Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

PHÁP LUẬT THỜI HẬU Lê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.61 KB, 27 trang )

PHÁP LUẬT THỜI HẬU LÊ
CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH PHÁP LUẬT THỜI LÊ
Triều đại Hậu Lê được coi là triều đại phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử phong
kiến Việt Nam .Ở triều đại này không những tổ chức bộ máy đã đạt đến mức hoàn
bị nhất ,đỉnh cao nhất mà cả pháp luật cũng rất thành công vơi các quy định nhân
văn ,tiến bộ cả về nội dung và kỹ thuật pháp lý.đánh dấu sự phát triển vược bậc về
pháp luật của nước Đại Việt thế kỷ XV.Ngay vị Vua Lê Thái Tổ ,vị vua đầu của
thời Hậu Lê đã nhận thức vai trò của pháp luật,xây dựng pháp luật : “Từ xưa đến
nay ,trị nước phải có pháp luật ,người mà không có phép để trị thì loạn …đặt ra
pháp luật để dạy các quan ,dưới đến nhân dân,cho biết thế nào là thiện ác,điều
thiện thì làm,điều ác thì tránh chớ có phạm pháp” Trích trong Bình Ngô Đại Cáo
của Nguyễn Trãi , Lê Lợi lên ngôi vua đã sai Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô Đại Cáo”
để bố cáo cho thiên hạ biết. Bản bố cáo này có thể coi là một bản tuyên ngôn độc
lập, cũng có thể coi là một lời tuyên bố về đường lối chính trị của vua Lê Thái Tổ.
Các loại văn bản pháp luật
-

Các văn bản đơn hành : Nhiều về số lượng và phong phú về hình thức (Chiếu, dụ,

-

lệnh, lệ…).
Tập hợp hóa pháp luật : Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức Thiện chính thư, Quốc

-

triều Chiếu lệnh thiện chính…
Pháp điển hóa 2 bộ luật: Quốc triều hình luật và Quốc triều khám tụng điều lệ

II – Bộ luật tiêu biểu
1,Quốc triều hình luật




Đây là bộ luật được coi là một bộ luật điển hình ,hoàn thiện nhất trong lịch sử nhà
nước và pháp luật phong kiến Việt Nam.Tiến bộ không chỉ về nội dung mà cả về
kỹ thuật pháp lý mà đã làm cho nhiều nhà nghiên cứu “đi từ sự ngạc nhiên này đến
sự ngạc nhiên khác” .
a,Phạm vi điều chỉnh của Quốc Triều Hình Luật
Phạm vi điều chỉnh tương đối rộng ,điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong các
lĩnh vực : dân sự,hôn nhân và gia đình ,quan chế,luật hành chính,giáo dục ,tài
chính ,thuế khóa,quân sự,hình sự,tố tụng hình sự,bảo về quyền lợi của các nhóm
yếu thế ,đất đai,môi trường,bang giao quốc tế,…


QTHL như một bộ bách khoa toàn thư ,phản ánh bức tranh toàn cảnh của xã
hội Đại Việt đương thời .

b,Tính chất
-

-

-

QTHL là một bộ tổng luật,bộ luật gốc,nền tảng của Quốc Gia Đại Việt
Tính chất tổng luật được thể hiện ở nhiều phương diện ,đặc biệt là về
nguồn pháp luật ,chứa đựng cả “luật” của nhà nước và cả “luật” của xã hội –
các quy tắc,quan niệm đạo đức,tập quán ,phong tục ,tín ngưỡng ,tư tưởng
chính trị-pháp lý …Tính tổng quát còn được thể hiện ở việc nội dung Bộ
Luật bao gồm cả luật nội dung –luật vật chất,luật thử tục –Luật hình thức
(EG: luật hình sự là luật nội dung,luật tố tụng hình sự là luật hình thức)

Bản chất của QTHL được biểu hiện ở tính giai cấp và tính xã hội :bảo vệ
củng cố quyền lực thống trị của giai cấp Phong Kiến ,trật tự xã hội phong
kiến ;bảo vệ quyền lợi của giai cấp nông dân và những người lao động khác
đặc biệt là đối với các nhóm xã hội yếu thế như phụ nữ,trẻ em,người già
người tàn tật.

c,Cơ cấu của Quốc triều hình luật
QTHL gồm 722 điều luật ,được xếp vào 6 quyển với 13 chương :
+ Quyển 1 có 2 chương: Danh lệ (49 điều), Cấm vệ (47 điều)


+ Quyển 2 có 2 chương: Vi chế (144 điều), Quân chính (43 điều)
+ Quyển 3 có 3 chương: Hộ hôn (58 điều), Điền sản (59 điều), Thông gian
(10 điều)
+ Quyển 4 có 2 chương: Đạo tặc (54 điều), Đấu tụng (50 điều)
+ Quyển 5 có 2 chương: Trá nguỵ (38 điều), Tạp luật (92 điều)
+ Quyển 6 có 2 chương: Bộ vong (13 điều), Đoản ngục (65 điều)


d,Các nguyên tắc cơ bản của QTHL
-Tuy bộ luật không quy định những nguyên tắc cụ thể như trong các bộ luật
hiện đại ,tuy nhiên qua tổng quan ta có thể đưa ra một vài những quy tắc như sau:
+ Nguyên tắc bảo vệ chế độ quân chủ phong kiến lợi ích của nhà nước ,nhà
vua và hoàng tộc : Những hành vi xâm phạm đến lợi ích ,sự bình yên của nhà vua
và hoàng tộc,xâm phạm đến chế độ đương thời bị liệt vào tội “Thập ác”với những
hình phạt nghiêm khắc nhất (điều 1,2)
+Nguyên tắc bảo vệ chế độ tư hữu về ruộng đất : Pháp luật quy định chế độ sở
hữu nhà nước đối với ruộng đất bao gồm chế độ lộc điền ,quân điền và ruộng đất
quốc khố ;quy định chế độ thuộc sở hữu tư nhân (chủ yếu là trương Điền Sản)
+ Nguyên tắc bảo vệ tư tưởng thống trị đương thời mà hạt nhân là Nho giáo :

