Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh và tiêu chí đánh giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.43 KB, 12 trang )

Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh và tiêu chí đánh giá
1. Mục tiêu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh muốn thành công phải có mục tiêu động
lực để thúc đẩy các hoạt động đầu tư. Cụ thể hóa mục tiêu đầu tư phát triển đô
thị xanh là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp các ngành…
điều này được thể hiện ở các điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược đầu tư phát
triển đô thị xanh.
Thứ hai, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả cao nguồn vốn đầu tư phát triển
đô thị xanh. Quản lý đầu tư là nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm và khai thác có
hiệu quả từng loại nguồn vốn đầu tư, tài nguyên thiên nhiên, đất đai đô thị, lao
động và các tiềm năng khác. Đồng thời quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh gắn
với việc bảo vệ môi trường sinh thái, chống hành vi tham ô, lãng phí trong sử
dụng vốn đầu tư và khai thác các kết quả đầu tư.
Thứ ba, thực hiện đúng những quy định của pháp luật và yêu cầu kinh tế kỹ
thuật trong lĩnh vực đầu tư, đảm bảo cho việc phát triển đô thị xanh bền vững,
phù hợp với kiến trúc cảnh quan đô thị, chi phí đầu tư phát triển hợp lý. Thứ tư,
với chính quyền thành phố cần thực hiện mục tiêu phát triển đô thị xanh theo
từng giai đoạn, từng thời kỳ, đáp ứng mọi yêu cầu đề ra.
Như vậy, mục tiêu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh vừa có tính thống nhất,
vừa có tính chất đặc thù với các tỉnh, thành phố.
2. Định hướng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
Định hướng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được thể hiện quyết định
trước những nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược phát triển đô thị xanh theo hướng
bền vững. Điều này thể hiện qua việc quản lý quy hoạch phát triển đô thị xanh

1
1


(cần quy hoạch bao nhiêu đô thị xanh cho mỗi tỉnh, thành phố…). Từ đó, cần có


kế hoạch quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cụ thể trong từng giai đoạn để
thực hiện, kiểm tra, giám sát để đạt được mục tiêu.
Chiến lược thực hiện việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh thông qua
quản lý các cơ chế chính sách, định hướng, tổ chức ,điều tiết để thực hiện kế
hoạch: Chính sách phát triển hạ tầng kỹ thuật, chính sách đấy đai đô thị, chính
sách nhà ở cùng với các công trình văn hóa, thể dục, thể thao; chính sách lao
động, chính sách bảo vệ môi trường, hệ thống cấp thoát nước và xử lý, tái tạo
nước thải đô thị. Qua đó cần kiểm tra, giám sát nhằm thiết lập kỷ cương trong
hoạt động đầu tư phát triển đô thị xanh, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng
vi phạm pháp luật về đầu tư phát triển, vi phạm thể chế chính sách.
3. Các tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý nhà nước về đô thị xanh là một trong những
nội dung quan trọng. Trong khuôn khổ luận án, tác giả tập trung nghiên cứu các
tiêu chí đánh giá kết quả quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội cần xác
định được mục tiêu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh phải hiệu quả, an toàn,
bền vững, đúng định hướng, đúng pháp luật, đảm bảo công bằng, minh bạch, hài
hòa các lợi ích phải gắn liền với thực hiện các chức năng Các tiêu chí đánh giá
kết quả quản lý nhà nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh bao gồm: Tiêu
chí hiệu lực, tiêu chí hiệu quả, tiêu chí phù hợp, tiêu chí công bằng và tiêu chí
bền vững.
a. Tiêu chí hiệu lực (Effective criteria)
“Hiệu lực quản lý nhà nước là một phạm trù xã hội chỉ mức độ pháp luật
được tuân thủ và mức độ hiện thực quyền lực chỉ huy và phục tùng trong mối
quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý trong những điều kiện lịch
sử nhất định”. Do vậy, Hiệu lực của các chính sách và biện pháp quản lý đầu tư

