Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh "Quả cầu xanh" đối với cây Cam tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.61 KB, 71 trang )

MỤC LỤC
I. ĐỀ TÀI ĐÃ KẾT THÚC NĂM 2018..........................................................................................4
1. Đề tài: Nghiên cứu chọn lọc, bình tuyển và nhân giống cây Mắc coọc (cây Lê bản địa) bằng
phương pháp vô tính tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.................................................................4
2. Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng vườn ươm giống Cam, Quýt đảm bảo chất lượng,
bằng phương pháp ghép tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái............................................................6
3. Đề tài: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm hạn chế hiện tượng rụng quả của
giống hồng ngâm không hạt Vĩnh Lạc tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái........................................7
4. Đề tài: Nghiên cứu tính thích ứng và biện pháp kỹ thuật trồng giống ổi OĐL1 tại huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái...........................................................................................................................9
5. Đề tài: Chọn lọc, bình tuyển và phát triển nguồn gen cây Cam sành tại huyện Lục Yên, tỉnh
Yên Bái..........................................................................................................................................11
6. Đề tài: Nghiên cứu khả năng thích ứng của 6 giống ngô lai chịu hạn có năng suất tại huyện
Văn Chấn và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái...........................................................................................13
7. Đề tài: Nghiên cứu phòng trừ sâu hại chính trên cây Keo tai tượng (Acacia mangium Willd),
Keo lai (A. mangium x A. auriculiformis A. Cunn. ex Benth) tại tỉnh Yên Bái............................14
8. Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng bưởi Đại Minh tại huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái.........................................................................................................................16
9. Đề tài: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tích tụ đất trồng cây lâu năm, cây lâm nghiệp theo
hướng tập trung qui mô lớn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh trên địa bàn huyện
Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình, tỉnh Yên Bái.................................................................................18
10. Đề tài: Nghiên cứu tiềm năng và đề xuất giải pháp tái cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện
Văn Chấn, tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững giai đoạn 2017 - 2025 và định hướng đến 2030..20
11. Đề tài: Nghiên cứu trồng thử nghiệm giống cam sành không hạt LĐ06 tại huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái...................................................................................................................................22
12. Dự án: Ứng dụng công nghệ Internet of Things (IoT) xây dựng hệ thống quản lý quy trình
sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm cam Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.....................................24
13. Đề tài: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Vược (Lates calcarifer) trong lồng tại
hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái...............................................................................................................25
14. Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh "Quả cầu xanh" đối với cây Cam tại
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái......................................................................................................26


15. Dự án: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tỉnh
Yên Bái..........................................................................................................................................27
16. Đề tài: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển chuỗi giá trị sản phẩm măng tre Bát độ tại
tỉnh Yên Bái...................................................................................................................................28
17. Đề tài: Nghiên cứu khảo sát hàm lượng Zerumbone từ cây Gừng gió trên địa bàn huyện Văn
Yên, tỉnh Yên Bái..........................................................................................................................30
18. Đề tài: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn về bình đăng giới đối
với cán bộ cấp xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái.................................................................................31
19. Đề tài: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao trách nhiệm thực hiện Pháp luật
về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu tổ chức, cơ quan,
đơn vị trên địa bàn tỉnh Yên Bái....................................................................................................33
20. Đề tài: Thực trạng và hiệu quả can thiệp bệnh sán lá gan nhỏ tại vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên
Bái..................................................................................................................................................34
1


21. Đề tài: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái
giai đoạn 1946 - 2016....................................................................................................................36
22. Đề tài: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp thu hút đầu tư phát triển du lịch vùng hồ Thác Bà..38
23. Dự án: Xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể "Gạo Bạch Hà" cho sản phẩm gạo của xã
Bạch Hà, huyện Yên Bình.............................................................................................................40
24. Dự án: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng quy trình quản lý, vận hành Trung tâm Hành
chính công tỉnh Yên Bái................................................................................................................42
25. Dự án: Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu của các điểm giới thiệu, bán những
sản phẩm thế mạnh và các điểm bán hàng Việt trực tuyến trên địa bàn tỉnh Yên Bái...................43
II. NHIỆM VỤ CHUYỂN TIẾP ĐANG TRIỂN KHAI NĂM 2019.........................................44
1. Đề tài: Nghiên cứu tính thích ứng của một số giống bơ trong nước và nhập nội tại huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái.........................................................................................................................44
2. Đề tài: Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn mới phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu
sắn tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái............................................................................................45

3. Đề tài: Nghiên cứu khả năng thích ứng của giống bưởi đỏ Tân Lạc tại huyện Yên Bình, tỉnh
Yên Bái..........................................................................................................................................46
4. Đề tài: Nghiên cứu khả năng thích ứng của giống Quýt đường không hạt tại huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái...................................................................................................................................47
5. Đề tài: Đánh giá khả năng thích ứng của giống mận Úc (DowWorth) tại 2 huyện Mù Cang
Chải và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái....................................................................................................49
6. Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhân giống từ cây đầu dòng và phát triển giống bưởi Đại
Minh, quýt Sen tại tỉnh Yên Bái....................................................................................................50
7. Đề tài: Đánh giá khả năng thích ứng của giống Táo TAO05 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái51
8. Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm và các biện pháp phòng trừ loài sâu róm xanh ăn lá hại Quế.....52
9. Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm cây cỏ ngọt (Stevia
rebaudiana) trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái...............................53
10. Đề tài: Nghiên cứu phòng trừ bệnh hại chính trên cây Keo tai tượng (Acacia mangium
Willd.) tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.......................................................................................54
11. Đề tài: Nghiên cứu nguyên nhân và biện pháp phòng trừ bệnh thối rễ hại cây Cam sành tại
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái......................................................................................................55
12. Đề tài: Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chiếu sáng LED trong sản xuất hoa cúc Đại Đóa
(Chrysanthemum morifolium) thương phẩm tại tỉnh Yên Bái......................................................56
13. Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGap tại huyện Trấn
Yên, tỉnh Yên Bái..........................................................................................................................57
14. Đề tài: Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển giống cam BH tại tỉnh Yên Bái.....58
15. Đề tài: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sử dụng chế phẩm EMINA đối với cây ăn quả có múi trên
địa bàn tỉnh Yên Bái......................................................................................................................59
16. Dự án: Nghiên cứu, sản xuất giống và phát triển cây Khôi tía làm nguyên liệu sản xuất thuốc
tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái...................................................................................................60
17. Đề tài: Nghiên cứu xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bưởi Đại Minh đạt
tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái..................................................61
18. Đề tài: Xây dựng mô hình liên kết sản xuất cam theo chuỗi giá trị và đạt tiêu chuẩn VietGAP
ở huyện Văn Chấn và Lục Yên, tỉnh Yên Bái................................................................................62


2


19. Đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả công tác quản lý, điều trị bệnh tăng
huyết áp tại huyện Văn Yên, Lục Yên, tỉnh Yên Bái.....................................................................63
20. Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp thực hiện hiệu quả công tác giám sát đối với tổ chức đảng
và đảng viên của Cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp thuộc Đảng bộ tỉnh Yên Bái.....................64
21. Đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, ban
hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn
tỉnh Yên Bái...................................................................................................................................65
22. Đề tài: Nghiên cứu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - An ninh
trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay......................66
23. Dự án: Xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận "Cá hồ Thác Bà" cho sản phẩm cá của
hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái...............................................................................................................67
24. Tên dự án: Xác lập quyền đối với nhãn hiệu tập thể “Thịt hun khói Mường Lò” cho sản phẩm
thịt hun khói của vùng Mường Lò, tỉnh Yên Bái...........................................................................69
25. Đề tài: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo bếp nướng không khói sử dụng than hoa kiểu dáng mới
phục vụ thị trường trong và ngoài nước........................................................................................71

3


DANH SÁCH CÁC NHIỆM VỤ KHCN KẾT THÚC NĂM 2018
VÀ ĐANG TRIỂN KHAI NĂM 2019 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
I. ĐỀ TÀI ĐÃ KẾT THÚC NĂM 2018
1. Đề tài: Nghiên cứu chọn lọc, bình tuyển và nhân giống cây Mắc coọc (cây Lê bản địa)
bằng phương pháp vô tính tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Văn Chấn
* Thời gian thực hiện: 2016 - 2018
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Kỹ sư Nguyễn Thị Xuân Hương

* Mục tiêu nhiệm vụ
- Chọn lọc và bình tuyển 20 cây đầu dòng giống Mắc coọc (lê bản địa) để làm nguồn vật
liệu phục vụ công tác nhân giống bằng phương pháp vô tính.
- Nhân giống 500 cây lê bản địa bằng phương pháp vô tính (chiết cành) từ các cây đầu
dòng đã được bình tuyển, phục vụ phát triển trồng mới 01 ha giống Lê bản địa tại các xã vùng
thượng huyện Văn Chấn.
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc, thu hái Lê bản địa phù hợp với canh
tác của người dân huyện Văn Chấn.
* Nội dung thực hiện
- Nội dung 1: Điều tra, chọn lọc, tuyển chọn cây đầu dòng từ nguồn gen địa phương
+ Điều tra, khảo sát, chọn lọc cá thể :
+ Tiếp tục chọn cá thể ưu tú từ các cây đã sơ tuyển tham gia vòng chung khảo.
+ Thu thập mẫu quả và tiến hành đo đếm, phân tích mẫu quả.
+ Xây dựng báo cáo, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cây đầu dòng.
- Nội dung 2: Nhân giống lê bản địa từ các cây đầu dòng đã được bình tuyển. Xã Gia Hội,
Nậm Búng, Tú Lệ. Số lượng cây đầu dòng: 20 cây
+ Chăm sóc cây đầu dòng Số lượng cây đầu dòng: 20 cây
+ Nhân giống (chiết cành) và chăm sóc: Số lượng cành chiết: 500 cành
- Nội dung 3: Thực hiện trồng mới 01 ha giống lê bản địa nhân giống vô tính.
+ Điều tra khảo sát chọn địa điểm, chọn hộ: Quy mô: 1,0 ha (mỗi xã trồng quy mô 0,5
ha).
+ Trồng mới 01 ha giống lê bản địa nhân giống vô tính: Quy mô: 1,0 ha (mỗi xã trồng quy
mô 0,5 ha). Địa điểm: xã Gia Hội và xã Nậm Búng thuộc huyện Văn Chấn.
* Kết quả nhiệm vụ: Kết quả nghiên cứu ban đầu của đề tài, sơ bộ kết luận:
1. Cây Mắc cọoc (lê bản địa) tại huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái được người dân địa
phương trồng trên 30 năm, đang sinh trưởng và phát triển tốt, cho quả hàng năm, chất lượng quả
được người dân địa phương và người tiêu dùng ưa chuộng. Sản phẩm lê bản địa tại Văn Chấn đã
bắt đầu là sản phẩm hàng hóa đem lại thu nhập cho người dân địa phương nhất là các xã vùng
cao thượng huyện Văn Chấn. Việc 20 cây giống Mắc cọoc (lê nâu bản địa) tại huyện Văn Chấn,
được Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cấp chứng nhận, là cơ sở cho việc bảo