Bộ luật đã giành một số lượng lớn các điều quy định những chuẩn mực đạo đức
.Nho giáo đặc biệt là những điều liên quan đến các chữ “hiếu,trung,tiết
,hạnh”.Cùng với các tội chống lại nhà nước những hành vi trái với các chuẩn mực
đạo đức nói trên cũng được liệt vào tội “thập ác” và phải chịu “ngũ hình”
+Nguyên tắc “không có tội,không có hình phạt” : nếu không được quy định
trong bộ luật : Một hành vi chỉ bị coi là tội phạm và bị trừng phạt khi nào hành vi
đó được quy định trong các điều luật tương ứng.
+ Nguyên tắc trách nhiệm hình sự tập thể : Bộ luật này cho phép áp dụng trách
nhiệm hình sự đối với tất cả những người thuộc phạm vi ba họ của người phạm tội
(chu di tam tộc )đối với một số trọng tội .Trách nhiệm phạm tội còn được áp dụng
đối với những người ở cùng chung 1 nhà với kẻ phạm tội.
+ Nguyên tắc nhân đạo : thể hiện ở chính sách xử lý đối với một số người phạm
tội nhất định như phụ nữ,người già,người tàn tật,trẻ em.Điều 17 quy định khi phạm
tội chưa già cả tàn tật ,đến khi già cả ,tàn tật mới bị phát gíac,thì xử tội theo luật
gìa cả ,tàn tật.Khi còn nhỏ phạm tội ,đến khi lớn mới phát giác ,thì xử tội theo luật
khi còn nhỏ.(giống nguyên tắc hồi tố )
+Nguyên tắc có lỗi-không có tội nếu không có lỗi:
Điều 14 quy định : “những quan viên,quân dân phạm tội nếu vì sự sơ xuất ,lầm
lỗi,từ tội lưu trở xuống thì cho chuộc bằng tiền”


EG : Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và tội
thiếu trách nhiệm gây hậu quả.
+Nguyên tắc áp dụng tập quán :Tức là các quy định của bộ luật có chứa yếu tố
phong tục ,tập quán bản địa .Eg Điều 40 “người thượng du phạm tội với nhau thì
theo phong tục xứ ấy mà định tội .Những người thượng du phạm tội với người
trung trâu thì theo luật mà định tội”
+Nguyên tắc tất cả những gì không được phép làm,đều bị cấm: Điều 642 quy
định : “Việc không được phép làm mà làm thì việc lớn xử tội đồ hay lưu,việc nhỏ
xử tội biếm hay phạt” Được hiểu là chỉ được làm những việc làm mà pháp luật cho

phép nhưng phải trong khuôn khổ thuần phong mỹ tục ,đạo lý,trật tự công cộng.


Các quy định cụ thể
1.1.1 Luật hình sự
a)

Các nguyên tắc
Hình luật là nội dung trọng yếu và có tính chất chủ đạo, bao trùm toàn bộ
nội dung của bộ luật. Các nguyên tắc hình sự chủ yếu là:

-

Vô luật bất thành hình: trong đó quy định chỉ khép tội khi trong bộ luật có
quy định, không thêm bớt tội danh, áp dụng đúng hình phạt đã quy định và nó là
tương tự như trong các bộ luật hình sự hiện đại.

-

Chiếu cố: trong đó quy định các chiếu cố đối với địa vị xã hội, tuổi tác (trẻ
em và người già cả), tàn tật, phụ nữ v.v

-

Chuộc tội bằng tiền: đối với các tội danh như trượng, biếm, đồ, khao đinh,
tang thất phụ, lưu, tử, thích chữ. Tuy nhiên các tội thập ác (mười tội cực kỳ nguy
hiểm cho chính quyền) và tội đánh roi (có tính chất răn đe, giáo dục) không cho
chuộc.

-


Trách nhiệm hình sự: trong đó đề cập tới quy định về tuổi chịu trách nhiệm
hình sự và việc chịu trách nhiệm hình sự thay cho người khác.

-

Miễn, giảm trách nhiệm hình sự :trong đó quy định về miễn, giảm trách
nhiệm hình sự trong các trường hợp như tự vệ chính đáng, tình trạng khẩn cấp, tình
trạng bất khả kháng, thi hành mệnh lệnh, tự thú (trừ thập ác, giết người).

-

b)

Thưởng người tố giác, trừng phạt người che giấu
Tội phạm

-

Phân loại theo hình phạt (ngũ hình và các hình phạt khác)

-

Theo sự vô ý hay cố ý phạm tội

-

Theo âm mưu phạm tội và hành vi phạm tội

-


Tính chất đồng phạm
c,Các nhóm tội cụ thể


-

Thập ác: Là 10 trọng tội nguy hiểm nhất như:



Các tội liên quan đến vương quyền: mưu phản, mưu đại nghịch, mưu bạn (phản
quốc), đại bất kính



Các tội liên quan đến quan hệ hôn nhân-gia đình: ác nghịch , bất hiếu, bất mục, bất
nghĩa, nội loạn.



Tội liên quan đến tiêu chí đạo đức hàng đầu của Nho giáo: bất đạo.

-

Các nhóm tội phạm khác: bao gồm các tội liên quan đến sự an toàn thân thể của
vua, nghi lễ cung đình, xâm phạm trật tự công cộng, quản lý hành chính, thể thức
nghi lễ triều đình, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm con
người, các tội xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, các tội phạm quân
sự, xâm phạm chế độ sở hữu ruộng đất, xâm phạm chế độ hôn nhân-gia đình, các

tội tình dục, các tội xâm phạm chế độ tư pháp v.v
d,Hình phạt
Quan niệm về hình phạt trong bộ luật khá chi tiết nhưng cứng nhắc với
khung hình phạt thường là cố định, tuy rằng có tính đến các tình tiết tăng nặng hay
giảm nhẹ .
Các hình phạt cụ thể có ngũ hình và các hình phạt khác.

-

Ngũ hình
Ngũ hình được quy định tại điều 1 và bao gồm: xuy, trượng, đồ, lưu, tử.



Xuy (đánh bằng roi) có 5 bậc: 10, 20, 30, 40, 50 roi, có thể kèm phạt tiền và
biếm chức, áp dụng cả cho nam và nữ.