2
2



phát triển đô thị xanh phản ánh tác động ảnh hưởng của chính sách quản lý trong
quá trình thực hiện đầu tư phát triển đô thị xanh, phản ánh mức độ tuân thủ pháp
luật, chấp hành mọi chỉ đạo từ các cơ quan quản lý nhà nước của các cấp chính
quyền; đồng thời, biểu hiện mức độ hiện thực quyền lực Nhà nước của các cơ
quan quản lý nhà nước và uy tín của các cơ quan quản lý nhà nước đối với đầu
tư phát triển đô thị xanh.
Đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước qua mức độ tuân thủ các quy định
pháp luật: Xem xét mức độ tuân thủ về đầu tư phát triển đô thị, nguyên tắc, quy
mô, tính chất, sự phù hợp đầu tư phát triển đô thị. Đồng thời đánh giá việc tuân
thủ các mức quy định theo các tiêu chí, chỉ tiêu chính yếu đối với quá trình điều
tiết, kiểm tra, giám sát quá trình phát triển đô thị.
Đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước qua mức độ quyền lực Nhà nước:
Đánh giá mức độ thực hiện việc tổ chức xây dựng và triển khai định hướng phát
triển đô thị xanh; mức độ ban hành pháp luật đầy đủ, đồng bộ, kịp thời để tạo
điều kiện pháp lý cho đầu tư phát triển đô thị xanh; mức độ điều tiết, can thiệp
của Nhà nước, hay sự điều tiết chưa phù hợp trong quá trình phát triển đô thị
xanh; mức độ thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát có thường xuyên hay buông
lỏng trong quá trình đầu tư phát triển đô thị xanh. Hiệu lực còn thể hiện ở việc
tuân thủ các quy hoạch đô thị, chính sách đầu tư phát triển đô thị xanh được triển
khai theo đúng kế hoạch đề ra.
Hiệu lực của quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh bao hàm cả hiệu lực lý
thuyết và hiệu lực thực tế. Đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh phải từ
quan điểm khách quan trong khi phân tích các yếu tố thực thi chính sách.
b. Tiêu chí hiệu quả (Efficiency criteria)
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
lực để thực hiện tốt nhất các mục tiêu đề ra với chi phí thấp nhất, được lượng

3
3



hóa bằng cách so sánh kết quả đầu ra với chi phí đầu vào. Thực tế, hiệu quả quản
lý đầu tư phát triển đô thị xanh khó đo lường trực tiếp và lượng hóa được nên
chỉ có thể đánh giá gián tiếp thông qua việc sử dụng vốn đầu tư và việc thực

4
4


hiện đầu tư phát triển đô thị xanh, nhưng hiệu quả sử dụng vốn không chỉ đơn
thuần hướng tới mục tiêu sinh lời mà còn hướng tới mục tiêu phi kinh tế khác.
Hiệu quả của quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được xác định từ hiệu
quả tổng hợp về kinh tế - xã hội, tương quan giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả mang
lại. Do vậy, có thể hiểu hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đô thị
xanh phản ánh kết quả hoạt động của quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Hiệu
quả quản lý nhà nước được đánh giá bằng mức độ đạt được nội dung quản lý
nhà nước so với các mục tiêu quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đô thị xanh
đã đặt ra.
Kết quả của hoạt động định hướng, ban hành pháp luật, điều tiết và kiểm
tra, thanh tra, giám sát của Nhà nước so với các mục tiêu quản lý nhà nước về
đầu tư phát triển đô thị xanh. Hoạt động định hướng có hiệu quả khi đề ra các
giải pháp đầu tư phát triển đô thị xanh. Trong công tác xây dựng, ban hành các
quy định pháp luật, tạo khung pháp lý ổn định lâu dài, ít điều chỉnh, bổ sung,
đảm bảo công khai, minh bạch thông tin pháp luật, kế hoạch thực hiện tốt các
quy định trong quá trình triển khai, góp phần gia tăng hiệu quả quản lý nhà nước
về đầu tư phát triển đô thị xanh. Hoạt động điều hành của Nhà nước tạo thuận
lợi cho quản lý các đô thị xanh phát triển bền vững. Việc điều tiết, can thiệp phù
hợp với tình hình thực tế, tìm ra những hạn chế trong công tác định hướng, ban
hành pháp luật và điều hành của Nhà nước để hiệu chỉnh kịp thời, tạo điều kiện
cho quá trình đầu tư phát triển đô thị xanh phù hợp với đầu tư phát triển chung