vệ nguồn gen quý của giống lê bản địa tại địa phương. Đồng thời cũng là cơ sở để thực hiện các
nghiên cứu khác phục vụ công tác chỉ đạo, phát triển giống lê bản địa trong thời gian tới.
2. Việc đề tài áp dụng nhân giống vô tính giống thành công 500 cây lê bản địa từ các cây
đầu dòng đã bình tuyển bằng phương pháp chiết cành đã đảm bảo nhanh nhất có được nguồn
giống cây giống mang đầy đủ đặc tính của cây mẹ; Đồng thời góp phần hoàn thiện xây dựng
4


được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống vô tính đơn giản, nhanh, bảo đảm chất lượng, phù hợp với
trình độ của người dân địa phương, từ đó có thể chủ động trong việc phát triển mở rộng giống lê
bản địa.
3. Thời vụ nhân giống hiệu quả nhất được đánh giá qua tỷ lệ nhân giống và đảm bảo thời
vụ trồng của giống. Đối với giống lê bản địa nhân giống bằng phương pháp chiết cành, thời vụ
tốt nhất nên từ tháng 11 đến tháng 12 (khi cây mẹ rụng lá) để đảm bảo thời vụ trồng vào tháng 3
năm sau vì thời gian từ khi chiết cành đến lúc trồng là từ 110-120 ngày. Khi chiết cành nên sử
dụng chất kích thích ra rễ NAA 100ppm bôi vòng quanh mép vết cắt phía trên khoanh vỏ trước
khi bó bầu để cành chiết nhanh ra rễ hơn.
4. Cây Mắc cọoc (lê bản địa) tại huyện Văn Chấn được người dân địa phương trồng đã
nhiều năm nhưng các biện pháp kỹ thuật áp dụng chưa nhiều. Hầu hết các cây lê bản địa được
trồng tự nhiên, chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc. Việc trồng mới 01 ha cây lê bản
địa nhân giống vô tính tại xã Gia Hội đã giúp các hộ tham gia trực tiếp thực hành. Là điểm mô
hình để người dân địa phương tham quan, học tập. Đồng thời, qua trồng mới 01ha cho thấy
không nên trồng lê bản địa ở những nương đồi quá cao, xa nhà, điều kiện khó khăn về nước tưới,
chăm sóc. Trồng lê bản địa nên lựa chọn các điểm gần nhà (vườn nhà), có điều kiện thuận lợi về
nguồn nước, đất đai và chăm sóc.
5. Lê bản địa tuy có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng các xã
vùng thượng huyện Văn Chấn, nơi đảm bảo đất đai có độ phì và kết cấu tốt, nguồn nước tưới
thuận lợi. Tuy nhiên, để bảo đảm lê bản địa sinh trưởng phát triển tốt, cần áp dụng tốt hướng dẫn
kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc đã được đề tài đề xuất.


5


2. Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng vườn ươm giống Cam, Quýt đảm bảo chất
lượng, bằng phương pháp ghép tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Văn Chấn
* Thời gian thực hiện: 2016 - 2018
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Thạc sĩ Phùng Thế Hanh
* Mục tiêu nhiệm vụ: Xây dựng vườn ươm giống cây cam, quýt với quy mô 2.700 m 2 tại
Tổ dân phố Trung Tâm, Thị trấn nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái; Xây
dựng 150 m2 vườn cây mẹ cấp giống S1 với số lượng 50 cây, gồm có 5 cây cam Đường canh; 15
cây cam V2; 30 cây cam Chanh vinh lòng vàng (CS1); Sản xuất 50.000 bầu cây cam, quýt giống
đảm bảo theo tiêu chuẩn ngành (Trong đó: Có 5.000 bầu cây cam giống Đường canh; 15.000 bầu
cây cam giống V2; 30.000 bầu cây cam giống Chanh vinh lòng vàng (CS1)) với tỷ lệ xuất vườn
đạt từ 90% trở lên; Bồi dưỡng 5 kỹ thuật viên tay nghề cao và tập huấn cho 30 lượt hộ dân
* Nội dung thực hiện
- Nội dung 1: Điều tra, khảo sát chọn điểm bố trí xây dựng vườn ươm.
- Nội dung 2: Xây dựng vườn cây mẹ cấp giống S1 (S1 Seeding). Quy mô: 150m2 . Số
lượng cây đầu dòng S1: 50 cây với 3 giống (cam Đường canh: 5 cây; cam V2: 15 cây; cam
Chanh vinh lòng vàng (CS1):30 cây).
+ Xây dựng nhà lưới:
+ Tổ chức trồng và chăm sóc vườn cây mẹ
- Nội dung 3: Xây dựng vườn ươm và nhân giống cam quýt. Quy mô: 2.700 m 2. Địa điểm:
Tại Tổ dân phố Trung Tâm, TTNT Trần Phú, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
- Nội dung 4: Hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn kỹ thuật
* Kết quả nhiệm vụ:
- Việc xây dựng thành công vườn ươm cây giống với diện tích 2.900 m 2 có mặt bằng, hệ
thống đường, điện, nước và tường rào bảo vệ đảm bảo yêu cầu, đủ năng lực sản xuất 50.000 cây
giống/năm, có ý nghĩa trong việc sản xuất và cung ứng nguồn cây giống đảm bảo chất lượng tại
chỗ, giá thành sản xuất cây giống cam, quýt tại vườn ươm thấp hơn so với giá cung ứng trên địa

bàn triển khai thực dự án.
- Nhà lưới chống côn trùng với diện tích 200m 2 đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, vườn cây
mẹ đầu dòng cấp giống S1 với số lượng 50 cây (5 cây cam đường canh; 15 cây cam V2; 30 cây
cam chanh vinh) có ý nghĩa trong việc lưu giữ nguồn cây giống, tạo nguồn vật liệu ghép có chất
lượng tai địa phương. Ngoài việc cung ứng nguồn vật liệu ghép cho vườn ươm còn cung ứng
nguồn mắt ghép cho các hộ có nhu cầu trong việc nhân giống cây cam quýt để tạo ra nguồn cây
giống đảm bảo chất lượng phục vụ cho sản xuất.
- Đào tạo được 05 kỹ thuật viên tay nghề cao đáp ứng được các yêu cầu trong việc sản
xuất giống cây ăn quả, quản lý, vận hành vườn ươm.
- Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây đảm bảo yêu cầu kỹ thuật: Thời gian từ khi
gieo hạt đến khi đạt tiêu chuẩn xuất vườn từ 15 – 18 tháng, thời gian từ khi ghép đến khi cành
ghép đạt tiêu chuẩn xuất vườn là 70 – 80 ngày. Chiều cao cây xuất vườn đạt từ 50 – 60 cm, chiều
dài cành ghép từ 35 – 40 cm, có từ 1 – 2 cành cấp 1 và có từ 13 – 15 lá, không bị sâu bệnh, thời
gian từ khi gieo hạt đến khi cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn không quá 2 năm. Thời gian
ghép mắt tốt nhất là vào vụ xuân (tháng 3 – 4) và vụ hè thu (tháng 8 – 9). Tại thời vụ này cành
ghép sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
- Thành công của dự án góp phần giúp các xã, thị trấn, huyện hoàn thành mục tiêu đề án
phát triển vùng cây cam, quýt ở các xã, thị trấn vùng ngoài gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp
của địa phương.
6