Trượng (đánh bằng gậy) cũng có 5 bậc: 60, 70, 80, 90 và 100 trượng, chỉ áp
dụng cho nam.




Đồ có 3 bậc là:
Dịch đinh kèm 80 trượng cho nam và dịch phụ kèm 50 roi cho nữ. Dịch đinh/dịch
phụ có nhiều hạng là:

 Thuộc đinh: phục dịch ở các viện (dành cho quan chức có tội)



 Quân đinh: phục dịch ở các sảnh
 Khao đinh: phục dịch ở trong trại lính
 Xã đinh: phục dịch ở các xã (dành cho thường dân nam có tội)
 Thứ phụ: phục dịch công việc ở làng (dành cho thường dân nữ có tội)
 Viên phụ: làm các công việc trong vườn và đánh 10 roi (dành cho vo quan)
 Tang thất phụ: phục dịch ở các nơi nuôi tằm, nếu phạm tội nặng


Tượng phường binh (quét dọn chuồng voi kèm 80 trượng và thích 2 chữ vào mặt)
cho nam và xuy thất tỳ (nấu cơm nuôi quân kèm 50 roi và thích 2 chữ vào cổ) cho
nữ.



Chủng điền binh (lính lao động ở đồn điền của nhà nước kèm 80 trượng và thích vào
cổ 4 chữ, phải đeo xiềng) cho nam và thung thất tỳ (xay thóc giã gạo trong các kho
thóc thuế của nhà nước kèm 50 roi và thích vào cổ 4 chữ) cho nữ.




Lưu tức lưu đày đi nơi xa, có 3 bậc là:
Lưu cận châu, đày đi làm việc nặng ở Nghệ An với hình phạt phụ là thích vào mặt
6 chữ, đánh 90 trượng, đeo xiềng dành cho nam và đánh 50 roi cho nữ.



Lưu ngoại châu: Lưu đày đến Bố Chính, Quảng Bình. Phụ hình có 90 trượng, thích 8

chữ vào mặt, đeo xiềng 2 vòng dành cho nam và đánh 50 roi cho nữ.



Lưu viễn châu: đày đi Cao Bằng. Phụ hình gồm 100 trượng, thích 10 chữ vào mặt,
đeo xiềng 3 vòng cho nam, đánh 50 roi cho nữ.



Tử (giết chết) có 3 bậc là:



Trảm cả nhà



Giảo (thắt cổ), trảm (chém đầu)



Khiêu (chém bêu đầu)



Lăng trì (tùng xẻo) tức xẻo từng miếng thịt rồi mổ bụng, moi ruột cho đến chết, tiep
theo còn bị cắt rời chân tay và bẻ gãy hết xương, sau đó đem chôn lấp

-


Các loại hình phạt khác


Ngoài ngũ hình, luật Hồng Đức còn áp dụng các hình phạt khác như:
Biếm tư bao gồm các bậc từ 1 đến 5 tư nhưng có quy định cho chuộc tội



biếm bằng tiền theo điều 22. Biếm tư có thể được hiểu như một hình thức làm hạ
thấp tư cách của người bị phạt. Ngoài ra người bị phạt biếm tư còn phải chịu hình
phạt đánh roi (xuy hoặc trượng).
Phạt tiền có 3 bậc: 300-500 quan, 60-200 quan và 5-50 quan. Ngoài ra còn



có quy định về tiền bồi thường tang vật , tiền đền mạng .
Tịch thu tài sản có 2 bậc là tịch thu toàn bộ gia sản và tịch thu một phần tài



sản


Thích chữ vào cổ hoặc mặt: Được áp dụng như là hình phạt phụ đối với các
tội lưu, đồ, trượng, xuy.



Xung vợ con làm nô tỳ. Chỉ áp dụng đối với các tội mưu phản, mưu đại
nghịch, mưu bạn trong thập ác.



1.1.2 Luật tố tụng
Mặc dù không được tách bạch ra thành các chương riêng rẽ, nhưng luật
Hồng Đức đã thể hiện một số khái niệm của luật tố tụng hiện đại như:


Thẩm quyền và trình tự tố tụng của các cấp chính quyền



Thủ tục tố tụng (phần lớn của hai chương cuối) như đơn kiện- đơn tố cáo,
thủ tục tra khảo, thủ tục xử án, phương pháp xử án, thủ tục bắt người.


1.1.3 Luật dân sự
a,Sở hữu và hợp đồng
Bộ luật Hồng Đức đã phản ánh hai chế độ sở hữu ruộng đất trong thời kỳ
phong kiến là: sở hữu nhà nước (ruộng công/ công điền/công thổ) và sở hữu tư
nhân (ruộng tư/tư điền/tư thổ).
Trong bộ luật Hồng Đức, do đã có chế độ lộc điền-công điền tương đối toàn
diện về vấn đề ruộng đất công nên trong bộ luật này quyền sở hữu nhà nước về
ruộng đất chỉ được thể hiện thành các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm
chế độ sử dụng ruộng đất công như: không được bán ruộng đất công, không được
chiếm ruộng đất công quá hạn mức, không được nhận bậy ruộng đất công đã giao
cho người khác, cấm làm sai quy định phân cấp ruộng đất công , không để bỏ
hoang ruộng đất công, cấm biến ruộng đất công thành tư, không được ẩn lậu để
trốn thuế v.v
Bên cạnh đó việc bảo hộ quyền sở hữu tư nhân/ hợp đồng về ruộng đất tư
cũng được quy định rõ ràng. Chẳng hạn, cấm xâm lấn ruộng đất của người khác,

cấm tá điền tranh ruộng đất của chủ, cấm ức hiếp để mua ruộng đất của người khác
v.v
Qua một số quy định trên, có thể thấy bộ luật đã điều chỉnh ba loại hợp đồng
về ruộng đất:
-

