Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN lý đầu tư PHÁT TRIỂN đô THỊ XANH ở THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 28 trang )

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN ĐÔ THỊ XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Bối cảnh và những khó khăn, thuận lợi về đổi mới quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh ở Hà Nội đến năm 2030
1.1. Bối cảnh mới về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội
a) Bối cảnh Quốc tế
Trong một thế giới phẳng hiện nay đòi hỏi mọi nguồn lực đều phải hội nhập, tất
cả các ngành đều có tính cạnh tranh cao. Việt Nam là một quốc gia luôn chủ
động hội nhập, tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế đa phương như: Diễn
đàn nghị viện Châu Á - Thái Bình Dương (APPF), Hiệp định đối tác toàn diện
khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp
định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… Đối với
ngành xây dựng thì đầu tư phát triển đô thị diễn ra với tốc độ nhanh cả chiều
rộng lẫn chiều sâu, trong thời gian gần đây được quan tâm đặc biệt, có trọng
tâm, trọng điểm đến đầu tư phát triển đô thị xanh. Công tác quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh là quá trình tất yếu, tạo động lực mạnh để thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội, mặt khác quỹ đất đô thị ngày càng trở nên hạn hẹp, đất nông
nghiệp bị thu nhỏ lại, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm môi
trường nước và môi trường không khí ngày càng trở nên trầm trọng, là tổn hại
đa dạng đến hệ sinh học. Trong bối cảnh như vậy, toàn cầu đứng trước thách
thức là phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến đáp ứng
nhu cầu tương lai. Tại Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển
bền vững với chủ đề “Tăng trưởng kinh tế phải hài hòa chất lượng sống, sử dụng
hiệu quả tài nguyên, bảo vệ cộng đồng toàn cầu, quản lý định cư, phân bố hợp lý
con người và bảo vệ môi trường an toàn. Từ đó phát triển bền vững là xu thế
toàn cầu tác động đến từng lĩnh vực với nghiên cứu cụ thể hơn, chuyên ngành

1
1



hơn, trong đó có lĩnh vực đầu tư phát triển đô thị theo hướng xanh - văn minh hiện đại - bền vững. Ý tưởng về đầu tư phát triển đô thị xanh là xu thế chung của
nhiều nước trên cơ sở bảo vệ môi trường, lấy con người làm trọng tâm, tạo lập
lành mạnh, an toàn và công bằng trong đô thị, do đó đã hình thành trào lưu xây
dựng đô thị xanh với các yếu tố sau: Thứ nhất, Duy trì tôn tạo hệ sinh thái tự
nhiên cũng như cảnh quan đặc trưng từ điều kiện tự nhiên của đô thị. Thứ hai,
Phát triển không gian đô thị xanh bền vững thông qua việc chú trọng phát triển
mới, cải tạo nâng cấp khu hiện hữu, gắn kết giữa hạ tầng và cảnh quan cho hài
hòa và hợp lý; các khu phát triển mới phải là khu đô thị hoàn chỉnh với trung
tâm đa chức năng. Thứ ba, Ứng dụng hạ tầng thông minh để kết nối đô thị với
thiết bị thông minh, công nghệ thông tin hiện đại, quản lý điều hành tổng hợp.
Đây là các công cụ để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh một cách hợp lý
nhất, hiệu quả nhất.
b) Bối cảnh trong nước
Quá trình phát triển đô thị ở nước ta tác động rõ rệt đến phát triển kinh tế - xã
hội, tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Đến năm 2030, cả
nước có khoảng 1.000 đô thị với dân số khoảng 55 triệu người (chiếm khoảng
50% tổng dân số), với nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 450.000 hecta (chiếm
khoảng 1,4% diện tích tự nhiên của cả nước), với 100% chính quyền đô thị từ
loại III trở lên áp dụng chính quyền đô thị thông minh, công dân đô thị thông
minh. Trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và quản lý đầu tư phát triển đô thị
còn một số tồn tại cần quan tâm, đó là: Phát triển đô thị còn mất cân đối giữa các
vùng, giữa đô thị và nông thôn, giữa phát triển đô thị và bảo vệ môi trường đô
thị. Phát triển đô thị xanh chưa gắn kết phát triển hạ tầng đồng bộ, giao thông
xanh… Bên cạnh đó nguồn nhân lực trong công tác lãnh đạo, điều hành quản lý
và thực hiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh thiếu về số lượng, yếu về trình
độ chuyên môn nghiệp vụ do vậy tính chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao. Còn
nhiều bất cập trong quy hoạch và sử dụng đất đô thị, quy hoạch đô thị xanh còn
2
2



mang tính phiếm diện, chưa quy hoạch ở tầm vĩ mô để đáp ứng phát triển trong
tương lai. Chưa có giải pháp hiệu quả với tác động biến đổi khí hậu nhất là ở các
đô thị lớn.
c) Bối cảnh đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu và tác động hiệu ứng đô
thị, thành phố Hà Nội đã và đang có bước đi đúng đắn trong việc đầu tư phát
triển, gìn giữ một đô thị xanh. Đầu tư phát triển đô thị xanh trong giai đoạn hiện
nay đang nảy sinh hàng loạt các bất cập: hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hệ
thống giao thông chưa đáp ứng, cấp thoát nước, xử lý nước thải, chất thải bị quá
tải, quy hoạch thiếu đồng bộ, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, mật độ cư
dân ngày càng gia tăng, nguồn tài nguyên thiên nhiên và đất ở đô thị đang khai
thác một cách triệt để. Từ tình hình thực tế, UBND thành phố Hà Nội đặt ra mục
tiêu xây dựng khu đô thị xanh - thông minh - hiện đại theo hướng bền vững cần
chú trọng một số vấn đề sau: Một là, Đảm bảo hài hòa, bền vững giữa đô thị
xanh và đô thị truyền thống, với những đặc trưng của Thủ đô Hà Nội, gìn giữ
bản sắc và di sản… Hai là, Hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển đô thị xanh
- thông minh - hiện đại theo hướng bền vững, môi trường đô thị ít ô nhiễm, xây
dựng và nâng cao chất lượng các công trình xã hội, công ích và kiến trúc cảnh
quan không gian xanh. Ba là, Gắn việc phát triển đô thị xanh - thông minh - hiện
đại theo hướng bền vững, khai thác mạnh mẽ không gian ngầm, với tầm nhìn xa
trong quy hoạch - kiến trúc tổng thể của thành phố.
1.2. Cơ hội và thách thức về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói
riêng vừa là điều kiện thuận lợi, vừa là thách thức lớn cho quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh giai đoạn hiện nay. Mô hình phân tích SWOT là một công cụ
hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu

3
3



(Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats) để đánh giá hiệu
quả quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội. Mô hình SWOT tác giả lập
tạo ra một bức tranh tổng thể về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh với những
đường nét nổi bật nhất, chi tiết nhất. Phân tích ở đây chỉ tập trung vào một số
điểm nhấn của thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, chủ yếu mặt tồn
tại, điểm yếu để đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh trong thời gian tới. Cụ thể phân tích SWOT như sau:

Bảng 1.1. Phân tích SWOT đánh giá quản lý
đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội
Strengths (Điểm mạnh)
S1. Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi, là
trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế,
văn hóa của cả nước; giao thông huyết
mạch, thuận lợi cho phát triển kinh tế
của Vùng Thủ đô nói riêng và của cả
nước nói chung.

Weaknesses (Điểm yếu) W1.
Phát sinh các vấn đề đô thị: Phát triển
các khu đô thị sinh thái, đô thị xanh thông minh tăng nhanh nên cơ sở hạ
tầng kỹ thuật chưa đồng bộ và theo kịp
với sự phát triển đô thị.

W2. Hiện tượng phân hóa giầu nghèo
S2. Tổng sản phẩm trên địa bàn thành nhanh, mất cân bằng thu nhập giữa
phố (GRDP) đứng thứ hai trong cả nước nông thôn và thành thị.
(sau thành phố Hồ Chí Minh). S3. Cơ W3. Ô nhiễm môi trường đô thị do thải

cấu kinh tế đã và đang chuyển đổi sang nước từ các sông, từ không khí, do ngập
hướng công nghiệp - dịch vụ. S4. Tốc úng, chất thải rắn.
độ đô thị hóa nhanh. Đặc biệt là đầu tư
W4. Cơ cấu công nghiệp giá trị gia tăng
đô thị sinh thái, đô thị thông minh, đô
thấp, chủ yếu là các ngành công nghiệp
thị xanh.
cơ bản và các ngành công nghiệp tập
S5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: giao thông trung sức lao động.
xanh; hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, môi
W5. Thiếu cơ sở vui chơi, giải trí, các
trường đô thị ngày càng tốt.
công viên, mặt nước, cây xanh.
S6. Ứng dụng công nghệ thông tin phát
W6. Công tác quản lý đô thị xanh còn
triển mạnh và đều. Tác động của cuộc
mới mẻ nên chưa hiệu quả, chưa có
cách mạng công nghệ 4.0 vào phát triển
công cụ hiện đại hóa. Thu hút công
đô thị xanh, thông minh ngày càng cải
nghệ cao không dễ, năng lực quản lý
thiện rõ rệt.
chưa đáp ứng với yêu cầu đề ra.
Opportunities (Cơ hội)
4
4


O1. Phát triển các khu công nghiệp ở
Threats(Thách thức)

khu vực gần trung tâm thành phố, thu T1. Phát triển công nghiệp nếu không
hút đầu tư nước ngoài.
cẩn thận sẽ trở thành tiếp nhận rác thải
O2. Nhận thức về môi trường đô thị ngày công nghệ, công nghệ bẩn mà hậu quả
càng cao tạo ra nhu cầu đảm bảo môi của nó sẽ là khôn lường.
trường, đảm bảo phát triển đô thị xanh, T2. Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ
bền vững trở nên cấp thiết.
lớn, Chính phủ phải giảm bội chi, ngân
O3. Hà nội đang phát triển đô thị xanh
ngày càng tăng nên làm cho nhu cầu đầu
tư phát triển đô thị xanh ngày càng
nhiều.

sách chi cho đầu tư phát triển đô thị xanh
chưa được chú trọng.

T3. Biến đổi khí hậu tác động mạnh đến
đầu tư phát triển đô thị xanh, cũng như
O4. Xu thế hội nhập quốc tế ngày càng môi trường sống của cư dân đô thị.
lớn, chủ động hội nhập, liên kết quốc tế T4. Hội nhập quốc tế kéo theo mức độ
đa phương: APPF, RCEP, EVFTA,
cạnh tranh trong đầu tư phát triển đô thị
CPTPP… sẽ tạo ra một cơ hội để đẩy xanh ngày càng cao.
mạnh phát triển công nghiệp tham gia T5. Nguồn lực tự nhiên và xã hội khan
chuỗi giá trị toàn cầu
hiếm cho nên việc thu hút nguồn lực
O5. Sự phát triển khoa học công nghệ trong công tác quản lý đầu tư phát triển
tạo ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, đô thị xanh là rất khó.
thay đổi công tác quản lý đầu tư một T6. Các vấn đề về xã hội, môi trường
cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

ngày gay gắt do sự phát triển đô thị tăng
O6. Chính sách quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh bình đẳng với mọi thành
phần kinh tế đã khuyến khích đầu tư
phát triển đô thị xanh.

nhanh nên thiếu hệ thống phát triển đô
thị xanh theo hướng bền vững. Cùng với
sự gia tăng dân số, thói quen tiêu dùng
của dân cư đô thị.

5
5


Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp
Từ các phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro ở trên, có thể
thấy thách thức đặt ra cho thành phố Hà Nội là rất lớn nhưng trong thời gian tới có
thể đạt được mục tiêu phát triển đột phá cho mình và lộ trình cần được thực hiện
từng bước một cách đúng đắn, phù hợp với tiềm năng và thực tế của thành phố.
Phân tích SWOT tĩnh (bảng 4.1) trên cho ta xác định cần có chiến lược ứng dụng
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (đặc biệt là công nghệ thông tin) để thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội thông qua xây dựng các khu đô thị
xanh. Phân tích SWOT động (thực hiện kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội với
thách thức) cho thấy việc gợi mở các vấn đề chiến lược, chính sách, quy hoạch và
kế hoạch về quản lý đầu tư phát tiển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội đến năm 2030
như sau:
* Chiến lược SO: Sử dụng điểm mạnh khai thác cơ hội
[SO1] Cần đẩy mạnh phát triển một số khu công nghiệp sinh thái, thông minh sử
dụng công nghệ thông minh và các ứng dụng thông minh trong xây dựng và quản

lý đô thị xanh:
- Cải cách ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng các ứng dụng thông
minh để phát triển đô thị xanh.
- Cung cấp các dịch vụ thông minh trong các lĩnh vực quản lý đô thị xanh như giao
thông xanh, hạ tầng kỹ thuật xanh, môi trường đô thị xanh, an toàn, y tế xanh, giáo
dục xanh…
[SO2] Đẩy mạnh ứng dụng thông minh để giải quyết các như cầu bức xúc của xã
hội:


- Có chiến lược phát triển công nghiệp xanh để giảm thiểu ô nhiễm môi trường
nước, môi trường khí và chất thải rắn để xây dựng đô thị xanh - thông minh - hiện
đại - bền vững.
- Đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết quốc tế để thúc đẩy cung cấp sản phẩm, dịch vụ
công cộng, các khu vui chơi giải trí, các khu công viên sinh thái.
* Chiến lược ST: Sử dụng điểm mạnh, hạn chế rủi ro
[ST1] Xây dựng và quản lý đô thị xanh bằng công nghệ thông minh:
- Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng các ứng dụng thông minh tăng hiệu
quả, giảm chi phí trong công tác quản lý đô thị xanh.
- Đưa các giải pháp thông minh để giải quyết các vấn đề môi trường xanh, chất thải
khí, chất thải rắn, giao thông xanh - thông minh, y tế xanh, giáo dục xanh.
[ST2] Hoàn thiện mô hình đô thị xanh cho thành phố Hà Nội:
- Lựa chọn thông minh các lĩnh vực ứng dụng thông minh cho phù hợp.
- Chú trọng vận dụng các thế mạnh để lựa chọn các ứng dụng thông minh như giáo
dục, y tế, an toàn...
* Chiến lược WO: Sử dụng điểm yếu, khai thác cơ hội
[WO1] Quản lý đô thị xanh, đô thị thông minh có chi phí thấp và mang
lại hiệu quả cao:
- Ứng dụng đô thị xanh - thông minh - hiện đại ngay từ đầu cho hệ thống điều hành
quản lý đô thị xanh một cách hiệu quả và chi phí thấp.

- Cung cấp các dịch vụ thông minh cho người dân, tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi
người.
[WO2] Đô thị xanh, đô thị thông minh ứng phó với biến đổi môi trường, khí hậu:
- Ứng dụng hệ thống giám sát ô nhiễm môi trường.


- Chuẩn bị đối sách theo sự phát sinh thiên tai và biến đổi khí hậu.
Đầu tư phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh không phải là chỉ của áp dụng
công nghệ thông tin thuần túy. Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, đô thị thông
minh áp dụng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh vực khác
nhau của đời sống kinh tế - xã hội để cung cấp các dịch vụ xanh, thông minh cho
cư dân sống tại các khu đô thị xanh, cung cấp thông tin có chiều sâu, chiều rộng
cho lãnh đạo ra quyết định thông minh hơn. Đằng sau đó là sự hỗ trợ tác động đến
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Đầu tư phát triển đô thị xanh, đô
thị thông minh là một quá trình lâu dài và cần có sự lựa chọn mô hình và bước đi
thích hợp. Do vậy, thành phố Hà Nội cần có một lộ trình cụ thể để trở thành một
thành phố xanh, thành phố thông minh đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại và văn
minh. Do vậy cần phải xác định được trọng tâm, trọng điểm một cách khả thi và
đạt được từng mục tiêu cụ thể, để xây dựng thành phố Hà Nội dần từng bước thông
minh hơn, xanh hơn.
2. Định hướng về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm tới
của thành phố Hà Nội
2. 1. Căn cứ xây dựng định hướng quản lý đầu tư
a. Mục tiêu, chiến lược phát triển đô thị xanh của Hà Nội
Việt nam đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, phấn đấu trở thành nước
công nghiệp trong thời gian tới. Cùng với sự phát triển kinh tế thì tốc đô phát triển
đô thị rất nhanh tăng lên cả chiều rộng và chiều sâu. Hà Nội là trái tim của cả nước
nên Chính phủ đã có những chính sách đầu tư phát triển đô thị xanh - văn minh hiện đại - thông minh theo hướng bền vững. Để đạt được thì đầu tư phát triển đô
thị xanh là chính trị nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm xuyên suốt cả quá trình phát
triển của Thủ đô.



Mục tiêu phát triển đô thị ở thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 đã
được Chính phủ đề ra là xây dựng Hà Nội phát triển đô thị theo hướng xanh - văn
minh - hiện đại - thông minh theo hướng bền vững. Xây dựng một Hà Nội năng
động, hiệu quả, có sức lan tỏa và cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế;
tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có môi trường sống lý tưởng nhất.
Để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi phải có bước chuyển biến mạnh mẽ ở tất cả các
khâu từ hoàn thiện thể chế chính sách, tạo mọi điều kiện tốt nhất về môi trường
pháp lý để thực hiện, huy động mọi nguồn lực, tổ chức thực hiện quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề phát triển kinh
tế - xã hội của thành phố Hà Nội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, sự nghiệp phát
triển chung của đất nước.
Phát triển đô thị xanh cần phù hợp với quy hoạch chung của thành phố, đầu tư
phát triển đô thị xanh nhưng phải đàm bảo về nhu cầu của người dân, đảm bảo phát
triển bền vững về kinh tế, xã hội, kiến trúc cảnh quan đô thị và môi trường đô thị;
như vậy việc đầu tư phát triển đô thị xanh không chỉ phục vụ cho phát triển đô thị
hiện tại mà cho cả tương lai. Cần phải có chiến lược phát triển các khu đô thị xanh:
Tập trung rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch đô thị nói chung, quy hoạch phát triển đô
thị xanh nói riêng, đảm bảo phát triển đô thị xanh phù hợp với kiến trúc cảnh quan,
đảm bảo sử dụng hiệu quả vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, tiết kiệm
mọi nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Chiến lược phát triển đô thị xanh phải phù hợp
với thực tiễn và hiệu quả cho việc quản lý quy hoạch tổng thể Thủ đô Hà Nội:
Tăng cường bản sắc, hình ảnh riêng về đầu tư phát triển đô thị xanh, thiết lập các
trục không gian “mặt nước”, “cây xanh”, “văn hóa”. Phát triển hệ thống các đô thị
vệ tinh, đô thị sinh thái có giới hạn rõ ràng, đáp ứng sự tăng trưởng về dân số và
việc làm trong thời gian tới, hạn chế sự phát triển ồ ạt, bất cập với quy hoạch
chung và thiếu kiểm soát của các cấp chính quyền thành phố. Để phát triển đô thị