3. Đề tài: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm hạn chế hiện tượng rụng quả
của giống hồng ngâm không hạt Vĩnh Lạc tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm rau quả Gia Lâm
* Thời gian thực hiện: 2016 - 2018
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Thạc sỹ Nguyễn Việt Dương
* Mục tiêu nhiệm vụ
- Đánh giá thực trạng sản xuất hồng ngâm không hạt Vĩnh Lạc tại huyện Lục Yên.
- Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến hiện tượng rụng quả, hoàn thiện hướng dẫn kỹ

thuật thâm canh hồng nhằm khắc phục hiện tượng rụng quả.
- Tập huấn và chuyển giao hướng dẫn kỹ thuật cho 30 lượt người hộ nông dân tại vùng
triển khai thực hiện đề tài.
* Nội dung thực hiện
- Nội dung 1: Điều tra đánh giá thực trạng sản xuất hồng ngâm không hạt Vĩnh Lạc tại
huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
- Nội dung 2: Nghiên cứu các tác nhân gây nên hiện tượng rụng quả hồng làm cơ sở hoàn
thiện hướng dẫn kỹ thuật thâm canh hồng ngâm không hạt Vĩnh Lạc phù hợp với điều kiện thực
tiễn của địa phương:
+ Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu giữ ẩm đến hiện tượng rụng
quả, năng suất giống hồng ngâm không hạt Vĩnh Lạc trên đất dốc, khô hạn, không chủ động
nước tưới
+ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng và vi lượng
đến tỷ lệ đậu quả, hạn chế rụng quả của giống hồng ngâm không hạt Vĩnh Lạc.
+ Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và số lần bón đến hiện tượng rụng
quả, năng suất, giống hồng ngâm không hạt Vĩnh Lạc.
+ Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc BVTV đến hiện tượng rụng quả, năng
suất của giống hồng ngâm không hạt Vĩnh Lạc
- Nội dung 3: Tập huấn và chuyển giao hướng dẫn kỹ thuật thâm canh tổng hợp trên
giống hồng ngâm không hạt Vĩnh Lạc cho người dân trồng hồng
* Kết quả nhiệm vụ:
- Về điều tra; cây hồng Vĩnh Lạc có độ tuổi từ 15 đến trên 20 năm, cây cao 12-15m, cây
cằn cỗi, thiếu dinh dưỡng, không được chăm sóc và cắt tỉa, sâu bệnh hại nhiều. Trên lá và quả có
nấm Colletotrichum sp. Đây là loại nấm gây nên bệnh (Thán thư). Bệnh gây hại trên nhiều bộ
phận của cây nhưng chủ yếu gây hại trên lá, cành non và quả dẫn đến hiện tượng rụng quả.
- Sử dụng vật liệu giữ ẩm Polyme siêu thấm AMS-1, cho cây hồng có tác dụng cung cấp
đủ nước cho cây trong thời kỳ khô hạn, giúp cho cây có sức đề kháng cao, sinh trưởng phát triển
tốt, tỷ lệ rụng quả giảm, năng suất qua hai năm nghiên cứu tăng cao lần lượt 50%, 60% so với
đối chứng.
- Sử dụng chất điều tiết sinh trưởng và vi lượng công thức 1 (Sử dụng Atonic + Botrac)

cho cây hồng có tác dụng cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây tạo ra sự gắn kết tốt giữa cuống và
quả tăng tỷ lệ đậu quả sau tắt hoa, giảm tỷ lệ rụng quả đến khi thu hoạch, năng suất qua hai năm
nghiên cứu tăng cao lần lượt 198%, 621% so với đối chứng.
- Sử dụng phân bón có điều chỉnh (Đầu trâu AT1, AT2, AT3) và điều chỉnh số lần bón vào
các thời kỳ thích hợp có tác dụng làm cho cây sinh trưởng, phát tiển tốt, tăng khối lượng quả,
giảm tỷ lệ rụng quả, tăng năng suất trên cây đến khi thu hoạch, năng suất qua hai năm nghiên
cứu tăng cao lần lượt 365%, 621% so với đối chứng
7


- Sử dụng Score 250 EC phun cho cây hồng có tác dụng giảm tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh
thán thư gây hại trên hồng, tăng tỷ lệ đậu quả, tăng số quả đậu/cành, tăng khả năng giữ quả/cây,
dẫn đến tăng năng suất quả/cây, năng suất qua hai năm nghiên cứu tăng cao lần lượt 362%,
609% so với đối chứng.
- Đã hoàn thiện được 01 hướng dẫn kỹ thuật thâm canh cây hồng ngâm không hạt Vĩnh
Lạc phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương (đính kèm phụ lục... theo báo cáo).
- Đã tổ chức được 1 lớp tập huấn chuyển giao hướng dẫn kỹ thuật cho 30 lượt người
trong vùng trồng hồng theo hướng dẫn kỹ thuật đã được hoàn thiện cho cây hồng ngâm không
hạt Vĩnh Lạc.

8


4. Đề tài: Nghiên cứu tính thích ứng và biện pháp kỹ thuật trồng giống ổi OĐL1 tại huyện
Yên Bình, tỉnh Yên Bái
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm rau quả Gia Lâm
* Thời gian thực hiện: 2016 - 2018
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Kỹ sư Hoàng Văn Toàn
* Mục tiêu nhiệm vụ
- Mục tiêu chung: Xác định khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và

một số biện pháp canh tác phù hợp đối với giống ổi OĐL 1 nhằm bổ sung vào cơ cấu giống cây
ăn quả, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người sản xuất cây ăn quả tại
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá tính thích ứng của giống ổi OĐL 1 trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
+ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống ổi OĐL 1 trên địa bàn huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái (kỹ thuật cắt tỉa, sử dụng phân bón lá, kỹ thuật bao quả).
+ Áp dụng kết quả nghiên cứu xây dựng 1ha mô hình thâm canh giống ổi OĐL 1.
+ Đào tạo, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thâm canh giống ổi OĐL 1 cho 30 hộ dân
tại vùng trồng ổi.
* Nội dung thực hiện
- Nội dung 1: Điều tra khảo sát, chọn hộ, chọn điểm để trồng thử nghiệm, bố trí thí
nghiệm và xây dựng mô hình thâm canh giống ổi OĐL 1 trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên
Bái
- Nội dung 2: Đánh giá khả năng thích ứng của giống ổi OĐL 1 trên địa bàn huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái. Quy mô: 1,4 ha (tương đương 875 cây)
- Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của giống ổi OĐL 1 trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (0,6ha tương đương
375 cây)
+ Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật cắt tỉa cành trên giống ôỉ
OĐL 1 tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
+ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá trên giống ổi OĐL 1 tại huyện
Yên Bình, tỉnh Yên Bái
+ Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật bao quả trên giống ổi OĐL 1 tại
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
- Nội dung 4: Xây dựng mô hình thâm canh giống ổi OĐL 1 tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên
Bái. Quy mô mô hình: 01ha (625 cây).
* Kết quả nhiệm vụ:
1. Giống ổi OĐL1 có khả năng thích ứng tốt với điều kiện sinh thái khí hậu vùng Yên
Bình, Yên Bái, cây sinh trưởng, phát triển tốt, chỉ sau trồng 9 tháng cây đã có khả năng ra quả,

quả lớn và những đặc điểm về quả tương tự như trồng ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.
2. Các biện pháp kỹ thuật cắt tỉa, bón phân qua lá, bao quả đều có ảnh hưởng tích cực đối
với sinh trưởng, ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng quả:
- Đối với biện pháp kỹ thuật cắt tỉa: Công thức 3 (cắt tỉa quanh năm) tạo cho cây có chiều
cao thấp nhất (129,6 cm) thuận tiện cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đường kính gốc lớn
nhất (2,34 cm) và đường kính tán lớn nhất (128,8 cm). Tỷ lệ ra hoa, đậu quả cao nhất (đạt 63%).
Khối lượng trung bình quả cao nhất do đó cho năng suất quả/cây đạt lớn nhất (3,5 kg quả/cây ở
năm thứ 2).
9


- Sử dụng phân bón siêu kali giúp cây sinh trưởng tốt nhất, tỷ lệ đậu quả đạt cao nhất (đạt
67%) và nâng cao phẩm chất quả (Độ Brix đạt khoảng 9%).
- Bao quả bằng túi nilon không những làm cho mã quả đẹp mà còn phòng tránh được sâu
bệnh hại (tỷ lệ sâu đục quả, bệnh ghẻ quả thấp lần lượt là: 0,7% và 2,3%) đặc biệt là bảo đảm
ATVSTP cho người tiêu dùng.
3. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào mô hình thâm canh bước đầu đã cho hiệu quả
kinh tế khá cao. Với diện tích 1ha cây trên 2 năm tuổi cho năng suất đạt 5,063 tấn, lãi thuần thu
được là 25.300.000 đồng/1ha.
4. Đã tập huấn cho 30 lượt người dân nắm vững được các biện pháp kỹ thuật thâm canh
và chủ động được trong sản xuất.

10


5. Đề tài: Chọn lọc, bình tuyển và phát triển nguồn gen cây Cam sành tại huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm rau quả Gia Lâm
* Thời gian thực hiện: 2016 - 2018
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Thạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu

* Mục tiêu nhiệm vụ
+ Mục tiêu chung: Phát triển bền vững nguồn gen Cam sành phục vụ phát triển kinh tế xã
hội và nâng cao thu nhập cho người làm vườn tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái và một số địa
phương có điều kiện tương tự.
+ Mục tiêu cụ thể: Tuyển chọn 15 cây Cam sành đầu dòng để đưa vào danh mục bảo tồn
và làm vật liệu cho nhân giống phục vụ sản xuất tại địa phương; Xây dựng vườn ươm nhân
giống quy mô 0,3 ha, có năng lực sản xuất 50.000 cây giống/năm; Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ
thuật nhân giống cam sành tại Lục Yên, sản xuất 5.000 cây giống xuất vườn đạt chất lượng cao
từ những cây đầu dòng tuyển chọn; Tập huấn cho 30 lượt cán bộ khuyến nông cơ sở về Quy trình
kỹ thuật vườn ươm và nhân giống cây ăn quả có múi, chăm sóc và bảo tồn nguồn gen cây Cam
sành; Tập huấn cho 30 lượt hộ nông dân về kỹ thuật trồng thâm canh đối với cây Cam sành theo
hướng VietGAP.
* Nội dung thực hiện
- Nội dung 1: Điều tra, tuyển chọn cây Cam sành đầu dòng từ nguồn gen địa phương, Quy
mô: 15 cây đầu dòng được công nhận.
+ Lựa chọn cá thể ưu tú từ các cây đã sơ tuyển tham gia vòng chung khảo;
+ Thu thập mẫu quả và tiến hành đo đếm, phân tích mẫu quả;
+ Xây dựng báo cáo, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cây đầu dòng;
- Nội dung 2: Xây dựng vườn ươm, nhân giống và hoàn thiện quy trình nhân giống
+ Xây dựng vườn ươm nhân giống, sản xuất cây giống cam sành bằng phương pháp ghép
trong điều kiện sinh thái bản địa. Quy mô: 0,3 ha. Sản xuất thử nghiệm 5.000 cây giống xuất
vườn (tương đương trồng 10 ha) phục vụ sản xuất: Năm 2017: sản xuất 2.500 cây xuất vườn;
Năm 2018: sản xuất 2.500 cây xuất vườn.
+ Hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cam sành
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu xác định đường kính gốc ghép thích hợp trong điều kiện sinh
thái địa phương: Công thức 1: đường kính gốc ghép 0,5 cm. Công thức 2: đường kính gốc ghép
0,7 cm. Công thức 3: đường kính gốc ghép 0,9 cm.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng của cây
Cam sành giống trong giai đoạn vườn ươm: Công thức 1: Đối chứng – phun nước lã. Công thức
2: Phun phân bón lá Grow ba lá xanh. Công thức 3: Phun phân bón lá Yogen. Công thức 4: Phun

