích ứng của giống với các điều kiện
sinh thái rất khác nhau. Vì vậy, muốn phát huy hiệu quả tối đa của giống, cần tiến

hành nghiên cứu và đánh giá khả năng thích ứng cũng như tiềm năng năng suất của
các giống mới trước khi đưa ra sản xuất đại trà, từ đó tìm ra những giống thích hợp
nhất đối với từng vùng sinh thái.
Ngày nay sản xuất ngô muốn phát triển theo hướng hàng hoá với sản lượng cao,
quy mô lớn nhằm phục vụ nhu cầu thị trường, cần phải có các biện pháp hữu hiệu
như thay thế các giống cũ, năng suất thấp bằng các giống mới năng suất cao, chống
chịu tốt. Đặc biệt là ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, sử dụng giống có khả
năng chống chịu tốt, cho năng suất cao sẽ góp phần phát huy hiệu quả kinh tế của
giống, đồng thời góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Trong những năm gần đây, việc chọn tạo và đưa vào thử nghiệm vào sản xuất
những giống ngô lai mới có năng suất cao, ổn định và thích nghi với những vùng sinh
thái khác nhau là vấn đề rất quan trọng góp phần đưa nhanh các giống ngô tốt vào sản
xuất đại trà nhằm nâng cao năng suất, sản lượng ngô. Vì vậy cần phải đánh giá một
cách khách quan, kịp thời có cơ sở khoa học về những giống mới ở các vùng khác
nhau nhằm đánh giá tính khác biệt, độ đồng nhất, độ ổn định, khả năng thích ứng, khả
năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận cũng như chất lượng và
hiệu quả kinh tế của giống mới.
Để xác định được những giống ngô lai có triển vọng đưa vào sản xuất đại trà,
góp phần làm tăng năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Hà Giang, chúng tôi tiến hành
thực nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai thí nghiệm
trong điều kiện sinh thái của tỉnh.
Xuất phát những cơ sở khoa học trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài này.

5


1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Cây ngô có địa bàn phân bố và thích ứng rộng rãi, trải rộng hơn 90 vĩ tuyến từ
dưới 40o Nam (lục địa Châu Úc, Nam Châu Phi), ở Liên Xô (cũ) và Canada đến 58o

Bắc, ở Nam bán cầu (Newzealand) ngô được trồng đến vĩ độ 42 - 43o. Ngoài ra, ngô
còn là cây điển hình ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật mới về các lĩnh
vực: Di truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơ giới hóa… vào công tác
nghiên cứu và sản xuất.
Ngô là cây trồng có tỷ lệ tăng trưởng khá nhanh cả về diện tích, năng suất và
sản lượng. Giai đoạn 2012 – 2016 tỷ lệ tăng trưởng về diện tích là 2,4%; năng suất
15,9% và sản lượng là 18,8%.
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất ngô thế giới 2012 - 2016
Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2012

177,0

49,4

875,1


2013

184,2

55,2

1.016,7

2014

183,3

56,6

1.038,3

2015

177,7

54,1

960,7

2016

181,4

57,3


1.040,2

Năm

Nguồn: FAOSTART (2018), USDA (2018)[26],[27]
Năng suất ngô thế giới tăng lên qua các thời kỳ đã cho thấy các tiến bộ kỹ thuật
đã được áp dụng trong canh tác ngô, đặc biệt là sự thay đổi về giống. Các giống ngô
lai đã được trồng phổ biến trên thế giới thay thế các giống thụ phấn tự do năng suất
thấp. Ở Mỹ và các nước phát triển khác ngô lai được phổ biến và mở rộng nhanh
chóng. Năm 1933, ngô lai ở vùng vành đai ngô ở Mỹ chỉ chưa đầy 1% nhưng 10 năm
sau đã đạt 78%. Đến năm 1965, 100% diện tích ngô vùng vành đai và 95% diện tích
ngô toàn nước Mỹ đã trồng ngô lai.