Mua bán ruộng đất

-

Cầm cố ruộng đất

-

Thuê mướn ruộng đất
Về hình thức, các hợp đồng thường phải lập thành văn tự giữa các bên tham
gia hợp đồng với sự chứng thực của quan viên có thẩm quyền.
b,Thừa kế
Trong lĩnh vực thừa kế, quan điểm của các nhà làm luật Đại Việt thời Lê khá
gần gũi với các quan điểm hiện đại về thừa kế. Cụ thể: Khi cha mẹ còn sống,


không phát sinh các quan hệ về thừa kế nhằm bảo vệ và duy trì sự trường tồn của
gia đình, dòng họ. Thứ hai là các quan hệ thừa kế theo di chúc và thừa kế không di
chúc (thừa kế theo luật). Điểm đáng chú ý trong bộ luật Hồng Đức, người con gái
có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai(trong trường hợp người con trai
trưởng mất hoặc chết trước đó - Xem thêm Lịch Triều Hiến Chương Loại chí -Tập
2 - Hình Luật Chí). Đây là một điểm tiến bộ không thể thấy ở các bộ luật phong
kiến khác. Thứ ba, bộ luật đã phân định về nguồn gốc tài sản của vợ chồng, gồm
có: tài sản riêng của mỗi người và tài sản chung của cả hai vợ chồng. Việc phân

định này góp phần xác định việc phân chia thừa kế cho các con khi cha mẹ đã chết
hoặc chia tài sản cho bên còn sống nếu một trong hai vợ hoặc chồng chết trước.
Thừa kế chính là điểm nổi bật nhất của luật pháp triều Lê.
c,Trách nhiệm dân sự
Luật Hồng Đức cũng quy định trách nhiệm dân sự của các bên tham gia
quan hệ, với những nội dung khá chặt chẽ, cụ thể. bên cạnh các nội qui trên trẻ em
cũng cần được chăm sóc kĩ càng và giáo dục đặc biệt với 3 tiêu chí
- không bạo lực
- không đánh đập
- giáo dục tốt


1.1.4 Luật hôn nhân và gia đình
a,Hôn nhân
Trong lĩnh vực hôn nhân, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như kết hôn,
chấm dứt hôn nhân (do chết hoặc ly hôn).
b,Kết hôn
Trong quan hệ kết hôn, luật quy định các điều kiện để có thể kết hôn là: có
sự đồng ý của cha mẹ , không được kết hôn giữa những người trong họ hàng thân
thích, cấm kết hôn khi đang có tang cha, mẹ hay chồng, cấm kết hôn khi ông, bà,
cha hay mẹ đang bị giam cầm, tù tội, cấm anh (em) lấy vợ góa của em (anh), trò
lấy vợ góa của thầy (điều 324).
Tuy nhiên, luật Hồng Đức không quy định tuổi kết hôn, mặc dù trong Thiên
Nam dư hạ tập (phần lệ Hồng Đức hôn giá) có viết: "Con trai 18 tuổi, con gái 16
tuổi mới có thể thành hôn", có lẽ là do đã tồn tại một văn bản khác cùng thời quy
định về điều này. Luật Hồng Đức cũng quy định về hình thức và thủ tục kết hôn
như đính hôn và thành hôn. Lưu ý là luật Hồng Đức cho thấy cuộc hôn nhân có giá
trị pháp lý từ sau lễ đính hôn. Ví dụ điều 315 quy định: Gả con gái đã nhận đồ
sính lễ mà lại thôi không gả nữa thì phải phạt 80 trượng...Còn người con gái phải
gả cho người hỏi trước. Tuy nhiên, nếu trong thời gian từ lễ đính hôn cho đến khi

thành hôn mà một trong hai bên bị ác tật hay phạm tội thì bên kia có quyền từ hôn.
c,Chấm dứt hôn nhân
Luật Hồng Đức quy định các trường hợp chấm dứt hôn nhân là: một trong
hai người đã chết hoặc ly hôn.
Về trường hợp chấm dứt hôn nhân do một trong hai người đã chết cần lưu ý
là quan hệ hôn nhân chỉ thực sự chấm dứt ngay nếu người chết là vợ, còn nếu là
chồng chết thì nó chỉ chấm dứt sau khi mãn tang. Quy định này được đặt ra một
cách gián tiếp trong các điều 2 và 320.
Về trường hợp ly hôn có ba nhóm sau:


1.

Buộc phải ly hôn: do hôn nhân đã vi phạm các quy định cấm kết hôn.

2.

Ly hôn do lỗi của người vợ: Điều 310 quy định người chồng phải ly hôn khi
người vợ phạm phải điều nghĩa tuyệt (đoạn tuyệt hết ân nghĩa vợ chồng) như:
không con, ghen tuông, ác tật (mắc các bệnh như phong, hủi), dâm đãng, không
kính cha mẹ, lắm lời, trộm cắp.
Ly hôn do lỗi của người chồng: Điều 308 quy định: "Phàm chồng đã bỏ lửng

3.

vợ 5 tháng không đi lại (vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng) thì
mất vợ". Quy định như vậy quyền lợi của người phụ nữ đã được bảo đảm và quan
trọng hơn nó cũng trở thành cơ sở để người chồng phải thực hiện tốt nghĩa vụ của
mình đối với vợ, với gia đình. Đây là quy định nổi bật phản ánh tính sáng tạo của
nhà làm luật nhằm duy trì trật tự ổn định trong gia đình.

d,Quan hệ gia đình
Trong lĩnh vực quan hệ gia đình, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như quan
hệ nhân thân giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thân thuộc khác
(vợ cả-vợ lẽ, anh-chị-em, cha mẹ-con nuôi, vai trò của người tôn trưởng tức trưởng
họ).


Quan hệ vợ-chồng: Phong tục tập quán và lễ nghĩa Nho giáo đã điều chỉnh
quan hệ vợ-chồng, tuy nhiên luật Hồng Đức cũng có các quy định nhằm điều chỉnh
các quyền và nghĩa vụ nhân thân như: Nghĩa vụ phải chung sống tại một nơi và
phải có trách nhiệm với nhau, không được ngược đãi vợ , nghĩa vụ chung thủy,
nghĩa vụ để tang nhau.