kích phát tố Thiên Nông.
- Nội dung 3: Tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật
* Kết quả nhiệm vụ:
- Đã tuyển chọn được 15 cây cam sành đầu dòng theo giấy công nhận cây đầu dòng số
172/GCN –SNN ngày 28/02/2017 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái. Các cây cam
sành đầu dòng sẽ là nguồn bảo tồn lưu giữ làm các cây giống gốc cho nhân giống phục vụ sản
xuất hàng hoá, làm phục hồi bản chất di truyền vốn có của giống cam Sành, làm thực liệu tốt cho
nhân giống thay thế các vườn cam đã bị suy thoái.
- Xây dựng thành công vườn ươm nhân giống quy mô 0,3ha năng lực sản xuất 50.000 cây
giống/năm đặt tại Hợp tác xã Thái Sơn, thôn 2, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Vườn
ươm này là nơi sản xuất ra cây giống cam Sành nói riêng và các loại giống cây ăn quả chất lượng
11


cao nói chung. Đây cũng là địa chỉ tin cậy cung cấp các loại cây giống ăn quả chất lượng cao cho
bà con nông dân huyện Lục Yên và các vùng lân cận.
- Đã hoàn thành sản xuất được 5.000 cây giống cam Sành đạt tiêu chuẩn xuất vườn theo
đúng thuyết minh đề ra. Các cây giống cam Sành này là các cây giống chất lượng cao mang đầy
đủ các đặc tính của cây cam Sành đầu dòng do đó khi được đưa ra trồng ở vườn sản xuất sẽ có
năng suất cao, phẩm chất tốt, sức sinh trưởng khỏe, có khả năng chống chịu tốt với các loại sâu
bệnh hại.
- Đã xác định đường kính gốc ghép thích hợp trong điều kiện sinh thái địa phương là từ
0,7-0,9 cm. Ở giới hạn đường kính này cho tỷ lệ bật mầm cuối cùng cao từ 95-98%, sinh trưởng
của cành ghép cũng đạt cao hơn và tỷ lệ xuất vườn đạt từ 95-97%.
- Việc sử dụng một số loại phân bón lá có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng của cây
cam sành giống trong giai đoạn vườn ươm. Sử dụng phân bón lá kích phát tố thiên nông hoặc
Grow ba lá xanh phun định kỳ 10-15 ngày/lần ở giai đoạn trước ghép đã rút ngắn được thời gian
nuôi gốc ghép đến khi ghép, ở giai đoạn sau ghép giúp sinh trưởng của cành ghép tốt hơn rút
ngắn thời gian xuất vườn.
- Đã tổ chức được hai lớp tập huấn. Một lớp tập huấn cho nông dân với nội dung: Kỹ

thuật trồng thâm canh cây cam sành. Một lớp tập huấn cho cán bộ khuyến nông với nội dung:
Đào tạo, chuyển giao công nghệ nhân giống và sản xuất cam sành.
- Đã hoàn thiện được quy trình sản xuất cam sành trong điều kiện sinh thái địa phương.

12


6. Đề tài: Nghiên cứu khả năng thích ứng của 6 giống ngô lai chịu hạn có năng suất tại
huyện Văn Chấn và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Trung tâm chuyển giao công nghệ và khuyến nông - Viện
khoa học Nông nghiệp Việt Nam
* Thời gian thực hiện: 2016 - 2018
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Thạc sỹ Vũ văn Dũng
* Mục tiêu nhiệm vụ: Chọn được 1-2 giống ngô lai chịu hạn năng suất cao phù hợp với
điều kiện sinh thái 2 huyện Văn Chấn và Trạm Tấu; Xây dựng được 02 mô hình trình diễn 1-2
giống ngô lai chịu hạn năng suất đạt trên 6,5 tấn/ha tại 2 huyện Văn Chấn và Trạm Tấu; Tâp
huấn cho 60 nông dân của các xã tham gia đề tài về kỹ thuật thâm canh giống ngô chịu hạn đạt
năng suất từ trên 6,5 tấn/ha tại địa phương của 2 huyện Văn Chấn và Trạm Tấu;
* Nội dung thực hiện
- Nội dung 1: Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; hiện trạng sản xuất và
sử dụng giống ngô, tại huyện Văn Chấn và Trạm Tấu tỉnh Yên Bái
+ Điều tra cơ cấu, diện tích năng suất sản lượng cây ngô tại 2 huyện Văn Chấn, Trạm Tấu
tỉnh Yên Bái.
+ Khảo sát lựa chọn địa điểm thích hợp để bố trí thí nghiệm.
- Nội dung 2: Nghiên cứu 6 giống ngô lai chịu hạn để chọn được từ 1-2 giống tốt nhất cho
năng suất cao, chịu hạn phù hợp với điều kiện sinh thái tại Văn Chấn và Trạm Tấu. Quy mô:
0,72ha (0,12 ha/1TN x 2 huyện x 3 vụ), Thời gian thực hiện: tháng 3/2017 đến 7/2018 (3 vụ:
Xuân 2017, Thu 2017 và Xuân 2018). 6 giống ngô lai chịu hạn triển vọng nhất của viện Nghiên
cứu Ngô gồm: LVN146; LVN092; LVN152; VS71; LVN17; HT119 và 1giống ngô thương mại
chịu hạn tốt nhất tại địa phương làm đối chứng.

- Nội dung 3: Xây dựng mô hình trình diễn các giống ngô tại huyện Văn Chấn và, Trạm
Tấu, tỉnh Yên Bái
+ Khảo sát lựa chọn địa điểm thích hợp để bố trí xây dựng mô hình
+ Xây dựng mô hình: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, lựa chọn các giải pháp kỹ thuật phù
hợp để xây dựng mô hình sản xuất. Quy mô: 1ha/mô hình/điểm x 2 mô hình = 2ha. Địa điểm:
Huyện Văn Chấn và Trạm Tấu tỉnh Yên Bái. Thời gian thực hiện: Tháng 8/2018.
- Nội dung 4:. Hội nghị, hội thảo
* Kết quả nhiệm vụ:
- Đã triển khai nghiên cứu 6 giống ngô lai chịu hạn. Thông qua các thí nghiệm đã lựa
chọn được 02 giống LVN17, LVN092 chịu hạn tốt nhất cho năng suất tương đương với đối
chứng NK4300 (Tại Văn Chấn, năng suất trung bình của giống LVN092 cao hơn đối chứng ở
mức tin cậy 95% đạt 71,6 tạ/ha, tại Trạm Tấu giống LVN17 cho năng suất cao nhất đạt 72,2
tạ/ha vượt giống đối chứng ở mức sai khác có ý nghĩa).
- Đã xây dựng được 2 ha mô hình trình diễn bằng giống ngô LVN17, LVN092 . Kết quả
Năng suất thực thu: Giống ngô LVN092 cao hơn giống LVN17 trong mô hình tại Văn Chấn đạt
71,0 tạ/ha và Giống ngô LVN17 cho năng suất cao hơn LVN092 tại Trạm Tấu đạt 68,5 tạ/ha và
hiệu quả kinh tế lãi thuần cao hơn so với ngô ngoài mô hình từ 7,5 đến 11 triệu đồng/ha.
- Đã tập huấn cho 60 nông dân kỹ thuật thâm canh giống ngô chịu hạn. Thông qua tập
huấn các hộ dân đã nắm được kỹ thuật và thực hiện nghiêm túc quy trình vào chăm sóc cho cây
ngô thuộc thí nghiệm của các hộ trực tiếp tham gia đề tài, cũng như cây ngô cho các hộ tham gia
lớp học và có khả năng mở rộng áp dụng cho các hộ trồng ngô tại xã

13


7. Đề tài: Nghiên cứu phòng trừ sâu hại chính trên cây Keo tai tượng (Acacia mangium
Willd), Keo lai (A. mangium x A. auriculiformis A. Cunn. ex Benth) tại tỉnh Yên Bái
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Trung tâm nghiên cứu bảo vệ rừng
* Thời gian thực hiện: 2017 - 2018
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Tiến sĩ Lê Văn Bình