6


Cây ngô được trồng rộng rãi trên toàn thế giới, nhưng có sự phân bố không
đồng đều giữa các châu lục. Do trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng đầu tư
kinh tế vào sản xuất ngô của mỗi châu lục khác nhau nên diện tích, năng suất,
sản lượng ngô giữa các châu lục trên thế giới có sự chênh lệch rất lớn.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở các châu lục trên thế giới năm 2016
Vùng
Châu Mỹ
Châu Á
Châu Âu
Châu Phi
Châu Úc

Diện tích


Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

70,1

78,1

547,4

63,5

51,1

324,1

17,7

66,2

117,4

36,3


19,3

70,6

0,08

81,7

0,6

Nguồn: FAOSTAT, 2018[26]
Châu Mỹ dẫn đầu về diện tích (70,1 triệu ha) và sản lượng ngô (547,4triệu
tấn). Châu Á năng suất chỉ đứng thứ 4 (hơn Châu Phi) nhưng diện tích trồng ngô
lớn thứ 2 đạt 63,5triệu ha. Châu Úc có diện tích ngô thấp nhất (0,08 triệu ha) nhưng
năng suất (81,7 tạ/ha) cao nhất. Diện tích trồng ngô của châu Phi đạt 36,3 triệu ha
nhưng trình độ canh tác còn lạc hậu nên năng suất ngô chỉ đạt 19,3 tạ/ha, chỉ bằng
24,7% năng suất so với Châu Mỹ.
Xu hướng phát triển sản xuất ngô trên thế giới có nhiều thay đổi, trước đây sản
lượng ngô tập trung chủ yếu ở Mỹ (chiếm 50% sản lượng ngô của thế giới) nhưng
khoảng 20 năm trở lại đây diện tích và sản lượng ngô tăng đáng kể ở các khu vực
khác nhau, tốc độ tăng trưởng cao được đánh dấu ở các nước khu vực Châu Á đặc
biệt là Trung Quốc, Ấn Độ. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng ngô ở các nước
đang phát triển ngày càng tăng, vì vậy để đáp ứng nhu cầu của xã hội cần phải tăng
sản lượng ngô theo hướng nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích bằng cách khai
thác tiềm năng năng suất của giống với điều kiện thâm canh tối ưu nhất.

7


Bảng 1.3: Tình hình sản xuất ngô ở một số nước trên thế giới năm 2016

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Mỹ

35,2

109,6

384,8

Trung Quốc

36,8

59,7

219,6

Brazil


16,7

51,8

86,5

Mexico

7,5

34,7

26,0

Indonesia

3,5

29,6

10,2

Canada

1,3

99,6

13,2


Nước

Nguồn: Số liệu thống kê của USDA (2018)[27]
Mỹ là nước đứng đầu thế giới về sản lượng, Mỹ cũng là một trong những nước
có năng suất ngô cao trên thế giới. Năm 2016, năng suất ngô của Mỹ đạt 109,6 tạ/ha
trên diện tích gieo trồng là 35,1 triệu/ha và sản lượng đạt 384,8 triệu tấn.
Trung Quốc là nước có diện tích đứng đầu thế giới (36,8 triệu ha) tuy nhiên do
năng suất thấp hơn Mỹ (đạt 59,7 tạ/ha) nên sản lượng ngô của Trung Quốc đứng thứ
hai trên thế giới sau Mỹ.
Hiện nay, Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia có diện tích trồng ngô lớn nhất và
cao gấp nhiều lần so với các quốc gia khác trên thế giới. Các nước khác như Đức, Hy
Lạp, Israel,.... mặc dù năng suất ngô cao nhưng sản lượng vẫn còn thấp do diện tích
trồng ngô chưa được mở rộng.
Những quốc gia dẫn đầu về năng suất ngô như: Israel 340,97 tạ/ha, Kuwait
307,5 tạ/ha, Netherlands 123,4 tạ/ha, Qatar 128 tạ/ha, Tajikistan 121,9 tạ/ha...
(FAOSTAT, 2018)[26].
1.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Cây ngô được trồng ở Việt Nam cách đây khoảng 300 năm, mặc dù đã có lịch sử
phát triển rất lâu đời nhưng do cây lương thực quan trọng là cây lúa nước nên trước
kia cây ngô chưa được chú trọng. Những năm gần đây cây ngô đã được quan tâm
trong sản xuất nông nghiệp bởi hai ưu thế đặc biệt, đó là tiềm năng về năng suất và
giá trị sử dụng.