xanh hiệu quả, phù hợp và bền vững thì phải phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, giao
thông xanh kết nối các khu đô thị xanh nhằm đảm bảo phát triển chung của thành
phố, đảm bảo tính cạnh tranh cũng như bảo vệ môi trường. Thành phố cần phát
triển các khu đô thị xanh vùng trung tâm thành phố để thu hút đầu tư đa dạng, chất
lượng, tạo cơ hội việc làm, hạn chế tốc độ di dân đô thị trung tâm. Chính quyền các
cấp của thành phố cần tăng cường kiểm soát phát triển dân số, xây dựng các khu
đô thị nhưng giữ gìn bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống. Mặt khác cần tăng
cường thể chế quản lý đầu tư phát triển đô thị, tạo dựng và tăng cường nguồn lực
phát triển đô thị nói chung và đô thị xanh nói riêng của thành phố Hà Nội.
b. Quy hoạch phát triển đô thị xanh của thành phố Hà Nội
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch chung Thủ đô đến
năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, tương lai của Hà Nội được kỳ vọng là một Thủ
đô xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại. Đây là cơ sở rất quan trọng có tính pháp
lý cao để Hà Nội định hướng quy hoạch đô thị một cách khoa học, đúng đắn và
hợp lý. Trong chiến lược phát triển đô thị ở Việt Nam thì phát triển đô thị vùng Hà
Nội rất quan trọng được đầu tư phát triển là một đô thị đa chức năng: Trung tâm
chính trị, hành chính, kinh tế - xã hội, trung tâm giao dịch thương mại, dịch vụ, tài
chính, văn hóa, khoa học kỹ thuật đảm bảo cho việc hội nhập quốc tế.
Phát triển các khu đô thị xanh ở thành phố Hà Nội trước hết phải bắt đầu từ các
khâu lập quy hoạch, lập kế hoạch. Các quy hoạch về đô thị xanh phải đảm bảo về
chất lượng, tầm nhìn và cách tiếp cận đô thị xanh - thông minh - hiện đại theo
hướng phát triển bền vững. Việc quy hoạch các đô thị xanh phải đảm bảo hài hòa
với việc phát triển chung đô thị Hà Nội, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, đảm
bảo kiến trúc cảnh quan, hệ sinh thái, đảm bảo đô thị thân thiện với môi trường
cũng như thuận lợi việc phát triển giao thông xanh, đảm bảo hài hòa giữa không


gian và mặt nước, đảm bảo các khu chức năng phải thỏa mãn tiêu chí về môi
trường sinh thái hòa quyện cùng tổng thể phát triển chung của đô thị Thủ đô.
Để quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh hiệu quả và kinh tế cần quy hoạch sử

dụng đất cho các đô thị xanh hợp lý, phân bố các khu công nghiệp, khu chế xuất
không lẫn vào nhau, đảm bảo không gian xanh – đây là một trong các tiêu chí phát
triển đô thị xanh. Bên cạnh đó, cần ưu tiên phát triển hệ thống giao thông xanh, hạ
tầng đô thị xanh, vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, tiết
kiệm năng lượng cho khu đô thị, phát triển mạnh mạng lưới giáo dục, viễn thông, y
tế, văn hóa, thể thao, du lịch, nhưng vẫn giữ được bảo tồn hệ sinh thái và kiến trúc
cảnh quan xanh, áp dụng các khoa học kỹ thuật tiến bộ. Trong quy hoạch cần sử
dụng phương pháp chiến lược tăng trưởng giảm thiểu tác động vì phương pháp này
có sự kết hợp hài hòa trong quy hoạch phát triển đô thị chung, tránh được phát
triển đơn lẻ và hướng tới tính nguyên vẹn của sinh thái học, phòng ngừa những bất
lợi do sự phát triển gây ra như con người, đa dạng sinh học, kinh tế - xã hộ, hạ tầng
đô thị trong quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị mà trọng điểm là đô thị xanh.
2.2. Định hướng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội đến
năm 2030
a. Định hướng phát triển về không gian đô thị
Phát triển không gian đô thị là sự kết nối đa cực, đa trung tâm, đa tầng bậc. Cụ thể,
đầu tư phát triển đô thị Hà Nội gồm đô thị hạt nhân và 05 đô thị vệ tinh (Hòa Lạc,
Sơn Tây, Phú Xuyên, Xuân Mai, Sóc Sơn).
Đô thị hạt nhân là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, lịch sử, y tế, đào tạo
chất lượng cao của cả nước. Đô thị hạt nhân được mở rộng ra các quận huyện:
Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông và Thường


Tín. Khu vực hai bên bờ sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung tâm của
Thủ đô, trục không gian cảnh quan văn hóa - đô thị Hồ Tây - Cổ Loa
Năm đô thị vệ tinh bao gồm: Hòa Lạc, Xuân Mai, Sơn Tây, Phú Xuyên và Sóc
Sơn có dân số khoảng 75 vạn người trên một đô thị. Mỗi đô thị vệ tinh có một hoặc
nhiều nhân tố chính để tạo công ăn việc làm và có chức năng đặc thù riêng hoạt
động tương đối độc lập để hỗ trợ và chia sẻ với đô thị trung tâm về nhà ở, đào tạo,
công nghiệp, dịch vụ… Trong đó đô thị Hòa Lạc là đô thị khoa học, nơi tập trung

trí tuệ và công nghệ tiên tiến nhất của Việt Nam, là trung tâm đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao của cả nước. Đô thị Sơn Tây là hạt nhân thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, là đô thị văn hóa lịch sử du
lịch sinh thái, phát triển tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp sinh thái. Đô thị Xuân
Mai là đô thị đại học và dịch vụ cửa ngõ phía Tây Nam của Thủ đô Hà Nội, còn đô
thị Phú Xuyên - Phú Minh là đô thị vệ tinh phía Nam của Thủ đô, phát triển công
nghiệp, kho hàng hóa và Logistics phân phối nông sản vùng. Đô thị Sóc Sơn cửa
ngõ phía Bắc của Thủ đô, là đô thị công nghiệp, dịch vụ cảng hàng không Nội Bài
gắn với bảo tồn khu vực núi Sóc.
Hành lang xanh dọc sông Đáy, sông Tích, sông Cà Lồ nhằm phân tách khu đô thị
hạt nhân và đô thị vệ tinh. Hành lang xanh chiếm 68% tổng diện tích tự nhiên, có
chức năng bảo vệ các khu vực tự nhiên quan trọng như vùng núi Ba
Vì, Hương Tích, Sóc Sơn. Trong hành lang xanh xây dựng ba khu đô thị sinh thái
mật độ thấp: Đô thị sinh thái Phúc Thọ, đô thị sinh thái Quốc Oai, đô thị sinh thái
Chúc Sơn với quy mô dân số tối đa là năm vạn dân trên một đô thị, bên cạnh đó
duy trì các thị trấn, thị tứ hiện hữu: thị trấn Phùng, Tây Đằng, Phúc Thọ, Liên
Quan, Kim Bài, Vân Đình, Đại Nghĩa, Thường Tín… tất cả các đô thị này và thị
trấn, thị tứ tạo thành vùng có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công hỗn hợp.