* Mục tiêu nhiệm vụ
- Xác định thành phần loài sâu hại chính trên cây Keo tai tượng, keo lai và xác định đặc
điểm sinh học, sinh thái loài sâu hại chính Keo tai tượng và keo lai tại tỉnh Yên Bái.
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu hại chính phù hợp với điều kiện địa phương
tại tỉnh Yên Bái.
- Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật phòng trừ sâu hại cho người dân.
* Nội dung thực hiện
- Nội dung 1: Điều tra thành phần loài sâu hại Keo tai tượng và keo lai tại huyện Yên Bình
và Trấn Yên
+ Điều tra, thu mẫu và đánh giá tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại của các loài sâu hại Keo tai
tượng và keo lai
+ Giám định tên khoa học sâu hại Keo tai tượng và keo lai
+ Xây dựng danh mục loài sâu hại Keo tai tượng và keo lai
- Nội dung 2: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài sâu hại chính Keo
tai tượng và keo lai tại tỉnh Yên Bái làm cơ sở cho việc đề xuất các biện phòng trừ
+ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài sâu hại chính
+ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái loài sâu hại chính ở ngoài hiện trường.
- Nội dung 3: Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ loài sâu hại chính Keo tai tượng và keo
lai: Biện pháp vật lý; Biện pháp lâm sinh; Biện pháp sinh học; Biện pháp hóa học.
- Nội dung 4: Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu hại chính phù hợp với điều kiện
địa phương tại tỉnh Yên Bái
- Nội dung 5: Tập huấn chuyển giao kỹ thuật phòng trừ sâu hại cho người dân
* Kết quả nhiệm vụ:
- Về thành phần loài sâu hại Keo tai tượng và keo lai tai huyện Yên Bình và Trấn Yên:
Xác định được 30 loài sâu hại Keo tai tượng ở trên 3 năm tuổi và dưới 3 năm tuối tại huyện Yên
Bình, Trấn Yên, thuộc 17 họ và 5 bộ. Xác định được 23 loài sâu hại keo lai ở trên 3 năm tuổi và
dưới 3 năm tuối tại huyện Yên Bình, Trấn Yên, thuộc 16 họ và 5 bộ. Xác định được loài Mọt hại
thân là sâu hại chính Keo tai tượng và keo lai có tên khoa học là Euwallacea fornicatus.
- Về đặc điểm sinh học và sinh thái của Mọt hại thân Keo tai tượng và keo lai
+ Mọt trưởng thành cái chiều dài trung bình 2,22mm, mới vũ hóa màu nâu sau chuyển

sang màu đen, trưởng thành đực chiều dài trung bình 1,92mm, cơ thể màu nâu. Trứng có hình
oval, dài trung bình 0,26mm, màu trắng kem. Sâu non có 3 tuổi. Nhộng kích thước dài trung
bình 2,06mm, mới hóa nhộng có màu trắng sau chuyển màu nâu đến vàng nhạt
+ Vòng đời: vòng đời trải qua 4 pha: Trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng, ở điều kiện
nhiệt độ trung bình 260C, độ ẩm 80%, thời gian hoàn thành vòng đời trung bình là 44,2 ngày.
+ Mọt trưởng thành cái hại thân Keo tai tượng và keo lai bay ra ngoài đào hầm lên cây
khác và cấy nấm Fusarium euwallaceae trong đường hầm thông qua miệng và râu đầu của Mọt
trưởng thành và lan rộng ra toàn bộ cây
14


+ Mọt trưởng thành xuất hiện 7 lứa gối nhau, lứa I từ đầu tháng 9 đến giữa tháng 10, lứa
II đầu tháng 11 đến cuối tháng 12 năm 2017, lứa III từ đầu tháng 2 đến giữa tháng 3 năm 2018,
lứa IV từ đầu tháng 4 đến đầu tháng 5, lứa V từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6, lứa VI từ đầu
tháng 7 đến đầu tháng 8 và lứa VII từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 9.
Phát hiện nấm Bạch cương (Beauveria bassiana) ký sinh trên Mọt đục thân Keo tai tượng
và keo lai tại huyện Yên Bình và huyện Trấn Yên.
- Về phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tượng và keo lai
+ Phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tượng và keo lai bằng bẫy phễu và bẫy panel có mồi
cồn hiệu quả cao so với bẫy dính có mồi cồn.
+ Phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tượng và keo lai bằng biện pháp lâm sinh nên trồng
rừng ở mật độ 1,300 cây/ha và 1,600 cây/ha, kết hơp với chặt tỉa những cây còi cọc và bị Mọt hại
thân ở cấp 4, cấp 3 và cấp 2.
+ Phòng trừ Mọt hại thân Keo tai tượng và keo lai ở ngoài hiện trường bằng chế phẩm
Delfin 32WG Bacillus thuringiensis và Muskardin có nấm Beauveria bassiana đạt hiệu quả khá
cao, trong khi đó sử dụng thuốc hóa học không đạt hiệu quả vì 2 loại chế phẩm sinh học ở trên
có thể tồn tại ở ngoài hiện trường lâu hơn và tốt hơn so với thuốc hóa học.

15



8. Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng bưởi Đại Minh tại huyện
Yên Bình, tỉnh Yên Bái
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên
* Thời gian thực hiện: 2016 - 2018
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS Trần Trung Kiên
* Mục tiêu nhiệm vụ:
Đánh giá thực trạng thành phần dinh dưỡng đất trồng bưởi, chất lượng và tỷ lệ khô quả
của bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình; Xác định ảnh hưởng của phân chuồng, phân hữu cơ vi
sinh, phân đa lượng, phân vi sinh đến chất lượng quả bưởi Đại Minh giai đoạn từ 8 – 10 tuổi;
Xác định ảnh hưởng của phân vi sinh, chế phẩm vi sinh vật đến chất lượng quả bưởi Đại Minh
giai đoạn từ 13 – 15 tuổi; Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón cho bưởi Đại
Minh; Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho 60 lượt người dân.
* Nội dung thực hiện
- Nội dung 1: Chọn hộ tham gia đề tài và phân tích dinh dưỡng đất trồng bưởi, phân tích
dinh dưỡng trong lá bưởi
- Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng bưởi Đại
Minh cho nhóm cây giai đoạn từ 8 - 10 tuổi
+ Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất, chất lượng bưởi
Đại Minh cho nhóm cây giai đoạn 8 - 10 tuổi (Thời gian: Tháng 11/2016 – Tháng 12/2018)
+ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh Quả cầu xanh đến năng
suất, chất lượng bưởi Đại Minh cho nhóm cây giai đoạn từ 8 - 10 tuổi(Thời gian: Tháng 11/2016
– Tháng 12/2018)
+ Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân đa lượng đến năng suất, chất lượng bưởi
đại minh cho nhóm cây 8- 10 tuổi Thời gian: Tháng 11/2016 – Tháng 12/2018)
+ Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi sinh SPS clean đến năng suất, chất
lượng bưởi Đại Minh cho nhóm cây giai đoạn từ 8 - 10 tuổi(tháng 11/2016-tháng 12-2016)
- Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng bưởi Đại
Minh cho nhóm cây giai đoạn 13-15 tuổi
+ Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi sinh SPS clean đến năng suất, chất

lượng bưởi Đại Minh cho nhóm cây giai đoạn từ 13 - 15 tuổi tháng 11/2016-tháng 12-2016)
+ Thí nghiệm 6 Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm VSV hữu hiệu Emina đến năng suất,
chất lượng bưởi Đại Minh cho nhóm cây 13-15 tuổi tháng 11/2016-tháng 12-2016)
* Kết quả nhiệm vụ:
1. Kết quả điều tra, đánh giá chọn hộ tham gia thực hiện đề tài, phân tích dinh dưỡng
đất trồng bưởi, phân tích dinh dưỡng trong lá bưởi trước và sau thí nghiệm
- Đã chọn được 10 hộ tham gia thực hiện đề tài.
- Các yếu tố dinh dưỡng trong đất trồng bưởi ở xã Đại Minh trước thí nghiệm đều thấp
hơn so với ngưỡng thích hợp của cây bưởi. Sau 03 năm thí nghiệm, các yếu tố dinh dưỡng trong
đất trồng bưởi đã tăng lên đạt từ trung bình đến cao, thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của
cây bưởi.
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá bưởi Đại Minh trước thí nghiệm đều ở mức
thiếu và thấp. Sau 03 năm thí nghiệm, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá bưởi Đại Minh đã
tăng lên đạt mức tối thích.
2. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng bưởi Đại Minh 9 tuổi tại
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
16


- Ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất và chất lượng bưởi Đại Minh 9 tuổi: Công
thức bón 50 kg/cây/năm phân chuồng cho năng suất cao nhất, hàm lượng vitamin C, hàm
lượng nước trong quả cao, không bị khô tép và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất.
- Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh Quả cầu xanh đến năng suất và chất lượng bưởi
Đại Minh 9 tuổi: Công thức bón 30 kg/cây/năm phân hữu cơ vi sinh Quả cầu xanh cho năng suất
tốt, chất lượng cao và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Ảnh hưởng của phân đa lượng đến năng suất và chất lượng bưởi Đại Minh 9 tuổi: Công
thức phân bón (650g N + 830g P 2O5 + 410g K2O/ha/năm) cho năng suất, chất lượng cao, đặc biệt
hàm lượng Vitamin C trong quả đạt cao nhất (135 mg%) và hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Ảnh hưởng của phân vi sinh SPS Clean đến năng suất và chất lượng bưởi Đại Minh 9
tuổi: Công thức phân vi sinh SPS Clean với tỷ lệ 1/800 trên cây bưởi Đại Minh 9 tuổi cho năng

suất cao nhất, tỷ lệ phân ăn được, hàm lượng vitamin C đạt cao và có hiệu quả kinh tế cao nhất.
3. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng bưởi Đại Minh 14 tuổi tại
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
- Ảnh hưởng của phân vi sinh SPS Clean đến năng suất và chất lượng bưởi Đại Minh 14
tuổi: Công thức sử dụng phân vi sinh SPS Clean với tỷ lệ 1/800 trên cây bưởi Đại Minh 14 tuổi
cho năng suất cao, khối lượng thịt quả cao nhất (611,3 g/quả) và tỷ lệ ăn được đạt 65,7%; độ
Brix và hàm lượng vitamin C đạt cao nhất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Ảnh hưởng của chế phẩm VSV hữu hiệu EMINA đến năng suất và chất lượng bưởi Đại
Minh 14 tuổi: Công thức sử dụng chế phẩm VSV hữu hiệu EMINA với nồng độ 0,75% cho năng
suất cao nhất (88,5 kg/cây), hàm lượng vitamin C cao nhất (122,5 – 131,6 mg%) và hiệu quả
kinh tế cao nhất.
4. Đã tổ chức được 02 lớp tập huần kỹ thuật bón phân cho bưởi Đại Minh với 60 lượt hộ
dân tham gia. Kết quả các hộ dân đã nắm được kỹ thuật và thực hiện nghiêm túc quy trình vào
chăm sóc cho cây bưởi thuộc thí nghiệm của các hộ trực tiếp tham gia đề tài, cũng như cây bưởi
cho các hộ tham gia lớp học và có khả năng mở rộng áp dụng cho các hộ trồng bưởi tại xã
6. Thông qua kết quả các nội dung thí nghiệm đã xây dựng hoàn chỉnh h ướng dẫn kỹ
thuật sử dụng phân bón cho bưởi Đại Minh phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sản xuất của
người dân trồng bưởi.