8


Ở Việt Nam, cây ngô được trồng ở tất cả các vùng, các tỉnh trong cả nước.
Qúa trình phát triển sản xuất ngô của Việt Nam từ năm 1960 đến nay có thể chia
làm 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1960 - 1980: Diện tích trồng ngô đã được mở rộng, năm 1960 diện

tích ngô của cả nước là 197,6 ngàn ha, nhưng đến năm 1980 đã tăng gấp đôi (389,6
ngàn ha). Giai đoạn này các giống ngô sử dụng trong sản xuất chủ yếu là các giống
địa phương và một số giống tổng hợp, hỗn hợp nên năng suất ngô còn rất thấp chỉ
đạt 10-11 tạ/ha.
Giai đoạn 1980 - 1992: Diện tích ngô tăng chậm, từ 389,6 ngàn ha (1980) lên
478,0 ngàn ha (1992). Tuy nhiên, do phần lớn diện tích trồng ngô sử dụng giống
ngô thụ phấn tự do cải tiến nên năng suất ngô đã tăng từ 11 tạ/ha (năm 1980) lên
15,6 tạ/ha (năm 1992).
Giai đoạn 1993 đến nay: Do nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi ngày càng tăng, do
lợi nhuận mà sản xuất ngô mang lại và do có các chính sách hỗ trợ của chính phủ,
sản xuất ngô của Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt.
Trong những năm qua cây ngô đã được quan tâm cả về bề rộng lẫn chiều
sâu. Diện tích trồng ngô tăng rất nhanh, từ 496.500 ha (năm 1993) lên 1.099,9
nghìn ha (năm 2017). Năng suất ngô năm 2017 đạt 46,7 tạ/ha và tổng sản lượng
đạt 5,13 triệu tấn.
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1000 ha)

(tạ/ha)

(1000 tấn)

2013


1.170,4

44,4

5191,2

2014

1.179,0

44,1

5.202,3

2015

1.178,9

44,8

5.287,2

2016

1.152,7

45,5

5.246,5


2017

1.099,9

46,7

5.131,9

Năm

Nguồn: Tổng cục thống kê (2018)[25]

9


Từ năm 1993 đến nay tỷ lệ tăng trưởng trong sản xuất ngô của nước ta rất
nhanh. Để đạt được các kết quả trên là do Đảng và nhà nước đã những chính sách
đúng đắn khuyến khích sản xuất phát triển. Ngoài ra còn do sự nỗ lực của các nhà
khoa học đã đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt việc thay thế các
giống ngô thụ phấn tự do năng suất thấp bằng các giống ngô lai đã góp phần tăng
nhanh tổng sản lượng ngô ở nước ta.
Cuộc cách mạng về ngô lai ở Việt Nam đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy
ngành sản xuất ngô, góp phần đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, tăng
thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo đặc biệt đối với đồng bào
miền núi. Sự phát triển ngô lai ở nước ta đã được Trung tâm cải tạo giống ngô và
lúa mì Quốc tế (CIMMYT) và tổ chức Nông Lương liên hiệp quốc (FAO) đánh giá
rất cao. Trong vòng 10 năm, bắt đầu từ năm 1993 nước ta mới đưa ngô lai vào sản
xuất đại trà với 12% diện tích, nhưng đến năm 2014 diện tích này đã đạt trên 95%.
Hiện nay chúng ta đã đuổi kịp các nước trong khu vực về trình độ nghiên cứu tạo
giống ngô lai và đang ở giai đoạn đầu sử dụng công nghệ cao trong tạo giống (công