Quan hệ cha mẹ-con cái: Đề cập tới các nghĩa vụ và quyền nhân thân của
con cái, bao gồm: nghĩa vụ phải vâng lời và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà, nghĩa vụ
chịu tội roi, trượng thay cho ông bà, cha mẹ, nghĩa vụ không được kiện cáo ông bàcha mẹ, nghĩa vụ che giấu tội cho ông bà, cha mẹ, ngoại trừ trường hợp cha mẹ hay
ông bà phạm các tội mưu phản, mưu đại nghịch, cha mẹ nuôi giết con đẻ hay mẹ
đẻ-mẹ kế giết cha thì được phép tố cáo và nghĩa vụ để tang ông bà-cha mẹ.




Quan hệ nhân thân khác: Đề cập tới quan hệ giữa vợ cả-vợ lẽ và nhà chồng,
anh-chị-em, nuôi con nuôi và vai trò của người trưởng họ.
Trong quan hệ vợ cả-vợ lẽ thì ngoài các quy định về các nghĩa vụ của họ với
chồng và nhà chồng thì họ cũng phải tuân thủ trật tự thê thiếp và vợ cả nói chung
được ưu tiên hơn. Về quan hệ anh-chị-em thì người anh trưởng có quyền và nghĩa
vụ đối với các em, nhất là khi cha mẹ đã chết, đồng thời cũng bảo vệ sự hòa thuận

trong gia đình (phạt nặng đánh lộn, kiện cáo nhau). Việc nhận nuôi con nuôi phải
được lập thành văn bản và phải đối xử như con đẻ cũng như ngược lại, con nuôi
phải có nghĩa vụ như con đẻ đối với cha mẹ nuôi.


2,Quốc triều khám tụng điều Lệ
QTKTĐL đây được coi là điểm sáng,điểm tiến bộ của pháp luật triều Lê nói riêng
và pháp luật thời trung đại nói chung ,đây là một bộ luật tố tụng riêng biệt.Nếu
như ở phương Đông thời trung đại thường có những bộ tổng luật thì BQTKTĐL
lại mang tính là bộ luật riêng ,độc lập về phương diện tố tụng .Tất cả các giai đoạn
từ nộp đơn kiện ,đơn tố cáo ,bước khám nghiệm hiện trường,xét xử ,thi hành án
,cho đến quy định nhằm ngăn chặn sự vi phạm từ phía quan lại đều được quy định
rõ rang trong bộ luật
QTKTĐL chỉ chứa đựng các điều lệ ,về kiện tụng,cụ thể có tất cả 31 điều lệ kiện
tụng .Tất cả những điều lê này đều thể hiện việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của
con người trong quá trình tố tụng.
2.1 Đặc điểm của QTKTĐL
Thứ nhất Trình tự, thủ tục tố tụng đề cao tính con người, bảo vệ lợi ích của con
người
Bộ luật có nhiều quy định thể hiện tính nhân văn sâu sắc, chú ý đến khía
cạnh con người, lợi ích con người ngay trong chính các điều luật. Chẳng hạn, lệ
kiện tụng về tiền nợ quy định: “Nếu nhà có tang chưa chôn cất, mà đến hạn phải trả
nợ thì chủ nợ cũng nên vì việc đó mà thương xót, không được tróc bắt hoặc lấy
ngày hẹn ra sách hỏi để đến nỗi làm tổn thương việc hiếu, phải để cho chôn cất
xong mới truy hỏi”.
Tính nhân văn của Bộ luật còn được thẩm thấu trong quy định trách nhiệm
của quan lại phải xử lý hợp tình người những tình huống bất thường phát sinh tại
địa phương: “Xã nào trong dân gian có người khách qua đường bị bệnh chết, hoặc
đêm hôm bị thương mà chết, không biết kẻ nào giết hoặc xác chết ở chỗ khác mà
nhân đêm hôm kéo lại, thấy có dấu vết ở địa phận mình, (...) một mặt đưa trình

quan huyện để làm bằng cớ, phòng sự vu oan giá hoạ. Trong 5, 6 ngày không có ai
đến nhận (xã quan) tiến hành chôn cất...”.


Về nguyên tắc, Bộ luật cũng đặt ra yêu cầu không được khiếu kiện vượt cấp.
Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt khẩn cấp, oan ức, thiệt hại nặng,
không biết kêu ai, người dân có thể “kêu oan” đòi lại sự công bằng bất cứ cấp
nào: “Mọi trường hợp bị người quyền quý ức hiếp thiệt hại nặng, cùng các trường
hợp oan ức, không biết khám lệ ở nha môn nào (...) cho khua chuông gióng mõ là
kêu oan”.
Thứ 2 Quy trình tố tụng chặt chẽ, tôn trọng sự thật khách quan của vụ án, xử
lý vụ việc nhanh chóng, kịp thời
Trong 31 điều lệ kiện tụng, nhà làm luật đã có ý thức phân biệt những quy
định, nguyên tắc chung ở thông lệ đầu tiên (Thông lệ về khám tụng), các lệ áp
dụng chung cho tất cả các vụ việc (Lệ về người kiện, lệ tróc bắt, lệ về tiền phí
tổn...) và những quy định riêng, đặc thù ở những "Lệ kiện”, tương ứng với các vụ
kiện tụng cụ thể (Lệ kiện tụng nhân mạng, Lệ kiện tụng về trộm cướp, Lệ kiện tụng
về ruộng đất, Lệ kiện tụng đánh nhau, Lệ kiện tụng việc cưới xin, Lệ kiện tụng sự
ức hiếp). Kỹ thuật lập pháp như vậy vừa thể hiện được những vấn đề chung của cả
quy trình tố tụng, vừa cho thấy những đặc thù riêng của từng loại vụ việc.
Trong một vụ án, sự thật của vụ án là quan trọng. Cái gì là cái có thật, cần
phải được hướng tới. Để tránh việc tố cáo không chính xác, không đúng sự thật, Bộ
luật quy định khá tỉ mỉ về chứng cứ, người làm chứng vì đây là căn cứ quan trọng,
là cơ sở cho việc xét xử sau này: “Địa phương nào có việc về nhân mạng hoặc vì
thù mà giết, hoặc vì dâm mà giết, hoặc vì đánh nhau mà giết, hoặc vì cướp của mà
giết, hoặc vì trộm cắp mà giết, phải có xác chết thì vợ, con, cha, mẹ, chồng, anh em
mới được xin phát cáo (...)”; “Xã thôn trưởng căn cứ vào sự việc hiện thấy để tức
khắc lập biên bản nhằm mục đích rõ ràng chính xác hoặc căn cứ vào người chứng
kiến ký vào biên bản để làm bằng, không được có sự sợ hãi trốn tránh hoặc tư vị
thân thích hay thù oán mà thoái thác không lập biên bản”; “Mọi việc làm tờ cáo