17


9. Đề tài: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tích tụ đất trồng cây lâu năm, cây lâm nghiệp theo
hướng tập trung qui mô lớn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh trên địa
bàn huyện Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình, tỉnh Yên Bái
* Cơ quan chủ trì thực hiện: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
* Thời gian thực hiện: 2017 - 2018
* Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Tuấn Sơn
* Mục tiêu:
- Mục tiêu chung: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng

đến quá trình mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi và tích tụ đất trồng cây lâu năm và cây lâm
nghiệp trên địa bàn các huyện Văn Yên, Trấn Yên và Yên Bình tỉnh Yên Bái những năm qua, đề
xuất các giải pháp đẩy mạnh quá trình tích tụ đất trồng cây lâu năm, cây lâm nghiệp góp phần
phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh theo hướng tập trung qui mô lớn thực hiện tái cơ
cấu ngành nông nghiệp của tỉnh thời gian tới.
- Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá thực trạng tích tụ đất trồng cây lâu năm và cây lâm nghiệp trên địa bàn các
huyện Văn Yên, Trấn Yên và Yên Bình tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2017;
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi và
tích tụ đất trồng cây lâu năm, cây lâm nghiệp trên địa bàn các huyện Văn Yên, Trấn Yên và Yên
Bình tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2017;
+ Đề xuất giải pháp đẩy mạnh quá trình tích tụ đất trồng cây lâu năm, cây lâm nghiệp góp
phần phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh theo hướng tập trung qui mô lớn thực hiện tái
cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020 và giai đoạn đến năm 2025.
* Nội dung:
* Nội dung 1: Phân tích các vấn đề lý luận, thực tiễn và các chủ trương chính sách của
tỉnh Yên Bái và các huyện Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình thúc đẩy tích tụ đất trồng cây lâu năm,
cây lâm nghiệp nhằm phát triển sản xuất tập trung qui mô lớn gắn với thực hiện tái cơ cấu
ngành nông nghiệp
- Tổng hợp và phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về xu hướng tích tụ đất đai phát
triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung qui mô lớn.
- Tổng hợp và phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Kinh nghiệm của các địa phương trong nước về tích tụ đất đai và tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Nghiên cứu các chủ trương chính sách của tỉnh Yên Bái và huyện Văn Yên, Trấn Yên,
Yên Bình về đẩy mạnh tích tụ đất đai phát triển trồng các loại cây lâu năm, cây lâm nghiệp theo
hướng tập trung qui mô lớn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất quế, chè, cây ăn quả có múi, măng tre Bát độ và
cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái và tại 3 huyện Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình giai đoạn

2011 – 2017.
* Nội dung 2: Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng tích tụ và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến việc tích tụ đất trồng các loại cây quế, chè, măng tre Bát độ, cây ăn quả có múi và
cây lâm nghiệp trên địa bàn các huyện Văn Yên, Trấn Yên và Yên Bình giai đoạn 2011 - 2017
- Đối tượng 1: Chủ hộ sản xuất cây quế, chè, măng tre bát độ, cây ăn quả có múi và cây
lâm nghiệp đã hoặc có nhu cầu mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi đất đai.
- Đối tượng 2: Cán bộ xã (chính quyền, địa chính, nông dân, khuyến nông,...) và thôn ở xã
khảo sát của 3 huyện Văn Yên, Trấn Yên và Yên Bình.
18


* Nội dung 3: Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tích tụ đất cho
từng loại cây ở huyện Văn Yên, Trấn Yên và Yên Bình
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng đất trồng của
từng loại cây trồng (quế, chè, măng tre Bát độ, cây ăn quả có múi, cây lâm nghiệp) trên địa bàn
của 3 huyện Văn Yên, Trấn Yên và Yên Bình.
- Phân tích thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua bán, chuyển đổi,
chuyển nhượng đất trồng của từng loại cây trồng (quế, chè, măng tre Bát độ, cây ăn quả có múi,
cây lâm nghiệp) trên địa bàn của 3 huyện Văn Yên, Trấn Yên và Yên Bình.
* Nội dung 4: Đề xuất giải pháp đẩy mạnh quá trình tích tụ đất trồng quế, chè, măng tre
Bát độ, cây ăn quả có múi và cây lâm nghiệp theo hướng tập trung qui mô lớn thực hiện tái cơ
cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020 và giai đoạn đến năm 2025
- Giải pháp về kỹ thuật
- Giải pháp về thị trường
- Giải pháp thể chế, chính sách
* Kết quả nhiệm vụ:
- Đã triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung của đề tài, đảm bảo đúng tiến độ và đạt yêu
cầu đề ra, cụ thể như sau:
+ Đã hoàn thiện báo cáo phân tích các vấn đề lý luận, thực tiễn và các chủ trương chính sách
của tỉnh Yên Bái và các huyện Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình thúc đẩy tích tụ đất trồng cây lâu năm,

cây lâm nghiệp nhằm phát triển sản xuất tập trung qui mô lớn gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành
nông nghiệp.
+ Đã tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng tích tụ và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến việc tích tụ đất trồng các loại cây quế, chè, măng tre Bát độ, cây ăn quả có múi và cây
lâm nghiệp trên địa bàn các huyện Văn Yên, Trấn Yên và Yên Bình giai đoạn 2011 - 2017, của
870 hộ nông dân và 156 cán bộ xã tại 26 xã đã lựa chọn.
+ Đã nghiên cứu, phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh
hưởng đến việc mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng đất trồng của từng loại cây trồng (quế, chè,
măng tre Bát độ, cây ăn quả có múi, cây lâm nghiệp) trên địa bàn của 3 huyện Văn Yên, Trấn
Yên và Yên Bình.
+ Đã đề xuất được một số giải pháp đẩy mạnh quá trình tích tụ đất trồng quế, chè, măng
tre Bát độ, cây ăn quả có múi và cây lâm nghiệp theo hướng tập trung qui mô lớn thực hiện tái cơ
cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020 và giai đoạn đến năm 2025.
- Đã xây dựng hoàn chỉnh Báo cáo khoa học đánh giá kết quả thực hiện đề tài khách quan
khoa học và thực tiễn, số liệu đảm bảo tính trung thực. Báo cáo đã phân tích đánh giá các vấn đề
lý luận, thực tiễn và các chủ trương chính sách của tỉnh Yên Bái và các huyện Văn Yên, Trấn Yên,
Yên Bình thúc đẩy tích tụ đất trồng cây lâu năm, cây lâm nghiệp nhằm phát triển sản xuất tập trung
qui mô lớn gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi và tích tụ đất trồng cây lâu năm, cây lâm nghiệp trên
địa bàn các huyện Văn Yên, Trấn Yên và Yên Bình tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2017, trên cơ
sở đó đã đề xuất được một số giải pháp đẩy mạnh quá trình tích tụ đất trồng quế, chè, măng tre
Bát độ, cây ăn quả có múi và cây lâm nghiệp theo hướng tập trung qui mô lớn thực hiện tái cơ
cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020 và giai đoạn đến năm 2025.

19


10. Đề tài: Nghiên cứu tiềm năng và đề xuất giải pháp tái cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái theo hướng bền vững giai đoạn 2017 - 2025 và định
hướng đến 2030

* Đơn vị chủ trì thực hiện: Trung tâm Môi trường Tài nguyên Miền núi - Trường Đại
học Nông lâm.
* Thời gian thực hiện: 2017 - 2018
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS, TS Nguyễn Ngọc Nông
* Mục tiêu nhiệm vụ
- Đánh giá thực trạng của việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Văn Chấn, tỉnh
Yên Bái giai đoạn 2012 - 2016;
- Đánh giá hiệu quả và tiềm năng của việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Văn
Chấn, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 - 2016;
- Điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất;
- Phân hạng thích nghi đất đai và đánh giá mức độ thích nghi đất đai cho nhóm cây trồng
theo tiểu vùng sinh thái trong sản xuất nông nghiệp huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái;
- Đề xuất giải pháp tái cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững
theo quan điểm sinh thái giai đoạn 2017 – 2025 và định hướng đến 2030
* Nội dung thực hiện
- Nội dung 1: Điều tra, đánh giá thực trạng việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện
Văn Chấn giai đoạn 2012 – 2016.
- Nội dung 2: Điều tra tình hình sử dụng đất và tiềm năng đất đai
- Nội dung 3: Điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất
- Nội dung 4: Phân hạng thích nghi đất đai
- Nội dung 5: Đánh giá mức độ thích nghi đất đai cho nhóm cây trồng theo tiểu vùng sinh
thái.
- Nội dung 6: Đề xuất xây dựng một số giải pháp tái cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo
hướng bền vững giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2030
- Nội dung 7: Tổ chức hội thảo
* Kết quả nhiệm vụ:
1. Theo kết quả thống kê đất đai năm 2017, huyện có tổng diện tích tự nhiên là 120.737,2
ha trong đó chủ yếu là nhóm đất nông nghiệp với 112.574,9 ha chiếm 93,2% tổng diện tích tự
nhiên. Giai đoạn từ 2010 – 2016 cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự dịch chuyển sang công
nghiệp và xây dựng nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính với một số nông