nghệ gen, nuôi cấy bao phấn và noãn).
Việt Nam là một nước nằm trong vùng sinh thái nhiệt đới thấp có vĩ độ 8030'
đến 23023' Bắc và 102,1 đến 109,2 độ kinh đông, nên khí hậu mang tính đặc trưng
nóng và ẩm. Căn cứ vào điều kiện đất đai và khí hậu, sản xuất ngô ở nước ta được
chia ra làm 6 vùng ngô chính.
Nhìn chung sản xuất ngô ở các vùng trong cả nước đều có sự chuyển biến rõ
rệt, diện tích, năng suất và sản lượng năm 2014 của tất cả các vùng đều tăng lên so
với những năm trước đó. Tuy nhiên do điều kiện đất đai và khí hậu khác nhau nên
sản xuất ngô phát triển không đều giữa các vùng và không tương xứng với điều kiện
tự nhiên. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có diện tích trồng ngô lớn nhất với
514,7 nghìn ha chiếm 43,7 % diện tích trồng ngô của cả nước nhưng đây cũng là
vùng có năng suất ngô thấp nhất, năng suất ngô năm 2014 đạt 36,7 tạ/ha bằng 83,2 %
năng suất ngô trung bình của cả nước do ngô chủ yếu được trồng trên các nương rẫy
có độ dốc lớn, khó thâm canh và ít được thâm canh.

10


Bảng 1.5: Tình hình sản xuất ngô của các vùng sinh thái năm 2017
Diện tích
(nghìn ha)
87,5

Năng suất
(tạ/ha)
49,1

Sản lượng
(nghìn tấn)
429,5


490,1

38,7

1.896,2

200,0

45,6

911,3

216,4

57,2

1.237,9

Đông Nam Bộ

70,8

64,5

456,7

ĐB sông Cửu Long

35,1


57,1

200,3

Vùng
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và duyên hải
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018[25]
Trung du và miền núi phía Bắc có diện tích trồng ngô lớn nhất cả nước (490,1
nghìn ha) sản lượng ngô đứng đầu (1.896,2nghìn tấn) nhưng năng suất ngô ở đây
thấp nhất so với cả nước. Năng suất ngô thấp do chủ yếu cây ngô được trồng trên
đất dốc, không chủ động về nước tưới và điều kiện chăm sóc, ngoài sản xuất ngô ở
đây còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông chưa được
đầu tư đúng mức.
Đông Nam Bộ là khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước, quy mô sản xuất
nông nghiệp ở đây mang tính cơ giới hóa cao, sản xuất hàng hóa, năng suất ngô của
Đông Nam Bộ năm 2017 đạt 64,5tạ/ha cao nhất trên cả nước, cây ngô ở đây phải
cạnh tranh với các loại cây công nghiệp có giá trị khác như hồ tiêu, điều, cà phê,…
nên diện tích trồng ở khu vực Đông Nam Bộ khó được mở rộng.
Sản lượng ngô ở Tây Nguyên năm 2017 đạt 1.237,9 nghìn tấn, đứng thứ 2 sau
trung du và miền núi phía Bắc. Trước kia sản xuất nông nghiệp ở đây còn nhiều bất
cập, nhiều diện tích đất có khả năng trồng ngô chưa được tận dụng, mặc dù không có
sự cạnh tranh giữa cây ngô với cây công nghiệp dài ngày. Nhưng trong một vài năm
gần đây, do cây công nghiệp dài ngày, nhất là cây cà phê gặp nhiều khó khăn trong
sản xuất và xuất khẩu nên người dân ở đây đã chú ý đến phát triển sản xuất ngô. Tuy

nhiên sản xuất ngô ở đây cũng gặp phải 1 số khó khăn nhất định như gặp mưa khi thu
hoạch vụ ngô gieo trồng vào tháng 4, gặp hạn cuối vụ đối với vụ ngô gieo trồng tháng