trạng, tố trạng điêu toa để sinh ra việc kiện tụng hoặc lấy những việc không quan


thiết gì đến mình và cóp nhặt những việc vụn vặt đem tố cáo để người khác phải
lụy vào án, bị phạt trượng”
Chứng cứ, hiện trường phải được bảo vệ nghiêm ngặt: “Phàm những người
tố cáo về cờ bạc, nên chỉ đúng vào lúc đang cuộc cờ bạc, có đầy đủ tang vật đánh
bạc, nhất nhất rõ ràng, người ngồi chơi không quá năm sáu người, bắt đúng hiện
trạng mới được nhận khám. Nếu không phải cờ bạc mà cáo bừa, lấy tội vu cáo mà
luận”
Khi giải quyết từng vụ việc vừa phải thận trọng, vừa phải nhanh chóng, kịp
thời. Việc làm này không những đảm bảo được tính khách quan của vụ việc, đảm
bảo được quyền lợi của người bị hại mà cao hơn là dẹp bỏ các mâu thuẫn, chấm
dứt các ý định trả thù tiếp theo. Bộ luật quy định: “không được kéo dài ngày (...)
tránh làm việc tróc bắt bừa những người tình nghi”; “Trước tiên phải tra biên án,
đúng thực mới tiến hành bắt và khám xét. Nếu không có biên án và sự việc đã qua
lâu ngày thì không được nhận tra xét”
Thứ 3 Trừng trị nghiêm cường hào gian ác, ức hiếp dân lành, đề cao cách xử
lý có đạo đức, có trách nhiệm của quan lại
Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ có riêng những Lệ quy định về trách nhiệm
quan lại, xử nghiêm những trường hợp ức hiếp người dân, đó là Lệ kiện tụng sự ức
hiếp, Lệ kiện tụng cai mục hà lạm, Lệ về tuần thú đò giang lạm sách và Lệ thân
sức cai lại.
Bộ luật quy định rõ việc ngăn chặn những hành vi ức hiếp dân lành, kể cả
những người quyền quý tại triều đình: “Những nhà quyền quý thế gia ức hiếp nhân
dân để lấy của tài sản và bắt người giam cầm đánh đập, ngoài kinh đô thì cho kêu
tại hiến ty, trong kinh thì cho kêu tại ngự sử đài, nếu người nào trần cáo về việc bị
ức hiếp, cho phép chỉ rõ tên họ người quyền quý. Hiện người quyền quý đang
nhậm sự tại triều, hoặc thân nhân của người quyền quý hoặc con cháu các công
thần, không được dối trá, danh tước phải rõ ràng, đầy đủ mới được nhận đơn rồi



buộc bên nguyên dẫn đến bắt đích danh bị cáo để tra hỏi xác thực” . Ngoài ra, Bộ
luật cũng quy định trừng trị nghiêm đối với quan lại dung túng, cấu kết, thực hiện
hành vi phạm pháp: “Bọn cường hào gian ác, cùng bọn có án cũ ngầm làm những
chuyện không hay, có làng xóm họ hàng bày tỏ. Hoặc quần tụ, chứa chấp trộm
cướp có bằng cứ mà người thường không dám bắt, đều bên trong thì cho quan đề
lĩnh, bên ngoài thì cho quan trấn thủ, lưu thủ tập nã, tra thực tang rõ vết, xét theo
pháp luật trị tội”
Tra khảo là một giai đoạn rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc xác
định sự thật khách quan của vụ việc. Do vậy, nhà làm luật thời này đã lường tính
đến những hành vi ức hiếp khi tra khảo để luận tội và xử phạt nặng những khám
quan có hành vi này. Trong lệ kiện tụng về cưới xin cũng quy định rõ:“Nếu khám
quan nhận bừa, tra bừa, luận tội cẩu thả và ngừng bác việc, hoặc ức hiếp để luận tội
không đúng lý thì cho phép bị cáo trình kêu ở quan tra xét lần sau tra sự thực, lấy
tội phạt nặng mà luận tội”
Trong quá trình tố tụng, nhà làm luật đã chú ý đến việc ngăn chặn hành vi
tham nhũng, trục lợi của khám quan tư lợi, nhận tiền của nhà quyền quý, làm oan
người vô tội: “Các nhà quyền quý thế gia ức hiếp người khác cho khám quan số
tiền của ức hiếp, giam thu (...) thì lấy tội biếm bãi mà luận. Còn người viện dẫn và
kẻ sai nhân tùy theo nặng nhẹ lấy tội trượng hoặc tội đày mà luận”
Thứ 4 Bảo vệ người làm chứng, những người quả cảm, chống lại cái xấu, cái
ác, đồng thời trừng trị hành vi che giấu tội phạm
Việc phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng chống tội
phạm là đặc biệt quan trọng. Bộ luật Hồng Đức đã có nhiều quy định bảo vệ những
người quả cảm chống tội phạm. Trong Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ cũng có
quy định về điều này, như: “Người tróc bắt được, hoặc tố cáo đúng sự thực, thì tùy
sự việc, nặng thì được thưởng quan chức, nhẹ thì được thưởng tiền bạc hoặc miễn
việc quan. Nếu chẳng may bị giết chết thì cho trình báo quan sở tại chuyển đệ lên