Bên cạnh đó, định hướng thiết lập vành đai xanh dọc sông Nhuệ kết nối các không
gian mở và hệ thống công viên đô thị tạo nên vùng đệm và là không gian cách biệt
giữa đô thị lõi lịch sử với phần mở rộng mới của đô thị hạt nhân trên tuyến vành
đai IV.
Song song với định hướng phát triển đô thị xanh, cần định hướng quy hoạch hệ
thống hạ tầng xã hội: Phát triển nhà ở, quy hoạch mạng lưới giáo dục đào tạo,
mạng lưới y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, công trình văn hóa, mạng lưới du
lịch, mạng lưới không gian xanh. Cụ thể: Đến năm 2030, nhà ở đô thị khoảng 18
m2 sàn/ người, giãn dân ra các vùng khu đô thị sinh thái, khu đô thị xanh và các
khu đô thị mới… mạng lưới các trường đại học ở Hà Nội được xây dựng và phát

triển theo hướng nghiên cứu, đào tạo chất lượng ở các hệ đại học, sau đại học,
hướng nghiệp nghề ở hệ cao đẳng. Xây dựng mới các tổ hợp công trình y tế đa
chức năng: Nghiên cứu đào tạo - khám chữa bệnh, phục hồi chức năng - sản xuất
dược và trang thiết bị y tế. Xây dựng thành các cơ sở 2 của bệnh viện Trung ương
chuyên sâu và thành phố hiện đang tập trung chủ yếu trong nội đô. Xây dựng trung
tâm văn hóa mới của thành phố Hà Nội tại khu vực Tây Hồ Tây và trung tâm văn
hóa cấp quốc gia trên trục đại lộ Thăng Long (khu vực Sơn Đồng, Hoài Đức), xây
tượng đài độc lập trên trục đại lộ Thăng Long, Tượng Đài Thành phố vì Hòa Bình
tại Nam Từ Liêm… Phát triển các không gian du lịch nghỉ ngơi cuối ngày và cuối
tuần: Di tích Cổ Loa, di tích đền
Sóc, các điểm du lịch sinh thái tâm linh như chùa Thầy, chùa Tây Phương, Khoang
Xanh, Suối Hai, vườn quốc gia Ba Vì, CK9…
Định hướng quy hoạch mạng lưới không gian xanh, bảo vệ kiến trúc cảnh quan các
hệ thống cây xanh tự nhiên tại Sóc Sơn, Ba Vì, Hương Tích, kết hợp công viên đô
thị: Công viên lịch sử Cổ Loa, công viên vui chơi giải trí Hồ Tây, Công viên Yên
Sở…


Không chỉ định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội mà còn phải quy hoạch
hạ tầng xã hội: Giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp và thoát nước, thông tin
liên lạc… Hiện nay, mạng lưới giao thông chưa đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị,
phát triển của xã hội; do vậy cần cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ
hiện hữu, hoàn thiện tuyến đường vành đai IV, vành đai V. Xây dựng bảy cầu mới
và một hầm qu sông Hồng, cải tạo và xây mới các hệ thống bến xe, xây dựng tuyến
đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh. Về Hàng không, nâng cấp sân bay Nội Bài
lớn nhất phía Bắc, đạt 50 triệu hành khách một năm
(tính đến năm 2030); sân bay Gia Lâm phục vụ nội địa tầm ngắn. Định hướng tiêu
thoát nước cho Hà Nội đảm bảo tính nhanh chóng nhất và hiệu quả nhất, các lưu
vực thoát nước sẽ phân theo địa hình tự nhiê, chảy ra các sông qua đô thị:
Sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ….



Nguồn:

Thuyết minh tó

m tắt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến

năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Liên danh PPJ, Bộ Xây dựng (2010).


Hình 2.1. Định hướng phát triển không gian đô thị của Hà Nội
b.. Định hướng về quản lý các nguồn vốn đầu tư có hiệu quả
Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh đạt được kết quả tốt thì công tác quản lý các
nguồn vốn đầu tư phải hiệu quả, cần phải có biện pháp huy động vốn một cách triệt
để, phân bổ nguồn vốn đầu tư cần có cơ chế rõ ràng, việc đầu tư phát triển đô thị
xanh phải mang tính thời sự và cấp bách thì được ưu tiên, cần có cơ chế quản lý và
phân cấp rõ ràng đối với các nguồn vốn đầu tư.
Nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị xanh cần phải được ưu tiên đặc biệt, có như
vậy hà nội mới đạt mục tiêu phát triển thành đô thị xanh - văn hiến - văn minh thông minh - hiện đại, xứng danh là trái tim của cả nước, sánh cùng Thủ đô các
nước trong khu vực.
Các nguồn vốn về đầu tư phát triển đô thị xanh thì cần đẩy mạnh thu hút các thành
phần kinh tế tham gia gồm vốn nhà nước, vốn tư nhân, vốn liên danh liên kết, vốn
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (doanh nghiệp, chính phủ, cá nhân) khuyến khích
các hình thức đầu tư PPP, BT, BOT… Ngoài ra chính quyền thành phố cần đổi mới
cơ chế chính sách thu hút đầu tư để đạt được hiệu quả cao nhất. Quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố,
để đầu tư phát triển đô thị xanh hiệu quả thì công tác quản lý, năng lực lãnh đạo
quản lý đầu tư là then chốt, là quan trọng nhất, thu được kết quả mà mục tiêu đề ra,
lợi ích thu được phải cao hơn chi phí bỏ ra nghĩa là tỷ số thu chi B/C>1.