của thành phố, của đất nước.
Độ thỏa dụng của tiêu chí hiệu quả được đánh giá thông qua mức độ tiện
ích, sử dụng dịch vụ, sự hài lòng của chủ đầu tư cũng như chủ sở hữu, sử dụng
sau này. Tiêu chí hiệu quả của việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh vừa
mang tính chất định tính, vừa mang tính chất định lượng. Hiệu quả mang tính

5
5


định lượng được đánh giá cao khi phù hợp với hiệu quả của các chính sách khác,
đồng thời bổ sung cho nhau để tăng lợi ích xã hội.
c. Tiêu chí phù hợp (Suitable criteria)
Với tiêu chí này thể hiện tính phù hợp với chiến lược, quy hoạch và các chính
sách quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Điều này được thể hiện sự phù hợp
của các mục tiêu định hướng đầu tư phát triển đô thị xanh; các quy định của
pháp luật có nội dung bên trong phù hợp nhau, phù hợp trong quy định pháp
luật, sự phù hợp giữa luật với các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp
chính quyền về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.
Sự phù hợp giữa các mục tiêu định hướng đầu tư phát triển đô thị xanh so
với kết quả đầu tư phát triển đô thị xanh. Sự phù hợp giữa các mục tiêu định
hướng đầu tư phát triển đô thị xanh so với việc ban hành pháp luật, điều tiết của
Nhà nước và quản lý hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát. Sự phù hợp trong
quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh thông qua các chính sách, quy hoạch từ đó
đánh giá được thực thi có phù hợp không?
Việc đánh giá tổng hợp tiêu chí quản lý nhà nước với đầu tư phát triển đô
thị xanh được thể hiện ở các vấn đề thực hiện đến đâu, vướng mắc trong quá
trình thực hiện. Tiêu chí phù hợp còn được thể hiện ở công tác quản lý Nhà nước
đối với đầu tư phát triển đô thị xanh với mục đích gì, thu hút các nhà đầu tư như
thế nào, căn cứ vào tình hình thực tế, đặc thù của từng khu vực để quản lý đầu tư

phát triển đô thị xanh.
Tổng hợp đánh giá tính phù hợp quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh phải
trên cơ sở tổng hợp nội dung của chính sách, quy định gắn với từng chuỗi kết
quả của quá trình thực thi, điều then chốt phải dựa vào khâu hoạch định chính
sách, và thực thi chính sách quản lý đầu tư phát triển đô thị cụ thể của từng địa
phương, từng khu vực.

6
6


Thước đo quan trọng đánh giá tính phù hợp quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh từ giai đoạn xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển
cho thấy tính đồng bộ, khoa học và hiệu quả của quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh. Thể hiện qua các tiêu chí kiến trúc cảnh quan đô thị phù hợp, nguồn đất
đai đô thị, kết nối giao thông đô thị nhằm đạt được mục tiêu kinh tế, bảo vệ môi
trường và của người dân sống trong đô thị xanh. Bên cạnh đó cần xem xét yếu tố
kinh tế - xã hội, môi trường tác động đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh,
cần xem xét hiện tại và khả năng duy trì trong tương lai đem lại các lợi ích từ
việc đầu tư phát triển đô thị xanh.
d. Tiêu chí bền vững (Sustainable criteria)
Tiêu chí bền vững trong quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cần có các
yếu tố chính: Thứ nhất, bền vững về tài chính tức là cần có nguồn vốn đầu tư dài
hạn, có nhiều đối tượng tham gia đầu tư, nguồn vốn dồi dào cho đầu tư phát
triển đô thị xanh trong hiện tại và tương lai. Thứ hai, bền vững về mức độ tham
gia hoạt động của các nhà quản lý đầu tư phát triển, các tổ chức chính trị xã hội.
Điều này được thể hiện qua sự ổn định về định hướng, ổn định về pháp lý và
đảm bảo hài hòa lợi ích chung cho phát triển kinh tế-xã hội.
Như vậy,


tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư

sau:

T

phát triển đô thị xanh được mô tả như

IÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH

TIÊU

TIÊU

TIÊU

TIÊU

CHÍ

CHÍ

CHÍ

CHÍ

HIỆU


HIỆU

PHÙ

BỀN

LỰC

QUẢ

HỢP

VỮNG

Nguồn:

Tác giả nghiên cứu và tổng hợp.

7
7


Hình 2.8. Các tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

8
8


4. Nội dung chính quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền địa
phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền tỉnh, thành phố thực hiện chức
năng quản lý kinh tế của mình thông qua hoạt động đầu tư.
Một là, xây dựng và tổ chức thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương
trình và mục tiêu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Việc xây dựng chiến
lược, quy hoạch và kế hoạch hóa đầu tư dựa trên tổng thể quy hoạch tổng thể
kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố và quốc gia, tuân thủ quy hoạch xây dựng
và quy hoạch đô thị, kế hoạch triển khai khu vực phát triển đô thị, pháp luật về
đầu tư xây dựng đô thị xanh và pháp luật có liên quan. Quan trọng nhất là xác
định nhu cầu về vốn, nguồn vốn, các giải pháp huy động vốn từ đó xác định
được mức độ ưu tiên cho các khu đô thị xanh phù hợp về thời gian, không gian
để phát triển kinh tế -xã hội hiệu quả cao nhất.
Hai là, ban hành và tổ chức thực thi chính sách pháp luật thông qua hệ
thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.
Bảo đảm tính đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kiến trúc cảnh quan
trong đô thị, gắn với an ninh quốc phòng.
Ba là, bảo đảm khai thác và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực, bảo
vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai nhằm mục
tiêu phát triển bền vững. Tạo ra môi trường sống tốt cho cư dân đô thị, đảm bảo
lợi ích của cộng đồng, hài hòa với lợi ích của nhà nước và nhà đầu tư. Giữ gìn
và phát huy bản sắc dân tộc, bảo tồn và tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử hiện
có.
Bốn là, tổ chức bộ máy quản lý để thực thi việc quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh, cụ thể là xây dựng chính sách cán bộ quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
9
9


có năng lực quản lý tốt, có trình độ chuyên môn, chuyên sâu và am hiểu về đầu
tư phát triển đô thị xanh.
Năm là, Kiểm tra, giám sát, thanh tra việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh,