sản hàng hoá có khả năng cạnh tranh trên thị trường phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
như chè, gạo Séng cù, Chiêm hương …Từ kết quả điều tra, đề tài đã tiến hành xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2017 huyện Văn Chấn tỷ lệ 1/50.000.
2. Kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất cho thấy: toàn huyện có 32.653,6 ha đất
sản xuất nông nghiệp với 11 loại sử dụng đất (LUT), trong đó LUT cây ăn quả, LUT chuyên rau
màu cho hiệu quả kinh tế cao nhất lần lượt là 97,74 triệu và 97,97 triệu nhưng mức chi phí và
đầu tư cũng rất lớn, LUT chuyên lúa cho hiệu quả kinh tế thấp nhưng lại là LUT quan trọng
trong phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện. Các chỉ tiêu về
hiệu quả xã hội cho thấy các LUT đã giải quyết được công ăn việc làm, phù hợp với trình độ
thâm canh của các hộ gia đình, cá nhân.
3. Kết quả phúc tra xây dựng bản đồ đất qua điều tra 72 phẫu diện (8 phẫu diện chính 32
phẫu diện phụ và 32 phẫu diện thăm dò) với 16 mẫu nông hóa cho thấy: trên địa bàn huyện có 7
20


loại đất chính, trong đó nhiều nhất là nhóm đất xám, chiếm 15,05% diện tích đánh giá; tiếp đó là
nhóm đất dốc tụ, nhóm đất phù sa và nhỏ nhất là nhóm đất glay chỉ chiếm 0,07% diện tích đất
điều tra. Toàn bộ kết quả phân tích các nhóm chỉ tiêu kết hợp với bản đồ đất của tỉnh Yên bái, đề
tài đã xây dựng bản đồ đất huyện Văn Chấn tỷ lệ 1/50.000.
4. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ phân hạng đánh giá tiềm năng đất với
sự tham gia của 10 chỉ tiêu đã được lựa chọn bao gồm nhóm yếu tố khí hậu, nhóm yếu tố đất và
nhóm yếu tố nước, đã tạo lập được 10 bản đồ đơn tính tương ứng. Kết quả chồng xếp đã xây dựng
được bản đồ đơn vị đai tỉ lệ 1/50.000 huyện Văn Chấn với 66 đơn vị đất đai (LMUs), diện tích các
đơn vị đất biến động từ 1,75 ha đến 5.111,38 ha. Kết quả đánh giá tiềm năng đất sản xuất nông
nghiệp của huyện Văn Chấn dựa trên phân hạng mức độ thích hợp hợp của đất đai với LUTs cho
thấy, diện tích đất chuyên trồng lúa có 6.041,84 ha rất thích hợp, 13.999,06 ha thích hợp; đất
chuyên màu với 13.999,07 ha rất thích hợp, 6.041,84 ha thích hợp, cây ăn quả với 13.999,13 ha rất
thích hợp; cây công nghiệp lâu năm (chè) với 44.752,45 ha; cây dược liệu 46.631,08 ha. So với
hiện trạng sử dụng đất thì tiềm năng đất sản xuất cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và trồng cây
dược liệu còn rất lớn. Kết quả thể hiện trên bản đồ phân hạng thích nghi đất đai cho từng loại cây

trồng trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000.
5. Trên cơ sở phân tích đánh giá lợi thế và những hạn chế về các nguồn lực phát triển,
đồng thời khắc phục những tồn tại của các quy hoạch trước đây, kết hợp với công tác dự báo về
thị trường, khoa học kỹ thuật ... để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh quy mô
sản xuất cây trồng, vật nuôi chính trong thời kỳ 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030 đề tài đã
đề xuất các nhóm giải pháp phục vụ tái cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện bao
gồm: Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch;Giải pháp đầu tư áp dụng khoa học công nghệ
vào sản xuất; Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực; Giải pháp về chính sách; Giải pháp tổ chức sản
xuất; Giải pháp kêu gọi đầu tư tư nhân và Giải pháp về kỹ thuật.

21


11. Đề tài: Nghiên cứu trồng thử nghiệm giống cam sành không hạt LĐ06 tại huyện Lục
Yên, tỉnh Yên Bái
* Cơ quan chủ trì thực hiện: Trung tâm nghiên cứu cây trồng ôn đới miền núi phía Bắc
Việt Nam - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
* Thời gian thực hiện: 2015 - 2018
* Chủ nhiệm đề tài: Đào Thanh Vân
* Mục tiêu:
- Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và áp dụng 1 số biện
pháp kỹ thuật đối với giống cam sành không hạt LĐ06 tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sản xuất cam tại huyện Lục
Yên, tỉnh Yên Bái.
+ Xác định khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của giống cam sành
không hạt LĐ06 tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
+ Xác định một số biện pháp kỹ thuật: Sử dụng phân bón qua lá, chất điều hòa sinh
trưởng, bọc quả đối với giống cam sành không hạt LĐ06 tại huyện Lục Yên.
* Nội dung:

- Nội dung 1: Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất cam
quýt và chọn điểm thực hiện đề tài tại huyện Lục Yên.
Điều tra, khảo sát tình hình sản xuất cam tại xã Khánh Hòa là xã trồng cam tập trung của
huyện Lục Yên. Chọn 3 thoong đại diện, điều tra 10hộ/thôn. Tổng số mẫu điều tra 30 mẫu
- Nội dung 2: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng giống
cam ssành không hạt LĐ06 tại huyện Lục Yên.
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất chất lượng của
giống cam sành không hạt LĐ06 tại huyện Lục Yên.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, mỗi công thức 5 cây, mỗi cây là một lần nhắc lại, số cây
trong theo dõi thí nghiệm 15 cây (Không kể số cây ở khu vực bảo vệ). Thí nghiệm được bố trí tại
hộ nông dân được lựa chọn từ nôi dung 1. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp bố trí thí
nghiệm cây ăn quả.
- Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống cam sành không hạt LĐ06
tại huyện Lục Yên.
+ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hoa sinh trưởng đối
với giống cam sành không hạt LĐ06 tại huyện Lục Yên.
Thí nghiệm gồm 9 công thức, mỗi công thức 5 cây, mỗi cây là một lần nhắc lại, số cây
trong theo dõi thí nghiệm 45 cây (Không kể số cây ở khu vực bảo vệ). Thí nghiệm được bố trí
theo phương pháp bố trí thí nghiệm cây ăn quả.
+ Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của bọc quả đối với giống cam sành không hạt
LĐ06 tại huyện Lục Yên.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, mỗi công thức 5 cây, mỗi cây là một lần nhắc lại, số cây
trong theo dõi thí nghiệm 15 cây (Không kể số cây ở dải bảo vệ). Thí nghiệm được bố trí theo
phương pháp bố trí thí nghiệm cây ăn quả;
Các chỉ tiêu nghiên cứu thí nghiệm 1,2,3 được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu
cây ăn quả bao gồm: tỷ lệ sống, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng, tỷ lệ đậu quả, năng
suất và yếu tố cấu thành năng suất, tình hình sâu bệnh hại, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
* Kết quả nhiệm vụ:
22



Kết quả nghiên cứu trồng đã đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và áp dụng 1
số biện pháp kỹ thuật đối với giống cam sành không hạt LĐ06 tại huyện Lục Yên, cụ thể như
sau:
- Về đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sản xuất cam tại huyện Lục
Yên cho thấy tổng diện tích cây ăn quả của toàn huyện có 1.469,1 ha, trong đó: diện tích cam
cho thu hoạch là 224,0 ha, chủ yếu là giống cam Sành Lục Yên, nhiều hạt. Cây cam Sành Lục
Yên được trồng tại nông hộ với qui mô diện tích chủ yếu là 0,5 ha/hộ với tuổi cây 8 - 10 năm
(chiếm 96,6%). Các hộ gia đình trồng cam chưa đầu tư thâm canh cao nên còn có hiện tượng
năm được mùa (năng suất đạt 20,3 tấn/ha) và năm mất mùa (năng suất đạt 7,2 tấn/ha). Các biện
pháp kỹ thuật: bón phân, cắt tỉa, sử dụng phân bón qua lá, phòng trừ sâu bệnh hại... chưa được áp
dụng nhiều trên cây cam Sành Lục Yên. Người dân mong muốn được trồng giống cam mới, ít
hạt để nâng cao giá trị gia tăng, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Đã lựa chọn được hai hộ dân có
đủ điều kiện tham gia thực hiện đề tài là hộ nhà ông: Nguyễn Thanh Sơn và hộ nhà ông Nguyễn
Quốc Khánh với diện tích 1,0 ha để trồng thử nghiệm giống cam Sành không hạt LĐ06.
- Về trồng thử nghiệm giống cam Sành không hạt LĐ06 cho thấy: trên gốc chanh Volca,
cam Sành không hạt LĐ06 có khả năng sinh trưởng tốt, chiều cao cây đạt 285,4 cm, đường kính
tán đạt 180,7 cm, đường kính gốc đạt 5,90 cm, cao hơn khi ghép trên gốc ghép cam Mật và đối
chứng cam Lục Yên. Năng suất cây của giống cam Sành không hạt LĐ06 ghép trên gốc ghép
chanh Volca đạt 3,5 kg/cây vào năm thứ 3 sau trồng, số hạt trong quả ít (2,12 hạt/quả), có chất
lượng tương đương về độ ngọt và hàm lượng các chất so với giống cam Sành Lục Yên.
- Về nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hoa sinh trưởng đối với giống
cam sành không hạt LĐ06 sau trồng 2 năm: Khi phun sử dụng PBL lá Thiên Nông + Gibberelin
50ppm cho kết quả chiều cao cây đạt 250,0 cm, đường kính tán là 161,4 cm, đường kính gốc đạt
4,22 cm, tỷ lệ đậu quả cao (0,33%), số hạt/quả thấp (1,8 hạt/quả), năng suất đạt 1.31 kg/cây. Sử
dụng túi bọc quả Bình Dương không ảnh hưởng tới khối lượng quả, khối lượng thịt quả, số
hạt/quả và độ chua của quả. Sử dụng túi bọc quả cho vỏ quả mỏng, ít sần và hạn chế tác hại của
các loại sâu bệnh hại quả, cho năng suất đạt 1,07 kg/quả.
- Về sử dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp đối với giống cam Sành không hạt LĐ06: phun
PBL Thiên Nông + GA3 50 ppm và bọc quả bằng túi bọc quả Bình Dương cho năng suất cao (3,85