Hiệu quả về mặt kinh tế của đầu tư phát triển đô thị xanh cần đạt tiêu chí về kiến
trúc xanh, công trình xanh, đô thị thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng
lượng… đảm bảo tính phát triển bền vững lâu dài thì công tác quản lý đầu tư cần
phải kiểm tra, giám sát thường xuyên liên tục, có hệ thống và đảm bảo tính khách
quan, trung thực, chặt chẽ trong các khâu kiểm tra, giám sát. Tính hiệu quả còn thể
hiện thông qua tính hữu ích của đô thị xanh mang lại cho cuộc sống của người dân:
kiến trúc cảnh quan không gian xanh, chất lượng công trình xanh, chất lượng môi


trường xanh, hài hòa các hệ sinh tự thiên tạo và hệ sinh thái nhân tạo để tạo ra một
môi trường sống lý tưởng cho người dân, đảm bảo sức khỏe và các tiện nghị đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Nhu cầu vốn đầu tư phát triển đô thị xanh đến năm 2030 ước tính 180.000 tỷ đồng
(ước tính khoảng 15.000 tỷ đồng trên một năm, được huy động từ nguồn vốn ngân
sách, doanh nghiệp, tư nhân, ODA. BT, BOT, PPP…)
3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đô
thị xanh ở thành phố Hà Nội giai đến năm 2030
3.1. Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch đô thị, tăng cường công tác kế
hoạch hóa quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh cho thành phố Hà Nội trong
những năm tới
Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội, trước
hết cần phải từ công tác quy hoạch đô thị xanh. Việc quy hoạch đô thị xanh phù
hợp với quy hoạch đô thị chung của Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt tại quyết
định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011, công tác dự báo trong lập quy
hoạch chung của đô thị hiện nay song song với quy hoạch riêng cho các khu đô thị
xanh, thông minh, hiện đại có tính chất khoa học, đảm bảo nguyên tắc quy hoạch
đô thị xanh đồng bộ với quy hoạch đô thị chung của Thủ đô.
Quản lý quy hoạch đô thị xanh đúng theo nguyên tắc đảm bảo kiến trúc cảnh quan
xanh, công trình xanh, giao thông xanh, hạ tầng xanh, môi trường xanh kết hợp sự
phát triển bền vững của hệ sinh thái trong đô thị, đảm bảo môi trường sống cho

người dân, tạo thêm nhiều không gian cây xanh mặt nước, các tiêu chí về chất
lượng môi trường sống. Quản lý quỹ đất cho đầu tư phát triển đô thị xanh cần phải
phân bổ hợp lý nhất, quy hoạch và xây dựng các khu đô thị xanh chuyên biệt, có
không gian xanh, hạ tầng xanh, giao thông xanh, môi trường xanh và bảo tồn kiến


trúc cảnh quan chung của thành phố Hà Nội và đảm bảo môi trường sống thân
thiện, ít ô nhiễm về khí thải, nước thải.
3.2. Hoàn thiện khung khổ pháp lý, hệ thống chính sách có liên quan đến quản
lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội
Chính quyền thành phố Hà Nội cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của chính sách
đầu tư phát triển đô thị xanh là góp phần tích cực vào việc xây dựng Thủ đô văn
minh, hiện đại và bền vững.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển đô thị trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ trong Nghị quyết: “Đổi mới cơ chế, chính sách, kiểm
soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước
hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thân thiện với
môi trường, gồm một số đô thị lớn, nhiều đô thị vừa và nhỏ liên kết và phân bố hợp
lý trên các vùng. Nâng cao chất lượng, tính đồng bộ và năng lực cạnh tranh của các
đô thị, chú trọng phát huy vai trò, giá trị đặc trưng của các đô thị tạo động lực phát
triển kinh tế của đất nước, của các vùng.
Để thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đã ban hành chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết của Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong đó đề ra nhiệm vụ: “…Đổi mới cơ chế chính sách, phát triển đô thị
theo hướng đồng bộ, hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường, ứng phó với
biến đổi khí hậu…”. Tại quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2014 của
Thủ tướng Chính phủ về “Kế hoạch hành động Quốc gia về tăng trưởng xanh giai
đoạn 2014 -2020”. Từ chương trình hành
động này nên những năm gần đây các Bộ ngành đã tham mưu xây dựng để Chính

phủ trình Quốc hội ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung một số luật liên quan đến công
tác đầu tư xây dựng và phát triển đô thị gồm: Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây


dựng, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản,
Luật Đất đai.... Các quy định này đã hình thành một khung pháp lý quy định thống
nhất, đơn giản hóa cho toàn bộ công tác đầu tư phát triển đô thị. Tuy nhiên, quản lý
đầu tư phát triển đô thị xanh là cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau như quy hoạch đô thị, đất đai, tài chính, đầu tư
xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, môi trường và quản lý hành chính, dân cư… Các văn
bản pháp luật hiện hành chưa quy định và điều chỉnh đầy đủ quá trình hình thành,
đầu tư xây dựng và kiểm soát phát triển đô thị; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của
các cơ quan Nhà nước, pháp nhân, cá nhân trong quản lý đầu tư phát triển đô thị.
Để đảm bảo điều tiết quá trình quản lý phát triển đô thị, Chính phủ đã trình
Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo nghiên cứu xây dựng Luật Quản lý đầu tư
phát triển đô thị, với mục tiêu chung là: Hoàn thiện hệ thống công cụ pháp luật
điều chỉnh các hoạt động về quản lý đầu tư phát triển đô thị hiệu quả phù hợp với
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm kiến tạo môi trường sống
đô thị có chất lượng, sử dụng hiệu quả tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu,
góp phần tăng khả năng cạnh tranh của các đô thị, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các
vùng và cả nước.
Để thúc đẩy đầu tư phát triển đô thị xanh cũng như việc quản lý đầu tư phát
triển đô thị theo hướng xanh, văn minh và bền vững thì cần phải định hướng, quy
hoạch tổng thể, chiến lược, chương trình phát triển đô thị xanh và có kế hoạch; tạo
lập các đô thị, khu vực phát triển đô thị, dự án phát triển đô thị có hệ thống hạ tầng
đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường; bổ sung hành lang
pháp lý cho việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh đáp ứng yêu cầu chủ động
ứng phó biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, xây dựng đô thị xanh - văn minh hiện đại, đô thị sinh thái; đa dạng hóa các nguồn lực phát triển đô thị. Chính sách
hướng tới mục tiêu giải quyết những vấn đề bất cập nổi bật hiện nay trong công tác
quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Cụ thể: Thứ nhất, Cần có chính sách phát