11


7, vì vậy để phát triển sản xuất ngô của vùng này cần có bộ giống ngắn ngày, lá bi kín
để thu hoạch và bảo quản an toàn ở vụ 1 và tránh được hạn ở vụ 2, đồng thời trang
bị các cơ sở chế biến để đảm bảo chất lượng ngô sau thu hoạch.
1.2.4. Tình hình sản xuất ngô của tỉnh Hà Giang
Cùng với sự phát triển ngô trong cả nước, tỉnh Hà Giang trong những năm gần
đây tỉnh cũng rất quan tâm phát triển sản xuất ngô và đã thu được nhiều kết quả nhất
định nhờ có các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, được nông dân ứng dụng mạnh mẽ
vào sản xuất ngô cho nên diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên địa bàn toàn tỉnh
tăng nhanh trong những năm gần đây.
Qua bảng 1.6 cho thấy: Từ năm 2010 đến năm 2017 diện tích ngô của tỉnh Hà
Giang tăng từ 47,56 nghìn ha đến 53,7 nghìn ha. Năng suất ngô của tỉnh tăng đều từ
28,7 tạ/ha năm 2010 lên 34,7 tạ/ha vào năm 2017. Sản lượng tăng từ 136,34 nghìn tấn
lên 186,1 nghìn tấn vào năm 2017. Tuy nhiên năng suất ngô của tỉnh Hà Giang vẫn
thấp hơn nhiều so với năng suất ngô của cả nước, năng suất ngô hiện tại của tỉnh chỉ
bằng 76,4% năng suất ngô của cả nước. Những năm gần đây tại tỉnh Hà Giang cây
ngô đã được Đảng bộ và chính quyền tỉnh đặc biệt chú trọng quan tâm và đầu tư phát
triển đã đạt được những thành tựu như vậy đó chính là nhờ áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật mới vào sản xuất ngô như: Sử dụng các giống mới, kỹ thuật canh tác.
Tuy nhiên sản xuất ngô ở Hà Giang cần được quan tâm và đầu tư phát triển nhiều
hơn, mạnh hơn nữa như: Tăng diện tích gieo trồng ngô xuống ruộng 1 vụ, gieo
trồng ngô trên đất đồi, đất bãi ở vụ hè thu. Sử dụng giống mới, thâm canh tăng
năng suất nhằm khai thác tối đa tiềm năng đất sẵn có của tỉnh đặc biệt là những
huyện vùng thấp.
Ngoài việc thâm canh ngô lai ở những vùng thuận lợi, cần tăng cường sử dụng

các giống ngô thụ phấn tự do cải tiến ở những vùng khó khăn, nhằm tăng năng suất,
sản lượng và chất lượng ngô, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm
nghèo cho nông dân. Đặc biệt phải tiến hành nghiên cứu các tổ hợp phân bón cho ngô
lai, kết hợp nghiên cứu các phương thức trồng xen và mở rộng những nghiên cứu ra
sản xuất nhằm đảm bảo nhu cầu an ninh lương thực, đồng thời nâng cao được chất

12


lượng lương thực cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, đặc biệt góp phần giảm giá
thành sản phẩm ngành chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế của tỉnh.
Bảng 1.6. Sản xuất ngô của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 - 2017

2010

Diện tích
(nghìn ha)
47,4

Năng suất
(tạ/ha)
28,6

Sản lượng
(nghìn tấn)
136,3

2011

49,9


31,1

155,3

2012

52,5

32,1

168,7

2013

52,6

33,6

176,9

2014

54,2

32,9

178,4

2015


54,8

34,0

186,5

2016

53,5

34,6

185,2

2017

53,7

34,7

186,1

Năm

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018[25]
Trong những năm gần đây Hà Giang đã chuyển đổi cơ cấu giống, sử dụng các
giống ngô lai năng suất cao như: LVN10, LVN146, LVN885, MX4, MX6… ngoài ra
còn một số giống ngô nhập nội như: Bioseed 9698, DK9901, DK414, DK6919,
CP989, CP888, CP999, NK4300, NK66, NK67, NK7328, NK54, C919, SSC131,