để xét tặng tiền chôn cất và giấy khen. Nếu che giấu bưng bít thì quan lấy tội biếm
bãi mà luận, dân lấy tội trộm cướp mà trị tội”
Việc dung túng, che giấu tội phạm cũng sẽ bị xử lý nghiêm khắc, bất luận là
ai, kể cả chủ thể đó là quan lại: “Những kẻ làm nghề trộm cướp mà đã qua luận xét
tróc nã và thu tiền bồi thường tiền chuộc, mà do sợ tội phải ẩn cư thì các quan đại
thần văn võ cùng mọi người đều không được nuôi chứa. Trái như vậy cho người bị
hại và người thấy tố cáo chỉ dẫn, bắt được nhà ai chứa chấp, là quan thì lấy tội
biếm bãi mà luận, dân thì lấy tội trộm cướp mà trị tội”.
Thứ 5. Trừng trị việc vu cáo hại người
Bảo vệ quyền lợi của con người cũng hàm chứa cả ý nghĩa "bảo vệ người
ngay, chống lại kẻ gian”. Nhà làm luật thời kỳ này rất chú trọng đến việc trừng trị
hành vi vu cáo: “Mọi việc làm tờ cáo trạng, tố trạng điêu toa để sinh ra việc kiện
tụng hoặc lấy những việc không quan thiết gì đến mình và cóp nhặt những việc vụn
vặt đem tố cáo để người khác phải lụy vào án phần nhiều bị phạt trượng. (...) Quan
ngự sử phát giác ra bắt được cũng cho xét tội luận hành, làm đủ tờ khải đệ đặt để
răn thói gian ngoan, giữ yên dân nghiệp” ; “(…) Người điêu toa thường hống hách
đòi tiền của, không được như ý thì làm đơn đầu cáo, các quan ty đều không nhận
khám. Nếu nha môn nào dung túng, ít luận xét và nhận ẩu cáo bừa của người điêu
toa thiện tiện làm việc bắt xét, đến nỗi bị người kêu cáo thì lập tức chiếu sự việc
nặng nhẹ mà luận xét”
Thứ 6. Phân biệt tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, làm rõ động cơ
phạm tội
Trách nhiệm của quan xử án là phải dẫn đúng điều luật, đồng thời đánh giá
được đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi để luận tội: “Các nha môn làm
việc khám xét khi luận đoán các việc kiện tụng, đều nên viện dẫn luật lệnh cùng
cách thức chính văn”.


Cơ sở để đánh giá chính xác là phải quy tội một cách khách quan, không

được quy tội một cách cảm tính, phải căn cứ vào hành vi vi phạm và mức độ lỗi:
“không được dùng ý mà thêm bớt, dụng tình mà dẫn dắt (...) Mọi kẻ phạm tội, tội
danh tuy giống nhau mà ý phạm tội khác nhau thì khác biệt, nên phải phân biệt
nặng nhẹ mà thêm bớt”. Cụ thể ở các thông lệ, nhà làm luật đã đặt ra yêu cầu phải
xác định rõ yếu tố động cơ phạm tội: “thù mà giết, dâm mà giết, đánh nhau mà
giết, cướp của mà giết, trộm cắp mà giết”, để phân biệt với những trường hợp khác
như “ốm đau mà chết, cùng khổ, đói rách mà chết...”. Quy định trên cũng chính là
nhằm làm rõ các yếu tố thuộc mặt chủ quan của tội phạm.
Thứ 7 . Thời hiệu rõ ràng
Tương ứng với từng lệ kiện tụng, nhà làm luật đều quy định rõ thời hiệu.
Thời hiệu rõ ràng là một tiêu chí không những đánh giá kỹ thuật lập pháp, mức độ
chi tiết hóa cao của Bộ luật, mà còn bảo vệ quyền lợi chính đáng của con người
trong việc ngăn chặn tình trạng quan lại vì tư lợi mà kéo dài thời hạn. Với từng
loại tội phạm, tội nặng, tội nhẹ thì thời hiệu cũng có quy định khác nhau. Chẳng
hạn lệ kiện tụng về nhân mạng quy định: “Việc kiện tụng về nhân mạng, theo lệ cũ
hạn 4 tháng, kể từ khi bên khổ chủ phát đơn cáo, trong 2 tháng cho phép bên hung
thủ trình bày sự việc. Kể từ khi bên hung thủ trình bày sự việc đến ngày luận đoán
kỳ hạn là 4 tháng. Bên bị sau 2 tháng mà không đến trình bày sự việc mới được
luận là trốn. Còn việc kêu xét lại, cũng cho phép trong vòng 4 tháng để biện lý kể
từ ngày luận đoán đến ngày có đơn kêu phúc thẩm; còn trong hạn 4 tháng, quan
khám lần sau chiểu theo lệ phúc tụng mà nhận khám. Án công tụng đều gia thêm 1
bậc. Ngoài 8 tháng thì những người trong vụ kiện này không được xin phúc khám
bừa. Quan khám xét không được phúc vấn phải đợi lệnh quan, không được nhận
riêng sự gửi gắm nhờ vả. Luận bàn xong, phải treo niêm yết về luận tích để cho hai
bên sao chép lấy, không được bàn ngầm”


Thứ 8. Bước đầu đặt ra cơ chế đảm bảo sự độc lập của các chủ thể tham gia tố
tụng
Tất cả các công việc liên quan đến các việc tróc bắt, lấy lời khai, làm biên