triển đô thị xanh phải theo định hướng, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch của
Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Thứ hai, Các chính sách phát
triển hạ tầng đô thị xanh đồng bộ. Thứ ba, Chính sách quản lý đầu tư phát triển đô
thị xanh. Thứ tư, Chính sách phát triển đô thị xanh - thông minh - hiện đại theo
hướng bền vững thông qua việc chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng
lượng, xanh, sinh thái, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đô thị. Thứ năm, Cần ban
hành chính sách đa dạng hóa và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đô
thị xanh. Thứ sáu, Chính sách tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển
đô thị xanh theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững. Thứ bảy, Tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra giám sát hàng tháng, hàng quý và hàng năm sát sao hơn,
khách quan hơn và trung thực trong thanh tra kiểm tra giám sát để công tác quản lý
đầu tư phát triển đô thị xanh hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững.
Với các chính sách nêu trên với hiệu lực pháp lý của văn bản Luật được kỳ
vọng sẽ giúp cho thành phố Hà Nội sẽ hạn chế được các mặt trái và phát huy
những lợi thế của quá trình đô thị phát triển đô thị xanh cũng như hội nhập quốc tế
sâu rộng và toàn diện.
Chính quyền các quận huyện cần quyết liệt hơn nữa trong việc tham mưu
cho chính quyền thành phố Hà Nội về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, cần
chủ động xây dựng kế hoạch việc hoàn thiện bộ công cụ về quy hoạch để quản lý
trật tự xây dựng, phát triển đô thị xanh quyết liệt hơn. Cụ thể, cần hoàn thành việc
lập quy quy hoạch Vùng Thủ đô, quy hoạch chung các đô thị vệ tinh; cơ bản hoàn
thành quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý quy hoạch, kiến
trúc đô thị đối với những khu vực cần phải có quy hoạch, quy chế; đặc biệt là quy
hoạch và đầu tư phát triển đô thị xanh tăng cả về số lượng và chất lượng. Cùng với
các Luật trên, chính quyền thành phố từng bước hoàn thiện các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật, Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh - văn minh - hiện
đại và theo hướng bền vững phù hợp với thực tế và đặc thù của Thủ đô Hà Nội.



3.3. Tăng cường huy động triệt để các nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị xanh hiện đại ở Hà Nội trong thời gian tới
Trong điều kiện nguồn vốn tư ngân sách Nhà nước có hạn, để huy động cao
nguồn vốn cho đầu tư phát triển cần tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách
khuyến khích mọi thành phần kinh tế bỏ vốn tham gia đầu tư phát triển đô thị xanh
một cách hiệu quả nhất. Vốn ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư cho các dự án
phát triển đô thị xanh quan trọng và không có khả năng hoàn vốn trực tiếp, hoặc
không xã hội hóa được. Vấn đề mấu chốt là phải tạo hành lang pháp lý với các cơ
chế, chính sách đồng bộ, công khai, minh bạch, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà
nước, nhà đầu tư và lợi ích toàn xã hội. Muốn vậy, trước tiên phải coi trọng công
tác lập quy hoạch đô thị xanh và phải đi trước một bước làm cơ sở cho việc hoạch
định kế hoạch đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội. Làm tốt công tác quy hoạch
mới khuyến khích và thu hút tốt các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức và doanh
nghiệp, làm cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư cũng như phát huy hiệu quả các
nguồn vốn đầu tư. Mặt khác phải coi trọng công tác xúc tiến đầu tư, đa dạng hóa
các kênh vận động, xúc tiến đầu tư. Trong đó coi trọng công tác xúc tiến đầu tư tại
chỗ, thông qua việc giữ ổn định môi trường đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ kịp thời
các khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư. Qua đó, các nhà đầu tư duy trì và mở
rộng đầu tư cũng như hấp dẫn, lôi kéo, mời gọi các nhà đầu tư mới. Việc xây dựng
được danh mục dự án đầu tư, quảng bá, mời chào, tiếp cận các nhà đầu tư, có ưu
đãi đặc biệt với các tập đoàn kinh tế lớn, các nhà đầu tư các dự án công nghệ cao ...
chắc chắn sẽ có kết quả tốt đẹp.
Đặc biệt cần xây dựng một chiến lược và có cơ chế phù hợp để xã hội hóa,
huy động tối đa nguồn vốn của doanh nghiệp và tư nhân vào tham gia đầu tư phát
triển một số khu đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. Để khuyến khích các dự án đầu
tư theo mô hình hợp tác công - tư (PPP) cần có hành lang pháp lý và cơ chế ưu đãi


cụ thể, công khai, bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của nhà đầu tư cũng như trách
nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong quá trình thực hiện dự án.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát loại bỏ các thủ tục hành chính
không còn phù hợp, đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính
liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh. Thực hiện mô hình “một cửa” giải
quyết các thủ tục đầu tư, xây dựng “chính quyền điện tử”, Trung tâm dịch vụ hành
chính công để hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch
chính là lực hấp dẫn các nhà đầu tư lớn
3.4. Tăng cường công tác quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội trong việc
đầu tư phát triển đô thị xanh
Để công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh thuận lợi, có hiệu lực, hiệu quả
cao thì chính quyền thành phố Hà Nội cần xây dựng và áp dụng đầy đủ chế tài xử
lý triệt để các vi phạm là rất cần thiết. Phải có chế tài để chống các hành vi tham
nhũng, thất thoát vốn đầu tư, gây lãng phí và hậu quả nghiêm trọng để quản lý đầu
tư phát triển đô thị xanh có hiệu lực, có hiệu quả, đồng bộ, và phù hợp với điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Thông qua việc kiểm tra, giám sát thường xuyên, quản lý chặt chẽ quá
trình thực hiện đầu tư, thực hiện chế độ báo cáo kiểm tra, giám sát định kỳ theo
tháng, theo quý. Việc đánh giá hiệu quả đầu tư gắn trách nhiệm của người có thẩm
quyền với trách nhiệm thực hiện báo cáo, kiểm tra, giám sát làm cơ sở để có
phương án quản lý và điều hành cho phù hợp, kịp thời sửa đổi bổ sung các cơ chế,
chính sách cho phù hợp với đặc điểm tình hình và điều kiện của thành phố.
Bên cạnh đó, tăng cường giám sát của hội đồng nhân dân thành phố.