CP501, DK9901, DK9955,… các giống này đã được áp dụng và đưa vào sản xuất
trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, trong tỉnh còn sử dụng giống ngô thuần như Q2,
giống địa phương.
1.3. Tình hình nghiên cứu về giống ngô lai trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới
Vào những năm 60 của thế kỷ 20 các nhà khoa học đã nghiên cứu ngô trên thế
giới đã phát triển được nhiều dòng đơn thuần ưu tú, tạo cơ hội cho việc sử dụng giống
lai đơn vào sản xuất thay thế cho lai kép vì lai đơn đồng đều hơn và cho năng suất cao
hơn lai kép. Chỉ trong vòng 10 năm lai kép đã bị thay thế gần như hoàn toàn bởi lai
đơn và lai đơn cải tiến.
Tiến bộ khoa học về ngô lai được phổ biến và mở rộng nhanh chóng ở Mỹ và
các nước phát triển khác. Năm 1933, ngô lai ở vùng vành đai ngô ở Mỹ chỉ chưa đầy

13


1% nhưng 10 năm sau đã đạt 78%. Đến năm 1965, 100% diện tích ngô vùng vành đai
và 95% diện tích ngô toàn nước Mỹ đã trồng ngô lai. Chính nhờ thay thế các giống
thụ phấn tự do bằng các giống ngô lai mà năng suất của Mỹ năm 1981 đã đạt 68,8
tạ/ha, tăng 4,6 lần so với năm 1933.
Kế tục sự nghiệp vẻ vang và sáng tạo của thế hệ cha anh đi trước, các nhà khoa
học Hoa Kỳ đương đại như: Sprague, Duvick, Hallauer đã có nhiều thành tích được
cả thế giới ghi nhận, Hallauer đã tạo và chuyển giao hơn 30 dòng thuần. Dòng thuần
của Hallauer được sử dụng nhiều nhất trong các giống lai thương mại ở phía Bắc
vùng vành đai ngô Hoa Kỳ, ở vùng ôn đới Châu Âu và Trung Quốc (trích theo Ngô
Hữu Tình, 2009) [14].
Năm 1966, trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mì quốc tế (CIMMYT) được
thành lập tại Mexico. Từ khi thành lập đến nay, CIMMYT đã xây dựng, cải thiện và
phát triển khối lượng lớn nguồn nguyên liệu, vốn gen, các giống thí nghiệm, cung cấp
cho khoảng hơn 80 nước trên thế giới thông qua mạng lưới khảo nghiệm giống Quốc

tế. Các nguồn nguyên liệu mà chương trình ngô CIMMYT cung cấp cho các nước là
cơ sở cho chương trình tạo dòng và giống lai. Trung tâm này đã nghiên cứu đưa ra
giải pháp, tạo giống ngô thụ phấn tự do (OPV) làm bước chuyển tiếp giữa giống địa
phương và ngô lai. Dòng thuần là nguyên liệu được sử dụng trong chọn tạo giống ngô
lai cũng được chú trọng. Theo điều tra của Bauman năm 1981, ở Mỹ các nhà tạo
giống đã sử dụng 15% quần thể có nguồn di truyền rộng, 16% từ quần thể có nền di
truyền hẹp, 14% từ quần thể của các nguồn ưu tú, 39% từ tổ hợp lai của các dòng ưu
tú và 17% từ quần thể hồi giáo để tạo dòng (trích theo Bauman, 1981) [21].
Bên cạnh đó các nhà chọn tạo giống ngô tại CIMMYT còn nghiên cứu phát
triển các giống ngô hàm lượng protein cao (Quality Protein Maize). Cách đây hơn 3
thế kỷ, những nghiên cứu về ngô Quality Protein Maize. Đã được tiến hành sau khi
khám phá ra đột biến gen lặn Opapue 2 và gen trội không hoàn toàn Floury 2 ở ngô.
Những gen này quy định hàm lượng đạm và đặc biệt là hàm lượng Lisine và
Tryptophan, đã giải quyết đòi hỏi của thị trường ngô ngày càng cao theo hướng
tăng diện tích ở mức độ nhất định đi đôi với năng suất và tăng hàm lượng, chất