kg/cây), quả có chất lượng tốt, mẫu mã quả đẹp, không bị sâu bệnh phá hại.
- Về sản phẩm của đề tài đã xây dựng được 03 báo cáo chuyên đề:
+ Báo cáo "Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình sản xuất cam quýt và
khảo sát chọn hộ thực hiện các nghiên cứu đối với giống cam sành không hạt LĐ06".
+ Báo cáo "Đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng giống cam sành
không hạt LĐ06".
+ Báo cáo "Kỹ thuật sử dụng phân bón lá, chất điều hoa sinh trưởng và bọc quả đối với
giống cam sành không hạt LĐ06".
- 01 bài báo "Ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng
giống cam sành không hạt LĐ6 tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”, đăng trên Tạp chí Khoa học
và Công nghệ Đại học Thái Nguyên số 184(08) - 2018.
- Đã đào tạo được 01 thạc sỹ và 02 kỹ sư Khoa học cây trồng; Đã hướng dẫn kỹ thuật cho
10 cán bộ kỹ thuật và nông dân tại địa phương triển khai đề tài.
- Đã xây dựng hoàn chỉnh Báo cáo khoa học đánh giá kết quả thực hiện đề tài khách quan
khoa học và thực tiễn, số liệu đảm bảo tính trung thực.

23


12. Dự án: Ứng dụng công nghệ Internet of Things (IoT) xây dựng hệ thống quản lý quy
trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm cam Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
* Đơn vị chủ trì thực hiện: Văn phòng Cấp ủy và Chính quyền huyện Văn Chấn.
* Chủ nhiệm nhiệm vụ: Kỹ sư Nông Ích Chấn - Phó chủ tịch UBND huyện Văn Chấn.
* Thời gian thực hiện: năm 2017 - 2018
* Mục tiêu nhiệm vụ:
- Mục tiêu chung: Ứng dụng công nghệ số hoá, các thiết bị Internet vạn vật (IoT) trong
việc lưu giữ đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về bảo vệ thực vật, phân bón, bán sản phẩm cam
Văn Chấn. Tạo dữ liệu truy xuất nguồn gốc tin cậy, đầy đủ cho các diện tích cam của huyện Văn
Chấn, đề từ đó nâng cao giá trị sản phẩm cam Văn Chấn hướng tới mục tiêu được tiêu thụ trong
các hệ thống siêu thị lớn, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch tại Việt Nam.

- Mục tiêu cụ thể
+ Xây dựng hệ thống quản lý quá trình sản xuất để làm cơ sở thực hiện truy xuất nguồn
gốc sản phẩm cam Văn Chấn, bao gồm 5 hộ dân, mỗi hộ 1 ha.
+ Xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm cam Văn Chấn đạt các thông số kỹ
thuật sau: Hệ điều hành Máy chủ: Windows Server 2012 trở lên; Web server: IIS tích hợp sẵn
trên Hệ điều hành; Công cụ phát triển: Hệ thống sẽ được phát triển trên nền công nghệ của Công
nghệ Microsoft.NET và ngôn ngữ lập trình C#; Cơ sở dữ liệu: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu được lựa
chọn để sử dụng cho hệ thống là Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2014.
* Nội dung thực hiện:
+ Thu thập thông tin và nghiên cứu tài liệu
+ Xây dựng hệ thống quản lý quá trình sản xuất để phục vụ truy xuất nguồn gốc sản
phẩm cam Văn Chấn
+ Xây dựng phần mềm quản lý canh tác và truy xuất nguồn gốc
+ Chuyển giao công nghệ hệ thống
+ Tổng hợp, xử lý số liệu, viết báo cáo tổng kết quả thực hiện đề tài
* Kết quả nhiệm vụ:
Sau 2 năm thực hiện, đã Xây dựng được hệ thống sổ ghi chép điện tử ứng dụng trên máy
tính, điện thoại di động thông minh, dễ hiểu, dễ sử dụng, dễ quản lý... để người dân có thể sử
dụng phần mềm ghi chép, từ đó hướng đến thay thế cho sổ sách thông thường vào sản xuất cam
theo tiêu chuẩn ViêtGap tại huyện Văn Chấn.
In được tem truy xuất nguồn gốc. Trong đó có nhiều thông tin thể hiện được nguồn gốc
canh tác cam theo tiêu chuẩn VietGap trên cơ sở quản lý sản xuất và có tính xác thực cao, thuyết
phục được khách hàng khi truy nguyên vào tem truy xuất cam. Cụ thể, Hợp tác xã xản xuất Cam
đã ký hợp đồng với hệ thống Siêu thị BigC miền Bắc cung cấp trên 1.000 tấn cam cho hệ thống
siêu thị.
Việc ứng dụng công nghệ Internet of things (IoT) xây dựng hệ thống quản lý quy trình
sản xuất và truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm cam Văn Chấn đã tạo dữ liệu truy xuất nguồn
gốc tin cậy, đầy đủ cho các diện tích cam của huyện Văn Chấn, đề từ đó nâng cao giá trị sản
phẩm cam Văn Chấn hướng tới mục tiêu được tiêu thụ trong các hệ thống siêu thị lớn, chuỗi cửa
hàng thực phẩm sạch tại Việt Nam. Việc ứng dụng công nghệ Internet of things (IoT) xây dựng

hệ thống quản lý quy trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc có thể mở rộng cho các sản phẩm
nông nghiệp chủ lực khác của Tỉnh để đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng nền nông nghiệp của tỉnh phát triển theo
hướng hiện đại bắt kịp thời kì công nghiệp 4.0 của cả nước.

24


13. Đề tài: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Vược (Lates calcarifer) trong
lồng tại hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái.
* Cơ quan chủ trì thực hiện: Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản - Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
* Năm thực hiện: 2017 - 2018
* Mục tiêu:
- Xây dựng 01 mô hình nuôi thương phẩm cá vược (Lates calcarifer) trong lồng tại hồ
Thác Bà với quy mô 750m3 lồng nuôi ; đạt tỷ lệ nuôi sống trên 75%; sau thời gian nuôi 12
tháng đạt khối lượng từ 1,2 kg/con trở lên; năng suất đạt từ 12 kg cá thương phẩm/01 m3 lồng
nuôi trở lên;
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá vược (Lates calcarifer) trong lồng
phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh Yên Bái.
* Nội dung:
- Nội dung 1: Khảo sát đánh giá năng lực cơ sở lựa chọn làm địa điểm nuôi thương phẩm
cá vược (Lates calcarifer) trong lồng ở hồ chứa nước Thác Bà: Điều tra khảo sát thu thập thông
tin về điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, năng lực tài chính và nhân lực của Công ty cổ phần
nghiên cứu ứng dụng dịch vụ Khoa học và Công nghệ T&T để phục vụ cho việc xây dựng mô
hình nuôi cá Vược trong lồng.
- Nội dung 2: Nội dung 2: Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá vược (Lates
calcarifer) trong lồng tại hồ chứa Thác Bà, Yên Bái: Nuôi thương phẩm cá vược (Lates
calcarifer) trong lồng tại hồ chứa Thác Bà theo “Hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá vược
(Lates calcarifer) trong lồng nước ngọt ở hồ chứa” số 117B/CĐKTKTTS- KHCN ngày

15/5/2017 của trường Trường cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
- Nội dung 3: Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá vược (Lates calcarifer)
trong lồng nước ngọt phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh Yên Bái.
- Nội dung 4: Viết báo cáo khoa học tổng kết kết quả thực hiện dự án khoa học
* Kết quả nhiệm vụ:
- Đã xây dựng hoàn chỉnh Báo cáo khoa học đánh giá kết quả thực hiện dự án khách quan
khoa học và thực tiễn, số liệu đảm bảo tính trung thực.
- Đã tiến hành điều tra khảo sát đánh giá được thực trạng tình hình sản xuất thủy sản của
Công ty T&T và điều tra đánh giá được các chỉ số môi trường nước xung quanh khu vực thực
hiện dự án trên hồ Thác Bà.
- Đã chọn và tiến hành cải tạo được 03 lồng nuôi cá hình tròn có thể tích 250m 3/lồng
(đường kính 9m, độ sâu 4m), khung lồng được làm bằng ống nhựa (HDPE) chịu lực tốt; Các mặt
lồng bằng lưới cước không gút (03 lớp), có kích thước mắt lưới 2a = 2cm.
- Đã xây dựng được 01 mô hình nuôi thương phẩm cá vược trong lồng tại hồ Thác Bà:
Quy mô 3 lồng nuôi/mô hình; Mỗi lồng nuôi có tổng thể tích là 750 m 3. Sau nuôi 12 tháng nuôi
trọng lượng cá đạt trung bình từ 1,20 - 1,23 kg/con, tỷ lệ nuôi sống đạt từ 75,2 - 75,8%. Năng
suất cá đạt từ 11,1 kg/01 m3 lồng nuôi/vụ (đối với mật độ nuôi 12 con/m3 lồng nuôi) đến 14.6
kg/01 m3 lồng nuôi/vụ (đối với mật độ nuôi 16 con/m3 lồng nuôi).
- Đã xây dựng được 01 bản: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá vược (Lates
calcarifer) trong lồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh Yên Bái.

25


×