Nâng cao chất lượng thanh tra cần trung thực, thẳng thắn, tránh nể nang, thiếu
khách quan, trung thực. Cần có chế tài xử lý thật nghiêm trưởng đoàn thanh tra
cũng như các thanh tra viên khi vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Trong việc kiểm tra, thanh tra, giám sát thì giám sát cộng đồng có vai trò quan
trọng. Cần tuyên truyền cho người dân hiểu được việc giám sát cộng đồng là rất
cần thiết.
3.5. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy chính quyền các cấp và cơ chế quản lý

đầu tư phát triển đô thị xanh
Để hoàn thiện bộ máy quản lý cần rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan
quản lý về đầu tư phát triển đô thị xanh, tránh chồng chéo. Việc quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh của thành phố Hà Nội do UBND thành phố, Sở Quy hoạch - Kiến
trúc, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài Chính, Sở Giao thông vận tải,
Sở Tài nguyên môi trường và các Ban Quản lý chuyên trách … do vậy cần rà soát
phân cấp quản lý cho hợp lý. Cần nâng cao vai trò và trách nhiệm của Chủ tịch
UBND quận, phường trong việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Điều hành
hoạt động của lực lượng thanh tra cấp mình quản lý để kịp thời phát hiện và xử lý
sai phạm được sớm nhất.
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ thanh tra, giám sát, kiểm tra có chuyên môn
cao, nghiệp vụ thuần thục, việc kiểm tra giám sát việc thực hiện quản lý đầu tư
phát triển đô thị xanh trong thời gian tới cần phải thường xuyên, liên tục, có hệ
thống. Bên cạnh đó cần có chế tài xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thanh tra,
kiểm tra, giám sát, các cán bộ quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi
nhiệm vụ quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh.
3.6. Tăng cường chức năng quản lý của chính quyền các cấp quận (huyện)
trong việc quản lý đầu tư phát triển các khu đô thị xanh trên địa bàn


Chính quyền thành phố cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể cho các quận
(huyện), tạo vai trò chủ đạo trong việc chấp hành các quyết định, các chính sách về
quản lý đầu tư phát triển các khu đô thị xanh trên địa bàn quản lý của mình, thông
qua đó nhằm nâng cao chức năng hành chính - kinh tế địa phương. Để làm được
điều này, trước hết phải phải cải thiện, tổ chức lại bộ máy của các quận (huyện).
điều cốt lõi là phải bố trí hài hòa, khoa học, có hệ thống. Mặt khác, phải đảm bảo
nguồn nhân lực có đủ năng lực và chuyên môn thực tế về quản lý đầu tư phát triển
đô thị xanh ở các quận (huyện) của thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, cần thiết lập
hệ thống hợp tác với các khu vực tư nhân, tăng cường chức năng hỗ trợ kinh tế về
đầu tư phát triển đô thị xanh thông qua biện pháp mở rộng nền tảng kinh tế, cần

xóa bỏ các quy chế phức tạp về đầu tư, giảm bớt bức tường ngăn cách đầu tư thông
qua các thủ tục xin cấp phép, đơn giản hóa các thủ tục xử lý nghiệp vụ, đồng thời
cung cấp nhanh chóng các dịch vụ hành chính liên quan, rút ngắn và loại bỏ nhiều
nghiệp vụ khống chế, các chỉ đạo không cần thiết.
3.7. Tăng cường quản lý công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của chính quyền
thành phố trong quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
Chính quyền thành phố Hà Nội cần tăng cường quản lý công tác kiểm tra, kiểm
soát và giám sát quá trình đầu tư phát triển đô thị xanh. Công tác kiểm tra giám sát
phải có kế hoạch cụ thể, phải có hệ thống và kiểm tra thường xuyên, cần hoàn thiện
cơ chế quản lý đầu tư một cách toàn diện, rõ ràng không qua loa đại khái. Hiện
nay, tình trạng kiểm tra, giám sát còn nặng về hình thức và chồng chéo trùng lặp
trong chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn kiểm tra, giám sát. Thiếu sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quản quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đô thị xanh. Các
quy trình kiểm tra, giám sát và kiểm soát chưa được xây dựng và ban hành một
cách khoa học, chưa đầy đủ và kịp thời. Trách nhiệm của người thực hiện công tác
kiểm tra giám sát chưa được cao.


Để việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh
một cách hiệu quả nhất, theo tác giả cần thực hiện tốt các nội dung sau:
Một là, Công khai minh bạch tình hình đầu tư, nguồn vốn đầu tư cho việc phát
triển các khu đô thị xanh cần minh bạch, rõ ràng, đầy đủ thông tin, chính xác và
kịp thời. Xây dựng hệ thống báo cáo thực hiện các kế hoạch đầu tư một cách khoa
học, đúng thời gian quy định và hợp lý nhất. Bên cạnh đó cần phân công, phân cấp
người theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đầu tư phát triển đô thị xanh đúng với kế
hoạch đề ra.
Hai là, Xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm soát, giám sát trước, trong và sau khi
thực hiện đầu tư. Việc kiểm soát trước khi đầu tư mạng lại hiệu quả có nên đầu tư
phát triển hay không, việc đầu tư có khả thi không, có phù hợp với phát triển chung
của Thủ đô hay không? Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện đầu tư phát triển đô

thị xanh thông qua việc bảo đảm đầu tư, tạo điều kiện hành lang pháp lý cho việc
thực hiện đầu tư được thuận tiện và hiệu quả, đảm bảo cho việc quản lý đầu tư phát
triển đô thị xanh hiệu quả nhất. Kiểm tra, kiểm soát việc kết thúc đầu tư có hiệu
quả không? Các tiêu chí về đầu tư phát triển đô thị xanh có đạt được không?
Ba là, Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc đầu tư phát
triển đô thị xanh, hiện nay rất nhiều cơ quan quản lý kiểm tra giám sát: UBND
phường có khu đô thị xanh cần xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, Thanh
tra Quận (huyện) khu đất đô thị, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Tài Chính, Sở
Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Giao thông vận tải… do vậy cần xác định rõ chức năng
nhiệm vụ của từng đơn vị quản lý, tránh chồng chéo, trùng lắp, cản trở quá trình
đầu tư phát triển đô thị xanh.
Khi đã xác định rõ chức năng nhiệm vụ thì cần phải kiểm tra, giám sát thường
xuyên, theo định kỳ, đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Việc thanh tra, kiểm tra,
giám sát cần phải có kế hoạch cụ thể, thời gian rõ ràng, tinh thần trách nhiệm cao
để đạt được hiệu quả cao nhất.


×