14


lượng đạm. Lúc đầu, nhiều chương trình quốc gia với sự tài trợ về tài chính to lớn
của nhà nước, các tổ chức quốc tế và tư nhân đã tập trung nghiên cứu giống ngô
giàu đạm nội nhũ mềm (còn gọi là nội nhũ xốp). Chương trình này đã thất bại vì
không nâng cao được tỷ lệ và chất lượng đạm, sâu bệnh nhiều, bắp dễ bị thối, bảo
quản trong kho dễ bị sâu mọt phá hoại và hạt dễ bị mất sức nảy mầm và lâu khô.
Cuộc cách mạng về ngô OPM, nội nhũ cững chính thức mới được bắt đầu cách đây
20 năm. Các nhà khoa học ở Trung tâm . cải tạo giống cây trồng.
Vấn đề cải tạo giống cây trồng dựa trên kỹ thuật nuôi cấy các bộ phận cây đã
được đề cập đến cách đêy 3 thế kỷ. Công trình nghiên cứu nuôi cấy mô đầu tiên là
của Haberlant (1902), ông cho rằng tế bào là một nhân tố không thể thiếu của cơ thể,
nó có thể cung cấp những thông tin về mối tương tác, quan hệ giữa chúng cũng như

bổ sung những nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành cơ thể đa bào, tuy nhiên nghiên
cứu của ông chỉ dừng lại ở cơ sở lý luận. Đến năm 1922, Kotte và các sinh viên của
Haberlant ở Đức đã công bố những thành công trong nuôi cấy mô đỉnh chồi.
Với mục đích chống sâu bệnh, tăng năng suất, các nhà nghiên cứu chọn tạo
giống đã thực hiện quá trình chuyển đổi di truyền. Ví dụ như loại ngô Novartis, mang
thêm gen lấy từ vi khuẩn Bacillus thuringensis, có khả năng sản sinh một độc tố. Độc
tố này là một chất sát trùng sinh hóa học, có tính chất tiêu diệt bướm ống (pyrale) là
một loại sâu cánh phấn (lepidoptere) mà ấu trùng phá hại bắp. Lợi ích loại bắp này là
tự nó chống lại sâu bọ, không cần dùng thuốc hóa học.
Hiện nay đã có hơn 29 quốc gia trên thế giới có 14 triệu nông hộ trồng cây
biến đổi gen với diện tích 130 triệu ha. Nhờ sử dụng các cây trồng biến đổi gen
thế giới đã cắt giảm khoảng 0,39 triệu tấn thuốc trừ sâu và giảm khoảng 17,1%
các độc hại ra môi trường liên quan đến sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (Graham
Brookes, 2011) [22].
Hiện nay công nghệ sinh học hiện đại được áp dụng vào công tác chọn giống
ngô nên các giống ngô mới ngày càng được trồng rộng rãi và phổ biến. Gần 80% diện
tích trồng ngô trên thế giới hiện nay được trồng với giống ngô cải tiến, trong đó cây
ngô biến đổi gen có khả năng phát triển rất mạnh trong khu vực phát triển ngô lai.
Ngô biến đổi gen được đưa vào canh tác đại trà từ năm 1996 mang lại lợi ích ổn định,
đã đóng góp một sản lượng ngô đáng kể làm lương thực, nhiên liệu sinh học và thức

15


×