thể hiện thông qua việc các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện chức năng
kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật trong thực hiện đầu tư phát triển đô
thị xanh. Đồng thời xử lý những vi phạm pháp luật, quy định của nhà nước.
Bên cạnh đó đề ra các giải pháp để quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả
cao nhất, đúng các quy định pháp luật thông qua việc điều phối, kiểm tra, giám
sát và đánh giá thực hiện đầu tư phát triển từng khu đô thị xanh. 2.3. Các nhân
tố tác động đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh Để đảm bảo quản lý
đầu tư phát triển đô thị xanh có hiệu quả kinh tế cao, cần tăng cường nhiều đến
đầu tư phát triển đô thị xanh hiệu quả, phù hợp theo hướng phát triển bền vững.
Tuy nhiên, việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh có hiệu lực, hiệu quả, phù
hợp, công bằng và bền vững hay không còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Các
nhân tố này có thể tạo điều kiện cho công tác quản lý đầu tư cũng có thể cản
trở, kìm hãm đầu tư, quản lý đầu tư. Từ những lý do nêu trên, có thể đề cập tới
các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh như sau:
a. Nhân tố khách quan
Một là, Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh chưa đầy đủ. Các nghị định, thông tư còn chậm trễ nên chưa có công cụ
quản lý cụ thể về đầu tư phát triển đô thị xanh. Cơ chế, chính sách còn thiếu
minh bạch và chưa nhất quán, các chế tài xử lý vi phạm chưa nghiêm nên công
tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh còn nhiều bất cập và hạn chế.
Hai là, Hội nhập quốc tế là tất yếu nên việc đầu tư phát triển đô thị xanh
phải phù hợp với các quy định chung và việc biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm

10
10


môi trường đô thị do đó quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh là cấp bách và
mang tính thời sự.
Ba là, Cùng với tiến bộ khoa học của thế giới và cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0 phải hướng đến để theo kịp các nước trên thế giới. Tác động của
cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi đến đô thị thông minh, cư dân thông
minh, chính quyền đô thị thông minh. Do đó cần phải có chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển đô thị xanh.
Bốn là, Sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đặc biệt là phát triển
nền kinh tế tri thức. Do vậy, nhu cầu về đời sống xã hội của người dân được cải
thiện và tăng lên đáng kể. Đặc biệt là nhu cầu về phát triển đô thị theo hướng
xanh - thông minh - hiện đại để đáp ứng dân cư đô thị trong giai đoạn hiện nay.
Năm là, Các doanh nghiệp hiện nay có tiềm lực, nguồn lực để đầu tư phát
triển các khu đô thị xanh đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng về nhà ở đô thị cho
người dân ngày càng cao.
b. Nhân tố chủ quan
Một là, Định hướng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của tỉnh, thành phố
trong chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội của địa phương
mình là rất cấp bách và cần thiết phù hợp với phát triển đô thị các địa phương.
Quản lý chiến lược đầu tư phát triển đô thị xanh thì tỉnh, thành phố phải xây
dựng những mục tiêu cụ thể về kinh tế -xã hội như: tốc độ tăng trưởng GDP, tốc
độ tăng trưởng giá trị sản xuất, kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm cho
người dân đô thị… Nhận thức của các Nhà quản lý đã nâng một tầm cao thông
qua các chiến lược, kế hoạch cụ thể về đầu tư phát triển đô thị xanh, đô thị sinh
thái, đô thị thông minh…
Hai là, Hệ thống cơ chế chính sách liên quan đến quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh. Chính sách đầu tư bao gồm: chính sách huy động vốn, phân bổ và
11
11


quản lý vốn đầu tư, các văn bản về thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý
đầu tư phát triển đô thị xanh.
Ba là, Năng lực của lãnh đạo quản lý, công chức về quản lý đầu tư phát triển đô

thị xanh còn bất cập về chất lượng, số lượng, tổ chức bộ máy cồng kềnh dẫn đến
sai phạm trong quá trình thực hiện. Một số cán bộ thiếu phẩm chất đạo đức, lợi
dụng chức quyền, vị trí công tác để tham ô, tham nhũng làm thất thoát tài sản
nhà nước dẫn đến tình trạng quản lý kém hiệu quả.
Bốn là, Dựa trên nguồn lực sẵn có của từng địa phương, khai thác triệt để các
yếu tố tiềm năng sẵn có của tỉnh, thành phố để quản lý đầu tư phát triển đô thị
xanh có tính hiệu lực, hiệu quả cao.
Năm là, Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính
quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc
tế do vậy cần phải đầu tư phát triển Hà Nội theo hướng đô thị xanh - thông minh hiện đại - bền vững là hết sức cần thiết.

12
12



×