bản, khám nghiệm, xét xử đều được các nhà lập pháp Hậu Lê tiên lượng để hạn chế
thấp nhất mức độ vi phạm, sự lạm dụng quyền lực nhà nước để trục lợi hoặc thực
hiện những ý đồ có tính cá nhân. Trong mọi trường hợp, quan xét xử không được
nhận riêng sự gửi gắm nhờ vả: “Quan khám xét không được phúc vấn, phải được
lệnh quan, không được nhận riêng sự gửi gắm, nhờ vả”; “Cần để ý dụng tâm việc
tra hỏi, cần hợp ở lý lẽ để cho công vụ được rõ ràng chính xác”
Coi trọng lý lẽ, lập luận của quan xử án cũng chứng tỏ một nhận thức tiến bộ
vượt bậc về tố tụng của đời sống pháp lý thời Hậu Lê. Về nguyên tắc, một bản án
đầy đủ phải có các nội dung rất chặt chẽ gồm: phần luận cứ, phần lý lẽ, lập luận và
phần phán quyết. Xét xử cũng phải công bố công khai bản án để các bên và nhân
dân đều được biết - “luận đoán sai trái để các bên đều biết”.
THứ 9 . Bước đầu có sự phân cấp xét xử căn cứ vào tính chất vụ việc, hạn chế
việc kiện tụng vượt cấp
Việc phân cấp xét xử trong Bộ luật thể hiện tư duy phân loại, kỹ thuật lập
pháp rất cao của nhà làm luật. Không chỉ phân biệt vụ việc nào ở cấp cao nhất là
ngự sử đài, cấp thừa ty, cấp phủ, nhà làm luật còn phân biệt rõ cấp nào xét xử với
từng loại kiện tụng (kiện tụng về nhân mạng, trộm cướp, ruộng đất, sự ức hiếp,
đánh nhau, lăng mạ...). Chẳng hạn, Bộ luật có quy định: “Các việc về ruộng đất
công tư, tài sản, cưới xin, đánh nhau, lăng mạ, tiền nợ, tiền tô, phần biếu, phần mộ
(...), tất cả những việc không phải là tạp tụng, cho cáo tại quan huyện, phúc thẩm
tại quan phủ, rồi phúc thẩm tại thừa ty. Nếu còn chưa phục tình mới phúc thẩm ở
ngự sử đài”; “đánh nhau nếu có bị thương nặng trở lên mới được phúc trình đến
ngự sử đài, còn bị thương nhẹ như xước da bầm máu thì đến quan thừa ty; nếu
đánh nhau mà sự việc liên quan đến cả hai bên thì chỉ cho các sắc mục, xã trưởng,


thôn trưởng của bản xã đưa ra cộng đồng xác nhận lập văn án, không được làm
bừa. Trong tổng nếu hai xã có việc tranh giành đánh nhau lớn hoặc có người nào
tranh chấp với toàn xã mới được xin đến bản tổng hoặc một vài xã lân cận để bớt
sự phiền phí. Còn trong xã thôn các sắc mục và xã thôn trưởng, đánh nhau cũng

cho xin tổng ấy hoặc một vài xã lân cận lập biên bản”
Thứ 10 Khuyến khích giải quyết bằng con đường hoà giải đối với những
trường hợp không nghiêm trọng
Xử lý việc cố ý gây thương tích (lệ kiện tụng đánh nhau) trong Quốc triều
khám tụng điều lệ đối với những trường hợp thương tích không nghiêm trọng:
“Nếu thương tích nhẹ thì răn bảo”.
Đối với trường hợp nghiêm trọng, ví dụ việc kiện tụng về nhân mạng, việc
gian dâm thì về nguyên tắc không được tự hòa giải riêng với nhau, cụ thể: “Việc
kiện tụng về nhân mạng là can về hình luật. Theo phép là không được tư hòa, khám
quan cũng không được cho hòa”; “Kẻ gian dâm có chứng tích xác thực cứ xét luận
mà trị tội, không được cho tư hòa”.
Bên cạnh những điểm tiến bộ trên, Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ cũng
chưa vượt lên được hạn chế mang tính chất thời đại lúc bấy giờ, đó là chưa có sự
phân định rạch ròi giữa hành pháp và tư pháp. Hay nói cách khác, tư pháp thời kỳ
này chưa phải là một nhánh quyền lực độc lập. Chẳng hạn, xã trưởng thường xử
các vụ kiện ở xã. Đây là một chức quan vừa thực hiện nhiệm vụ hành chính, vừa
thực hiện nhiệm vụ tư pháp.
Tuy nhiên, nếu so sánh thời điểm ra đời của Bộ Quốc triều khám tụng điều
lệ với pháp luật tố tụng ở Tây Âu, chúng ta thấy Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ
của Việt Nam có sự tiến bộ hơn ở nhiều phương diện. Thời phong kiến ở Tây
Âu, khi xét xử, nếu không tìm ra được chứng cứ hợp pháp, thì người ta áp
dụng nguyên tắc thử tội. Thời đó, hình thức thử tội rất đa dạng, bao gồm các hình
thức như thử tội bằng nước sôi (Ordeal of hot water), thử tội bằng hình thức dìm


xuống sông (Ordeal of cold water), thử tội bằng lửa (Ordeal of fire). Việc đúng sai,
có tội hay không phụ thuộc vào thần thánh, không phải căn cứ vào những trình tự
khách quan với những đòi hỏi khá nghiêm ngặt như trong Bộ Quốc triều thám tụng
điều lệ ở Việt Nam. Điều này càng cho thấy giá trị của Bộ luật này, khi đặt trong
hoàn cảnh lịch sử pháp luật tố tụng trên thế giới cùng thời điểm bấy giờ. Ở phương

Đông, đây có lẽ cũng là Bộ luật tố tụng riêng biệt đầu tiên. “Đây là lần đầu tiên,
trong lịch sử pháp luật ở Việt Nam và có lẽ cả Đông phương có một bộ luật tố tụng
riêng biệt. Và cũng là một sự vinh hạnh cho nhà làm luật của Lê triều đã biết phân
biệt rõ ràng các điều luật về nội dung và các điều luật về tố tụng liên quan đến cách
tổ chức nền tư pháp và cách thực hiện”
Vượt lên những hạn chế có tính lịch sử, có thể thấy Bộ Quốc triều khám
tụng điều lệ vẫn chứa đựng nhiều giá trị rất đáng tham khảo, kế thừa trong việc bảo
vệ những quyền lợi chính đáng của con người. Bảo vệ quyền lợi con người trong
lĩnh vực tố tụng thiết nghĩ không chỉ giản đơn dừng lại ở việc ghi nhận những
quyền lợi chính đáng của con người, mà quan trọng hơn là cần xác định rõ ràng
trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong việc xác định sự
thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ,
những tình tiết của vụ án. Khi không đủ bằng chứng hoặc không chứng minh được
hành vi phạm tội thì phải suy đoán theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo./.


2.2 Nội dung cơ bản của QTKTĐL
- thứ nhất : thông lệ về xét xử các tội giết người ,trộm cắp đánh bạc ,cố ý gây
thương tích

-thứ hai : thông lệ xử lý tội trộm cướp


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×